XÂY DỰNG THAØNH THỊ

Một phần của tài liệu bài giảng môn học lược khảo lịch sử đô thị (Trang 98 - 99)

CHƢƠNG 4: ĐƠ THỊ CHÂ UÁ VÀ VIỆT NAM

4.1.2 XÂY DỰNG THAØNH THỊ

Nói về xây dựng thành thị thời trung cổ Ấn Độ, chúng ta bị hạn chế trong một số thư tịch và một số ít di tích thành thị. Phần lớn thành thị trung cổ không còn nữa. Một trong những nguyên nhân là triều đại phong kiến lên thay thế triều đại trước trong ưa đóng ngay tại nơi cũ của triều đại trước, mà là xây mới. Không ít trường hợp xung quanh những nơi ở mới của triều đại mới đã phát triển cả một thành phố đáp ứng yêu cầu mới và phong cách mới.

Những kinh dạy nghề kiến trúc, thí dụ như kinh Ma-na-xa-ca đã chia các điểm dân cư theo chức năng như là cảng, trung tâm hành chính, thương mại hay điểm dân cư quân sự v.v… có nhiều quy định về xây dựng thành thị như thành thị bố trí ở ngã ba sông, hay ở trên bờ hồ thiên nhiên hoặc nhân tạo; hướng phố xá chính theo hướng mặt trời; có quy định chiều ngang mặt đường theo công dụng như đường đi bộ, đường cho các đoàn xe thồ v.v… Tính chất pháo đài của thành thị thường rõ nét.

Ở kinh Ma-na-xa-ra, quy hoạch thành thị để lộ điều kiện xã hội giai cấp (xem hình số 1) có quy định khắt khe theo giai cấp, theo đẳng cấp và nghề nghiệp, không chỉ trong quy hoạch đô thị mà cả trong cách tổ chức ở nói chung, nghĩa là cho cả nước. Cho những đẳng cấp trên, phải dành những khu đất tốt nhất, có vườn hoa, cây cảnh cách biệt. Ngoài rìa thành phố là nơi ở của đẳng cấp bị khinh miệt gọi là “không thèm chạm vào”. Có khi xây những lái buôn (đẳng cấp Vai-xi-a) hoặc những người thuộc đẳng cấp Xu-đờ-ra nghèo khổ. Sự phân chia đẳng cấp trong thành thị trung cổ đã xuất hiện những đẳng cấp mới.

Tùy theo địa vị xã hội, nhà ở dân cư có quy định về số tầng và chiều cao nhà, khuôn khổ nhà và cả vật liệu xây dựng. Thí dụ như đẳng cấp nghèo khổ Xu-đờ-ra không được làm nhà hơn một tầng cao và không được dùng gạch đá mà phải dùng tre, lau sậy và đất sét. Số tầng cao nhà ở phải phù hợp với địa vị xã hội của chủ nhà.

Đô thị thời trung cổ (trước thế kỷ XIII) không còn nữa. Di tích thành phố Tắc-xin (thế kỷ VI trước công nguyên – thế kỷ V sau công nguyên) là những thành xây đá dày gần 6 mét. Đến thế kỷ thứ V sau công nguyên, còn thấy ngự trị những nhà tu, đền tháp và nhà ở. Để chống với những vụ cướp phá từ bên ngoài và những vụ bạo động bên trong của nông dân vào thế kỷ IV – V, nhà tù bao quanh những công trình phòng vệ và giống như một thành quân sự từ sau năm 460, thành bị đánh phá và số phận của nó không được biết rõ.

Thành Pa-ta-li pu-tơ-ra là kinh đô các triều đại Mô-ri-a và Gúp-ta ở ngã ba sông Găng và sông Sôn, còn lại di tích pháo đài cung điện. Hào sâu và tường thành vững chắc chạy dài trên bờ sông Găng trên một khu đất 14x15 km. Đường phố rộng rãi, hai bên đường có nhà ở và các dinh thự, các nhà hội họp của người buôn và thợ thủ công, công trình thể thao và biểu diễn văn nghệ, cửa hàng và chợ lợp mái. Phần lớn các nhà làm bằng gỗ, một số làm bằng

gạch, nhưng không nhà nào xây bằng đá. Ở trung tâm thành phố, giữa cây cảnh và hồ nước nhân tạo, nổi lên lâu đài bằng gỗ của nhà vua.

Trong số các thành phố mới, thời này có thành phố Ma-ma-la-pu-ram (nay gọi là Ma- ha-ba-li-pu-ma) ở phía Nam trên bờ biển Ấn Độ, xây vào thế kỷ VII. Khó mà tưởng tượng được rằng ở vị trí một làng nhỏ hiện nay, giữa những bãi nước và trồi đá ngày xưa đã dựng lên những công trình bằng đá như đền thờ và một thành phố hải cảng đã là trung tâm truyền bá nền văn hóa Ấn Độ sang các nước Nam Á. Không còn giữ được ở đây thành quách với những cổng phòng vệ, những nơi canh gách như thấy trên những phù điêu ở Xăng-xi (thế kỷ I sau công nguyên); không còn vết tích đường phố; không còn những công trình mà thư tịch nói về thành Ma-ma-la-pu-ram còn ghi là chợ có mái, làm nơi nghỉ chân của khách có chuồng ngựa ở bên, và cả một khu nhà dành cho công nhân cảng, phu khuân vác và những người nghèo khổ không quyền hành gì ở đây phục vụ cho những kẻ thuộc đẳng cấp trên. Ngày nay để đánh dấu quy mô thành phố cũ, còn một khu điện thờ rực rỡ.

Một phần của tài liệu bài giảng môn học lược khảo lịch sử đô thị (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)