1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá

68 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA BAT DONG SAN VA KINH TE TAI NGUYEN

ĐÁNH GIA QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT DEN

NAM 2020 TAM NHIN DEN NAM 2030 TREN DIA BAN HUYEN HOANG HOA, TINH THANH HOA

Giáo viên hướng dẫn — : PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Bình

Mã sinh viên : 11170581

Chuyên ngành : Kinh Tế Tài Nguyên 59

Hà Nội, Tháng 11 - 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.” là đề tài nghiên cứu của cá nhân em Các số liệu, kết quả nêu trong bài luận văn này là

hoàn toàn trung thực và thực tiễn.

Em xin cam đoan răng các thông tin trích dẫn trong bài luận văn đều có xuất xứ nguôn gốc cụ thé Việc sử dụng các thông tin này trong quá trình viết luận văn là

hoàn toàn hợp lệ.

Hà Nội ngày thang năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Bình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành khóa luận này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em

xin chân thành cảm ơn tới:

- Cô PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo là người đã hướng dẫn tận tình,trách nhiệm, khoa học và hiệu quả trong suốt quá trình em viết Chuyên đề tốt

- Các quý thầy, cô trong khoa Bất Động Sản & Kinh Tế Tài Nguyên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã giảng dạy, giúp em tiếp thu những kiến thức quý báu về chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên trong thời gian học tập tại trường Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà là còn hành trang quý giá để em có thể vững tin trên con đường sự nghiệp sau này.

- Chú Nguyễn Văn Tiệm - trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cùng các cô chú, anh chị trong Ủy ban Nhân Dân Huyện đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi dé em có thé hoàn thành tốt

trong quá trình thực tập và rèn luyện của mình.

Với những kiến thức bản thân còn hạn chế nên nội dung bài luận văn cũng

không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng các thầy cô trong khoa Bất Động Sản & Kinh Tế Tài Nguyên dé nội dung bài luận văn được

hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô đồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp Đồng kính chúc các cô chú, anh chị trong Ủy ban Nhân Dân Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa luôn dồi dao sức khỏe, đạt được nhiều thành

tích cao quý trong công việc của mình.

Trang 4

1.1 Vai trò, đặc điểm đất đai và sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất 5 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đái cs:55cccccctccxtstrktssrrrrsrrrrsrrrrrek 5 la T1 AA AGI na ốố 7 1.1.3 Sự can thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai 25- 55 5cccccccscccred 8 1.2 Quy hoạch sử dung tài nguyên đất dai ceceecccccccsecsessesssessessesssssesseeseeseeeseess 9 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng AGL ceecescccscscscssscssesesvsvsveveteteseees 9 1.2.2 Căn cứ và nguyên tắc quy NOGCH ceescecceccesssssesessessessessessesseseeseeseesessesessesees Il 1.2.3 Nội dung quy hoạch sử dụng AAt ceccecceccssscesvessessesssessessessesssessessessesssesseesees 12

1.3 Đánh giá quy hoạch sử dụng dat đai ©22-©5¿27+c2cxccxerxsrxrrrrees 13 1.3.1 Khái niệm và vai trò đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai .- 13 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá quy hoạch sử dụng đất đái 5-55 ccccsccsscz 13 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai 5 14 1.4.1 Các nhân tỐ Chit qMAH .- 55-52 S£S£SE‡SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrees 14 1.4.2 Các nhân tố khácÌ qMAH - - 5-52 S2S£‡E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrkrrees 15 CHUONG 2: DANH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT DAI TREN DIA BAN HUYEN HOANG HOA, TINH THANH HOA GIAI DOAN 2011-2020, TAM NHIN 2030 .ssssscssssssssesssseecessssecesssneeesssnneceesssneeeessneesssssneeeessnnecessnneeesseey 16 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 16 PIN) Tin na 16 2.1.2 Các NQUON tài NGUYEN cescccscsssesssessessesssesssessesssesssessusssesssesssessssssesssessssssessses 18 2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hoằng HOG ceescecsesssesssessesssesssessessesssessves 22 2.2 Nội dung, phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 201 1-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 . . :-:-: 24 2.2.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch 24 2.2.2 Phương án quy hoạch sử dụng đất - 55+ St+Ectectererkererrrres 27 2.3 Đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 201 1-2020, tầm nhìn năm 2030 -¿¿22vvc+cvccvverrrrrrtrrrrrrrrrrrer 35 2.3.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng dat 5 năm thời kỳ dau (2011-2015) 35 2.3.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng dat ky dau (2011-2015).38

Trang 5

2.3.3 Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cả 2 kỳ (2011-2020) trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh HHÓA - 5-52 5t+SE+SE+E£+E£E££EeEESEEeEerszreres 43 2.3.4 Đánh giá những mặt được, những tôn tại và nguyên nhân của tôn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 201 1-2020 -. -<~<<+<<+ 51 2.4 Đánh giá chung việc thực hiện quy hoạch sử dung đất giai đoạn 201 1-2020.53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HOÀNG HÓA, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2020, TÂM NHÌN 2030 - 5c c2 1 E1 21911211211011211211 2111111111111 21111111111 11 11H 54

3.2 Giải Phap .sceccecceccesscsseessessesssssessessesssessessessessuessessessecssessessesssssessesseseesseeseess 55

3.3 Kiến Qh cecceccecceccecscsssessessesssessessessesssessessessessuessessecsecssessessesssessessesseessesseesess 58 KET LUAN woo eccescssscssessssssessessvcsvcssessessvcsuessssecsusssessessessussuessessessusssessessecsesaneeseeaes 60 TAI LIEU THAM KHẢO - 2-2 S2 St E2 EE+E+ESEEEESESEEEESEEEEEESEEEEEEEEEErEErkrrrrsree 61

Trang 6

DANH MỤC BANG

Bang 2.1: Cơ cau kinh tế huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2012-2014, ước tính năm

"0n 22

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn

huyện Hoằng Hóa giai đoạn 201 1-2014 và dự kiến kế hoạch 23

J;198i11020n 10117 23

Bảng 2.3: Dự báo về nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hoằng Hóa 2-5625 2 E12 1EEEE211211211711112112111111.11111111111 11x 27 Bảng 2.4: Bình quân quỹ đất cho phát triển công nghiệp tại huyện Hoằng Hóa.32 Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh

HÓa 2 2222 21 1212121212111112121121212111112121121111111111121111212111 111 rêu 35

Bảng 2.7: Hiện trạng và biến động sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 huyện Hoằng

Bang 2.8: Dự báo kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn huyện Hoang Hóa theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa 47

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

UBND: Uy ban nhân dân

CNH-HĐH: Công nghiệp hoá — Hiện đại hoá

THCS: Trung học cơ sở

THPT: Trung học phố thông

Trang 8

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đánh giá quy hoạch sử dung dat.

Nói về nguồn tài nguyên đất đai thì đây chính là nguồn tài nguyên vô cùng đặc biệt, đây là tiềm lực quan trọng trong quá trình thúc đây phát triển nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đang sở hữu nguồn tài nguyên này Đất đai giúp giữ

vững 6n định tình hình chính trị - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và là

thành quả tạo lập cũng như bảo vệ trong hàng nhiều thập ký bởi nhiều thế hệ người dân nói chung và người dân Việt Nam nói riêng Nhưng nguồn tài nguyên đất đai lại là nguồn tài nguyên hữu hạn, chính vì vậy việc quản lý hay cũng như sử dụng nguồn tài nguyên đặc biệt này vào việc phát triển kinh tế - xã hội của

từng địa bản nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung một cách khoa học và đạt

hiệu quả cao là vấn đề hết sức khó khăn đối với chính quyền nhà nước, là điều vô cùng quan trọng và mang một ý nghĩa hết sức to lớn.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ chóng mặt; đồng thời cùng với sức ép về dân số, nhu cầu về đất ở hay đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày càng nhiều Chính vì những lý do đó, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp dé phục vụ với nhu cầu và mục đích sử dụng của con người Vì vậy, van đề ở đây là cần tìm ra được giải pháp hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tính tiết kiệm và bên vững nguồn tài nguyên đất đai không chỉ ở hiện tại mà còn phục vụ cho sự phát triển trong tương lai Do đó, biện pháp quản lý và sử dụng đất một cách có quy hoạch là thích hợp nhất Quy hoạch sử dụng đất có vai trò cũng như chức năng quan trọng dé có thé tô chức và sử dụng tài nguyên đất đai một cách hợp lý

và đạt hiệu quả cao.

