1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Khảo sát thành phần loài và hiệu quả quản lý ruồi đục trái Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) của các loại dịch trích thảo mộc trên cây mít changai (Artocarpus heterophyllus Lam.) tại tỉnh Tiền Giang

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát thành phần loài và hiệu quả quản lý ruồi đục trái Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) của các loại dịch trích thảo mộc trên cây mít changai (Artocarpus heterophyllus Lam.) tại tỉnh Tiền Giang
Tác giả Phạm Triệu Khiêm
Người hướng dẫn ThS. Lê Cao Lượng, TS. Trần Thị Mỹ Hạnh
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 24,23 MB

Nội dung

Nghiên cứu này được thực hiện dé tuyểnchọn loại dịch trích thảo mộc có khả năng giúp hạn chế sự gây hại của ruồi đục tráigay hại trên mít giúp làm tăng năng suất và chất lượng trái mít C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

33k 3k sk 3k 3k

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

KHẢO SÁT THÀNH PHAN LOÀI VÀ HIỆU QUA QUAN LÝ RUOI ĐỤC TRÁI Bactrocera spp (Diptera:Tephritidae) CUA

CAC LOAI DICH TRICH THAO MOC TREN CAY MIT

CHANGAI (4rtocarpus heterophyllus Lam.)

TAI TINH TIEN GIANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHAM TRIEU KHIEMNGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA : 2018 - 2022

Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 11/2022

Trang 2

KHẢO SÁT THÀNH PHAN LOAI VÀ HIEU QUA QUAN LÝ RUOI ĐỤC TRÁI Bactrocera spp (Diptera: Tephritidae) CUA CÁC LOẠI DỊCH TRÍCH THẢO MOC TREN CAY MIT

CHANGAI (Artocarpus heferophylTus Lam.)

TAI TINH TIEN GIANG

Tac gia

PHAM TRIEU KHIEM

Khóa luận được dé trình dé đáp ứng yêu cầu cấpbằng kĩ sư ngành bảo vệ thực vật

Trang 3

LOI CAM ON

Để hoàn thành khóa luận “Khảo sát thành phan loài va hiệu qua quan lí ruồi

duc trái Bactrocera spp (Diptera:Tephritidae) của các loại dịch trích thảo mộc trên mít

Changal (Artocarpus Heterophyllus Lam.) tại tỉnh Tiền Giang” Tôi đã nhận được rấtnhiều ý kiến đóng góp và giúp đỡ để hoàn thành đề tài này Với lòng biết ơn sâu sắc,tôi xin gửi lời cảm ơn đến:

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy Cô đang làm việc tại KhoaNông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và tậntình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình họctập và thực hiện đề tài

Xin gửi lời cảm ơn ThS Lê Cao Lượng va TS Trần Thị Mỹ Hạnh đã tận tìnhhướng dẫn, động viên trong lúc gặp khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trongsuốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Xin gửi lời cảm ơn Anh Dang Quốc Chương — cán bộ công tác tai bộ môn Bao

vệ thực vật — Viện Cây ăn quả miền Nam, đã dành thời gian chỉ dẫn tôi nghiên cứu déhoàn thành đề tai một cách tốt nhất

Tôi xin cảm ơn đên bộ môn Bảo vệ thực vật, Ban Lãnh đạo Viện Cây ăn quả

miền Nam (SOFRI) đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này

Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ, giúp đỡcho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này

Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Sinh viên Phạm Triệu Khiêm

1V

Trang 4

TÓM TAT

Đề tài: “Khảo sát thành phan loài và hiệu quả quản lí ruồi đục trái Bactrocera

spp (Diptera: Tephritidae) của các loại dịch trích thảo mộc trên mít Changal

(Artocarpus Heterophyllus Lam.) tại tỉnh Tiền Giang.”

Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2022 đến tháng 11/2022, tại bộ môn Bảo

vệ Thực vật, Viện Cây ăn quả miền Nam Nghiên cứu này được thực hiện dé tuyểnchọn loại dịch trích thảo mộc có khả năng giúp hạn chế sự gây hại của ruồi đục tráigay hại trên mít giúp làm tăng năng suất và chất lượng trái mít Changai dé đáp ứng thịtrường hiện nay Dé đáp ứng mục đích trên đề tai đã được thực hiện các nội dung sau:

Nội dung 1: Xác định thành phần loài ruồi đục trái gây hại trên mít Có 2 loài

ruồi đục trai là: 399 Bactrocera dorsalis Hendel chiém 62,34%; 241 Bactrocera

umbrosa Fabricius chiém 37,66%

Nội dung 2: Đánh giá hiệu qua cua dịch trích thảo mộc lần lượt là tỏi, củ hành,sài đất, ngải cứu, neem cùng nồng độ 5% Chọn được nghiệm thức có chứa dịch tríchthảo mộc neem với tỷ lệ ngăn chặn khả năng đẻ trứng của ruồi đục trái cao nhất là

89,78%.

Nội dung 3: Tiến hành thí nghiệm với các mức nồng độ khác nhau của neem lầnlượt là 1%, 3%, 5%, 7%, 9% Chọn dịch trích neem 5% hiệu quả nhất với tỷ lệ ngănchặn khả năng đẻ trứng của ruồi đục trái ở các thời điểm theo dõi cao nhất là 92,13%

Nội dung 4: Xác định số lần phun dịch trích thảo mộc có hiệu quả quản lí ruồiđục trái gây hại trên mít ở điều kiện ngoài đồng Nghiệm thức 1 cho tỉ lệ hại thấp nhất

là 41,5% - phun 8 lần, 5 ngày phun 1 lần

1V

Trang 5

Trang 1 1 TiO GILLHTSS252/500150E0E83ES0EXGEVGGIEEEGGGSISEDESIBESERGESEESEILGEIGESGNGBSEGHGVEGESSEUESHD2GGGĐdSS0ãt0d0gggi il

CO no ca cố iii

Danh sách chữ Viét tẮC 5-2 S222 SE SE15553585323255555351112121152115112121222111 11515 cxeE Vil

PB 101/0 7100007 0010177 vill Danh sốch Wim beeacsccenesscesnenseunceasspsacnceeseamamnaeenarcmenene mero mammeceneest 1X

IS nu ó0 cố Ể 3

I1 gminvDrphitbÔffltÏbaeeaaasauoeiitidlooedkisOSGiEisGNVGaiA0ã0101d8836 31.1.3 Đặc điểm thực vật học - + s22 2E2E12E2121121121 1121121111121 re 41.1.4 Yêu cầu sinh thái 2225252 22<222EEC2EEEEE.EEerkrrrrrrerree 81.1.5 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế ¿-+52-++2vxzcversrrree 91.1.6 Kĩ thuật trồng và chăm sÓc -2¿©222222222222+2E22EE2EEzErzrxrrrree 10Lã4 T Dũ teers 101.1.6.2 Mật độ và khoảng cách trồng 2-22 2222222222E+2E222222E2Exzrxcez 10

1.1.6.4 Quản lí cỏ đại 52- 52 22222221221221221221221221211211211211211211211211 22121 xe 1] 1.1.6.5 Quan 006 92v 11 Las! Bệnh hai đ€Hmll:::sssssseopaonGEOOIGGEOORIOOCHOOOAOHEOOOHUEHRGONEEEISISdEER 11

1.1.7.1 Bệnh do nam gây ra 22 222222222212212221271221127122112112212211 22122 111.1.7.2 Bệnh do vi hua ccccccecccccceesessessesessesseseesessesesseesseessesesesseeseeeeeeeeeee 13

1V

Trang 6

HH 12100107211050<in1ãnii5 1TR ẽ ốc 13 1.1.8.1 Sâu đục trai mít (Glyphodes caesaiÏ$) - -+-c+-c+sc+ecsereerrerxerxs 13 1.1.8.2 Xén tóc nâu đục thân (Batocera rufomaculatal -<<s<+ss<+ss+ 14

1.1.8.3 Rudi đục trái (Bactrocera SPD wsceeeessesees 811841361441561185380185694E439415E54E43:54 14

1.1.8.4 Rệp sáp (Nipaecocus viridis, Pseudococcus corymbosus va Ferrisia

VU GALQ) cessscssasaseasnunnuscausveanascenssvsvasssaxeuses bensonssysves casas snnts sna sansansesseas 29434048 3610008518306111863:3080288 15

II co oi 21 0n3nỳ}pDỪDỪDỪ 151.2 Ting tua vomit le G0 secengeio nu kg ng nho HE U2GA.21G020834400138010 5.0.0 151.2.1 Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học -2-22 2222222222 15

1.2.2 Bién phap quan ly eee 17 122.1 BIẾT ?DHẨNERHHiEEDsesssenaiỏaiddibsidoibiotiogEOiosttGS0.2QBNBHN.G0-Ẹ060Đ3guEdNSfSEpMES 18 L222 Bien phap HH WG svseisssesdeddediodeosiebesboRoiobdastoiaglossatotssgiad 19 1.223 Biến pháp hóa: HỌissesosagsi tinBiELi3 88050, 020038GIS-1XGOAISSSRSSIG8 53-23500112 L2g88E 20

1.3 Tổng quan về dich trích thảo mộc 2-22 2222z+2z+22z+2x+2z+zzxz+2 21

IEDNEXVI\(U0V/1// //71./1./ „xa BÀI 13.2 (Cu HẠNH (A COPE h: luaaaaaaaaatiiiotisiililidtittldiitlidOdfliatoiSiOHRilfSisiilgBiBSiaSÔ 21 1.3.3 Neem (Azadirachta indica A-) svicccccccscccccevscsscresesmacesrstsecesncsuecesosseerwivees 22 L3A Neal cứu Arlemisia vill garis Vn.) sessccssssssesssessexzessessvncssessssenseeesaonecaeveness 23

1.3.5 Sài đất (Wedelia CRINCNSIS) RSENNm 24Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

BÀI | Thời gian và địa điểm thí nghiệm - 2 2 2222E2E22E2E2Ez22z2ze2 26

2.1z] “KHÔI HilflssssszssusinogiEiDEEESEGSEEOGENOESEEEEIDGHOEEISOBEERESECEEGISERESNWEERGSSĐS 26

