c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV khen ngợi những hs đọc tốt - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: “Từ trong hốc đá….Có phá hết vòng vây đi * Hoạt động của học sinh - Hs tiếp nối nhau đọc 3
Trang 1CHỦ ĐIỂM: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
TUẦN 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Tô Hoài
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật
2/ Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu, xóa
bỏ áp bức, bất công
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Mở đầu: GV giới thiệu 5 chủ điểm của
SGK Tviệt 4 tập 1
B Bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2/ Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu
bài:
a/ Luyện đọc:
- Chia bài thành 4 đoạn :
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện)
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng
NT)
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời NT)
+ Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa
hiệp của DM)
Hướng dẫn hs luyện đọc và giải nghĩa một
số từ: ngắn chùn chùn, cô đơn
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài: GV chia nhóm và nêu yêu
cầu:
Nhóm 1: DM gặp NT trong hoàn cảnh nào?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị
NT rất yếu ớt?
Nhóm 3: NT bị bọn Nhện ức hiếp, đe dọa
như thế nào?
Nhóm 4: Những lời nói và cử chỉ nào nói
lên tấm lòng nghĩa hiệp của DM?
- GV đọc mẫu đoạn “Năm trước, gặp khi
trời làm đói kém….cậy khỏe ăn hiếp kẻ
* Hoạt động của học sinh
Trang 3MẸ ỐM Trần Đăng Khoa
A Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc
bài DM bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi
về nội dung bài học
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
bài:
a/ Luyện đọc:
- Hướng dẫn hs luyện đọc và giải nghĩa
thêm từ khó: Truyện Kiều
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài: GV nêu câu hỏi:
H1: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói
lên điều gì? “Lá trầu….sớm trưa”
H2: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng
đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua
những câu thơ nào?
H3: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc
lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ
- Yêu cầu hs nêu nội dung của bài thơ
- Bài sau: DM bênh vực kẻ yếu (tt)
* Hoạt động của học sinh
Trang 4A Kiểm tra bài cũ:
H1: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ ốm” và trả
lời câu hỏi về nội dung bài thơ
H2: Đọc truyện “DM bênh vực kẻ yếu”
(phần 1) và nêu ý nghĩa truyện
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó có
trong bài: chóp bu, nặc nô
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài: Yêu cầu hs thảo luận nhóm
theo 4 câu hỏi:
Nhóm 1: Trận địa mai phục của bọn nhện
Nhóm 4: Em thấy có thể tặng cho DM danh
hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ
sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh
hùng?
- GV kết luận chung
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV khen ngợi những hs đọc tốt
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: “Từ
trong hốc đá….Có phá hết vòng vây đi
* Hoạt động của học sinh
- Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Một vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp
Trang 5- GV nhận xét, khen ngợi, sữa chữa uốn nắn
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Bài sau: Truyện cổ nước mình.
Trang 6TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH Theo Lâm Thị Mỹ Dạ
3/ HTL bài thơ
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong bài đọc Sgk
- Sưu tầm thêm các tranh minh họa về các truyện cổ như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế…
- Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- 3 hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của truyện
“DM bênh vực kẻ yếu” Sau đó GV đặt câu
hỏi: Sau khi học xong toàn bài “DM bênh
vực kẻ yếu”, em nhớ nhất những hình ảnh
nào về DM? Vì sao?
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến phật, tiên độ trì
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến rặng dừa nghiêng
soi.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến ông cha của mình.
+ Đoạn 4: Tiếp theo đến chẳng ra việc gì
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
- GV kết hợp nhắc nhở, sữa sai
- GV giúp hs hiểu các từ ngữ được chú thích
ở cuối bài và giải nghĩa thêm các từ: Vàng
cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt
- GV đọc diễn cảm cả bài thơ
b/ Tìm hiểu bài:
-GV tổ chức cho hs đọc, trao đổi, thảo luận
theo các câu hỏi sau:
H1: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
H2: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những
truyện cổ nào?
H3: Tìm thêm những truyện cổ khác thể
hiện sự nhân hậu của người VN ta?
H4: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế
Trang 7- GV kết luận chung.
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV khen ngợi những hs đọc thể hiện đúng
nội dung bài, giọng đọc tự hào, trầm lắng,
biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi
tả
- GV chọn hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm
đoạn thơ: “Tôi yêu truyện cổ nước tôi…Con
sông chảy có rặng dừa nghiêng soi”
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- Bài sau: Thư thăm bạn.
- Ba hs tiếp nối nhau đọc lại bài thơ
- HS luyện đọc theo cặp
- Một vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp
- HS trả lời
Trang 8- Tranh minh họa bài đọc.
- Các bức ảnh về cứu đồng bào trong cơn lũ lụt
- Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ
nước mình” và trả lời câu hỏi: Em hiểu ý hai
dòng thơ cuối bài thế nào?
B Bài mới:
1/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chia buồn với bạn.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến những người bạn
giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm đoạn mở đầu
Trang 9H: Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm
của bạn Lương với bạn Hồng?
H: Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ
những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
- Bài sau: Người ăn xin.
- HS trả lời
Trang 10NGƯỜI ĂN XIN Theo Tuốc-ghê-nhép
A Kiểm tra bài cũ:
- 2 hs tiếp nối nhau đọc bài “Thư thăm bạn”
và trả lời các câu hỏi 1,2,3/Sgk
- 1 hs trả lời câu hỏi 4/Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cứu giúp
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến không có gì để cho
ông cả.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV kết hợp giúp hs hiểu nghĩa các từ được
chú thích ở cuối bài và giải nghĩa thêm các
từ: tài sản, lẩy bẩy, khản đặc
- GV đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ
nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân
vật
b/ Tìm hiểu bài:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận
và trả lời các câu hỏi sau:
H1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương
như thế nào?
H2: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé
chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn
xin như thế nào?
H3: Cậu bé không có gì cho ông lão nhưng
ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão
rồi” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
H4: Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng
cảm thấy được nhận chút gì từ ông Theo
em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn
xin?
* GV bình luận: Cậu bé không có gì cho ông
lão, cậu chỉ có tấm lòng Ông lão không
* Hoạt động của học sinh
Trang 11nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của
cậu Hai con người, hai thân phận, hoàn cảnh
khác nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận
được từ nhau Đó chính là ý nghĩa sâu sắc
của truyện đọc này
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc và thể
hiện giọng đọc hợp nội dung từng đoạn
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn văn:
“Tôi chẳng biết làm cách nào…vừa nhận
được chút gì của ông lão” theo cách phân
vai
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Bài sau: Một người chính trực.
- Ba hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài
- Từng cặp hs luyện đọc diễn cảm theo 2 vai
- Một vài cặp thi đọc
- HS trả lời
Trang 12A Kiểm tra bài cũ:
- 2 hs tiếp nối nhau đọc truyện “Người ăn
xin” và trả lời câu hỏi 2,3,4/Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc
cho hs, giúp hs hiểu từ chú thích ở cuối bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu hs đọc đoạn 1 và trả lời câu
hỏi:
H1: Đoạn này kể chuyện gì?
H2: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực
của THT thể hiện như thế nào?
- GV yêu cầu hs đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
H3: Khi THT ốm nặng, ai thường xuyên
H6: Trong việc tìm người giúp nước, sự
chính trực của THT thể hiện như thế nào?
H7: Vì sao nhân dân ca ngợi những người
Trang 13c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc và thể
hiện đúng giọng đọc phù hợp với nội dung
từng đoạn
- GV hướng dẫn hs luyện đọc và thi đọc diễn
cảm đoạn: “Một hôm,….thần xin cử Trần
Trung Tá” theo cách phân vai.
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Em hãy cho biết nội dung chính của câu
chuyện?
- Bài sau:Tre Việt Nam.