Đánh giá về quy hoạch sử dụng đất là hoạt động song song với hoạt động quy hoạch sử dụng đất đai Là hoạt động cần thiết để có một cách nhìn khách quan nhất về tình hình quy hoạch đất đai trên một địa bàn Trong quá trình quy hoạch sẽ có những thiếu sót, vướng mắc, những sai sót về mặt chủ quan cũng như khách quan Việc thực hiện đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai sẽ trả lời những câu hỏi như những thiếu sót vướng mắc ay đến từ đâu, việc thực hiện quy hoạch đã hợp lý hay chưa, thực hiện chỉ tiêu đề ra ban đầu đến thời điểm hiện tại ra sao Dé từ đó đưa ra các quyết định, phương pháp quy hoạch hợp lý hon trên một địa bàn cụ thê.

Tại quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 26/01/2014, Uy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án: “Quy hoạch sử dụng dat đai giai đoạn năm 201

Trang 9

1-2020 trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.” và đã được đưa vào triển khai thực hiện từ năm 2011 cho đến nay Đây chính là căn cứ để Ủy ban nhân dân huyện tiến hành lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng dat hàng năm và có co sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyền mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện nhà, giúp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị theo hướng ngày càng hiện đại hơn, góp phần cải thiện đời

sông của người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai, do bị ảnh hưởng của các yếu tố tác động khách quan và chủ quan như: thiếu nguồn vốn đầu tư; bị tác động của quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa; tăng trưởng kinh tế;

đã làm thay đối nhiều nhu cầu sử dụng đất so với quy hoạch đã được phê duyệt ban đầu Theo đó, các công trình, dự án có nhu cầu thực hiện nhưng lại không

nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt thực hiện nên rất khó khăn đề có thê triển khai và có nhiều công trình, dự án đã có trong quy hoạch nhưng tính đến thời điểm hiện tại lại không thể tiếp tục thực hiện được vì không có tính khả thi, không phù hợp với tính thực tiễn Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thị trường đất đai nói riêng và cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoằng Hóa trong những năm tiếp theo nếu như không có sự can thiệp một cách kịp thời của chính quyền huyện cũng như các phương án đề ra thích hợp và hiệu quả nhất.

Chính vì những nguyên nhân còn tôn tại đó, việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai là việc làm cần thiết để có thể đánh giá rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng dat và tìm ra các nguyên nhân, vướng mắc, những tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện quy hoạch đất đai; từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để nâng cao tính hiệu quả trong quá trình quy hoạch sử dụng đất đai.

Xuất phát từ những nguyên do đó, em chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quy hoạch đất đai và đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai.

- Phân tích và đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 201 1-2020.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 201 1-2020 nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất dai.

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu * Về đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu quy hoạch và đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

* Về phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Thời gian: Tài liệu thu thập trong giai đoạn 2011-2020.

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập số liệu: thực hiện quá trình điều tra, thu thập các số liệu và tài liệu có liên quan đến các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất và các tài liệu hay số liệu khác có liên quan đến đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn nghiên cứu Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn bằng các phương pháp như phỏng van trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện liên lạc đối với những người có chuyên môn, trình độ, hiểu biết liên quan đến những nội dung

nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê: Dựa vào các số liệu, tài liệu thu thập được thong

kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện trong quy hoạch hoặc chưa thực hiện

trong quy hoạch; thống kê diện tích đất được chuyền đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; thống kê đất chưa sử dụng được dùng vào các mục đích Tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng

- Phương pháp so sánh: Dựa vào những số liệu thu thập được, so sánh giữa kết quả đạt được so với chỉ tiêu quy hoạch ban đầu đề ra trong giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn huyện Hoằng Hoá.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp lại các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hoá cùng với những nguyên nhân dẫn đến các công trình, dự án chưa được thực hiện nhằm phục vụ cho việc phân tích và rút ra nhận xét, đánh giá Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoang Hoá, tinh Thanh Hoá.

Trang 11

5 Nội dung nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất và đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai.

Chương 2: Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Chương 3: Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT DAL.

1.1 Vai trò, đặc điểm đất đai va sự cần thiết quy hoạch sử dung dat 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất dai.

Theo cách định nghĩa của tổ chứ FAO tức là tô chức Lương thực và Nông nghiệp liên hiệp Quốc thì: “Dat đai là một tong thé vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thê vật chất đó” Hay hiểu theo một cách khác, đất đai chính là một phạm vi không gian như một vật mang theo những giá trị ý niệm của con người Theo tổ chức này định nghĩa, tức là đất đai sẽ thường gắn với một giá trị kinh tế được biểu hiện qua giá cả khi xuất hiện sự chuyên quyền sở hữu hay còn gọi là chuyên nhượng đất đai Hay có những quan điểm khác lại cho răng tài nguyên đất đai là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế - xã hội của một tông thê vật chất Tức là, tài nguyên đất đai ở đây chính là một phan diện tích của bề mặt Trái Dat (Trích: Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất của TS.Đỗ Thị Lan và TS.D6 Anh Tài).

Từ thời xa xưa, đất đai là một vat thé tự nhiên tổn tại trên bề mặt Trái Dat Nhưng cho đến sau này, khi con người sử dụng đất, dần dần trong quá trình sử

dụng đó làm cho đất mang một giá tri lao động xã hội, và mặc nhiên đất đai trở

thành một thực thể lịch sử - tự nhiên tức là lịch sử có tính tự nhiên Chính vì đặc trưng này của đất đã làm cho đất đai ngày càng thay đổi hơn so với cái ban đầu của nó về mặt giá trị hay cũng như về mặt sử dụng Ngay từ ban đầu đất đai là một vật thé tự nhiên nhưng tính chất, ý nghĩa và tác động của đất đai đối với sự phát triển xã hội loài người ngày càng mang những nét đặc trưng riêng và ngày

một trở thành sản phẩm tổng hợp của sản xuất xã hội Trong quá trình phát triển lịch sử và hình thành của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau Con người dựa vào đất đai để có được nơi sinh

sống và sản sinh ra những cây trồng, nơi chăn nuôi, các hoạt động sản xuất, đất đai chính là nguồn của cải vô tận và quý hiém của con người Giả sử nếu như không có đất đai điều đó có nghĩa là sẽ không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào được diễn ra và mặc nhiên cũng không thê có được sự tồn tại của xã hội loài người cho đến ngày nay Để đánh giá được một quốc gia có giàu có hay không thì nguồn tài nguyên dat đai chính là thước do, là một tài sản cô định dé có thé cho thay được sự hùng mạnh, giàu có của một dat

nước đó Vì vậy, tài nguyên đât đai được ví von như là sự bảo hiêm cho cuộc

Trang 13

sống, bảo hiểm về mặt tài chính, là sự chuyên nhượng của cải vật chất qua các thế hệ và như là nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng khác nhau của mỗi quốc gia trên thế giới nói riêng cũng như đất nước Việt Nam nói chung.

Như vậy, có thé nói tài nguyên đất dai là một tài sản đặc biệt và vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng bậc nhất của xã hội loài người để tạo nên một môi trường sinh sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hóa — xã hội — an ninh quốc phòng Ngày nay, vẫn đang còn tồn đọng những sự tranh chấp về đất đai giữa các quốc gia với nhau và ngày càng gay gắt hơn Điều đấy có thé thay nguồn tài nguyên đất dai này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia và nó không thé xâm phạm.

Đất đai được xem là vật chất cần thiết, quan trọng hàng đầu của một ngành sản xuất dé có thé tổn tai và thực hiện được mọi quá trình trong hoạt động sản xuất Tài nguyên đất chính là cung cấp chỗ đứng, địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành nhưng không phải ngành nào cũng giống nhau mà còn tùy thuộc

vào đặc trưng riêng biệt của mỗi nganh mà đất đai lại mang một vai trò, một

trọng trách khác nhau Ví dụ như trong ngành công nghiệp, đất đai là một nền tang, là cơ sở ban đầu dé có thê tiễn hành những thao tác, những hoạt động kinh doanh ngay từ khi bắt đầu Đối với công nghiệp chế tạo, chế biến và xây dựng; dat đai ở đây sẽ đóng vai trò là cơ sở trung gian, là nền tang, là vị tri dé thực hiện quá trình sản xuất Ở đây quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm không phụ thuộc vào tính chất và độ màu mỡ của đất Trong ngành công nghiệp khai khoáng, đất lại còn là kho tàng cung cấp các vật liệu cho hoạt động khai khoáng, cũng như cung cấp nhiều nguyên liệu quý giá cho con người Nhưng, quá trình sản xuất và chất lượng sản pham làm ra trong ngành công nghiệp này cũng không phụ thuộc vào chất lượng của đất Riêng trong nông nghiệp thì đất có vai trò khác hắn so với các ngành khác, chúng ta có thể nhận ra đất đai chính là một chỗ dựa, là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng Không giống như ngành công nghiệp khai khoáng hay công nghiệp chế tạo, đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là

điều kiện vật chất cần thiết của ngành mà ở đây đất chính là một yếu tố tích cực của sản xuất Quá trình sản xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ

thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào quá trình sinh học tự

nhiên Một ngành nông nghiệp có tăng trưởng kinh tế được hay không chính là phụ thuộc lớn vào những đặc điểm của đất ở những nơi khác nhau Tùy thuộc

vào loại đất như thé nào con người sẽ chọn phương thức sản xuất ở đây dé có thé đạt được hiệu quả cao nhất cho cây trồng cũng như vật nuôi Ví dụ như đất thịt

thích hợp cho da sô các loại cây trông như: các loại cây gia vi, các loại cây thuôc

Trang 14

chữa bệnh, ; đất cát thì lại thích hợp cho việc trồng các loại như: khoai lang, lạc, khoai tây, vig, Vai tro của đất đai chính là rất quan trọng, là tư liệu sản xuất của con người Với sự quan tâm đúng dan trong quản lý và sử dung đất dai sẽ làm cho giá trị của mỗi mảnh đất sẽ không ngừng nâng lên và góp phần đây mạnh phát triển nền kinh tế của quốc gia.

Hiện nay, xét về khía cạnh kinh tế thị trường thì đất đai trở thành một hàng hóa đặc biệt Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt Về vai trò của đất đai đối với xã hội, đất đai chính là địa bàn thực hiện các hoạt động của con người, là không gian sông, môi trường sống xung quanh chúng ta Các Mác đã từng có một câu nói rất hay đề nói lên vai trò quan trọng của đất đai: “Đất đai là tài sản mãi mãi đối với loài người, là điều kiện dé sinh tồn, là điều kiện không thé thiếu được trong các hoạt động sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông - lâm nghiệp.” Bởi lẽ, nếu như không có nguồn tài nguyên đặc biệt này thì có lẽ sẽ không có bất kỳ một ngành sản xuất nào trong cuộc sống, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải hay vật chat dé duy trì cuộc sông và giống noi cho đến ngày nay nếu như không có đất đai Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu ở trên mà hơn hết, đất đai còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị Là đánh dấu chủ quyền của một quốc gia Một quốc gia có “đứng vững” hay không cũng được đánh giá một phần nào đó qua đất đai của chính nước đó đang sở hữu Vì thế, đối với tài sản quý giá ấy, mỗi người dân Việt Nam phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ nó giống như ông cha ta đã dùng cả xương máu đề bảo vệ hơn 4000 năm lịch sử.

1.1.2 Đặc điểm của đất dai.

Đất đai có những đặc điểm như: tính cố định vị trí, không thé di chuyển được Tính có định vị trí sẽ quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và sẽ chịu sự chi phối của các yêu tô tự nhiên cũng như yếu tố môi trường nơi có đất Mặt khác, đất đai lại không giống như những hàng hóa khác, tức là có thể sinh sản qua các quá trình sản xuất, vì thế đất đai không phải là vô hạn Nhưng không vì thế mà giá trị đất đai ở mỗi chỗ đều giống nhau Dễ thấy, đất đai ở khu đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn vùng sâu, vùng xa Đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi và lợi ích lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn thì sẽ có giá trị cao hơn nhiều so với những nơi đất đai có điều kiện kém hơn Một phần nữa là do thị hiéu của con người; con người sẽ muốn sinh sống một nơi tap nap, sung túc hơn về nhiều khía cạnh nên chính vì vậy giá trị đất đai ở những nơi đô thị sẽ thu hút được nhiều người dân hơn, điều này đã vô tình lam tăng giá tri của

đât đai ở các đô thị cao hơn so với các vùng nông thôn hẻo lánh VỊ trí của đât

Trang 15

đai hay điều kiện đất đai tác động rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh, tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty hay một doanh nghiệp Song, bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa quan trọng hơn hết đối với mội quốc gia Đất đai chính là một tài

sản không bị hao mòn theo thời gian và giá trị luôn luôn có xu hướng tăng lên

theo thời gian.

Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng đất đai, chúng ta có thể thấy đất đai

mang tính đa dạng và phong phú Ví dụ như trong nông nghiệp, tính đa dạng

phong phú của đất đai chính là do khả năng thích nghi của các loại cây Dựa vào các khảo sát đất tốt hay xấu dé phân chia từng loại đất dùng vào trồng loại cây gì thì có thể đạt năng suất cây trồng cao và đạt hiệu quả nhất Tài nguyên đất đai còn là tư liệu sản xuất gắn liền với các hoạt động của con người Khi con người có những tác động vào đất dai dé nhằm tạo ra được sản phâm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống thường nhật, vô hình dung chính những tác động này đã làm thay đổi tính chất của dat đai, những tác động đó đã biến đất đai từ một sản phẩm, một món quà của tự nhiên lại thành sản phâm của lao động qua bàn tay của con

Trong nên kinh tế thị trường, đất đai được coi như là một hàng hóa vô cùng đặc biệt vì có thé có được quyền sử dụng, quyên trao đổi mua bán, chuyên nhượng, dần dần trở thành một thị trường đất đai hay còn gọi là thị trường bất động sản Thị trường đất đai này sẽ ít nhiều liên quan đến nhiều thị trường khác và nó gây ảnh hưởng đến nên kinh tế và đời sống dân cư khi thị trường dat đai có những sự biến động trên thị trường.

1.1.3 Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính đặc thù Đã có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất đai từ trước đến nay.

Nhưng, về mặt bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức pháp

lý chuyên biệt cũng như không thuộc vào hình thức kỹ thuật đơn thuần mà quy hoạch sử dụng đất đai chính là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kỹ thuật, tính hiệu quả về kinh tế và mang lại giá trị về mặt pháp lý Sự hoàn thiện của quy

hoạch chính là quan hệ gắn kết với nhau giữa các yếu tố trên Vì vậy, có thé nói

quy hoạch sử dụng đất chính là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và là pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao thông qua việc phân phối lại quỹ đất trong cả nước Tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường Quy hoạch sử dụng đất đai là một việc làm cần thiết và tất yếu của mỗi quốc gia để có thé tái cơ cau lại thị trường, giúp tăng

Trang 16

trưởng nền kinh tế và phát triển hơn về kinh tế - xã hội, an ninh — quốc phòng Quy hoạch sử dụng đất đai có mối liên hệ chặt chẽ đối với các loại hình quy

hoạch khác.

Quy hoạch sử dụng đất đai chính là vấn đề cần quan tâm và phải có một kế hoạch lâu dài đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Nó chính là “mũi tên” của phát trién và tái cơ cau nền kinh tế, phản ánh rõ ràng các ý tưởng về tương lai của các ngành, các cấp một cách cân đối và nhịp nhàng Mặt khác, trong điều kiện đất đai có hạn mà sự gia tăng dân số ngày càng nhiều, nhu cầu về vật chất, văn hóa tinh thần, sinh hoạt ngày càng cao, để quản lý sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đất đai cần phải được quy hoạch và kế

hoạch hóa việc sử dụng theo pháp luật Đây là một trong 7 nội dung quan trọng

đã nêu ở Điều 12-Luật Dat đai 15/07/1993 trong công tác quản lý Nhà nước về đất dai, đảm bảo cho mỗi tac đất được đưa vào sử dụng hợp lý và có hiệu qua kinh tế cao nhằm không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân Việt Nam Vì

vậy, sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất đai chính là một đáp án, một giải pháp tốt nhất trong hàng vạn câu hỏi về quản lý nhà nước Quy hoạch sử dụng đất là phương tiện dé củng có lại và xây dựng nhà nước ngày càng hoàn thiện đồng thời là “bàn đạp” thúc đây phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày thêm giàu

1.2 Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đai.

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng dat.

Theo FAO (1993) có nói: “Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống đánh giá tiềm năng đất và nước, phương án sử dụng đất và các điều kiện kinh tế - xã hội dé lựa chọn và áp dụng phương án sử dụng tốt nhất.”

Theo khoản 2 điều 3 trong bộ Luật đất đai 2013 định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng dat đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng dat của các ngảnh, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính

trong một khoảng thời gian xác định.”

Nói tóm lại, quy hoạch sử dụng dat đai là nền tang quan trọng dé hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa từng loại đất đai vào sử dụng bền vững và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao nhất, phát huy tối đa giá trị của từng loại đất nhất có thé Nó thé hiện hai chức năng quan trọng nhất là điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tô chức sử dụng đất đai Việc lập quy hoạch sử dụng đất có

ý nghĩa to lớn không chỉ cho trước mắt và cả lâu dài Dựa vào đặc điêm tự nhiên,

Trang 17

phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương, quy hoạch sử dụng dat được thực hiện nhằm bé trí sử dụng đất hiệu quả, hợp tình hợp lý Từ đó, xác lập sự ôn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hiệu qua của Nhà nước nhằm tô

chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, giảm thiêu sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyên mục đích sử dụng đất tuỳ tiện, làm giảm sút quỹ đất nông lâm nghiệp một cách nghiêm trọng Ngăn chặn kịp thời các hiện

tượng tiêu cực, tranh chấp, lan chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân băng sinh

thái, gây ô nhiễm môi trường có khả năng dẫn đến những tôn thất hay kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về mặt chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyền dần sang nền kinh tế thị trường.

Về đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất vừa mang những thuộc tính riêng nhưng cũng lại chứa đựng day đủ tính chất chung của các loại hình quy hoạch nói chung Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thé

hiện rõ rệt ở các đặc tính sau:

- Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một cách thức sản xuất của xã hội thé hiện theo 2 mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất) Trong quá trình quy hoạch sử dụng dat, việc nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai — là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế ), cũng như quan hệ giữa người với người (xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất) là điều khó tránh khỏi Quy hoạch sử dụng đất vừa là yếu tô thúc day phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yêu tô thúc day các mỗi quan hệ sản xuất Vi

vậy, nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.

- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng dat biểu hiện chủ

yếu ở hai mặt: đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tao, bảo vé toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng đất của tất cả các loại đất); quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và

đât đai, sản xuât công — nông nghiệp, môi trường sinh thái,

Trang 18

- Tinh dai hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thé biến động dài han của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (như sự thay đôi nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá ), từ đó chính quyền nhà nước xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất, đưa ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử

dụng đất hàng năm và ngắn hạn.

- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Quy hoạch sử dụng đất chỉ dự đoán trước được các xu thé thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử

dụng đất (mang tính tổng thể, không dự đoán được chi tiết của sự thay đổi), vì

vậy nó mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành Do khoảng thời

gian dự báo tương đối dài, trong khoảng thời gian đó có thé chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá quy hoạch sẽ càng mang tính 6n định.

- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng dat thé hiện mạnh mẽ đặc tính chính trị và chính sách xã hội Trong đề xuất xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thé trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nên kinh tế quốc dân, phát triển 6n định kế hoạch kinh tế -xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.

- Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước; theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp chuyền đổi hiện trạng sử dung đất từ loại dat này sang trạng thái sử dụng đất mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định Thế giới ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp dẫn đến việc chỉnh sửa, bố sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là điều tối thiểu thực hiện Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch.

1.2.2 Căn cứ và nguyên tắc quy hoạch.

Căn cứ vào điều 6 của nghị định 68/ND-CP (01/10/2001) của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thì căn cứ của việc quy hoạch sử dụng đất

đai như sau:

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng - Quy hoạch phát triển đô thị.

- Yêu câu bảo vệ môi trường; bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh

Trang 19

12 lam thăng cảnh.

- Hiện trạng quỹ đất và nhu cầu sử dụng đất đai - Tiến bộ khoa học kỹ thuật — công nghệ.

- Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước.

Về nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tông thể, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Được lập từ tổng thê đến chỉ tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dung dat cấp huyện phải thé hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.

- Sử dụng dat tiết kiệm và có hiệu quả.

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng

với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

- Dân chủ và công khai.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương

thực và bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền

quyết định, phê duyệt.

1.2.3 Nội dung quy hoạch sử dụng đất.

Tại điều 40 theo bộ Luật đất đai 2013, nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện bao gồm:

- Dinh hướng sử dụng đất 10 năm;

- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bố trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;

- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vi hành chính cấp xã;

- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất

trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyền mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b,

c, d và e khoản 1 điều 57 của Luật này thi thé hiện chỉ tiết đến từng đơn vị hành chính

câp xã;

- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai.

Trang 20

Theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường, việc lập quy hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện được thực

hiện theo trình tự sau:

- Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;

- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;

- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;

- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;

- Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan; - Thâm định, phê duyệt và công bố công khai.

1.3 Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai.

1.3.1 Khái niệm và vai trò đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai.

Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai là một quá trình xuyên suốt và liên tục từ công tác chuẩn bị, công tác điều tra thu thập, xem xét số liệu, đến quá trình thực hiện quy hoạch cho đến khi dự án hoàn thành Hay theo FAO (1976), đánh giá đất đai được định nghĩa như sau: “Là quá trình so sánh và đối chiếu các tính chất vốn có của quỹ đất cần đánh giá so với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có, đồng thời là quá trình xem xét khả năng thích nghi của đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất khác nhau.”

Nội dung trọng tâm của đánh giá quy hoạch chính là các số liệu, kết quả đưa ra có phù hợp hay không? Và điều đó được dựa trên yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch, sẽ so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra đó Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai trả lời cho chúng ta những câu hỏi như: Chất lượng của quỹ đất trên địa bản nghiên cứu như thế nào? Loại hình sử dụng đất nào được lựa chọn cho mục tiêu đánh giá đất dai?

Mặt khác, đánh giá quy hoạch còn phải đưa ra được những mặt mạnh, mặt yếu, hạn chế của quy hoạch, phải chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm của nó Chỉ rõ những hạn chế là ở điểm nào? Đưa ra những lập luận chính xác, nguyên nhân của hạn chế? Giải pháp khắc phục là như thế nào? Sau cùng là kết luận chung của người thực

hiện đánh giá quy hoạch.

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai.

- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu quy hoạch sử dụng đất đai về: Đất nông nghiệp, Đất phi nông nghiệp và Đất chưa sử dụng So sánh việc thực

hiện các chỉ tiêu về ba loại đất trên ở thời điểm hiện tại so với thời điểm ban đầu

Trang 21

đặt ra chỉ tiêu Từ đó nêu ra kết luận và phương hướng giải pháp để có thể hoàn thiện tốt chỉ tiêu ban đầu đề ra.

- Đánh giá kết quả thực hiện việc chuyên đôi mục đích sử dụng đất: So sánh kết quả thực hiện chuyên đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp giữa các năm trong thời kỳ quy hoạch và so sánh với chỉ tiêu ban đầu dé ra dé có thể rút kinh nghiệm qua từng năm và định hướng thực hiện việc chuyên đổi sử dụng đất

trong những năm tiếp theo.

- Báo cáo kết quả thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích: Quỹ đất chưa sử dụng qua các năm trong thời kỳ quy hoạch đã được đưa vào sử dụng cho những mục đích đã mang tính thiết yếu và hợp lý hay không, định hướng những năm tiếp theo việc thực hiện đưa đất sử dụng cho những mục

đích nảo.

- Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện quy hoạch: Đánh giá một cách chi tiết các nhân tố về con người có tham gia vào quy hoạch sử dụng đất đã thực sự hiệu quả và có đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm trong công tác thực hiện quy hoạch hay chưa; từ đó bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng của những nguồn nhân lực dé việc thực hiện quy hoạch một cách hoàn chỉnh nhất, tránh sai sót trong quá trình quy hoạch sử dụng đất đai.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai 1.4.1 Các nhân tổ chủ quan.

Quy hoạch sử dụng đất đai là một việc làm thiết yếu đối với sự phát triển của một quốc gia Việc quy hoạch đất đai cần được tính toán một cách kỹ lưỡng, thận trọng và phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn quy hoạch Song, trong quá trình thực hiện quy hoạch, có những ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan như về đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch, điều kiện cơ sở vật chất nơi quy hoạch, nguồn vốn đầu tư trong quy hoạch, việc tổ chức điều tra và giám sát quá

trình quy hoạch,

Theo điều tra năm 2005 của Ban Nội chính Trung ương thì tỉ lệ tham nhũng của cơ quan Địa chính nhà đất nằm trong top dẫn đầu Điều này một phần đã nói

lên việc tham những trong quá trình quy hoạch sử dụng đất nói riêng đang là một

van dé đáng quan ngại Van đề này có thé thấy rõ trong các quá trình quy hoạch sử dụng đất trên một địa ban cụ thé Điển hình như có hay không sự “can thiệp” của nhân tố con người trong việc day một số dự án chưa thực sự cần thiết đưa vào triển khai thực hiện trước, và những dự án được coi là cấp thiết trên địa bàn

lại đình tré, tri hoãn hay chậm thực hiện tiễn độ với những ly do chưa thuyết

phục Việc xảy ra tình trạng tham nhũng trong quy hoạch đã gây ảnh hưởng rất

Trang 22

lớn đến kết quả thực hiện chỉ tiêu đề ra ngay từ ban đầu cũng như ảnh hưởng đến người dân khi có quá nhiều dự án “treo” trên địa bàn sinh sống, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng của người dân Đồng thời, làm chậm quá trình quy hoạch gây thiếu hụt về nguồn vốn thực hiện Từ đó, việc đưa ra đánh giá về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn sẽ có sự sai lệch, thiếu sót có thể đưa ra những phương hướng giải pháp thực hiện sai lệch và có khả năng không đạt được chỉ tiêu như ban đầu đề ra Ngoài ra, việc đội ngũ cán bộ ton tại những người thiếu trình độ chuyên môn, kỹ năng dé từ đó đưa ra những đánh giá quy hoạch không chính xác làm khó khăn hơn cho chính quyền trong việc nhìn

nhận một cách tổng quan về quá trình quy hoạch dẫn đến nhiều hệ luy sau này.

Điều kiện cơ sở vật chất cũng như nguồn vốn quy hoạch cũng là một nhân tố chủ quan quan trọng cần phải chú ý Dé thực hiện quy hoạch cũng như quá trình đánh giá quy hoạch tốt nhất, việc đưa những máy móc tối tân vào quá trình thực hiện là việc làm cần thiết Việc đưa ra những con số chính xác phục vụ cho việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi cần có những thiết bị dụng cụ tốt nhất dé tránh tình trạng xảy ra sai sót Nguồn vốn trong quy hoạch ít di khiến cho quá trình thực hiện quy hoạch chậm tiến bộ, việc đánh giá quy hoạch thực hiện qua một năm và đưa ra chỉ tiêu trong năm tiếp theo sẽ bị sai lệch do chậm tiến độ và dẫn đến sự sai lệch trong những năm tiếp theo.

Từ những phân tích trên, ta có thé thấy sức ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình quy hoạch cũng như đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên một địa bàn Khắc phục những nhân tố trên, các cơ quan chính quyền cần phải đưa ra những chính sách hợp lý, những biện pháp ran de, dé quá trình quy hoạch và đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai được

diễn ra một cách khách quan và hiệu quả nhất có thê.

1.4.2 Các nhân tô khách quan.

Ngoài những nhân tố chủ quan, những nhân tố khách quan cũng góp phan ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai Các nhân tố khách quan như: về điều kiện tự nhiên — kinh tế xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch, về nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn, các chính sách về quy hoạch, môi trường kinh doanh, Phụ thuộc vào địa hình, địa mạo, tính chất của từng loại đất khác nhau nên việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng có nhiều trở ngại Điều này đặt ra câu hỏi quy hoạch như thé nào dé có thê tối ưu được những loại

dat ấy và phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của người dân trên địa bàn quy hoạch dé có thé góp phan tăng trưởng kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng - an ninh Tiếp đó, những chính sách về quy hoạch cũng như môi trường sản xuất kinh doanh tại nơi diễn ra quy hoạch cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quy hoạch sử dụng đất đai.

Trang 23

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐÁT ĐAI TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN HOÀNG HÓA, TỈNH THANH HÓA GIAI DOAN 2011-2020, TAM NHIN 2030.

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 2.1.1 Điều kiện tự nhiên.

a Vị trí địa lý.

Huyện Hoằng Hóa năm giáp phía Bắc thành phố Thanh Hóa — Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Thanh Hóa Huyện có địa giới hành chính

như sau:

- Phía Đông giáp với biển Đông.

- Phía Tây giáp với huyện Yên Định và huyện Thiệu Hóa.

- Phía Nam giáp với TP.Thanh Hóa, huyện Quảng Xương và thành phố biển Sam Son.

- Phía Bắc giáp với huyện Hà Trung va giáp với huyện Hậu Lộc.

Nhận thấy, huyện Hoằng Hóa có vi trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu va

phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài Trên địa bàn huyện có Quốc Lộ 1A và đường sắt xuyên Việt - là một trong những trục đường giao thông quan trọng nhất Việt Nam chạy qua giữa huyện Hoằng Hóa từ phía Bắc đến phía Nam dài khoảng 14km Phía Tây, Tây Nam và Nam huyện Hoằng Hóa là con sông Mã với thượng nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc Nằm bên tả ngạn của sông, huyện Hoằng Hóa nối liền với thành phố Thanh Hóa bằng hai cây cầu là Hàm Rồng và Hoàng Long Hoang Hóa là một huyện đồng băng ven biển Thanh Hóa và nằm ở

trung tâm 4 khu công nghiệp lớn của Thanh Hóa đó là: Khu công nghiệp Lễ Môncách 12km, khu công nghiệp Bim Son cách 25km, khu công nghiệp Nghi Sơn

cách 56km, khu công nghiệp Mục Sơn — Lam Son cách 35km.

Qua đó có thể thấy được huyện Hoằng Hóa có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi trong mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa và khoa học bên ngoài Huyện không những có thuận lợi giao thông đường bộ, đường sắt mà cả đường thủy.

b Địa hình, địa mạo.

Huyện Hoằng Hóa được xem là vùng châu thổ được bồi đắp bởi sự bào mòn của nền đất cũ, của hiện tượng biển lùi và của sự lắng đọng phù sa do sông Mã, sông Chu tạo nên Là một huyện đồng bằng ven biển nên địa hình của huyện Hoằng Hóa tương đối bằng phang, song bị chia cắt mạch bởi rất nhiều sông lạch

Trang 24

trên địa bàn Hai con sông lớn là sông Lạch Trường và sông Cung chia huyện

Hoằng Hóa thành ba vùng tự nhiên có địa hình tương đối khác nhau: vùng ven biển, vùng nằm giữa con sông Cung và sông Lạch Trường và vùng ở bên kia phía

Tây con sông Lạch Trường.

Chính vì sự chia cắt địa hình ấy, toàn huyện có thê chia làm 3 vùng có địa hình khác nhau đó là vùng ven biển có địa hình lượn sóng của những dải công cát và những ruộng lúa, vùng đồng bằng đất trũng nằm bên tả ngạn sông Lạch Trường và vùng đồng màu trên địa hình có độ cao lớn hơn và chủ yếu có cấp địa hình rất cao đến vàn thấp Nhìn chung, địa hình huyện Hoang Hóa được thiên nhiên ưu đãi, có núi, có sông và có đồng băng được phù sa của dòng sông Mã và các sông khác ở Thanh Hóa bồi đắp nên Địa hình, dia mạo huyện Hoằng Hóa thé hiện những nét chung của kiến tạo địa hình Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng: nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và ở một trong ba dạng cơ ban là đồng bằng ven biên.

c Khí hậu.

Hoằng Hóa mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của 3 luồng gió chính Gió mùa Đông Bắc thôi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau Gió mùa Tây Nam thôi từ vịnh Bengan tràn qua lục địa luồn qua các dãy núi phía Tây Đặc biệt là day núi Trường Sơn thổi qua Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 19 đến 20 ngày là gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thường gọi là gió Lào Và mùa gió Đông Nam

mát mẻ thôi vào từ biển Thái Bình Dương.

Hoang Hóa là một vùng ven biển nên thường phải chịu sự phá hoại nặng nề của những trận bão lớn gây ra ngập ung trên địa phận toàn huyện Huyện Hoằng Hóa là huyện nằm ở vùng châu thổ của con sông Mã có nhiều con sông cùng đồ về sông Mã trước đó, vì thế vào những ngày mưa bão đồ về thường có nguy cơ gây ra vỡ đê Không những thế, những xã ven biển thường gặp phải những trận gió to, lốc xoáy, nước dâng cao khiến những nhà ở vùng ven gặp

nhiều khó khăn và thiệt hại vào mùa mưa bão.

d Thuy văn.

Về mặt thủy văn, huyện Hoang Hóa có những thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn Bao đời nay, nhân dân trong huyện Hoằng Hóa đã không ngừng hăng say lao động dé khắc phục những khó khăn, một số con sông chính trên địa

bàn huyện như:

- Sông Mã, là con sông quan trọng nhất của huyện, nó chảy ở phía Tây

Trang 25

Nam huyện và là ranh giới của huyện Hoằng Hóa với các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, thành phố Thanh Hóa và huyện Quảng Xương có chiều dài 35,5km, chiều

rộng của con sông hơn 330m và đặc trưng là những bãi cát rộng giữa dòng sông.- Sông Lạch Trường, là con sông lớn thứ 2 chảy qua địa phận huyện

Hoằng Hóa có độ dài 12,9km.

- Sông thứ 3 là sông Cung - nối liền giữa sông Mã và sông Lach Trường Ở con sông này, thủy triều thường dâng lên và dẫn theo nước mặn đồ vào con sông này vì là cầu nối giữa sông Mã và sông Lạch Trường.

Phía Tây Bắc huyện Hoăng Hóa còn có nhiều các con sông nhỏ khác và thường bắt nguồn từ sông Mã và chảy về phía Đông Do nước ở các con sông này là nước ngọt nên đây chính là nguồn cung cấp nước tưới chính cho đồng ruộng trên địa bàn huyện Hoăng Hóa Tổng chiều dài của tất cả các con sông nhỏ khác

này khoảng 46km và có 2 con sông lớn nhất trong nhóm này là sông Tra Giang

và sông Âu.

2.1.2 Các nguồn tài nguyên a Tài nguyên đất dai.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 cho biết, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Hoằng Hóa là 20.380,20 ha Trong đó có:

- Đất nông nghiệp 14.132,38 ha chiếm 69,35%.

- Đất phi nông nghiệp 5.942,22 ha chiếm 29,17% - Dat chưa sử dụng 305,59 ha chiếm 1,48%.

Bên cạnh đó, theo kết quả đánh giá đất, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có tong công 6 nhóm dat chính đó là:

Thứ nhất, nhóm cồn cát và đất cát biển bao gồm có cồn cát trắng vàng và đất cát biển chua Côn cát trắng vàng được phân bổ thành dai hẹp kéo dài từ Hoằng Trường đến Hoang Phụ dọc bờ biên chủ yếu nằm trên cấp địa hình vàn cao Đặc điểm của loại đất này được sử dụng trong trồng rừng chắn đó như: cây phi lao, và làm dat thé cư Còn về đất cát biển chua, tuy không thuộc loại nhóm đất điển hình nhưng lại được phân bố tập trung ở địa hình cao và vàn cao ở các xã: Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Thắng, Hoằng Lưu, Hoằng Thái, Hoằng Hải, Hoằng Trường, Hoằng Thanh và Hoằng Phụ Sự có mặt của loại đất cát biển chua này là do sự bdi đắp của phù sa biển, vì thé thành phần của loại đất cát biển từ trên xuống toàn là cát, càng xuống dưới thì cát càng thô Do hoạt động canh tác của con người nên bề mặt trên của cát biển chua sẽ mịn hơn và thích hợp cho việc trồng các loại cây trồng chịu hạn

như: khoai lang, lạc, đậu, ngô, virng,

Trang 26

Thứ hai, nhóm đất mặn Nhóm đất mặn cũng được chia làm 2 loại là đất mặn nhiều; đất mặn trung bình và ít Về mặt đất mặn nhiều, chủ yếu được phân bố dọc theo ven sông Trường Giang, sông Cung và sông Mã tập trung phân bố ở các xã gần biến như: Hoằng Đạt, Hoằng Yến, Hoang Hà, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Phong, Hoằng Châu, Hoằng Phụ Ở các xã này, do đặc thù của loại đất mặn nên hoạt động sản xuất ở đây đang có xu hướng chuyên sang nuôi trồng thủy sản và trồng cói Về đất mặn trung bình và ít, cũng được phân bố ở một số xã ven biển ké trên, nhóm đất này đã được đưa vào sử dụng cho hoạt động cấy lúa và trồng cói.

Thứ ba, nhóm đất phèn Đặc trưng của nhóm đất này là vừa mặn vừa chua nên bất lợi cho sự phát triển của cây trồng, khiến cho hoạt động nông nghiệp ở

các xã có loại đất này có năng suất thấp, thậm chí một số diện tích còn bị bỏ

hoang Dé khắc phục khó khăn từ loại đất này, chính quyền địa phương phải đưa ra phương án cải tạo mặn và cạo chua bằng các biện pháp thủy lợi và bón vôi,

những nơi còn bỏ hoang hoặc năng suất lúa thấp nên đưa vào nuôi trồng thủy sản để đạt được năng suất cao hơn và tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai này Đất phèn được phân bổ tập trung ở các xã Hoằng Phụ, Hoằng Son, Hoằng

Thứ tu, nhóm đất phù sa Dựa vào đặc tính chua, nhóm đất phù sa được

chia làm 3 loại là: đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa trung tính ít chua điển hình và đất phù sa chua Dat phù sa trung tính ít chua là loại đất trẻ, có độ phì khá, điều này giúp cho người dân dễ canh tác xoay vòng nhiều vụ, tiền đầu tư ít nhưng thu nhập cao Vì là đất trẻ và có độ phì khá và cơ giới nhẹ nên hầu hết được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp Hệ SỐ SỬ dụng đất khoảng 3-5 vụ/năm và được phân bố ở các xã ven sông Mã kéo dài từ Hoằng Khánh xuống đến Cầu Tào ven sông Lach Trường Loại đất phù sa trung tính ít chua điển hình thì lại được phân bé từ tả ngạn sông Trường Giang đến xã Hoằng Khánh và một số xã như Hoằng Minh, Hoăng Phúc Loại đất này được hình thành do sự bồi đắp của các sông nhưng từ khi có đê điều, vùng đất này lại không được tiếp tục bồi đắp phù sa nên tính chất đất đã thay đổi một phần theo mục đích sử dụng của con người Toàn bộ diện tích đất phù sa trung tinh ít chua điển hình chủ yếu được đưa vào sử dụng trồng lúa, hoa mau và cây công nghiệp ngắn này Có nguồn gốc hình thành cũng giống như loại đất phù sa trung tính ít chua điển hình, nhưng đất phù sa chua lại năm ở vị trí thấp hơn và thường xuyên được tưới bang hệ thống nông giang để cấy hai vụ lúa/năm Đất phù sa chua được phân bổ chủ yếu ở các xã Hoằng Quang, Hoằng Thịnh, Hoằng Phong, Hoằng Thăng, Hoằng Lương, Hoằng

Trang 27

20 Quỳ, Hoằng Khê.

Thứ năm, nhóm đất xám Feralit Đặc điểm và thành phần của đất xám Feralit có thành phần cơ giới trung bình hoặc nặng, chua và nghèo chất dinh dưỡng nên loại đất này được sử dụng cho việc trồng rừng và đất trồng đồi núi trọc Đất xám Feralit được hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá phiến sét nên phân bố ở các xã có núi như Hoằng Yến, Hoằng Trường, Hoằng

Thứ sáu, loại đất chính cuối cùng là đất tầng mỏng chua; được phân bố ở các xã Hoăng Khánh, Hoằng Trung và Hoằng Trinh Nguồn gốc hình thành nên loại đất tầng mỏng chua là đất vàng trên đất sét Do hoạt động khai phá rừng của con người nên đất bị trơ trọi, xói mòn mạnh, trong đất lẫn nhiều sỏi đá và không mang nhiều giá trị trong nông nghiệp Để phục hồi cải tạo loại dat này, huyện Hoằng Hóa đã khắc phục bằng cách trồng các cây lâu năm như cây thông, cây

bạch đàn.

Tóm lại, huyện Hoằng Hóa là một huyện có tài nguyên đất phong phú và đa dạng, 6 loại đất chính được phan bố ở các xã là điều kiện thuận lợi dé phát triển Nông — Lâm — Ngư Nghiệp và cũng chính nhờ sự phân bố không đồng đều này đã tạo nên đặc thù riêng về ngành nghề sản xuất của mỗi xã sẽ khác nhau Nhóm đất chiếm diện tích trên địa bàn huyện chiếm đến hon 50% diện tích đất tự nhiên là nhóm đất phù sa Vì vậy, nhóm đất này được huyện Hoăng Hóa đưa vào

trong hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm và các loại cây trồng hàng hóa xuất khẩu, đây cũng chính là nguồn lương thực cung cấp cho toàn huyện.

b Tài nguyÊn nước.

- Về nguồn nước mặt Huyện Hoằng Hóa có sự hiện diện của con sông Mã, chảy vòng quanh phía Tây Nam huyện Hoang Hóa tồi ra biển; cùng với hệ thống sông lạch chăng chịt nối nhau nên lượng mưa trung bình trên địa bàn huyện hang năm đạt tương đối cao 11.744,10 mm/năm Sông Cung được nối liền

giữa sông Lạch Trường và sông Mã nên dòng chạy của con sông này lại phụ

thuộc vào chế độ thủy triều và lượng nước đầu nguồn của sông Mã đồ về nên vì thế nước trên con sông này là nước lợ Còn về phía Tây song song với sông Lach Trường còn có sông Gong chảy qua các xã Hoằng Vinh, thị tran Bút Sơn, Hoằng Phúc, Hoằng Đạo, Hoằng Đạt và Hoằng Hà sau đó nối với sông Cung nên sông

Gong là con sông được người dân xung quanh nó chảy qua dùng cho việc tưới

cho những cánh đồng Nhưng nhìn chung, các con sông lạch thuộc địa bàn huyện cũng đã bị nhiễm mặn ít nhiều, những con sông nhiễm mặn ít thì được dùng cho

việc cung câp nước cho hoạt động và đời sông của người dân huyện Hoăng Hóa.

Trang 28

- Về nguồn nước ngầm: Ngoài những nguồn nước mặt, huyện Hoang Hóa còn có những tầng ngậm nước cũng có khối lượng rất lớn Theo điều tra khảo sát của ngành Địa chất khí tượng thủy văn và đã điều tra tại xã Hoang Khánh thi tầng nước ngầm ở huyện Hoằng Hóa là một vùng giàu nước không đều Việc cung cấp nước sinh hoạt ở nông thôn huyện Hoang Hóa hau như hoàn toàn dựa vào tầng nước ngầm và được người dân khai thác bằng cách đào, khoan giếng Hệ thống nước ngầm trên địa bàn huyện có 2 tầng chủ yếu:

+ Tầng ngậm nước trong các tram tích Pleistocene.

+ Tầng ngậm nước trong các trầm tích dạng Holocene.

c Tài nguyên rừng.

Là một huyện thuộc vùng đồng bằng nên tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hoàn toàn là rừng trồng phòng hộ được trồng bởi các loại cây phi lao, bạch đàn, thông, keo và tập trung ở một số xã có núi như: Hoằng Khánh,

Hoằng Trung, Hoằng Trinh, Hoăng Sơn, Hoằng Yến, Hoằng Trường Một số xã ven biến thì sẽ trồng rừng trên các bãi cát bồi với mục đích chan but cát, sóng, bão, và cải tạo đất Nhờ chủ trương và đường lối đúng đắn của huyện Hoằng Hóa, diện tích đất lâm nghiệp ngày càng tăng do phong trào trồng cây gây rừng

trên địa bàn huyện và đặc biệt hơn diện tích đất rừng trồng được tăng nhanh từ

khi đất lâm nghiệp được chính quyền huyện giao cho các hộ quản lý d Tài nguyên biển.

Với chiều dài đường bờ biển khá dài là 13km, huyện Hoăng Hóa có điều kiện thuận lợi dé phát triển ngành du lịch cũng như đánh bắt thủy hải sản và các ngành xung quanh khác Nhưng cũng chính vì thế, đất ở gần biển đều bị nhiễm

mặn, chua và tương đối kém màu mỡ nên hoạt động nông nghiệp ở các xã ven biển ít đạt được năng suất cao so với các xã trong huyện nhưng thế mạnh của các xã này lại là công nghiệp chế biến, cung cấp thức ăn hải sản, phát triển khu du lịch sinh thái biển, Vùng biển huyện Hoăng Hóa không sâu, chỗ sâu nhất cũng chỉ có 34m và cách xa bờ đến 141km Do đó diện tích bãi triều của tất cả 5 xã ven biển đều rất rộng, khoảng 1.226 ha Đây chính là yếu tố thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng các hải sản nước lợ như: tôm sú, tôm he, cua, Những năm đồ lại đây, sản lượng khai thác thủy hải sản hằng năm đều có chiều

hướng tăng lên Song song với khai thác chế biến thủy hải sản, các khu du lịch biển trên địa bàn huyện Hoằng Hóa ngày càng được xây dựng lên và hoàn thiện

hơn thu hút khách du lịch từ các tỉnh lân cận cũng như du khách nước ngoài, giúp

cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

Trang 29

e Tài nguyên khoáng sản.

Trái với các tài nguyên khác như nước, dat, thì tài nguyên khoáng sản ở huyện Hoằng Hóa được coi là một vùng nghèo khoáng sản Người ta chưa phát

triển những mỏ kim loại với trữ lượng có thé khai thác được trên địa bàn huyện.

Nhưng, theo kết quả thăm dò tại xã Hoằng Trường, ngành địa chất đã phát hiện ra về loại khoáng sản là vật liệu diém hóa Felspat, đồng thời đã phát hiện và khai thác nhiều đá thạch anh được dùng trong công nghiệp gốm sư, thủy tỉnh cũng tại xã Hoằng Trường, Hoằng Yến Titan cũng là một khoáng sản được tìm thấy trên địa bàn huyện Hoằng Hóa và đang bị một số người mua bán đất rừng trồng để

khai thác trái phép là hủy hoại môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Hành

động này cần được đưa ra các giải pháp và biện pháp ngăn chặn kịp thời Các vật liệu chủ yếu được phát hiện và khai thác sử dụng ở huyện Hoằng Hóa cho ngành

xây dựng là:

- Đá vôi để sản xuất xi măng, làm đá rải đường và trong công nghiệp xây

- Đất sét dé sản xuất gạch ngói.

- Cát và sỏi dé làm bê tông và các mục đích khác.

2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hoằng Hóa a Về kinh tế.

Tình hình kinh tế huyện Hoằng Hóa trong giai đoạn 2012-2014 phát triển khá toàn diện về mọi mặt Cụ thé như sau:

- Cơ cấu kinh tế: Cơ cau kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tỷ trọng công nghiệp — xây dựng và dịch vụ có dấu hiệu tăng dần và giảm dan tỷ trọng trong

nông — lâm — thủy sản.

Theo nguồn: Chi cục thống kê huyện Hoang Hóa, tỉnh Thanh Hóa ta có bảng 2.1 về Cơ cấu kinh tế huyện Hoăng Hóa từ năm 2012-2014 và ước tính năm

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2012-2014, ước tính

năm 2015.

(đơn vi: %)

STT Chi tiéu 2012 2013 2014 Ước tính 2015

Nông Lâm- Thuỷ sản 25,7 23,0 21,0 20,02 |Céng nghiệp-Xây dung 45,3 45,5 46,2 46,1

Thuong mai-Dich vu 29,3 31,8 33,1 35,1

(Nguon: Phòng Tài Chính — Kế Hoạch huyện Hoằng Hoa, tinh Thanh Hoa.)

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 14,8 trđ/người và năm 2014

Trang 30

là 17,6 trd/nguoi Dự tính năm 2015 dat 18,6 trd/nguoi.

- Tông sô xã đạt chuân nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện trong giaiđoạn này là 04 xã và dự tính có 05 xã vào năm 2015.

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2011-2014 và dự kiến kế hoạch cho năm 2015.

Đơn vị tính: triệu đồng tk Giai đoạn | Dự kiến KH

STT Nguôn von dau tư

2011-2014 2015

Tổng cộng 7.150.600 8.937.488 1 |V6n ngân sách nha nước 1.016.900 1.266.000

2 |Vốn trái phiêu Chính Phu 62.488 62.488

3 |Vốn tín dụng dau tư phát triên của nhà nước 31.000 31.000 Đâu tư từ nguồn vốn doanh nghiệp, nhà đầu tư

" 6.041.214 7.590.000

4_ |và dân cư.

(Nguôn: Phòng Tài Chính — Kế Hoạch huyện Hoằng Hoa, tinh Thanh Hóa.) Song song với những nổi bật về nền kinh tế là những tồn đọng: Kinh tế tuy có sự tăng trưởng nhưng lại không bền vững; giá trị và sức cạnh tranh hàng hóa trên các thị trường đang còn thấp vì các mô hình sản xuất đang còn thiếu hiệu quả trong các khâu giai đoạn Sự chênh lệch về sản xuất giữa các xã, thị tran không đồng đều vi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dang còn hạn chế tại một số xã Một số địa phương chưa có nhiều giải pháp trong huy động nguồn lực dé xây dựng kết cấu ha tầng nông thôn, nông nghiệp theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

b Về văn hóa — xã hội.

- Văn hóa thông tin, thé dục thé thao và du lịch: Phát triển tương đối tốt, toàn huyện có 89 di tích lịch sử trong đó có 17 di tích lịch sử quốc gia và 72 di tích lịch sử cấp tỉnh Ngoài ra, từ thời xa xưa huyện Hoằng Hóa đã xuất hiện nhiều nhân tài, anh hùng dân tộc, những nhân vật lịch sử xuất chúng như: Trạng Quỳnh, Nhữ Bá Sỹ, Lương Đắc Bằng, Ngoài ra, phát triển du lịch chính là điểm nhấn mạnh của huyện Hoằng Hóa trong thời gian vừa qua va cũng là mục tiêu phát triển chung của những năm tiếp theo Huyện Hoang Hóa đã thành công kêu gọi đầu tư với tong số vốn gần 1.600 tỷ đồng vào khu du lich sinh thái biển

Hải Tiến.

- Về giáo dục và đào tạo: Có thê nói, giáo dục và đảo tạo chính là niềm tự hào của huyện Hoằng Hóa Trên địa bàn huyện có những trường đã đạt tiêu chuẩn trường trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa và đạt chuẩn quốc gia như: THPT

Trang 31

24 Lương Đắc Bằng, THCS Nhữ Bá Si,

- Về y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2014 có 39/43 xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm 93,03%, trong đó có 26 xã đạt chuẩn giai đoạn 2 chiếm 58,2%.

- Về chính sách an sinh xã hội: Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2,5%, hạn chế tối đa hiện tượng tái nghèo Bình quân hằng năm, đào tạo nghề cho 2.500 lao động Nhiều nhà máy được mở ra giúp nhân dân có thêm việc làm, thêm thu nhập; giải quyết việc làm cho 4.500 lao động, xuất khâu lao

động 433 người trong giai đoạn 2012-2014.

2.2 Nội dung, phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2.2.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh té - xã hội trong thời kỳ quy hoạch a Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm: 20,6 1% - Cơ cau nền kinh tế đến năm 2020:

+ Nông — Lâm — Ngư Nghiệp: 20,0%.+ Công nghiệp — Xây dựng: 48,6%.

+ Dịch vụ thương mại: 31,4%.

b Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế.

- Về khu vực kinh tế nông nghiệp: Tiếp tục chuyên dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ yếu là sản xuất lúa giống, các vùng trồng rau sạch, trồng cây ăn quả, trồng hoa — cây cảnh theo đúng quy trình kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa Đồng thời, đây mạnh xây dựng đường giao thông, kênh mương và áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp nham mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích Bên cạnh đó, thực hiện chương trình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo

hướng hàng hóa, chú trọng phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, trâu bò thượng

phẩm và chăn nuôi khác Đồng thời chú trọng phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc để không xảy ra tình trạng bùng phát dịch bệnh lớn trên địa

bàn huyện.

- Về khu vực kinh tế công nghiệp: Thực hiện theo chương trình hành động của Đảng bộ về thực hiện Nghị Quyết Trung Ương 5 về khuyến khích mọi thành phần kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, mở rộng quy mô ngành nghề

Trang 32

sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập hiệp hội sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của các ngành nghề, xây dựng thương hiệu uy tín trong chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đa ngành nghề trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, Đồng thời chú trọng đối mới công nghệ sản xuất và xúc tiến tìm kiếm thị trường thích hợp Có chính sách kêu gọi đầu tư từ bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để có điều kiện thành lập các doanh nghiệp sản xuất, chế biến trên địa bàn, giải quyết tốt

tình trạng lao động chưa có việc làm và tăng thu nhập.

- Về khu vực kinh tế dịch vụ: Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và yêu cầu đời sống của nhân dân, các hộ dich vụ thương mại phải liên doanh, liên kết tổ chức thu mua nông sản thực phẩm và cung cấp đủ hàng hóa phục vụ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp Chú trọng dịch vụ vận tải và dịch vụ đời sống sinh hoạt cho nhân dân, đồng thời trong thời gian tới hình thành khu du lịch dịch vụ thương mại tại khu du lịch biển Hải Tiến, đây mạnh phát triển thương mại khu

vực trung tâm và các cửa hàng dịch vụ tư nhân ở các xã.

c Chỉ tiêu dân só, lao động, việc làm và thu nhập.

Trong những năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện dao động khoảng 1,22%-1,26% Căn cứ vào những thành tựu dat được về công tác kế hoạch hóa gia đình, dự báo tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giai đoạn 2011-2020 6n định ở mức 1,16%/năm Dự báo đến năm 2011-2020 sau khi tách 6 xã theo Quyết định số 05/NQ-CP ngày 28/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ gồm: xã Hoang Anh, xã Hoằng Lý, xã Hoằng Đại, xã Hoang Long, xã Hoang Quang, Tào Xuyên thì quy mô dân số của huyện Hoằng Hóa ước tính khoảng 248.406 người Đồng thời day mạnh công tác dao tạo nghé và hướng nghiệp cho người lao động bang nhiều hình thức dé từng bước nâng cao tay nghề cho người lao động trong các ngành nghè, góp phần tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân lao động.

d Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.

Khu dân cư Bút Sơn được bố trí thành 5 Tiểu khu, phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn huyện Trong thời gian quy hoạch tới, quy hoạch thêm một

số hạng mục trong khu dân cư như đất ở tại các khu phố; trụ sở các tổ chức; các

công trình kỹ thuật được đầu tư nâng cấp, mở rộng Hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước thời gian tới được đầu tư, cải tạo, chỉnh trang gọn gàng, sạch sẽ

đáp ứng nhu câu của nhân dân và đảm bảo vệ sinh môi trường Đông thời, trong

Trang 33

kỳ quy hoạch cần được mở rộng đầu tư chỉnh chu 3 Thị tứ lên đô thị loại V gồm: thị tứ Nghĩa Trang thuộc xã Hoằng Trung, thị tứ Quăng thuộc xã Hoằng Lộc, thị tứ Vực thuộc xã Hoằng Ngọc.

e Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tang kỹ thuật, ha tang xã hội.

- Về tuyến đường giao thông: Trong thời gian tới trên địa bàn huyện cần đầu tư mở rộng nâng cấp các tuyến đường huyết mạch như:

+ Đường quốc lộ 1: Chạy qua dia bàn huyện Hoằng Hóa và được bắt đầu từ xã Hoang Trung giáp với huyện Hậu Lộc di qua các xã Hoằng Kim, Hoằng Quý, Hoằng Phú, Hoằng Lý, Hoằng Anh, Hoang Long và cuối cùng là cầu Hoang Long Đây là trục giao thông quan trọng bậc nhất của huyện Hoang Hóa để giao lưu với bên ngoài và có tổng chiều dài là 13km.

+ Đường quốc lộ 10: Là đường quốc lộ chạy qua một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đi vào các huyện của tinh Thanh Hóa cũng như huyện Hoang Hóa Đến nay, đường quốc lộ 10 vẫn đang trong quá trình xây dựng hoàn chỉnh Tổng chiều dài chạy qua huyện Hoang Hóa khoảng 14km nhưng chưa được xây dựng hoàn thiện.

+ Mạng lưới tỉnh lộ: bao gồm các tuyến đường quan trọng như: Đường 509, đường 510, đường 510B, đường đi Hoằng Trường mới được thi công và một số tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng được mở rộng và nâng cấp đề thuận tiện cho nhân dân đi lại và giao lưu buôn bán với bên

- Về thủy lợi: Huyện Hoằng Hóa có hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh Tuy nhiên, trong thời gian tới cần được nâng cấp các trạm bơm và bê tông hóa các tuyến kênh mương nội đồng để phục vụ tốt hơn cho công tác giữ nước vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, quy hoạch một số mương tiêu thoát nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư mới rộng từ Im-4m, phục vụ nhu cầu của nhân dân và đảm bảo an toàn vệ

sinh môi trường.

- Về giáo dục và đào tạo: Phát triển giáo dục, đảo tạo theo hướng chuẩn

hóa Nâng cao đội ngũ cán bộ giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục Duy trì

và nâng cao chat lượng trường chuẩn quốc gia, trường tiên tiễn cấp tỉnh.

- Về y tế: Bồ sung, hoàn thiện hơn trong việc phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương Đáp ứng đủ mọi yêu cầu công tác

phòng và khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và chủ động tuyên

truyền phòng và chữa bệnh tránh xảy ra dịch lớn dễ lây lan.

Trang 34

2.2.2 Phương án quy hoạch sử dụng đất.

a Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng dat trong kỳ quy hoạch.

Căn cứ vào tiềm năng đất đai, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hoằng Hóa Sau khi điều tra thu thập, xử lý và tong hợp nhu cau sử dung đất của các quy hoạch chỉ tiết Dự báo về nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện VỚI tổng diện tích tự nhiên là 21.989,11 ha:

Bảng 2.3: Dự báo về nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.

Chỉ tiêu A Dién tich (ha)

TONG DIEN TÍCH TỰ NHIÊN

Đắt nông nghiệp Đất trồng lúa

Đất trồng cây hang năm khác Đất trồng cây lâu năm

.3_ |Đất khu công nghiệp 195,62

2.4 |Đất sử dụng cho hoạt động khoáng SKS 7,80 7 |Đất bãi thải, xử lý chất thai

Đất ở tại nông thôn Đất ở tại đô thị

Pat xây dung trụ sở cơ quan Dat cơ sở tôn giáo

(Nguồn: Phòng Tài nguyên — Môi trường huyện Hoang Hóa, tinh Thanh Hoa.) b Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng dat dai cho nhu cầu sử dụng đất dai.

Ngày đăng: 29/04/2024, 11:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN