Đánh giá chung về kết quả quá trình xây dựng nông thôn mới tạ

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 79 - 84)

huyện Mỹ Hào

3.4.2.1. Kết quả đạt được

Sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh công tác tổ chức thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện được lãnh đạo huyện triển khai một cách kịp thời, có tổ chức và bài bản từ việc nghiên cứu, quán triệt các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, thành lập tổ chức bộ máy đến việc thực hiện theo các bước xây dựng NTM

Tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác xây dựng NTM cấp huyện, xã

thường xuyên được kiện toàn đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng theo hướng dẫn của cấp trên. Bên cạnh cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Mỹ Hào đã nghiên cứu và ban hành một số cơ chế hỗ trợ thêm. Như vậy, cơ chế, chính sách cơ bản đầy đủ, thuận lợi cho các xã thực hiện các tiêu chí xây

dựng NTM.

Công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt nội dung, yêu cầu xây dựng NTM được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, triển khai thực hiện với nhiều nội dung thông qua nhiều hình thức khác nhau: Hội nghị, phát tờ rơi, bộ ảnh tuyên truyền, pano, áp phích,…bước đầu tạo được sự chuyển biến mới về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Các xã hoàn thành được công tác rà soát, đánh giá thực trạng phản ánh một cách rõ nét bức tranh nông thôn Mỹ Hào so với 19 tiêu chí đây là kết quả quan trọng, cơ sở để huyện đề ra nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn tới.

3.4.2.2. Khó khăn, vướng mắc và tồn tại

Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp và người dân về xây dựng NTM còn chưa đúng và chưa đầy đủ. Năng lực cán bộ lãnh đạo một số xã còn hạn chế, chưa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên; công tác chỉ đạo, điều hành ở cấp xã chưa chủ động, tập trung, còn thiếu cương quyết, cách thức triển khai chưa phù hợp, còn trông chờ vào cấp trên, còn lúng túng khi thực hiện; Công tác đánh giá, tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình NTM của các xã thực hiện chưa nghiêm túc.

Tỉnh chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tạo nguồn vốn, đến nay vẫn chưa có kế hoạch, hướng dẫn về chương trình dồn điền, đổi thửa. Hiện nay tỉnh mới có chủ trương chỉ hỗ trợ xi măng...

Công tác quy hoạch mới có hướng dẫn định mức quy hoạch cho khu dân cư, chưa có định mức quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất quy hoạch chi tiết khi dân cư mới, khu trung tâm không có kinh phí khảo sát nên không thực hiện được.

Do tình hình kinh tế hiện nay gặp khó khăn nên nguồn vốn (nhất là vốn huy động trong nhân dân và doanh nghiệp) rất hạn chế. Nguồn vốn tỉnh bố trí cho quy hoạch, lập đề án không thống nhất, đều cho các xã nên khó khăn trong triển khai thực hiện.

Các xã còn rất hạn chế trong việc kêu gọi nguồn vốn, tạo nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình. Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho chương trình xây dựng NTM năm 2012 còn rất thấp. Trong kế hoạch năm 2013 do nguồn thu ngân sách khó khăn nên huyện không bố trí kinh phí riêng cho Chương trình, trong khi cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường của nhiều xã hiện nay còn yếu kém, chậm phát triển; chuyển đổi ngành nghề cho lao động, nhất là lao động nông nghiệp còn khó khăn, tình hình an ninh, trật tự xã hội trong nông thôn đang diễn biến phức tạp...

Đề án của một số xã chú trọng nhiều đến xây dựng những công trình cấp xã mà chưa quan tâm thích đáng tới các công trình ở các thôn hoặc ở hộ nông dân; Còn nặng về phát triển kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất tăng thu nhập, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và bảo vệ môi trường.

Hoạt động của tổ công tác giúp việc cho BCĐ huyện, BQL xã hiệu quả chưa cao chưa phát huy được hết vai trò tham mưu, giúp việc cho ban chỉ đạo huyện để triển khai thực hiện xây dựng NTM

Công tác tuyên truyền dù được quan tâm, triển khai tích cực nhưng tư tưởng, nhận thức một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế, trông chờ, ỷ lại, coi xây dựng NTM là dự án đầu tư của nhà nước nên chưa tham gia, ủng hộ.

Công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp còn ít; chất lượng một số lớp tập huấn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Số lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ còn ít

(Làm NTM rất rộng, cái gì cũng mới mẻ nhưng số lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM cho chúng tôi còn ít. Vì vậy, khi triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng.

Bà Nguyễn Thị Mốt - Cán bộ xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào)

Các xã không có bộ phận chuyên trách nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, chưa xác định được đúng tiềm năng thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Việc quy hoạch chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa dựa trên các luận cứ khoa học. Hậu quả là các phương án quy hoạch ít khả năng thực thi, quy hoạch không hiệu quả chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn; quy hoạch chỉ là những kế hoạch ngắn hạn không có tầm nhìn chiến lược,…

quy hoạch để đảm bảo đẩy mạnh phát triển hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia định hay các doanh nghiệp, quy hoạch để có hướng phát triển mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu, cả trong ngắn hạn và dài hạn và đảm bảo các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững.

Thực hiện một số tiêu chí ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn như: * Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất trường học: Yêu cầu “tỷ lệ trường học các cấp: Mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn” như mức chuẩn về diện tích trường tiểu học là 5000m2, bình quân 25m2/học sinh,...thực tế ở nhiều địa phương đều có cơ sở vật chất đạt chuẩn về phòng học, bàn ghế, hệ thống điện, nhà để xe, khu vệ sinh,....nhưng tổng diện tích lại không được 5000 m2 nên cũng không đạt được tiêu chí. Vì vậy, cũng không nên cứng hóa trong

việc thực hiện các tiêu chí, đặc biệt với các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng. (Xã tôi cả 3 trường đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia tuy nhiên khi so với

tiêu chí về CSVC trường học thì lại không đảm bảo diện tích, mỗi trường chỉ thiếu 200 - 300 m2, lại không thể mở rộng diện tích nên đề nghị cấp trên vẫn công nhận đạt chuẩn nếu không phải chuyển địa điểm mới thì rất tốn kém. Vì vậy, nên mềm

hóa các tiêu chí NTM. Ông Nguyễn Văn Mạnh - Cán bộ BCĐ xã Nhân Hoà, huyện Mỹ Hào)

* Tiêu chí 17 - Môi trường: Yêu cầu nghĩa trang được xây dựng theo quy

hoạch: Có quy chế về quản lý nghĩa trang quy định cụ thể khu nghĩa trang phải có khu hung táng, cát táng, tâm linh, nơi trồng cây xanh, có lối đi thuận lợi cho việc thăm viếng. Mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích và chiều cao quy định;...Đa số ý kiến cho rằng đây là tiêu chí rất khó có thể đạt được, vì họ cho rằng vấn đề này liên quan đến tâm linh. Vì trên thực tế nhiều địa phương, mỗi thôn lại có một nghĩa trang, nhiều mồ mả nằm rải rác trân các cánh đồng nên tổ chức thực hiện quy hoạch, di dời là vấn đề. Nên chăng, việc này phải được thực hiện từ khâu quy hoạch còn trước đây thì rất khó để giải quyết.

* Chế độ thông tin, báo cáo chưa thường xuyên, chất lượng một số báo cáo chưa cao còn mang tính hình thức khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Một số xã không chấp hành nộp báo cáo theo quy định (Văn phòng điều phối NTM

tỉnh yêu cầu huyện hàng tháng báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện xây dựng NTM nhưng một số xã không nộp theo quy định nên Tổ công tác chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc báo cáo với cấp trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông Ngô Đông - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện - Tổ trưởng Tổ giúp việc BCĐ)

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH

HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 79 - 84)