2.1.2 Địa điểm thí nghiệm 2 222222EE22E2221221122121121121121212 xe 26

2.2 N6i dung nghién CUU oo ee ee cece cee 26 2.3 Vat liệu nghiền CUn cscncnreeeerncenneensatnnensenseensmnasgnseancenseneensstensenrene 26 2.4 Phữ0ng PSD TP DISH CI cneoeiiodiitidoobosiitsfGd8g8100005098ã053.3880358000x8i3088800856 27

2.4.1 Xác định thành phan loài ruồi đục trái gây hại trên mít 22.4.2 Đánh giá hiệu quả cua dịch trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự

đẻ trứng của thành trùng ruồi đục trái trên mít -2-©2222++22++2z++2E+zzz+zzzrzrzreex 27

2.4.3 Chọn lọc nồng độ thích hợp của dịch trích thảo mộc có khả năng hạn chế

sự đẻ trứng của ruồi đục trái trên mmÍt -2- + S221 24231 12152121 1511111221111 c2 29

Trang 7

2.4.4 Xác định số lần phun dịch trích thảo mộc có hiệu quản lý ruồi đục tráigây hại trên mít ở điều kiện ngoài đồng 2-2-2 22E22EE22E2EE2EE22222E222.2Excze, 31

2.5 Phuong thám: xí: 100 Bo censcmsnnansuneenmenmanmnmennansases 32Chương 3 KET QUA VA THẢO LUAN cecsssssssssssscssscnsecnsecnccnsccnsecneeensceaes 333.1 Thanh phan loài ruồi đục trái gây hại trên mit cece eececceeseeseeeeeseeeeeee 333.2 Hiệu quả của dịch trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự đẻ trứng củathành trùng ruồi đục trai gây hại trên mít - 2 2¿©222222E+2E+2EE2EE2EE2Ezzxrrrrer 35

3.2.1 Số lượng trứng trung bình của ruồi đục trái - -+ 5-©c5++ 353.2.2 Tỷ lệ (%) ngăn chặn khả năng đẻ trứng của các loại dịch thảo mộc đối vớiruồi đục trái gây hại trên mít 2 2¿©222S+2E+2EE+EE+2EE22E2E222127112212212211221 22.222 2xe+ 37

3.3 Chọn lọc nồng độ thích hợp của dịch trích thảo mộc có khả năng hạn chế sự

đẻ trứng của ruồi đục trái gây hại trên mít -2- 2 2+S2+2E+EE2EE22E221221221221221222 2xe2 38

3.3.1 Số lượng trứng trung bình của ruồi đục trái . -z© z5 z2-s++ 383.3.2 Tỷ lệ (%) ngăn chặn khả năng đẻ trứng của dịch trích neem ở các nồng độkhác nhau đối với ruồi đục trái gây hại trên mít - 2 2 222+2z+2£+E++z++zzzz+zzxzzxez 40

3.4 Số lần phun dịch trích thảo mộc có hiệu quản lý ruồi đục trái gây hại trênmũi Ø điỄn Kiến et) BH taessuasdottoietsoag5470/3900030/600900:00001G16c:GùIGitugiigiS0G0400100430 42

OCC, ng g5 44TÀI LIEU THAM KHAO 22- 5< s<©s+se©s£+eererreerserrerrsersee 45

1V

Trang 8

(Trung tâm Khoa học Sinh học và Nông nghiệp Quốc tế)Đồng bằng sông Cửu Long

The Asia-Pacific Association of Agricultural Research Institutions

(Hiệp hội các Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Châu A - Thái Binh

1V

Trang 9

DANH SÁCH BANG

Trang

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của quả non, quả chín và hạt có trong 100g: 9

Bang 2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm 2 - 55 22222222 *22E£++£+zz+zzeeszee 28 Bảng 2.2 Các nghiệm thức thí nghiệm 3 -55-55-<<<<<<c+-c - Bảng 2.3 Các nghiệm thức thí nghiệm 4 5-5552 2+<2+*c+er+errereerrerrres 32

Bang 3.1 Thành phan loài ruồi đục trái gây hại trên mít tại Tiền Giang 33

Bảng 3.2 Số lượng trứng RĐT ở các nghiệm thức thí nghiệm ở các thời điểm

Bảng 3.3 Tỷ lệ (%) ngăn chặn kha năng đẻ trứng của RDT ở các thời điểm

(Hồi (5 Peace tee ee ee ee ee ee 37

Bang 3.4 Số lượng trứng RDT trung bình của các nghiệm thức ở các thời điểm

theo đÕI - - - G1111 11 11111525555551 1111k KHE 111k kg 1111k kg 51x x4 39

Bảng 3.5 Tỷ lệ (%) ngăn chặn khả năng đẻ trứng của RDT ở các thời điểm

HE TÔI] tong E0 t03g080001600850010G101GGS3SIBEIRSBIGGEEDGIEHGOGEIGGEEQHSIEEHRHNESIGI-HES-SiGIGĂS eee 4]

Bảng 3.6 Kết qua thí nghiệm số lần phun dịch trích thảo mộc trong quản lyruồi đục trái gây hai trên mít ccc ++22+2222E222E22E122122112212211211221211211 212212 re 43

1V

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Trang Hình 1.1 Hình dáng cây mít Thái Changal - 55 2222 + S22 *+++vszeseeske 5 Hinh 1.2 Hoa cái và hoa đực của mít Thái Changa1 - -5- 55s =+s=+s=+s2 6 Hình 1.3 Quả mít Thái Changa1 - 5 22 2222221223 1221 121121151121 E51 151 21x 7 Hinh 1.4 Thịt qua và hat mít Thái Changat «00.00.0000 cece eeeseeeeeeeeeteeeeeeeees 8

Hình 1.5 Ruôi đục trái trên mít 2 ccc eeeceecseesesessessceesseesesesseseesesesees 15

Hình 2.1 Bactrocera dorsalis cải và đực - 34 Hình 2.2 Bactrocera umbrosa cải Và Ổực à 2-5525 S S2 Ssssirsrrrrirerres 34 Hình 2.3 Nhộng Bactrocera umbrosa và nhộng Bactrocera dorsalis 35

Hình PL.1 Bồ trí thí nghiệm 2 xác định loại dịch trích thảo mộc hiệu quả nhất

ocr A to RRS Ct TT IN STEERS 53

Hình PL.2 Miếng mít Changai được ngâm qua dịch trích thảo méc 33Hình PL.3 Dịch trích neem ở các nồng độ 1,3, 5, 7, 9%4 e-cee 54Hình PL.4 Các quả mít Changai được bồ trí thi nghiệm phun dịch trích ngoàiđỒng - 52 52222222112112112112112112112112112112112112112112112112111121111211110121211211211 2e 54

Hinh PL.5 Những triệu chứng sau khi gây hại của RDT trên mit 55

1V

Trang 11

GIỚI THIỆU

Đặt van dé

Mit Thái siêu sớm Changai (Artocarpus heterophyllus Lam.) hay còn gọi là mít

Changai có nguồn gốc từ Ấn Độ, những phát hiện khảo cổ học cho rằng mít đượctrồng cách đây 3.000 - 6.000 năm Mít cũng được trồng rộng rãi tại khu vực ĐôngNam A (Sidhu, 2012) Tại Việt Nam, mit được trồng từ Bắc vào Nam, trừ những vùngcao ở miền Bắc Tổng diện tích mít (chủ yếu là mít Thái) ở các tỉnh phía Nam đếntháng 4/2021 đạt hơn 39.000ha, riêng tại ĐBSCL hơn 30.000 ha (Tổng cục thống kê,2021) Thời gian gần đây, giống mít Thái siêu sớm được du nhập từ Thái Lan đangđược phát triển mạnh tại các tỉnh ĐBSCL Mít Thái có thời gian bắt đầu cho trái rấtsớm, cho vụ đầu tiên chỉ sau 12-15 tháng, chất lượng và năng suất khá cao nên đãđược nông dân ở các tỉnh như Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ ưa chuộng

Trước kia, sâu bệnh trên mít không đáng ké song hiện nay, trong điều kiện thâmcanh và tình hình biến đồi khí hậu ngày càng phức tạp làm cho các đối tượng sâu bệnhgây hại trên mít ngày càng phát triển Đặc biệt các loại dịch hại gây hại ở giai đoạntrái, làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của trái mít, trong đó ruồiđục trái là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên trái mít hiện nay

Các biện pháp canh tác, sử dụng thuốc hóa học, giống kháng và vi sinh vật đốikháng được áp dụng để phòng trừ các đối tượng dịch hại tại nhiều nước trên thế giới.Theo Lee và ctv., (2003); Li-yong và ctv., (2003) sử dụng thuốc hóa học tuy mang lạihiệu quả phòng trị cao nhưng có nhiều tác hại như: gây ô nhiễm môi trường, dư lượngthuốc trong sản phẩm, thiên địch bị tiêu diệt, mầm bệnh có thé kháng thuốc, từ đó làm

cho bệnh bùng phát và gây hại trên diện rộng Biện pháp canh tác tốn nhiều công sức,

tác động chậm và hiệu quả thấp khi bệnh đã phát triển mạnh, do đó cần sử dụng kết

hợp với biện pháp khác Sử dung dịch trích thảo mộc dé phòng trị ruồi đục trái gây hại

trên mít là một biện pháp có triển vọng, an toàn với sức khỏe con người, không phát

tán vi sinh vật và không gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng

dịch trích thảo mộc dé phòng tri ruồi đục trái gây hại trên mít ở Việt Nam còn rất hạn

z

K

ché.

