1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

88 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ
Tác giả Nguyễn Kim Trung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Thùy
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,35 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (0)
  • Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài (14)
      • 1.1.1. Đất đai (14)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành phát triển của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường (nay là các Công ty nông, lâm nghiệp) (15)
    • 1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài (16)
    • 1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài (18)
      • 1.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp ở một số tỉnh thành trên cả nước (18)
      • 1.3.2 Tình hình quản lý sử dụng đất nông lâm trường (nay là các công ty nông lâm nghiệp) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (23)
    • 1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài (25)
    • 1.5 Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu (27)
  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (28)
      • 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu (28)
      • 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu (28)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (28)
      • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu (28)
      • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu (28)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (28)
      • 2.3.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (29)
      • 2.3.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thông qua ý kiến của cán bộ, công nhân viên và người dân (29)
      • 2.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (29)
      • 2.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông lâm trường tại địa phương (29)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (29)
      • 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp (0)
      • 2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp (29)
      • 2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu và xử lý số liệu điều tra 19 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (30)
    • 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (31)
      • 3.1.1 Điều kiện tự nhiên (31)
      • 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội (33)
      • 3.1.3 Đánh giá chung (37)
    • 3.2. Hiện trạng quản lý sử dụng đất huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (38)
      • 3.2.1. Hiện trạng quản lý sử dụng đất của huyện Thanh Sơn (38)
      • 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại các nông lâm trường (Các công ty Nông lâm nghiệp) trên địa bàn huyện Thanh Sơn (44)
      • 3.2.3. Công tác quản lý sử dụng đất của các Nông lâm trường (Các công ty Nông lâm nghiệp) trên địa bàn huyện Thanh Sơn (48)
    • 3.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất nông lâm trường thông qua ý kiến của cán bộ và người dân (59)
      • 3.3.1 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm trường thông qua ý kiến người dân (59)
      • 3.3.2 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất nông lâm trường thông qua ý kiến của cán bộ, công nhân viên các công ty nông lâm nghiệp (63)
    • 3.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn huyện (66)
      • 3.4.1 Hiệu quả về kinh tế (66)
      • 3.4.2. Hiệu quả về xã hội (69)
      • 3.4.3. Hiệu quả về môi trường (69)
    • 3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông lâm trường tại địa phương (69)
      • 3.5.1 Những thuận lợi (69)
      • 3.5.2. Khó khăn (70)
      • 3.5.3 Đề xuất một số giải pháp (71)
    • 1. Kết luận (74)
    • 2. Kiến nghị (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 61 (0)
  • PHỤ LỤC (80)

Nội dung

Tính cấp thiết

Đất đai là tài sản đặc biệc không thể thiếu trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Đất đai tự nó không làm nên giá trị nhưng khi con người tác động vào nó, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ làm cho giá trị của đất tăng lên Khi hoạt động của con người trong sử dụng đất đai ngày càng tăng và hiệu quả thì giá trị của đất ngày càng được nâng cao, mang lại nguồn lợi to lớn cho con người.

Qua các thời kỳ phát triển của đất nước các nông, lâm trường quốc doanh chủ yếu là khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuất nông, lâm sản hàng hóa cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi; làm trung tâm xây dựng một số vùng kinh tế mới, nông thôn mới đồng thời kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng xung yếu, khó khăn.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp, các nông, lâm trường quốc doanh đã có nhiều cố gắng trong đổi mới mô hình tổ chức và cách thức tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh Nhiều công ty nông lâm trường sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và nông thôn, nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh cho nhiều địa phương trên cả nước.

Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng đất đai của các nông lâm trường trên cả nước nói chung và tại tỉnh Phú Thọ nói riêng còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: Tình trạng bản đồ và hồ sơ quản lý đất đai thiếu chính xác, không được chỉnh lý kịp thời, không phản ánh đúng thực tế quản lý, sử dụng đất; việc xác định ranh giới, cắm mốc và lập hồ sơ địa chính mới chủ yếu thực hiện trên sổ sách, chưa được xác định, chỉ dẫn, đo đạc trên thực địa Tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai, như lấn chiếm, cho thuê, cho mượn, chuyển mục đích, chuyển nhượng trái pháp luật trong các nông, lâm trường vẫn còn tồn tại Công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xác định và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân vi chưa được thực hiện thường xuyên Nhiều công ty nông lâm nghiệp chưa có sự thay đổi nhiều về phương thức hoạt động, cơ chế quản lý cũng như điều hành nên dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, quản lý và sử dụng đất đai còn chưa hiệu quả, chưa tương xứng với nguồn lực tài nguyên được Nhà nước giao quản lý và sử dụng.

Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng đất đai đối với đất Nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Sơn nói riêng, được sự hướng dẫn của cô giáo TS Nguyễn Thu Thùy giảng viên khoa Quản lý tài nguyên,Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đ ánh giá th ự c tr ạ ng s ử d ụ ng đấ t và đề xu ấ t gi ả i pháp nâng cao hi ệ u qu ả qu ả n lý, s ử d ụ ng đấ t nông nghi ệ p trên đị a bàn huy ệ n Thanh S ơ n, t ỉ nh Phú Th ọ ”.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất của các Nông Lâm trường trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông lâm trường tại địa phương.

- Ý ngh ĩ a khoa h ọ c: Qua thực tiễn khách quan và kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về đất đai đối với đất nông lâm trường, những tồn tại, hạn chế và vướng mắc.

- Ý ngh ĩ a th ự c ti ễ n: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giúp tìm ra được những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm trường tại địa phương.

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

*Khái niệm đất đai Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người” (Thông tư 14/2014/TT- BTNMT).

* Khái niệm đất nông nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, thì đất nông nghiệp được quy định dưới góc độ pháp lý là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng.,

… Ngoài ra thì đất nông nghiệp còn được biết đến như là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp (Luật Đất đai, năm 2013).

*Khái niệm đất lâm nghiệp

Là loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất rừng trồng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng (Luật Đất đai, năm 2013).

Theo quy định của Luật đất đai, đất rừng được chia thành 3 loại, đó là đất rừng sản xuất, : đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng với những quy chế pháp lí khác nhau Mỗi một loại đất rừng đều được xác định với các mục đích khác nhau Trong khi việc giao và cho thuê đất rừng sản xuất với cơ chế thoáng và kêu gọi mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác sử dụng hợp lí đất rừng thì đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chủ yếu giao hoặc cho thuê là các tổ chức kinh tế có chức năng quản lí nguồn tài nguyên rừng mà không cho thuê đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Phần lớn các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đều ở nơi xung yếu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi lưu giữ nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm gắn với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh Bởi vậy, việc khai thác sử dụng vốn đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng chỉ giao cho các ban quản lí rừng, các doanh nghiệp quản lí và phần nào giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sống trong các khu vực có rừng (Luật Đất đai, năm 2013).

1.1.2 Quá trình hình thành phát tri ể n c ủ a pháp lu ậ t v ề qu ả n lý, s ử d ụ ng đấ t t ạ i các nông, lâm tr ườ ng (nay là các Công ty nông, lâm nghi ệ p)

Các nông, lâm trường quốc doanh được hình thành từ sau khi hòa bình được lập lại ở Miền Bắc trong những năm 1955 Các nội dung, chính sách cơ bản của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại nông lâm trường qua những giai đoạn sau:

Tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của các nông lâm trường vào giai đoạn 1955-1975 là: khai hoang, phục hóa đất đai, trồng rừng và từng bước phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, lao động tập thể.

Từ năm 1976 đến 1986, tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm đẩy mạnh việc giao đất cho các nông lâm trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh thúc đẩy kinh tế quốc doanh và phổ biến phương thức sản xuất mới theo định hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm thực hiện nhiệm vụ đăng ký, sắp xếp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các nông lâm trường theo Nghị định số 388/1991/HĐBT, đáp ứng yêu cầu công cuộc “đổi mới” - giai đoạn 1987- 2003

Giai đoạn 2004 - 2013, tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm thực hiện nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường theo tinh thần Nghị quyết số 28/NQ-TW.

Từ năm 2014 đến nay, hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp được thực hiện theo Nghị quyết số 30-NQ/TW Pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường đã tương đối đầy đủ, có tính hệ thống; toàn diện, thống nhất, cụ thể và ngày càng được cải thiện; góp phần nhất định trong kết quả sắp xếp, đổi mới về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông lâm trường Đến cuối năm 2014,các công ty nông, lâm nghiệp đã bàn giao về cho địa phương 80.468 ha còn

7.916.366 ha đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên quản lý Theo phương án tổng thể đã phê duyệt thì sau sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp tiếp tục được quản lý, sử dụng 1.858.040 ha Các kết quả thực hiện về sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động đã đạt kết quả khả quan (www.lapphap.vn).

