2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
2.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022.
2.1.2 Địa điểm thí nghiệm
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Cây ăn quả miền Nam và các vườn mít tại 3 huyện: Tân Phước, Cai Lậy, Châu Thanh, tỉnh Tiền Giang.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Xác định thành phần loài ruồi đục trái gây hại trên mít
Đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự đẻ trứng của thành trùng ruồi đục trái gây hại trên mít.
Chọn lọc nồng độ thích hợp của dịch trích thảo mộc có khả năng hạn chế sự đẻ trứng của ruồi đục trái gây hại trên mit.
Xác định số lần phun dịch trích thảo mộc có hiệu quả quản lý ruồi đục trái gây hại trên mít ở điều kiện ngoài đồng.
2.3 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu: Túi nilong thu mẫu, hộp đựng mẫu, dao, hộp nhựa tròn có đường kính12 em va cao 8,5 em, vải bịt, kẹp, bút lông, bông giữ 4m, lồng nuôi, thức ăn cho
thành trùng, đĩa petri, mùn cưa, bình phun, thẻ treo.
Thiết bị: Kính lap soi nổi Olympus, cân điện tử, kính hap cầm tay Hoa chat: Ancol etylic
Các loại thảo mộc: tỏi (Al/ium sativum L.), hành (Allium cepa L.), cây sai dat
(Wedelia chinensis), cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), neem (Azadirachta indica A.).
2.4 Phuong pháp nghiên cứu
2.4.1 Xác định thành phần loài ruồi đục trái gây hại trên mít
Mục tiêu: Nhằm biết được thành phần loài ruồi đục trái gây hại trên mít tại tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp: Tiến hành thu mẫu trái bị ruồi duc trái gây hại trên các vườn trồng mít đang trong giai đoạn mang trái ở Tiền Giang, tiễn hành thu trên 15 vườn mít đã được 8-10 tuổi tại 3 huyện, mỗi vườn thu từ 5 trái có triệu chứng bị ruồi đục trái gây hại. Trái mít có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra trên trái, ngay noi bị hại mềm nhin, doi tạo thành những lỗ nhỏ trên trái và búng mình ra khỏi trái. Mẫu trái được mang về phòng thí nghiệm và tiến hành ủ riêng từng trái. Mỗi trái được đặt bên trong mỗi lồng lưới và đặt trên một khay nhựa có lớp min cưa dày 5 cm dé hút ẩm và nơi hóa nhộng của ruồi đục trái. Các lồng lưới này được đặt ở nhiệt độ phòng. Sau khoảng thời gian 15 ngày tiến hành sảng nhộng ruồi. Sau đó đặt nhộng vào các lồng lưới cho đến khi vũ hóa thành ruồi (trưởng thành) dé định danh loài theo các tài liệu định danh ruồi đục trái. (theo tô chức Plant Health- Australia, 2011)
Chỉ tiêu theo dõi:
- Thành phần loài ruồi đục trái và mức độ phổ biến của từng loài.
- Tân suât xuât hiện của các loài ruôi đục trái trên vườn mít được tính theo công
thức: Tần suất xuất hiện (%) = (Số lần loài hiện dién/Téng số vườn điều tra) x 100.
Mức độ phổ biến được chia thành 4 cấp:
+: Rất ít phổ biến (Tần suất hiện < 5%);
++ Tt phổ biến (Tần suất xuất hiện 5 - <25%);
+++: Phổ biến (Tần suất xuất hiện 25 - <50%);
++++: Rất phổ biến (Tần suất xuất hiện >50%).
2.4.2 Đánh giá hiệu quả của dịch trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự đẻ trứng của thành trùng ruồi đục trái trên mít
2
Mục tiêu: Xác định được loại dịch trích thảo mộc có hiệu quả ngăn chặn sự đẻ
trứng và gây hai của thành trùng ruồi đục trái trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Phương pháp chiết dịch trích thảo mộc:
Tiến hành làm nhuyễn các loại thảo mộc (ngải cứu, sài đất, tỏi, hành, hạt neem) tươi sau đó cho Rượu trắng (45°) vào một hủ nhựa có nắp day, theo tỷ lệ 1 kg thao
mộc va 1 lít Rượu trắng (45°). Sau đó đặt hủ nhựa ở điều kiện phòng thí nghiệm, tránh ánh nắng mặt trời. Dung dịch được ngâm trong 3 tuần thì tiến hành lọc bỏ bã và sử dụng làm dung dich mẹ dé tiễn hành thí nghiệm.
Phương pháp: Đánh giá hiệu qua của dich trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự đẻ trứng của thành trùng ruồi đục trái trên mít được thực hiện trong phòng thí nghiệm, thí nghiệm được bé trí theo kiểu đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là 1 loại dịch trích thảo mộc và 1 nghiệm thức đối chứng (phun nước) với 4 lần lặp lại, mỗi 6 cơ sở được bồ trí là một lồng lưới có kích thước 30x30 cm, 10 thành trùng/ 1 lồng lưới. (5 đực, 5 cái)
Bảng 2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm 2
STT Nghiệm thức Tên dịch trích Nông độ (%)
1 NHI Tỏi (Allium sativum L.) 5 2 N12 Hành (Allium cepa L.) 5
3 NT3 Sai dat (Wedelia chinensis) 5
4 NT4 Ngai cứu (Artemisia vulgaris L.) 5 5 NT5 Neem (Azadirachta indica A.) 5
6 NT6 Đối chứng (phun nước) -
Cách thực hiện:
Thu những trái mít có triệu chứng bị rudi đục trái gây hại ngoài vườn, mang về phòng thí nghiệm, dé vào khay nhựa và được cho vào lồng lưới, bên dưới có lót mun cưa để tạo môi trường cho ấu trùng hoá nhộng. Đến khoảng 15-20 ngày sau khi ủ thành trùng sẽ vũ hóa, tiến hành thu thành trùng cho lồng lưới, bên trong bổ sung
nước, đường và sau đó tiên hành thực hiện thí nghiệm.
Sau khi có kết qua thí nghiệm 1, tiến hành thực hiện thí nghiệm với loài ruồi đục trái Bactrocera dorsalis Hendel. Khi tiễn hành thí nghiệm thu 10 thành trùng ruồi đục trái được nhân nuôi sẵn trong phòng thí nghiệm đồng nhất ở giai đoạn từ 7-10 ngày sau khi vũ hoá và cho vào một lồng lưới có kích thước 30x30 cm, bên trong có đặt miếng mít đã qua xử lý dịch trích. Chọn những trái mít ở giai đoạn gan thu hoach (95 ngày sau đậu trái) mang về rửa sạch va cắt thành từng miếng nhỏ có kích thước
khoảng 10x10cm, sau đó ngâm vào các dịch trích đã được pha sẵn trong 30 giây, sau
đó vớt ra và dé ráo và cho vào mỗi lồng lưới. Các dịch trích ban đầu (dung dich mẹ) của các loại dịch trích được pha theo mức nồng độ yêu cầu của thí nghiệm (Bang 2.1).
Sau 24 giờ tiến hành thay miếng mit đã bố trí vào mỗi lồng, các miếng mít mới làm tương tự như mẫu mít cũ, theo đõi mật số ruồi trong lồng thí nghiệm, bé sung dé dam bao số lượng thành trùng như ban đầu (ruồi được thay vào có cùng độ tuôi và thời gian vũ hóa với nhau). Tiến hành theo dõi thí nghiệm ở các thời điểm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
ngày.
Thời gian theo doi: Quan sát - ghi nhận số lượng trứng đẻ trong vòng 7 ngày (mỗi ngày 1 lần ở 1 thời gian cô định)
Chỉ tiêu theo dõi: Theo Thakur và Gupta, (2013) ghi nhận:
+ Số lượng trứng thu được ở mỗi nghiệm thức
+ Tỷ lệ ngăn chặn khả năng đẻ trứng của mỗi nghiệm thức được tính theo công
thức:
Ty lệ ngăn chặn (%) = [(C — T)/C] x 100
Trong đó:
C: Số trứng được đẻ trên nghiệm thức đối chứng T: Số trứng được đẻ trên nghiệm thức thí nghiệm.
2.4.3 Chọn lọc nồng độ thích hợp của dịch trích thảo mộc có khả năng hạn chế sự
đẻ trứng của ruôi đục trái trên mit
Mục tiêu: Xác định được mức nồng độ của loại dịch trích thảo mộc có hiệu quả quan lý thành trùng ruồi đục trai trong điều kiện phòng thí nghiệm.
2
Phương pháp thực hiện: Từ kết quả của thí nghiệm “Đánh giá hiệu quả của dịch trích thảo mộc đối với khả năng hạn chế sự đẻ trứng của thành trùng ruồi đục trái trên mít” đã xác định được loại dịch trích có hiệu quả ngăn chặn sự đẻ trứng của rudi đục trái trên mít dé tiếp tục tiến hành thi nghiệm xác định mức nồng độ thích hợp của dịch trích thảo mộc có khả năng hạn chế sự đẻ trứng của ruồi đục trái trên mít ở điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức (mỗi nghiệm thức tương ứng với 1 mức nồng độ khác nhau) va 4 lần lặp lại với mỗi lần lặp lại được tiễn hành trong một lồng lưới có kích thước 30x30 em và 10 thành trùng rudi đục trái/lồng.
Bảng 2.2 Các nghiệm thức thí nghiệm 3
STT Nghiệm thức Nông độ (%)
l NTI 1 2 NT2 3 3 NT3 5 4 NT4 7 5 NT5 9
6 NT6 Đối chứng (Phun nước)
Cách thực hiện:
Tiến hành thu những trái mít có triệu chứng bị ruồi đục trái gây hại ngoài vườn, mang về phòng thí nghiệm, dé vào khay nhựa và được cho vào lồng lưới, bên dưới có lót min cưa dé tạo môi trường cho ấu trùng hoá nhộng. Đến khoảng 15-20 ngày sau khi ủ thành trùng sẽ vũ hóa, tiến hành thu thành trùng cho lồng lưới, bên trong bổ sung nước, đường và sau đó tiễn hành thực hiện thí nghiệm. Khi tiễn hành thí nghiệm thu 10 thành trùng ruồi đục trái được nhân nuôi sẵn trong phòng thí nghiệm đồng nhất ở giai đoạn từ 7-10 ngày sau khi vũ hoá và cho vào một lồng lưới có kích thước 30x30 cm, bên trong có đặt miếng mít đã qua xử lý dịch trích. Chọn những trái mít ở giai đoạn gần thu hoạch mang về rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ có kích thước khoảng 10x10cm, sau đó ngâm vào các dịch trích đã được pha sẵn ở các nồng độ yêu cầu của thí nghiệm trong 30 giây, sau đó vớt ra và dé ráo và cho vào mỗi lồng lưới. Dịch trích ban đầu (dung dịch me) của các loại dịch trích có hiệu quả quan lý rudi đục trái được
3
pha theo các mức nồng độ yêu cầu của thí nghiệm 1%, 3%, 5%, 7% và 9%. Sau 24 giờ tiền hành thay miếng mít đã bố trí vào mỗi lồng, các miếng mít mới làm tương tự như mẫu mít cũ, theo đõi mật số ruồi trong lồng thí nghiệm, bổ sung dé đảm bao số lượng thành trùng như ban đầu (ruồi được thay vào có cùng độ tuổi và thời gian vũ hóa với nhau). Tiến hành theo dõi thí nghiệm ở các thời điểm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày.
Thời gian theo đõi: Quan sát - ghi nhận số lượng trứng đẻ trong vòng 7 ngày (mỗi ngày 1 lần ở 1 thời gian cô định)
Chỉ tiêu theo doi: Theo (Thakur và Gupta, 2013) ghi nhận:
+ Số lượng trứng ở mỗi nghiệm thức
+ Tỷ lệ ngăn chặn khả năng đẻ trứng của mỗi nghiệm thức được tính theo công
thức:
Tỷ lệ ngăn chặn (%) = (C-T/C) x 100
Trong đó:
C: Số trứng được đẻ trên nghiệm thức đối chứng T: Số trứng được đẻ trên nghiệm thức thí nghiệm.
2.4.4. Xác định số lần phun dịch trích thảo mộc có hiệu quản lý ruồi đục trái gây hại trên mít ở điều kiện ngoài đồng
Mục tiêu: Xác định được hiệu quả của số lần phun dịch trích thảo mộc để quản lý ruồi đục trái gây hại trên mít ở điều kiện ngoài đồng.
Phương pháp thực hiện: Từ kết quả của 02 thí nghiệm trên đã xác định được loại dịch trích và mức nồng độ có hiệu quả trong quản lý ruồi duc trái dé tiếp tục tiến hành thí nghiệm xác định số lần phun có hiệu quả trong việc quản lý thành trùng ruồi đục trái gây hại trên mít ở điều kiện phòng ngoài vườn. Thí nghiệm được bồ trí theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức (5 nghiệm thức tương ứng với số lần phun khác nhau và 1 nghiệm thức đối chứng) với 4 lần lặp lại (mỗi lần lặp lại là 1 cây mít dang trong giai đoạn mang trái). Trên mỗi cây tiến hành chọn có định 3 trái mít dang cùng ở 1 thời điểm phát triển, tiến hành phun ướt đều toàn bộ tán cây va
trên trái bằng loại dịch trích ở mức nồng độ có hiệu quả ở 2 thí nghiệm trên, thí
nghiệm được thực hiện ở giai đoạn trái được 1,5 tháng.
Bảng 2.3 Các nghiệm thức thí nghiệm 4
STT Nghiệm thức Số lần phun
1 NT1 8 (tương ứng 5 ngày/lần) 2 NT2 6 (tương ứng 7 ngày/lần) 3 NT3 4 (tương ứng 10 ngày/lần) 4 NT4 3 (tương ứng 14 ngày/lần) 5 NT5 2 (tương ứng 21 ngày/lần) 6 NT6 Đối chứng (Phun nước)
Chỉ tiêu theo doi: Theo dõi tỷ lệ trái mít bi hại ở thời điểm thu hoạch (khoảng
90-120 ngày)
Tỷ lệ hại (%) = (Số trái bị hại/ tổng số trái theo déi) x 100.
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu trong thí nghiệm được xử lý bằng EXCEL và xử lý thống kê theo ANOVA và trắc nghiệm phân hạng (nếu có) bằng phần mềm SAS 9.1. Căn cứ vào số liệu thu thập được sẽ áp dụng các phép chuyền đổi phù hợp trước khi tiến hành xử lý thông kê.
Chương 3