- Bốn hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
- HS trả lời
Trang 14TRE VIỆT NAM Nguyễn Duy
trả lời câu hỏi 1,2/Sgk
- 2 HS trả lời câu hỏi : Vì sao nhân dân ca
ngợi những người như ông THT?
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nên lũy nên thành tre
ơi?
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến hát ru lá cành.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến truyền đời cho
măng.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- GV kết hợp giúp hs hiểu nghĩa từ mới được
chú thích ở cuói bài và giải nghĩa thêm từ: tự
tgầm bài thơ, nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:
H1: Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu
đời của cây tre với người VN?
H2: Những hình ảnh nào của tre gơi lên
Trang 15bài thơ và thể hiện diễn cảm phù hợp với nội
dung
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm
đoạn thơ: “Nòi tre đâu chịu mọc cong…Đất
xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi hs về ý nghĩa của bài thơ
- Bài sau: Những hạt thóc giống.
- HS đọc diễn cảm theo cặp
- Một vài hs thi đọc diễn cảm
- HS trả lời
Trang 16TUẦN 5:
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG Truyện dân gian Khơmer
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc trơn toàn bài Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi
2/ Hiểu ý nghĩa các từ trong bài Nắm được những ý chính của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
H1: Đọc thuộc lòng bài: “Tre Việt Nam” và
trả lời câu hỏi 2/Sgk?
H2: Đọc thuộc lòng bài thơ: “Tre Việt Nam”
và trả lời câu hỏi: Bài thơ ca ngợi những
phẩm chất gì? Của ai?
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Ba dòng đầu.
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp.
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.
* GV yêu cầu hs đọc thầm toàn truyện, trả
lời câu hỏi:
H1: Nhà vua chọn người như thế nào để
truyền ngôi?
* Đọc đoạn mở đầu, trả lời câu hỏi:
H2: Nhà vua làm cách nào để tìm được
người trung thực?
H3: Thóc đã luộc chín còn nẩy mầm được
không?
* Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
H4: Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì?
Trang 17mọi người?
* Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
H7: Thái độ của mọi người thế nào khi nghe
lời nói thật của Chôm?
* Đọc đoạn cuối bài và trả lời câu hỏi:
H8: Theo em, vì sao người trung thực là
người đáng quý?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng
giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm
- GV hướng dẫn hs luyện đọc và thi đọc diễn
cảm đoạn “Chôm lo lắng đến trước vua…
đâu phải thu được từ thóc giống của ta”
theo cách phân vai
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Câu chuyện này muốn nói với em điều
gì?
- Bài sau: Gà Trống và Cáo.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn
- Từng tốp 3 em đọc theo cách phân vai
- Một vài tốp thi đọc
- HS trả lời
Trang 18GÀ TRỐNG VÀ CÁO
La Phông-ten Nguyễn Minh Lược dịch
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách của từng nhân vật
2/ Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như
Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo
3/ HTL bài thơ
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài thơ trong Sgk phóng to
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện “Những hạt
thóc giống” và trả lời các câu hỏi trong Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Mười dòng thơ đầu.
+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp.
+ Đoạn3: Bốn dòng cuối.
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới
và khó trong bài và giải nghĩa thêm một số
từ: từ rày, thiệt hơn
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài: GV tổ chức cho HS thảo
luận nhóm trả lởi các câu hỏi sau:
Nhóm 3: H1: Thái độ của Cáo như thế nào
khi nghe Gà nói?
H2: Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra
Trang 19- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc
bài thơ và thể hiện đúng
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc
diễn cảm đoạn 1,2 theo cách phân vai
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV mời 2 HS nhận xét về Gà Trống và
Cáo
- Bài sau:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ
- Cả lớp thi HTL từng đoạn, cả bài thơ
- HS nhận xét
Trang 201/ Đọc trơn toàn bài Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự
ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể
2/ Hiểu nghĩa của các từ trong bài
Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân
II Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
“Gà Trống và Cáo”
Và nhận xét về tính cách hai nhân vật Gà
Trống và Cáo
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng trầm,
buồn, xúc động
b/ Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu
đến mang về nhà)
-GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh,
sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS
- Luyện cho cả lớp phát âm trôi chảy tên
riêng người nước ngoài; An-đrây-ca
- Giúp cho HS hiểu nghĩa từ dằn vặt.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung đoạn văn:
H1: Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy
tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế
nào?
H2: Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho
ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào?
H3: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua
thuốc cho ông?
- GV hướng dẫn cả lớp tìm giọng đọc và
luyện đọc diễn cảm cả đoạn văn GV đọc
mẫu
c/ Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
- GV kết hợp sửa lỗi vầ phát âm, cách đọc
cho HS
-Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
H1: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang
* Hoạt động của học sinh
Trang 21thuốc về nhà?
H2: An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế
nào?
H3: Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một
cậu bé như thế nào?
- GV hướng dẫn cả lớp tìm giọng đọc, luyện
và thi đọc diễn cảm 1 vài câu trong đoạn:
“Bước vào phòng ông nằm…con vừa ra
khỏi nhà”
d/ Thi đọc diễn cảm toàn bài:
- GV hướng dẫn 1 vài tốp HS (mỗi tốp 4 em)
thi đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân
vai
4/ Củng cố, dặn dò:
H1: Đặt tên cho truyện theo ý nghĩa của
truyện?
H2: Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca?
- Bài sau: Chị em tôi.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS luyện đọc và thi đọc diẽn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- HS trả lời
Trang 22CHỊ EM TÔI Theo Liên Hương
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc trơn cả bài Chú ý đọc đúng các từ ngữ dẽ mắc lỗi phát âm Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật
2/ Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong bài
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô
em Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và
Cáo”, trả lời câu 3,4/Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tặc lưỡi cho qua.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến cho nên người
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới
và khó trong bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài: GV tổ chức cho HS thảo
luận nhóm trả lởi các câu hỏi sau:
Nhóm 1: H1: Cô chị xin phép ba đi đâu?
H2: Cô có đi học nhóm thật không? Em
đoán xem cô đi đâu?
Nhóm 2: H1: Cô chị nói dối ba như vậy đã
nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được
nhiều lần như vậy?
H2: Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân
hận?
Nhóm 3: H1: Cô em đã làm gì để chị mình
thôi nói dối?
H2: Vì sao cách làm của cô em giúp được
- GV nhận xét chung và nêu câu hỏi: Hãy đặt
tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính
Trang 23- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc
và thể hiện diễn cảm bài văn
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc
diễn cảm đoạn: “Hai chị em về đến nhà…
ráng bảo ban nhau mà học cho nên người”
theo cách phân vai
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc HS rút ra cho mình một bài học
từ câu chuyện trên để không bao giờ nói dối
- Bài sau: Trung thu độc lập.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét
Trang 24CHỦ ĐIỂM: TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ
TUẦN 7: TRUNG THU ĐỘC LẬP
Thép Mới
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc trơn toàn bài Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm
tự háo, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi
2/ Hiểu nghĩa của các từ trong bài
Hiểu nội dung câu chuyện: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh
về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước
II Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
-Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Chi em tôi” và
trả lời các câu hỏi trong Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Năm dòng đầu (Cảnh đẹp trong
đêm trung thu độc lập đầu tiên)
+ Đoạn 2: Từ Anh nhìn trăng… to lớn vui
tươi (Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai
tươi đẹp của đất nước)
+ Đoạn 3: Phần còn lại (Lời chúc của anh
chiến sĩ với thiếu nhi)
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới
và khó trong bài và giải nghĩa thêm những từ
khác: vằng vặc
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- HS đọc và tìm hiểu đoạn 1:
H1: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các
em nhỏ vào thời điểm nào?
H2: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- HS đọc và tìm hiểu đoạn 2:
H3: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước
trong những đêm trăng tương lai ra sao?
H4: Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung
thu độc lập?
H5: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát
triển như thế nào?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp tìm giọng đọc bài
văn và thể hiện diễn cảm
* Hoạt động của học sinh
Trang 25- GV đọc mẫu
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm đoạn 2
4/ Củng cố, dặn dò:
H: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến
sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- Bài sau: Ở vương quốc tương lai.
- HS luyện đọc.-Thi đọc
Trang 26Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI Theo Mát-téc-lích Nguyễn Trường Lịch dịch
I Mục đích yêu cầu:
1/ Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với một văn bản kịch Cụ thể:
- Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật
- Đọc đúng các từ HS địa phương dễ phát âm sai Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm
- Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên thể hiện được tâm trạngháo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin-tin và Mi-tin; thái độ tự tin, tự hào của những em bé ở Vương quốc Tương Lai Biết hợp tác, phân vai đọc vở kịch
2/ Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống
A Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Trung thu độc
lập” và trả lời câu hỏi 3,4 trong Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu màn1
“Trong công xưởng xanh”
a/ GV đọc mẫu màn kịch.
- HS quan sát tranh minh họa màn 1, nhận
biết hai nhân vật: Tin-tin (trai) và Mi-tin
(gái), 5 em bé
b/ Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng
đoạn:
+ Đoạn 1: Năm dòng đầu
+ Đoạn 2: Tám dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: Bảy dòng còn lại.
- GV kết hợp giúp HS hiểu được chú thích
trong bài
c/Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
d/ Yêu cầu 1-2 HS đọc cả màn kịch.
e/ Tìm hiểu nội dung màn kịch:
- GV tổ chức cho HS đối thoại, tìm hiểu nội
dung màn kịch, trả lời các câu hỏi sau:
H1: Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những
ai?
H2: Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc
* Hoạt động của học sinh
Trang 27Tương Lai?
H3: Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng
chế ra những gì?
H4: Các phát minh ấy thể hiện những ước
mơ gì của con người?
g/ GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn
kịch theo cách phân vai
3/ Luyện đọc và tìm hiểu màn 2 “Trong
khu vườn kì diệu”
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
H5: Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin
thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác
thường?
H6: Em thích những gì ở Vương quốc
Tương Lai?
4/ Củng cố, dặn dò:
H: Vở kịch nói lên điều gì?
- Bài sau: Nếu chúng mình có phép lạ.
- HS luyện đọc theo cách phân vai
- Tương tự như màn 1
- HS trả lời
Trang 28TUẦN 8:
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ Định Hải
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc trơn cả bài Đọc đúng nhịp thơ
Biết đọc diễn cảm bài với giọng hồn nhiên, vui tươi thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp
2/ Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ nghộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn
3/ HTL bài thơ
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài thơ trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- 2 nhóm HS phân vai đọc 2 màn của vở kịch
“Ở Vương quốc Tương Lai” và trả lời câu
hỏi 2,3 trong Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc
cho HS
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài: GV tổ chức cho HS thảo
luận nhóm trả lởi các câu hỏi sau:
Nhóm 1: H1:Câu thơ nào được lặp lại nhiều
lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ
ấy nói lên điều gì?
Nhóm 2: H2: Mỗi khổ thơ nói lên một điều
ước của các bạn nhỏ Những điều ước ấy là
gì?
Nhóm 3: H3: Giải thích ý nghĩa của các
cách nói sau: * Ước “không còn mùa đông”
* Ước “hóa trái bom thành trái
ngon”?
Nhóm 4: H4: Em thích ước mơ nào trong
bài thơ? Vì sao?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc
lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc
bài thơ và thể hiện đúng
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc
diễn cảm khổ 1,4
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi về ý nghĩa bài thơ
* Hoạt động của học sinh
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ
- Cả lớp thi HTL từng đoạn, cả bài thơ
- HS trả lời
Trang 29- Bài sau: Đôi giày ba ta màu xanh.
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH Theo Hàng Chức Nguyên
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát toàn bài Nghỉ hơi đúng, tự nhiên ở những câu dài để tách ý Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh; vui, nhanh hơn khi thể hiện niềm xúc động, vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi giày.2/ Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS phân đọc thuộc lòng bài thơ“Nếu
chúng mình có phép lạ” và trả lời câu hỏi
trong Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
H1: Nhân vật “tôi” là ai?
H2: Ngày bé, chịphụ trách Đội từng mơ ước
- GV hướng dẫn cả lớp tìm giọng đọc, luyện
đọc và thi đọc diễn cảm những câu văn:
“Chao ôi! trước cái nhìn thèm muốn của
H5: Chị phụ trách Đội được giao việc gì?
H6: Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì?
H7: Vì sao chị biết đièu đó?
* Hoạt động của học sinh
Trang 30H8: Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái
trong ngày đầu tới lớp?
H9: Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách
làm đó?
H10: Tìm những chi tiết nói lên sự cảm
động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm những câu văn: “Hôm nhận giày…
nhảy tưng tưng”
3/ Củng cố, dặn dò:
H: Nêu nội dung chính của bài?
- Bài sau: Thưa chuyện với mẹ.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
- HS trả lời
Trang 312/ Hiểu nghĩa của các từ trong bài.
Hiểu nội dung câu chuyện: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề kém Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý
II Đồ dùng dạy học:
-Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài
“Đôi giày ba ta màu xanh” và trả lời các câu
hỏi trong Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
tiếng: mồn một, kiếm sống, dòng dõi, quan
sang, phì phào, cúc cắc… hiểu các từ ngữ
mới và khó trong bài và giải nghĩa thêm
những từ khác: thưa, kiếm sống, đầy tớ…
- GV đọc diễn cảm toàn bài
H3: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu
hỏi:
H4: Nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai
mẹ con Cương?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp tìm giọng đọc bài
văn và thể hiện diễn cảm
- GV đọc mẫu
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
* Hoạt động của học sinh
Trang 32diễn cảm đoạn: “Cương thấy nghèn nghẹn ở
cổ…bắn tóe lên như khi đốt cây bông”
4/ Củng cố, dặn dò:
H: Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn?
- Bài sau: Điều ước của vua Mi-đát.
- HS luyện đọc.-Thi đọc
- HS trả lời
Trang 33ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT Theo Thần thoại Hy Lạp
Nhữ Thành dịch
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc trôi chảy toàn bài Biết đọc diễn cảm bàì văn với giọng khoan thai Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát Đọc phân biệt lời của các nhân vật.2/ Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới trong bài
Hiểu nội dung câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
II Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài
“Thưa chuyện với mẹ” và trả lời các câu hỏi
trong Sgk
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến không có ai trên đời
sung sướng hơn thế nữa
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến lấy lại điều ước để
cho tôi được sống.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- GV kết hợp giúp HS phát âm đúng những
tên riêng nước ngoài: Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt,
Pác-tôn, nhắc các em chú ý đọc câu khiến,
hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài và giải
nghĩa thêm những từ khác: khủng khiếp,
phán…
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- HS đọc và tìm hiểu đoạn 1(điều ước của
vua Mi-đát được thực hiện):
H1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều
gì?
H2: Thoại đầu điều ước được thực hiện tốt
đẹp như thế nào?
- HS đọc và tìm hiểu đoạn 2 (Vua Mi-đát
nhận ra sự khủng khiếp của điều ước):
H3: Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm đoạn: “Mi-đát bụng đói cồn cào…
bằng ước muốn tham lam”
* Hoạt động của học sinh
Trang 344/ Củng cố, dặn dò:
H: Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì?
- Bài sau: Ôn tập.
- HS trả lời
Trang 35TUẦN 10:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
- Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện
kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong Sgk Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc
II Đồ dùng dạy học:
- Phiếu tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách TV Tập 1
II Các hoạt động dạy học:
*GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở tiết 1,3,5/Sgk theo trình tự đã hướng dẫn
Trang 36CHỦ ĐIỂM: CÓ CHÍ THÌ NÊN
TUẦN 11: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
Theo Trinh Đường
-Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Giới thiệu chủ điểm:
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- GV kết hợp sữa lỗi cách đọc của HS,
hướng dẫn caca em hiểu các từ ngữ được
chú thích ở cuối bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- HS đọc và tìm hiểu đoạn văn: Từ đầu đến
vẫn có thì giờ chơi diều:
H1: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông
minh của Nguyễn Hiền?
- HS đọc và tìm hiểu đoạn văn còn lại:
H2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như
thế nào?
H3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông
Trạng thả diều”?
H4: Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây
nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên:
- Tuổi trẻ tài cao
- Có chí thì nên
- Công thành danh toại
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn để HS tìm giọng đọc của
bài và đọc diễn cảm phù hợp với diễn biến
câu chuyện
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm đoạn: “Thầy phải kinh ngạc…thả
đom đóm vào trong”
4/ Củng cố, dặn dò:
H: Truyện đọc này giúp các em hiểu ra điều
gì?
- Bài sau: Có chí thì nên.
* Hoạt động của học sinh
Trang 37CÓ CHÍ THÌ NÊN Tục ngữ
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ toàn bài Giọng đọc khuyên baoe nhẹ nhàng, chí tình
2/ Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ
Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm: khẳng địncó ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn
2/ HTL 7 câu tục ngữ
II Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài
“Ông Trạng thả diều” và trả lời các câu hỏi
gắn với nội dung mỗi đoạn
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- HS đọc và thảo luận các câu hỏi sau:
H1/ Sgk yêu cầu HS trình bày trên phiếu
H2: Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm
gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý
em cho là đúng nhất để trả lời:
- Ngắn gọn, có vần điệu
- Có hình ảnh so sánh
- Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh
H3: Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì?
Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS
không có ý chí
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm toàn bài
* Hoạt động của học sinh
Trang 384/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.
- HS nhẩm HTL cả bài
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất
Trang 39-Tranh minh họa bài đọc trong Sgk
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS học thuộc lòng 7 câu tục
ngữ
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ được
chú thích sau bài và giải nghĩa thêm những
từ khác: người cùng thời
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- HS đọc và tìm hiểu đoạn 1:
H1: BTB xuất thân như thế nào?
H2: Trước khi mở công ty vận tải đường
thủy, BTB đã làm những công việc gì?
H3: Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một
người rất có chí?
- HS đọc và tìm hiểu đoạn còn lại:
H4: BTB mở công ti vận tải đường thủy vào
thời điểm nào?
H5: BTB đã thắng trong cuộc cạnh tranh
không ngang sức với các chủ tàu người nước
ngoài như thế nào?
H6: Em hiểu thế nào là “ một bậc anh hùng
kinh tế”?
H7: Theo em, nhờ đâu mà BTB thành công?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm đoạn: “Bưởi mồ côi cha từ nhỏ…
Trang 40VẼ TRỨNG Theo Xuân Yến
I Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài Đọc chính xác, không ngắc ngứ, vấp váp các tên riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô
Biết đọc diễn cảm bàì văn với giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng
2/ Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài
II Đồ dùng dạy học:
- Chân dung Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trong Sgk
- Một số bản chụp, bản sao tác phẩm của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
III Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
A Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện
“Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” và trả lời
những câu hỏi về nội dung truyện
B Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
+ Đoạn:; Từ đầu đến vẽ được như ý
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ được
chú thích sau bài, sữa lỗi về đọc cho HS
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- HS đọc và tìm hiểu đoạn 1:
H1: Vì sao trong những ngày đầu học vẽ,
cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
H2: Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để
làm gì?
- HS đọc và tìm hiểu đoạn còn lại:
H3: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế
nào?
H4: Theo em, những nguyên nhân nào khiến
cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ
nổi tiếng?
H5: Trong những nguyên nhân trên, nguyên
nhân nào là quan trọng nhất?
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn để HS tìm giọng đọc của
bài và đọc diễn cảm bài văn
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm đoạn: “Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo…
đều có thể vẽ được như ý”