Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 85 - 86)

- Hoàn thiện chủ trương, chính sách xây dựng NTM

Từ bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện ở các nước, nhiều địa phương cho thấy. Bên cạnh chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ của tỉnh thì huyện và các xã cần đề ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ nhằm khuyến khích các đơn vị đẩy mạnh công cuộc xây dựng NTM. Các chính sách tập trung vào các nội dung sau:

Khuyến khích các đơn vị huy động được nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển sản xuất tại.

Hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm nông thôn mới các cấp: Được hỗ trợ kinh phí theo cơ chế hỗ trợ đặc thù

Chính sách đảm bảo an sinh xã hội: Có thể giảm hoặc miễn đóng góp cho các đối tượng mất khả năng lao động, hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng…;

Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng NTM tại.

- Ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện

Để xây dựng thành công mô hình NTM, cần thiết phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng người dân và cả cộng đồng dân cư. Vì vậy, cần thiết phải ban hành các văn bản để thống nhất chỉ đạo từ huyện đến cơ sở:

Đối với tổ chức Đảng: Cần ban hành nghị quyết của Ban Chấp hành đảng bộ, chi bộ để thống nhất việc lãnh, chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn.

Đối với HĐND các cấp: Ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM.

Đối với UBND các cấp: Ban hành các quyết định cụ thể hóa các cơ chế chính sách của HĐND tỉnh.

Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng: Xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, thi đua chung sức xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 85 - 86)