THỊ THỜI TẦN – HÁN (THẾ KỈ III TCN – THẾ KỈ III)

Một phần của tài liệu bài giảng môn học lược khảo lịch sử đô thị (Trang 107 - 108)

CHƢƠNG 4: ĐƠ THỊ CHÂ UÁ VÀ VIỆT NAM

4.2.8.3 THỊ THỜI TẦN – HÁN (THẾ KỈ III TCN – THẾ KỈ III)

Đế quốc thống nhất của Tần Thủy Hồng và sau đĩ của nhà Hán đã tiếp thu được những thành quả đổi mới của các triều đại phong kiến trước đĩ. Sau khi thống nhất sáu nước vào nước Tần năm 221 TCN, Tần Thủy Hồng đã thiên di 120.000 gia đình quyền quí và giàu cĩ nhất đế quốc vào kinh đơ Hàm Dương, Thiểm Tây (Xianyang, Shanxi). Mỗi khi chinh phục được một nước, ơng ta cho xây lại tại Hàm Dương những cung điện, dinh thự giống hệt những cái đã bị phá hủy tại nước vừa bị chiếm, trang trí chúng bằng những đồ quí giá thu được và cho vào ở đấy những phụ nử bị bắt khi kinh thành của họ bị mất. Tổng số những cung điện và dinh thự như thế ở Hàm Dương lên tới con số 145. Kinh đơ biến thành biểu tượng tập trung của tịan đế quốc, nơi giam giữ con tin bắt từ khắp Trung Quốc và chứa dựng các yếu tố ảnh hưởng đới với từng tỉnh của nĩ.

Nhà Hán, ngay từ khi nắm quyền năm 206 TCN, đã sử dụng lại các đơ thị của thời Chiến Quốc và cịn phỏng theo đĩ mà tạo ra mạng lưới hành chính của đế quốc.

Đơ thị đặc trưng của thời Hán được bao bọc bởi tường thành cĩ cửa ở bốn mặt. Bên trong thành được chia thành nhiều khu, lấy đường phố hoặc đại lộ làm ranh giới. Mỗi khu khoảng 100 nhà (gọi là “” như tên gọi một thơn) cũng được bao bởi một bức tường, chỉ cĩ một lối vào; mỗi nhà cũng lại cĩ tường bao chung quanh. Từ lối vào duy nhất của khu ở tỏa ra các lối nhỏ dẫn đến từng nhà. Dân chúng muốn ra khỏi thành phải qua ít nhất 3 cổng: cổng nhà, cổng khu ở, cổng thành. Tất cả các cổng này đều cĩ người gác và đĩng vào ban đêm. Hệ thống này giữ dân chúng bên trong một khu tường vậy và dễ dàng cho việc giám sát, bắt phu, bắt lính.

Đơ thị thời Hán giống như sự bố trí những ngơi làng cạnh nhau tạo nên một đơ thị nơng nghiệp. Cĩ vẻ nhưng khơng tồn tại ở thời kì này sự đối lập hay sự phân biệt rõ ràng giữa thành thị và nơng thơn.

Trong tất cả các đơ thị lớn cĩ một khu đặc biệt được dành cho các cửa tiệm buơn bán. Các thương nhân và thợ thủ cơng sống bên cạnh khu thương mại này, trong khi đĩ dân trồng cấy sống gần các cửa thành để tiện đi ra làm việc trên các cánh đồng. Các cơng sở hành chính nằm ở trung tâm thành.

Con số các đơ thị thời Tiền Hán (206 TCN – 9 SCN) vượt quá 37.000, giảm dần vào thời Hậu Hán (25 – 220) xuống cịn khoảng 17.000. Hiện tượng này được giải thích là do dân số tăng, tầm quan trọng của các khu ngoại ơ cũng tăng theo, các đơ thị lớn ra; đồng thời, chính sách tập quyền cũng dẫn tới sự tập trung dân cư. Mặt khác, sự di dân và khai khẩn đất mới cũng đưa tới tạo thành những đại điền trang dưới dạng các làng mạc. Hệ thống “lí” thời Tiền Hán dần dần tan rã.

Những sự tìm kiếm và đào bới vùng đất Trường An, kinh đơ cũ của nhà Tiền Hán, được bắt đầu năm 1956. Thành đại thể hình vuơng, nằm dọc bờ bắc sơng Vị, nay thuộc tây bắc thành phố Tây An, Thiểm Tây. Trường An chu vi khoảng 25 km, tường thành cao 18m, dày 16m, được xây từ năm 192 TCN đến năm 189 TCN. Mỗi cạnh tường thành cĩ 3 cổng, mỗi cổng cĩ 3 lối đi qua. Hồng cung và các dinh thự của giới quyền quý nằm ở trung tâm; cịn phần phía nam kinh đơ, chiếm đến 2/3 diện tích tịan thành, là các cơng sở

9 khu buơn bán quan trọng nằm ở phía đơng và phía tây đường trục chính nam – bắc của thành. Trường An cĩ 160 khu cĩ tường vây (lí), được ngăn cách bởi những đường phố trực giao theo hình bàn cờ. Kiểu bố cục bàn cờ được sử dụng phổ biến nhất trong qui hoạch các đơ thị về sau này.

Một phần của tài liệu bài giảng môn học lược khảo lịch sử đô thị (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)