1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng chứng thực nghiệm thông qua mô hình chuỗi giá trị rau sạch tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

64 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

CHUYEN ĐÈ THUC TẬPDE TÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG DAT NÔNG NGHIỆP BẰNG CHUNGTHỰC NGHIỆM THONG QUA MÔ HÌNH CHUOI GIA TRI RAU SẠCH

TẠI XÃ KHÁNH PHÚ, HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

Hà Nội - tháng 5 — 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Đánh giáhiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng chứng thực nghiệm thông qua mô hìnhchuỗi giá trị rau sạch tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ” này là

do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành, dưới sự hướng dẫn của Các nội dung nghiên

cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một báo

cáo nào có nội dung cùng với chuyên đề thực tập của tôi Những số liệu trong cácbiểu đồ và trong các dẫn chứng phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giáđược tôi thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, chuyên đề có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các cá nhân, tác giả

và tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguôn gốc.

Ký tên

Dương Tuấn Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với dé tài “Đánh giá hiệu quảsử dụng đất nông nghiệp bằng chứng thực nghiệm thông qua mô hình chuỗi giá trị

rau sạch tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”, em đã nhận được

nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, từ đơn vị thực

tập và các anh chị khóa trên.

Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Ngô Thị PhươngThảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý cho em trongsuốt quá trình làm chuyên đề thực tập Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các

thầy cô trong Khoa Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giảngdạy cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúpem có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá

trình học tập

Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn toàn bộ ban lãnh đạo x4 Khánh Phú và HTX

Khánh Phú và đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại xã và

cả quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập.

Với điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế, chuyên đề thực tập này

không thể tránh được những thiếu sót Vì thế em rất mong nhận được sự chỉ bảo,đóng góp ý kiến của các thầy cô dé em có điều kiện bé sung, nâng cao ý thức và mở

rộng tầm hiểu biết, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1.2 Hiệu qua sử dung đất nông nghiệp .- 2-5-5 ss©ssessecssessessersersecse 9

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - 91.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 111.3 Các nhân tố ảnh hướng đến hiệu qua sử dung dat nông nghiệp 13

1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan - 2 +¿+++2+++Ex++Ex+2E+trx+zrxezrxrrresree 13

1.3.2 Các nhân tố chủ quan -¿- 2 s+E+E£+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEErrEErrkrrkerreee 15

CHUONG 2: DANH GIA HIEU QUA SU DUNG DAT NONG NGHIEP

THONG QUA MO HÌNH CHUOI RAU SẠCH TẠI XÃ KHANH PHU,HUYỆN YEN KHANH ccssssssssssessssssssssecssesonessnessscssecsnecsssssscssecaneesscsscsasecaneeseeesees 17

2.1 Giới thiệu về mô hình và vùng nghiên cứu cecsessessessessssssessessesseesseeseesees 172.1.1 Disu kién ii oo na433 172.1.2 Thực trạng phát trién kinh té- xã NOi eee eeseeseessessesseeseesesseesees 192.1.3 Tổng quan mô hình 2- + 2 2 £EE+E£+E£EE£EE£EE+EEEEEEEEEEEEerEerkerxrrerei 222.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sử dụng mô hình chuỗi giá trị

rau sạch tai xã Khanh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình: 25

2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh,

tinh Ninh Bith oe 25

Trang 5

2.3.2 Thực trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất của mô hình chuỗi gia tri

rau sạch tại xã Khánh Phú 211 1111223311111 11853011 E1 11 key 28

2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuỗi giá trị rau sạch tại xã

Khanh Pht 0 39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA SU DỤNG DAT NONGNGHIỆP THONG QUA MÔ HÌNH CHUOI GIA TRI RAU SẠCH TẠI XÃKHANH PHU, HUYỆN YEN KHÁNH 5-2 ss©cssssecsserssesssss 413.1 Các giải pháp nâng cao hiệu qua sử dung đất nông nghiệp thông qua môhình chuỗi giá trị rau sạch tại xã Khánh Phú -< -< s2 sssssesseses 41kh 088 6 6 43

3.2.1 Đối với tỉnh Ninh Bình 2-2 +EE+EEt£EEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrkrrrrree 433.2.2 Đối với Huyện Yên Khánh - 2 2 5£ +k£SE+EE+EE£EE2EEEEEEeEEerkerkerkee 43

3.2.3 Đối với các địa phương sản xuất rau nói chung và VietGAP nói riêng 433.2.4 Đối với các hộ dân tham gia liên kết sản xuất chuỗi giá trị rau sạch theo

mô hình VietGap - - - Q1 n1 S1 HH TH HH HH 44

00090 45

TÀI LIEU THAM KHAO -< 2£ 5£ 5£ 5<£ s£Es£ES££SsEEseEseEssEsserserserssee 47

PHU LUC wesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessses 48

Trang 6

DANH MỤC CHU VIET TATGTSX: Giá trị san xuất

CPSX: Chi phí sản xuất

TNHH: Thu nhập hỗn hợp

UBND: Ủy ban nhân dân

NHNN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 7

Bang 2.1:

Bang 2.2:Bang 2.3Bang 2.4Bang 2.5

Bang 2.6

Bang 2.7Bang 2.8Bang 2.9Bang 2.10

DANH MUC BANG, BIEU DO

Một số cây trồng chính của xã Khánh Phú năm 2019 - 20

Tình hình chăn nuôi của xã Khánh Phú qua một số năm 21

Hiện trạng sử dung đất của xã Khánh Phú năm 2019 25

Cơ cau sử dụng đất nông nghiệp của xã năm 2019 . 26

Giá trị sản xuất nông nghiệp xã Khánh Phú năm 2019 - 27

Đặc điểm của các hộ tham gia liên kẾt - 2-2 2 s+cx+zs+zsse2 28Mila vu camh tac CUa 8:0 43 29

Một số loại cây trồng chính trong mô hình chuỗi rau sạch 30

Thu nhap ctia ho 31

Hiệu qua kinh tế của một số loại cây trồng chính trong mô hình rausạch tại xã Khánh Phú + 111333322 EEEE+eseeeeeeeeszee 32Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân người thu gomrau an toàn VietGAP năm 2019 (tính bình quân trên 1 lứa/1 sào) 35

Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân người bán buônrau an toàn VietGAP năm 2019 (tính bình quân trên 1 lứa/1 sào) 36

Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân người bán lẻ rauan toàn VietGAP năm 2019 (tính bình quân trên 1 lứa/1 sào) 37

Hệ số quay vòng sử dụng dat năm 20109 - 2 2+c+x+£xerxsrssrez 38

Biểu đồ 2.1: Cơ cầu sử dụng đất của xã Khánh Phú - 2-2: +s2+z+zx+zxzsz 25

Trang 8

MỞ ĐẦU

1.Tinh cap thiêt của van dé nghiên cứu

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, là loại tài nguyên không tái tạo

trong nhóm tài nguyên hữu hạn của mỗi quốc gia.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phát triển dân sinh, kinh tế- xãhội và an ninh, quốc phòng Mỗi quốc gia đều có chiến lượt quản lý và sử dụng đấtđai hiệu quả Đối với nước ta, tại chương 2, điều 18 hiến pháp xác định:đất dai là sởhữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước quản lý đất đai theo quyhoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả.

Khi nói đến vai trò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất xã hội, Mác đãkhẳng định: “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và

giá tri tiêu thụ - như William Petti đã nói - lao động chỉ là cha của của cải vật

chất còn đất là mẹ” Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của mọi

ngành sản xuât.

Kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng né dân số đã làm cho mối

quan hệ giữa con người và đất đai càng trở nên căng thăng, tạo ra sự cạnh tranh,

xung đột giữa 3 lợi ích: kinh tế - xã hội - môi trường Trong khi đó nguồn tàinguyên đất có giới hạn về diện tích và dé bị biến động Vậy làm thé nào dé sử dungđất hợp lí? Điều này liên quan chặt chẽ đến hoạt động của từng ngành, từng lĩnhvực Do đó, dé quản lý và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đấtcủa địa phương dé vừa đảm bảo diện tích đất thích hợp cho các hoạt động và sản

xuất, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì nhất thiết ta phải tiến hành

xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.

Khánh Phú là một xã nằm ở phía Bắc huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

thuộc vùng Duyên Hải Bắc Bộ Huyện Yên Khánh nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh

Bình phía bắc giáp thành phố Ninh Bình.Cho đến nay, xã Khánh Phú chưa đượclập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hiệu qua Nhat là trong giai đoạn hiện nay,khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhanh, theo đó phát sinh nhiều vấn

dé về nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các lĩnh vực Yêu cầu đặt ra với xã làphải có cơ sở dé quản lý và thu hồi đất nông nghiệp vừa khoa học, hợp lý và vừamang tính định hướng sử dụng đất lâu dài Dé có cơ sở pháp lý cho việc phân bổ

Trang 9

quỹ đất đai, đảm bao phát triển kinh tế - xã hội ồn định, bền vững thì việc lập quy

hoạch sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả giai đoạn 2020 - 2025 là yêu cầu cần thiếtđối với xã Khánh Phú Nhận thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề, tôi đãlựa chọn đề tài nghiên cứu là “Đánh giá thực trạng sử dụng dat nong nghiép bangchứng thực nghiệm thông qua chuối giá trị rau sạch tại xã Khánh Phú, huyện Yên

Khánh, tinh Ninh Bình ”.2.Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp thông qua thực nghiệm chuỗigiá trị rau sạch từ đó làm cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tìm ranhững thành tựu, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị đểnâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuỗi giá trị rau sạch.

2.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu mô hình giải pháp mới giúp sử dụng quỹ đất nông nghiệp tại địa

phương một cách hợp lý hiệu quả.

+ Làm căn cứ pháp lý cho việc cho thuê đất, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất Đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cho các đối

tượng sử dụng đất đúng pháp luật trên địa bàn xã.

+ Đảm bảo đất đai trên địa bàn xã được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệuquả, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 10

- Đôi tượng nghiên cứu:

+ Hiệu quả kinh tê - xã hội — môi trường của chuỗi rau sạch

+ Thành tựu, khó khăn trong sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuỗi

rau sạch.

4 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu- Thu thập số liệu thứ cấp:

+ Thu thập các số liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hìnhquản lý, sử dụng đất của xã; hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tiềm năngđất đai của xã Khánh Phú.

+ Thu thập số liệu về thông tin cơ bản của các hộ tham gia liên kết và thựctrạng sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất chuỗi giá trị rau sạch

- Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra bổ sung số liệu về thực trạng và hiệu qua

kinh tế của các nông hộ tham gia liên kết.

b Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích

Từ những số liệu tài liệu thu thập được tiến hành phân tích mối tương quan

giữa các yếu tố: điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, đồng

thời phân tích những biến động về đất đai, kinh tế, xã hội của địa phương và khuvực ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất.

5 Kết cau chuyên đề

Chương 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua mô hình

chuỗi rau sạch tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua

mô hình chuỗi rau sạch tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh

Trang 11

sô học giả khác cũng có những khái niệm về đât như sau:

Học giả người Anh V R Wiliam đã đưa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi xốp

của lục địa có khả năng tạo ra sản phâm cho cây trông”.

Học giả E Mitscherlich (1923) cho răng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cái kho cungcấp chất dinh dưỡng” và “Dat là cái khối hỗn hợp gồm các phân tử nhỏ, cứng rắn,

nước, không khí cần thiết cho thực vật” Các Mác cho rằng: “Đất đai là tư liệu sản

xuất cơ bản và pho biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thé

thiêu được của sự tôn tại và tái sinh của hàng loạt thê hệ người kê tiêp nhau”.

Các nhà kinh tế, thé nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rang “Dat là phantrên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thé mọc được” va đất được hiểu theonghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồmcác cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như: khí

hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối ), các dạng trầm tích

sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật,trạng thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiệntại dé lại”

Trang 12

Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đấtbề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản

trong lòng đất Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địahình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và

ý nghĩa to lớn đôi với hoạt động sản xuât và cuộc sông của xã hội loài người.

Theo Luật Dat đai 2003 “Dat nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông

nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm

khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, dat rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng),đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của

Chính phủ".

* Khái niệm đất nông nghiệp

Luật Dat đai 2013 quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu désử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu

năm, đất rừng sản xuat, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất

làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Quốc hội nước Cộng hòa Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013).

Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu laođộng Như vậy đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà còn cungcấp dinh dưỡng nuôi cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điềukiện cho ngành chăn nuôi phát triển Với ý nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội Ở nước ta với hơn

70% dân số làm nông nghiệp nên van đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàngđầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Vai trò và ý nghĩa của đất dai trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất Các Mác đã nhânmạnh “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất” Luật đất đai năm

1993 cũng đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuấtđặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phânbố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở y tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng”.

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản và đặc biệt

với những đặc điêm riêng như sau:

Trang 13

Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sảnxuất Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện các hoạt

động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi dé tạo ra sản phẩm Bên cạnh đó,

đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đãbiết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinhvật học và các tính chất khác dé tác động và giúp cây trồng tạo nên sản pham, (Cao

Liêm, Tran Đức Viên ,1993).

Đất đai có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng,miền Mỗi vùng đất đai luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thé nhưỡng, khíhậu, nước, thảm thực vật), điều kiện kinh tế — xã hội như (dân số, lao động, giao

thông, thị trường) Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần xác địnhcơ cau cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở năm chắc điều kiện của từng vùnglãnh thé (Nguyễn Viết Phố, Trần An Phong, Dương Văn Xanh, 1996).

Đất dai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu không thé thay thé trong sản xuất nông

nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên.

Đất đai, ngoài là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản trong sản xuất nôngnghiệp nó còn được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt so với các tư liệu sản xuất khácbởi vì đất đai là sản pham của tự nhiên, đất đai có trước lao động và là điều kiện tựnhiên của lao động nó chỉ là tư liệu sản xuất khi tham gia vào sản xuất khi có sự tác

động của lao động Dat dai vận động theo quy luật tự nhiên của nó - nghĩa là độmàu mỡ của đất đai phụ thuộc vào người sử dụng đất, do vậy trong quá trình sửdụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu cho đất thông qua

những hoạt động có ý nghĩa của con người.

Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt lục địa Đặcbiệt là đất đai nông nghiệp, sự giới hạn về diện tích đất còn thê hiện ở khả năng cóhạn về khai hoang tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể Do vậy trong quá trình sử

dụng dat cần hết sức quý trọng và tiết kiệm thì mới có thé đáp ứng được nhu cau sửdụng đất đai ngày càng tăng của xã hội.

Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh

hưởng đến kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi Đặc biệt trong hệ thống sản xuấthàng hoá đất được coi như chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chat lượngđất và các lợi thế của đất sẽ quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra và khả

năng sinh lợi của đất.

Trang 14

Dat dai được coi là một loại tài sản, chủ tài sản đất có quyền nhất định doluật pháp của mỗi nước quy định Đây là điều kiện để chủ tài sản có thể chuyển

nhượng và phát huy được hiệu quả sử dụng đất.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy răng diện tích đất tự nhiên nói chung và đấtnông nghiệp nói riêng là có hạn và chúng không thé tự sinh sôi.

Trong khi đó, áp lực từ sự gia tăng dân SỐ, Sự phát triển của xã hội đã vàđang làm đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyền đổi sang mục dich phinông nghiệp như xây dựng cơ sử hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp đã làmcho đất đai ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chếkhả năng sản xuất Sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là một

trong những điều kiện quan trọng nhất dé phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia.1.1.2 Đặc điểm đất nông nghiệp

Đặc điểm cơ bản của đất nông nghiệp:

Ở mỗi quốc gia dat đai đều đợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, riêng

đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản giống nhau, đợc biểu hiện cụ thé:Một là, đất nông nghiệp là tài liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu.

Đất nông nghiệp là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là t liệu sản xuất đặcbiệt không thể thay thế đợc của ngành nông - lâm nghiệp Nó là cơ sở tự

nhiên là tiên đê trớc tiên của mọi quá trình sản xuât.

C.Mác đã từng chi rõ: dat là không gian, yếu tố cần thiết của tat thay moi quá

trình sản xuât và mọi hoạt động của loài người.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đãkhang định đất dai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tài liệu sản xuất

đặc biệt, là nguôn nội lực và là nguôn vôn to lớn của đât nớc

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là t liệu sản xuất chủ yếuvà đặc biệt không thể thay thế được Vì đất nông nghiệp vừa là t liệu lao độngvừa là đối tợng lao động Đối với các loại đất chuyên dùng khác thì đất đai chỉ làđối tượng lao động, con ngời phải sử dụng tài liệu lao động để tác động vào tạo

ra sản phâm.

Đất nông nghiệp là đối tượng lao động khi con ngời sử dụng công cụ sản

xuất tác động vào đất làm cho dat thay đổi hình dạng, nh cày, bừa, lên luống quá

Trang 15

trình đó làm tăng chất lợng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi dé tăng năng suất

và chất lợng cây trồng.

Ngược lại, khi con ngời sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất, thôngqua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của dat détác dụng lên cây trồng Trong quá trình nay đất nông nghiệp đóng vai trò là tư liệu

lao động Sự kết hợp của đối tợng lao động và tư liệu lao động đã làm cho đất nông

nghiệp trở thành tư liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp.

Hai là, đất nông nghiệp có vị trí cố định và không thể di chuyển được.Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là tài nguyên thiên nhiên không sinh

sản được.

Bởi vì, không giống như vốn, chúng không thể sản sinh thêm thông qua quátrình sản xuất Đất nông nghiệp có vị trí cố định không di chuyển đợc và có kha

năng tai tạo được.

Các tư liệu sản xuất khác có thé di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết,

nhng hầu hết đều không có khả năng tái tạo lại được Ngược lại, đất nông

nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, nhng lại có vị trí cố định không thé di chuyền từ

vị trí này sang vị trí khác, nó gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi vùng.

Đặc tính này đồng thời nó quy định tính giới hạn về quy mô theo không giangan liền với môi trường mà đất đai chịu sự chi phối, gắn liền với nguồn gốc hình thànhcủa đất đai, địa hình, khí hậu, kết cấu dat, độ mau mỡ, vị trí của đất vị trí của đất nôngnghiệp có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác sử dụng đất.

Thông thường, đất nông nghiệp ở gần các khu đô thị, thuận tiện về giaothông thường đợc khai thác sử dụng triệt để hơn đất đai ở các vùng xa xôi, hẻo lánh,

và do đó vị trí đất mang lại cho đất nông nghiệp đặc tính xã hội là có giá trị sử dụng

lớn hơn.

1.1.3 Phân loại đất nông nghiệp

Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương của Liên HiệpQuốc thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây:

- Đất canh técnhu đất trồng cây hàng năm, chang hạn như ngũ

cốc, bông, khoai tây, rau, dua hấu, loại hình này cũng bao gồm cả dat sử dụng đượctrong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa).

Trang 16

- Vườn cây ăn trái và những vườn nho hay cánh đồng nho (thông dụng

ở châu Âu)

- Dat trồng cây lâu năm vi dụ như trồng cây ăn quả).

- Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc.

Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thong tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệpđược chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên) Ở các nướcđang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi

đất tưới tiêu.

Dat nông nghiệp cau thành chỉ là một phan của lãnh thổ của bat kỳ quốc gia,trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông nghiệp, changhạn như rừng, núi, và các vùng nước nội địa Đất nông nghiệp bao gồm 38% diệntích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một phần ba đất

nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới).

1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tùy theo nội dung của hiệu quả mà có những tiêu chuẩn đánh giá khác nhauở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội Phần lớn các nhà kinh tế cho

rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứngnhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ôn định

lâu dài của hiệu quả.

Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn dé đánh giá hiệu quả sử dung đất nông nghiệp cóthể xem xét ở các mặt sau:

Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được cácmục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng,vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phâm hướng tới thỏa mãn tốt nhu cầu nôngsản cho thị trường trong nước và tăng xuất khâu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảovệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hóa chi phi các yếu tố đầu vào, theonguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định, hoặc thực

hiện cực đại hóa lượng nông sản khi có một lượng nhất định đất nông nghiệp và các

yêu tô đâu vào khác.

Trang 17

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên một đơn vị

đất nông nghiệp nhất định có thé sản xuất sẽ đạt được kết quả cao nhất với chi phíbỏ ra ít nhất và hạn chế ảnh hưởng môi trường Đó là phản ánh kết quả quá trình

đầu tư sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình sinh học

đê tạo những sản phâm đáp ứng nhu câu của thị trường xã hội với hiệu quả cao.

Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung

câp tư liệu sản xuât, xử lý chât thải có hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngànhnông nghiép, hệ sinh thái nông nghiệp, người dân sống bằng nông nghiệp Vì vậy,

đánh giá hiệu quả sử dụng đất bền vững hướng vào tiêu chuẩn chung như sau:

Bên vững về mặt kinh tế: hệ thống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, pháttriển ôn định, được thị trường chấp nhận Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là

thực hiện tập trung, chuyên canh với đa dạng hóa sản phẩm.

Bén vững về mặt xã hội: thu hút nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thunhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sông xã hội.

Bảo vệ môi trường: loại hình sử dụng đât có hiệu quả cao phải bảo vệ độ phìđât, ngăn ngừa sự thoái hóa đât, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Do dân số tăng nhanh đã thúc day nhu cầu con người về những sản phẩmtạora từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, vì thế nâng cao hiệu quả

sử dụng dat nông nghiệp là rat cân thiệt, có thê xem xét ở các khía cạnh sau:

Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vàokinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí ) Vì thế, khi đánh giá giáhiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thuđược trên một đơn vi diện tích cụ thé là 1 ha, tính trên 1 đồng chi phí, 1 lao động

đâu tư.

Trên đất nông nghiệp có thê bồ trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, dođó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh trên mỗivùng đất.

Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác

động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài Vì thế cần phải

nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnhhưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.

10

Trang 18

Phát triển nông nghiệp chỉ có thé thích hợp được khi con người biết cách làmcho môi trường không bị phá hủy gây tác hại đến đời sống xã hội Đồng thời, cần

tạo ra môi trường thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp ở

giai đoạn hiện tại và mở ra những điều kiện phát triển trong tương lai Do đó, cầnđánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đến môi trường xung quanh, phải đánhgiá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đối với đất đai,việc sử dụng hóa chat trong nông nghiệp có dé lại tồn dư hay không.

Lịch sử nông nghiệp là một quãng đường dài thể hiện sự phát triển mối quanhệ giữa con người với thiên nhiên Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xãhội sâu sắc Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến nông dân, đến các quanhệ sản xuất trong nông thôn Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệpcần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hộinhư giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Cơ sở dé lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu qua sử dung đất nông

+ Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các tiễn bộ kỹ thuật

mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.

* Hệ thống chỉ tiêu trong tính toán hiệu quả kinh tế

Đề đánh giá hiệu qủa kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa huyệnKhánh Phú, đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử

dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể cho cả kiểu sử dụng

đất hay hệ thống sử dụng đất).

11

Trang 19

Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng đất

trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc hóa học, dụng cụ, nhiên

liệu, nguyên liệu ).

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:

Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất được xácđịnh bang giá tri sản xuất trừ chi phí trung gian.

Thường tính toán ở 3 góc độ hiệu quả: VA/Iha đất nông nghiệp

VA/1đơn vi chi phí (VNĐ, 1USD ) VA/1 công lao động

Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung

gian, thuế hoặc tiền thuế đất, khấu hao tài sản cô định, chi phí lao động thuê ngoài:MI = VA - T (thuế) - A (khấu hao) - L (chi phí lao động thuê ngoài) Thường

tính toán ở 3 góc độ hiệu quả:

MI/1ha đất nông nghiệp

MI/ lIđơn vị chi phi (1VNĐ, 1USD )

MI/1 công lao động

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổngchi phí bỏ ra Cụ thé:

+ Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng

+ Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:

Theo Đỗ Nguyên Hải (1999), chỉ tiêu đánh giá chất lượng của môi trườngtrong quản lý sử dụng đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: - Sự thíchhop với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn

Đánh giá các nguôn tài nguyên nước bên vững

12

Trang 20

Đánh giá quản lý đất đai

Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng

Đánh giá tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất và bảo vệ cây trồng- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nôngnghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích,

đánh giá trong một thời gian dài Vì vậy, đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánhgiá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo vệthực vật và kết quả phỏng vấn nông hộ, các cán bộ quản lý tại địa phương đối vớicác loại hình sử dụng đất hiện tại.

Như vậy, dé đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệthống chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong một thê thống nhất Tuy nhiên,

tùy từng điều kiện cụ thé mà ta có thé nhắn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ

khác nhau

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng dat nông nghiệp.

1.3.1 Nhóm yếu tổ khách quan

a Nhóm yếu tô về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thé nhưỡng ) có

ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, vì cácyếu tố tự nhiên là nguyên liệu đầu vào dé sinh vật tao ra sinh khối Vi vậy, cần đánh

giá đúng điều kiện tự nhiên làm co sở dé bố trí cây trồng phù hợp, định hướng đầu

tư thâm canh đúng.

Theo C Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.Theo N Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nướcphát triển cho rằng yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ

thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độphì đất.

b Nhóm yếu tố xã hội

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành

sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chỉ phối của quy luật cung cầu chịu sự

ảnh hưởng của rat nhiêu yêu tô dau vào, quy mô các nguôn lực như: dat, lao động,

13

Trang 21

vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông

sản (Đặng Kim Sơn, 2008).

Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cau của thị trường nông dânlựa chọn hàng hoá để sản xuất Theo Nguyễn Duy Tính (1995), 3 yếu tố chủ yếuảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số

quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra Trong cơ chế thị

trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất,

đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết dé sản xuất ra những nông

sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thịhiếu của khách hàng Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ

sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn , quy hoạch các

vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá dé người sản xuất biết nên sản xuất cái gi, bán ởđâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gi Sản phẩm hang hoacủa Việt Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá rẻ

và đang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hội nhập là

điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cóhiệu quả.

Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ có ảnhhưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân Đó là công cụ để nhà nước canthiệp vao san xuat nham khuyén khích hoặc hạn chế san xuất các loại nông sản

hàng hoá.

Từ khi có chính sách đổi mới về cơ chế quản lý, nhất là từ khi có Nghị quyết10 của Đảng (ngày 05/4/1988) đến nay, việc giao quyền sử dụng dat lâu dài cho các

nông hộ và hàng loạt các chính sách kinh tế được ban hành như: chính sách tự do

thương mại hoá trên phạm vi cả nước, chính sách một giá, chính sách cho nông dân

vay von với lãi suất ưu đãi, chính sách thuế với nông dân và các chính sách trongnông nghiệp đã tác động có lợi lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Từ chỗ phải nhập khâu lương thực trién miên trong vài thập kỷ, năm 2012nước ta đã xuất khẩu được được 8.017.100 tấn gạo hàng hoá đứng thứ 2 trên thégiới về xuất khâu gạo (Tông cục Thống kê, 2014).

Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Datdai nam 1993, luat Dat dai sửa đổi năm 2003 và 2013, các hệ thống các văn bảndưới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai được quy định một cách

14

Trang 22

thích hợp cho những đối tượng, những vùng khác nhau; các Nghị định 80/CP,

87/CP của Chính phủ về phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và khunggiá của các loại đất dé tính thuế chuyên quyền sử dụng dat, thu tiền khi giao đất,

tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một bộ phận của chính sách đất đai đã thúc

đây việc sử dụng một cách hợp lý hơn.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tớiviệc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Do vậy, nhiềuchính sách thúc đây nền kinh tế quốc dân như: chương trình 327 “Phủ xanh đấttrống đổi núi trọc”, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách 773 về “Khai thác

mặt nước hoang, bãi chiều ven sông biển”, chính sách dồn điền đổi thửa Ngày25/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 251/QĐ-TTg về việc phê

duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 với mục tiêu daynhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản đưa kim ngạch xuấtkhẩu thuỷ sản tăng nhanh và đạt 2 tỷ USD vào năm 2005 Ngày 08/12/1999, Thủ

tướng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 224/1999/QD-TTg phê duyệt chương trìnhphát triển nuôi trồng thuỷ sản

Sự 6n định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát

triển nông nghiệp của Nhà nước Cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất

nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thé kinh doanh, là những động lực thúcđây sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

1.3.2 Các nhân tổ chủ quan

a Nhóm các yêu tô kinh tế, kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, câytrồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình sản xuấtdé hình thành, phân bó và tích lũy năng suất kinh tế Đây là những tác động thé hiện

sự hiểu biết sâu sắc đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường va thể

hiện những dự báo thông minh và sắc sảo Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự

nhiên của sinh vật lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử

dụng các vật chất đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra Theo Frank

Ellis va Douglass C North, ở các nước phat triển, khi có tác động tích cực của kỹthuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với

15

Trang 23

tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảmbảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh Cho đến giữa thé kỷ XXI,

trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng

suất kinh tế Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng

trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp.

b Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

Nhóm yếu tố này bao gồm:

- Công tác quy hoạch và bé trí sản xuất

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựatrên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy hoạchphát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cácthé chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường Đó là cơ sở để phát triển hệthống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạođiều kiện thuận lợi để sản xuất thâm canh theo hướng tập trung hóa, chuyên mônhóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Hình thức tô chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tô chức khai thácvà nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Vì thế, cần phát huy thế mạnh của

các loại hình sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hóa các hình

thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tô chức sản xuất phù hợp vàgiải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó.

16

Trang 24

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA SỬ DUNG DAT NÔNG NGHIỆP THONG

QUA MÔ HÌNH CHUOI RAU SẠCH TẠI XÃ KHANH PHU,

giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, huyện Y Yên, tỉnh Nam Định (Ninh Bìnhnămở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc TrungBộ Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộvà vùng duyên hải miền Trung Ninh Bình nằm ở trọng tâm của nửa phía Bắc ViệtNam, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra)

b Địa hình.

Yên Khánh là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp của sông Đáy năm ở phía

đông, có địa hình bằng phẳng nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp.

c Điều kiện thời tiết, khí hậu:

Ninh Bình nam trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ầm: mùa hè nóng ầm, mưanhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3

năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng

nằm phía trên vành đai nhiệt đới Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800

mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nang trong năm: 1.600-1.700 giờ; Độ ẩm

tương đối trung bình: 80-85%.d Điều kiện thủy văn:

Mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều Dòng sông Day chảy qua 11 xã

phía đông bắc với tổng chiều dài 37,3 km Dòng sông Vac chảy qua 7 xã phía tây

với chiều dài 14,6 km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời song.

17

Trang 25

@ (49) Liam Payne, Rita Ora- 4+ X | [EJ Chương2_NCKH_ Minh Trang x | [J] Ninh Bình - Bai viết X ÿÑ Khanh Phú - Google Maps x + - 8 xX€ C @ https://www.google.com/maps/place/Khanh+ Phu, + Yén+Khanh, +Ninh+Binh,+Viet+Nam/@20.235

Ninh Bình Trụ sởxã đặt tại danh giới 2thôn Phú Tân và Phú ÊN RUN g

Long cách trung tâm thành phố Ninh Binh 5 km, Wikipedia

O Type here to search i : 5 &Ñ 9

e Tài nguyên đât:

Huyện Yên Khánh là huyện đồng bằng được bù đắp bằng đất phù sa của

sông Đáy, đặc biệt xã Khánh Phú đất cũng là loại đất phù sa bồi đắp màu mỡ bởisông Đáy bao quanh.

f Tai nguyên nước:

Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm

- Tài nguyên nước mặt: Khá déi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản

xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ Ninh Bình có mật độ các hệ

thống sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dai các con sông chính trên496km, chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2 Bên cạnh đó, trong tỉnhcòn có 21 hồ chứa nước lớn, diện tích 1.270ha, với dung tích 14,5 triệu m3 nước,

năng lực tưới cho 4.438 ha (Vùng Yên Khánh được sông Đáy lớn bao quanh)

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở Ninh Binh chủ yếu thuộc địa bàn huyện

Nho Quan và thị xã Tam Điệp Tổng lượng nước ngầm Rịa (Nho Quan) đạt

361.391m3/ngày Vùng Tam Điệp 112.183m3/ngày.(Đặc biệt hơn huyện Yên Khánh

cách vùng Tam Điệp hơn 20km nên có lợi thé hơn về nguồn nước ngâm này)

18

Trang 26

2.1.2 Thực trạng phát triền kinh tế- xã hội.a Khái quát về tăng trưởng kinh tế:

Là xã có nền kinh tế phát triển nhất huyện Yên Khánh, ngang tầm với thịtran Yên Ninh.

Yên Khanh là huyện đồng băng được phủ sa bồi đắp của sông Day nam ởphía đông, nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp

Khu công nghiệp Khánh Phú (thuộc xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình vàxã Khánh Phú, huyện Yên Khánh) Tổng diện tích đất phát triển 334 ha (giai đoạn I:

171,16ha, giai đoạn II: 168ha), trong đó đất xây dựng nhà máy là 231,54ha Dự kiến

các loại hình sản xuất chủ yếu: Dam 56 vạn tấn/năm, than (sàng tuyển)

300.000/năm; Bốc hang hoá 1,1 tr tắn/năm; Dong, sửa chữa tàu thuyền.

Xã Khánh Phú có cảng Ninh Phúc là cảng đầu mối của khu vực và khu công

thành đô thị loại I.

b Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.* Khu vực kinh tế công nghiệp

Tại xa Khánh Phú, ngành nông nghiệp và ngành CN đều phát triển và có sựtương hỗ rất lớn từ nhà máy đạm Ninh Bình đối với phân bón của ngành nôngnghiệp ( Đây là Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám có công suất 1760 tấnurê/ngày (560.000 tấn urê/năm) được xây dựng để cung cấp phân đạm urê cho sảnxuất nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc, thay thế phân

đạm nhập khẩu, tạo sự 6n định về giá cả và nguồn cung cấp dài hạn cho ngành nông

nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sử dụng có hiệu quả

nguôn tải nguyên có săn của Việt Nam.)

19

Trang 27

s* Khu vực kinh tế nông nghiệp* Sản xuất nông nghiệp

- Ngành trồng trọt: phát triển tương đối toàn diện, từng bước hình thành sảnxuất hàng hoá, đã đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đa

dạng các loại cây trồng Tổng diện tích gieo trồng năm 2008 là 1.586,3 ha.Sản

lượng cây có hạt đạt 1.257 tấn Bước đầu tạo ra được vùng chuyên canh cung cấpnguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cải tạo đất gò đổi thành vùng cây nông - lâmkết hợp có giá trị kinh tế cao, kinh tế hộ gia đình ôn định và phát triển, kinh tế trangtrại bắt đầu hình thành tạo ra sản pham đa dạng Tổng thu nhập từ trồng trọt năm2008: 15,5 tỷ đồng, chiếm 73,46% trong cơ cau kinh tế ngành nông nghiệp.

Bảng 2.1: Một số cây trồng chính của xã Khánh Phú năm 2019

SIT| Chườm | hông | Want | Saga

1 Lúa nước 167,30 5,00 836,50

2 Ngô (Bắp) 37,00 7,00 259,00

3 Lac 50,00 1,50 75,00

4 Sin 670,00 25,00 16.750,005 Mia 500,00 60,00 30.000,00

(Báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội xã Khánh Phú năm 2019)

- Ngành chan nuôi

Trong những năm gần đây, đàn gia súc, gia cầm tăng cả về số lượng và chấtlượng, tốc độ tăng trưởng hàng năm của đàn bò là 4,88%, đàn lợn 9,09%, đàn giacầm 2,04% Theo số liệu thống kê năm 2008, tổng đàn bò 4000 con, đàn đê 24 con,đàn lợn 4200 con, gia cầm 3000 con Chăn nuôi chủ yếu là thả rông, tận dụng cácphụ phẩm của ngành trồng trọt như rơm rạ, thân cây ngô, cám gạo Diện tích trồngcỏ ít (20 ha) và năng suất thấp chưa đáp ứng được thức ăn cho chăn nuôi Do đó, đểvừa phát triển chăn nuôi vừa tận dụng tốt quỹ đất chưa sử dụng thì cần vận độngngười dân mở rộng diện tích đất trồng cỏ Tổng thu nhập từ chăn nuôi năm 2008 là

4,1 tỷ đồng, chiếm 19,43% trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

20

Trang 28

Bang 2.2: Tình hình chăn nuôi của xã Khánh Phú qua một số năm

Vật nuôi DVT 2016 2018 2019

1 Téng dan bo Con 3.617 3.814 4.000

- Bo lai sin Con 723 752 786

2 Téng dan lon Con 3.705 3.850 4.200

3 Tổng dan gia cam Con 2.865 2.940 3.000

( Niên giám thong kê huyện Khánh Phú năm 2019)c Cơ sở hạ tầng.

Quốc lộ 10 chạy doc Yên Khánh nối từ thành phố Ninh Bình tới huyện Kim

Sơn Đây là địa phương có dự ánĐường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng

Ninh di qua.

Địa hình của huyện Yên Khanh là đồng bằng tương đối bang phang, khôngcó núi non, mạng lưới sông ngòi phân bồ tương đối đều Dòng sông Day chảy qua

11 xã phía đông bắc với tổng chiều dài 37,3 km Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía

tây với chiều dai 14,6 km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.

v Nhận xét:

- Yên Khánh là một huyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dao

- Tiêm năng phát triên của vùng là nông nghiệp: Trông lúa, rau màu, cây

công nghiệp ngắn ngày Về công nghiệp có chế biến lương thực, thực phẩm

- Có sự hỗ trợ rất tốt từ ngảnh sản xuất phân đạm từ khu CN Khánh Phú đối

với dau vào phan bón của ngành nông nghiệp

- Với cơ sở hạ tầng thuận lợi thì ngành nông nghiệp có khả năng phân phối

đên toàn miên Bac, có dau ra tot

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhưng chưa tương xứng với khả năng pháttriển; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.Quy mô sảnxuất còn nhỏ lẽ, chưa khai thác các nguồn lực, tiềm năng hiện có một cách hiệu quả.Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá còn

chậm và phân tan

21

Trang 29

2.1.3 Tổng quan mô hình

MÔ HÌNH: chuỗi rau sạch an toànra Truc tiép >

Công ty ƒ† —— NPP 1Hop tac xa

ra Cơ quan đoàn thê

doanh nghiệp ,trường

học,cơ quan nhànước bếp ăn công

1 Quy trình dau vào

Bước! Khao sát đất và địa phương thực hiện dự án

Bước2 Lập kế hoạch trồng và quy hoạch đất

Bước3 Doanh nghiệp làm việc thỏa thuận các điều kiện với hợp tác xã và kí

kết hợp đồng

« Các điều kiện cơ bản của hợp đồng :

Bên Hợp tác xã :

- Trông cây và khoanh vùng đất theo kế hoạch và quy hoạch của công ty

- Tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình và các phương pháp trồng trọt của

phía công ty

- Sử dụng giống cây do công ty cung cấp

22

Trang 30

e Bên công ty:

- Đảm bỏa đầu ra cho hợp tác xã bằng việc thu mua toàn bộ nông sản trênmảnh đất đã kí kết

- Thu mua giá nông sản cao hơn 20% so với giá của thị trường hiện tại

2.Đầu ra

Có 2 hướng dé tiếp cận thị trường

1.D6 buôn

2.Làm thương hiệu rau sạch

B Tăng cường sự tham gia của các chủ thể vào sản xuất và tiêu thụ rau

Đối với người sản xuất

Chú trọng nâng cao trình độ, hiểu biết của người sản xuất, giúp cho họ nhậnthức đầy đủ về ý nghĩa của quy trình sản xuất rau an toàn nói chung, quy trìnhVietGAP nói riêng, nắm vững kỹ thuật và có kỹ năng thực hành tốt các quy địnhcủa quy trình Một số giải pháp cần chú trọng triển khai thực hiện, đó là: - Chínhquyền các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức củangười dân về các lợi ích của việc áp dụng quy trình VietGAP Đồng thời, thườngxuyên tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kiến thức về quy trình sản xuất rau antoàn nói chung, quy trình VietGAP nói riêng cho người sản xuất - Tỉnh cần khẩntrương xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, thúc đây hình thànhcác HTX, nhóm hộ sản xuất rau VietGAP, làm tiền đề phát triển bền vững các mốiliên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn - Các cơ quan quản lý nhà nướcở địa phương phải tăng cường hỗ trợ các HTX, nhóm hộ thực hiện tiêu chuẩn hóa,xây dựng và phát triển thương hiệu RAT, rau VietGAP, góp phần nâng cao tráchnhiệm của người sản xuất, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Đối với đơn vị cung ứng đầu vào

Vân đê nôi cộm cân được giải quyết đôi với các đơn vị cung ứng đâu vàocho sản xuat rau an toàn, rau VietGAP đó là làm thê nào đê họ tham gia cung ứngcác vật tư dau vào cho sản xuât rau một cách có trách nhiệm hơn với cộng đông Dé

23

Trang 31

giải quyết vấn đề đó, tỉnh cần thực hiện một số giải pháp sau: - Trước mắt, tỉnh cầnkhan trương hoàn thành và triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất rau antoàn nói chung, rau VietGAP nói riêng, làm cơ sở để các đơn vị cung ứng đầu vàoxây dựng kế hoạch dài hạn, giúp họ tham gia tốt hơn vào quá trình sản xuất - Tỉnhcần quan tâm triển khai các khóa tập huấn cho các đơn vị cung ứng đầu vào, giúp

họ nhận thức một cách đầy đủ về rau an toàn và các quy trình sản xuất rau an toàn

nói chung, rau VietGAP nói riêng - Tỉnh cần tăng cường công tác quản lý nhà nướctrong kinh doanh vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm minh các vi phạm nhằm chan

chỉnh hoạt động của các đơn vị cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn.

s+ Đôi với đơn vi trung gian tiêu thụ rau

Dé tăng cường sự tham gia của các đơn vị trung gian tiêu thụ rau, vân đêthen chôt cân được giải quyét đó là làm thê nào dé họ thực sự tin tưởng vào sự bênvững của môi liên kêt giữa họ với người sản xuât rau Muôn vậy, trước mắt tỉnh cân

chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp sau:

- Khan trương hoàn thành và triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuấtrau an toàn nói chung, rau VietGAP nói riêng nhằm giúp các đơn vị trung gian tiêuthụ rau có cơ sở dé xây dựng kế hoạch dài hạn, tạo điều kiện dé họ tham gia tốt hơn

vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

- Các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước

trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia cung ứng, tiêu thụsản phẩm rau trên địa bàn thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Tỉnh cân chú trọng phát triên mạng lưới tiêu thụ sản phâm rau an toàn vớitrọng tâm hướng tới là thị trường tỉnh Ninh Bình

.- Khan trương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cácđơn vị trung gian tiêu thụ sản pham (các Công ty, HTX ) liên kết với người sảnxuất thực hiện việc tiêu chuẩn hóa, xây dựng và phát triển thương hiệu RAT, rauVietGAP Đồng thời hỗ trợ các đơn vị này tô chức hoặc tham gia các chương trìnhxúc tiễn thương mại nhằm quảng bá các thương hiệu đó.

24

Trang 32

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sử dụng mô hình chuỗi giá trịrau sạch tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình:

2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Khánh Phú, huyện Yén Khánh,

tỉnh Ninh Bình

Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Khánh Phú năm 2019

STT Chi tiêu Dién tich Cơ cấu

(ha) (%)

| Tổng diện tích đất tự nhiên 592,85 1001.1 | Đấtnông nghiệp 116,02 19,571.1.1 | Đất trồng cây hàng năm 80,93 69,761.1.2 | Đất trồng cây lâu năm 19,02 16,391.2 | Dat chăn nuôi 4,06 3,5

1.3 | Đất nuôi trồng thủy sản 12,01 10,35

2 Dat phi nông nghiệp 470,09 79,29

3 Đất chưa sử dụng 6,74 1,14

(Nguôn: Địa chính xã Khánh Phú)Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 592,85 ha trong đó:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Khánh Phú

25

Ngày đăng: 05/06/2024, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w