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

- Các văn bản liên quan đến bàn giao diện tích đất của các công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty về tỉnh Phú Thọ quản lý;

- Công văn số 29/BCT-CN ngày 17/01/2018 của Bộ Công Thương về việc bàn giao quỹ đất về tỉnh Phú Thọ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ;

- Công văn số 2645/UBND-KTN ngày 23/6/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị thu hồi diện tích đất của các CTLN trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế;

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở khoa học của đề tài

*Khái niệm đất đai Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người” (Thông tư 14/2014/TT- BTNMT).

* Khái niệm đất nông nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, thì đất nông nghiệp được quy định dưới góc độ pháp lý là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng.,

… Ngoài ra thì đất nông nghiệp còn được biết đến như là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp (Luật Đất đai, năm 2013).

*Khái niệm đất lâm nghiệp

Là loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất rừng trồng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng (Luật Đất đai, năm 2013).

Theo quy định của Luật đất đai, đất rừng được chia thành 3 loại, đó là đất rừng sản xuất, : đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng với những quy chế pháp lí khác nhau Mỗi một loại đất rừng đều được xác định với các mục đích khác nhau Trong khi việc giao và cho thuê đất rừng sản xuất với cơ chế thoáng và kêu gọi mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác sử dụng hợp lí đất rừng thì đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chủ yếu giao hoặc cho thuê là các tổ chức kinh tế có chức năng quản lí nguồn tài nguyên rừng mà không cho thuê đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Phần lớn các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đều ở nơi xung yếu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi lưu giữ nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm gắn với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh Bởi vậy, việc khai thác sử dụng vốn đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng chỉ giao cho các ban quản lí rừng, các doanh nghiệp quản lí và phần nào giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sống trong các khu vực có rừng (Luật Đất đai, năm 2013).

1.1.2 Quá trình hình thành phát tri ể n c ủ a pháp lu ậ t v ề qu ả n lý, s ử d ụ ng đấ t t ạ i các nông, lâm tr ườ ng (nay là các Công ty nông, lâm nghi ệ p)

Các nông, lâm trường quốc doanh được hình thành từ sau khi hòa bình được lập lại ở Miền Bắc trong những năm 1955 Các nội dung, chính sách cơ bản của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại nông lâm trường qua những giai đoạn sau:

Tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của các nông lâm trường vào giai đoạn 1955-1975 là: khai hoang, phục hóa đất đai, trồng rừng và từng bước phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, lao động tập thể.

Từ năm 1976 đến 1986, tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm đẩy mạnh việc giao đất cho các nông lâm trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh thúc đẩy kinh tế quốc doanh và phổ biến phương thức sản xuất mới theo định hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm thực hiện nhiệm vụ đăng ký, sắp xếp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các nông lâm trường theo Nghị định số 388/1991/HĐBT, đáp ứng yêu cầu công cuộc “đổi mới” - giai đoạn 1987- 2003

Giai đoạn 2004 - 2013, tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm thực hiện nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường theo tinh thần Nghị quyết số 28/NQ-TW.

Từ năm 2014 đến nay, hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp được thực hiện theo Nghị quyết số 30-NQ/TW Pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường đã tương đối đầy đủ, có tính hệ thống; toàn diện, thống nhất, cụ thể và ngày càng được cải thiện; góp phần nhất định trong kết quả sắp xếp, đổi mới về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông lâm trường Đến cuối năm 2014,các công ty nông, lâm nghiệp đã bàn giao về cho địa phương 80.468 ha còn

7.916.366 ha đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên quản lý Theo phương án tổng thể đã phê duyệt thì sau sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp tiếp tục được quản lý, sử dụng 1.858.040 ha Các kết quả thực hiện về sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động đã đạt kết quả khả quan(www.lapphap.vn).

Cơ sở pháp lý của đề tài

- Các văn bản liên quan đến bàn giao diện tích đất của các công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty về tỉnh Phú Thọ quản lý;

- Công văn số 29/BCT-CN ngày 17/01/2018 của Bộ Công Thương về việc bàn giao quỹ đất về tỉnh Phú Thọ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ;

- Công văn số 2645/UBND-KTN ngày 23/6/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị thu hồi diện tích đất của các CTLN trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế;

- Công văn số 2454/BCT-CN ngày 07/4/2020 của Bộ Công thương gửi UBND tỉnh Phú Thọ: “việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”;

- Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ: Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh Phú Thọ về: ” Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

- Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ: Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Phú Thọ;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ: Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 4/4/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch phát triển 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ: Quyết định số 2173/UBND-KT3 ngày11/7/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ: Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND (ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ): “Về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020”;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ: Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ: Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 31/3/1998 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Lâm trường Tam Thắng;

- Quyết định số 583/1993/QĐ-UB ngày 26/04/1993 của UBND tỉnh Vĩnh Phú về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty chè Vĩnh Phú;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ: Quyết định số 69/1997/QĐ-UB ngày 16/01/1997 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đổi tên Công ty chè Vĩnh Phú thành Công ty chè Phú Thọ;

- Quyết định số 243/1981/QĐ/NN ngày 19/8/1981 của UBND tỉnh Vĩnh Phú về việc thành lập nông trường quốc doanh Vạn Thắng;

+ Quyết định số 535/1985/QĐ-TLNT ngày 14/11/1985 của UBND tỉnh Vĩnh Phú về việc thành lập nông trường quốc doanh Ngọc Đồng trực thuộc sở Nông nghiệp Vĩnh Phú;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ: Quyết định số 3085/2005/QĐ-UBND ngày 10/11/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc giao doanh nghiệp Nhà nước: Công ty chè Phú Thọ tập thể người lao động trong doanh nghiệp quản lý và chuyển thành Công ty cổ phần;

- Quyết định số 356/1981/QĐ-UB ngày 25/11/1981 của UBND tỉnh Vĩnh Phú về việc giao đất cho nông trường quốc doanh Yên Sơn;

- Công ty Giấy Việt Nam: Quyết định số 450/QĐ-GVN.HN ngày 14/9/2007 của Tổng công ty Giấy Việt Nam chuyển đổi Lâm trường Sông Thao thành Công ty lâm nghiệp Sông Thao; Lâm trường Tam Thắng thành Công ty lâm nghiệp Tam Thắng vàLâm trường Thanh Hòa thành Công ty lâm nghiệp Thanh Hòa hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1 Tình hình qu ả n lý, s ử d ụ ng đấ t nông lâm nghi ệ p ở m ộ t s ố t ỉ nh thành trên c ả n ướ c

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị khoá IX về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh đã đạt được kết quả quan trọng, song vẫn còn có những mục tiêu chưa đạt được.

Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, cả nước có 256 công ty nông, lâm nghiệp thực hiện sắp xếp, đổi mới Các công ty đã rà soát, xây dựng phương án sử dụng đất đảm bảo phù hợp với hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng địa phương Diện tích đất các công ty giữ lại đã được rà soát, cắm mốc để quản lý, sử dụng hiệu quả; đồng thời thực hiện bàn giao một phần diện tích đất đai cho địa phương để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người có nhu cầu chính đáng trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân ở địa phương.

Theo thống kê, trước khi thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng 2.229.601 ha, gồm: đất nông nghiệp 2.192.787 ha, đất phi nông nghiệp 36.813 ha Theo phương án sử dụng đất tại các văn bản trên, các công ty tiếp tục quản lý, sử dụng 1.868.513 ha, gồm: đất nông nghiệp 1.817.405 ha, đất phi nông nghiệp 7.123 ha, đất chưa sử dụng 33.407 ha; diện tích dự kiến bàn giao về địa phương là 463.088 ha Hiện đã thực hiện bàn giao về địa phương 91.468 ha còn 371.620 ha chưa bàn giao.

Trong quá trình thực hiện, các vấn đề tồn tại trong quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường đã từng bước được cải thiện, giải quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, khiếu nại về đất đai, tạo sự đồng thuận giữa người dân địa phương với doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định, bền vững.

Về cơ chế, chính sách để quản lý đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp tạiNghị định số 118/2014/NĐ-CP đã có các quy định cụ thể Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông lâm trường, Quốc hội khoá XIII tiếp tục ban hành

Nghị quyết số 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện "Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh", đến nay, đề án đã được phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Để tiếp tục giải quyết những tồn tại, yếu kém và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai (bao gồm cả đất đai do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý), trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp rà soát, nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất khi xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2014/NĐ-CP và bám sát quan điểm tại Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Nội dung kiến nghị của cử tri cũng đang được xem xét để bổ sung quy định cho phù hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai (Bộ Tài nguyên & Môi trường, năm 2022).

Tỉnh Sơn La đã thực hiện cắm mốc ranh giới, đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ sử dụng đất trên toàn tỉnh theo Quyết định 571/QĐ-UBND từ ngày 23/3 Hiện nay, các hạng mục công việc đã hoàn tất, và giấy chứng nhận đã được cấp cho các công ty thông qua việc xác định ranh giới các nông, lâm trường So sánh số liệu đất đai năm 2021 với kiểm kê năm 2019 và thống kê năm

2020 có ít biến động, chủ yếu biến động ở đất lâm nghiệp do chuyển đổi trong nội bộ khi xác định ranh giới các loại rừng và cập nhật diễn biến tài nguyên rừng; một phần nhỏ diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang một số loại đất phi nông nghiệp;đất chưa sử dụng biến động chủ yếu cho mục đích lâm nghiệp để khoanh nuôi bảo vệ,trồng mới diện tích rừng và một phần cho mục đích phi nông nghiệp Những năm qua, tỉnh Sơn La đã thực hiện nghiêm thống kê đất đai định kỳ ( Vi Hà, năm 2021)

Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, việc triển khai thi hành Luật được tỉnh Yên Bái nghiêm túc thực hiện, đặc biệt, việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, đất rừng đã mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội Yên Bái có nguồn tài nguyên đất và rừng phong phú hơn 520.000ha, chiếm 75% diện tích đất tự nhiên, độ che phủ rừng lớn trên 63% Trong quá trình triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW Yên Bái ghi nhận sự thành công trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, đất rừng gắn với đất quốc phòng, an ninh.

Tổng diện tích các nông, lâm trường dự kiến bàn giao về địa phương theo Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 là 465.029 ha Sau khi thực hiện bàn giao theo các Nghị quyết trước đó, tổng diện tích bàn giao về địa phương từ trước đến nay đạt 1.086.594 ha Tuy nhiên, có đến 928.548 ha diện tích chưa có phương án (tạm giữ chưa giao), chiếm tới 85% tổng diện tích dự kiến bàn giao.

Để thúc đẩy kinh tế - xã hội, tỉnh Yên Bái tập trung quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp, đất rừng thông qua quy hoạch giao đất, giao rừng, quản lý bảo vệ phát triển rừng Đồng thời, kiểm tra, thanh tra nghiêm ngặt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng Bằng những biện pháp này, tỉnh Yên Bái đã khai thác tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp, đất rừng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của địa phương.

Trên địa bàn tỉnh có 09 đơn vị (do 02 công ty nông lâm nghiệp đã giải thể) được giao trên sổ sách với diện tích là 84.269 ha Sau khi rà soát, có 5.171 ha không xác định được tại thực địa; diện tích các đơn vị dự kiến giữ lại khoảng 59.211 ha; diện tích UBND tỉnh Thái Nguyên đã thu hồi là 10.808 ha đất các nông lâm trường được giao trước đây nhưng không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả để bàn giao cho các địa phương quản lý (trong đó: tại huyện Đồng Hỷ là: 4.706,19 ha; huyện Võ Nhai là: 1.646,32 ha; huyện Đại Từ là: 1.747,77 ha; huyện Phú Lương là: 658,28 ha; thị xã Phổ Yên là: 2.045,7 ha; huyện Phú Bình là: 4,05 ha); diện tích các đơn vị tiếp tục đề nghị bàn giao cho địa phương khoảng 9.079 ha.

Diện tích các công ty nông lâm nghiệp giữ lại là 59.211 ha, trong đó có 53.388 ha đất do 03 Ban Quản lý rừng, 01 Vườn Quốc gia quản lý, sử dụng (đã cấp GCN được 38.581 ha); 5.823 ha do các công ty nông lâm nghiệp đang quản lý sử dụng (đã cấp GCN được 5.186 ha, diện tích còn lại chưa cấp được GCN là 637 ha). Đối với diện tích 5.823 ha do các công ty nông lâm nghiệp có nguồn gốc là các nông lâm trường quốc doanh đang quản lý sử dụng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện việc xác định ranh giới, mốc giới là 3.126,6 ha; còn lại khoảng 2.700 ha chưa xác định được ranh giới, mốc giới.

Qua rà soát, tổng diện tích đất các nông lâm trường bàn giao và dự kiến bàn giao về địa phương là 19.887 ha, trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi 10.808 ha (tại huyện Đồng Hỷ là: 4.706,19 ha; huyện

Võ Nhai là: 1.646,32 ha; huyện Đại Từ là: 1.747,77 ha; huyện Phú Lương là: 658,28 ha; thị xã Phổ Yên là: 2.045,7 ha; huyện Phú Bình là: 4,05 ha) bàn giao cho UBND cấp huyện quản lý; còn lại khoảng 9.079 ha các đơn vị tiếp tục rà soát và bàn giao về địa phương (trong đó: Vườn Quốc gia Tam Đảo dự kiến trả về địa phương là 1.170 ha; Chi nhánh công ty Chè Sông Cầu 1.402 ha; Công ty cổ phần chè Bắc Sơn

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong nhiều năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản lý và sử dụng đất nông lâm trường của các tác giả như:

Khi nghiên cứu về thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình của các tác giả Trần Xuân Miễn và đồng tác giả (2016) đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường, từ những tồn tại qua nghiên cứu nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất các nông lâm trường trong thời gian tới (Trần Xuân Miễn, 2016).

Nghiên cứu “Một số giải pháp hạn chế khiếu nại, tranh chấp đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh” của các tác giả Phan Thị Thanh Huyền (2016), đã phân tích tình hình tranh chấp lấn chiếm đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này (Phan Thị Thanh Huyền, 2016).

Tác giả Phạm Thanh Quế và cs khi nghiên cứu về “ Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình”, đã đưa ra kết luận: Công tác quản lý, sử dụng đất của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình chủ yếu được thực hiện dưới hình thức là tự đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh Nhưng bên cạnh đó, do diện tích đất đai quá lớn, trải rộng trên nhiều địa bàn nên Công ty đã phải dựa vào cộng đồng địa phương thông qua hình thức giao khoán trực tiếp, liên doanh liên kết. (Phạm Thanh Quế và cs, 2015).

Khi đánh giá về thực trạng quản lý sử dụng đất của các Công ty Nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái tác giả Lê Công Tiến đã đưa ra một số giải pháp và kết luận cho nghiên cứu của mình: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất không đúng quy định là: “Việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây cho các nông, lâm trường thiếu chặt chẽ, không cụ thể Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tổ chức bàn giao về địa phương quản lý đối với diện tích đất không còn nhu cầu sử dụng, theo đó cần ưu tiên giao đất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất (Lê Công Tiến, 2019).

Tác giả Nguyễn Huy Tuấn đã kết luận một số vấn đề qua nghiên cứu “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2004 – 2018” như sau: Công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có những chuyển biến tích cực; công tác đo đạc địa chính, hồ sơ địa chính thực hiện đảm bảo chất lượng, có độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trước mắt cũng như lâu dài tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính được chỉnh lý kịp thời; công tác rà soát quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường, các ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện tốt; các thủ tục giao đất,cho thuê đất, thu hồi đất từng bước được đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân; công tác thành tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất được tăng cường; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai đã được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả hơn Qua điều tra đánh giá từ hộ gia đình, cá nhân nơi có đất Công ty nông, lâm nghiệp - có 21 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 42%) tổng số hộ điều tra có diện tích chồng lấn với đất của các công ty nông lâm ngiệp (Nguyễn Huy Tuấn, 2019).

Bài báo của tác giả Nguyễn Văn Bình và cộng sự (2020) đã trích dẫn nghiên cứu” Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, đánh giá tổng hợp từng tiêu chí quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp, các chỉ tiêu có điểm tổng hợp đạt mức khá,trong đó công tác thành lập các bản đồ và quản lý hồ sơ địa chính, đánh giá và định giá đất đạt điểm đánh giá cao nhất với 3,39 điểm Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) trung bình năm cho thấy hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp của thành phố Quy Nhơn đạt ở ngưỡng cao của mức trung bình với BCR từ 1,58 đến 1,74 (Nguyễn Văn Bình và cs, 2020).

Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu

Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý, thực tiễn và tổng quan một số nghiên cứu về vấn đề đất nông lâm nghiệp cho thấy: Việc nghiên cứu Đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện quy trình, cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Các cơ quan đơn vị liên quan trong công tác quản lý đất nông nghiệp, các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và người dân địa phương.

- Phạm vi không gian: Tại 2 Công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện

Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, cụ thể như sau:

+ Công ty TNHH chè Yên Sơn ( thuộc Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ)

+ Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng (thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam)

- Phạm vi thời gian : Từ năm 2018 đến năm 2020

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Th ờ i gian nghiên c ứ u Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trong thời gian 12 tháng: từ tháng 8 năm

Nghiên cứu được tiến hành tại 02 Công ty Nông lâm nghiệp trên địa bàn huyệnThanh Sơn và báo cáo được hoàn thiện tại trường Đại học Nông Lâm - TháiNguyên.

Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Khái quát v ề đ i ề u ki ệ n t ự nhiên, kinh t ế - xã h ộ i huy ệ n Thanh S ơ n, t ỉ nh Phú Th ọ

- Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.2 Hi ệ n tr ạ ng qu ả n lý và s ử d ụ ng đấ t huy ệ n Thanh S ơ n, t ỉ nh Phú Th ọ

-Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Thanh Sơn.

-Hiện trạng sử dụng đất của 2 công ty trên địa bàn huyện.

-Công tác quản lý, sử dụng đất của của 2 công ty trên địa bàn huyện.

2.3.3 Đ ánh giá hi ệ u qu ả công tác qu ả n lý, s ử d ụ ng đấ t nông nghi ệ p thông qua ý ki ế n c ủ a cán b ộ , công nhân viên và ng ườ i dân

- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp thông qua ý kiến của người dân

- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp thông qua ý kiến của cán bộ, công nhân viên các công ty nông lâm nghiệp

2.3.4 Đ ánh giá chung v ề công tác qu ả n lý s ử d ụ ng đấ t nông nghi ệ p trên đị a bàn huy ệ n Thanh S ơ n, t ỉ nh Phú Th ọ

- Hiệu quả về kinh tế

- Hiệu quả về xã hội

- Hiệu quả về môi trường

2.3.5 Nh ữ ng thu ậ n l ợ i, khó kh ă n và đề xu ấ t m ộ t s ố nh ữ ng gi ả i pháp nh ằ m nâng cao hi ệ u qu ả qu ả n lý, s ử d ụ ng đấ t nông lâm tr ườ ng t ạ i đị a ph ươ ng

- Những thuận lợi, khó khăn

- Đề xuất một số giải pháp

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Ph ươ ng pháp thu th ậ p tài li ệ u, s ố li ệ u th ứ c ấ p

- Thu thập tài liệu, số liệu tại Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Phú Thọ, các phòng ban liên quan tại UBND Huyện Thanh Sơn và UBND 11 xã, thị trấn nơi có 2 đơn vị nông lâm trường đang quản lý, sử dụng đất;

- Thu thập các văn bản, tài liệu liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất của ty Lâm nghiệp Tam Thắng ( trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam ), Công ty TNHH Chè Yên Sơn (trực thuộc Công ty Cổ phần chè Phú Thọ).

- Tham khảo các số liệu, tài liệu liên quan đến nghiên cứu từ sách, báo, tạp chí và trên internet.

2.4.2 Ph ươ ng pháp đ i ề u tra thu th ậ p s ố li ệ u s ơ c ấ p

- Chọn phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công nhân viên của 02 công ty nông lâm nghiệp và người dân trên địa bàn 2 công ty có đất sản xuất.

- Phỏng vấn 120 phiếu: bao gồm 03 nhóm:

+ Nhóm 1: 50 phiếu cho cán bộ, công nhân của 02 công ty nông lâm nghiệp. + Nhóm 2: 50 phiếu cho người dân trên địa bàn các xã, thị trấn 02 công ty có đất quản lý, sử dụng.

+ Nhóm 3: 20 phiếu cho lãnh đạo và công chức địa chính các xã, thị trấn.

- Nội dung phỏng vấn: bao gồm các vấn đề liên quan: quá trình sử dụng, quản lý đất nông lâm trường, hiệu quả sử dụng, những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại

2.4.3 Ph ươ ng pháp th ố ng kê, phân tích, t ổ ng h ợ p s ố li ệ u và x ử lý s ố li ệ u đ i ề u tra

- Thống kê các số liệu thu thập được như diện tích, mục đích sử dụng, diện tích giữ lại, diện tích trả lại địa phương, diện tích cấp GCN

- Tổng hợp, phân tích kết quả thu được từ các phiếu điều tra và phỏng vấn.

- Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét.

- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel.

Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thanh Sơn là huyện miền núi thuộc nửa phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt trì 50 km, có tọa độ địa lý từ 20 0 56¢ đến 21 0 15¢ 30" độ vĩ Bắc và từ 105 0 02¢ đến 105 0 20¢ 37" độ kinh Đông Địa giới hành chính của huyện tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc của huyện giáp huyện Tam Nông và Yên Lập của tỉnh Phú Thọ.

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Phía Tây giáp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông huyện Thanh Thủy và huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái, Quốc lộ 70B từ thị trấn Thanh Sơn đi Hòa Bình Huyện có vị trí thuận tiện về giao thông, là đầu mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ xã hội và giao lưu văn hoá trong vùng kinh tế Bắc Bộ (UBND huyện Thanh Sơn, 2021).

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo Địa hình của huyện Thanh Sơn tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và các sông suối, vùng núi cao tập trung chủ yếu ở phía Tây, vùng núi thấp ở giữa, vùng gò đồi tập trung ở phía Đông và những thung lũng chạy dọc theo các con sông, độ cao trung bình từ 500 m – 700 m.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Thanh Sơn

Nhìn chung với địa hình đặc trưng là núi đồi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình, địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên với địa hình như vậy cũng tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng so với các địa phương khác trong tỉnh (UBND huyện Thanh Sơn, 2021).

Thanh Sơn với điều kiện thời tiết tương đồng với các địa phương khác trong toàn tỉnh Khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh Nhiệt độ tính theo trung bình hàng năm dao động khoảng 23°C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm Độ ẩm trung bình tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung, khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng cây trồng cũng như vật nuôi (UBND huyện Thanh Sơn, 2021).

Huyện Thanh Sơn có nhiều sông suối nhỏ, có 02 sông chính chảy qua địa bàn huyện là sông Bứa và sông Đà, nhiều dòng suối lớn nhỏ được bắt nguồn từ các dãy núi, điển hình như suối: Suối Cái (xã Yên Lương), suối Hem (xã Hương Cần), suối Dân (xã Võ Miếu)… là nơi cung cấp nguồn nước mặt dồi dào và điều kiện để xây dựng các công trình thủy lợi quy mô phù hợp, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp (UBND huyện Thanh Sơn, 2021).

Thanh Sơn là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tích 62.110,4 ha, dân số trên 13 vạn người, trong đó 62% là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện có 23 xã thị trấn, với 263 khu dân cư, trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn, 6 xã thuộc diện CT 229, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn Từ đầu năm

Mặc dù huyện Thanh Sơn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 từ năm 2021 đến nay, nhưng huyện vẫn đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ nhờ sự chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Phú Thọ Đảng bộ, chính quyền và người dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực, vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả đó.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ngay từ đầu năm UBND huyện Thanh Sơn đã tập trung triển khai huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã được HĐND huyện thông qua; thời tiết những tháng đầu năm cơ bản thuận lợi cho sản nông nghiệp; các chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được quan tâm thực hiện; xây dựng kết cầu hạ tầng triển khai đồng bộ; tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, an ninh được giữ vững; các lĩnh vực văn hóa - xã hội, cải cách hành chính có bước chuyển biến tích cực (UBND huyện Thanh Sơn, 2021).

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản vẫn còn những khó khăn nhất định như dịch bệnh Covid-19 những tháng đầu năm và tình hình thế giới diễn biến phức tạp, giá cả một số hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhất là giá xăng dầu, sắt, thép… đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân và doanh nghiệp; sản xuất hàng hóa nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng nông sản thiếu ổn định (UBND huyện Thanh Sơn, 2021). Đặc biệt, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh Phú Thọ; sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, UBND huyện đã quyết liệt chủ động linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, trật tự an toàn xã hội; triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, do đó kinh tế - xã hội của huyện trong 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển, an ninh- quốc phòng được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững (UBND huyện Thanh Sơn, 2021).

Cụ thể, kết quả thực hiện khâu đột phá “Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút nguồn lực cho phát triển, trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực, địa bàn có tiềm năng lợi thế" Trong những tháng đầu của năm

2022 huyện đã chủ động huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo bước đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ (UBND huyện Thanh Sơn, 2021). Đánh giá kết quả năm 2021 đồng thời triển khai kế hoạch phối hợp giữa UBND huyện với Uỷ ban tổ quốc huyện và các đoàn thể đến các hội viên, đoàn viên nắm bắt thông tin cùng kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tập trung là công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng (khu nhà ở đô thị Thanh Sơn, dự án khu nhà ở đô thị khu Tân Tiến, thị trấn Thanh Sơn, dự án khu dân cư mới tại trung tâm xã Văn Miếu,Cụm công nghiệp Thục Luyện, Cụm công nghiệp Thắng Sơn…trong đó quyết định thu hồi, phê duyệt phương án bồi thường 5ha/19,6ha khu nhà ở đô thị Thanh Sơn; 10,6ha/19,4ha Cụm công nghiệp Thục Luyện).

Giai đoạn 2021- 2025; các xã, thị trấn sẽ được hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch các dự án dịch vụ thương mại, nghỉ dưỡng, cụ thể: Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn đến năm 2030; Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 đối với dự án Khu phức hợp đô thị nghỉ dưỡng và sân golf hồ Phượng Mao tại các xã Cự Đồng Thắng Sơn, Tất Thắng, huyện Thanh Sơn; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư nông thôn mới, biệt thự nghỉ dưỡng, nông nghiệp kết hợp giáo dục trải nghiệm và sân golf Thanh Sơn…(UBND huyện Thanh Sơn, 2021). Để thực hiện các kế hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, lãnh đạo huyện đã chủ động chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn nhằm phục hồi và phát triển sản xuất gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (UBND huyện Thanh Sơn, 2021).

Bênh cạnh đó, về lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Thanh Sơn các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2021-2022; đảm bảo cung cấp đủ giống, phân bón, nguồn nước cho gieo cấy theo đúng khung lịch thời vụ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng diện tích cây rau, màu các loại;triển khai thực hiện xây dựng mô hình trồng lúa giống mới Đông A1, Thụy Hương

308; lúa Đài Thơm 8; lúa N91tại các xã Địch Quả, Võ Miếu Tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với Xí nghiệp thuỷ nông Thanh Sơn, Hợp tác xã dịch vụ thuỷ lợi chủ động nạo vét kênh mương, tu sửa các công trình thuỷ lợi đảm bảo cấp đủ nước làm đất và tưới dưỡng lúa sau khi cấy Thực hiện kế hoạch diệt chuột tập trung vụ Chiêm xuân tại 23/23 các xã, thị trấn Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, diễn biến thời tiết để kịp thời tham mưu lãnh đạo huyện có các giải pháp đảm bảo an toàn sản xuất (UBND huyện Thanh Sơn, 2021). Đối với những cây trồng lâu năm trên địa bàn huyện như cây chè có tổng diện tích 2.510,19ha/2.500ha đạt 100,4% kế hoạch; diện tích chè cho sản phẩm 2.432,5 ha; diện tích trồng mới, trồng lại 20 ha đạt 100% kế hoạch; cây chè sinh trưởng phát triển tốt Sản lượng chè búp tươi ước đạt 14.912,56 tấn bằng 105,5% so với cùng kỳ. Cây Bưởi cơ bản diện tích bưởi sinh trưởng, phát triển tốt.Tổng diện tích 805 ha, trong đó trồng mới 3,15ha/20ha đạt 16% kế hoạch; diện tích đăng ký bưởi kinh doanh áp dụng GAP 300 ha Cây chuối với tổng diện tích đạt 770 ha Năng suất ước đạt 180 tạ/ha, sản lượng ước đạt 6.512,02 tấn (UBND huyện Thanh Sơn, 2021).

Hiện trạng quản lý sử dụng đất huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.2.1 Hi ệ n tr ạ ng qu ả n lý s ử d ụ ng đấ t c ủ a huy ệ n Thanh S ơ n

Thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ huyện đến cơ sở trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực Đất đai từng bước được quy hoạch, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao; hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai.

3.2.1.1 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Đến nay việc xác định địa giới hành chính của huyện đã ổn định với tổng diện tích 62.110,40 ha Công tác quản lý, lưu trữ và khai thác sử dụng hồ sơ địa giới hành chính trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng.

Bảng 3.1 Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2020

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 62.110,40 100,00

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Phú Thọ) 3.2.1.2 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Thực hiện dự án đo đạc bản đồ địa chính chính quy, trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã triển khai đo đạc 23/23 xã thị trấn; đến nay đã đo đạc bản đồ địa chính chính quy xong trên địa bàn huyện (tỷ lệ bản đồ 1/500 với tổng diện tích đo đạc 29,00 ha; tỷ lệ bản đồ 1/1000 với tổng diện tích đo đạc là 3.414,70 ha; tỷ lệ 1/2000 với tổng diện tích 8.187,82 ha; tỷ lệ bản đồ 1/5000 với tổng diện tích đo đạc là 29.572,99 ha; tỷ lệ 1/10.000 với tổng diện tích 24.574,84 ha).

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp phải thực hiện đúng định kỳ và tuân thủ quy định của Luật Đất đai hiện hành để đảm bảo quá trình sử dụng đất diễn ra hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ huyện Thanh Sơn đã lập ban chỉ đạo kiểm kê cấp huyện, chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn toàn huyện.

Tổng kiểm kê đất đai năm 2019 cấp huyện, cấp xã đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của 23/23 xã, thị trấn và cấp huyện Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn toàn huyện đã được biên tập bằng công nghệ số theo đúng quy định. Đến nay đã xây dựng được bản đồ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thanh Sơn theo đúng quy định và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

3.2.1.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Huyện Thanh Sơn đều lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, UBND huyện Thanh Sơn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, yêu cầu các chủ dự án đầu tư tập trung các nguồn lực thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đảm bảo đúng tiến độ theo quy định; các trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, đều sử dụng đất đúng mục đích vị trí, ranh giới, diện tích và thời hạn sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, nhất là đất các công trình công cộng, đất do các cơ quan nhà nước đang quản lý; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính về đất đai, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

3.2.1.4 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật Tổng số dự án giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ 01/7/2014 đến nay trên địa bàn huyện Thanh Sơn là 109 dự án.

Kết quả thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61 Luật Đất đai), thu hồi đất do vi phạm (Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai), thu hồi đất theo quy định tại Điều 65 Luật Đất đai (Dự án bị kê biên, giải thể, phá sản; dự án hết thời hạn sử dụng đất không được gia hạn; dự án gây ô nhiễm môi trường cần di dời; dự án chấm dứt hoạt động đầu tư; các trường hợp thu hồi đất do thiên tai): Từ 04/7/2014 đến nay, huyện Thanh Sơn không có trường hợp thu hồi đất theo các quy định nêu trên.

Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều

62 Luật Đất đai): Tổng số dự án là 86 dự án, tổng diện tích đất thu hồi là 116,78 ha, gồm: Diện tích đất nông nghiệp là: 109,85 ha; đất phi nông nghiệp là: 6,87 ha; Đất chưa sử dụng là: 0,06 ha.

3 2.1.5 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Công tác đăng ký đất đai: UBND huyện Thanh Sơn đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện kê khai, lập hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu, đăng ký biến động đất đai làm cơ sở để nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giúp nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất, biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địa chính (như tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng,…), làm cơ sở lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đưa ra các định hướng pháp triển kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện có 58.915,14 ha diện tích đã đăng ký đất đai tương ứng với 258,479 thửa, 3.100,80 ha diện tích chưa đăng ký đất đai tương ứng với 13.604 thửa chưa đăng ký đất đai.

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tổng diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Sơn là 42.696,45 ha, tổng số giấy chứng nhận đã cấp là 74.100 giấy chứng nhận, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp là: 28.360 giấy chứng nhận với diện tích 12.687,81 ha.

- Đất lâm nghiệp là: 6.856 giấy chứng nhận với diện tích 27.413,18 ha.

- Đất ở nông thôn là: 25.674 giấy chứng nhận với diện tích 992,65 ha.

- Đất ở đô thị là: 3.590 giấy chứng nhận với diện tích 126,08 ha.

- Đất chuyên dùng là: 617 giấy chứng nhận với diện tích 789,80 ha.

Đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất nông lâm trường thông qua ý kiến của cán bộ và người dân

3.3.1 Đ ánh giá hi ệ u qu ả công tác qu ả n lý, s ử d ụ ng đấ t nông lâm tr ườ ng thông qua ý ki ế n ng ườ i dân

* Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai nông, lâm nghiệp

Bảng 3.10 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và việc tiếp cận các chính sách pháp luật đất đai thông qua ý kiến người dân

STT Cách tiếp cận, tuyên truyền Số phiếu Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2021)

Qua bảng 3.10 cho thấy về cơ bản người dân sinh sống trên địa bàn huyện Thanh Sơn nói chung và các xã có các công ty Nông lâm nghiệp đóng trên địa bàn đã tiếp cận với các chính sách pháp luật về đất đai Việc tiếp cận này tương đối đa dạng với nhiều nguồn khác nhau, nhất là trong thời đại công nghệ số việc tìm hiểu các chính sách pháp luật qua mạng inter net, điều này phản ảnh rõ trên kết quả điều tra với 20/50 phiếu chiếm tỷ lệ 40% số người dân được hỏi Các cách tiếp cận khác có tỷ lệ từ 10- 18% các ý kiến được hỏi. Đối với một huyện miền núi của tỉnh, địa hình phức tạp giao thông còn nhiều khó khăn, tuy nhiên nhờ có nguồn thông tin trên inter net được cập nhật và thuận tiện trong việc tra cứu nên việc nâng cao nhận thức của người dân về chính sách pháp luật đất đai được thường xuyên hơn.

Bảng 3.11 Mức độ quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, cán bộ các nông lâm trường đến quá trình quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp

STT Mức quan tâm Số phiếu Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2021)

Qua bảng 3.11 cho thấy đối với đánh giá của người dân từ việc quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, của cán bộ các công ty nông lâm nghiệp là tương đối lớn 94% Mặc dù vậy, việc quan tâm này chưa được sâu sát và đồng đều, tỷ lệ ít quan tâm vẫn có tỷ lệ lớn với 42% Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng chưa quan tâm với 6% số phiếu được phỏng vấn.

Với địa bàn chủ yếu là đất nông lâm nghiệp, việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của các cấp chính quyền, của các cán bộ thuộc 02 công ty nông lâm nghiệp là chưa đầy đủ và cần tích cực quan tâm,chỉ đạo, giải quyết và sâu sát hơn đối với đất nông lâm nghiệp.

Bảng 3.12 Công tác giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai của các cấp chính quyền

STT Tiến độ giải quyết Số phiếu Tỷ lệ (%)

3 Không quan tâm giải quyết 8 16,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2021)

Những năm qua công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai luôn được trú trọng Tuy nhiên, đối với đất nông lâm nghiệp tình trạng lấn chiếm, tranh chấp… vẫn thường xuyên xảy ra Điều này có cả nguyên nhân chủ quan do công tác quản lý, khai thác chưa thực sự hiệu lực, hiệu quả và có cả nguyên nhân khách quan: Diện tích sử dụng của các công ty lớn, dàn trải trên nhiều xã, phong tục tập quán canh tác….

Kết quả khảo sát ý kiến người dân về tình trạng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai cho thấy tỷ lệ xử lý chậm, chưa triệt để chiếm tới 52,0% Thêm vào đó, có tới 16% ý kiến không quan tâm đến việc giải quyết Những con số này phản ánh tình trạng yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất, thể hiện qua các vấn đề như ngại va chạm, hách dịch, hồ sơ chậm giải quyết gây ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.

* Hiệu quả trong giải quyết việc làm tại địa phương

Bảng 3.13 Hiệu quả trong công tác tạo việc làm tại địa phương

Số TT Hiệu quả về tạo việc làm Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Tạo việc làm ổn định 9 18,0

2 Tạo được ít việc làm, không ổn định 17 34,0

3 Chỉ tạo được việc làm thời vụ 22 44,0

Với đặc điểm là ngành sản xuất nông nghiệp (trồng và chế biến chè, trồng rừng và chế biến các sản phẩm từ cây lâm nghiệp) nên nguồn lao động cần để phục vụ công việc chủ yếu theo thời vụ với 44% số phiếu được hỏi Ngoài những lao động được ký hợp đồng tại các tổ, đội sản xuất và tham gia bảo hiểm xã hội thì nguồn công việc theo thời điểm thu hoạch, khai thác chỉ tạo ít việc làm và cũng không ổn định chiếm 34% số phiếu được hỏi.

Việc canh tác, sản xuất tại địa phương nhưng tạo ra ít việc làm và việc làm không thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực Do trên địa bàn huyện chưa có khu, cụm công nghiệp nào nên đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mặt khác diện tích các công ty nông lâm nghiệp quản lý sử dụng lại lớn, việc tạo ra việc làm ít sẽ dẫn đến những thiếu tư liệu sản xuất và việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai sẽ thường xuyên hơn.

3.3.2 Đ ánh giá hi ệ u qu ả công tác qu ả n lý s ử d ụ ng đấ t nông lâm tr ườ ng thông qua ý ki ế n c ủ a cán b ộ , công nhân viên các công ty nông lâm nghi ệ p

Bảng 3.14 Những khó khăn, trở ngại trong quá trình quản lý sử dụng đất được giao STT Những khó khăn, trở ngại Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Diện tích được giao quá rộng 12 24,0

2 Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm 23 46,0

3 Hồ sơ, bản đồ ranh giới chưa hoàn thiện 3 6,0

4 Việc phối hợp giữa các bên liên quan để 4 8,0 quản lý còn lỏng lẻo

5 Năng lực quản lý còn hạn chế 2 4,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2021)

Số liệu ở bảng trên cho thấy: một trong những vấn đề khó khăn, trở ngại nhất đối với cán bộ của các công ty nông lâm nghiệp với việc quản lý sử dụng đất là tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đối với các chủ sử dụng đất giáp ranh chiếm tới 46% số phiếu được hỏi Bên cạnh đó một số nguyên nhân như diện tích giao rất lớn, cán bộ địa bàn mỏng, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ cũng ảnh hưởng đến quá trình quản lý của các công ty.

Bảng 3.15 Hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp khi đơn vị được nhà nước giao đất nông lâm nghiệp

STT Nội dung phỏng vấn Số phiếu Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2021)

Qua bảng 3.15 cho thấy các ý kiến được hỏi về hiệu quả trong sử dụng đất đối với các công ty chưa tương xứng với phần diện tích được giao cũng như các chính sách ưu tiên của nhà nước trước đây đối với các công ty nông lâm nghiệp (miễn, giảm thuế, các ưu tiên khác ) với 50% ý kiến cho rằng chưa hiệu quả Thực tế hiệu quả canh tác trên 1/ha đất nông lâm nghiệp giữa các hộ dân và các công ty thì các hộ dân có hiệu quả cao hơn nhiều, mức đầu tư ban đầu cũng thấp hơn Điều này càng chứng minh việc còn nhiều hạn chế trong sử dụng đất. Đối với một số vị trí được đầu tư, quản lý tốt nên hiệu quả tương đối cao điều này được thể hiện bởi 36% số phiếu được hỏi cho rằng việc canh tác có hiệu quả Tuy nhiên về tổng thể còn nhiều hạn chế trong quá trình quản lý sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp khi được nhà nước giao đất để sản xuất, kinh doanh.

3.3.3 Đ ánh giá hi ệ u qu ả công tác qu ả n lý s ử d ụ ng đấ t nông lâm tr ườ ng thông qua ý ki ế n cán b ộ đị a ph ươ ng

Công tác quản lý về đất đai của chính quyền địa phương ở cấp cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi ngoài việc am hiểu về phong tục tập quán canh tác, sử dụng đất của người dân địa phương, các cán bộ tại địa phương cũng là những người hiểu rõ về hiện trạng ranh giới mốc giới quản lý sử dụng của các công ty nông lâm nghiệp.

Bảng 3.16 Mức độ phối hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai giữa công ty nông lâm nghiệp và chính quyền địa phương

STT Mức độ phối hợp Số phiếu Tỷ lệ(%)

3 Chỉ phối hợp khi có tranh chấp 11 55,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2021)

Qua bảng 3.16 cho thấy: Việc phối hợp giữa cán bộ của công ty nông, lâm nghiệp với các cấp chính quyền địa phương còn thấp Chủ yếu phối hợp trong công tác giải quyết vụ việc với 55% ý kiến cho thấy khi phát sinh tranh chấp mới có sự phối hợp Ngoài ra còn 10% ý kiến cho rằng ít phối hợp Điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian giải quyết các vụ việc.

Ngoài những tồn tại trong việc phối hợp giữa chính quyền địa phương với đội ngũ cán bộ của các công ty nông lâm nghiệp, còn có những khó khăn trong việc quản lý diện tích đất đã được giao cho các công ty (bảng 3.17) Các thông tin không đầy đủ về ranh giới sử dụng chiếm 30% ý kiến điều tra, điều này do Hệ thống hồ sơ giao đất cho các đơn vị trên nền bản đồ lâm nghiệp tỷ lệ rất nhỏ, hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính trên địa bàn chưa đầy đủ Việc kiểm tra thực tế hiện trạng sử dụng còn thiếu các phương tiện đo đạc, đi lại khó khăn với địa hình phức tạp chiếm 15% ý kiến Ngoài những khó khăn trên thì tỷ lệ người dân giáp ranh hợp tác trong quá trình phát sinh lấn chiếm, tranh chấp có tỷ lệ lớn 25% Điều này phù hợp với thực tế khi phỏng vấn các cán bộ của công ty nông lâm nghiệp.

Bảng 3.17 Những khó khăn trong quá trình quản lý đất nông lâm nghiệp của địa phương

S TT Các khó khăn, vướng mắc Số phiếu Tỷ lệ(%)

2 Thông tin không đầy đủ 6 30,0

3 Hướng dẫn của cấp trên không rõ ràng 3 15,0

5 Thiếu phương tiện vật chất 3 15,0

6 Người sử dụng đất không hợp tác 5 25,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2021)

Đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn huyện

Các công ty nông lâm nghiệp hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước một khoản tài chính đáng kể đồng thời tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động là cán bộ công nhân, ngoài ra còn tạo việc làm cho một bộ phận nhân dân trong khu vực. Đối với công ty TNHH chè Yên Sơn những năm gần đây việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống chè mới có năng xuất và chất lượng cao vào trồng đã đáp ứng được nhu cầu trong nước đồng thời với các sản phẩm từ chè còn phục vụ xuất khẩu Điều này làm tăng hiệu quả về kinh tế cũng như giá trị thương hiệu của ngành chè Phú Thọ nói riêng. Đối với Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng hàng năm đã cung cấp một khối lượng gỗ lớn để làm nguyên liệu giấy cho Nhà máy giấy Bãi Bằng, các cơ sở chế biến gỗ và nhu cầu sử dụng gỗ khác trong, ngoài Tổng công ty Giấy Việt Nam Hàng năm sản xuất cây giống phục vụ cho trồng rừng của Tổng công ty Giấy Việt Nam và cung cấp cây giống lâm nghiệp có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng cao và chuyển giao kỹ thuật trồng rừng thâm canh năng xuất cao cho nhân dân địa phương.

Bảng 3.18 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Chè Yên Sơn giai đoạn từ 2018 - 2020 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Kế hoạch Thực Tỷ lệ % Kế Thực hiện Tỷ lệ % Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % hiện hoạch

(Nguồn: Công ty TNHH chè Yên Sơn năm 2020)

Bảng 3.19 Kết quả kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Tam Thắng giai đoạn từ 2018-2020 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Kế hoạch Thực Tỷ lệ % Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % hiện

(Nguồn:Công ty lâm nghiệp Tam Thắng năm 2020)

Tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần chè Phú Thọ, Tổng công ty Giấy Việt Nam có thu nhập ổn định và thu hút số lao động nhàn rỗi của địa phương tham gia trồng rừng, chăm sóc rừng mùa vụ, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự xã hội.

Thông qua sản xuất kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tác dụng của rừng đối với nền kinh tế chung và cung cấp nguyên liệu gỗ nói riêng, để từ đó có ý thức trong việc bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

Góp phần cải thiện hệ thống đường giao thông nông thôn miền núi; chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp nguồn cây giống có chất lượng để nâng cao năng suất rừng trồng cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế trong huyện nói riêng và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung.

Nâng cao dân trí, thay đổi tập quán canh tác, từng bước chuyển giao kỹ thuật thâm canh sản xuất nông lâm nghiệp tới nhân dân trong địa bàn góp phần nâng cao thu nhập của cán bộ, công nhân viên, thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương.

3.4.3 Hi ệ u qu ả v ề môi tr ườ ng

Nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất Cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước các sông, suối, nguồn nước ngầm Trao đổi khí của cây xanh do hoạt động trồng rừng tạo ra, cây hấp thụ CO 2 và thải ra O 2; tạo môi trường không khí trong lành, giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính bảo vệ tầng ozon, điều hòa khí hậu, chống sa mạc hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cải tạo môi trường đất, tăng độ mùn và độ xốp của đất, hạn chế tình trạng lũ lụt, hạn hán.

Là địa bàn cho hoạt động du lịch sinh thái, văn hóa bản sắc dân tộc ở địa phương Thực hiện tốt kế hoạch trồng, chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, điều hòa sinh thái,góp phần hạn chế tình trạng lũ lụt và hạn hán.

Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông lâm trường tại địa phương

Trong quá trình xây dựng và phát triển các Nông lâm trường trên cả nước trước đây (hiện nay là các công ty Nông - Lâm nghiệp) trên cả nước nói chung và tỉnh Phú

Thọ nói riêng luôn được sự quan tâm của của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương Điều đó được cụ thể bởi việc ban hành các Nghị Quyết, Nghị định, thông tư… của các Bộ, Ngành và các quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở đó các Công ty nông lâm nghiệp đã dần thay đổi phương thức, cách thức hoạt động đi vào hiệu quả tận dụng tối đa diện tích đất được giao để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định tại chỗ góp phần xóa đói giảm nghèo đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực.

Công tác rà soát, cắm mốc ranh giới đo đạc bản đồ địa chính được thực hiện nghiêm chỉnh Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Sơn đã cắm mốc ranh giới và đo đạc bản đồ địa chính các công ty Nông Lâm nghiệp được hoàn thiện Tài liệu này là cơ sở để cấp GCN QSD đất cho các công ty, đồng thời xử lý tình trạng tranh chấp,lấn chiếm, cấp trùng GCN QSD đất.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý đất đai, phương thức canh tác, các giống cây trồng… đã và đang nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất và phát triển kinh tế đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững.

Trong quá trình sử dụng đất đai, các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, cụ thể:

- Đất đai của các công ty nông lâm nghiệp nằm xen kẽ với đất đai của các hộ dân địa phương, không có đường ranh giới vững chắc nên dễ bị xâm lấn công tác quản lý, kiểm tra giám sát của các công ty chưa được chặt chẽ, sự phối hợp giữa các ngành với chính quyền địa phương chưa được thường xuyên.

- Các Nông lâm trường trước đây được thành lập trải qua nhiều thời kỳ; Trong đó, một thời gian dài thực hiện theo cơ chế tập trung, bao cấp, công tác trồng rừng và bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, công tác quản lý đất đai chưa được chặt chẽ nên nhiều diện tích đất bị các hộ nhân dân lấn chiếm để sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng nhà ở;hoặc được sử dụng để xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, những diện tích đất này không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của của các công ty, nên phát sinh nhiều bất hợp lý trong quá trình quản lý, sử dụng đất cũng như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Địa bàn hoạt động rộng, phân tán dẫn đến việc sản xuất kinh doanh, bảo vệ của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn.

- Với việc trình độ canh tác sản xuất nâng lên, nhu cầu về đất sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng cao điều đó tạo áp lực đến việc phân phối quỹ đất sản xuất trên địa bàn huyện.

* Giải pháp về công tác quản lý sử dụng đất đai

- Hoàn thiện hồ sơ cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ địa chính và cấp GCN QSD đất cho các công ty nông lâm nghiệp.

- Làm đường bao và cắm mốc ranh giới giới trên thực địa để quản lý chặt chẽ đất đai và tài sản trên đất của các công ty nông lâm nghiệp Đường bao còn có tác dụng vừa làm đường vận xuất lâm sản, vừa làm đường ranh cản lửa, phòng chống cháy rừng.

- Rà soát và bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng diện tích đất nằm trong quy hoạch của địa phương, diện tích đã cấp trùng, lấn chiếm Phần diện tích được giữ lại sẽ áp dụng nâng cao hệ số sử dụng đất và đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Đối với công ty TNHH chè Yên Sơn cần tập trung chỉ đạo và quản lý sản xuất chè, cây ngắn ngày, ao hồ theo quy trình của Công ty phê duyệt hàng năm: Quy trình chăm sóc, thu hái, bảo quản, vận chuyển chè tươi, quy trình thâm canh cây ngắn ngày, ao hồ.

- Đối với diện tích của Công ty lâm nghiệp Tam Thắng khi khai thác đến đâu trồng rừng ngay đến đó, không để diện tích đất trống, vừa đảm bảo tiến độ và khối lượng nguyên liệu cho chu kỳ tiếp theo, vừa có tác dụng phòng hộ bảo vệ đất đai.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước đặc biệt là Nghị quyết số 30- NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh theo

- Các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đối với các Công ty Nông, lâm nghiệp từ đó xử lý kịp thời, giải quyết dứt điểm các trường hợp lấn chiếm, tranh chấp đất đai, đồng thời kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi những chính sách về công tác quản lý đất nông lâm trường cho phù hợp với điều kiện thực tế.

* Giải pháp về tổ chức và lao động

- Sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, ổn định các đơn vị sản xuất trong các công ty nông lâm nghiệp Giảm đầu mối, giảm chi phí quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp.

- Căn cứ vào kế hoạch khối lượng sản xuất, kế hoạch tài chính hàng năm,các công ty sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm, hàng quý cho các công ty lâm nghiệp triển khai thực hiện Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện ở các đơn vị để có có giải pháp xử lý kịp thời.

Kết luận

- Thanh Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là: 62.110,4 ha, địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch Công tác quản lý đất đai nói chung đặc biệt là đối với đất nông lâm nghiệp ngày càng được quan tâm và quản lý chặt chẽ.

- Tổng diện tích đất của 02 công ty nông lâm nghiệp được nhà nước giao theo các quyết định là: 6.159,0 ha (trong đó Công ty TNHH Chè Yên Sơn được giao

1 460,0 ha, công ty lâm nghiệp Tam Thắng được giao 4.699,0 ha) (diện tích giao tại thực địa là 6.052,25ha giảm 106,75 ha so với diện tích trên các quyết định) Diện tích nhà nước thu hồi là 2.414,4ha Diện tích đất còn lại 02 công ty theo hồ sơ quản lý là

3 744,6 ha (trong đó Công ty TNHH Chè Yên Sơn quản lý 609,0 ha, công ty lâm nghiệp Tam Thắng quản lý 3.135,6ha).

- Diện tích rà soát cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ địa chính các công ty là:

2 072,7ha (trong đó Công ty TNHH Chè Yên Sơn là 368,2 ha, công ty lâm nghiệp Tam Thắng là 1.704,5ha) Diện tích quản lý và sử dụng giảm 2.522,9 ha so với diện tích được giao Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hồ sơ giao đất cũ chưa chặt chẽ, diện tích giao trên giấy tờ nhưng thực tế không đủ diện tích và một phần diện tích giảm do việc quản lý lỏng lẻo qua các thời kỳ dẫn đến tình trạng lấn chiếm, trồng lấn.

- Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả đã đưa ra một đề xuất nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn trong thời gian tới được hiệu quả hơn.

Kiến nghị

- Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ sớm phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn làm cơ sở để các công ty có định hướng phát triển và khai thác quỹ đất được giao có hiệu quả.

- Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ địa chính và cấp GCN QSD đất cho các công ty nông lâm nghiệp.

- UBND huyện Thanh Sơn, UBND cấp xã, thị trấn nơi có đất của Công ty nông, lâm nghiệp cần đẩy mạnh việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật đất đai nói riêng, từ đó thay đổi việc nhận thức và cách tiếp cận pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất của các công ty nông lâm nghiệp.

- Công ty TNHH Chè Yên Sơn, Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng tăng cường công tác quản lý diện tích đất được giao tránh việc tranh chấp, trồng lấn với các chủ sử dụng đất liền kề Áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong công tác trồng, chăm sóc,khai thác và chế biến các sản phẩm từ cây Chè và các cây nguyên liệu giấy nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ, công nhân viên góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững về môi trường.

I Tài liệu tham khảo tiếng việt

1 Bộ Chính trị , Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

2 Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ Luật Dân sự 2015, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3 Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4 Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5 Quốc hội , Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

6 Chính phủ (2018), Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/5/2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh

7 Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai;

8 Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

9 Chính phủ (2014) , Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

10 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày

19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

11 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày

19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính;

12 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày

19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính;

Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

14 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Thông tư số 02/2015/TT- BNNPTNT ngày 27/01/2015 Hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

15 Bộ Tài nguyên và Môi trường(2015), Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày

26/02/2015 Quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp;

16 Nguyễn Văn Bình và CS (2020), Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 2020;

17 HĐND tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 về Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

18 HĐND tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Phú Thọ;

19 Phạm Thanh Quế, Phạm Phương Nam, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Nghĩa Biên

(2015) Quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh

Hòa Bình -nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình Học viện

20 Lê Công Tiến (2019), Thực trạng quản lý sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 – 2017, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên.

21 Nguyễn Huy Tuấn (2019), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn

2004 – 2018, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên. duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch phát triển 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

23 UBND tỉnh Phú Thọ , Quyết định số 2173/UBND-KT3 ngày 11/7/2011 về việc

Sắp xếp đổimớinông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh;

24 UBND tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 Về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011

25 UBND tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 về việc duyệt quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

26 UBND huyện Thanh Sơn (2021), Báo cáo phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

27 Tạp chí tài chính online, Nghiên cứu trao đổi về đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các nông lâm trường giai đoạn 2004 -2014, https://tapchitaichinh.vn.

28 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp ở Tây Nguyên, http://www.monre.gov.vn.

29 TS Lê Hải Đường và cs, Hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường, http://www.lapphap.vn.

30 Vũ Lâm (2019), Tăng cường công tác quản lý đất đai nguồn gốc từ các nông lâm trường quốc doanh, http://www.tnmtthainguyen.gov.vn.

31 Cổng thông tin điện tử Đại biểu nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Khảo sát tình hình quan lý sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn tỉnh, http://dbndhatinh.vn

32 Báo Tài Nguyên và môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/binh-duong- tang-cuong-quan-ly-dat-nong-lam-truong-quoc-doanh-236044.html

33 Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Thọ, Hiện trạng quản lý sử dụng đất sản xuất nông lâm trường trên địa bàn tỉnh, http://tnmtphutho.gov.vn.

34 Sơn Thủy (2022), Huyện Thanh Sơn đạt được nhiều bước đột phá mới trong phát triển kinh tế xã hội, https://thanhson.phutho.gov.vn.

35 Mạnh Hùng (2021), Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, https://tinhuyquangtri.vn.

36 Thùy Dương( 2021), Hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất đo vẽ bản đồ địa chính cho các công ty nông lâm nghiệp, https://baohatinh.vn.

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2020 - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.1. Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2020 (Trang 39)
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Sơn năm 2018,2019,2020 - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Sơn năm 2018,2019,2020 (Trang 43)
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng công ty TNHH Chè Yên Sơn năm 2018 - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng công ty TNHH Chè Yên Sơn năm 2018 (Trang 44)
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng công ty Lâm nghiệp Tam Thắng năm 2018 - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng công ty Lâm nghiệp Tam Thắng năm 2018 (Trang 45)
Bảng 3.3. Diện tích đất quản lý của các công ty Nông lâm nghiệp  trên địa bàn huyện Thanh Sơn - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.3. Diện tích đất quản lý của các công ty Nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn (Trang 46)
Bảng 3.4. Diện tích quản lý, sử dụng của công ty TNHH Chè Yên Sơn - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.4. Diện tích quản lý, sử dụng của công ty TNHH Chè Yên Sơn (Trang 48)
Bảng 3.5. Diện tích đất bàn giao lại cho địa phương quản lý của công ty TNHH Chè Yên Sơn (Xã Yên Sơn) - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.5. Diện tích đất bàn giao lại cho địa phương quản lý của công ty TNHH Chè Yên Sơn (Xã Yên Sơn) (Trang 50)
Bảng 3.6. Diện tích đất bàn giao lại cho địa phương quản lý của công ty lâm Tam Thắng phân theo đơn vị hành chính cấp xã - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.6. Diện tích đất bàn giao lại cho địa phương quản lý của công ty lâm Tam Thắng phân theo đơn vị hành chính cấp xã (Trang 51)
Bảng 3.8. Diện tích đất giữ lại của công ty TNHH Chè Yên Sơn trên địa bàn xã Yên Sơn - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.8. Diện tích đất giữ lại của công ty TNHH Chè Yên Sơn trên địa bàn xã Yên Sơn (Trang 56)
Bảng 3.9. Diện tích đất giữ lại của Công ty lâm nghiệp Tam Thắng phân theo đơn vị hành chính cấp xã - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.9. Diện tích đất giữ lại của Công ty lâm nghiệp Tam Thắng phân theo đơn vị hành chính cấp xã (Trang 57)
Bảng 3.10. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và việc tiếp cận các chính sách pháp luật đất đai thông qua ý kiến người dân - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.10. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và việc tiếp cận các chính sách pháp luật đất đai thông qua ý kiến người dân (Trang 59)
Bảng 3.13. Hiệu quả trong công tác tạo việc làm tại địa phương Số TT Hiệu quả về tạo việc làm Số phiếu Tỷ lệ (%) - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.13. Hiệu quả trong công tác tạo việc làm tại địa phương Số TT Hiệu quả về tạo việc làm Số phiếu Tỷ lệ (%) (Trang 61)
Bảng 3.12. Công tác giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai của các cấp chính quyền - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.12. Công tác giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai của các cấp chính quyền (Trang 61)
Bảng 3.14. Những khó khăn, trở ngại trong quá trình quản lý sử dụng đất được giao STT Những khó khăn, trở ngại Số phiếu Tỷ lệ (%) - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.14. Những khó khăn, trở ngại trong quá trình quản lý sử dụng đất được giao STT Những khó khăn, trở ngại Số phiếu Tỷ lệ (%) (Trang 63)
Bảng 3.15. Hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp khi đơn vị được nhà nước giao đất nông lâm nghiệp - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.15. Hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp khi đơn vị được nhà nước giao đất nông lâm nghiệp (Trang 64)
Bảng 3.16. Mức độ phối hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai giữa công ty nông lâm nghiệp và chính quyền địa phương - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.16. Mức độ phối hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai giữa công ty nông lâm nghiệp và chính quyền địa phương (Trang 65)
Bảng 3.17. Những khó khăn trong quá trình quản lý đất nông lâm nghiệp của địa phương - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.17. Những khó khăn trong quá trình quản lý đất nông lâm nghiệp của địa phương (Trang 66)
Bảng 3.18. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Chè Yên Sơn giai đoạn từ 2018 - 2020 - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.18. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Chè Yên Sơn giai đoạn từ 2018 - 2020 (Trang 67)
Bảng 3.19. Kết quả kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Tam Thắng giai đoạn từ 2018-2020 - (Luận văn) đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ
Bảng 3.19. Kết quả kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Tam Thắng giai đoạn từ 2018-2020 (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w