Trang 12

Vì những điều trên mà đề tài “Khảo sát thành phần loài và hiệu quả quản lýruồi duc trái Bactrocera spp (Diptera: Tephritidae) của các loại dịch trích thảomộc trên cây mít Changai (Artocarpus heterophyllus Lam.) tại tỉnh Tiền Giang”

đã được thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được thành phan loài rudi đục trái gây hại trên mít Changai tại TiềnGiang và hiệu quả của các loại dịch trích thảo mộc trong quản lý ruồi đục trái gây hạitrên mít nhằm cung cấp thông tin khoa học dé làm cơ sở quản lý loài ruồi đục trái trêngiống mít Changai, góp phan nâng cao năng suất va chất lượng mit

Yêu cau

Thu thập, nhân nuôi và định danh được các loài rudi đục trái gây hại trên mít tạiTiền Giang

Chọn loài rudi đục trái gây hại phổ biến trên mít Changai ở Tiền Giang

Bồ trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả của các dịch trích thảo mộc đối với rudi đụctrái gây hại trên mít trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng

Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện trên đối tượng là ruồi đục trái trên quả mít Changai vàcác loại dịch trích thao mộc: tỏi, hành tím, ngai cứu, neem, sai đất ảnh hưởng đến sự

gây hại của RĐT tại phòng thí nghiệm Côn trùng - Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Cây

ăn quả miền Nam và các vườn mít trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ tháng 5 đến tháng

11 năm 2022.

Trang 13

Chương 1 TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về cây mít

1.1.1 Phan loại khoa học

Cây Mit (Artocarpus heterophyllus Lam.) thuộc chi Artocarpus, họ Dâu tam(Moraceae) cùng với các chi Ficus, Morus và Maclurapomifera thuộc bộ Hoa hồng

Lammarck (Viết tắt thường là Lam.)

1.1.2 Nguồn gốc phân bố địa lý

Trên thế giới, cây mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) có nguồn gốc ở An Độ,thuộc họ dâu tằm (Moraceae) Trong tự nhiên mít được trồng phổ biến từ rất lâu ở cácnước như: Ấn Độ, Myanmar, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Sri Lanka,

Australia, Trung Quốc Ngoài ra, cây mít còn được trồng tại một số châu Phi và châu

Mỹ như: Nam Phi, Kenya, Uganda, Brazil, các nước khu vực Caribean, Florida, quần

dao Hawaii (Crane và ctv., 2002) Cây mit có thé trồng được ở vùng khí hậu nhiệt

Trang 14

đới và cận nhiệt đới, với khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây mít phát triển tốt từ 24 —35°C, khi nhiệt độ dưới 16°C sự phát triển của cây mít bị ảnh hưởng và chết khi nhiệt

độ dưới 0°C Cây mít có thể trồng được trên nhiều địa hình khác nhau từ vùng đồngbằng đất thấp đến vùng đồi núi cao đến 250 m (Craig và Manner, 2006)

Tại Việt Nam, cây mít được trồng phổ biến từ Bắc tới Nam với diện tích trồng

mit cả nước là 42.833 ha, năng suất trung bình 16,8 tan/ha và sản lượng đạt 430.306

tan, ở phía Nam mit chiếm 84% (35.994 ha) được trồng phô biến tại một số tỉnh nhưĐăk Lak, Đồng Nai, Tay Ninh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp với các giống mítnhư: mít Changai, mít Viên Linh, mít Lá Bàng, mít Nghệ mít Tố Nữ (Vũ Công Hau,2001) Giá trị xuất khẩu của mít đạt 50,6 triệu USA chiếm 1,6% trong tổng kimnghạch xuất khẩu cây ăn quả của Việt Nam năm 2018 Hiện nay, cây mit được ngườinông dân xếp vào loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập caocho người trồng mít

1.1.3 Đặc điểm thực vật học

Hình dang cay

Cây mít trồng từ hat, ra hoa khi 4-5 tuôi Mit ưa khí hậu nóng và mưa nhiều Vìvậy ở Việt Nam từ Bắc chí Nam, đâu cũng trồng mít, trừ những vùng cao miền Bắc-ởmiền Nam, vùng Đức Trọng cao 1.000 m mít sinh trưởng phát dục bình thường, duy

có chậm hơn ở vùng thấp, lại có nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn, nên íttrồng mít

Lá xanh đậm, mọc xen kẽ, bóng láng như da, có màu xanh đẹp, gân vàng, lá dài

22,5cm Lá đơn, nguyên, hình trái xoan hay hình trứng ngược, phiến day Các bộ phậncủa cây đều có chất dính và nhựa mủ trắng (Ranasinghe và ctv., 2019)

Trang 15

Hinh 1.1 Hinh dang cay mit Thai Changai.

Hoa

Hoa xuất hiện trên những cuống ngắn, thô, phân nhánh, mọc trên thân chínhhoặc trên các cành lớn Cũng có khi ở cây già, hoa ra cả trên những rễ lớn mọc trồi lêntrên mặt đất Hoa đơn tính, gồm hoa đực và hoa cái, mọc trên cùng một cây (đơn tínhđồng chu) Hoa đực nhiều, không có cánh hoa, mọc chen nhau trên cùng một trục gọi

là cụm hoa đực hình đuôi sóc, nhỏ, dai, bao phan nổi lên trên bề mặt cụm hoa Hoa cái

Trang 16

cũng sinh ra từ cụm, không có cánh, mọc sát nhau trên cùng một trục, to hơn, mỗi cụm

có vài trăm hoa, nhụy chẻ đôi, nôi lên trên mặt cụm hoa Về sau chỉ có một sô hoa cái thụ phân và phát triên thành múi mít Các hoa còn lại tạo thành xơ (Ranasinghe và ctv., 2019).

Quả

Quả mít (loại quả phức) thực chất là một cụm quả gồm nhiều quả con (có múi

và hạt) đính trên một trục nạc (lõi của quả) và được bao kín bởi vỏ quả có gai (do đỉnh

các hoa dính lại mà thành) Quả cũng có thé nặng 5-10 kg Trái non xanh, chuyển xanhvàng khi bắt đầu chín và chín giả thì có màu nâu-mít chín phát mùi thơm Mít thườngtuy trái to nhưng dé vận chuyền hơn vì vỏ day, còn mít tố nữ vỏ mỏng phải tránh đụng

chạm mạnh (Ranasinghe và ctv., 2019)

Trang 17

Vỏ mít

Vỏ bên ngoài là những hợp chất có màu xanh hay vàng khi chín và quả có hìnhnón Phần bên trong là những “quả” (thường gọi là múi, là do bao hoa phát triển hoàntoàn) có màu vàng, thịt quả ngon, dai và ở giữa có lõi Bên ngoài mỗi múi rat trơn,

hình oval (Ranasinghe và ctv., 2019)

Hạt

Hạt mít có màu nâu sáng (vỏ quả trong) được phủ bởi một màng trắng mỏng(vỏ quả ngoài) Hat dai khoảng 2-4em và day 1,25-2cm và bên trong có mau trang vàgiòn Khi chín hoàn toàn sẽ có mùi rất khó chịu, giống mùi củ hành bị phân huỷ, khi

mở bên trong quả sẽ có mùi của quả đứa hay chuối (Ranasinghe và ctv., 2019)

Trang 18

1.1.4 Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây mít sinh trưởng và phát triển từ 20-32°C

Am độ (không khí) thích hợp cho cây mít khoảng 70-75%

Độ am: Độ âm chủ yếu tác động vảo thời kỳ ra hoa, đậu trái, các giai đoạn khác

ít ảnh hưởng.

Ánh sáng: Mít là cây ưa sáng, ánh sáng trong khoảng 2.000-2.500 giờ/năm là

thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển

Pat trồng: Mit là loại cây trồng dễ tính, có thé phát triển trên nhiều loại đấtkhác nhau như: đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất cát, ké ca đất bỏ hoang, đấtphù sa cô bị rửa trôi lân, kali mít vẫn có thé phát triển bình thường Tuy nhiên, mítphát triển tốt nhất trên đất sét pha cát, đất trồng phải cao ráo có tầng canh tác sâu, tốtnhất tầng canh tác day ít nhất 1 m, có mực nước ngầm thấp dưới 1 m so với mặt đất vìcây mít chịu ngập ung kém, dé bị thối rễ khi bị ngập nước nên đất trồng mít phải thoátnước tốt, ở những vùng đất thấp khi trồng phải lên liếp, pH đất thích hợp từ 5-7,5 Mítchịu được đất mặn ở mức trung bình

Nước: Cây mít có khả năng chịu hạn tốt nhờ bộ rễ phát triển và ăn sâu trongđất, có thé chịu được khô hạn từ 3-4 tháng, nhưng dé cây mít phát triển tốt và đạt năngsuất cao nên trồng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ 1.000-2.000 mm Cần chú

ý đến chat lượng nước tưới, không dùng nước phèn, mặn dé tưới cho cây Đối vớivùng đất ven sông có thé bị nhiễm mặn trong mùa nang, do đó cần có đê bao ngăn

Trang 19

mặn, liếp và mương rộng để trữ nước ngọt tưới trong mùa nắng, cần giữ mực nướctrong mương vườn luôn cách mặt liếp ít nhất 0,6 m (Ranasinghe và ctv., 2019)

1.1.5 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

Về giá trị dinh dưỡng:

Mit là một loại trái cây bô dưỡng giàu Carbohydrate, protein, kali, canxi, sắt và

vitamin A, B, C Do hàm lượng carbohydrate cao, mít được bổ sung thành nhiều loại

thực phẩm thiết yếu khác trong thời kỳ khan hiếm ở một số vùng Thịt của mít có

nhiều tinh bột và xơ, là một nguồn cung cấp chất xơ Sự hiện diện của chất chống oxyhóa và chat dinh dưỡng thực vật trong trái cây cho thay mit có đặc tinh chống ung thư.Mit cũng được biết đến dé giúp chữa bệnh loét và chứng khó tiêu (Sidhu, 2012)

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của quả non, quả chín và hạt có trong 100g:

Theo (Azad, 2000); (Hossain va Haq, 2006); (Narasimham, 1990).

Thanh phan Trai non Trai chin Hat

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Jagtap và Bapat, (2010); nồng độ

carbohydrate của các loại hạt mít khác nhau có thé thay đôi từ 37,4% đến 42,5% Quamít có chứa các hợp chất chức năng có khả năng làm giảm các bệnh khác nhau nhưhuyết áp cao, bệnh tim, đột quy và mất xương Nó cũng có khả năng cải thiện chứcnăng cơ và thần kinh Mít cũng rất giàu kali giúp giảm huyết áp và đảo ngược tác độngcủa natri gây tăng huyết áp ảnh hưởng đến tim và mạch máu Điều này lần lượt ngăn

Trang 20

ngừa bệnh tim, đột quy và mat xuong, đồng thời cải thiện chức năng cơ và thần kinh.

Vitamin B6 có trong mit giúp giảm mức hóc môn cysteine trong máu, do đó làm giảm

nguy cơ mắc bệnh tim Mit cũng là một nguồn cung cấp vitamin C đồi dao, giúp bảo

vệ da khỏi những tốn thương xảy ra do hậu qua của quá trình lão hóa tự nhiên và tiếpxúc lâu với ánh năng mặt trời Vitamin C cũng cần thiết cho việc sản xuất collagen,mang lại độ săn chắc và khỏe mạnh cho da, và duy trì sức khỏe răng miệng

(Ranasinghe và ctv., 2019)

Về giá trị kinh tế: Mít Thái tại vườn được thương lái mua ở mức khá cao, daođộng 5 — 23 ngàn đồng/kg, tùy vào chất lượng của mít Với mức giá ôn định, trungbình mỗi năm nhà vườn có thé lãi trên 50 triệu đồng/công

1.1.6 Kĩ thuật trồng và chăm sóc

1.1.6.1 Thời vụ trồng

Mit có thé trồng quanh năm nếu chủ động được nguồn nước tưới, nhưng tốtnhất là trồng vào đầu mùa mưa vào tháng 6-7 dương lich dé giảm chi phí công tưới vacây dễ sống hơn Tuy nhiên mùa mưa ầm độ không khí cao dé tao điều kiện cho sâubệnh tấn công cây con, do đó cần chú ý phun thuốc ngừa sâu bệnh (Hossain và Haq,

2006)

1.1.6.2 Mật độ và khoảng cách trồng

Tùy theo từng loại đất, giống, phương pháp nhân giống mà khoảng cách cây

trồng có thể thay đổi khác nhau cho phù hợp, thuận lợi cho sự phát triển tốt nhất cho

cây trồng Đối với các giống nhập nội như giống mít Thái siêu sớm có tán cây nhỏ,cho trái sớm nên có thể trồng ở mật độ dày hơn 3-4 x 3-4 m Sau khi khai thác tráiđược 5-7 năm có thé chặt bỏ cây ở giữa dé đảm bảo độ thông thoáng cho cây, tránhtrường hợp cây che rợp nhau hoặc có thể trồng cây cách cây 5-6 m ngay từ đầu

(Hossain và Haq, 2006)

1.1.6.3 Cách trồng

Trước khi đặt cây giống cần đào lỗ ở giữa mô rồi bón 200 gram phân DAP vào

hố có chiều sâu khoảng 25 cm, rồi phủ lên một lớp đất mỏng Dùng dao cắt ngang đáybau, cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại và roc 1/2 túi bầu phía dưới lên, đặt cây con

1

Trang 21

xuống lấp đất lại dùng tay ém chặt đất xung quanh, sau đó kéo túi bầu từ từ lên đểkhông bị vỡ bầu và lấp đất lại ngang mặt bầu sau đó tưới nước cho cây (Hossain và

Haq, 2006)

1.1.6.4 Quản lí cỏ dai

Mít sau khi trồng xong cần phải dùng rơm rạ, cỏ khô tủ một lớp mỏng trên mô

giúp cây giữ âm, không bị rửa trôi đất, phân bón hữu cơ và hạn chế cỏ dại Cây còn

nhỏ nên làm sạch cỏ đề tránh cạnh tranh dinh dưỡng (Hossain và Haq, 2006)

1.1.6.5 Quan lí nước

Cây mit là loại cây ăn trái chịu ung kém nên cần có hệ thống thoát nước tốt chocây vào mùa mưa Trong 2 năm đầu cần tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng và pháttriển Nếu tháng đầu sau khi trồng gặp khô hạn phải tưới nước thường xuyên 2 - 3ngày một lần, sau đó giảm dan 4 - 5 ngày một lần (Hossain và Haq, 2006)

1.1.7 Bệnh hại trên mít

1.1.7.1 Bệnh do Nắm gây ra

Bệnh thối gốc chảy nhựa

Tác nhân gây bệnh: do nam Phytophthora palmivora gây ra

Triệu chứng và cách gây hại: Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và cónhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấmPhytophthora palmivora xâm nhập Triệu chứng ban đầu là vùng gốc bị chảy nhựamàu đỏ nâu, khi bóc lớp vỏ ở chỗ bệnh sẽ thấy phần gỗ ở phía dưới có màu hồng nhạt

và có những đốm màu hơi tím, viền gon sóng Nếu không phát hiện sớm và trị kịp thờibệnh sẽ lan rộng ra xung quanh, sau vài tháng có thể bao kín hết chu vi gốc, làm cho rễthối, lá bị vàng và rung Nắm tan công gây nên tốn thương trên bề mặt trái và có thégây ra toàn bộ trái bị thối Khi nhiễm nam Phytophothora palmivora thân cây bị thâmđen, chảy nhựa màu nâu làm chết mô, gây nứt vỏ, thối thân và rễ cây bị nhiễm nặng cóthể bị chết (Gupta và ctv., 2022)

Trang 22

Bệnh thối nhũn

Tác nhân gây bệnh: do nam Rhizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nênTriệu chứng và cách gây hại: thường xảy ra khi cây con ở vườn ươm có độ 4mcao, qua ram rạp; bệnh lây lan rất nhanh Nắm tan công lên vùng rễ và gây chết cây ởgiai đoạn chưa trưởng thành Trên thân gốc và bề mặt vật liệu trồng cây có nhiều hạch

nam tròn to, nhỏ dầy đặc và lây lan rất nhanh Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi

xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng (Gupta và ctv., 2022)

Bệnh thối trái

Tác nhân gây bệnh: do nam Rhizopus (Rhizopus oryzae, Rhizopus artocarpi,

Rhizopus stolonifer) gay ra.

Triệu chứng va cách gay hại: bệnh thường xảy ra ở những nơi có lượng mua

cao, đặc biệt giai đoạn mưa bão Bệnh chủ yếu hại hoa và trái non Đầu tiên là nhữngđốm mau nâu, ướt, mềm trên hoa và trái non Sau đó, một lớp mỏng bao tử dạng bộtđen và khuẩn ty màu trắng bao phủ bề mặt vết bệnh Dần dần, một lớp nắm màu đenbao phủ quanh trái, trái bị thối đen, teo lại, khô dần trên cây (Gupta và ctv., 2022)

Bệnh thán thư

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nam Colletotrichum gloeosporiodes gây ra, phátsinh ở những vườn có am độ cao Bệnh tan công và gây hại ở giai đoạn trước thuhoạch nhưng nguy hiểm hơn ở giai đoạn sau thu hoạch

Triệu chứng và cách gây hại:

+ Trên lá (còn gọi là bệnh đốm 14): vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ singnước, có mau nâu den, lan rộng dan, hình thành vết bệnh to, có màu xám ở giữa vàmau nâu tối ở ria Khi vết bệnh phát triển sẽ hình thành những quang đồng tâm rất đặctrưng có thé quan sát được va dé phân biệt với bệnh khác

+ Trên chéi non: vết bệnh ban đầu là một cham nhỏ, sing nước, mau tối, lan

rộng dan khi gặp thời tiết thích hợp, bao quanh chéi, khiến phần phía trên bị khô vàchết dan

Trang 23

+ Trên quả: vết bệnh đặc trưng là những đốm màu nâu tối, gần tròn, mềm trên

vỏ quả Bên dưới vét bệnh, thịt quả bị thối, màu nâu đen Vết bệnh lan rộng nhanh và

ăn sâu vào trong khi gặp điều kiện thuận lợi gây thối trái và giảm chất lượng trái

(Gupta và ctv., 2022)

1.1.7.2 Bệnh do vi khuẩn

Bệnh đen xơ mít

Tác nhân gây hại: do vi khuan (Pantoea stewartii Smith) gây ra

Đặc điểm gây hại: bệnh xuất hiện nhiều và phổ biến trong mùa mưa nơi có am

độ cao; bên cạnh đó, việc cung cấp thiếu Bo đặc biệt trong điều kiện đất bị nén dé,thiếu hữu cơ, đinh dưỡng bề mặt đễ bị rửa trôi làm tăng tỷ lệ bệnh Hiện tượng đen xơ

mít với biểu hiện bên ngoài trái không có gì khác biệt so với trái bình thường, tuy

nhiên bên trong cuống trái xuất hiện màu nâu chạy dọc theo các mạch dẫn trongcuống Đối với cùi trái, khi bị đen xơ cũng xuất hiện các đốm nâu nhạt khi bị nhẹ vàcác đốm nâu sẽ lan rộng, san sùi khi bị nặng Đối với xơ bị đen, trên bề mặt xơ xuấthiện những đốm có màu từ nâu tới nâu đen, các đốm này có hình dạng và kích thướckhác nhau, dùng tay chạm vào có cảm giác nhám, san sùi Về cảm quan bên ngoài, cácmúi xuất hiện hiện tượng này có màu sắc và mùi vị tương tự những múi bình thường

và thường biểu hiện nặng hơn trên xơ, khi bị nặng các xơ và múi gần nhau sẽ bị dínhlại, các đốm den này lan rộng, san sùi, rõ rệt trên bề mặt múi làm mat giá trị của tráimít Hiện tượng này xảy ra nhiều ở cây tơ hơn là những cây trưởng thành, những tráigần mặt đất cũng bị nhiều hơn những trái trên cao (Gapasin và ctv., 2014)

1.1.8 Sau hại trên mit

1.1.8.1 Sâu đục trái mít (Glyphodes caesails)

Đặc điểm gây hai: Con trưởng thành có màu nâu nhạt với một số đốm nâu sam

và trên mỗi cánh có các sọc mau cam được viền màu nâu sam, đẻ trứng vào ban đêmtrên vỏ trái non Au trùng màu trắng, cơ thé có màu cham đen, đầu màu vàng Vòngđời của sâu khoảng 23 ngày Gây hai nặng nhất phan tiếp giáp giữa các trái hay giữa

trái tiếp giáp với thân cây Sâu có thé tan công nhiều vị trí trên trái nhưng pho biến

nhat la tân công chô gân cuông trai; sâu non mới nở đục ngay vào trai, phá hại từ khi

Trang 24

trái còn rất non đến khi sắp chín, sâu đục vào trong trái ăn phần thịt dưới vỏ, bên ngoài

16 đục có thải ra đám phân màu đen Trái bị sâu hại có thé vẫn phát triển nhưng ngayvết đục thường bị thối sau đó khô đi làm giảm chất lượng trái Nếu gây hại nặng trái cóthê bị rụng sớm làm giảm sản lượng trái (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015)

1.1.8.2 Xén tóc nau đục thần (Batocera rufomaculata)

Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành là bọ cánh cứng, mau đen, có sừng dai.Thời gian hoạt động chính của con trưởng thành lúc trời mát, đặc biệt là chiều tối từ18-21 giờ Au trùng có đặc điểm là đầu to, cứng, có răng cứng dé đục khoét sâu vàothân Sâu non hóa nhộng trong một bao nằm bên trong lớp vỏ cây Con trưởng thành

đẻ trứng vào những vết thương có sẵn trên cây hoặc dùng hàm dưới cắn tạo vết thương

và đẻ trứng vào đó Sâu non nở ra đục vào phần dưới vỏ để ăn và phát triển, nơi sâugây hại trên thân cây có lỗ nhỏ và mọt đùn ra bên trong Đây là đối tượng gây hạinghiêm trọng, tấn công vào mạch gỗ của thân cây làm cây chết nhanh và tạo điều kiệncho các loại nắm cơ hội tấn công gây hại (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015)

1.1.8.3 Rudi đục trái (Bactrocera spp.)

Đặc điểm gây hại: Rudi thường gây hại vào mùa mưa Con cái dùng ống đẻtrứng chích vào vỏ trái để đẻ trứng vào bên trong trái, vết chích nhỏ nên khó nhìn thấy

Au trùng sống bên trong trái làm thối phan thịt trái Rudi gây hại nhiều khi trái gầnchín đến chín Triệu chứng thé hiện trên trái mít có những đốm thối nâu, có nhiều chatnhựa đục chảy ra trên trái, ngay nơi bị hại mềm nhin, doi tạo thành những lỗ nhỏ trêntrái và búng mình ra khỏi trái Dòi gây hại tạo điều kiện các vi sinh vật khác bội nhiễmnên làm trái mau thối (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015)

Trang 25

1.1.8.4 Rệp sáp (Nipaecocus viridis, Pseudococcus corymbosus và Ferrisia virgata)

Đặc điểm gây hai: Con trưởng thành có con đực va con cai; con đực có đôi cánh

mỏng, con cái màu vàng đài 3 - 4 mm trên mình phủ đầy những tua và bột sáp màu

trang, đẻ trứng thành bọc bên ngoài có lớp sáp bao lại Rệp sáp thường phát triển mạnhvào mùa khô Vòng đời từ 25 - 30 ngày Rệp chích hút trên lá, trên trái, hoa, rệp tấncông từ khi trái còn nhỏ đến khi thu hoạch làm cho trái phát triển chậm Ngoài ra, rệptiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nam bồ hồng phát triển làm giảm pham chat trái

(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015)

1.1.8.5 Rầy mềm (Greenidea sp.)

Đặc điểm gây hại: Rầy mềm là loài côn trùng nhỏ, thân mềm, hình quả lê cómột cặp ống tiết sáp nhô ra từ phần bụng đốt thứ năm hoặc thứ sáu Âu trùng vàtrưởng thành hút nhựa cây từ lá, chồi và búp làm cho lá bị quăn, cây còi cọc khôngphát triển được và có thé gây khô héo, chết cây nếu chúng tan công vào giai đoạn cây

non (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015)

1.2 Tông quan về ru6i đục trái

1.2.1 Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học

Trên cây mít có nhiều loài rudi đục trái gây hại trong đó có 02 loài ruồi đục tráigây hại phổ biến là: Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera umbrosa Fabricius

(narasimham, 1990).

Trang 26

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Loài Bactrocera dorsalis Hendel: Giai đoạn trứng 1 ngày, ấu trùng: 6 - 35 ngày,

nhộng: 10 - 12 ngày, thành trùng: 30 - 90 ngày Trứng của Bactrocera dorsalis Hendel

có hình elip, nhẫn, thon dài, hơi cong và thon ở một đầu Đầu sau tròn rộng và đầutrước nhọn và có màu trắng sáng va chuyển sang màu nâu sẫm khi gan nở Kết quaquan sát hình thái cho thấy chiều đài khoảng 1,36 + 0,12 mm và chiều rộng khoảng0,25 + 0,13 mm Âu trùng có hình trụ, không chân, thân hình thon đài, nhọn về phíatrước Móc miệng màu đen được rút lại và mở rộng ra bên ngoài cơ thể tại thời điểm

ăn Thời gian trung bình của ấu trùng là 8,50 + 0,84 ngày, ấu trùng mới nở có màu

trắng nhạt với cơ thể trong mờ và các tuổi sau đó chuyền sang mau vàng nâu Ruồi đục

trái Bactrocera dorsalis Hendel hóa nhộng trong cát 4m, đất 4m Nhộng hình trụ cómàu vang nhạt đến nâu vàng khi mới hình thành Sau đó, chuyển sang xám nâu với 11phân đoạn rõ rệt Chiều dài nhộng 4,08 + 0,5 mm và chiều rộng là 1,82 + 0,69 mm

(Naik và ctv., 2017).

Loài ruôi đục trái Bactrocera umbrosa Fabricius có chiêu dài thân, chiêu dai cánh, chiêu rộng cánh, chiêu dài chân sau và chiêu dài xương chày lân lượt là 7,87; 5,92; 2,78; 5,38 và 1,79 mm (Hasairin, 2020).

* Cach gay hai

Rudi đục trái là đối tượng dịch hại trên nhiều loài cây ăn trái, rau quả Sự thiệthại do rudi đục trái gây ra cho cây trồng có thé lên đến 75-100% như khé, ôi, xoài, mít

ở Mã Lai (Meksongsee và ctv., 1991)

Giống Bactrocera là giéng gây hại kinh tế nặng nhất, với 40 loài gây hại đượcxem là quan trọng nhất (White và Elson-Harris, 1992) Phần lớn chúng ăn tạp, nhữngloài quan trọng như Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera cucurbitae trên bau bí,Bactrocera oleae trên cây olive, Bactrocera tryoni gây hại nhiều ở Queensland,Bactrocera zonata trên cây đào Anastrepha là giỗng có nhiều loài gây hai nặng ở

Trung và Nam Mỹ Trong đó loài Bactrocera dorsalis Hendel là một dịch hại nghiêm

trọng của nhiều loại cây ăn quả (Mo và ctv., 2014) xác định nó như là một trong nămloài gây hại quan trọng nhất của nông nghiệp Đông Nam Á

Trang 27

Theo Agrawal và ctv, 1991 ký chủ của ruồi đục trái Bactrocera umbrosa

Fabricius là sa kê (Artocarpus altilis), các loài mit (Artocarpus heterophyllus, Artocarpus integer, Artocarpus odoratissimus) và khô qua (Momordica charantia).

Theo (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015) thì trên cây mít có hai loài ruồi đục trái làBactrocera dorsalis Hendelvà Bactrocera umbrosa Fabricius Loài ruồi đục tráiBactrocera umbrosa Fabricius có ky chủ hẹp chủ yêu trên mít và sa kê Rudi thườnggây hại chủ yếu vào mùa mưa Rudi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng

bay xa Con cái dùng ống đẻ trứng chích vào vỏ trái đẻ trứng vào bên trong trái Vết

chích rất nhỏ nên khó nhìn thay Au trùng có mau trắng ngà (hay còn gọi là đòi ), sốngbên trong trái làm thối đi phần thịt trái Khi đây sức, dòi chui ra khỏi trái rơi xuống đấthóa nhộng Rudi phá hại nhiều khi trái gần chín đến chín Triệu chứng thể hiện trêntrái mít có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra trên trái, ngay nơi bịhại mềm nhiin, doi đục tạo những lỗ nhỏ trên trái và bún mình ra khỏi trái Dòi gây hạitạo điều kiện các vi sinh vật khác bội nhiễm nên làm trái mau thối Chẻ bên trong thịttrái bị thối hư Dòi có khả năng bún mình rất xa Trên một trái mít thì có rất nhiều con

doi.

Theo (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015), RĐT pha hoại ở giai đoạn ấu tring Autrùng đục ngay vào trong trái, ăn phần mềm, thải ra chất thải như phân tạo điều kiện

cho vi khuẩn, nắm bệnh xâm nhập gây hư, rụng trái; làm giảm năng suất và chất lượng

trái đáng ké có khi thiệt hại trên 90%

1.2.2 Biện pháp quan lý

Các phương pháp kiểm soát thường được sử dụng bao gồm phun thuốc trừ sâubao phủ, phun bả protein tại chỗ, vệ sinh vườn cây ăn quả và bao trái, và những điều

này chủ yêu nhằm mục đích ngăn ngừa thiệt hại trực tiếp đối với quả hoặc đạt được sự

ức chế quan thé trong các vườn cây ăn quả riêng lẻ Các kỹ thuật kiểm soát này chophép sản xuất trái cây đủ chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước dé xuấtkhâu sang một số nước ở châu Á và châu Âu, nơi RĐT không phải là dịch hại kiểmdịch Xuất khâu sang các thị trường nơi ruồi đục trái là dịch hại kiểm dich phức tạphon và được tạo điều kiện thông qua bố sung các biện pháp xử lý khử trùng sau thu

hoạch (Muñoz Reyes và ctv., 2000)

Trang 28

Gần đây, một số quốc gia đã thành công trong việc xây dựng quy trình quản lýtổng hợp dịch hại trên cây ăn trái, giảm việc sử dụng thuốc BVTV và mang lại hiệuquả kinh tế trong sản xuất Điều quan trọng là, sản phẩm mang tính an toàn cho ngườitiêu dùng và an toàn về môi trường, cân bằng hệ sinh thái của vườn canh tác Mộttrong những vấn đề khó khăn trong sản xuất mít là ruồi đục trái Trái bị gây hại, sảnlượng giảm, chất lượng trái giảm dẫn đến thu nhập của nông dân giảm đáng ké Sauđây là một số biện pháp quản lý ruồi đục trái đã được nghiên cứu:

1.2.2.1 Biện pháp canh tác

Việc loại bỏ trái để làm giảm thiệt hại ruồi được (Yang, 1991) báo cáo ở TrungQuốc Bactrocera citri, là một loại dich hại nghiêm trọng ở Trung Quốc, đã đượcphòng trừ bằng biện pháp vệ sinh đồng ruộng Ở quận Jangien, tỉnh Sichuan, hơn 8

triệu trái nhiễm đã bị tiêu hủy trong quá trình thực hiện từ năm 1951-1952 Mức độ

nhiễm đã giảm từ 25% trong năm trước xuống còn 0,5% vào năm 1953

Bao từng trái riêng lẽ trên cây với bao giấy dé ngăn chặn sự đẻ trứng và có thé

sản xuất ra những trái sạch ruồi ngay cả khi mật số ruồi rất cao, đây cũng là một biệnpháp phòng trừ ruồi duy nhất tại một số nước Châu A Ví dụ ở Malaysia, khé đượctrồng và áp dụng phương pháp này hơn 70 năm Vào năm 2000 đã được sản xuất vàxuất khẩu sang Châu Âu, Hồng Kông, Singapore bằng kỹ thuật này Bao trái cũngđược áp dụng trong sản xuất xoài ở Philippine, đặc biệt ở đảo Cebu và cho một số loạitrái cây ở Đài Loan Trái 6i được bao bằng mang poly phân hủy sinh học, 6-9 tuầntrước khi thu hoạch, ruồi đục trái được kiểm soát hiệu quả Bao trái không chỉ bảo vệtrái không bị ruồi đục trái tan công mà còn cải thiện màu sắc và chất lượng của trái

(Mitra và ctv., 2006)

Theo (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015) biện pháp bao trái có hiệu quả rất cao (Baogiấy dầu, bao keo áo) Thu gom những trái đã bị nhiễm ra khỏi vườn, ngâm vào trongnước hoặc chôn thật sâu đưới dat dé diệt âu trùng và nhộng Thu hoạch những trái chín

sớm, không nên để trái chín lâu trên cây vì mùi của trái chín sẽ hấp dẫn ruồi vào vườn

Trang 29

1.2.2.2 Biện pháp sinh học

Nhiều loài ký sinh và ăn môi được ghi nhận ở Thai Lan (Meksongsee và ctv.,1991) và An Độ (Agrawal và ctv, 1991).Một số loài ký sinh trứng và một số khác kýsinh ấu trùng, nhìn chung tỷ lệ ký sinh tối đa khoảng từ 10-40% trên quan thé rudi đục

trái.

Môi protein có thé thu hút cả ruồi đực và ruồi cái Chúng đặc biệt hấp dẫn đốivới rudi cái mới xuất hiện, chúng cần ăn protein dé trưởng thành và phát triển trứng.Các thành phan được sử dụng, cách thức và thời điểm môi được áp dung, ảnh hưởnglớn đến hiệu quả trong quản lý ruồi đục trái

Một số chất hấp dẫn đã được phát triển để kiểm soát loại dịch hại này, chẳng

hạn như Cuelure, Methoxybutyrophenone, Isoeugenol, có khả năng thu hút thành trùng

cái (Wang và ctv., 2013) Phương pháp thân thiện với môi trường này có thể làm giảmviệc sử dụng hóa chất thuốc trừ sâu (Jin và ctv., 2015)

Các chất bay hơi từ một số cây ký chủ có hiệu quả hap dẫn cao đáng ké đối với

ruồi đục trái Bactrocera dorsalis Hendel Cho đến nay, các chat bay hoi từ xoài (Shi

và ctv., 2010), sáp táo (Jin và ctv., 2015), sầu riêng (Mo và ctv., 2014) và chuối

(Shuying và ctv., 2006) đã được chứng minh là có tiềm năng phát triển thành các chấthap dẫn hiệu quả cho quan lý Bactrocera dorsalis Hendel Chất ngọt, một chat phụ giathực phẩm được sử dụng rộng rãi cho con người, cũng đã được sử dụng dé kiểm soátcôn trùng Đối với Bactrocera dorsalis Hendel, chất làm ngọt tự nhiên Erythritol vàchất làm ngọt nhân tạo Aspartame và Saccharin đã được tìm thấy có hiệu quả trongviệc giảm tỷ lệ sống của ruồi đục trái (Zheng và ctv., 2016)

Một số hóa chất được gọi là thuốc trừ sâu có tác dụng gây ngán ăn và ngăn cản

sự đẻ trứng đối với Bactrocera dorsalis Hendel Hiện nay, việc sử dụng kết hợp thuốctrừ sâu với nhiều chất hap dẫn có thé làm tăng đáng ké hiệu quả kiểm soát ruồi đục trái

va trở thành phương pháp chính dé kiểm soát Bactrocera dorsalis Hendel ở TrungQuốc

Theo Castillo và ctv (2000) báo cáo tỷ lệ chết 100% ở ruồi đục trái Dia Trung

Hải Ceratitis capitata áp dụng 1x10° bào tử/mL Metarhizium anisopliae Cac chủng

Trang 30

khác của loài nam này đã được tìm thấy có độc lực đối với thành trùng và au trùng củaAnastrepha fraterculus Wied đã đánh giá 16 chủng Beauveria bassiana kiểm soátthành trùng Ceratitis capitata và tìm thay mức độ chết từ 20 đến 98,7% Theo CamposCarbajal (2000) thử nghiệm M⁄e/arhizium anisopliae và Beauveria bassiana đề kiểmsoát Anastrepha ludens trưởng thành đã báo cáo ty lệ chết từ 82-100%.

Hiện nay kiểm soát sinh học loài ruồi đục trái này cần sử dụng ong ký sinhtrứng và nhộng Fopius arisanus, Diachasmimorpha longicaudata ong ký sinh au trùng

và nhộng, ong ký sinh ấu trùng tuổi nhỏ Fopius vandenboschi, ong ký sinh nhộng

Pachycrepoideus vindemmiae, Spalangia endius (Vargas và ctv., 2007; Zhao và ctv., 2013)

Một số chất chiết xuất từ cây trồng cũng được phát hiện là có tác dụng đây lùihoạt động đẻ trứng của ruồi đục trái như dịch của cây thuốc lá dai Solanummauritianum Scop, các chất trong cây neem Azadirachta indica Adr (Hassan, 1998)

1.2.2.3 Biện pháp hóa học

Biện pháp hóa học đã được sử dụng kiểm soát 21 loài ruồi đục trái trên 20 quốc

gia Phun thuốc va bã mỗi được áp dụng chính bao gồm trong các nghiên cứu kiểm

soát hóa học, ngoại trừ ở Tây Ban Nha, chủ yếu áp dụng nhiều thuốc hóa học Các loạithuốc trừ sâu như Imidacloprid, Chlorpyrifos, Thiacloprid, Malathion cũng được

nghiên cứu với Anastrepha fraterculus, Anastrepha ludens, Zeugodacus cucurbitae, Bactrocera dorsalis Hendel, C capitata (Liburd va ctv., 2004, Juan—Blasco va ctv.,

2013, Conway va Thomas Forrester, 2011, Harter va ctv., 2015)

Hiện nay, có rat nhiều thuốc trừ sâu được sử dung trong phòng trừ ruồi đục trái

Các loại thuốc trừ sâu gốc cúc tổng hợp như Cypermethrin có khả năng diệt ruồi thànhtrùng tốt, trong khi Fenthion và Dimethoate có hiệu quả trong việc diệt trứng và ấutrùng ruồi nằm trong trái Thuốc trừ sâu sử dung đúng cũng là một thành phần hữu ích,nhưng khi dùng sai có thể dẫn đến nhiều vấn đề Khi áp dụng chúng trong công tácphòng trừ ruồi đục trái cần xem xét những vẫn đề quan trọng như sau:

Trang 31

Sử dụng thuốc hóa học phối hợp với chất hấp dẫn protein thủy phân Cả thànhtrùng đực và cái đều bị hấp dẫn bởi những nguồn protein có tiết Ammunia (Nguyễn

Thị Thu Cúc, 2015)

1.3 Tổng quan về dịch trích thảo mộc

1.3.1 Tỏi (Allium sativum L.)

Tỏi là một loại cây trồng có nguồn gốc từ Dia Trung Hải Ở Việt Nam tỏi được

trồng nhiều ở miền Bắc và miền Trung Trong tỏi có một ít idt và tinh dau (100 kg tỏi

có chứa 60-200 g tinh dầu) Thành phan chủ yếu của tỏi là alixin CøHioOSs một hợpchất sulfur có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh (Đỗ Tat Lợi, 1999)

Theo (Jin và ctv., 2015) đã phân tích sắc ký khí quang phô ghi nhận tinh dau tỏigiàu thành phần Diallyl trisulũde (33,57%), Diallyl disulfide (30,93%) và Methyl allyltrisulfide (11,28%) độc hại đối với côn trùng

Tác dụng của tỏi là chất xua đuôi, thuốc trừ sâu, thuốc trừ tuyến trùng, thuốctrừ nắm và chất khang sinh Dau tỏi có tác dụng phổ rộng, có kha năng diệt nhiều loại

côn trùng Tinh dau tỏi làm ấu trùng nhện Rhipicephalus microplus 10 ngày tuôi chết

cao đạt 90-100% (Jin và ctv., 2015), diệt nhện Hyalomma marginatum rufipes Koch và

Rhipicephalus pulchellus Gerstacker, đã sử dụng dịch chiết tỏi sạch nồng độ 10 và100% làm giảm sức sống của nhện cái Dermanyssus gallinae De Greer tỏi là mộtchất có tác dung xua đuôi và không trực tiếp diệt nhện

Ngoài ra, dịch trích tỏi từ acetone có thé diệt ấu trùng Spodoptera litura, trừng

Helicoverpa armigera và một số sâu hại trên đậu bắp Theo V6 Thị Thu Hà (2019) ghinhận dầu tỏi là một trong những hoạt chất đăng ký phòng trừ các loài sâu hại câytrồng Nhóm độc IV, thời gian cách lý ngắn 2-3 ngày Các chế phâm đang sử dụng tại

Việt Nam như Bio Repel 10 DD, Bralic-Tỏi, Tỏi 12.5 DD.

1.3.2 Cu hành (Allium cepa L.)

Cây hành có nguồn gốc ở miền Tây Á, hiện nay được trồng nhiều nơi trên khắpthé giới Thanh phần hóa học của củ hành Allium cepa L chủ yếu là allyl-disulfur,allyl-propyl-disulfur Theo Nguyễn Thị Nhật Thắng (2019) đã đánh giá tính xua đuôicủa củ hành tím 47m cepa trên âu trùng nhện Leptotrombidium deliense (Acari:

2

Trang 32

Trombiculidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy tại nồng độ 10%dịch trích xua đuổi đạt 80-96% Hai phân nhóm flavonoid được tìm thấy trong hànhtím, anthocyanins, mang lại màu đỏ / tím cho một số giống và flavanols như quercetin

và các dẫn xuất của nó tạo ra màu vàng và nâu của nhiều loại khác Các hợp chất từhành tây đã được báo cáo là có một loạt các lợi ích sức khỏe bao sồm các đặc tínhchống ung thư, hoạt động chống kết tập tiểu cầu, hoạt động chống huyết khối, tác dungchống bệnh tim và kháng sinh Ở đây chúng tôi xem xét nông học của cây hành, hóasinh của các hợp chất sức khỏe và báo cáo về đữ liệu lâm sàng gần đây thu được bằngcách sử dụng chiết xuất từ loài này (Gareth Griffiths, 2002)

1.3.3 Neem (Azadirachta indica A.)

Theo Nguyễn Thị Bach Lê (2007) cây neem có tên khoa học là Azadirachta

indica A chúng được biết đến rất sớm vào năm 1830 bởi De Jussieu Cây neem là bảnđịa của Ấn Độ Nghiên cứu cho thấy chất chiết xuất từ cây neem có ảnh hưởng đếngần 200 loài côn trùng, hầu hết các sản phâm neem thuộc loại trung bình đến khá, làthuốc trừ sâu phổ rộng Các dịch chiết từ neem dung đề kiểm soát dich hại có thé từ lá,

hạt nhân của hat neem, chiết xuât bánh neem, dâu neem.

Tac dung sinh học của neem lên côn trùng:

Điều hòa sinh trưởng côn trùng: được chi phối bởi một loại enzyme có tên làecdysone, khi độc tính Aradirachtin từ cây neem vao trong cơ thé côn trùng, các hoạtđộng của ecdysone bị ức chế làm cho ấu trùng không thé lột xác va dẫn đến chết Nếunồng độ Aradirachtin không đủ cao, ấu trùng sẽ chỉ chết sau khi đã hóa nhộng

Hạn chế quá trình tiêu hóa thức ăn của côn trùng: đây là đặc điểm quan trọng

nhất của cây neem trong việc kiểm soát dịch hại Tác dụng này làm côn trùng cảm thấy

đói và thèm ăn, sau khi ăn phải thức ăn có chứa các độc tính trong cây neem như azadirachtin, salanin va melandriol làm cho côn trùng khó tiêu hóa và có cảm giác nôn.

Ngăn chặn sự đẻ trứng: một cách khác mà neem kiểm soát sâu bệnh hại bằngcách ngăn chặn con cái đẻ trứng trong thời gian đẻ trứng theo chu kì sống của nó

Trang 33

Việc sử dụng các sản phẩm từ neem không lập tức cho kết quả như các loạithuốc hóa học trừ sâu khác mà phải cần thời gian sau khi áp dụng mới đạt được hiệu

quả (Lê Thị Thanh Phượng và ctv., 2010)

Theo Mahfuza va ctv (2007) dịch trích neem có tác dụng ngăn chan sự đẻ

trứng của ruồi đục trái Bactrocera cucurbitae va Bactrocera dorsalis Hendel trên cây

dưa lưới.

Theo Thakur và ctv (2013) tiến hành thí nghiệm sử dụng dịch trích từ neem,nghệ, tỏi và cây ngũ sắc đối với ruồi đục trái Bactrocera spp trên cây cà chua và câydưa leo Kết quả ghi nhận đối với dịch trích neem có hiệu quả ngăn chặn sự đẻ trứngcủa ruồi đục trái cao hơn các loại địch trích còn lại với tỷ lệ là 88,7% và 90,1 % đối

với loài B cucurbitae và B tau.

1.3.4 Ngai cứu (Artemisia vulgaris L.)

Còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp Thuộc họ Cúc Asteraceae.Theo Đỗ Tắt Lợi (1999) ta dùng lá có lẫn ít cảnh non-Folium Artemisiae-phơihoặc sấy khô của cây ngải cứu Tinh dầu ngải cứu thuộc các tinh dầu có tính chất làm

kích thích cho say.

Cây ngải cứu là một cỏ sống lâu năm, cao 0,04 — 1,5 m, lá mọc so le, rộng,không có cuống (những lá phía dưới cây thường có cuống), lá xẻ nhiều kiểu, từ xẻlông chim đến xẻ từng thùy theo đường gân Mặt trên lá tương đối nhẫn, màu xanh luc,mặt đưới màu tro trắng do có rất nhiều lông nhỏ trắng Khi khô lá mặt trên hơi xámnâu, nhưng mặt dưới vẫn trắng Hoa mọc thành chùm, rất nhiều đầu trạng Vò nát cómùi thơm hắc Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từngchùm kép ở đầu cành Quả bé nhỏ, không có tam lông Mùa hoa tháng 10 — 11 (Hà,

2019)

Ngải cứu chứa nhiều Flavonoid khác nhau Bao gồm 7 hoạt chất thuộc nhómflavones, 2 thành phần thuộc nhóm glycoside flavone, flavonol và 8 hoạt chất thuộcnhóm flavonol glycoside Lá ngải cứu chứa tinh dau (trong đó chủ yếu là Cineol, a —

thuyon) Ngoài ra còn có tanin, một ít adenin, cholin, tetradecatrilin, arachyl alcol, tricosanol (Võ Thi Thu Hà, 2019)

Trang 34

Các nhà khoa học đã xác định được 51 hợp chất có trong tinh dau cây ngai cứubao gồm a-pinen, long não, camphene, germacrene D; 1,8- cineole; B-caryophyllene

và a-thujone Khói tinh dầu ngai cứu có kha năng chống lại ruồi nhà, mot đỏ, mọt đỏ

và mọt đục hạt Các đặc tính diệt côn trùng của tinh dầu ngải cứu là do sự hiện điệncủa Camphene, Chloro và a-thujone Long não trong tinh dầu gai cứu có đặc tínhchống lại sâu bướm (Hạ Chí Lộc, 2021)

1.3.5 Sài đất (Wedelia chinensis)

Còn gọi là húng trám, ngồ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc (danh pháp khoa

học: Wedelia chinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc Loài này được

Pruski miêu tả khoa học đầu tiên năm 1996

Cây thân thao, mọc bò dưới đất, chiều dài thân có thé phát triển tới 40cm Toànthân cây sài đất màu xanh, bên ngoài bao phủ bằng một lớp lông trắng Lá sài đất hìnhbầu dục, có lông ở cả mặt trên và mặt dưới, mọc đối xưng, mép lá hình răng cưa to.Trên lá có nhiều gân, trong đó gân chính mọc ở giữa lá và nổi rõ ở phía mặt dưới Sàiđất cho ra hoa ở các nách lá hoặc đầu ngọn cành, hoa chứa nhiều cánh màu vàng tươi.Qua nhỏ, bên ngoài vỏ không có lông (Đỗ Tắt Lợi, 1999)

Cây sài đất đã được Govindachari và Nagarajan nghiên cứu từ năm 1956 trong

lá có chứa một hoạt chất lacton hay còn gọi là Wedelolacton với tỷ lệ là 0,05% (ĐỗTất Lợi, 1999)

Trong cây sài đất cũng chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như: tannin,

saponins, cartenes, flavonoids, isoflavonoids và wedelolactone (Nguyen va Doan,

1989) Flavonoids va isoflavonoids là hai chat biến dưỡng thứ cap có khả năng ức chế

sự phát triển của mầm bệnh nắm và vi khuẩn (Mierziak và ctv., 2014)

Sài đất Wedelia trilobata L là loài thực vật chứa tinh dau với những thành phan

có hoạt tính sinh học cao (Li và ctv., 2012; Khater và ctv, 2015) Tinh dau của loàithực vật này biểu hiện độc tính cao đối với ấu trùng của loài Mot lúa mì 7?iboliumcastaneum (Khater va ctv, 2015) Điều này cho thấy tiềm năng của việc sử dụng tinhdầu sài đất trong việc quản lí côn trùng gây hại

Trang 35

Các thành phần chính của tinh dầu cây Sai đất là pinene, limonene, phellandrene và B-phellandrene (Khater và ctv, 2015) Hợp chất o-pinene đã từng đượcbáo cáo là có độc tính đối với loài Triboliumconfiusum (Ojimelukwe và ctv, 1999).Choi và ctv (2006) đã chứng tỏ ơ-pinene là hợp chất xông hơi độc nhất trong tinh dầuThyme chống lại các cá thé trưởng thành của loài Lycoriella mali Limonene là thànhphan chính trong tinh dầu cam được xem là có tiềm năng kiểm soát hiệu quả loài

a-Coptotermes formosanus (Raina và ctv., 2007) Phellandrene cũng được chứng tỏ có

độc tính cao đối với con trưởng thành của hai loài Callosobruchus chinensis vàSitophilus oryzae (Parket và ctv., 2003) Nghiên cứu này cũng cho thấy tinh dau Saiđất cũng có tác động ức chế tăng trưởng và gây ngán ăn mạnh đối với sâu khoang(Spodoptera litura) phù hợp với một vài nghiên cứu về hoạt tính ức chế tăng trưởng vàgây ngán ăn đối với ấu trùng Sâu khoang của tinh dầu từ một số loài thực vật (Koul,

1987; Loh và ctv., 2011).

Trang 36

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

2.1.1 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022

2.1.2 Địa điểm thí nghiệm

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Bộ môn Bảo vệ Thựcvật, Viện Cây ăn quả miền Nam và các vườn mít tại 3 huyện: Tân Phước, Cai Lậy,Châu Thanh, tỉnh Tiền Giang

2.2 Nội dung nghiên cứu

Xác định thành phần loài ruồi đục trái gây hại trên mít

Đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự

đẻ trứng của thành trùng ruồi đục trái gây hại trên mít

Chọn lọc nồng độ thích hợp của dịch trích thảo mộc có khả năng hạn chế sự đẻtrứng của ruồi đục trái gây hại trên mit

Xác định số lần phun dịch trích thảo mộc có hiệu quả quản lý ruồi đục trái gâyhại trên mít ở điều kiện ngoài đồng

2.3 Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu: Túi nilong thu mẫu, hộp đựng mẫu, dao, hộp nhựa tròn có đường

kính12 em va cao 8,5 em, vải bịt, kẹp, bút lông, bông giữ 4m, lồng nuôi, thức ăn cho

thành trùng, đĩa petri, mùn cưa, bình phun, thẻ treo.

Thiết bị: Kính lap soi nổi Olympus, cân điện tử, kính hap cầm tay

Hoa chat: Ancol etylic

Trang 37

Các loại thảo mộc: tỏi (Al/ium sativum L.), hành (Allium cepa L.), cây sai dat

(Wedelia chinensis), cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), neem (Azadirachta indica A.).

2.4 Phuong pháp nghiên cứu

2.4.1 Xác định thành phần loài ruồi đục trái gây hại trên mít

Mục tiêu: Nhằm biết được thành phần loài ruồi đục trái gây hại trên mít tại tỉnhTiền Giang

Phương pháp: Tiến hành thu mẫu trái bị ruồi duc trái gây hại trên các vườntrồng mít đang trong giai đoạn mang trái ở Tiền Giang, tiễn hành thu trên 15 vườn mít

đã được 8-10 tuổi tại 3 huyện, mỗi vườn thu từ 5 trái có triệu chứng bị ruồi đục tráigây hại Trái mít có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra trên trái,ngay noi bị hại mềm nhin, doi tạo thành những lỗ nhỏ trên trái và búng mình ra khỏitrái Mẫu trái được mang về phòng thí nghiệm và tiến hành ủ riêng từng trái Mỗi tráiđược đặt bên trong mỗi lồng lưới và đặt trên một khay nhựa có lớp min cưa dày 5 cm

dé hút ẩm và nơi hóa nhộng của ruồi đục trái Các lồng lưới này được đặt ở nhiệt độphòng Sau khoảng thời gian 15 ngày tiến hành sảng nhộng ruồi Sau đó đặt nhộng vàocác lồng lưới cho đến khi vũ hóa thành ruồi (trưởng thành) dé định danh loài theo cáctài liệu định danh ruồi đục trái (theo tô chức Plant Health- Australia, 2011)

Chỉ tiêu theo dõi:

- Thành phần loài ruồi đục trái và mức độ phổ biến của từng loài

- Tân suât xuât hiện của các loài ruôi đục trái trên vườn mít được tính theo công

thức: Tần suất xuất hiện (%) = (Số lần loài hiện dién/Téng số vườn điều tra) x 100

Mức độ phổ biến được chia thành 4 cấp:

+: Rất ít phổ biến (Tần suất hiện < 5%);

++ Tt phổ biến (Tần suất xuất hiện 5 - <25%);

+++: Phổ biến (Tần suất xuất hiện 25 - <50%);

++++: Rất phổ biến (Tần suất xuất hiện >50%).

2.4.2 Đánh giá hiệu quả của dịch trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự đẻ

trứng của thành trùng ruồi đục trái trên mít

2

Trang 38

Mục tiêu: Xác định được loại dịch trích thảo mộc có hiệu quả ngăn chặn sự đẻ

trứng và gây hai của thành trùng ruồi đục trái trong điều kiện phòng thí nghiệm

Phương pháp chiết dịch trích thảo mộc:

Tiến hành làm nhuyễn các loại thảo mộc (ngải cứu, sài đất, tỏi, hành, hạt neem)

tươi sau đó cho Rượu trắng (45°) vào một hủ nhựa có nắp day, theo tỷ lệ 1 kg thao

mộc va 1 lít Rượu trắng (45°) Sau đó đặt hủ nhựa ở điều kiện phòng thí nghiệm, tránh

ánh nắng mặt trời Dung dịch được ngâm trong 3 tuần thì tiến hành lọc bỏ bã và sửdụng làm dung dich mẹ dé tiễn hành thí nghiệm

Phương pháp: Đánh giá hiệu qua của dich trích thảo mộc đối với khả năng hạnchế sự đẻ trứng của thành trùng ruồi đục trái trên mít được thực hiện trong phòng thínghiệm, thí nghiệm được bé trí theo kiểu đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệmthức, mỗi nghiệm thức là 1 loại dịch trích thảo mộc và 1 nghiệm thức đối chứng (phunnước) với 4 lần lặp lại, mỗi 6 cơ sở được bồ trí là một lồng lưới có kích thước 30x30

cm, 10 thành trùng/ 1 lồng lưới (5 đực, 5 cái)

Bảng 2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm 2

STT Nghiệm thức Tên dịch trích Nông độ (%)

1 NHI Tỏi (Allium sativum L.) 5

2 N12 Hành (Allium cepa L.) 5

3 NT3 Sai dat (Wedelia chinensis) 5

4 NT4 Ngai cứu (Artemisia vulgaris L.) 5

5 NT5 Neem (Azadirachta indica A.) 5

6 NT6 Đối chứng (phun nước)

-Cách thực hiện:

Thu những trái mít có triệu chứng bị rudi đục trái gây hại ngoài vườn, mang vềphòng thí nghiệm, dé vào khay nhựa và được cho vào lồng lưới, bên dưới có lót muncưa để tạo môi trường cho ấu trùng hoá nhộng Đến khoảng 15-20 ngày sau khi ủ

thành trùng sẽ vũ hóa, tiến hành thu thành trùng cho lồng lưới, bên trong bổ sung

nước, đường và sau đó tiên hành thực hiện thí nghiệm.

Trang 39

Sau khi có kết qua thí nghiệm 1, tiến hành thực hiện thí nghiệm với loài ruồi đụctrái Bactrocera dorsalis Hendel Khi tiễn hành thí nghiệm thu 10 thành trùng ruồi đụctrái được nhân nuôi sẵn trong phòng thí nghiệm đồng nhất ở giai đoạn từ 7-10 ngàysau khi vũ hoá và cho vào một lồng lưới có kích thước 30x30 cm, bên trong có đặt

miếng mít đã qua xử lý dịch trích Chọn những trái mít ở giai đoạn gan thu hoach (95

ngày sau đậu trái) mang về rửa sạch va cắt thành từng miếng nhỏ có kích thước

khoảng 10x10cm, sau đó ngâm vào các dịch trích đã được pha sẵn trong 30 giây, sau

đó vớt ra và dé ráo và cho vào mỗi lồng lưới Các dịch trích ban đầu (dung dich mẹ)của các loại dịch trích được pha theo mức nồng độ yêu cầu của thí nghiệm (Bang 2.1)

Sau 24 giờ tiến hành thay miếng mit đã bố trí vào mỗi lồng, các miếng mít mới làmtương tự như mẫu mít cũ, theo đõi mật số ruồi trong lồng thí nghiệm, bé sung dé dambao số lượng thành trùng như ban đầu (ruồi được thay vào có cùng độ tuôi và thời gian

vũ hóa với nhau) Tiến hành theo dõi thí nghiệm ở các thời điểm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

ngày.

Thời gian theo doi: Quan sát - ghi nhận số lượng trứng đẻ trong vòng 7 ngày(mỗi ngày 1 lần ở 1 thời gian cô định)

Chỉ tiêu theo dõi: Theo Thakur và Gupta, (2013) ghi nhận:

+ Số lượng trứng thu được ở mỗi nghiệm thức

+ Tỷ lệ ngăn chặn khả năng đẻ trứng của mỗi nghiệm thức được tính theo công

thức:

Ty lệ ngăn chặn (%) = [(C — T)/C] x 100

Trong đó:

C: Số trứng được đẻ trên nghiệm thức đối chứng

T: Số trứng được đẻ trên nghiệm thức thí nghiệm

2.4.3 Chọn lọc nồng độ thích hợp của dịch trích thảo mộc có khả năng hạn chế sự

đẻ trứng của ruôi đục trái trên mit

Mục tiêu: Xác định được mức nồng độ của loại dịch trích thảo mộc có hiệu quả

quan lý thành trùng ruồi đục trai trong điều kiện phòng thí nghiệm

2

Trang 40

Phương pháp thực hiện: Từ kết quả của thí nghiệm “Đánh giá hiệu quả củadịch trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự đẻ trứng của thành trùng ruồi đục tráitrên mít” đã xác định được loại dịch trích có hiệu quả ngăn chặn sự đẻ trứng của rudiđục trái trên mít dé tiếp tục tiến hành thi nghiệm xác định mức nồng độ thích hợp củadịch trích thảo mộc có khả năng hạn chế sự đẻ trứng của ruồi đục trái trên mít ở điềukiện phòng thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiênvới 6 nghiệm thức (mỗi nghiệm thức tương ứng với 1 mức nồng độ khác nhau) va 4lần lặp lại với mỗi lần lặp lại được tiễn hành trong một lồng lưới có kích thước 30x30

3

Ngày đăng: 10/02/2025, 03:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN