Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2019

84 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2019

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA BAT DONG SAN VA KINH TE TAI NGUYEN

Dé tai:

QUAN LY SU DUNG DAT NONG NGHIEP TREN DIA BAN

HUYỆN TIEN HAI TINH THÁI BINH GIAI DOAN 2017-2019

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Phương Thao

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Dịu

Mã sinh viên : 11170841

Lớp : Kinh tế tài nguyên 59

Hà Nội, 2020

Trang 2

LOI CAM ON

Dé hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết

Chuyên đề tốt nghiệp.

Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Bất động sản và Kinh tế tài

nguyên Trường Đại Học Kinh tế quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tang cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu dé em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Em chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hồng, trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình cùng các cô chú, anh chị trong Phòng đã cho

phép và tạo điều kiện thuận lợi dé em hoàn thành tốt giai đoạn thực tập của mình.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô đồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Phòng luôn đồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

Trang 3

MUC LUC

098/9 i

DANH MỤC BANG VA BIEU DO -° 5- 2-52 csecssecsseesserseessers iv

DANH MỤC CÁC CHU VIET TẮTT 2-2 s<©ssess£vssessetssesssesse v

1.1.3 Sự cần thiết phải quan lý sử dung đất nông nghiệp .-. 7

1.2 Nội dung quản lý sử dụng đất NN -s s<cssccsesserssrseessrrsrrssre 9

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc quan lý sử dụng đất nông nghiệp 9 1.2.2 Đặc điểm quản lý sử dụng đất nông nghiệp -. ¿52 5 s52 552 10 1.2.3 Nội dung quản lý sử dụng đất NN -2¿©2cc2cxccxeerxrerxrerxees 11

1.3 Quan lý sử dung đất nông nghiệp ở Việt nam trong những năm gan đây22

1.3.1 Đường lối đổi mới của Đảng về đất NN ở miền Bắc - 22

1.3.2 Thực trạng về quản lý, sử dụng đất NN hiện nay -: 23

1.3.3 Các chính sách về quản lý và sử dung đất NN: -csccssce¿ 25

1.4 Các nhân tố ảnh hướng đến quan lý sử dụng dat nông nghiệp 26

1.4.1 Các nhân tố khách quan - 2 2 2 2 £EE£EE+EE+EE£EE2EE+EerEeEEerkerxrrkee 26 1.4.2 Các nhân tố chủ quan -¿- ¿2+ 5++2+£2E++2E++EE+2EE+2EEtEEterxesrxrrrxees 29

CHUONG II: THUC TRANG VE QUAN LÝ SU DỤNG DAT NÔNG

NGHIỆP HUYỆN TIEN HAI TỈNH THÁI BÌNH NAM 2017-2019 31

2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội -° 2s se cssessessesseessesse 31

2.1.1 Điều kiện tự nhiên -:-©5¿©52+S<+EE£EE2EE2E1EE1E71121122171 71.211 11E1ecxe 31

2.1.2.Tình hình kinh tẾ xã hội cceeecescceccssssecesesscscecscsececsvscecevsesesavsesecevsvseeeeveees 38

Trang 4

2.2 Thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình42 2.2.1 Thực trạng tình hình quản lý đất nông nghiệp -. : - 42 2.2.2 Thực trạng sử dụng đất NN trên địa bàn huyện Tiền Hải giai đoạn

2017-"06 - L , 52

2.3 Đánh giá thực trạng quan ly sử dung dat nông nghiệp trên dia bàn huyện Tiền Hải giai đoạn 2(017-2(00109 5< s2 sscs+vstssessesserserssrssrrsrrszrssrsee 66

2.3.1 Các kết quả đạt được - 2: 2¿+2x22x22Ex223221 2112211221211 crxe 67

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân o eceeccecsesscssssssessesscssessessesscssessessessessseseesseeseesee 68 CHUONG III: GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY SU DUNG DAT NN TẠI HUYỆN TIEN HAI TINH THÁI BÌNH 73

3.1 Quan điểm và phương hướng quan lý sử dụng đất nông nghiệp 73

3.2 Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất nông

Trang 5

DANH MUC BANG VA BIEU DO

STT | Bang Nội dung Trang

1 2.1 Bang gia dat NN 44 2 2.2 | Kết quả miễn, giảm thuế SDĐNN (theo Nghị quyết số 45

55/2011/QH12 và Nghị quyết 28/2016/QH13)

3 2.3 | Diện tích đất NN chia theo đơn vị hành chính(tính đến 48

ngày 31/12/2019)

4 2.4 | Hiện trạng sử dụng đất NN huyện Tiền Hải năm 2019 53 5 2.5 Diện tích đất NN theo đôi tượng sử dụng năm 2018 58 6 2.6 | Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất NN giai 61

đoạn 2017-2019

7 2.7 Diện tích đất NN bị bỏ hoang giai đoạn 2017-2019 65

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

UBND : Uy ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

CNH-HDH : Công Nghiệp Hóa - Hiện Dai Hóa

KH : Kế Hoạch

QSDD : Quyền sử dụng dat

SDDNN : Sử dung dat nông nghiệp

GCNQSDD : Giây chứng nhận quyén sử dung đất

Trang 7

LOI MO ĐẦU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phan quan trọng hang đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội,

an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ tô quốc Trong nông nghiệp, đất vừa là đối tượng sản xuất, vừa là tư liệu

sản xuất quan trọng hàng đầu không thể thay thế Đối với nhà nông, đất nông nghiệp gắn liền với cuộc sống sản xuất và sinh hoạt của họ, điều đó được thé hiện qua câu tục ngữ “tắc đất tắc vàng” Đất nông nghiệp không chỉ phản ánh tài nguyên đất của một quốc gia hay lãnh thổ, nó còn chiếm vị thế quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước nhà Điều đó thé hiện qua nhiều yếu tố mà đặc biệt

là sản lượng lương thực, khả năng cung cấp lương thực trong nước cũng như nước

ngoài Đất nông nghiệp quyết định phần nào đến an ninh lương thực quốc gia cũng

như các khu vực lân cận Vì vậy đối với mỗi địa phương nào sử dụng đất nông

nghiệp một cách hợp lý theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một điều hết sức

cần thiết dé phát triển bền vững Tiền Hải là một huyện ven biển của Thái Binh, là

một trong những huyện đạt được nhiều thành tựu, có nhiều bước chuyền mình trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhân văn, môi trường Hiện nay do sức ép của gia tăng dân số dẫn đến sức ép vô cùng lớn đối với ngành lương thực thực phẩm Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đang được tiến hành gấp rút, chuyên dich cơ cấu các ngành kinh tế, ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, phan nào làm biến đổi tỉ trọng ngành nông nghiệp của Việt Nam nói chung cũng như huyện Tiền

Hải tỉnh Thái Bình nói riêng Bên cạnh đó, việc suy giảm chất lượng môi trường,

chất lượng đất nông nghiệp ngày càng xói mòn, bạc màu, mat chất dinh dưỡng, điều

này làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất nông nghiệp của địa phương Ngoài

ra, cùng với sự phát trién không ngừng của công nghiệp dịch vụ, không ít các doanh

nghiệp, xưởng xan suất được mở ra, tạo nhiều việc làm cho người dân, mang lại một mức lương hợp lý Điều đó dẫn đến nhiều hộ dân chấp nhận bỏ nghề làm nông

truyền thống gắn bó bao năm để làm tại một công ty, xí nghiệp Đây chính là

nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang trong

các năm gần đây ngày càng gia tăng Van đề đặt ra là làm cách nào dé sử dụng hop

lý, hiệu quả đất nông nghiệp, đảm bảo được đời sống của nhân dân sống phụ thuộc

Trang 8

vào đất nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu về lương thực của huyện Tiền Hải và khu vực lân cận, góp phần phát triển ngành nông nghiệp của huyện nhà nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững Xuất phát từ

van đề trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải tính Thái Bình giai đoạn 2017-2019” làm nội dung nghiên

cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

-Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đất NN

-Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải.

-Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng trên địa bàn

3 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình - Về thời gian: giai đoạn 2017-2019.

- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý và sử dụng đất

nông nghiép.

3.3 Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý sử dụng đất

Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng về đất nông nghiệp của huyện Tiền Hải giai đoạn 2017-2019.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất NN trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Thu thập số liệu

- Số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như niên giám thống kê của huyện Tiền Hải, báo cáo số liệu thống kê diện tích đất đai, quy hoạch sử dụng đất

đai của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải giai đoạn 2017 -2019.

4.2 Phương pháp phân tích thông tin

Trang 9

Thống kê các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài liệu về đo đạc, lập bản đồ và kết quả và kết quả đăng ký đất NN, cap GCNQSD đất, tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, t6 cáo, nhằm đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế, tình hình xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai, tình trạng quản

lý nhà nước của địa phương.

4.3 Phương pháp xử lý thông tin

Trên cơ sở tổng hợp, tiễn hành phân tích theo từng nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, từ đó nêu ra những kết quả đạt được và ton tại trong công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

4.4 Phương pháp so sánh

So sánh số liệu qua các năm để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, tình hình biến động đất nông nghiệp ở địa phương.

Trang 10

CHUONG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VE QUAN LÝ SỬ DỤNG DAT

Đất nông nghiệp là đất chủ yếu được sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoặc làm các nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp Ngoài ra, khi được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp đất đó còn được gọi là ruộng đất

b Đặc điểm

- Là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, không thể thay thế trong ngành nông nghiệp, là cơ sở của mọi quy trình sản xuất.

- Có vị trí có định không thể di chuyên được, gắn liền với điều kiện tự nhiên,

xã hội của mỗi vùng

- Giới hạn về mặt diện tích, không gian.

- Đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao

động Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp, con người phải liên tục cải tạo đất

dé tăng màu mỡ, chống x6i mòn, rửa trôi.

- Đất nông nghiệp có chất lượng không đồng đều do sự khác nhau giữa các

yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó.

1.1.2 Phân loại

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm

Bao gồm phan diện tích đất nông nghiệp dành dé trồng cây các loại cây ngắn ngày bao gồm: diện tích đất trồng lúa, diện tích đất trồng lúa cộng với trồng màu,

diện tích đất gieo mạ, diện tích đất nương rẫy, diện tích đất trồng cây hàng năm

Dé xác định phan dat này là đất trồng cây hàng năm cơ quan có thâm quyền căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất sau đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

b) Đất trồng cây lâu năm;

Trang 11

Dat nông nghiệp có mục đích trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm Thời gian sinh trưởng của cây từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch có thời gian lâu hơn các loại cây trồng trên đất hàng năm ví dụ các

loại cây lấy thân gỗ như phi lao, bạch dan,bao gồm cây có thời gian sinh trưởng

như cây hằng năm nhưng khi thu hoạch thì thu hoạch trong nhiều năm như cây ăn quả, cây dau vv Dat nông nghiệp trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp trồng cây

hàng năm có sự khác nhau ở thời gian sinh trưởng, thời gian thu hoạch của cây chứ

không căn cứ theo thời gian sử dụng của đất ngắn hay dài.

c) Dat rừng sản xuất;

Theo quy định của pháp luật đất đai, đất rừng sản xuất là một trong những bộ phận đất nông nghiệp rất quan trọng, là rừng tự nhiên nhưng được Nhà nước giao đất này cho các tổ chức nhằm mục đích quan lý bảo vệ và phát triển rừng.

Trong đó, Nhà nước thường thực hiện các dự án, kế hoạch giao đất rừng cho các tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lâm nghiệp trên những phần đất này theo hạn mực mà Nhà nước giao Đối với phần đất rừng sản xuất ở những nơi ở xa khu dân cư Nhà nước sẽ giao phần đất này cho những tổ chức để quản lý, bảo vệ rừng có thê được kết hợp kinh doanh các cảnh quan, khu du lịch sinh thái, Ngoài ra các phan đất rừng sản xuất này nhà nước còn có thé cho các tô chức kinh tế, hộ gia đình , cá nhân thuê dé mục đích thực hiện các sự án trồng rừng hoặc xây khu du lịch

sinh thái.

d) Đắt rừng phòng hộ;

Đất nông nghiệp là rừng phòng hộ là đất được sử dụng nhằm mục đích để

bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, là một phan dé giúp chống xói mòn, hạn chế thiên

tai, có tác dụng làm cân bằng môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu Đất rừng phòng hộ bao gồm nhiều mục đích khác nhau như rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ dùng dé chan gió, dùng chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lan biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.Theo quy định của Luật đất đai 2013, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất đã được cơ quan nhà nước có thầm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Theo đó các Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân dang sinh sống tại đó dé bảo vệ, phát triển rừng Nhà nước

Trang 12

tiền hành giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và khả năng quản lý bảo vệ và phát triển rừng đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà rừng phòng hộ đó chưa có tổ chức quản lý và quy hoạch trồng rừng.

Từ đó các tô chức, hộ gia đình cá nhân tiến hành các biện pháp bảo vệ rừng và kết hợp sử vào các mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển

rừng; Về thâm quyền cho thuê dat rừng phòng hộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái — môi trường dưới tán rừng.Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng: có quyền và nghĩa

vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

d) Dat rung dac dung;

Dat nông nghiệp là rừng phòng hộ được thành lập với mục đích chủ yếu với mục đích để bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái rừng của quốc gia, ngoài ra để nhằm những mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, kết hợp phát triển kinh tế như đanh lam thắng cảnh khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí hay được xem là di tích lịch

sử cần được bảo vệ Tuy nhiên, đất rừng đặc dụng khi Nhà nước tiễn hành giao đất

này giao cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng dé quan lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dung đất đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát

triển rừng Đối với các tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ rất chặt chẽ cho tổ chức cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân

sinh sống ổn định tại khu vực đó dé bảo vệ và phát trién rừng Cơ quan nhà nước có thầm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất từng đặc dụng vào các mục đích sản xuất, nghiên cứu hay kết hơp với các mục đích bảo vệ quốc phòng, an ninh Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tô chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng

thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái e) Đất nuôi trồng thủy sản;

Là toàn bộ diện tích mặt nước sử dụng vào mục đích nuôi tôm có, nuôi trồng thuỷ sản khác như: ao, hồ, đầm Ngoài ra các loại đất mặt nước có thé nuôi thuỷ sản nhưng không nhằm mục đích thuỷ sản như các hồ sông phục vụ chủ yếu cho thuỷ

lợi trong nông nghiệp.

Trang 13

g) Dat làm muối;

Đất làm muối được xác định là phần diện tích đất trong quy hoạch dé san xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Dat sản xuất muối quy mô

công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công Trong đó các hộ gia đình, cá nhân được giao tại địa phương hoặc là phan đất của họ nhưng được chuyền đôi sang, ngoài ra

Nhà nước còn cho các tổ chức kinh tế người Việt nam định cư ở nước ngoài thuê các phần đất nay dé thực hiện các dự án về sản xuất muối Đây là một phần đất đặc thù phù hợp với ưu thế đường bờ biển dai của nước ta nên Nhà nước rất khuyến khích và ưu tiên những vùng đất có khả năng làm muối để phục vụ đời sống và

công nghiệp

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng dé xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kế cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuông trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng

hoa, cây cảnh.

1.1.3 Sự cần thiết phải quản lý sử dụng đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp đóng vai trò rất lớn với đời sống con người Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là sự chuyển dich của đất đai theo cơ cấu các ngành kinh tế Vì vậy, trong tổng quỹ đất không đổi thì diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do chuyên đổi mục đích sử dụng (sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ) Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận vai trò của đất nông nghiệp trong đời

sông sinh hoạt sản xuất của con người Sức mạnh canh tác của đất nông nghiệp đã thỏa mãn nhu cau của con người trong van dé lương thực Vì vậy, trong tổng quỹ

đất của mỗi quốc gia, luôn phải có một quỹ đất nông nghiệp hợp lý đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của nhân dân, đảm bảo lương thực quốc gia, an ninh lương thực quốc gia.

Đứng trước sức ép của kinh tế hóa toàn cầu cùng với sự phát triển vũ bão của

công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đất nông nghiệp cần có sự quản lý thật chặt chẽ, hạn

chế tối đa việc sử dụng tràn lan lãng phí đất nông nghiệp gây ra nhiều hệ lụy, dẫn

đến nguy cơ phá hủy phát trién bền vững.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, hàng năm có hàng vạn ha đất nông nghiệp bị hoang hóa, sa mạc hóa, mất canh tác Mỗi giây đồng hồ trôi qua có khoảng 20 ha

Trang 14

đất nông nghiệp bị hoang hóa, sa mạc hóa Đây là một nút thắt lớn đối với cả thé

Ngay ở nước ta, sau Dai hội Dang lần thứ VI (1986) Dang và Nha nước đã

dé ra nhiều tư duy, phương hướng phát triển và đổi mới cho đất nước Nước ta xác

định phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nên kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Sau hơn 20 năm phát triển và đổi mới, đất nước đã thu được nhiều thang lợi như: GDP tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7%, bước đầu thành công trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo Từ một đất nước nghèo và lạc hậu, sông nhờ vào viện trợ của nước ngoài trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và dap ứng xuất khẩu nông phẩm Dat nông nghiệp là một tiềm lực to lớn mang lai cho nước ta nhiều lợi thế phù hop với truyền thống lao động của đất nước thuần nông, phong tục tập quán, trình độ canh tac néu sử dung hợp lý sẽ là một tài nguyên quý giá mang lại nhiều giá trị cho đất nước.

Đất nước mở cửa phát triển, trong xu thế hội nhập với các nước trên thế giới, nước ta đã gia nhập vào tô chức thương mại thé giới WTO, cùng với đó là cơ hội và thách thức đang phải đối mặt Vấn đề lớn trên con đường phát triển của nước ta là vốn, cần làm gi dé thu hút các nha đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài Ban thân đất đai luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, khi đó càng mở

ra các cơ hội phát triển theo hướng kinh tế hóa va hợp tác quốc tế.

Các mối quan hệ liên quan đến đất đai cũng từ đó mà đa dạng và phức tạp hơn, không đơn giản là giữa các cá nhân tổ chức trong nước mà còn phát sinh thêm các yếu tố nước ngoài.Vì vậy, để quản lý đất nông nghiệp trong tầm kiểm soát,

tránh thất thoát và suy giảm chất lượng là một bài toán khó Nhà nước là chủ thê quản lý của xã hội, phải quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, phải có các chế tài mới phù hợp với hội nhập dé có được hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp lâu dài, tối ưu, bền vững, đảm bảo cho phát triển kinh tế Trong các chính sách nhà nước đã có, dan hoàn thiện dé ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý.

Thực tế cho thấy, công tác quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong thời gian qua Đó là tiền đề cho công cuộc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân ngày một tốt hơn Mong rằng trong thời gian tới Đảng và Chính Phủ sẽ có hệ thống luật pháp và văn bản chỉ đạo về đất nông nghiệp ngày càng cụ thê, rõ ràng hơn.

Trang 15

1.2 Nội dung quản lý sử dụng đất NN

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm quản lý sử dụng đất NN.

Quản lý nhà nước đối với ĐNN là tổng hợp các hoạt động có sự phân cấp và phối hợp của các cơ quan nhà nước có thâm quyền đối với DNN và quá trình sử

dụng, trao đổi DNN nhằm kiểm soát chặt chẽ quỹ DNN, khuyến khích sử dụng ĐNN hiệu quả, khuyến khích thị trường DNN phát triển, tạo điều kiện phát triển

ngành nông nghiệp hiệu quả, có sức cạnh tranh.

Quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với ĐNN trên địa bàn một huyện là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan cấp huyện và cấp xã có chức năng

theo phân cấp trong Luật Dat đai đối với DNN và quá trình sử dụng, giao dịch DNN

trong địa giới hành chính của huyện.

1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng đất NN

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất NN là các quy tắc xử sự chung, những

tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ sử dụng đất NN

phải tuân thủ trong quá trình quản lý và sử dụng Quản lý nhà nước về đất NN có các nguyên tắc sau:

a.Công khai minh bạch

Sự tập trung và thống nhất quản lý nhà nước về đất NN phải đảm bảo tính công khai minh bạch bằng việc công khai thông tin đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên công thông tin điện tử của các cơ quan có thâm quyền quản lý.

b.Đảm bảo quyên lợi ích của chủ thé sử dụng đất NN

Dé sử dụng đất NN có hiệu quả Nha nước phải giao đất cho các chủ thể trực

tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp dé vừa dam bảo

lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước Vấn đề này

được thê hiện ở Điều 5, Luật Đất đai 2013 “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyên quyền sử dụng đất

theo quy định của Luật nay, ”

c.Đảm bảo yêu cau kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế

Trang 16

Nhà nước ta đã tham gia vào các tô chức kinh tế thế giới dé đảm bảo nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới nhà nước cần phải có các nguyên tắc quản lý dat NN đảm bảo yêu cau kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Xây dựng

các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Có như

vậy, quản lý nhà nước về đất NN mới phục vụ tốt cho chiến lược phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mà vẫn đạt được mục đích đề ra.

1.2.2 Đặc điểm quản lý sử dụng đất nông nghiệp.

1.2.2.1 Đặc điểm

(1) Quản lý sử dụng đất NN là quản lý loại TN vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa có

nguôn gôc xã hội.

Điều này đòi hòi quản lý đất NN vừa phải phù hợp với quy luật tự nhiên, vừa phải

đảm bảo lợi ích của xã hội.

(2) Quản lý dir dụng đất NN là quản lý loại TN phân bố rộng khắp, có vai trò đặc

biệt quan trọng đôi với đời sông xã hội và là một loại hàng hóa đặc biệt.

(3) Quản lý đất NN vừa là quản lý tư liệu sản xuất vừa là quản lý tư liệu tiêu dùng.

Điều này đòi hỏi việc sử dụng đất NN phải đúng mục đích.

(4) Quản lý sử dụng đất NN vừa là quản lý tài nguyên vừa là quản lý tài sản.

Điều này đòi hỏi quản lý đất NN phải vừa đáp ứng yêu cầu của quản lý tài nguyên,

vừa đáp ứng yêu câu của quản lý tài sản.

1.2.2.2.Yêu cau

(1) Phải phù hợp yêu cầu PTBV.

Dé đáp ứng nhu cầu này, trong quản lý đất NN phải kết hợp hợp lý việc sử

dụng với việc bảo vệ, cải tạo nâng cao chất lượng đất NN Khi đó, đất NN được

đảm bảo chất lượng cho nhu cầu sử dụng, hạn chế xói mòn, bạc màu nhằm đảm bảo

sản lượng thu được trên diện tích canh tác

(2) Phải đảm bảo sử dụng đất NN một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Đáp ứng yêu cầu này phải:

-Đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích sử dụng đất với các điều kiện đất đai

(tính chat ly hóa, độ phì, địa hình, vi trí, cua dat.

-Đảm bảo đất NN đều được sử dụng theo các mục đích được quy hoạch.

-Đảm bảo lợi ích cao nhât trong sử dụng dat cả vé kinh tê, xã hội va môi

trường.

Trang 17

Trước sức ép về suy giảm số lượng và chất lượng dat NN, tiêu chí sử dung hiệu quả, hợp lý đất NN đang được đặt lên hàng đầu Chủ trương trọng tâm của Đảng và Nhà nước trong quá trình quản lý sử dụng đất NN 1a sử dụng đi đôi với bảo

vệ và phát triển, đề cao các biện pháp nâng cao phát triển bền vững, nhằm đảo bảodiện tích và chất lượng đất NN đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương lai.

(3) Phải đảm bảo quyền của các chủ thê với đất NN, bao gồm:

-Quyén đại diện chủ sở hữu của Nhà nước, bao gồm quyền chiếm hữu và

quyên định đoạt với các quyền cụ thể: quyền quyết định mục đích sử dụng đất,

quyền quyết định giá đất, quyền giao dat, cho thuê dat, thu hồi dat,

-Quyén sử dụng dat của các tổ chức và cá nhân (với đất có 6 giấy chuyên

nhượng sử dụng đât):

+Với cá nhân, hộ gia đình là các quyên: quyền chuyên đỏi, chuyển nhượng,

cho thuê, thừa kế, thế chấp, cho tặng, góp vốn kinh doanh băng giá trị quyền sử

dụng đất.

+Với tô chức: có các quyên trên trừ quyền chuyên nhượng (nếu thuê đất,

được giao đất không thu tiền), thừa kế, cho tặng, chuyên đổi.

Khi đảm bảo được các tiêu chí trên,chúng ta sẽ hạn chế được tối đa xung đột

trong quá trình sử dụng đất giữa nhân dân với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan

quản lý Đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất đặc biệt là người nông dân sống

phụ thuộc vào đất NN, nâng cao sinh kế của họ Khi đó sẽ nâng cao được ý thức và

trách nhiệm của người sử dụng với đất NN, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất

(4) Phải đảm bảo hài hòa các lợi ích trong các quan hệ đất NN.

Các lợi ích phải được xử lý hài hòa gồm: lợi ích kinh tế - xã hội — môi trường

— an ninh quôc phòng; lợi ích Nhà nước — cộng dong — tập thê - cá nhân; lợi íchtrước mat, lâu dai.

1.2.3 Nội dung quản lý sử dụng đất NN

1.2.3.1 Ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về đất NN

Văn bản pháp luật (VBPL) về dat NN do những chủ thể có thâm quyền ban

hành theo trình tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy định, có nội dung là ý chícủa nhà nước, mang tính bat buộc va được dam bảo băng quyên lực của nhà nước.

Việc ban hành các VBPL về đất NN có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình quản lý và sử dụng đất NN Đây được coi là cơ sở cho các cơ quan chức năng tiến hành quản lý sử dụng dat NN, là cơ sở dé các chủ thé sử dụng và sở hữu đất NN điều chỉnh hành vi sao cho hợp pháp mà nhà nước đã yêu cầu.

Trang 18

Hiện nay, các VBPL về đất NN bao gồm: Luật đất đai, Nghị định, Nghị

quyết từ các cấp trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo chỉ đạo thực hiện quản lý và sử dụng đất NN hợp lý và bền vững, phù hợp với quỹ đất của Việt Nam nói chung và tại địa phương nói riêng Mỗi VBPL đưa ra đều có mục đích, đối tượng khác nhau, cụ thể và phù hợp với từng thời kì, Các VBPL đều được dựa trên thực trạng sử dụng đất NN, hiệu quả sử dụng đất và kết quả các chính sách đã ban hành để đưa ra các điều chỉnh cho phù hợp nhất Dựa trên các VBPL, các cơ

quan nhà nước đưa ra các phương hướng, giải pháp và chính sách phù hợp với từng

địa phương, nhăm nâng cao hiệu quả quản lý Từ đó, các chủ thể sở hữu và sử dụng đất NN có ý thức hơn về trách nhiệm cũng như điều chỉnh hành vi của mình Qua đó đất NN được sử dụng hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Trên cơ sở những quy định của Luật Đất đai và hướng dẫn của Chính phủ, chính quyền địa phương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dé cụ thé hóa các nội dung QLNN của địa phương đối với DNN trong phạm vi thâm quyền của mình Cụ thé là UBND tinh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng các văn ban hướng dẫn các cơ quan quản lý DNN cấp tinh, cap huyện, cấp xã thực hiện Luật Dat đai, thực hiện các Nghị định, Quyết định của chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ TN&MT về xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dung DNN của các đơn vị hành chính thuộc tỉnh trình HĐND và Chính phủ phê chuẩn; về xây dựng bảng giá đất của tỉnh; về các mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi chính quyền tỉnh thu hồi ĐNN; về thủ tục, quy trình giao đất, thu hồi, cho thuê ĐNN trên địa bàn tinh; Quy định thủ tục chuyên mục đích sử dụng DNN, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, trong đó có DNN

trên địa bàn tỉnh Chính quyền cấp huyện, cấp xã tiếp tục cụ thể hóa các chính sách

của tỉnh cho phù hợp với địa bàn quản lý của mình.

Ngoài ra, chính quyên tỉnh còn chỉ đạo và tô chức rà soát những văn bảnchính sách của tỉnh vê DNN và sửa đôi, bô sung khi cân thiệt; thâm định các vănbản về quan lý và sử dụng DNN của chính quyên cap huyện, xã Các cap huyện va

xã cũng phải điều chỉnh chính sách của mình phù hợp với sự điều chỉnh của tỉnh.

Tuy nhiên hiện nay, quy trình ban hành các VBPL ở nước ta còn khá nhiều bất cập Quy trình còn nhiều rườm rà, thời gian ban hành còn dài, chưa đáp ứng được các vấn đề cấp thiết Bên cạnh đó, thời gian áp dụng các VBPL còn chưa hợp

Trang 19

lý, chưa phát huy được hết hiệu quả của VBPL Ngoài ra, các quy định còn chồng chéo, chưa mang tính thống nhất giữa các VBPL, các đối tượng áp dụng chưa thực sự được cụ thể hóa trong từng văn bản Các VBPL ban hành từ cấp TW xuống các

cấp địa phương còn hạn ché, người dân chưa thực sự năm bắt được các quy định,

nội dung trong văn bản, dẫn đến các VBPL còn kém hiệu quả.

1.2.3.2 Ban hành chính sách sử dụng đất NN

Chính sách sử dụng đất nông nghiệp là quan điểm, phương hướng và cách

thức chung dé ra quyết định trong tô chức quan lý và sử dụng đất nông nghiệp.Có thể có nhiều chính sách khác nhau cho những mảng hoạt động trọng yếu phù hợp với từng đối tượng.

Chính sách sử dụng đất nông nghiệp là những hướng dẫn được thiết lập để đảm bảo cho việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra Hay chính sách là những khuôn khổ, những điều khoản, những quy định chung tạo cơ sở thống nhất khi ra các quyết định quản trị Chính sách là công cụ để thực hiện chiến lược, là những

phương tiện đề thực hiện mục tiêu.

Chính sách được thể hiện trên nhiều cấp độ: chính sách dài hạn, chính sách ngắn hạn, chính sách cho toàn bộ tổ chức, chính sách bộ phan, Tuy nhiên, du ở

cấp độ nào thì chính sách phải mang tính thống nhất và phù hợp với mục tiêu chiến

Việc ban hành các chính sách sử dụng đất nông nghiệp có vai trò không nhỏ trong quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

-Các chính sách sẽ giúp cho chiến lược được triển khai trong thực tiễn.

- Chính sách tạo điều kiện dễ dàng cho việc giải quyết các vấn đề lặp lại.

- Đất NN được phân bồ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác

nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

- Chính sách, pháp luật về dat NN phải góp phần ồn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất để phát triển đất nước; bảo đảm hài hoà lợi ích

Trang 20

của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư; bảo đảm cho thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, phát triển lành mạnh, ngăn chặn tình trạng dau cơ Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản ly đất NN nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất NN; đây mạnh cải

cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý đất đai Phát triển đa

dạng các loại hình dịch vụ về đất đai Xây dựng hệ thong quan ly dat dai tién tién, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở đữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai

trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thé nhân dân và toàn dân trong thực hiện chính

sách, pháp luật về đất NN Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cấp Trung ương về đất NN, đồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về đất NN Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất NN.

Tình hình diễn biến đất đai theo xu hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp,

mở rộng đất phi nông nghiệp Chính sách đất đai không hợp lý do cơ chế kế hoạch

hóa tập trung Đổi mới chính sách đất NN có vai trò hết sức quan trọng.

Chính sách đất NN hop lý sẽ tạo động lực dé sử đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả đất NN trong điều kiện đất đai bình quân đầu người thấp, chất lượng có xu

hướng giảm sút.Bên cạnh đó nó còn thúc đây quá trình chuyên đôi cơ câu kinh tê.

Tùy vào từng thời kì, đặc điểm của đối tượng áp dụng các nhà quản lý sẽ đưa ra các chính sách khác nhau Kết quả thực hiện chính sách được phản ánh qua nhiều

yếu tố, các chính sách từ khâu ban hành đến khâu thực thi đều được giám sát chặt

chẽ và có các bộ phận theo dõi.

Việc ban hành chính sách là thực sự cần thiết dé nâng cao hiệu quả sử dụng

đất cũng như hỗ trợ tối đa người dân sở hữu đất NN Khi ban hành chính sách cần

khảo sát thực tế đảm bảo chính sách đáp ứng và giải quyết được các vấn đề cấp thiết Trong quá trình thực hiện chính sách cần giám sát chặt chẽ, giải quyết vướng mắc Bên cạnh đó, thường xuyên triển khai các cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả

của chính sách trong từng giai đoạn thực hiện nhằm đưa ra các điều chỉnh phù hợp trong các chính sách tiếp theo.

Trang 21

1.2.3.3 Tổ chức quản lý sử dụng đất NN

a Xây dựng và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

* Thống kê, kiêm kê DNN:

Thống kê, kiểm kê DNN là một hoạt động cần thiết của chính quyền địa

phương dé nam được số lượng và diễn biến DNN trong quá trình quản lý và sử

dụng Hoạt động này nhằm đánh giá hiện trang đất và hiện trang SDD trong so sánh với quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN đã được phê duyệt dé có quyết định phù hợp cũng như dé cung cấp dữ liệu cho hệ thống thông tin dat đai của tỉnh.Việc thống kê ĐNN được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê Việc kiểm kê

ĐNN được tiễn hành 05 năm một lần.

* Xây dựng quy hoạch sử dụng DNN:

Mục dich của quy hoạch sử dụng DNN cấp tỉnh, cấp huyện là dé cụ thé hóa

chiến lược sử dụng DNN va phát triển không gian theo quy hoạch quốc gia đã được

các cấp có thâm quyền phê duyệt; phân tích việc sử dụng DNN gắn với quy hoạch

cây trồng, vật nuôi phù hợp nham dat được năng suất cao nhất, phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương trên cơ sở phát huy tối đa hiệu quả sử

dụng quỹ đất trên địa bàn.

Quy hoạch sử dụng DNN là một nội dung quan trọng trong quan lý sử dụng

dat NN Day là một công cụ giúp cho chính quyền địa phương định hướng mục đích sử dụng ĐNN đến từng thửa đất, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyên mục đích sử dụng DNN với mục tiêu phát triển KT-XH địa phương.

Quy hoạch SDD, trong đó có DNN, thường được UBND tỉnh, huyện xây

dựng cho thời gian từ 10 — 20 năm dựa trên quy hoạch SDD cấp quốc gia, quy

hoạch tổng thể và điều kiện phát triển KT - XH của tỉnh, huyện, hiện trạng, tiềm

năng SDĐ, kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ của tỉnh ở kỳ trước và nhu cầu, định

mức sử dụng DNN của địa phương.

Việc xây dựng quy hoạch sử dụng DNN cấp tỉnh, huyện phải dam bảo được

các nội dung cơ bản: định hướng sử dung DNN 10 năm; xác định diện tích các loại

ĐNN theo nhu cầu sử dụng của tỉnh; xác định các khu vực sử dụng DNN; lập bản

Trang 22

đồ quy hoạch sử dụng DNN và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch sử

dụng đó trên địa bàn.

* Xây dựng kế hoạch sử dụng DNN:

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng DNN được các cấp có thẩm quyền phê duyệt,

chính quyền tỉnh, huyện, xã lập kế hoạch sử dụng DNN cho các năm sử dụng Kế

hoạch sử dụng DNN bao gồm cả việc phân tích đánh giá kết quả của việc sử dụng

ĐNN kỳ trước, dự kiến thu hồi các loại DNN phục vụ cho nhu cau phát triển đô thi, dân cư cũng như cụ thể hoá kế hoạch từng năm và giải pháp thực hiện.Chính quyền các cấp tinh, huyện, xã lập kế hoạch sử dụng DNN căn cứ vào kế hoạch SDD quốc gia; quy hoạch SDD của tỉnh, huyện; kế hoạch phát triển KT- XH của tinh cũng như

kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng DNN ở kỳ trước và nhu cầu sử dụng DNN 05

nam, hang năm cua dia phương UBND tỉnh, huyện xác định quy mô, diện tích, nhu

cầu sử dụng DNN ở địa phương dé lập ban đồ kế hoạch SDD và đưa ra giải pháp

thực hiện kế hoạch sử dụng DNN hàng năm ở địa bàn tỉnh, huyện.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN của chính quyền cấp tỉnh, huyện, trước khi trình cấp trên phê duyệt, UBND các cấp phải trình

HĐND thông qua quy hoạch, kế hoạch này Ngoài ra, chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm

vụ thành lập Hội đồng thâm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đó.

* Giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN:

Sau khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN, chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã còn có nhiệm vụ giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó HĐND các cấp có trách nhiệm tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN của tỉnh, giám sát về quy trình, thủ tục lập quy hoạch, kế

hoạch sử dụng DNN.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chính quyền các cấp huyện và xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN trong các khâu: giao đất, cho thuê đất, chuyên mục đích SDD, thu hồi ĐNN Sở TN&MT, phòng TN&MT trực tiếp tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDD tại địa phương; phát hiện và xử

lý theo thâm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thâm quyền xử lý các vi

Trang 23

phạm về quy hoạch, kế hoạch SDD Trường hợp phát hiện vi phạm về thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDD liên quan đến quốc phòng, an ninh thì Sở TN&MT có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xem xét, xử lý Trường hợp phát hiện

nhu cau thực tế cần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ thì báo cáo UBND về nhu

câu do.

Hàng năm, UBND cấp tỉnh, huyện tổ chức, chỉ đạo đánh giá việc thực hiện

quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN ở địa phương và có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDD cho tỉnh và Bộ TN&MT.

b Bảo hộ quyền sử dụng đất nông nghiệp

* Giao, cho thuê DNN và chuyên mục đích sử dụng đất nông nghiệp:

Giao đất, cho thuê dat, trong đó có DNN là nội dung quan trọng của QLNN về đất đai, được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại

diện chủ sở hữu Nhà nước thực hiện quyền giao QSDĐ cho các đối tượng có nhu cau SDD thông qua giao đất và cho thuê đất Đối với chính quyền địa phương, việc giao, cho thuê đất, trong đó có DNN, cho người sử dụng và chuyên mục đích SDD được thực hiện trong thẩm quyền phân cấp, quy định rõ tại điều 58, Luật đất dai

2013 như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, trong đó có

ĐNN, cho phép chuyên mục đích SDD đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê

đât đôi với tô chức, cá nhân nước ngoài.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép

chuyển mục dich SDD, trong đó có DNN đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối

với cộng đông dân cư.

- Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng

vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.Việc giao đất và cho thuê đất bao gồm ca DNN phải đảm bảo các nguyên tắc là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất; đúng thẩm quyền; đúng đối tượng; theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy

định; đúng hạn mức.

Trang 24

Chuyên mục đích sử dung DNN là một nội dung quan trong trong quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với DNN trên địa bàn một tỉnh Theo Luật đất đai 2013, các công trình dự án chuyên mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; các công trình sử dụng

dưới 10 héc ta đất trồng lúa, dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng phải được HĐND cấp tỉnh thông qua.

* Thu hồi DNN và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân khi thu hồi DNN:

Theo Luật Dat đai 2013, UBND tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức, cá nhân nước ngoài, UBND huyện có quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND xã có quyên thu hồi đất công ích đã cho thuê.

Đất nông nghiệp là tài sản lớn, quan trọng đối với nông dân ở nông thôn, do đó, việc thu hồi ĐNN ở nông thôn dé thực hiện các dự án phục vu phát triển kinh tế, xã hội địa phương phải được xem xét kỹ lưỡng và có phương án bồi thường, hỗ trợ đảm bảo lợi ích cho người SDD Đối với người dân mất DNN, chính quyền địa phương phải có phương án đảo tạo, chuyên đổi nghé, tìm kiếm việc làm cho người

dân Với những người dân bị thu hồi đất, mục tiêu an sinh phải đặt lên cao nhất Việc bồi thường bằng tiền được xác định theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức

lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi ĐNN Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định thu hồi đất Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bồ trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác

nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chỉ trả của người được tái định

* Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng DNN:

Đăng ký đất đai, trong đó có DNN là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về QSDĐ Đây là hoạt động tiền đề và cần thiết phải tiến hành làm cơ sở cho cấp giấy chứng nhận QSDĐ Thông qua việc đăng ký quyền sử dụng DNN,

Trang 25

chính quyền địa phương nắm được tình hình sử dụng, thực trạng pháp lý cũng như sự biến động của DNN Đồng thời, thông qua đăng ký giúp chính quyền địa phương trong việc truy thu thuế đầy đủ, chính xác, công bằng với các chủ thể SDĐ Văn phòng đăng ký QSDD chịu trách nhiệm về việc đăng ký này.

Sau khi thực hiện đăng ký QSDĐ, cơ quan QLNN về đất đai tiến hành lập hồ sơ địa chính để quản lý và trình UBND để cấp giấy chứng nhận QSDĐ Theo Luật

Đất đai 2013, đối với cấp giấy chứng nhận lần đầu, UBND cấp tỉnh có thâm quyền cấp đối với đất do tổ chức sử dụng, tùy trường hợp, UBND tỉnh có thé ủy quyền cho Sở TN&MT cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu cho tổ chức UBND cấp huyện có

thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân Đối với cap đồi, cấp biến động, nếu là chỉnh lý trang tờ, chi nhánh văn phòng đăng ký các huyện có thê cấp, các trường hợp còn lại Sở TN&MT ủy quyền cho Văn phòng đăng ký tỉnh cấp.

c Quản lý tài chính đối với đất nông nghiệp

* Thu ngân sách nhà nước từ DNN:

Thu ngân sách nhà nước từ DNN gồm thuế SDD, tiền SDD, tiền thuê đất, phí

dịch vụ về DNN và các khoản tiền phạt.

Thuế DNN hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật Thuế sử dụng

ĐNN năm 1993 Căn cứ tính thuế được xác định gồm: hạng đất, định suất thuế tính

bằng kilogam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.

Nhà nước Việt Nam có chính sách giao DNN có ky hạn, không thu tiền cho hộ nông dân di đôi với chế độ gia hạn khi diện tích đó tiếp tục được sử dụng với

mục đích DNN Đối với tổ chức trực tiếp sản xuất nông nghiệp Nhà nước có hai chính sách: hoặc thuê đất của Nhà nước, hoặc giao đất có thu tiền SDĐ Các loại phí dịch vụ từ đất gồm phí đo đạc bản đồ, trích lục bản đồ, phí nhận giấy chứng

nhận QSDD

* Định giá đất:

Theo Luật Đất đai của Việt Nam, chính quyền cấp tỉnh có chức năng xây dựng bảng giá đất trong khung giá do Chính phủ quy định, xác định giá cụ thể trong một số trường hợp dau giá QSDĐ hoặc giao đất Ở Việt Nam, bảng giá DNN do

Trang 26

UBND tỉnh quy định được sử dụng để tính tiền thuê đất, giao đất và tính mức đền bù khi Nhà nước thu hồi DNN.

Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin

về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai và áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp Căn cứ kết quả tư vẫn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thâm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cùng cấp quyết định.

Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tô chức có liên quan, tô chức có chức năng tu vấn xác định giá đất.

Công tác định giá đất là vô cùng quan trọng, giá đất được quy định thống

nhất sẽ làm cơ sở cho quá trình giao đất, cho thuê, mua bán và trao đôi đất đặc biệt là đền bù khi đất NN bị thu hồi.

d Cung cấp dịch vụ công về đất nông nghiệp

* Cung cấp dịch vụ bản đồ:

Trên cơ sở các dữ liệu bản đồ có sẵn chính quyền địa phương giao cho một

cơ quan, thường là cơ quan quản lý tài nguyên đất, quản lý dữ liệu bản đồ và cung

cấp trích lục bản đồ cho chủ thể có nhu cầu với khoản phí thích hợp.

* Cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Chính quyền địa phương, sau khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ, trong đó có DNN, có trách nhiệm cung cấp thông tin công khai về quy hoạch, kế hoạch SDD của tỉnh cho người dân biết dé tổ chức xây dựng, kinh doanh, cư trú phù hợp

với quy hoạch và đúng pháp luật Việc cung cấp thông tin này có thé được thực hiện

bang nhiều hình thức khác nhau như: niêm yết tại trụ sở UBND xã, dữ liệu trên giấy

hoặc số hóa, thông báo ở buổi họp tổ dân phố hay qua một số kênh truyền thông

* Cung cấp thông tin về đăng ký, hồ sơ đất, giá dat :

Trang 27

Ngoài thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dung dat thì thong tin về đăng ky, hồ sơ đất, bảng giá dat cũng được người sử dụng đất quan tâm và chính quyền địa phương có trách nhiệm cung cấp thông qua các bộ phận chức năng của mình.

Việc cung cấp các thông tin này sẽ giúp người sử dụng đất nắm rõ hơn hiện trạng về vấn đề sử dụng đất của mình, từ đó phối hợp tốt giữa người dân và chính quyén trong quan ly đất đai nói chung và DNN nói riêng Đặc biệt, bảng giá đất

thường được Sở TN&MT công khai niêm yết trên website của Sở.

* Xây dựng hệ thống thông tin đất đai:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quan lý, khai

thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương: cung cấp dữ liệu đất đai cho Bộ TN&MT để tích hợp vào cơ sở đữ liệu đất đai quốc gia Một hệ thống quản

lý đất đai được xây dựng công khai và minh bach sẽ góp phan tích cực trong phòng, chống tham những, lãng phí trong quản lý, nâng cao hiệu quả trong sử dụng, giải quyết tốt mọi tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, làm người dân tin tưởng hơn vào mọi hoạt động phát triển có liên quan đến sử dụng đất đai.

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai phải theo hướng thống nhất và có sự

liên thông kết nối với các sở ban ngành, đưa vào ứng dụng một giải pháp

toàn diện về đăng ký dat đai, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDD

e Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đối với đất nông nghiệp * Thanh tra, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dung DNN:

Chính quyền địa phương phải giám sát tình hình thực hiện quy hoạch, kế

hoạch SDD trên địa bàn tinh, tình hình sử dung đất công và có biện pháp xử lý cụ

thé đối với các trường hợp có tình chậm triển khai thực hiện hoặc SDD sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất Việc giám sát quá trình SDĐ được kết hợp với giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh,

nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trên ĐNN.

* Thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định của chính sách, pháp luật về DNN:

Chính quyền địa phương có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định của chính sách, pháp luật về DNN trên địa ban dé dam bao các chủ thé SDD

Trang 28

hợp pháp, phân phối lợi ích từ đất công băng giữa các chủ thể liên quan đến

DNN.Co quan quản lý TN&MT phải có phòng thanh tra thực hiện chức năng này.

Ngoài ra, còn có cơ quan thanh tra nhà nước các cấp giúp việc cho UBND thực hiện công tác thanh tra Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định, chính sách pháp luật về ĐNN không chi áp dụng đối với người SDD mà còn đối với đội ngũ cán bộ thực

hiện nhiệm vụ quản lý ĐNN.

* Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm chính sách, pháp luật về DNN:

Khi công dân khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về lĩnh vực DNN, Chủ tịch UBND các cấp, cơ quan quản lý TN&MT và các cơ quan điều tra, xử lý pháp luật có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực DNN.

Việc QLNN về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về DNN phải

được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục của pháp luật Chính quyền địa phương phải công khai các quyết định giải quyết tranh chấp về DNN, đảm bao sự trật tự ôn định, công bằng trên địa bàn quản lý.

1.3 Quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở Việt nam trong những năm gần đây

Ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp giữa các vùng phân bó không đồng đều.

Vùng đồng Bằng sông Cửu Long chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất trũng, có tỷ lệ lớn nhất cả nước Độ phì và độ màu mỡ của các vùng khác nhau, trong đó vùng đồng bằng Sông Hong và đồng bằng sông Cửu Long có độ màu mỡ

cao chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn so với các vùng khác Còn vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên phần lớn là đất bazan.

Dat nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tong diện tích đất tự nhiên của cả nước Điều đó sẽ bảo đảm cho nguồn lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong

nước và xuất khâu Do đó đặc điểm tự nhiên kí hậu cận nhiệt đới nên thực vật Việt

Nam rất đa dạng, sản xuất nông nghiệp ở nước ta cũng rất đa dạng và phong phú Ở miền Bắc nước ta có 4 mùa rõ rệt vì vậy sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ ở miền Nam có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) nên việc sản xuất nông nghiệp rất

thuận lợi.

1.3.1 Đường lối đổi mới cia Đáng về dat NN ở miền Bắc

Theo chủ trương của Đảng ta đã tiến hành xây dựng một nên kinh tế nông

nghiệp theo hai hình thức gồm sở hữu tập thé va sở hữu toàn dân.Theo đó, mô hình kinh tế nông nghiệp là tập thể hoá ruộng đất đưa nông dân đi vào con đường làm ăn

Trang 29

tập thể.Với hình thức sở hữu tập thể về ruộng đất nên chúng ta đã thực hiện tốt một số mặt như thủy lợi, cải tạo và quy hoạch đồng ruộng Trên thực té ruộng đất bị lãng phí trong quản lý và sử dụng chế độ sở hữu tập thể với mô hình hợp tác kiêu cũ đã

làm cho nông dân không thiết tha với ruộng đất lắm, không tạo ra nguồn thu nhập ồn định làm động lực thúc day tích cực sản xuất Từ thực tế Dang ta đã nhận thấy

rằng cần phải khắc phục mô hình kiểu cũ tìm tòi các bước đi và hình thức thích hợp Đề xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp phát trién vững mạnh.

Năm 1979, Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 đã cho phép xã viên mượn đất

làm vụ đông, khuyến khích nông dân tận dụng đất hoang để sản xuất, tạo thêm sản

phẩm cho xã hội Năm 1981, Ban Bi thư TW Đảng ra chỉ thị số 100 cho phép áp dụng rộng rãi chế độ khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động thực chất là đến hộ gia đình xã viên Ruộng đất của tập thể song gia đình được giao đảm bảo nhận nhiều khâu trong canh tác có thé đầu tư thêm công sức, vật tư, kỹ thuật dé tăng sản lượng Năm 1986, Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới trong đó có đổi mới về quản lý, cơ chế khoán.

Với Nghị quyết 10 Bộ chính trị (4-1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân nhưng nông dân đã được giao khoán ruộng đất ôn định lâu dài hạn Cùng với Nghị quyết 10 của Bộ chính tri thì tháng 3/1989, Hội nghị Trung ương VI đã tiến thêm một bước quan trọng đó là việc xác

định lại vị trí của kinh tế hộ gia đình, vai trò quyền lợi của người lao động Hộ gia

đình được coi là đơn vị kinh tế tự chủ Điều đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.

Dé tiếp tục hoàn chỉnh đường lối đổi mới, Nghị quyết Hội nghị TW và Luật

đất đai 1993 Với Luật đất đai , Nhà nước đã chính thức giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân dối với cây ngắn ngày là 20 năm,cây dai ngày 50 năm Người nông dân không chỉ được quyền sử dụng mà còn được quyền thừa kế, thế chấp, chuyên nhượng, cho thuê đất đai Sự nới rộng các quyền hạn của nông dân đối với ruộng đất và việc thể chê hoá các quyền đó bằng luật pháp Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, pháp lý để phát huy tiềm năng to lớn của kinh tế hộ gia đình Đồng thời thúc đầy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp, phát triển các ngành nghề nông thôn là động lực thúc day nền nông nghiệp phát triển, từng bước chuyền dịch cơ cau kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

1.3.2 Thực trạng về quản lý, sử dụng đất NN hiện nay.

a Về quản lý biến động chủ sử dụng đất nông nghiệp :

Trang 30

Hiện nay việc quản lý biến động chủ sử dụng đất được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau giữa các vùng với vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du miễn núi phía Bac, ven biển miền Trung Công tác này nhìn chung diễn ra khá phức

tạp, ở Nam Bộ là phức tạp nhất Ruộng đất ở các tỉnh này được chuyển nhượng, cam có không đủ tiền không chuộc lại Đến mức Nhà nước trực tiếp là chính quyền địa phương không thé kiểm soát được Ngoài ra cũng có sự khác nhau về tình hình

quản lý biến động chủ sử dụng đất trong nội bộ vùng, nhìn chung ở vùng ven đô thị tình hình biến động phức tạp hơn vùng sâu, xa.

b Về quản lý biến động mục đích sử dụng đất nông nghiệp -Hiện nay nội dung này còn một số bất cập:

+ Trong xu thế chuyên sang cơ chế thị trường, chúng ta đang khuyến khích quá trình chuyên dịch co cau kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng ty trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại thuỷ hải sản cao cấp , cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, Luật đất đai còn hạn chế việc chuyển đất trồng lúa, trồng lương thực thành đất nuôi trồng các sản pham khác.

+ Trên quan điểm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, pháp luật đã giới

hạn việc chuyền đất trồng cây lương thực chủ yếu là đất trồng lúa sang nuôi trồng các sản phẩm khác Song trên quan điểm đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế đang khuyến khích nuôi trồng các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đang được thị trường chấp nhận

+ Mục đích của quy hoạch sử dụng dat là nâng cao hiệu quả sử dụng đất Tuy

nhiên cơ chế hợp lý các chủ sử dụng đất thực hiện theo quy hoạch chưa được tạo lập Trong quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường, các chủ sử dụng đất nông

nghiệp được giao 5 quyền: chuyển nhượng, chuyên đổi, thừa kế, thé chap, cho thuê

thì chính quy hoạch là một thách thức trong quản lý Nhà nước đối với đất nông

Ở Tây Nguyên: còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa tỉnh và

huyện, giữa huyện và xã, giữa các ngành và các cơ quan TW trên địa bàn trong

công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp Do đó, các tổ chức,cá nhân ở tỉnh,thành phố khác đều canh tác cao su,cà phê trên địa ban chưa theo quy hoạch tổng thé Một trong những nguyên chính làm tăng diện tích đất nông nghiệp không quản lý được là việc chặt phá rừng làm lương rẫy của đồng bào dân tộc.

Ở vùng Trung du và miền núi thì diễn ra theo hai hướng:

Trang 31

- Hướng truyền thống lạc hậu: phá rừng làm rẫy của đồng bào tộc đang khiến diện tích đất nông nghiệp không quản lý được đang có xu hướng tăng.

- Hướng mới: chuyên đất trồng cây lương thực sang trồng cây ăn quả có giá

trị cao cấp Nhưng công tác cap GCNQSD dat nông nghiệp trong nông nghiệp công tác này diễn ra rất chậm ở ngay thời kỳ sau khi có Nghị định 64/CP ngày

27/09/1993 do hạn chế về mặt kinh phí Một số biện pháp dé thúc day nhanh và đỡ tốn kém cho quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hạn chế được tình

trạng manh mún ruộng đất được xây dựng, đó là đổi ruộng đất cho nhau, thúc đây

quá trình tập trung hoá ruộng đất Quá trình này vừa nằm trong luật pháp cho phép lại vừa phù hợp với quy hoạch Do đó cần đây mạnh công tác quản lý, đặc biệt là công tác cấp quyên sử dụng đất Hiện nay có thé cho rang việc cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất không phải là nhân tố quan trọng mà là tạo tâm lý vững chắc cho

nông dân đầu tư thâm canh nâng cao năng suất ruộng đất.Cho đến đầu năm 1998, nội dung này hiện nay có thể nói đã được thực hiện tương đối tốt và có nhiều chuyền biến tích cực.

Về việc giải quyết chanh chap: Đây là van đề trọng tâm trong nội dung quan lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật đất đai năm 1993 Từ sau khi

có Luật đất đai năm 1993, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về tình hình tranh chấp

ruộng đất xảy ra khá nhiều ở hầu khắp các vùng, từ đó đến nay, nhất là khi có Luật đất đai năm 1993 các Nghị định của Chính phủ về đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,

đất ở, Đảng và Nhà nước các cấp đã nỗ lực giải quyết ở các nơi có sự khác nhau, dựa trên nguyên tắc là có cơ sở pháp lý và bảo đảm thuận tình giữa các hộ nông dân.Cho đến nay có thé khang định công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong

nông nghiệp, lâm nghiệp đã được thực hiện theo hướng tích cực, là tiền đề để sử dụng ruộng đất đạt hiệu quả cao đồng thời tôn trọng các thành tựu của các giai đoạn cách mạng về ruộng đất trước đây vừa đảm bảo ồn định chính trị, xã hội trong nông

1.3.3 Các chính sách về quản lý và sử dụng đất NN:

Chúng ta có thể thấy những chuyền biến rõ rệt trong nền nông nghiệp phân

phối và tô chức lại đất đai, tự do hoá việc ra quyết định sản xuất nông nghiệp mở

cửa thị trường đầu vào và đầu ra khi Đảng ban hành các chính sách mới.

Qua đó mỗi hộ nông dân được công nhận là đơn vi cơ bản của san xuất nông nghiệp Các chính sách đã được cụ thể hoá dưới các dạng văn bản pháp lý được Chính phủ ban hành đến các địa phương.

Trang 32

Bên cạnh phải đảm bảo vừa phát triển về kinh tế, các chính sách hỗ trợ quản lý sử dụng đất NN đã góp phần 6n định xã hội Sử dụng day đủ va hợp lý ruộng đất tạo ra sản lượng nông sản có chất lượng cao, hợp lý về giá, đáp ứng đầy đủ nhu cầu

sử dụng của dân cư, tao các sản phẩm xuất khẩu, các sản phẩm xanh.

Từ các mục tiêu trên các chính sách sử dụng đất nông nghiệp và bảo vệ đất

nông nghiệp gồm các loại sau đây:

+ Các chính sách xác lập về quyền lợi gắn chặt với đất đai

- Chính sách bảo vệ người nông dân có đất sản xuất ôn định lâu dài - Chính sách khuyến khích người trồng lúa.

- Chính sách trợ cấp cho người đi xây dựng vùng kinh tế mới.

- Chính sách tín dụng.

- Chính sách ưu tiên phát triển đất nông nghiệp - Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.

+ Các chính sách về nghĩa vụ của người sử dụng đất như:

- Chính sách khuyến khích chuyên đất nông nghiệp trồng lúa sang mục đích

sử dụng khác.

- Chính sách sử dụng đất nông nghiệp.

- Chính sách sử dụng đất đúng mục đích.

- Chính sách thuế chuyền quyền sử dụng dat.

1.4 Các nhân tố ảnh hướng đến quản lý sử dung dat nông nghiệp 1.4.1 Các nhân tô khách quan

a Điêu kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, khí hậu, môi trường, thổ nhưỡng của địa phương ảnh hưởng

rất lớn đến cơ cau ngành nông nghiệp và hiệu qua sử dụng DNN, qua đó ảnh hưởng đến QLNN đối với DNN Quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN trên địa bàn phải phù hợp và phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh mới đem lại hiệu quả

Các địa phương có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu thì chính quyền địa phương đỡ bị vất vả trong việc cải tạo đất hoặc vận động dân cư chuyên đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa

phương phải huy động nguồn lực tài chính lớn dé cải tạo đất, đối phó với thiên tai,

trong khi hiệu quả sử dụng đất rất khó được cải thiện Ngoài ra, ở các địa phương có

Trang 33

điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thi chi phí hỗ trợ cải tạo đất, hỗ trợ chuyền giao công nghệ để có thể sử dụng đất hiệu quả cũng cao hơn Các tỉnh không thuận lợi về nguồn nước và hệ thống tưới tiêu cũng gặp khó khăn trong tái cơ cấu nông nghiệp,

do đó khó phát huy được nguồn lực DNN.

Ngoài ra, đặc điểm về địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến QLNN của chính quyền địa phương đối với DNN trên địa bàn một tỉnh Dia hình miền núi, đất

dốc ở các tỉnh miền núi đòi hỏi xây dựng hệ thống công trình bảo vệ đất, tưới tiêu có chỉ phí cao hơn so với tỉnh đồng bằng Chính quyền địa phương miền núi cũng

gặp khó khăn hơn trong công tác tuyên truyền pháp luật đất đai do địa hình chia cắt, dân cư phân tán, chi phí đo đạc, xây dựng bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng DNN cao Các tỉnh đồng bằng có địa hình nhiều sông nước, kênh rạch, giao

thông không thuận lợi cũng khó khăn trong việc đo đạc, xác định ranh giới xây

dựng bản đồ và cấp giấy chứng nhận QSDĐ và một số hoạt động quản lý đất đai khác của chính quyền địa phương.

b Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện KT - XH có tác động đến QLNN về DNN của chính quyền địa

phương trên các phương diện: kinh phí cung cấp cho hoạt động QLNN đối với DNN; chuyén dịch co cấu DNN; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN;

dao tạo cán bộ; tập huấn, tuyên truyền pháp luật về đất đai Hệ thống kết cấu ha

tầng KT-XH, nhất là thủy lợi, giao thông; thị trường đất đai; quá trình đô thị hóa; sự phát triển công nghiệp, dịch vụ; trình độ dân trí; vốn đầu tư; tập quán sản xuất và đời sống của người dân đều ảnh hưởng đến QLNN của chính quyền địa phương đối với ĐNN trên địa bàn một tỉnh.

Nếu cơ sở hạ tang phát triển, nhất là giao thông thuận lợi, sẽ khuyến khích

các tổ chức sản xuất nông nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển dịch cơ cau cây trồng và khuyến khích sự phát triển của đô thị hóa, ngành công nghiệp, dịch vụ Những điều kiện đó sẽ là căn cứ để chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng DNN, chuyển đổi mục đích sử dụng DNN theo hướng công

nghiệp hóa nhanh ; Việc tuyên truyền và hiệu quả thực hiện pháp luật đất đai phụ

thuộc rất lớn vào trình độ dân trí của địa phương

Ngoài ra, các đặc điêm về dân sô, mật độ dân cư, tình hình dân tộc, tôn giáo,

sự ôn định về chính trị, trật tự xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến QLNN đối với

Trang 34

ĐNN của mỗi địa phương Các tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn do hồ sơ DNN của hộ gia đình không day đủ, người dân tộc thiểu số còn giữ tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí thấp Những đặc điểm này gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cũng như có nhiều nguy cơ xung đột về đất đai khó xử lý do thiếu căn cứ pháp lý

Tốc độ gia tăng dân số ở nông thôn, nhất là tăng dân số do di cư tự do khiến

áp lực đảm bảo DNN cho hộ nông dân, nhất là nông dân nghèo ngày càng tăng lên.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình sử dụng đất NN, các khu công nghiệp thu hút dân cư làm tăng nhu cầu về đất xây dựng, tình trạng mua ban đất trái phép, mua ban đất nông nghiệp dé xây dựng nhà ở phát sinh rất phức tạp Hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai của các cá nhân, tổ chức kèm theo đó là tình trạng vi phạm về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị Bên cạnh đó cần diện tích đất ngày càng nhiều dé xây dựng ha tang kỹ thuật đô thị và các công trình phục vụ đời sống văn hóa, phát triển sản xuất trong khi đó quỹ

đất đai lại có hạn Nên kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH thu hút người lao

động làm việc tại các công ty, nhà máy dẫn đến những chuyên dịch trong cơ cấu ngành, người dân không tham gia sản xuất NN, dẫn đến tình trạng diện tích đất NN bị bỏ hoang ngày càng nhiều.

c Lịch sử quan hệ đất đai tại địa phương

Đất nông nghiệp là thành quả cải tạo không ngừng của các thế hệ nông dân nhằm tạo ra các diện tích đất và chất đất thích hợp với loại cây trồng nhất định, qua đó cũng hình thành nên văn hóa, tập quán, thói quen của người dân Vì thế, việc thay đổi quy hoạch sử dụng dat, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất có thé chịu tác động nhiều chiều từ những quan hệ đất đai trong quá khứ Ví dụ như lịch sử tập thể hóa đất dai đã cao bằng mọi thành quả tích tụ DNN của người dân, khiến mọi giấy tờ, hồ sơ liên quan đến sở hữu đất hầu như không còn giá trị hoặc bị thất lạc Sau đó, quá trình giao đất trở lại cho người dân thường gặp các xung đột, tranh chấp do người dân muốn đòi lại đất đã góp vào hợp tác xã Hoặc sự tôn tại của các

nông, lâm trường quốc doanh và quá trình chuyên đổi thành công ty nông nghiệp,

lâm nghiệp đã dé lại hậu qua lan chiếm đất nông, lâm trường kéo dai, khó giải quyết

dứt điểm Việc quy hoạch khu bảo tồn cũng xung đột với những người dân có nhà

và ruộng canh tác trong khu bảo tôn

Trang 35

Nói cách khác, QLNN đối với DNN phải xử lý cả những di sản tốt và không tốt do lịch sử để lại Nếu không có chính sách giải quyết hợp lý các khúc mắc đó thì hoạt động QLNN về đất đai sẽ gặp khó khăn.

d Luật pháp, chính sách quản ly DNN của Trung ương

Ở Việt Nam, đất đai được quản lý thống nhất trong cả nước có phân cấp cho chính quyền địa phương Quyền hạn, trách nhiệm, nội dung QLNN đối với ĐNN của chính quyền địa phương được quy định trong các luật liên quan như Luật Dat đai, Luật Tổ chức chính quyền địa phương Vì thế, hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách quản lý DNN của Trung ương có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý ĐNN của chính quyền địa phương.

Nếu hệ thống chính sách về quản lý ĐNN của Trung ương khá hoàn thiện, có

cơ sở khoa học và hợp lý thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện ở địa phương Ngược lại, néu hệ thống văn ban không đầy đủ hay ban hành không

kịp thời hoặc áp dụng không phù hợp với thực tiễn địa phương thì sẽ gây khó khăn

cho chính quyền địa phương trong quản lý DNN Vi vậy, hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách pháp luật về đất đai là điều kiện rất quan trọng dé QLNN đối với ĐNN của chính quyền địa phương đạt hiệu quả cao.

1.4.2 Các nhân tố chủ quan

a Hệ thống các chính sách về quản lý sử dụng dat NN

Tại mỗi địa phương, các chính sách về quản lý sử dụng đất NN có tác động rõ rệt đến quá trình quản lý sử dụng đất Hiệu quả của quá trình quản lý sử dụng đất NN phản ánh phan nào hiệu qua của chính sách và ngược lại Các chính sách về sử dung đất NN góp phan khuyến khích quá trình sử dụng dat NN, nhăm hỗ trợ tối đa chủ thé sử dung đất, nâng cao hiệu qua sử dụng dat NN.

Mỗi địa phương có những chính sách khác nhau nhằm thu hút đầu tư, phát

triển sản xuất NN, mang lại nguồn thu kinh tế cho người nông dân Qua đó đảm bảo sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào đất NN, nâng cao chất lượng đời sống và

các chỉ tiêu kinh tê-xã hội.

b.Quá trình quản lý sử dụng đất NN tại địa phương

Trang 36

Đây là điều kiện tiên quyết quyết định hiệu quả quản lý sử dụng đất NN tại địa phương Các cơ quan quản lý cần đảm bảo các nội dung quản lý về sử dụng đất NN diễn ra đúng theo nguyên tắc.

Các địa phương quản lý sử dụng đất NN sát sao, thường xuyên sẽ có hiệu quả quản lý sử dụng đất NN cao Từ công tác ban hành VBPL, giao đất, thanh tra, kiểm tra đều phải yêu cầu thực hiện chặt chẽ và triệt dé.

Đảm bảo công tác bôi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các nhàquản lý, phô biên rộng khắp các quy định, nội dung của các VBPL đên toàn dân.

Mỗi cán bộ, nhân viên quản lý cần có chuyên môn vững vàng, trách nhiệm cao với

công việc, nhiệm vụ được g1ao.

c.Ý thức của nhân dân trong quá trình sử dụng đất NN

Mỗi cá nhân, tập thể sử dụng đất NN cần có ý thức cao trong quá trình sử

dụng đất NN.

Cần có sự phối hợp của nhân dân với các cơ quan quản lý trong quá trình sử dụng đất NN Nâng cao trách nhiệm của bản thân trong quá trình sử dụng đất NN, tìm hiểu các quy định liên quan trong quá trình sử dụng đất Khi đó đất NN sẽ được sử dụng đúng cách đảm bảo sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.

Trang 37

CHƯƠNG II: THUC TRANG VE QUAN LÝ SỬ DỤNG DAT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TIÊN HẢI TỈNH THÁI BÌNH NĂM

2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vi trí địa lý

Huyện Tiền Hải nằm phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, với 35 xã, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.130,3ha Huyện có tọa độ dia lý từ 20°17’

-20°28” độ vĩ Bắc; 106°27’ - 106 °35’ độ kinh Đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy;

+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ;

+ Phía Nam giáp huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định);

+ Phía Tây giáp huyện Kiến Xương.

Tiền Hải là huyện giáp biển; cách thành phố Thái Bình 21 km, thủ đô Hà Nội 130 km và thành phố Hải Phòng 70 km (tính từ thị tran Tiền Hải) cùng với hệ thống

giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi cho giao lưu hội nhập, trao đôi hàng

hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, khả năng thu hút vốn dau tư của các tô chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội.

Huyện Tiền Hải đã được thiên nhiên ban cho nguồn tài nguyên trên mặt đất

và trong lòng đất, tài nguyên đất liền và ngoài biển khơi vô tận là một tiềm năng to lớn dé phát triển một nền kinh tế da dạng kể cả nông - lâm, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Do đặc trưng của vùng đồng bằng châu thé điển hình nên địa hình của huyện khá bằng phang Nhìn tổng thé, địa hình của huyện nghiêng dan từ Đông Bắc sang

Tây Nam Cao trình biến thiên phổ biến từ 0,6 - 1,0 m so với mực nước biển Tuy

nhiên, với đặc điểm của một bãi bồi ven biển có nhiều sông lạch, địa hình của huyện có dạng lòng chảo gồm hai vùng rõ nét: Vùng đất trũng ở phía nội đồng và

vùng dat cao ở ven biên.

- Vùng trũng phân bố chủ yếu ở các xã Tây Phong, Tây Tiến, Đông Lâm với độ cao trung bình biến thiên từ 0,5 - 0,6 m so với mặt nước biển Vào mùa mưa ở

vùng này thường bị ngập úng và nhiễm mặn.

Trang 38

- Vùng đất cao ven biển phía Nam chủ yếu ở các xã Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Quý, Đông Trà Độ cao mặt đất trung bình 1,0 m so với mặt nước

biển, một số khu vực đất vượt cao lên như khu gò nỗi cao khoảng 1,5 -1,7 m so với

mặt nước biển Đây là dấu tích những cồn cát duyên hải được hình thành do tác dụng của sóng biển, trong quá trình bồi tạo, nhân dân thường gọi là “Cồn” Vùng

đất cao cũng gặp nhiều khó khăn trong canh tác Đất thường bị hạn, chỉ nơi nào có

nước tưới cho đồng ruộng thì lúa mới được mùa Miền đất cao lại chịu ảnh hưởng của các mạch nước ngầm ven biển thấm lên mặt, đất thường nhiễm mặn Yêu cầu

canh tác của vùng đất cao đòi hỏi phải có hệ thống kênh mương dé dẫn nước ngọt tưới cho cây trồng và tiêu chua, rửa mặn cho đất.

2.1.1.3 Khí hậu

Tiền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng với đặc điểm của huyện giáp biển nên khí hậu của huyện mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điều hoà bởi biển cả, với đặc điểm mùa đông thường âm hơn, mùa hè

thường mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24°C, nhiệt độ cao nhất lên tới 39°C và thấp nhất là 4,1°C Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15

-20°C, trong một ngày đêm khoảng 8 - 10°C.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10).

+ Độ âm không khí dao động từ 80 - 90%.

+ Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm.

+ Gió: Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng âm với

tốc độ gió trung bình từ 2 - 5 m/giây.

Nhìn chung, khí hậu của Tiền Hải thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song sự phân hoá của thời tiết theo mùa với những hiện tượng thời tiết như bão, giông, vòi rồng, gió mùa Đông Bắc khô hanh đòi hỏi phải có các biện pháp phòng chống bão lụt, hạn hán.

2.1.1.4 Thủy văn

Là huyện ven biển thuộc vùng châu thổ sông Hồng, Tiền Hải có hệ thống sông ngòi chang chit với sông Hồng và các chi lưu của nó, bao gồm sông Trà Lý, sông Lân, sông Long Hầu

Nhìn chung, hệ thống sông ngòi của Tiền Hải có nguồn nước đồi dào thuận

lợi cho việc tưới, tiêu, thau chua rửa mặn cho các cánh đông trong huyện Ngoài ra

Trang 39

với lượng phù sa lớn đồ ra biển hàng năm ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông lâm ngư nghiệp của huyện Đất ven biển của Tiền Hải được hình thành do quá trình nổi cồn, bồi tụ và xói mòn nên diện

tích tự nhiên của huyện không ngừng được mở rộng Tuy nhiên diện tích mở rộng

tùy thuộc vào quá trình tương tác giữa lượng nước của sông đồ ra biển và tác động

của sóng biển Các sông đồ ra biển đều có độ dốc nhỏ tiêu thoát nước chậm, do đó

về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê Hàng năm, huyện cũng phải đầu tư nhiều sức người, sức của cho việc xây đắp tu bổ đê điều Mặt khác, bãi biển Tiền Hải thuộc vùng nước triều lên theo chế độ nhật triều, thường hoạt động mạnh vào các tháng 1, 6, 7, 12 với mức nước cao nhất là 3,8 m và nhỏ nhất 0,2 m Chính vì vậy, nước mặn theo thuỷ triều vào sâu

trong nội địa Nếu tính theo nồng độ muối 1% thì trung bình ranh giới nước mặn

vào sâu 8 km trên sông Trà Lý và 10 km trên sông Hồng Đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong quá trình chinh phục, khai phá, cải tạo ở vùng đất này.

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển do đặc điểm của thuỷ triều ngày càng bởi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển Huyện Tiền Hải có 4 nhóm đất chính:

* Nhóm đất cát (C):

Diện tích 2.875 ha, phân bố chủ yếu trên nền địa hình cao trong và ngoài đê,

tập trung chủ yếu ở các xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đông Minh, Đông Hoàng, Đông

Long và ở rải rác các xã như Nam Hải, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Đông

Quý Đặc điểm chung của nhóm đất cát là có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thu

thấp, các chất đinh dưỡng tổng số va dễ tiêu đều nghéo, sâu đưới tầng cát dày từ 2 -3 m mới thay trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phế tích và các loại

cây sú, vẹt ).

Trong nhóm đất cát chia làm hai loại:

+ Đất cát giồng (Cz): ở trong đê có diện tích 690 ha + Đất cồn cát biển (Cc): có diện tích 2.185 ha.

* Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn):

Đây là loại đất có diện tích lớn nhất phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và tập trung chủ yếu ở các xã phía Đông huyện Tiền Hải Đất mặn của huyện có diện

tích 11.300 ha và được chia làm 4 loại như sau:

Trang 40

+ Đất mặn sú vẹt (Mm): diện tích 900 ha + Dat mặn nhiều (Mn): diện tích 2.300 ha.

+ Đất mặn trung bình (M): có diện tích 1.200 ha.

+ Dat mặn ít (Mi): diện tích 6.900 ha.

Đặc điêm chung của nhóm dat này là có màu nâu tươi do nhiễm mặn nên có

ánh sắc tím pHKCI của lớp đất mặt từ 4,5 - 5,5, các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu 7 - 9 Ca?* trao đôi từ 3 - 8 1đ1/100g Mg?' trao đổi 3 - 10 lđ1/100g Ty số Ca/Mg thường nhỏ hơn 1,0 1,5 Số muối hoà tan ở mức trung bình từ 0,1 -0.7% Chất hữu cơ tổng số ở mức từ trung bình đến khá (1 - 3%), đạm trung bình (0,1 - 0,16%), lân và kali tổng số cao (1,7 -2,3%) Yếu tố hạn chế làm giảm tốc độ phì nhiêu thực tế, giảm năng suất cây trồng là độ mặn Biện pháp cơ bản là rửa mặn, đầy lùi nguồn nước mặn ra biển nâng cao áp lực nước ngọt ở toàn bộ hệ thống, thống nhất độ phì nhiêu thực tế và phì nhiêu tự nhiên vốn tiềm tàng cao.

Dat mặn trong đê biên thường có độ mặn cao ở phan đất thấp và sát biển do mạch mặn nông và đọng mặn (không thoát được mặn) Những nơi đất cao hơn trong

vùng thường là cát dễ rửa mặn hơn Vùng mới quai đê khi độ mặn còn cao nhân dân

thường trồng cói do cây cói có khả năng chịu mặn và giảm độ mặn cho đất Đất mặn trồng lúa cần chú ý chọn giống chịu mặn và thận trọng khi đưa giống mới năng suất cao nhưng không chịu mặn.

* Nhóm đất phù sa (P):

Tổng diện tích 3.606 ha phân bổ trên địa hình từ vàn cao đến vàn thấp ở các

xã Nam Hải, Bắc Hải, Vân Trường, Nam Hà, Nam Hồng, Nam Chính, Tây Phong, Vũ Lăng Dat thường có mau nâu tươi, độ pH trung tính, ít chua, pHKCI khoảng

5,5 và có hướng tăng dần theo chiều sâu của đất Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, hàm lượng các chất hữu cơ xếp vào loại khá giàu từ 2,5 - 3%: đạm,

lân, kali đều ở mức từ trung bình đến khá, N (0,15 - 1,25%), P2Os (0,08 - 0,12%), KaO (1,5 -2,5%) Dung tích hap thụ khá cao thường gặp từ 25 -29 1d1/100g đất khô.

Trong nhóm đất phù sa chia 3 loại, gồm:

+ Dat phù sa không được bồi, không gley hoặc gley yếu của hệ thống sông Hồng (Ph) trên địa bàn hình vàn có diện tích 1.900 ha.

+ Dat phù sa không được bồi có tầng hoang nổ đỏ vàng của hệ thống sông Hồng (Phf) trên địa bàn hình vàn cao với diện tích 1.356 ha.

+ Dat phù sa không được bồi, gley trung bình của hệ thống sông Hồng (Phg)

trên địa bàn với diện tích 238 ha.

Ngày đăng: 29/04/2024, 11:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan