Nhằm khai thác hiệu qua giá trị đinh dưỡng và sinhkhối, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống bò và ápdụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
333k 3 3k 3k 3k 2k 3k 3k 3K 3k sk s
PHAN VŨ QUAN
TINH HÌNH BỆNH VIEM TỬ CUNG LAM SANG TREN BO CAI SINH SAN TAI TINH TIEN GIANG VA DANH GIA
HIEU QUA DIEU TRI
LUAN VAN THAC SY KHOA HOC NONG NGHIEP
Thanh phố Hồ Chí Minh - Tháng 12/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
333k 3 3k 3k 3k 2k 3k 3k 3K 3k sk s
PHAN VŨ QUAN
TINH HÌNH BỆNH VIEM TỬ CUNG LAM SANG TREN BO
CAI SINH SAN TAI TINH TIEN GIANG VA ĐÁNH GIA
HIEU QUA DIEU TRI
Chuyên ngành: THUY
Mã số: 60.64.01.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS NGUYÊN KIÊN CƯỜNG
ThS TRAN HOÀNG DIỆP
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 12/2023
Trang 3TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN BÒ CÁI SINH SẢNTAI TINH TIEN GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA DIEU TRI
GS.TS DƯƠNG NGHUYÊN KHANG
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
TS HOÀNG THANH HẢI
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
PGS.TS VÕ TẤN ĐẠI
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
TS NGUYÊN VĂN PHÁTHội Chăn nuôi Thú Y
TS NGUYÊN VĂN DŨNGChi cục Thú y TP Hồ Chí Minh
Trang 4Địa chỉ liên lạc: số nhà 103/7/6A Đoàn Thị Nghiệp, Khu phố 9, Phường 5,
TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 0918674884.
Email: phanvuquan86@gmail.com.
ul
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nàokhác.
Phan Vũ Quan
1H
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, chophép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Khoa Chăn nuôi
Thú y, phòng đào tạo Sau đại học đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, tiếpthu kiến thức của chương trình học
Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Kiên Cường - Thay đã tận tình hướngdẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Trần Hoàng Diệp và các bạn đồng nghiệptại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang đã hướng dan, giúp đỡ và tạođiều kiện cho tôi hoàn thành luận văn
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè
đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu, thực hiện đề tài
Phan Vũ Quan
1V
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tình hình bệnh viêm tử cung lâm sàng trên bò cái sinh
sản tại tỉnh Tiền Giang và đánh giá hiệu quả điều trị” được thực hiện từ tháng 6đến 12/2022, tại huyện Châu Thành và Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang Mục đích của
đề tài là đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung lâm sàng (VTCLS) trên đàn bò cái sinh
sản và hiệu qua điều trị Tổng số 663 bò cái sinh sản (thuộc giống Vàng, lai Sind, laiBrahman, lai Charolais, lai Angus, lai BBB) của 185 hộ chăn nuôi bò thịt đã đượckhảo sát từ lúc đẻ đến 90 ngày sau dé dé phát hiện bệnh VTCLS
Kết quả có 115 con bị các bệnh sinh sản, chủ yếu là đẻ khó (40 con; 6,0%)
va sót nhau (24 con; 3,6%) Ty lệ đẻ non, sây thai, sa tử cung/âm đạo chỉ ghi nhậnlần lượt là 0,5; 0,8 và 0,8% Tỷ lệ bệnh VTCLS chiếm 5,7% Bò đẻ khó và sót nhau
có tỷ lệ VTCLS (lần lượt là 17,5% và 41,7%) cao hơn (P = 0,001 và P < 0,001) bò đẻ
dễ và không sót nhau (lần lượt là 5,0% và 4,4%) Ngoài ra, tỷ lệ bò VTCLS của huyện
Gò Công Tây cao hơn huyện Châu Thành (8,0% so với 3,6%, P = 0,014) Trong khi
đó, giống và lứa không ảnh hưởng tỷ lệ VTCLS
Tần suất các loại vi khuẩn được phân lập từ 38 mẫu dịch viêm tử cung của
bò là E Coli (78,9%), Staphylococcus spp (63,2%), Salmonella (52,6%) vàStreptococcus spp (21,1%) Tỷ lệ mẫu nhiễm 1 loại, 2 loại, 3 loại và 4 loại vi khuẩnlần lượt là 23,7%, 42,1%, 28,9% và 5,3% Các vi khuẩn này ít đề kháng nhất với các
kháng sinh marbofloxacin (tỷ lệ đề kháng từ 8,3 - 25,0%) va gentamicin (tỷ lệ từ 12,5
— 30,0%).
Tất cả 38 bò viêm tử cung đã được điều trị với 2 phác đồ có dùng 1 trong 2
kháng sinh trên và khỏi bệnh sau thời gian điều trị trung bình là 3,8 ngày, đao động
từ 3 — 5 ngày Thời gian điều trị của phác đồ B (4,2 ngày) hơi dài hơn phác đồ A (3,5ngày) Tỷ lệ bò đậu thai sau khi khỏi bệnh viêm tử cung là 84,2%, trong đó phác đồ
A là 89,4% và phác đồ B là 78,9%
Trang 8in beef cows and efficiency of treatment A total of 663 beef cows (breeds such as Bo
Vang, Lai Sind, Brahman, Charolais, Angus, and BBB) from 185 beef cattle
smallholders were observed from calving to 90 days in postpartum to detect clinical
metritis.
The results indicated that 115 cows manifested reproductive disorders, mainly
dystocia (40 cows; 6.0%) and retained placenta (24 cows; 3.6%) The prevalence of
premature birth, abortion, and uterine or vaginal prolapse were 0.5%, 0.8%, and 0.8%
respectively The incidence of clinical metritis accounted for 5.7% Cows with
dystocia or retained placenta had higher prevalence (P = 0.001 and P < 0.001) of clinical metritis (17.5% and 41.7% respectively) compared to cows with normal calving or without retained placenta (5.0% and 4.4% respectively) Additionally, the incidence of clinical metritis in Go Cong Tay district was higher than in Chau Thanh district (8.0% versus 3.6%, P = 0.014) However, the breed and parity did not influence this incidence.
The frequency of bacteria isolated from 38 uterine cavity samples of observed cows were E coli (78.9%), Staphylococcus spp (63.2%), Salmonella (52.6%), and Streptococcus spp (21.1%) The frequency of samples infecting with one, two, three and four bacteria were 23.7%, 42.1%, 28.9%, and 5.3% respectively These bacteria showed lower resistance to antibiotics like marbofloxacin (the resistance rates ranged from 8.3% to 25.0%) and gentamicin (from 12.5% to 30.0%).
All 38 clinical metritis cows were treated with two protocols involving one of the two antibiotics above and recovered after 3.8 days of treatment in average, ranging from 3 to 5 days Protocol B (4.2 days) had a slightly longer treatment duration compared to protocol A (3.5 days) The pregnancy rate in cows cured of metritis was 84.2%, with Protocol A at 89.4% and Protocol B at 78.9%.
VI
Trang 9MỤC LỤC
TRANG
LÝ LICH CÁ NHÂN -2222222222212212221221211221221121111211211211211 1 xe ii0909908997 iiiLOT CAM ON ooo iv
NY CO) 2-22 222212212212212212212212212112111111111111112111112121211121 2 y0 |Chương 1 TONG QUAN 2: ©22222222222222122122212212211221211221221211221 21.2 xe 31.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Tiền Giang 2-22 222222z+22+2z+zzzzzz+zzxe2 3
ki, im TH oaaaaearrrnartogEcioretoitrioyogttofentggttoispTtittiintistieprgsffidrdeosatodae 3
Ll 2) Chane SOCMUGL CU GIG scssecancieeatispiissisooloAS15803855808EĐ5350208016SĐESU201S008 05889 58°.0884357 3
1.2 Đặc điểm một số giống bò thịt phổ biến 2 2¿22+2E++2EE22Z22Ez+22z+z2ze2 40h ml ca 3 mẽ ÔỎ 4 1.2.2 BO Sind nan 4 1.2.8 BO Red ATiguss sccssecevsmacenviusoureseausasesenentnesieneemsunataaactnnunecesyeursueninstenlanremerneses 5 L2 Ae BO BRANT scceceesssaencecuasteecsostensncisale sation sateusoustiiudacttacsebicnststcileaens Coniuasaceen demote 5 1.2.5 BO Charolais 354 6 1.2.6 Bo Blanc Bleu Belge (BBB) ceeceeceeecceeeeececceseeeceeseceeeeseceeceseeeeeseeeseneees 61.3 Đặc điểm cơ thé học bộ phận sinh dục bò cái 2 22222+22zz22z+22zz22zz2 7
141, im BH sĩ: THIẾNG eeeeeseeenekrogeonotgooliotdkirsuSrbespstcBiopdcdrEbibdriiktDUi1 m2 a12cngtdgimexen 7
Vil
Trang 10ca TP 8
IE Noi gi 0a ẽềảâiẽ'ä<^4 Ả 813,4 EHuÔng , hgnHhgHdứczụchi gen gd50001121EC4t7.g618k00000630 0040000462 0E 91.4 Một số nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở bò trên thé giới và ở Việt Nam 91.4.1 Nghiên cứu trên thế giới - 2522222E+22E22EE2EE22E1221272E221221221221 22.2 xe 9
ee 111.5 Một số bệnh sinh sản trên bò thịt -2-¿-552+cs222++strEkrrrrrrkrrrrrrrree 121,5 1 BEnh;vi6mrLOUTTD Ở ĐÔ s:ctsgit13g450086150033615819855033680:82EESGEAS2BESSEESSĐ13ES053/492882230M8- 12 1;5.1.1: Dinh nghĩa và phân 1081 ›.s::::szsccessssisssetsiissn22141116142511661141134345585E5945 630503388 121.5.1.1.2 Viêm tử cung cap (puerperal metrittis) 2-2222 sz2s22+z2zzz+zz+2 121.5.1.3 Viêm tử cung lâm sang (Clinical endometritis) ++-<<<+<<+ 13 1.5.1.4 Viêm tử cung cận lâm sang (Subclinical endometritis) - 13
1;5:.2:.Bệnh:để KH ca ácceiseiBsnosrnsoogintosiGBRGGDIDEEAiGi20AS02LSGAt9E001GiG1GE4G)20GQUN8 GEEE8giS0BEE 13
1;5;3:.HGHH.Sã A000 CAO srsnreinosribirtebiRDEiibiisgliiS49D1StSHS0.EHISEGEGSSISREDSTIHBEERISOHESSGHSPSEHESIDESGBRBESS 14
125 2A lS Git SACU (WI monsneeindzsenbesnglutesngiootDmoesnomsEdizgmrEtddectngisautitdgguidogirsrgibgtatrsggtisgitioxsbxpgidosagilusiek 15
125.5» Behh Dat liệt (OG KHI G6 sang ng th snssnans svena sunsnons sesupseennsauesesankamaccaamens.suan 16
1.5.6 Bénh 886 .,.)à).à)à.à)à),HậH, 161.5.7 Ben h SốETnHfUssexzeeixtsseseliidciiii9öSS0P-EENGUEGGIGSEEISSIGGISBAEAEISSASESESGRRGEIRgEQIS81Ng8E 18 1.5.8 Behl (ah đe: GUA RÔ HTloseeeeesesseseeasiosbsSSESSBSSGESGĐSGHSEREBSHSS EM15SS9ESES5000/3G90805⁄8 191.5.9 Các bệnh ở buồng tritng oo ccc eccsesssesssesesessseesnessneeseeessessessneeseseeseseeeneeess 201.5.9.1 Hoang thé on ảảiŸ44 201.5.9.2 Bệnh u nang buồng trứng -2 2©22222+EE+2E22EE2EE2EE2EE22EE2EEcrrrrrrree 211.5.9.3 Buồng trứng kém phát triển - 2-22 22©22+2E+2EE+2EE+2Exzzxr+rxrsree 221.6.2 Một số vi khuẩn thường gặp ở tử cung bò bị viêm - -: - 351.5.3 yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ bệnh viêm tử cung -2- 22 ©22+s>x+2z+zzzzzz>sz 23VSB « ANAS cnannnninnnitdiitibtliindtoibildSHUBRAIEGRNGYRGIGGINHSIGIBSNSHREBRRBAHDNNGSGISIGHIHIEB400490818008828 23
L:ã:202;: Đề KHỔ eceeen eee aetna cues ada erred 24
1.5.3.3 ROi loan bién MUON an 24
1.5.3.4 Trọng lượng và giới tinh Đê - cee cee ceeceeeeeeeceececeececeeeeeeeenees 24
vill
Trang 1158-6 7 ớớẽnốẽố ố ố ố ổố ốc teach auniantinonnsnitienteind 251.5.4 Chân đoán bệnh viêm tử cung ở bò 2- 2 ©22222222222+2E22E+2EEzzrzrxeex 251.6.5 Điều trị viêm tử cung - -+ 2-©22 2s 2x22 2212211221221.21121.211 1121 26Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 272.1 Thời gian và địa điểm - 252212212 xE212212212122122121212121111111 212 ye 372.2 NOi dung nghién WU 27 2.3 Phương pháp nghiên cứu và chi tiêu theo dõiI - 55555552 ++<<+<c+<+2 2] 2.3.1 Nội dung 1 Tinh hình bệnh VTCLS trên dan bò cái sinh sản trên địa ban
huyện Châu Thanh và huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang - 21
2 Delile lV LG: (TC Hi verncsieci:omenenninvess minimus Cung ghi tin tệ 00g ri vi iEnSAX21000410437400110-0Ả004.0nM idugiicke 272.3.1.2 Công tác điều tra, khảo sát 2- 2-5252 SE22E22E22E22121221212121221222 2e 272.3.1.2 Đối tượng khảo sát 2- 25222221 22122122122122122122121212121212121 2E xe 28
2.3.1.3 Phương phấp khảo Sat ¿ss;:scs:scscssbgsii GD TESLSa9058020E00403g88500500/25830B10818 SL538/.05.018 28
2.3.2 Nội dung 2: Phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ và đánh giá hiệu quả điều
RUN CC 1i Ölssussszgzsgzsssiesst0riisxeagiilebasogistrgasdszSotisrpuoĐgaioosdosrigig2isostigs0uggolizzaligsizziliggotijsusm 30
De Dh ws (MU Gí LLC ice guoang gác tú ag440i58t40GAG01583881301888838ã88384018541đL30388 0853H83.18i3383168S83128GB85B818G2818030038088 30
2.3.2.2 Đối tượng khảo sát -2- 2 522222S221E2122122121221212112121211212121 2 xe 30
mm 71« =7 Ì' c eereeeratrrrorrrtrrrrrtrdogooeoaaaaarograeaauana 30
2324 PHƯƠng PHAP THUS: HICH cesceesseeeieserssissitssgElg0561385888839381308S55968988005060/38908058 31d) Phương pháp diéu trị viêm tit CUNG cccccccccessescvessessessesseessesseessessesstessessessseees 3823.205 (G88 CHI TEU THEO GOI bcsosnesooseigiinsuitGEi6t008353608gỹ080g918G0.G05BE3SS84.G013G8GI.S01401583S85080688 38
A 0 TT Bề HẾNennghaaniaBiesstioietisfosserogilatpcosilaetessfieronnfiseognirgtioogihdotsstitisrgrggikpsessoni 38
Chương 3 KET QUÁ THẢO LUẬN 2 2-©222222222222222222222222222222222 e 39
3.1 Kết quả khảo sát tình hình chăn nuôi bò cái sinh sản hướng thịt của 2 huyện
Chau Thanh va Go Cong Tay 1 39 3.2 Tình hình bệnh Vii TỬ CUBS seceesssseeoiioa tone da dG0g tòa g0 104956 1ö LH 0400005 1030538803486 42 3z uy TEV LỆ WICH CUS sete yeeros rere ewer tienen ire iia eee aerate alee 423.2.2 Các yêu tố anh hưởng đến bò viêm tử cung lâm sàng - - 43
3.3 Kết quả phân lập va thử kháng sinh đồ 2-22 22 222++£z2E++2x+zz+zzxeex 44
1X
Trang 123.8.1.Kết quà phân lập ví khuẩn ii eg110310 1000220 443.3.2 Két qua khang sinh 1 Ả L 45
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2-22 2222222E22EE22E2EE22E2EE22EEEezrrcrev 49TÀI LIEU THAM KHẢO :-52-22227222222222212221221221221221 2212112 51
3:08 0 / 59
Trang 13DANH SACH CAC CHU VIET TAT
Diễn giải tiếng AnhBuffered Peptone Water Blanc Blue Bleu
Beta Hydroxybutyric Acid Campylobacter fetus subsp.
Venerealis Deoxycholate Hydrogen sulphide Lactose Agar
Deoxyribonucleic Acid
Escherichia coli Follicle stimulating hormone Gonadotropin
Luteinizing hormone Mueller Hinton Agar Mannitol Lysine Crystal Violet Brilliant Green
Campylobacter Blood Free Selective
Mannitol Salt Agar Nutrient Broth Polymerase Chain Reaction Tryptone Bile Glucuronic Agar
Tryptic Soy Agar Tryptone Soya Broth Ultra Violet
XI
Diễn giải tiếng Việt
Nước đệm peptone
Điểm thể trạngKích thích tố nang trứng
Gieo tinh nhân tao
Hormone tao hoàng thé
Thach Mueller Hinton
Mannitol mudi agar
Canh dinh dưỡng
Trang 14DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANG
Bang 2.1 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi
khuẩn E coli (CLSI, 2016; EUCAST, 2017; BSAC, 2013) 36Bang 2.2 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi
khuẩn Salmonella spp (CLSI, 2016; EUCAST, 2017; BSAC, 2013) 37Bảng 2.3 Đường kính vòng vô khuân chuẩn của một số kháng sinh đối với vi
khuẩn Staphylococcus spp (CLSI, 2016; EUCAST, 2017; BSAC, 2013) 37
Bang 2.4 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi
khuẩn Streptococcus spp (CLSI, 2016; EUCAST, 2017; BSAC, 2013) 37
Bang 3.1 Số năm kinh nghiệm nuôi bò của các hộ nuôi bò (số hộ, ty lệ) 39Bảng 3.2 Cơ cấu dan bò cái sinh sản theo giống (số con, tỷ lệ) 40Bảng 3.3 Cơ cấu đàn bò cái sinh sản theo lứa đẻ 2-52¿5525+2xz2xc>xz>ez 41
Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh sinh sản trên đàn bò cái khảo sát (số con, ty lệ) 42Bảng 3.5 Các yếu tố anh hưởng đến ty lệ bò mắc viêm tử cung lâm sàng 43
Bang 3.6 Tần suất vi khuẩn được phân lập từ mẫu dich viêm tử cung 44Bảng 3.7 Ti lệ vi khuân đề kháng kháng sinh -2- 22 222222222zz22z22zz>+2 46Bảng 3.8 Hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung - 2 2 22222222+22z22zz2zzzzzzzez 48Bảng 3.9.Ty lệ bò đậu thai sau khi điều trị - 2-2 22 52+2z+2zz2E+zEzzxzzxzxczex 48
Xil
Trang 15DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 1.1; ‘Co quan sinh đục DOC al saeseessuossisodiioSiSES0030048900303802138090438230001'009080gi8g088 7Hình 1.2 Đặc điểm dịch viêm tử cung 2-22 2 2222222E+2E+2EE22E+2EErrxrzrrcrev 26Hình 2.1 Ong soi âm đạo bò (5 em x 42 em) 2-22222+22++2z+22+z2+zzxzzzzzzez 29Hình 2.2 Dụng cụ cytobrush lấy mẫu dich tử cung -2 22522255z52++=s2 32Hình 3.1 Phân bố mẫu dịch viêm tử cung theo số lượng vi khuẩn (n = 38) 45
XI
Trang 16DANH SÁCH CÁC SƠ DO
SƠ ĐÒ TRANG
Sơ đồ 2.1 Quy trình phân lập và thử kháng sinh đồ vi khuẩn E eøïi 32
Sơ đồ 2.2 Quy trình phân lập và thử kháng sinh đồ vi khuẩn Staphylococcus
2/77 S8 33
Sơ đồ 2.3 Quy trình phân lập và thử kháng sinh đồ vi khuan Salmonella spp 34
Sơ đồ 2.4 Quy trình phân lập và thử kháng sinh đồ vi khuẩn Streptococcus spp 35
XIV
Trang 17MỞ DAU
Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi bò thịt ở nước ta phát triển khá tốt
Tổng đàn bò thịt tăng đều đặn trung bình khoảng 3,2% từ năm 2015 — 2020 Năm
2020 đàn bò cả nước đạt gần 6,325 triệu con (Tổng cục Thống kê, 2020) Tiền Giang
là một trong những tỉnh có đàn bò nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
và tốp 10 địa phương trong cả nước về số lượng thịt bò Đàn bò của tỉnh năm 2020ước tính khoảng 119.852 con, chủ yếu (70,1%) tập trung ở huyện Châu Thành, Chợ
Gạo và Gò Công Tây (Cục thông kê chăn nuôi Việt Nam, 2020) Chăn nuôi bò củatỉnh chủ yếu là bò thịt chiếm trên 95% tổng đàn bò của tỉnh và chủ yếu là chăn nuôi
hộ gia đình Tỉnh rất quan tâm đến phát triển đàn bò thịt, nhất là đàn bò cái sinh sản
hướng thịt để tăng đàn bò thịt tự nhiên Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nóiriêng, năng suất sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và phát triển đàn,
vì liên quan đến số con đẻ ra và sản lượng sữa Năng suất sinh sản của bò bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng và trực tiếp là các bệnh đường sinh dục,nhất là bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung là bệnh thường xảy ra ở bò cái sinh sản sau khi sinh Bệnh
gồm có các dạng viêm tử cung cấp, VTCLS và viêm tử cung cận lâm sàng (Sheldon
và ctv, 2006) Trong đó, viêm tử cung cấp chủ yếu xảy ra trong 21 ngày đầu sau khi
sinh và VICLS thường xảy trong 2 tháng sau khi sinh (Sheldon và ctv, 2009) Bệnhviêm tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến bò như giảm ăn, tăng nguy cơ mắc các bệnh
khác (xê tôn huyết, lệch dạ muối khế, ), giảm sữa, chậm động dục lại, giảm khảnăng đậu thai, tăng nguy cơ chết phôi, từ đó làm tăng thời gian khoảng cách hailứa đẻ hay giảm năng suất sinh sản Mặt khác, bệnh cũng gây thiệt hại cho người chănnuôi như tốn chi phí điều trị, chi phí gieo tinh, bỏ sữa vì khang sinh, giảm hiệu quakinh tê, nguy cơ loại bò Từ đó, có thê gây can trở sự phat triên dan bò cả về sô
Trang 18lượng và chất lượng Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và ở Tiền Giang nói riêng,còn rất ít các nghiên cứu đầy đủ về bệnh viêm tử cung trên bò cái sinh sản hướngthịt
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đồng thời để có cơ sở đề xuất các biện phápphòng, trị bệnh viêm tử cung và góp phần làm tăng năng suất sinh sản và phát triển
chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh, đề tài: “Tình hình bệnh viêm tử cung lâm sàng
trên bò cái sinh sản hướng thịt của tỉnh Tiền Giang và đánh giá hiệu quả điều trị” đãđược thực hiện.
Mục đích và yêu cầu
Mục đích
Đánh giá tình hình bệnh VTCLS trên đàn bò cái sinh sản và hiệu quả điều trị
dé góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn bò thịt của Tỉnh Tiền Giang
Yêu cầu
Đánh giá thực trạng bệnh VTCLS trên đàn bò cái sinh sản của tỉnh Tiền Giang
Phân tích một số yếu tố (giống, loại bò, tình trạng đẻ, sót nhau, giới tính bê,điều kiện chăn nuôi, giai đoạn sau đẻ ) ảnh hưởng đến tỷ lệ bò bị viêm tử cung
Theo dõi bò từ lúc sinh đến khoảng 90 ngày sau sinh
Tiến hành phân lập các loại vi khuẩn từ dịch viêm của tử cung và thử khángsinh đồ
Đánh giá hiệu quả điêu tri thực tê bệnh viêm tử cung tại các hộ chăn nuôi.
Trang 19Chương 1 TỎNG QUAN
1.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Tiền Giang
Mô hình chăn nuôi bò của tỉnh chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình Theo
thống kê, số lượng bò nuôi ở các hộ gia đình chiếm hơn 95% tổng đàn bò của tỉnh(Cục thống kê chăn nuôi Việt Nam, 2021)
1.1.2 Chăm sóc nuôi dưỡng
Nguồn thức ăn thô được các hộ nuôi sử dụng làm thức ăn cho bò chủ yếu là
cỏ tự nhiên, rơm, cỏ voi , ngoài ra, người chăn nuôi con bô sung thêm các loại thức
ăn tinh chủ yếu gồm cám công nghiệp, hèm bia và xác mì Phần lớn người chăn nuôi
bò không tính toán khẩu phần và chỉ cho ăn ước lượng các loại nguyên liệu thức ăn
Sự mắt cân đối về dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất và chất lượngsữa giảm, rối loạn chuyền hóa (bệnh xê tôn huyết, bệnh axit da cỏ ), cân bằng nănglượng âm Cân bằng năng lượng âm là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ bò chậmđộng dục lại sau khi sinh (Nguyen-Kien và Hanzen, 2016) va làm chậm đậu thai, nênkéo đài khoảng cách hai lứa đẻ Ty lệ đậu thai trên bò có thé trạng kém lúc bom tinh(< 2,5 điểm) thấp hơn rất nhiều so với bò có thể trạng khá tốt (> 2,5 điểm) (29,9% sovới 14,8%, P < 0,001) va số lần bơm tinh dé đậu thai trên hai nhóm này lần lượt là
Trang 206,8 và 3,3 lần (Nguyen-Kien và ctv, 2017) Ngoài ra, khâu phan mắt cân đôi cũng làm
tăng nguy cơ bệnh viêm vú, sót nhau và viêm tử cung.
1.2 Đặc điểm một số giống bò thịt phố biến
1.2.1 Bò Vàng Việt Nam
Có nguồn gốc từ bò Vàng Trung Quốc được du nhập từ miền Nam Trung Quốc
vào nước ta, theo sự đi chuyên của dân tộc ta từ Bắc xuống Nam Sau đó có thêm sự
pha trộn với giống bò u An Độ (Bos Indicus) theo sự di dan từ tiểu lục địa An Độ (Lê
Đăng Đảnh và ctv, 2004).
Bò Vàng Việt Nam cũng mang một số đặc tính của bò ôn đới (Bos taurus) nhưtai nhỏ đưa ngang, u vai nhỏ, yếm ít phát triển Bò ta thường có lông da màu vàngnhạt đến vàng cánh gián, tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm Thân lép, bụng to, mông
xuôi và lép; chân cao, chân sau thường cong vào bên trong hình chữ X hay gọi là
chạm khoeo Khối lượng trưởng thành trung bình của bò cái là 180 kg và của bò đực
là 250 kg Bò Vàng có tỉ lệ thịt xẻ thấp, chỉ đạt 43 — 44% và có sản lượng sữa rất thấp.Tuổi phối giống lần đầu khoảng 15 — 18 tháng tuôi
1.2.2 Bò Sind
Từ những năm 1920 — 1924 giống bò Red Sindhi của An Độ va Pakistan đượcnhập vào nước ta ở cả Bắc và Nam để lai với bò cái Vàng và con lai gọi là bò LaiSind (Lê Hồng Mận và Lê Văn Phong, 2001) Bò có màu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc màu
đỏ Tai to rủ xuống, u to, yếm rộng và nhiều nếp nhăn, âm hộ có nhiều nếp nhăn Da
có thé rung cục bộ dé đuôi ruồi, muỗi Nếu tỉ lệ mau Sind cao trên 50% thì hình dangcủa bò lai Sind gần giống bò Sind (Nguyễn Văn Thu, 2010) Bò trưởng thành: bò đực
cao 1,3 m va nặng: 320 — 440 kg/con; con cái: 1,1 m và nặng 275 kg/con Khối lượng
bê sơ sinh: 17 — 20.
Bò lai Sind thành thục lúc 20 tháng tuổi Sản lượng sữa trong một chu kỳ 240 —
270 ngày dat được từ 1.200 — 1.400 kg (Nguyễn Văn Thu, 2010) Bò lai Sind còn
được dùng lai với bò chuyên thịt thành bò lai hướng thịt hoặc lai với bò đực chuyêndụng sữa thành bò lai hướng sữa Trong những năm qua, chương trình quốc gia Sindhóa đàn bò trong cả nước đã nâng tỷ lệ bò lai Sind lên trên 30% tổng đàn bò của cảnước (Đinh Văn Cải, 2007).
Trang 211.2.3 Bò Red Angus
Bò Angus (tên đầy đủ là Aberdeen Angus) là một giống bò thịt có nguồn gốc
từ vùng cao nguyên phía Bắc Scotland Toàn thân bò có màu đen hoặc màu đỏ, vanvàng đỏ nhạt Là giống có ngoại hình, thé chất chắc chắn, khỏe mạnh Bò thườngkhông có sừng và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu các nước nhiệt đới như ViệtNam Là giống dé thích nghị, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho nhà chăn nuôi Bò
có chất lượng thịt tốt, có vân mỡ trắng xen kẽ trong những thớ thịt giúp thịt mềm và
và có vị béo rất đễ chịu (Đinh Văn Cải, 2007)
Trọng lượng bê sơ sinh: 24 — 30 kg, trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 — 180 kg,
bò đực lúc trưởng thanh: 800 — 1.000kg, bò cái lúc trưởng thành: 550 — 700 kg, Tốc
độ tăng trưởng nhanh: 1.000 gram/ngày, Tốc độ tăng trưởng lúc vỗ béo: 1.000 — 2.000g/ngay, tỷ lệ thịt xẻ: trên 70% (60% thịt + 40% xương) Bò cái trưởng thành năng 550
— 650 kg, bò đực 800 — 950 kg Nuôi thịt lúc 15 tháng tuổi bê đực đạt 450 — 460 kg,
bê cái 350 — 450 kg Tỷ lệ thịt xẻ bình quân 65 — 67% Bò thích hợp với vùng khí hậu
ôn đới và nuôi chăn thả (Dinh Văn Cai, 2007).
1.2.4 Bò Brahman
Đây là giống bò nhiệt đới, lớn con, thân dài, khá sâu, lưng thang có chân trungbình đến dài Sắc lông thường có màu xám nhạt, nhưng đôi khi có màu đỏ, đen hay
đốm trắng đen Bò đực trưởng thành có sắc lông sậm hơn bò cái với vùng cô, vai, đùi
và hông có lông màu sậm hơn Bê sơ sinh thường có màu lông màu đỏ sau đó đổinhanh qua màu xám Da khá dày, mềm, đàn hồi tốt và thường có sắc tố Cổ khá dài,tai to và sụp U to ở bò đực nhưng nhỏ ở bò cái; yếm phát triển (Lê Đăng Danh và
ctv, 2004).
Trọng lượng bê sơ sinh: 20 — 30 kg, Trọng lượng 6 tháng tuổi: 120 — 150 kg
Bò đực trưởng thành: 700 — 1.000 kg, bò cái trưởng thành: 450 — 600 kg, tốc độ tăngtrưởng nhanh: 650 — 800 g/ngày, giai đoạn vỗ béo bò tăng trọng: 1.200 — 1.500g/ngay, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: 12 — 14 tháng, động dục lần đầu: 15 — 18 thángtuổi Là giống bò nuôi con giỏi, đẻ dé, lành tinh
Bê đực Brahman có khả năng tăng trọng tốt Tỷ lệ thịt xẻ 52 — 55% Nhượcđiểm của giéng này là hiệu quả sinh sản chưa cao, bò cái tơ có tuôi phối giống lần
Trang 22đầu muộn (trên 24 tháng), khoảng cách lứa đẻ 15 — 17 tháng/lứa So với các giống bòchuyên thịt ôn đới thì vóc dáng còn cao, chất lượng thịt cũng chưa cao do thớ thịt cònthô và mùi vị chưa chưa thơm bằng bò thịt ôn đới (Dinh Van Cải, 2007).
1.2.5 Bò Charolais
Có nguồn gốc từ vùng Charole nước Pháp Bắt đầu từ thế kỷ thứ 16 giống bònày được tuyên chọn theo hướng chuyên thịt từ đàn bò cày kéo ở vùng này và đếnkhoảng đầu thế ky thứ 18 thì hình thành được giống bò chuyên thịt với vóc đáng tolớn (Lê Đăng Danh và ctv, 2004) Giống này là lớn nhanh, to con, co bắp nỗi rõ vì
vậy khối lượng thịt xẻ cao Bò có tính trầm, hiền lành và chịu kham khổ Con đựcnặng 1.200 — 1.300 kg con cái 700 — 800kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 65% Đây là nguyênliệu tốt dé lai kinh tế với các giống bò khác dé tạo ra con lai hướng thịt Nhược điểmcủa bò Charolais là chất lượng thịt chưa cao như bò Angus Bê sơ sinh có khối lượnglớn nên nhiều ca sinh khó, tỷ lệ nuôi sông của bê chưa cao (Lê Hồng Mận và Lê VănPhong, 2001).
Bò đực trưởng thành giống Charolais khối lượng có thể đạt 800 — 900 kg ở
500 ngày tuôi Trưởng thành đạt 1.300 — 1.450 kg, cao vai 147 — 156 cm, dai thânchéo 204 — 220 cm, vòng ngực 244 — 270 cm (Dinh Văn Cải, 2007).
1.2.6 Bò Blanc Bleu Belge (BBB)
Theo Lê Đăng Danh va ctv, (2004), từ năm 1919, chính phủ Bi đề ra chương
trình tuyên chọn một giống bò kiêm dụng có hình dang đẹp, hình chữ nhật có cấu trúc
cơ bắp trung bình và cho sữa tốt Do đó giống bò địa phương của Bi với bò Shorthorncùa Pháp được chọn lai tạo và chọn lọc qua nhiều đời
Giống này có tầm vóc lớn, gon gàng nhưng có bộ xương chắc chắn, cau trúctương đối với sườn cong, có phần thịt thăn, mông và đùi rất phát triển, mông dốc.Đầu nhỏ, hơi rộng, trán phẳng, mom rộng, cô dai; sừng ngắn, chìa ngang ở bò đực và
hơi cong về phía sau ở bò cái Bò BBB có ba sắc lông chính được di truyền từ bò
Shorthorn là trắng, xanh đa trời và đen với ty lệ lông đen thấp nhất (Lê Đăng Danh
và ctv, 2004).
Giống bò này được tuyển chon theo hướng triển đưỡng trên hầu hết các cơ bắplàm cho thịt mềm và ít mỡ; tỷ lệ các phần thịt hạng cao nhất Tỷ lệ thịt xẻ 66 — 70%,
Trang 23tỷ lệ xương khoảng 13,5% và mỡ 7,5% Trong lượng bò đực trưởng thành 1.100 — 1.250 kg, cao vai 145 — 150 cm, còn ở bò cái trưởng thành 800 — 900 kg, cao vai 132
— 134 em Có một số bò đực cân nặng trên 3.000 kg Giống này có tốc độ tăng trongcao, tăng trọng bình quân trong thời điểm 7 — 13 tháng tuổi ở bò đực là 1,5 kg/ngày
và ở bò cái là 1,2 kg/ngày; tiêu tốn thức ăn ở độ tuổi nảy là 5,5 đến 7 kg vật chất khô
thức ăn/kg tăng trọng (Lê Đăng Đảnh và ctv, 2004).
1.3 Đặc điểm cơ thể học bộ phận sinh dục bò cái
Bộ phận sinh dục của bò cái từ sau ra trước gồm: âm đạo và âm hộ, cô tử cung,
thân và sừng tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng (Hình 1.1)
Bóng đái
Hình 1.1 Cơ quan sinh dục bò cái
(Nguyễn Xuân Trạch, 2007)
1.3.1 Âm hộ và âm đạo
Âm hộ là phần bên ngoài của cơ quan sinh dục bò, gồm hai mép khép kín lạivới nhau dé ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vat va vật lạ Bình thường hai mép
âm hộ có dạng thắng đứng hướng xuống đất Ở giai đoạn nghỉ ngơi, hai mép âm hộkhép kín nên khó tách ra và không có dịch nhay Khi bò sắp lên giống (trước độngdục), hoặc đang lên giống hoặc sau động dục, hai mép âm hộ sưng phòng và có nhiềudịch nhay chảy ra (Nguyễn Kiên Cường, 2013)
Trang 24Am đạo là đoạn nối dai từ âm hộ đến cô tử cung, chiều dai khoảng 20 — 30 cm
và có thé thay đổi khi mang thai, chiều rộng khoảng 5 — 6 cm, nằm phía sau cé tửcung và trong xoang chậu Niêm mạc âm đạo thay đổi theo giai đoạn của chu kỳ độngdục Trong giai đoạn nghỉ ngơi, niêm mạc có màu hồng nhạt và hơi sáng Lúc lêngiống, nó chuyền sang mau đỏ và bóng láng Lúc mang thai, màu niêm mac âm đạotrở nên hồng nhạt hơn Khi bò sắp đẻ, niêm mac trở nên đỏ sam Lúc động duc, dotác động của hormon estrogens nên niêm mạc sung huyết đỏ và tiết nhiều dịch(Nguyễn Kiên Cường, 2013)
1.3.2 Tử cung
Tử cung là cơ quan rỗng, nơi để phôi định vị và xảy ra quá trình mang thai
Nó bao gồm cổ, thân và hai sừng Trọng lượng tử cung khoảng 400 g (từ 200 — 550g), chiếm khoảng 1/1.500 trọng lượng bò Thanh tử cung day từ 3 — 10 mm (NguyễnXuân Trạch và ctv, 2007)
Cổ tử cung là cửa ngăn giữa âm đạo và thân tử cung, thường nằm trong xoangchậu Nó có hình trụ nhọn với phần đỉnh hướng về thân tử cung, chiều đài từ 7 — 10
cm và chiều rộng từ 2 — 5 cm Cổ tử cung thường cứng lúc giai đoạn nghỉ ngơi vamềm ở các giai đoạn khác của chu kỳ động dục (nhất là giai đoạn động dục) Cé tửcung hé mở khi bò động dục và mở rộng khi bò đẻ Nó nhô vào phía trong âm đạo
tạo nên một vòng manh nang xung quanh (Nguyễn Xuân Trạch và ctv, 2007).
Thân tử cung của bò khá ngắn, khoảng 6 cm và nối liên giữa sừng và cổ tửcung Than tử cung là nơi đặt tinh dịch khi gieo tinh nhân tạo ở bò cái có hai sừng tửcung hơi cong xuống (sừng trái và sừng phải), độ dai mỗi sừng 35 - 45cm, đườngkính chỗ tiếp giáp thân khoảng 3 — 4 cm, và chỗ đỉnh sừng khoảng 5 — 6 mm Cấutrúc tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào gồm màng tương, cơ và nội mạc Nội mạc sừng
tử cung chủ yếu là biểu mô tuyến và có khoảng 120 núm nhau Khác với gia súc khác,hai sừng tử cung bò gần với thân tử cung và dính lại với nhau tạo thành một lõm hình
lòng máng (Nguyễn Xuân Trạch và ctv, 2007).
1.3.3 Ong dẫn trứng
Ong dẫn trứng của bò là đoạn nối dài giữa buồng trứng và sừng tử cung Chúng
có chiều đài từ 20 — 30 cm và đường kính từ 2 — 3 em (Nguyễn Văn Thanh, 2000)
Trang 25Ong dan trứng là nơi giúp tinh trùng hoàn thiện khả năng thụ tinh, nơi nuôi dưỡng
trứng và phôi, nơi gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng và là nơi thụ tinh.
1.3.4 Buồng trứng
Buông trứng của bò có dang đẹp, hình trứng Kích thước của nó thay đôi theo
sự phát triển của nang noãn và thể vàng Trung bình chiều dài mỗi buồng trứng từ 35
—40 mm, chiều rộng từ 20 — 25 mm và bề day từ 15 — 20 mm Trọng lượng mỗi buồngtrứng từ 1 — 2 g lúc mới sinh, từ 4 — 6 g lúc thành thục và khoảng 10 — 20g lúc trưởngthành Trong buông trứng thường có hai thành phần cấu trúc quan trọng là nang noãn
và thê vàng
Nang noãn: Budéng trứng bò có nhiều loại nang noãn, được phân chia theo kíchthước Noãn nguyên bao có kích thước nhỏ nhất (khoảng 0,04 mm), kế đến là nangnoãn sơ cấp (0,06 — 0,12 mm), nang noãn thứ cấp (0,2 — 1 mm), nang noãn có xoang(> 2 mm), nang trội (từ 8 — 10 mm), nang De Graaf hay nang sắp rung (từ 13— 20
mm).
Thể vàng: Gém 3 loại là thé vàng xuất huyết, thé vàng giai đoạn nghỉ ngơi vathé vàng thoái hoá Thể vàng xuất huyết được hình thành ngay sau khi rung trứng vàphát triển đến hết giai đoạn sau động dục (ngày thứ 6) Thể vàng giai đoạn nghỉ ngơi
có màu vàng, cấu trúc cứng và đường kính từ 2 — 3 cm Thê vàng thoái hoá hiện diệntrong giai đoạn trước động dục (ngày 19 — 21 của chu kỳ) và có thé tồn tại đến giaiđoạn sau động dục (Nguyễn Kiên Cường, 2013)
1.4 Một số nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở bò trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Nghiên cứu trên thế giới
Chăn nuôi bò là một trong những nghề chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn
nuôi ở nhiều nước trên thế giới Nhằm khai thác hiệu qua giá trị đinh dưỡng và sinhkhối, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống bò và ápdụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng.Trong các bệnh của cơ quan sinh dục cái thì bệnh ở tử cung đã được quan tâm nghiêngcứu Đề hạn chế các bệnh sản khoa, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã tậptrung giải quyết dé có kết quả cao trong việc khống chế các bệnh sản khoa đặt biệt làbệnh viêm tử cung ở bò Chuffaux ef ai (1987) đã tiễn hành sinh thiết niêm mạc tử
Trang 26cung bò bị bệnh sản khoa để tìm hiểu quá trình sinh bệnh cho biết: hậu quả của việcthụ tinh nhân tao thô bạo, sai nguyên tắc đã làm tăng tỷ lệ bệnh viêm tử cung trongchăn nuôi bò sữa.
Theo Pulfer and Riese (1991), việc các vi khuẩn xuất hiện trong tử cung của
bò sau khi đẻ không nhất thiết phải được coi là bất bình thường Vi khuẩn có thé cómặt trong môi trường tử cung của bò sau khi đẻ trên 95% trường hợp (Sheldon andDobson, 2004), nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tử cung biviém vì thực tế
tỉ lệ bò bị viêm tử cung sau đẻ được công bố là nhỏ hơn rất nhiều so với tỉ lệ bò cóchứa vi khuẩn trong tử cung sau khi đẻ (Overton and Fetrow, 2008; Dubuc ef al.,2010) Số lượng của vi khuẩn sẽ giảm nhanh sau khi đẻ và thông thường là sau 3 - 4tuần sau đẻ, vi khuẩn sẽ được loại bỏ hết khỏi môi trường tửcung của bò, hoặc chỉxuất hiện với một số lượng ít Chỉ khi nào việc loại bỏ vi khuẩn ra khỏi tửcung bị trởngại, số lượng của chúng tăng lên nhiều lần thì viêm tử cung mới xảy ra
Moges et ai, (2013) cho rằng các mầm bệnh vi khuan là một nguyên nhântiềm an khi bò không thé thụ thai trong một hoặc nhiều chu kỳ trong cùng một mùa.Nghiên cứu này cho thấy viêm nội mạc tử cung lâm sàng là do A Pyogenes,E.coli,Streptococcus spp., Klebsiella spp.,Staphylococcusaureus và Campylobacter fetus.
Hon 90% bò có vi sinh vật trong tử cung trong 2 tuần đầu sau đẻ, 78% có vikhuẩn trong tử cung giữa ngày 16 và ngày 30, 50% giữa ngày 31 và 45, và 9% giữanhững ngày 45 và 60 Hầu hết các vi khuẩn này là nguyên nhân gây viêm va đượcloại bỏ bởi tử cung mà không làm giảm khả năng sinh sản Các nghiên cứu về vi
khuẩn đã chỉ ra Arcanobacterium pyogenes (nay là Trueperella pyogenes),Bacteroides spp., Fusobacterium necrophorum, Escherichia coli, Streptococcus spp.,Clostridia spp., Pseudomonas aeruginosa va Staphylococcus spp là những vi khuẩn
có liên quan với viêm nội mac tử cung ở bò 7 pyogenes, Prevotella spp., F.necrophorum và E coli là các mầm bệnh gây viêm tử cung Các vi khuân khác, nhưStaphylococcus spp., Streptococcus spp hoặc vi khuẩn gram âm hiếu khí cũng đãđược phân lập như là hệ vi sinh vật bổ sung cùng với các tác nhân chính gây viêm tửcung (Mohamed ef a/., 2014).
10
Trang 271.4.2 Ở Việt Nam
Những năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi bò tại Việt Nam đang phát triểnmạnh về số lượng ở trang trại cũng như trong nông hộ Tình hình dịch bệnh cũngkhông ngừng tăng lên, đặc biệt là các bệnh sản khoa, trong khi người chăn nuôi chưađược trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về đặc tính sinh lý và các bệnh thườnggặp trên bò sinh sản Mặt khác, các công trình nghiên cứu về bệnh sinh sản của bò tạiViệt Nam, đặc biệt là bệnh viêm tử cung còn rất ít, do đó, tỷ lệ bò mắc bệnh đang
ngày càng gia tăng Bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh
ly phức tạp được thé hiện dưới nhiều thể khác nhau Đây là một trong những nguyên
nhân chính dẫn tới rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của
gia súc cái (Nguyễn Văn Thanh, 2000).
Nguyễn Thanh Hùng (2006) đã tiến hành nghiên cứu bệnh chậm sinh, vô sinhcủa đàn bò cái hướng sữa nuôi tại Bình Định, kết quả cho thấy nguyên nhân gây bệnhviêm tử cung, viêm vú, viêm rén và các 6 viêm khác chủ yếu là do 2 loại vi khuẩnchính gây bệnh đó là Streptoccocus chiếm tỷ lệ: 100% và Staphyloccocus chiếm tỷlệ: 95%.
Giang Thanh Nhã và Nguyễn Hồng Anh (2008) khảo sát bệnh viêm tử cungchiếm 3,17% trên đàn bò cái sinh sản tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Bò bị viêm tử cung chiếm 8,65% số bò cái được khảo sát tại tỉnh Vĩnh Phúc(Nguyễn Trọng Thiện, 2009), 22,88% số bò sữa được khảo sát tại Hà Nội và BắcNinh (Phạm Trung Kiên, 2012), các nghiên cứu này phân lập dịch viêm tử cung cua
bò đều phát hiện quan thể các loại vi khuẩn thường gặp: E.coli, Staphylococcus,Streptococus, Salmonella ngoài ra một số it bò bội nhiễm thêm Pseudomonas
Phùng Đắc Chiến (2015) nghiên cứu về thành phần các loài vi khuẩn trongdịch viêm tử cung âm đạo của bò sữa và tính mẫn cảm với một sốthuốc kháng sinhthông dụng cho biết: trong dịch tử cung, âm đạo bò khoẻ mạnhsau đẻ 12-24 giờ có91,06% cdStaphylococcus aureus; 83,33% có Streptococus; 58,33% số mẫu bệnhphẩm phát hiện thay E.coli và 50% phát hiện thay Samonella.Khi tử cung âm đạo bịviêm, 100% sô mâu bệnh phâm xuất hiện các vi khuân kê trên.
11
Trang 28Nguyễn Văn Thanh và ctv (2016) nghiên cứu và phân lập dịch viêm tử cung
của bò cái giống Holstein Friesian nuôi tại 12 trang trại ở tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội vàBắc Ninh chỉ phát hiện Staphylococcus và Streptococcus
Võ Văn Đông (2016) khảo sát tại tỉnh Tiền Giang cho thấy số bò bị viêm tửcung chiếm 7,23% số bò sữa khảo sát
Phạm Tường Linh (2019) khảo sát và đánh giá bệnh viêm tử cung trên bò cáisinh sản hướng thịt tại 2 huyện (Chợ Gạo va Gò Công Tây) của tỉnh Tiền Giang vathử nghiệm biện pháp điều trị cho biết: Hai vi khuẩn Staphylococcus aureus vàStreptococcus spp được phát hiện và chiếm tỷ lệ cao nhất trong dịch tử cung của bòmắc bệnh, lần lượt là 73,13% và 77,61%; hai kháng sinh (Florphenicol vaNorfloxacin) có độ nhạy cao với các loại vi khuẩn được phân lập
Trương Công Đạm (2021) Khảo sát năng suất sinh sản và nghiên cứu ứng dụng
giải pháp hormone đề nâng cao năng suất sinh sản của đàn bò lai hướng thịt tỉnh Long
An Kết quả cho thấy tỷ lệ bò đẻ khó, sót nhau và viêm tử cung lần lượt là 9,2%, 5,9%
và 6,6% Bò đẻ bê đực có nhiều nguy cơ đẻ khó hơn bê cái Bò đẻ khó và sót nhau có
nguy cơ viêm tử cung hơn bò đẻ bình thường và không sót nhau.
1.5 Một số bệnh sinh sản trên bò thịt
1.5.1 Bệnh viêm tử cung ở bò
1.5.1.1 Định nghĩa và phân loại
Viêm tử cung được định nghĩa rằng bò có tử cung to bất thường, có dịch tiếtmàu nâu đỏ, hoặc có mủ Những trường hợp viêm nặng (thường viêm cấp trong vòng
21 ngày sau sinh), bò giảm sản lượng sữa, không linh hoạt, biếng ăn, sốt > 39,5°C.Sốt có thé kèm theo các dấu hiệu khác sau 1 hoặc 2 ngày và đôi khi không được pháthiện (Sheldon và ctv, 2006).
1.5.1.1.2 Viêm tử cung cấp (puerperal metrittis)
Đây là thé viêm nặng, niêm mạc tử cung bị hoại tử có mang giả, vết thương
ăn sâu vào tử cung có thé gây xuất huyết dich rất hôi, nếu điều tri không đúng thú sẽchết Viêm tử cung cấp thường xảy ra trong 3 tuần đầu sau khi sinh Vi khuẩn gâyviêm có thé xâm nhập và phát triển sâu vào nội mạc và cơ tử cung làm niêm mạc và
cơ bị ton thương, thối rita và hoại tử Trường hợp này có thé dẫn đến hiện tượng
12
Trang 29nhiễm trùng toàn thân, hay nhiễm trùng huyết (Settergreen, 1986) Ở thé viêm này,gia súc biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uốnggiảm, sản lượng sữa giảm hay mắt han Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, ran liêntục Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, lợn cợn mủ vànhững mảnh mô thối rữa nên có mùi tanh thối Kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy
cô tử cung mở, hỗn dịch càng chảy ra ngoài âm đạo nhiều hơn, phản xạ đau của con
vật càng rõ hơn Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử
cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng Khi kích thích lên tử cung,
con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, từ tử cung thải ra nhiều hỗn dịch
ban (Nguyễn Văn Thanh, 2000)
1.5.1.3 Viêm tử cung lầm sàng (Clinical endometritis)
Viêm tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung Vi khuan và virus thườnggay ra viêm tử cung và ức chế hoạt tính nội tiết của vùng dưới đồi và tuyến yên ở giasúc (Roberts va ctv, 2014) Bệnh viêm tử cung thường xảy ra khoảng từ 21 ngày saukhi sinh trở đi Các vi khuẩn thường gặp trong các trường hợp viêm tử cung gồmStreptococcus, Staphylococcus, E coli, Corynebacterium pyogenes, Brucella, Salmonella, roi trùng Trichomonas Foetus (Arthur, 1964; Settergreen, 1986) Viêm
tử cung sau sinh do nhiễm trùng vi khuẩn có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản
của bò Tác động đáng kể nhất của bệnh là sự gia tăng số ngày thụ thai, tăng số lần
phối va tăng nguy cơ vô sinh (Bondurant, 1999) Một dang khác của dạng viêm này
là viêm tử cung tích mủ (pyometra) Trong trường hợp nay thé vàng thường tôn tai,
cô tử cung có thể đóng hoặc mở Có thể chảy mủ ở âm hộ hoặc không tuỳ vào độđóng mở của cé tử cung
1.5.1.4 Viêm tử cung cận lam sang (Subclinical endometritis)
Viêm tử cung nhưng dịch tiết trong không có mủ, hoặc có rat it mủ (lợn con).Việc chân đoán trường hợp viêm này thường dựa vào sự gia tăng tỷ lệ bạch cầu trungtính (neutrophils) trong niêm mạc tử cung hoặc âm đạo.
1.5 2 Bệnh đẻ khó
Dé khó là hiện tượng thời gian số thai bị kéo dai, bào thai không được day rakhỏi cơ thé mẹ Là hiện tượng bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau
13
Trang 30Bệnh không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi mà còn gây tổn thương đến cơ quansinh dục con vật dẫn đến hiện tượng vô sinh, có thé gây chết mẹ và con Dé khóthường xảy ra trên bò tơ đẻ lần đầu.
Theo Văn Lệ Hằng và ctv (2009), căn cứ vào nguyên nhân, đẻ khó được chiathành hai nhóm (i) Dé khó do nguyên nhân cơ thé mẹ: do sức ran của con mẹ, sự co
bóp cơ tử cung quá yếu; các phần mềm của đường sinh dục: cô tử cung, âm đạo giãn,
mở không bình thường; khung xoang chậu hẹp hoặc biến dạng, khớp bán động háng
bị cốt hóa hoặc phát triển không bình thường; tử cung bị vặn, xoắn ở giai đoạn cuối
của thời kỳ mang thai (ii) Dé khó do nguyên nhân bao thai: do kích thước cua thai
không phù hợp với xoang chậu như: thai quá to, đẻ sinh đôi; do tư thế, chiều hướng
của thai không bình thường; do thai di hình hay quái tha.
1.5.3 Bệnh sa âm đạo
Theo Trần Ngọc Bích và ctv (2014), bệnh thường do những nguyên nhân sau(i) đo tế bào tổ chức âm đạo bị thấm dich và bị căng ra, sức đàn hồi của tổ chức âmđạo bị giảm sút, tô chức dây chang âm dao bi căng qua mức (11) Do niêm mạc âm
đạo, cô tử cung bị tôn thương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: kế phát từ một
số bệnh nội khoa như viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm trực tràng, táo bón, đầy hơi,bội thực hoặc do trong quá trình điều trị bệnh dùng thuốc kích thích không đúng liềulượng làm cho con vật rặn mạnh, cơ quan sinh dục co bóp tạo điều kiện cho âm đạo
dễ dàng lộn ra ngoài (iii) Ngoài ra có thé do cơ thé mẹ thiếu vitamin nhóm B Từ đó,gây ra tình trạng các tế bao sinh dục chứa thừa lượng nước (iv) Do thức ăn khôngday đủ, khẩu phan ăn không thích hợp con vật đã già yếu khả năng hấp thu kém (v)
Do bào thai quá to hoặc đa thai khiến áp lực xoang bụng và xoang chậu quá cao Giasúc mẹ được nuôi nhét lâu trong chuồng mà nền chuồng quá đốc về phía đuôi hoặc
có thé do con vật luôn phải leo đốc trong thời gian có thai nên tử cung và thai épmạnh lên âm đạo (vi) Do bò đã đẻ nhiều lứa, các tô chức day chang và cơ quan âmđạo bị giảm khả năng đàn hồi nên chức năng giữ âm đạo ở vị trí bình thường bị giảmsút.
14
Trang 31Khi trâu bò mắc bệnh, âm đạo hình thành những nếp nhăn lòi ra ngoài Theo
Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2001), mức độ nghiêm trọng của các triệu
chứng phụ thuộc vào mức độ sa âm đạo một phần hoặc toàn phần.
Sa âm đạo một phần thường xảy ra trước khi đẻ Thanh âm đạo bi nhăn nheolỗi ra như một quả bóng Nếu mới bị thì phan lỗi ra nhỏ, niêm mac lộ ra ngoài khi gia
súc nằm, co vào khi đứng dậy Nếu mắc bệnh đã lâu thì phần lỗi ra to, niêm mạc bị
xung huyết, gia súc đứng dậy lâu mới co vào được Ở một số con cái, nếu mang thailâu thì âm đạo cũng sẽ bị lồi ra một phan
Sa âm đạo một phần nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sa âm đạo toàn
phần, lúc này con vật tiêu tiện rất khó khăn Niêm mạc xung huyết nặng, thủy thũng,khô, dính phân Gia súc đứng dậy âm đạo thường không co vào được Nếu bị lồi raquá lâu, niêm mac ứ huyết tim bam, thủy thũng, bề mặt có thé khô nứt, nước vàng rỉ
ra từ những chỗ nứt Phần niêm mạc lồi ra dễ bị dính phân và đất cát
1.5.4 Bệnh sa tử cung
Bệnh có thê xảy ra ở cả hai hoặc một bên sừng tử cung (nếu ở một bên sừng
là bên có thai) với đặc điểm thành tử cung của con vật bị lộn trái trở lại và đây ra bênngoải mép âm hộ Bệnh hay xảy ra sau khi con vật sinh khoảng 6 giờ, có trường hợp
3 ngày sau khi sinh Theo Văn Lệ Hang và ctv (2009), bệnh sa tử cung có thé do cácnguyên nhân sau: (i) do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc có thai không hợp lý.Khẩu phần ăn của con vật không cân đối, thức ăn thiếu vitamin, nhất là vitamin nhómB; (ii) giai đoạn mang thai, nhất là thời gian cuối, gia súc không được vận động thíchhợp, nuôi nhốt quá lâu trong chuồng mà nên chuồng quá thấp về phía đuôi; (iii) thai
to hoặc sinh đôi (ở gia súc đơn thai), dịch thai quá nhiều làm cơ tử cung giãn quá
mức, cơ tử cung mat trương lực, không co lại được sau khi đẻ, do đường sinh duc con
vật bị khô, con vật ran đẻ quá mạnh hay kéo thai quá mạnh, do hậu quả của việc dùngthuốc kích đẻ không đúng thời điểm và quá liều lượng; (iv) do con vật quá gia yếu,
đẻ quá nhiều lứa khiến cấu trúc tử cung không còn đàn hồi tốt; (v) hoặc do kế phát từbệnh bại liệt sau khi đẻ.
15
Trang 321.5.5 Bệnh bại liệt trước khi đẻ
Bệnh có đặc điểm là con vật mat kha năng vận động, nằm một chô Bai liệt
trước khi đẻ gặp nhiều ở heo, bò và dé Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn mang
thai kỳ II, đặc biệt là trước khi sinh vài tuần đến hơn một tháng
Theo Văn Lệ Hang va ctv (2009), bệnh bại liệt trước khi đẻ có thé do một sốnguyên nhân như khẩu phần ăn không cân đối, gia súc mẹ bị các bệnh về đường tiêu
hóa hoặc bị nuôi nhốt lâu ngày trong chuông Trong bệnh bại liệt trước khi đẻ con vật
có một số biểu hiện như: thích ăn những thứ mà ngày thường không ăn như đá sỏi,
đất cát, gặm vôi vữa trên tường, nền chuồng, gạch non Lúc đầu con vật chỉ biéu hiện
đi lại tập tễnh, khó khăn Sau đó con vật bệnh nằm nhiều, khi bệnh nặng không đứnglên được Có trường hợp con vật đang đi lại bình thường, bỗng nhiên kêu rống lênđau đớn và nằm xuống, mat khả năng vận động (trường hợp này thường xảy ra khi bị
gãy xương) Khi con vật nằm, thời gian đầu tự trở mình được, các biểu hiện tuần
hoàn, hô hấp, tiêu hóa bình thường Một thời gian sau, vật bệnh không trở mình được,
bị kế phát viêm ruột, viêm dạ dày, viêm phối và thối loét đa thịt do nằm lâu Nếu
không can thiệp kip thời con vật sẽ chết.
1.5.6 Bệnh say thai
Thông thường thú con sẽ được sinh ra ở giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai,nhưng vì một lý do nào đó bào thai bi tống xuất ra khỏi cơ thé mẹ sớm hơn được gol
là sự say thai Trong khoảng thời gian 1⁄2 giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai mà thú
mẹ bị sây thai thì rất khó xác định nguyên nhân gây ra Thú mẹ bị sây thai thì lần sauvan có thé động dục trở lại và có khả năng thụ thai Trong chăn nuôi thú sinh sản, saythai gây thiệt hại kinh tế trầm trọng; đồng thời mang nhiều tác hại đến cơ thể thú cáinhư khoảng cách hai lứa đẻ kéo dai, thú mẹ dé bị viêm tử cung, vô sinh hoặc lây lanbệnh (khi nguyên nhân gây say thai là do bệnh truyền nhiễm) Biểu hiện là thú mẹgiảm khả năng sinh sản, số con sinh ra và số con sông sót giám (Nguyễn Văn Thành,2010).
Theo Nguyễn Văn Thành (2010), nguyên nhân là do nhóm căn nguyên truyềnnhiễm và do nhóm căn nguyên không phải truyền nhiễm:
16
Trang 33Nhóm căn nguyên truyền nhiễm: gồm các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thê thú
mẹ theo hai con đường là nhiễm trùng máu và nhiễm trùng đường sinh dục Sự nhiễmtrùng qua đường máu xảy ra là do thức ăn nhiễm vi sinh vật, hít thở qua không khí,
đường sinh dục các tác nhân vi sinh vật (Salmonella spp., Pasteurella spp., Brucella, Leptospira) khác nhau sẽ có tác động trên các mô bào khác biệt của thú mẹ như tửcung, nhau thai, phôi hoặc cơ quan khác Các tác nhân gây truyền nhiễm gây say thai
ở trâu bò như Brucellosis (bệnh say thai truyền nhiễm), Leptospirosis (bệnh xoắn
khuẩn), Listeriosis, Salmonellosis, Pseudorabies, Trichomoniasis, Vibriosis, Rhinotr
heitis và một sé virus
Nhóm căn nguyên không phải truyền nhiễm: được chia làm 2 loại là đo cơ thểthú mẹ hay bào thai và do yếu tố ngoại cảnh, môi trường Do cơ thể thú mẹ hay bảothai: số noãn tối đa khi làm tổ chiếm tỷ lệ 80 — 90% số noãn thụ tinh, trong thời kylàm tổ hao hụt khoảng 28,6% Tỷ lệ hao hụt này được gọt là sự lỡ làng đầu tiên Sựhao hụt này không có biểu hiện triệu chứng lâm sảng trên thú mẹ Do yếu tố ngoạicảnh, môi trường: gồm một số nguyên nhân bên ngoài có thể gây tác động đến sây
thai như S aureustác động cơ học (thú mang thai bị trượt té, bi rượt đuổi, chen lấnkhi ăn uống, bị húc đá vào bụng), hóa chất (cơ thé bị nhiễm chất độc từ thức ăn như
Arsenic, Nitrate chi, Phenolthiazine, Dioxide, Ergot, Chlorinate naphtalen) va chatdinh dưỡng (khẩu phan thức ăn thiếu protein, vitamin, muối khoáng)
Các trường hop say thai thường thấy như tiêu thai, đẻ non, thai khô (thai gỗ),
chết thai thối rữa:
Trường hợp tiêu thai: thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai,trong khoảng thời gian này thai chưa phát triển và chưa hình thành các tổ chức Phôithai bị hấp thu nước vào tử cung Vì thế, không có gì hiện hữu trong tử cung nhưng
có dấu hiệu cho thấy thú có mang vì sừng tử cung có kích thước to lớn và mắt trươnglực Trường hợp này thường do thai yếu, do thú mẹ bị nhiễm trùng khi gieo tinh, cơthể thú mẹ bị suy nhược và thú sẽ biểu hiện rất chậm sự động dục trở lại
Trường hợp đẻ non: đẻ non là quá trình bệnh lý xảy ra vào thời gian mang thai
ky III, lúc này bao thai phát trién tuong đối hoàn chỉnh Thú mẹ có một số biéu hiện
17
Trang 34gần giống lúc đẻ bình thường Thú sơ sinh trong đẻ non thường có nhiệt độ thấp, phản
xạ bú chậm và khó nuôi (Văn Lệ Hằng và ctv., 2009)
Trường hợp thai khô: trên trâu bò khi thai chết còn lại trong tử cung, hoàng
thé còn tồn tại làm đóng cổ tử cung và ngăn cản sự co thắt tử cung, vi khuẩn cơ hội
không xâm nhập vảo tử cung được, nước trong bào thai được hấp thu vào cơ thê thú
mẹ khiến các tổ chức mô học của thai và nhau thai trở nên rắn lại và khô, màu sắc đôilúc chuyển sang màu nâu, đen, lá nhau co rút nhăn nheo bọc sát lấy bào thai chết.Nguyên nhân gây thai khô cho trâu, bò thường là đo các vi sinh vật gây bệnh sây thaitruyền nhiễm hoặc thai phát triển không bình thường do thú mẹ thiếu dinh dưỡng, sửdụng thú mẹ cày kéo.
Trường hợp thai chết thối rita: là hậu quả của sự xâm nhiễm vi sinh vật gâythối rita và gây viêm tử cung Các vi sinh vật gây chết thai và phân hủy các tô chức
của thai và nhau thai (Nguyễn Văn Thành, 2010).
1.5.7 Bệnh sót nhau
Trên các loài động vật, sau thời kỳ tống thai sẽ chuyền sang thời kỳ tống nhau
thai (gồm có các giai đoạn chuẩn bị, bong nhau, tống nhau và tắt mạch) Trên trâu bò,khi tử cung co lại sẽ tạo khoảng cách giữa núm tử cung và núm nhau, nhau bong ra
và chính trọng lượng của lá nhau sẽ đây nhau dan dan thoát ra âm đạo Nếu sau thờigian trung bình ké trên mà nhau thai không bong ra hết và day ra ngoài thì có thé xem
là bị sót nhau (Văn Lệ Hằng và ctv., 2009) Đây là bệnh thường xảy ra trên các thú
cao sản.
Theo Nguyễn Văn Thành (2010), có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả
năng bong và tống nhau Do tác động bên ngoài: Thú thiếu vận động trong thời gian
mang thai; thiếu chất dinh dưỡng nhất là các vitamin A, E, khoáng chất Ca, Mg haySe; thú mẹ bị nhiễm vi sinh vật gây các bệnh sấy thai truyền nhiễm Do tác động bêntrong: Thú me đẻ non, sinh nhiều thai, viêm núm tử cung và núm nhau (do bệnh saythai truyền nhiễm), sức rặn và co bóp của tử cung yếu, nước ối trong thai nhiều hơnbình thường.
18
Trang 35Có hai dạng sót nhau:
Sót nhau một phần: thường do lá nhau bị rách Khi đặt các lá nhau đã được
tống ra ngoài lại gần với nhau, các mạch máu tại các vị trí tiếp giáp không khớp vớinhau thì có khả năng còn tồn mảng nhau khác bên trong thú mẹ Trên trâu bò, phầnnhau còn sót lại nếu ít hơn 1/5 lá nhau thì rất khó xác định Tuy nhiên, nhau sẽ bị thốirita sau 1 — 2 ngày và có mùi hôi thối, sau đó sẽ bị tống ra ngoài cùng với dịch nhờn
tử cung có mau trắng xám, đôi khi có màu hồng nhạt Nếu sót mảnh nhau lớn hơn 1/3
lá nhau thì có thể quan sát được phần nhau bị sót ở âm đạo Phần nhau bị sót này cũng
sẽ tự thối rữa và tống ra ngoài sau 1 — 2 ngày Những trường hợp tống nhau chậm hơn
2 ngày thường gây cho gia súc dễ bị viêm nhiễm tử cung Trên trâu bò, thường cóbiểu hiện kém nhai lại, bỏ ăn, cong lưng rặn, cong đuôi, sốt và sản lượng sữa giảm
(từ 30 — 50%) (Nguyễn Văn Thành, 2010).
Sot nhau toàn phan: trên trâu bò, nếu không thấy tống nhau, không thấy cácmàng trắng hồng ở âm hộ, chi thấy nước nhay ở âm đạo mà không thay mang đàn hồidai của lá nhau là hiện tượng sót nhau toàn phần Lúc này nên kiểm tra tình trạng bộphân sinh dục phía sau bò hay phần nhau còn sót lại sau đuôi bò Chú ý phân biệt một
số trường hợp thú mẹ ăn lại nhau, trên thú lớn cần kiểm tra qua âm đạo và tử cung,trên thú nhỏ theo dõi triệu chứng toàn thân Nhau thai bị sót thường tự thối rữa và
được tống ra ngoài sau đó, tuy nhiên thường dé lại hậu chứng viêm nhiễm tử cung
vào thời kỳ hậu sản (Nguyễn Văn Thành, 2010).
1.5.8 Bệnh rặn đẻ quá sớm
Theo Văn Lệ Hằng và ctv (2009), rặn đẻ quá sớm là quá trình bệnh lý xảy ravới đặc điểm là con vật xuất hiện những cơn co bóp tử cung, những cơn rặn, trướcthời gian đẻ khi chưa có những biểu hiện điền hình của quá trình sinh đẻ bình thườngnhư: cơ quan sinh dục bên ngoài sưng to, phù thũng, mềm; sụt mông, bầu vú căng,
có sữa dau; con vật đứng nằm không yên, chân cào đất, đau đớn, kêu rồng lên Trâu,
bò cong lưng cong đuôi lên dé ran; đôi khi con vật ran mạnh làm lộn ca trực trang và
tử cung ra ngoài; nếu không can thiệp kịp thời con vật sẽ đẻ non, chết thai hoặc thai
khô hóa Đôi khi hiện tượng này xảy ra trước thời gian đẻ vai tháng.
19
Trang 36Con vật bị ran đẻ quá sớm có thé do các nguyên nhân như: tác động cơ học(gia súc bi ngã, bi sụt ham, sụt hố khi chăn thả, bị húc, bị đánh đập hoặc cắn, tranhnhau thức ăn, 6 nằm); các nguyên nhân làm thé tích xoang bụng căng quá mức chèn
ép mạnh vào tử cung như chướng hơi dạ dày, ruột, chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ
hoặc khi gia súc táo bón ran nhiều; rồi loạn mối quan hệ cân bằng giữa các hormoneđiều khiến sinh sản: rối loạn kích thích tố nhau thai, buồng trứng, tuyến yên; Hậu quảcủa việc sử dụng nhầm các thuốc chống chỉ định khi gia súc có thai: gentamycin,strychnin,
1.5.9 Các bệnh ở buồng trứng
Theo Sử Thanh Long và Nguyễn Thị Thúy (2015), chỉ có 40% bò có buồng
trứng hoạt động bình thường trong thời gian 90 — 120 ngày sau đẻ và nguyên nhân
chủ yếu là do 3 bệnh: (1) hoàng thé tồn lưu; (2) u nang buông trứng; (3) buồng trứng
không hoạt động.
1.5.9.1 Hoàng thé tồn lưu
Bệnh hoàng thé tồn lưu là hoàng thé không bị thoái hoá và chu kỳ động dục
không được biéu hiện Nguyên nhân có thé là do nhiều yếu tố gồm tử cung viêm tích
mủ, dịch nhay trong tử cung, thai chết lưu, thai gỗ (Sử Thanh Long và ctv., 2014).Ngoài ra còn có thể do chế độ nuôi dưỡng kém, nhất là khẩu phần thức ăn thiếu
protein, vitamin, chat khoang Theo Soliman et al., (1981), thiéu hụt hàm lượng
khoáng, đặc biệt là trong khẩu phần thiếu Fe, I2 sẽ làm rối loạn cơ năng khiến cho
hoàng thể tồn tại trên buồng trứng
Viêm tử cung sau đẻ làm tăng nguy cơ dẫn tới hoàng thể tồn lưu trên bò, khi
đó nồng độ Progesterone sản sinh bởi thé vàng tồn lưu thấp hơn so với bò khoẻ mạnh(William et al., 2007) Khi quá trình rụng trứng xảy ra trước quá trình sản sinhprostaglandin F2ơ (PGF2a) sẽ ức chế quá trình co bóp tử cung sau đẻ khiến bò cónguy cơ mắc bệnh hoàng thể tồn lưu cao hơn Progesterone tiết ra từ hoàng thể ứcchế quá trình sản sinh PGF2a, ức chế quá trình co bóp tử cung tạo điều kiện cho sựphát triển của vi sinh vật có hại như Arcanobacterium pyogenes vàkéo dải thời gianduy trì hoàng thé (Kaneko and Kawakami, 2009)
20
Trang 371.5.9.2 Bệnh u nang buồng trứng
Khi buồng trứng xuất hiện một hoặc nhiều u nang trên bề mặt mà những unang này có đường kính lớn từ 2,5 cm và tổn tại trên buồng trứng từ 10 ngày TheoColeman (2008), có 3 loại u nang chính là u nang noãn (u nang), u hoảng thể và uhoàng thé (tồn hoàng thể) cụ thé như sau:
U nang noãn (follcular cyst) là kết quả của việc các nang trứng phát trién khôngbình thường khiến việc phóng thích trứng không xảy ra U nang noãn là những u có
bề mặt căng bóng, mỏng, mọng nước và khi chạm vào có cảm giác mềm, đây chính
là những nang trứng phát triển lớn nhưng không chín được để phóng thích trứng.Những nang này sản xuất và phóng thích estrogen ra ngoài
U hoàng thé (luteal cyst) là những nang không chín được đề phóng thích trứngnhưng lại bị hoàng thê hóa Trường hợp của những u nang này cũng giống như hoàngthé tồn lưu, loại u này có màu đục, rắn chắc hơn u nang noãn nhưng không rắn nhưhoàng thể tồn lưu
U hoảng thé (co — existing) hay gọi u nang kết hợp là một nang với day dich
ở giữa Trong thời kỳ mang thai sự hiện diện hoàng thể là cần thiết, một hoàng thể cóthé sản xuất 100ug progesteron dé duy trì hoạt động mang thai Khi bò không mangthai, hoàng thé sẽ thoái biến và điều nay được cho là một hoạt động sinh lý bình
thường Nếu bò không mang thai nhưng hoàng thé không thoái biến được thi đâyđược xem là một dạng bệnh lý và bệnh này thường được gọi là hoàng thể tồn lưu hay
tồn hoàng thé
Những dấu hiệu khác của bệnh u nang là màu sắc vùng âm hộ, âm đạo, cô tử
cung nhợt nhạt, âm đạo xệ xuống và chảy dịch ra ngoài liên tục, phần khung chậu,
đuôi, day chang vùng xương chậu xệ xuống, thay đối sự trao đối chat, sản xuất sữathất thường, bộ lông khô, có dấu hiệu thần kinh, rối loạn ăn uống và càng ngày càng
gay yếu (Coleman, 2008)
Điều trị: Theo Coleman (2008) có thể dùng tay phá vỡ u nang bắt thường trênbuồng trứng Tuy nhiên, cũng rất khó khăn vì nó có thể gây ra tình trạng xuất huyết
và cũng khó thực hiện nếu như nang bám quá chặt trên buồng trứng Ngày nay phương
21
Trang 38pháp này không còn được sử dụng nhiều do sự bắt lợi của nó mà thường sử dụng liệupháp kích dục tố đề điều trị.
1.5.9.3 Buồng trứng kém phát triển
Là hiện tượng toàn bộ hoặc một phần buồng trứng không phát triển trong đó
không ghi nhận sự phát triển của nang noãn Do đó không có sự phóng thích trứng vàkhông có trình trạng động dục xảy ra Hiện tượng nàyđược xếp vào bệnh lý buồngtrứng kém phát triển, buồng trứng ngưng hoạt động và teo buồng trứng (Yoshihiro,2001) Nguyên nhân trực tiếp là do thùy trước của tuyến yên phân tiết kích thích t6
gonadotropin ở mức thấp hon mức sinh lý bình thường (Yoshihiro, 2001), nguyên
nhân chính dẫn đến hiện tượng trên là do dinh dưỡng không cân đối và thường xảy
ra trên bò có năng suất sữa cao (Eilts et al., 2004) Dau hiệu thường thấy là một bênhoặc cả hai buồng trứng nhỏ hơn bình thường (Eilts et al 2004)
Khi điều trị cần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và điều kiện sức khỏe của thú.Sau đó dùng liệu pháp kích dục tố dé cân bằng lượng kích dục t6 bị thiếu hụt sao chophù hợp với điều kiện của buông trứng (Yoshihiro, 2001) Điều trị bằng kích dục tố
sẽ tác động vào chức năng buồng trứng và kích thích sự tái lập hoạt động sinh lý bình
thường (Winters, 1998) Dé dam bảo việc điều trị đạt kết quả tốt, quá trình điều trịnên lặp lại vài lần Tuy nhiên, nếu trường hợp buồng trứng không đáp ứng với liệupháp điều trị thì tiên lượng trong trường hợp nay là rất xấu (Yoshihiro, 2001) Nếunguyên nhân chính là do di truyền với các biểu hiện như bò động dục không rõ, độngdục nhưng không rụng trứng, hoặc chu kỳ động dục kéo dài (Nguyễn Hữu Ninh vàBạch Đăng Phong, 1994) thì phải loại thải ngay mà không tiến hành điều trị (Winters,1998) Ngoài ra nếu bò có lịch sử viêm nhiễm trong quá trình sinh sản và phát hiệnbuồng trứng bị teo thì nên loại thải
1.6.2 Một số vi khuẩn thường gặp ở tử cung bò bị viêm
Trong suốt quá trình mang thai, trong tử cung không có vi khuẩn Khi đẻ, cô
tử cung mở ra, tạo điều kiện cho bê ra đời và duy trì như vậy trong nhiều ngày sau
đẻ Trong thời gian này, các loại vi khuẩn có mặt ở đường sinh dục sẽ có cơ hội xâmnhập vào trong tử cung của hon 95% bò (Sheldon và Dobson, 2004).
22