BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
TEN DE TÀI: ĐÁNH GIA QUY HOẠCH SU DUNG DAT THANH PHO HAI PHONG GIAI DOAN 2011-2015
Sinh viên thực hiện : VU TUẦN VIET
Mã sinh viên : 11154976
Lớp : Kinh Tế Tài Nguyên 57 Giảng Viên Hướng Dẫn : Thạc sĩ Trần Mai Hương
HÀ NỘI - 2020
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô ThS Tran Mai Hương đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình Em xin chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Đắc Nhẫn — Phó Cục trưởng Cục quy hoạch Đất đai đã tạo điều kiện hết sức cho em tai cơ quan thực tập Em cũng xin cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Bắt động sản & Kinh tế tài nguyên — Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ dé em có thé
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em đã vận dụng các kiến thức đã học
cũng như kiến thức trên thực tế Tuy nhiên sẽ còn hạn chế Do đó em mong muốn các thầy cô có thé quan tâm, góp ý cho em dé em có thé hoàn thiện đề tài của mình.
Em xin cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
MỞĐẢU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN QUY HOẠCH DAT DAI 4
1 Một số khái niệm - : +¿©2++t222+vt 2222122 1.2 EEEtttrrrtrirrrirrririee 4 1.1 Khái niệm tài nguyên đất cecccccccccessesscessessessesssessessessesssessessesssssessessessssseeses 4 1.2 Đặc điểm của tài nguyên AAteceecceccccssesssessesssesssesssessssssssssesssssssssecasecssssseesses 5 1.3 Vai trò của tài nguyên đấ 5:55 EEEEEE2112111112 111211 6 2 Sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất - 2 2 ++E+ke£kerxerkerkerxrrkrree 7
2.1 Khái niệm, phân loại quy hoạch sử dung đấtt -s5s+cs+cccscee: 7 2.2 Mục tiêu quy hoạch sử dụng At ceccecceccecessescesssssesessesssssessesessessessessesesesees & 2.3 Vai trò quy hoạch sử dụng AGt cecceccccceccescesesseesessessessesssssessesesseesessesesessesees &
2.4 Yêu cầu, nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất 2-2 csecc+ccscsscseei 8 2.5 Các tiêu chí đánh giá quy hoạch sử dụng đất 55-55ccccccccscceei 9
2.5.1 Đánh giá bản quy hoạch sử dụng dat c.ccccccccscessesssesssesstesseessecseeseens 9 2.5.2 Đánh giá triển khai và thực hiện quy hoạch sử dụng cr 10 2.5.3 Đánh giá tác động của quy hoạch sử dung đất đến phát triển kinh tế xã
00 — 11
2.6 Phuong pháp đánh giá quy hoạch sử dụng AAt cecceccecceceesessesessesseeeseesees 12 3 Quy hoach su dung đất tại một số nước trên Thế I0 15
BD NIG nh 153.2 Liên Bang ÌN@A - c LH vn ng kg ng kg ket 15
3.3 Trung QUOC - c5 SE ÉEEEEEEEEE1111111111.111111211111111111 11k 15 CHƯƠNG II: PHAN TÍCH DIEU KIEN TỰ NHIÊN, KINH TE XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐÉN VIỆC SỬ DỤNG ĐÁT 17
1 Điều kiện tự nhiên tế xã hội của thành phố Hải Phòng ảnh hưởng đến công tác quy hoạch sử dụng đẤt -¿- ¿- ¿+ SE9SE#Ek2EE2EE2EEEE157111112112112111111 11111 c0 17
LD VE tt EIA NYS mAÀỪ 17
1.2 Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài NGUYEN eseececceccsccesceseeseeseeseesesseesesesees 17 1.2.1 Đặc điểm khí hậu oes eecsseeesssseeesseeesssseesssneeessneeessneessnneesssneesssneees 17 1.2.2 Đặc điểm thủy văn - :- 2-5222 +E2EEEEE E2 EEE12112112121 11111 18
1.2.3 Đặc điểm về địa chất, dia hình địa mạoO -¿- ¿sec cxvzzxerxzxerez 19
Trang 41.2.4 Đặc điểm về thổ nhưỡng 2 2 2SEcEE2E2EEEEECEEzEEerxrrkerree 20
1.2.5 Tal NGUYEN c2 ae 221.2.6 Tai i0 0 221.2.7 Tài nguyên khoáng sản -. - + + 13v re 22
1.2.8 Tài nguyên biỀn ¿5-5119 EE1212121712111121121121 211111 23
2 Thực trạng môi trƯỜng - - -c + +13 9119191111111 11 1 T1 ng ng rệt 23
3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hải Phòng 25
3.1 Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng . -5- + 25
3.2 Chuyển dịch cơ cầu Kinh tỂ - + + ©++SE+E++EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkrres 27 3.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh "TER 28 3.3.1 Khu vực kinh tế công nghi@p c.cccccccsscsssesssecssessesssesssecssecsessseessecsseeses 28
3.3.2 Khu vực kinh tế dich VU i.scccscsssesssesssessesssesssesssesssssesssecsusssesssessneeseseses 30 3.3.3 Khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản «+ s+ssssseeseees 30
3.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thÔn - 33 3.4.1 Thực trạng phát triển hệ thống đô tị - 2555 << + seeeeeezzz 33 3.4.2 Thực trạng phát triển khu vực nông thÔn «++ss«+++s++s+ 33 3.5 Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tang bebe eeee eee ă Ẽ 34
3.5.1 Hệ thống giao thông 2¿- +¿©2++2++2EE+2EE2EEEEEEEEEEEErrrrerkrervee 34 3.5.2 Hệ thống thủy lợi -¿- 2¿©2+¿+2++2E+2EE+2EEE2EEEEEEEEErEEkerkrerkrervee 34 3.5.3 Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải - 2 2s s+cs+zszxszxs 35 3.5.4 Hệ thống cấp điện - ¿221 E1 E1 E2 EE21E7111211211211 211111110 35 3.6 Tình hình phát triển xã hội của thành pho Hải Phòng -2 3ó
3.6.1 Van ha, thé an ad 36 3.6.2 Công tác y tế - Chăm sóc sức khỏe nhân dân . - 36 4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 37
AQ HAN NE NI 38 CHUONG III ĐÁNH GIA TINH HÌNH QUAN LY, SỬ DUNG DAT GIAI
DOAN 2011-2015 40
1 Tình hình thực hiện các nội dung quan lý nhà nước về đất đai 40 1.1 Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quan lý, sử dung ÔẰ PS 40
1.2 Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . -s- 55-55: 41
Trang 51.3 Công tác đo đạc bản đ - -c- 55t St ‡ESEEEEEEEEEEE11211212111 11111 xe 42 1.4 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 2- + 5t+S£+E++EE+ES£EeEEeEEerkerssreee 42 2 Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dung đắt - 43 2.1 Hiện trạng sử dụng đất 2013 - + 5+ ©k+Sk‡E‡E2E2EEEEEEEEEerkerkerkerres 43 2.2 Biến động sử dụng dat giai đoạn 2010 — 2015 5-©c©c+c+cssccses 55
Chương IV PHAN TÍCH, ĐÁNH GIA TINH HÌNH THỰC HIEN QUY
HOẠCH, KE HOẠCH SỬ DỤNG DAT 62
1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch -¿- 5z ©++2s++cx+zxx+zxeszsz 62 1.1 Đất nông ngÌhÄỆp 5-5-5 SSStEÉEEEEEEEEE TL EEE2112112111111 E11 nrke 63 1.2 Đất phi nông ng hiỆp) 5-55 St SE EE2EEEEEEEEEEEEEEE112112111211 211.1 ke 65 1.3 Đất chua sử Cnn vescescescescescssessessessessessessessesessesessessessessessesessessessessessesseeees ó8 2 Kết quả đã đạt đƯỢC - ¿St St E1 E1 112112111111111111211211 2111111111 cye 69 3 Những van dé tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kì
"01 70
3.1 Những CON tại - ¿55c SE EEE1212122121E110111112112121 111k 70
3.2 Nguyên n!hÂH TH HH HH kh 71
CHUONG V GIAI PHAP NHAM THUC THIEN THANH CONG CAC CHi TIEU SU DUNG DAT THEO QUY HOACH SU DUNG DAT THANH PHO
HAI PHONG GIAI DOAN 2016-2020 73
1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng trong công tác thực hiện nguy hoạch sử
dụng đất tại tinh Quảng Ninh -¿- 2:22 522EE2EEtEEEEEEESEEEEEeEEverkrsrkrrrrres 73 1.1 Quan diém, IMNUC CEU cG G1111 v1 kg kết 73 1.2 Muc ti6U CU thE nan 73 2 Giải pháp nhằm thực hiện thành công các chỉ tiêu quy hoạch sử dung dat theo quy hoạch sử dung đất từ nay đến năm 2020 2- 2 2+52+E2+E££EeEEeEEerxrrszrs 74 2.1 Giải pháp về chính sách quản lý, sử dụng 25c ccccecerserses 74 2.2 Giải pháp về chính sách Huỗ tO cesccccescescesssssssessessessessessessessesesseeseesesseseessees 74
2.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực -+©-e+cs+ce++ee+esrerecres 75 KET LUẬN VA KIENNGHI 76
TAI LIEU THAM KHAO 77
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỎ BANG BIEU
Bang 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp của các ngành vào tốc độ tăng trưởng
GDP theo các năm giai đoạn 2011-2015 của TP Hai Phòng 26
Bang 2: Cơ cau kinh tế thành phố Hải Phòng - 2-2 2 2+S£+££E+£x+zxzzszsez 28 Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp thành phố Hải Phòng 29
Bảng 4: Tăng trưởng ngành nông, lâm, thuỷ sản - c5 5- + + *++*+ssesseesseess 31 Bang 6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thành phố Hải Phòng - 43
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 phân theo quận huyện - 46
Bang 8: Hiện trạng sử dụng đất nhóm đất nông nghiệp năm 201 5 47
Bang 9: Hiện trạng sử dụng đất nhóm phi nông nghiệp năm 2015 - 49
Bảng 10: Biến động sử dụng đất năm 2015 thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-Pa 55
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết.
Đất dai là tài nguyên quý giá của quốc gia, tư liệu sản xuất đặc biệt không thé
thiếu, không thé thay thé, cơ sở phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế - xã hội, Dat đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng và cố định về không gian, không thể di chuyên theo ý muốn chủ quan của con người Bởi vậy việc sử dụng tốt tài nguyên đất đai nhằm đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề mà mọi địa phương đều quan tâm.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam chương III điều 54 đã xác định “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được
quản lý theo pháp luật”.
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp tạo ra những điều kiện cần
thiết phục vụ quản lý nhà nước về đất đai; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Dat đai năm 2013 (Điều 22) Khoản 1 Điều 13 của luật Đất đai năm 2013 quy định quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai là “Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất” Luật cũng dành toàn bộ chương 4 “quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” để nêu về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành trong công tác xây dựng, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Hải Phòng đã được phê duyệt tại Nghị quyết số
44/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ Đây cũng là cơ sở pháp lý
quan trọng đối với công tác giao đất, chuyên đổi mục đích sử dụng đất cho thuê dat, thu hồi đất cũng như tạo lập các hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và thực hiện công tác theo dõi, giám sát quản lý sử dụng đất, cũng như đưa quản ly đất đai ở địa phương di vào quy củ Quy hoạch dat sử dung với mục dich phân bổ quỹ dat chủ động và hop lí cho việc khắc phục các sai sót trong sử dụng đất
của các lĩnh vực, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hợp lí.
Trang 8Việc lập các bản kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất được tô chức thực hiện với mục tiêu tạo nên sự 6n định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nha nước về đất, trở thành cơ sở dé tiến hành giao đất và cho thuê đất, đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu người dân chính là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức việc sử dụng đất đai, hạn chế việc chồng chéo gây
lãng phi đất đai, tránh tinh trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay thì công tác quy hoạch sử dụng đất trên cả nước và các cấp đã đi vào 6n định nhưng trong quá trình thực hiện quy hoạch, còn tồn tại tình trạng quy hoạch treo, sử dụng đất đai không theo chuẩn mực và quy hoạch Thành phố Hải Phòng cũng vẫn còn nhiều tình trạng như vậy nên tác giả quyết định
lựa chọn đề tài: “ Đánh giá quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hải Phòng trong
giai đoạn 2011-2015” dé chỉ ra một số đề xuất đề thực hiện tốt các chỉ tiêu sử dung
đất từ nay đến hết năm 2020.
2 Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng đất và quy hoạch sử dụng dat của thành phó Hải Phòng cũng như những van đề vướng mắc còn tôn tại.
- Đưa ra đánh giá tác động của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hải Phòng từ đó đề xuất những giải pháp dé sử dụng đất hiệu quả cho khu vực này.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Toàn bộ quỹ đất thành phố Hải Phòng.
+ Thời gian: Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng giai đoạn
4 Phương pháp luận.
- Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp phân tích thống kê, so sánh (hệ số, so sánh tương đối, tuyệt đối,
bình quân, so sánh các thời kỳ) được sử dụng để phân tích đánh giá biến động sử dụng đất đai và tác động của điều chỉnh QH SDĐ đến kinh tế- xã hội- môi trường của thành phố Hải Phòng.
Trang 9- Phương pháp dự đoán, dự báo
Dự đoán dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến SDD, phát triển KTXH của thành phó từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện QH SDD.
- Phương pháp phân tích SWOT
Trang 10CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN QUY
HOẠCH DAT DAI.
1 Một số khái niệm.
1.1 Khái niệm tài nguyên đất.
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư
14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành, đất đai được hiểu như sau: “Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vi trí, diện tích cu thể và có các thuộc tính tương đối 6n định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thé dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tổ tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thé nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động
sản xuất của con người.”
Đất đai được ghép từ 2 từ “đất” và “đai” Từ “đai” hàm ý cho vành đai xung quanh một lô đất hoặc thửa đất đó, thể hiện cụ thể phạm vi ranh giới của đất Đất đai nghĩa chỉ một khu đất, thửa đất cụ thé khác với ý nghĩa chung chung là đất đai là
nơi ở, xây dựng cơ sở vật chat ha tang của con người và thé nhưỡng là thửa đất sử
dụng cho mục đích nông nghiệp.
Về mặt khoa học, đất là một sản phẩm của quá trình địa chất địa mạo, là lớp ngoài cùng của thạch quyền trải qua sự biến đổi tự nhiên dưới tác động của xói mon, phong hóa và sinh vật Các thành phan chính của đất là các khoáng chat, nước, không khí, lớp min từ các sinh vật trong quá trình hình thành và thay đổi của Trái Dat.
Về mặt kinh tế- xã hội, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động va đã gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người xuyên suốt quá trình lịch sử Ngoài ra, đất đai la điều kiện lao động, giữ vai trò trách nhiệm to lớn cho sự hình thành và phát triển của loài người, đóng góp lớn trong việc tạo nên các ngành sản xuất mới.
Trong tất cả các mặt của kinh tế đều có sự xuất hiện và vai trò của đất đai- là địa điểm xây dựng, là nền móng của các thành phố, quận huyện cũng như các công trình kiến trúc, các khu công nghiệp, hạ tầng giao thông và cảng biển Một số ngành công nghiệp, xây dựng chế tạo như luyện kim, khai thác khoáng sản, xi măng đều lay nguyên liệu từ đất đai.
Trang 11Đặc biệt, về mặt tài chính- đầu tư, đất đai được coi như là một nguồn của cải déi dào, là một tài sản cố định có giá trị sinh lời lớn, là tiền đề cho sự giàu có của
một thành phó, của một quốc gia Đất đai còn là một khoản đầu tu, dam bảo về mặt
tài chính cũng như có ý nghĩa tinh thần đối với các thé hệ sau này.
Luật đất đai 1993 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam có ghi rõ:
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng;
Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay;”.
1.2 Đặc điểm của tài nguyên dat.
Trước hết, đặc điểm đầu tiên của đất đai là có tính chất cô định vị trí tuyệt đối, không thé di dời hay di chuyển, tính chất này quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự tác động từ các nhân tố môi trường tại vị trí của đất Mặt khác, ngược lại với các hang hóa khác có khả năng phát triển nhân rộng thông qua
quá trình sản xuất và gần như là vô hạn, đất đai là hữu hạn Tuy nhiên, giá trị kinh tế, giá trị sử dụng của đất đai nam ở các vị trí khác nhau lại đặc biệt không giống nhau Có thé thấy rõ đất đai có vi trị đắc địa ở đô thị lớn có giá trị lớn hơn nhiều hơn so với đất đai có vị trí ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; tại những vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn thiện đồng thời các điều kiện phát triển cao, đất đai tại những nơi đó tạo ra nguồn lực lớn hơn; ngược lại khi cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, điều kiện phát triển kém, giá trị tạo ra từ đất đai sẽ kém hơn rất nhiều Do vậy, tại
các vị trí kém phát triển khi các điều kiện xung quanh trở nên thuận lợi hơn, đất đai khu vực đó sẽ trở nên rất giá trị Kết hợp 2 yếu tố vị trí đất đai đồng thời điều kiện xung quanh đất dai, có thé thay hai yếu tố này có tác động không nhỏ tới việc kinh
doanh sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho một công ty, một khu công nghiệp hay một thành phố, tạo nên lợi ích tổng thé cho một quốc gia Một ví dụ nhãn tiền là lợi thế về biển, đường bo biển dài với nhiều cảng biển nước sâu đã cho nước ta một lợi
thế cạnh tranh rất lớn trong khu vực ASEAN, là con đường, là cửa ngõ trung chuyền của hang hóa từ Trung Quốc và các nước láng giéng không có lợi thế cạnh tranh từ biển như Lao.
Đặc điểm thứ hai của đất đai nằm ở tính phong phú đa dạng, tùy theo mục đích
sử dụng đất đai cũng như vị trí địa lý, khí hậu, các yếu tố khác Đối với đất đai sử
dụng vào mục đích nông nghiệp, khả năng thích nghi và phát triển của cây trồng,
Trang 12của vật nuôi quyết định tính phong phú đa dạng của đất đai Đất đai phục vụ tốt cho mục đích sử dụng này có thể không phù hợp đối với các mục đích sử dụng khác Ví
dụ như đất phèn nhiễm mặt sẽ khó triển khai canh tác lúa nước.
Đặc điểm thứ ba là đất đai một tư liệu sản xuất gan liền với hoạt động của con người Con người tác động trực tiếp hay gián tiếp vào đất đai nhằm thu được sản
phẩm dé phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sông Các tác động này làm thay đổi tính chất sử dụng của đất đai, chuyên đất chưa khai phá thành đất canh tác được hay tùy theo nhu cầu, năng lực để chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác Tắt cả
những tác động đó của loài người thay đổi đất đai thành thành quả lao động của quá trình sản xuất từ một sản phẩm của tự nhiên Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế — xã hội Trong nên kinh tế thị trường, quyền sử dụng đất có thé được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường bat động sản Khi này, đất đai được
coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt Thị trường bất động sản có liên quan trực tiếp đến nhiều thị trường khác trong nên kinh tế, ảnh hưởng tới nền kinh tế của quốc gia mỗi khi thị trường này có biến động.
Đặc điểm cuối cùng của đất đai là đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai Trong quá trình lịch sử con người, từ xa xưa, con người sinh sống, săn bắt và trồng trọt trên đất đai sở hữu chung của cộng dong, là thành quả chiếm được từ những loài khác Theo dòng lịch sử của xã hội loài người, chế độ chiếm hữu và sở hữu dat đai cũng thay đổi dưới nhiều hình thức khác nhau Ngày nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ tại điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dan do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Dat đai được sử dung “1 Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng và đúng mục đích sử dụng 2 Tiết kiệm, có hiệu quả,” trích điều 6 Luật Dat đai 2013.
1.3 Vai trò của tài nguyên đất.
Cùng với vốn và lao động, đất đai là điều kiện vật chất chung nhất phục vụ
cho sự tổn tại của tất cả các nghành sản xuất và hoạt động của xã hội Dat cần cho
công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, du lịch, giao thương vận tại, v.v nhưng tùy
từng đặc thù của ngành, đất đai có vai trò khác nhau Đối với các ngành sản xuất phi nông nghiệp, chức năng của đất đai là cơ sở không gian và vị trí phục vụ quá trình sản xuất Trong quá trình này, các đặc tính của đất như độ phì nhiêu, độ pH hay khí
hậu giữ vai trò thứ yếu Vị trí của đất hay sự phát triển của khu vực xung quanh khu đất nắm vai trò lớn hơn Ngược lai đối với các ngành nông nghiệp, đất là không
Trang 13giản sản xuất canh tác, là yếu tố lớn ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng sản phẩm.
Lúc này, độ phì hay độ pH, khí hậu khu vực đó, chất lượng thảm thực vat lai g1ữ vai
trò quan trọng.
Đối với đời sống con người nói riêng và đời sống sinh vật nói chung, đất đai có vai trò hết sức đặc biệt, là nơi sinh sống cư trú, là nơi duy tri sự song cua con
người và sinh vật Dat đai cùng với các yếu tố tự nhiên gan liền với nó như nước,
không khí và ánh sáng là cơ sở dé phát triển hệ sinh thái, là y
2 Sử dung dat và quy hoạch sử dụng dat
2.1 Khái niệm, phân loại quy hoạch sử dụng đất e Khái niệm quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bồ đất đai cụ thé về số lượng và chất
lượng, vi trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội Nó đảm bảo cho việc sử đụng đất đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thé nhưỡng và từng ngành sản xuất Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hoá đất đai Bởi vì, kế hoạch hoá đất đai chính là việc xác định các biện pháp,
các thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị tran được lập chi tiết gắn với thửa đất được gọi là quy hoạch sử dụng đất chỉ tiết Trong quá trình lập quy hoạch sử đụng đất chỉ tiết, cơ quan tô chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân Kế
hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị tran được lập chi tiết gắn với thửa đất được
gọi là kế hoạch sử dụng đất chỉ tiết.
Điều 4 của Luật Dat dai năm 2013: “ Dat đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền SDĐ cho người SDĐ theo quy định của Luật này” Tại điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định việc quản ly nhà nước về tài nguyên như sau: “Dat đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại điện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Từ đây ta có thé thấy Nhà nước là cơ quan thống nhất quản lý đất đai, bao gồm tổ chức QH và triển khai QH SDĐ.
Tại Khoản 2 điều 3 Luật Dat đai năm 2013: “QH SDD là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian khai thác, sử dụng cho các mục tiêu phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậ trên
cơ sở tiêm năng tài nguyên và nhu câu SDĐ của các ngành, lĩnh vực đôi với từng
Trang 14vùng KTXH và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định QH là quá
trình hình thành các quyết định tạo điều kiện đưa đất đai và sử dụng bền vững để mang lại hiệu quả, lợi ích cao nhất cho xã hội.”
e Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Chúng ta có thê phân loại quy hoạch sử dụng đất theo cấp độ và mục đích sử dụng, tuy nhiên cần đảm bao các yêu cầu và nguyên tắc cụ thé từ cấp trên đến cấp
Theo cấp độ quy hoạch có quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện Phân theo mục đích sử dụng đất có quy hoạch đất nông nghiệp, đất công nghiệp.
2.2 Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ có nhưng mục tiêu co ban đó là phải phân bổ đất đai một cách hợp lý giúp chúng ta SDD khoa học, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao Tạo điều kiện thúc đây KTXH địa phương theo QH tổng thể phát triển KTXH đã được phê duyệt Tạo nề nếp trong công tác quản lý SDĐ và tiền đề để dự báo nhu cầu SDĐ của vùng, của
địa phương trong tương lai.
2.3 Vai trò quy hoạch sử dụng đất
QH SDD giúp cho việc phân bổ, SDD hiệu quả Giúp nhà nước dễ dàng kiểm
soát và tiết kiệm thời gian trong quản lý cũng như tạo khuôn khô pháp lý cho người
Khi chuyên đổi SDD thích hợp sẽ là điều kiện giúp cho KTXH đi lên.
QH SDB tạo thuận lợi cho người dân an tâm làm ăn mở rộng sản xuất, cung
cấp đất cho các hoạt động hạ tầng.
2.4 Yêu cầu, nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất © Yêu cầu:
Cần đáp ứng mục tiêu phát triển KTXH, hiệu quả về KTXH và môi trường, đáp ứng được nhu cầu của con người và bảo vệ môi trường.
Đưa khoa học, kỹ thuật và các giải pháp mới trong công tác QH SDĐ
e Nguyên tắc:
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quôc phòng, an ninh.
Trang 15Được lập từ tông thé đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử
dụng đất của cấp xã
Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với
biến đổi khí hậu.
Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Dân chủ và công khai.
Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
2.5 Các tiêu chí đánh giá quy hoạch sử dụng dat 2.5.1 Đánh giá bản quy hoạch sử dụng đất
Sau khi có bản quy hoạch về tài nguyên đất cấp, cần phải tiến hành xem xét, kiểm tra bản quy hoạch Đây là một tông thể các hoạt động xem xét các nội dung
của bản quy hoạch bao gồm: đánh giá sự phù hợp giữa mục tiêu với các nội dung hay điều kiện thực hiện quy hoạch, giữa các nội dung quy hoạch, đánh giá trong một nội dung (chu chuyên dat), Cụ thé:
¢ Tinh khoa hoc, kỹ thuật: xác định tinh chuẩn xác, xác định sự tin cậy của những thông tin, số liệu và tài liệu đã được sử dụng khi tiến hành thực hiện các
phương án quy hoạch; mức độ xử lý của các mối quan hệ giữa trước mắt và lâu dài, cục bộ và tông thé, giữa tập thé và cá nhân.
* Tinh phù hợp thực tiễn: Bản quy hoạch được xây dựng cần phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội Quy hoạch tông thé kinh tế xã hội thé hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hướng chuyên đổi kinh tế, dự báo dân số trong giai đoạn quy hoạch, nguồn lao động Đánh giá tính phù hợp thực tiễn phải xem xét giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với chỉ tiêu định mức sử dụng đất trong bản quy
hoạch có phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển chung không?
Trang 16Bản quy hoạch cần xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương bao gồm điều kiện tự nhiên như khí hậu, thủy văn, vị trí địa lý, địa hình địa mạo và các nguồn tài nguyên tình hình kinh tế xã hội.
* Tỉnh kha thi: Dựa vào bản quy hoạch sử dụng tài nguyên đất, kế hoạch sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước và giai đoạn đang thực hiện dé đối chiếu đánh giá xem những mục tiêu nảo đã thực hiện được Mục tiêu nào chưa thực hiện được Tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó từ đó có phương án, giải pháp điều _ chỉnh bản quy hoạch phù hợp với thực tiến hơn cho những năm sau đó Đồng thời bản quy hoạch cũng cần chú ý tới mức độ trưng cầu ý kiến của các đối tượng sử dụng đất trong phương án quy hoạch và tập hợp ý kiến của công chúng; mức cân đối giữa trình độ, khả năng đầu tư và các điều kiện đảm bảo cho phương án quy
hoạch thực hiện được; mức độ nhiều, ít về nguồn đất đai dự phòng cho quá trình
thực hiện quy hoạch; tính hợp lý, hiệu quả, tiện ít đối với sản xuất và đời sống dân
sinh của phương án quy hoạch sử dụng tài nguyên đất.
2.5.2 Đánh giá triển khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Đánh giá việc thực hiện quy hoạch là xem bản quy hoạch triển khai trên thực tế thé nào Quá trình tổ chức và tiến hành quy hoạch sử dung tài nguyên đất là quá trình lâu đài, mất nhiều công sức và chỉ phí Việc đánh giá tình hình triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng tai nguyên đất phải xem xét trả lời một số câu hỏi sau: Việc lập quy hoạch có tuân thủ các bước đã định sẵn hay không? Quá trình thực hiện như thế nào? Khó khăn trong quá trình thực hiện là gì? Chất lượng quy hoạch có đảm bảo? Tiến độ quy hoạch có đúng với kế hoạch đã đặt ra không? Hoạt động theo dõi, đánh giá quy hoạch có đúng không? Đã thông qua ý kiến của các chuyên
gia, cán bộ chuyên môn và cộng đồng địa phương chưa?
s Công tác chuẩn bị tô chức thực hiện gồm tổng thé các hoạt động từ tổ chức
nhân sự, chuẩn bị cơ sở vật chất như sô liệu về đặc điểm điêu kiện tự nhiên, nguồn
tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái của huyện, định mức sử dụng tài
nguyên dat, tài liệu về bản đô, chất lượng đất Sau đó tiến hành điều tra khảo sát, xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch tối ưu nhất.
* Tiến độ thực hiện quy hoạch: Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch đến đâu, phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất qua các năm Nắm bắt biến động sử dụng đất, kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài
nguyên đất của kỳ trước; xác định những nhân tố bat hợp lý cần thay đổi trong ky
này Cân tiên hành năm bat một sô yêu câu sau:
10
Trang 17* Xem xét tiềm năng dat về số lượng cũng như chất lượng, vị trí phân bố, mức độ tập trung và các vẫn đề liên quan đến địa tô tương đối và địa tô tuyệt đối.
* Phân tích đánh giá tình hình quan ly đất đai, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất.
* Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc đánh giá phân hạng đất đai, lập ban đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
* Đánh giá việc giao dat, cho thuê dat, thu hồi và chuyên t6 đích sử dụng dat, các thủ tục hành chính liên quan đến tài nguyên dat.
* Quản lý và phát trién thị trường đất thuộc thị trường bat động sản.
+ Kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật đất đai.
* Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất: hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng Giám sát là việc đối chiếu hoạt động thực tiễn với bản quy hoạch ban đầu, kiểm tra là việc trực tiếp hoặc gián tiếp xem xét các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy hoạch Khi
phát hiện sai sót kip thời tiễn hành xử lý đảm bảo thực hiện đúng với dự kiến ban đầu, góp phần giảm thiểu hậu quả vẻ kinh tế, xã hội, môi trường.
* Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại trong quá trình thực hiện: sau khi kỳ quy hoạch kết thúc cần tiến hành đánh giá nhằm tìm ra những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở trong khi thực hiện quy hoạch và các giải pháp dé khắc phục hạn chế đó rút kinh nghiệm cho kỳ quy hoạch tiếp theo.
2.5.3 Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội Đánh giá tác động của quy hoạch đến phát triển kinh tế, xã hội là việc xem -xét nêu thực hiện được bản quy hoạch này nó mang lại lợi ích gì, gây những tổn thất
gì? Cần so sánh, phân tích các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường từ đó xác định được mức độ hợp lý, hiệu quả của quy hoạch sử dụng tài nguyên đất
* Tác động kinh tế: Khi thực hiện quy hoạch sử dung tài nguyên đất có những tác động như thế nào đến kinh tế địa phương Sự thay đổi điều chỉnh các diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp như đất sản xuất kinh doanh, đất ở, đất phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng có mức độ ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào? Cần xác định rõ những chỉ tiêu trong bản quy hoạch khi thực hiện đã làm thay đổi
mục đích sử dụng đất của những khu vực nào va tác động đến hoạt động sản xuất
kinh tế của các cá nhân và tố chức trên địa bàn tiễn hành quy hoạch Chủ yếu là so
II
Trang 18sánh giá tri sản lượng của một don vi diện tích đất đai theo phương án quy hoạch với chỉ phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất thực tế Mỗi tương quan cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi
ích thu được và chi phí bỏ ra Từ đó xác định được các tác động tích cực cũng như
tiêu cực đến nền kinh tế.
Tính toán, phân tích hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế
trên địa bàn quy hoạch Đánh giá những tác động tích cực, tìm ra nguyên nhân, giải
pháp khắc phục tác động tiêu cực đến kinh tế địa phương.
* Tác động xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do việc thực hiện quy hoạch đem lại.
Tác động về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng
khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp Người dân với mục đích
"có cơm ăn, áo mặc và chỗ ở"; thoả mãn các nhu cầu về đất đai cho các lĩnh vực
xây dựng đô thị cũng như các khu dân cư nông thôn và các công trình công nghiệp
giao thông và thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông và các công trình phúc lợi
công cộng khác.
* Tác động đến môi trường: Đánh giá môi trường sinh thái hiệu qua, chủ yếu là xem xét các khả năng thay đổi điều kiện môi trường sinh thái theo chiều hướng tích cực; nâng cao độ phì nhiêu và tính sản xuất của đất; giữ nước trong đất; bảo vệ tài nguyên đất đai, tăng diện tích các loại rừng: phòng ngừa ô nhiễm; nâng cao khả năng phòng chống và hạn chế tác động của thiên tai.
2.6 Phương pháp đánh giá quy hoạch sử dụng đất
Thu thập số liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cũng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đánh giá các hiện tượng kinh tế - xã hội Quá trình thu thập số liệu
thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí Do đó cần nam chắc các phương pháp thu thập số liệu, tùy thuộc vào yêu cầu của giai đoạn đánh giá quy hoạch mà
lựa chọn phương pháp thích hợp, khoa học dé đạt được kết quả cao nhất.
Có nhiều phương pháp thu thập số liệu, trong quá trình đánh giá quy hoạch sử dụng tài nguyên đất phải có sự kết hợp nhiều phương pháp Trong đó có các phương
pháp sau:
* Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo: Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có san (dữ liệu quy
12
Trang 19hoạch, bản đồ, số sách thống kê ) để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết.
* Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm: Trong phương pháp nay, số liệu được thu thập bang cách quan sat, theo dõi, do đạc khảo sát, điều tra Dé thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu
thập số liệu) Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác định biến, tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.
* Phương pháp phi thực nghiệm: Phương pháp phi thực nghiệm là phương
pháp thu thập số liệu đưa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang ton tai, từ đó tim ra qui luật của chúng Phương pháp này gồm các loại nghiên cứu kinh tế va xã hội, nghiên cứu nhân chủng học Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi
thực nghiệm gồm số liệu được thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu được thu thập từ các câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu.
* Phương pháp cân bằng tương đối: là phương pháp xác định và lựa chọn phương án cần đối cho việc sử dụng các loại đất, lập các chỉ tiêu giới hạn sử dụng
đất, đồng thời hướng dẫn phương án phân bố và điều chỉnh sử dụng đất cấp dưới thông qua: Điều hòa mối quan hệ giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp; Điều hòa mối quan hệ giữa các ngành nông - lâm - ngư nghiệp; Điều hòa mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất và mục đích phi nông nghiệp Phương pháp cân đối
* Phương pháp cân đối dựa trên chỉ tiêu sử dụng: Thực hiện phương pháp với mục đích tạo nên sự nhất thống giữa các chỉ tiêu khung và các chỉ tiêu sử dụng các loại đất đai của từng ngành Phương pháp với nên tang cơ sở chính là mục đích, nhiệm vụ, khả năng phát triển của từng ngành, nhu cầu về các mặt diện tích và đặc điểm của mỗi loại đất sẽ được sử dụng cũng như phân bố vi trí của từng ngành với
mục đích đưa tới dự thảo các chỉ tiêu sử dụng đất Thông qua hội nghị hoặc hội thảo
giữa các ngành, tiền hành điều chỉnh các chỉ tiêu phân bố và sử dụng các loại đất
+ Phương pháp cân đối tổng hợp: Được xác định thông qua xác định cơ cấu tốt nhất các loại đất đai trên cơ sở sao với tổng diện tích hiện có sao cho hợp lý Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất là quy hoạch động, thường xuyên có sự thay đổi và được điều chỉnh sau khi là công việc kiểm tra, xem xét tiến hành thực hiện quy
hoạch sử dụng đất nhờ phương pháp cân bằng động.
13
Trang 20* Phương pháp phân tích định tính - định lượng: Là phán đoán các mỗi quan
hệ tương quan xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tài nguyên đất đai, giữa các ngành và bộ phận sử dụng đất đai trên cơ sở các số liệu điều tra và xử lý Đây là công cụ giúp nhận thức được tính quy luật trong sử dụng đất đai Phân tích định lượng là dựa trên phương pháp số học để lượng hóa mối
tương quan giữa sử dụng đất đai với phát triển các ngành, các bộ phận Trong xây dựng và đánh giá quy hoạch cần áp dụng phương pháp phân tích định tính và định
lượng nhằm nắm được mức độ tiễn hành, triển khai quy hoạch.
* Phương pháp toán kinh tế, sử dụng bản đô, công cụ G.LS: Là phương pháp thể hiện kết quả nội dung nghiên cứu trên không gian đồ họa với những cơ sở toán học thong nhất với tỷ lệ bán đồ được quy định nhằm phản ánh minh họa kết quả
nghiên cứu về ban đồ và hệ thống bản đồ trong quy hoạch sử dung đất Ban đồ là mô hình thu nhỏ của một phan hay toàn bộ bề mặt trái đất, bề mặt các hành tinh khác hay của vùng không gian ngoài trái đất Nó phản ánh các hiện tượng tự nhiên,
kinh tế và xã hội thông qua một hệ thống ký hiệu, thé hiện một cách có chọn lọc,
khái quát hoá và dựa trên một cơ sở toán học nhất định để đảm bảo tính chính xác.
Trong quá trình đánh giá quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đai, việc ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống GPS là một yêu cau cấp thiết trong
quá trình so sánh mức độ thực hiện quy hoạch.
* Phương pháp phân tích hiệu qua vĩ mô và vi mồ: Phân tích vĩ mô là nghiên cứu phân bố sử dụng tài nguyên dat trên diện rộng, tổng thé diện tích Phân tích vi mô là nghiên cứu phân bồ theo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thé khác nhau dé xác định mối quan hệ giữa sử dụng đất với các nhân tố khác trong nén kinh tế Khi tiễn hành đánh giá quy hoạch sử dụng tài nguyên đất cần kết hợp chặt chẽ giữa phân tích vĩ mô và vi mô Thông qua đó kết quả của hoạt động đánh giá quy hoạch mới mang
tính tông hợp được toàn bộ nền kinh tế đồng thời cũng đánh giá chỉ tiết tình hình sử dụng đất của từng ngành nghé, lĩnh vực cụ thé.
* Phương pháp tham vấn cộng động: Khi tiến hành quy hoạch sử dụng tài
nguyên đất đều có những tác động đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, phát triển kinh tế - xã hội tại nơi tiến hành quy hoạch và qua đó đến đời sống vật chất và tinh thần, hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng của nhân dân địa phương Dé hạn chế các tác động tiêu cực, phát
huy các tác động tích cực thì đòi hỏi có sự đóng góp ý kiến của cộng đồng địa phương trong công tác quy hoạch Phương pháp tổ chức các nhóm công tác địa
14
Trang 21phương bao gồm đại diện chính quyền và đại diện người dân với sự hỗ trợ của các công cụ quan sát, phân tích nhăm tiếp cận những vẫn đề nghiên cứu trong quy hoạch Qua đó góp phần xây dựng quy hoạch bám sát thực tế, đáp ứng nguyện vọng
của người dân, chiên lược phát triên của địa phương.
3 Quy hoạch sử dụng đất tại một số nước trên Thế giới
3.1 Nhật bản
Tại Nhật Ban QH tổng thé đất quốc gia được xây dựng theo Luật tông thé phát triển đất quốc gia năm 1950 Gồm có 3 cấp: Cấp Quốc gia được quyết định bởi Thủ
tướng Chính phủ; cấp vùng quyết định bởi Thủ tướng cùng tham vấn của Hội đồng phát triển quỹ đất quốc gia; cấp cơ sở được Tỉnh trưởng trình Thủ tướng và quyết định khi có tham vấn từ Hội đồng phát triển đất quốc gia và các Bộ trưởng liên
QH SDD quốc gia ở Nhật Bản là quy hoạch dài han cho việc sử dụng đất quốc
gia, quy định khái quát, co bản về SDD quốc gia, quy mô các mục tiêu, trách nhiệm
rõ ràng đối với mục đích SDĐ quốc gia, và đưa ra các biện pháp cần thiết để đạt
mục tiêu Ngoài ra, Nhật Bản còn có các loại hình quy hoạch sau: QH vùng ưu tiên
nông nghiệp, QH cơ sở, QH cải tạo vùng cộng đồng ngoại ô.
3.2 Liên Bang Nga
Hệ thống QLNN về đất đai của Liên Bang Nga là hệ thống quản lý từ vĩ mô đến vi mô và được phân chia theo từng cấp lãnh thé Mỗi cấp có mục tiêu và nội dung cụ thể riêng Trong QH SDĐ, phân cấp lãnh thổ giúp cho chính quyền quản lý một cách chỉ tiết hơn công tác QH SDD của từng địa phương đồng thời có cái nhìn tong hợp tình hình chung và những xu thé của đất nước QH SDD được chia ra làm hai cấp dựa trên quy mô của lãnh thé và mức độ yêu cau.
3.3 Trung Quốc
Luật pháp Trung Quốc quy định, Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền
theo đơn vị hành chính lãnh thổ Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quản lý bằng quy hoạch Quy hoạch tông thể thành phó là kế hoạch có tính tổng thé, lâu dài, chiến lược và chỉ đạo về phát triển kinh tế và xã hội với các công trình xây dựng của thành phố, bao gồm các nội dung chính: Tính chất của thành phố, mục tiêu và quy mô phát triển; Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của
thành phố; Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thé các công trình của dat dùng xây dựng thành phó; Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông
15
Trang 22hồ, hệ thống cây xanh thành phố; Các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch xây dựng trước mắt Luật cũng quy định cụ thé quy hoạch của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch của cấp trên và phải được cấp có thâm quyền phê chuẩn mới được thi
16
Trang 23CHUONG II: PHAN TÍCH DIEU KIEN TỰ NHIÊN, KINH TE XA HOI, MOI TRUONG TAC DONG DEN VIEC SU DUNG
1 Điều kiện tự nhiên tế xã hội của thành phố Hải Phong ảnh hướng đến công tác quy hoạch sử dụng đất
1.1 Vị trí địa lý
Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở Vùng Đông Bắc của đồng bằng
sông Hồng, có toa độ địa lý từ 2003039” đến 21001°15” vĩ độ Bắc và từ 106023°39” đến 107008°39” kinh độ Đông Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long
Vi nằm giữa Vinh Bắc Bộ, có toa độ từ 20007°35” đến 20008735” vĩ độ Bắc và từ
10704220” đến 107044°15” kinh độ Đông.
Về ranh giới hành chính:
- Ranh giới phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh;
- Ranh giới phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;- Ranh giới phía Tây giáp tỉnh Hải Dương;
- Ranh giới phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Hải Phòng có vị trí giao thông thuận lợi với các tỉnh, thành phố trong nước và
quốc tế thông qua sự phát triển của nhiều hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không với nhiều trục đường bộ quan trọng như Quốc lộ 5A- 5B, Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, sân bay Kiến
An, sân bay Cát BI, cảng Tân Vũ- Lạch Huyện, cảng Hải Phòng
Vị trí địa lý của Hải Phòng hội tụ đầy đủ các yếu tố cho việc khai thác triệt dé các tiềm năng tự nhiên và xã hội dé xây dựng mô hình thành phố cảng hiện đại, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng kinh té trong điểm Bắc bộ, một cực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế “2 hành lang, 1 vành đai” (Hành lang Côn Minh
-Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; vành
dai ven biên).
1.2 Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên 1.2.1 Đặc điểm khí hậu
Hải Phòng nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có mùa hè nóng âm mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa Nam ở ven biến có nhiều hải đảo nên khí hậu Hải Phòng chịu sự chi phối trực tiếp từ biển, phân hoá khí hậu ven biển của vùng đất
17
Trang 24liền và khí hậu của vùng đảo ngoài khơi, vừa mang đặc điểm chung khí hậu vùng đồng bằng miền Bắc, vừa có những đặc điểm riêng của vùng ven biển.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nóng nhất vào tháng 6 - 7 và đầu tháng 8 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tới 41,50C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và đầu tháng 2, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 4,50C Biên độ nhiệt trung bình giữa
ngày - đêm và gitra các mùa khoảng 6,2 - 6,30C.
Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.747 mm, nhưng trong mùa hè lưu
lượng chiếm khoảng 85% so với cả năm Lượng mưa cực đại trong một ngày đêm
(24 giờ) ở mùa hè cũng lớn hơn nhiều so với mùa đông, cá biệt có ngày mưa tới 500 mm Mùa hè tại những nơi có địa hình cao mưa nhiều đất thường bị rửa trôi xói mòn keo sét cùng các chất dinh dưỡng, còn những noi tring thấp thường bi tng.
Mùa đông nước trong đất bị bốc hơi mạnh, vùng đất mặn, đất phèn mặt đất bị nứt nẻ, các chất phèn, chất muối bốc lên tầng đất mặt gây hại cho cây trồng, nhiều nơi các tầng dưới có hiện tượng tích luỹ tương đối và tuyệt đối sắt nhôm, điền hình là kết von giả hình ống.
Độ âm: Độ âm tương đối trung bình hang năm 82%, có sự chênh lệch theo vùng và theo mùa, đao động trong khoảng 78 - 91% Độ âm thấp nhất xảy ra vào
các tháng 11, 12 và cao nhất vào tháng 3, 4.
Gió, bão: Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam vào mùa hé và gió
mùa Đông Bắc vào mùa đông Tốc độ trung bình hàng năm là 2,8 - 7 m/s Trong mùa hè, đặc biệt trong các tháng 7, 8, 9 bão và áp thấp nhiệt đới đỗ bộ trực tiếp vào Hải Phòng, tốc độ gió bão lớn nhất lên tới trên 50 m/s Ngoài ra bão va áp thấp nhiệt đới thường đồ bộ vào các khu vực lân cận gây ảnh hưởng lớn đến Hải Phòng.
Hải Phòng có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm gần chính giữa vịnh Bắc Bộ, quần dao Cát Bà và bán đảo Dé Sơn có khí hậu đại đương rat thuận lợi cho việc xây dựng
các khu du lịch, khu nghỉ mát, điều dưỡng.
Với nền nhiệt cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn khí hậu Hải Phòng hết sức thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa và các loại rau mau thực phẩm 1.2.2 Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sông ngòi
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8
km/km2, là vùng có mật độ sông lớn nhất trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng
chảy của các con sông chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, sông uốn khúc nhiều vận tốc dòng chảy không lớn lắm, lượng phù sa lớn tạo thành nhiều bãi bồi trong lòng
18
Trang 25sông và ở các cửa sông, làm cản trở giao thông đường thuỷ và luồng lạch vào cảng.
Tuy nhiên, lượng phù sa trong nước sông cũng có tác dụng làm tăng độ màu mỡ cho
đất, giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển và mở rộng vùng châu thổ Trung bình mỗi năm ở ven biển Hải Phòng có khoảng 350 ha dat bãi mới được bồi.
Vận tốc và lưu lượng dòng chảy của các sông biến đổi theo mùa và chu kỳ
thuỷ triều, các sông lớn của Hải Phòng đều đồ trực tiếp ra biển nên việc thoát lũ rất
thuận lợi.
Ngoài các con sông chính như sông Bach Dang, sông Cam, sông Lach Tray,
sông Văn Úc, Hải Phòng còn nhiều sông nhánh và hệ thống kênh rạch tự nhiên, nhân tạo chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giang, sông Đa Độ, sông Tam Bac, sông Rế, sông Thái Bình, sông Giá, kênh Hòn Ngọc Nhiều sông đã được cải
tạo bằng các công trình thuỷ lợi ngăn triều, ngăn mặn trở thành các hồ chứa nước
ngọt lớn phục vụ cho nông nghiệp và dân sinh.
Nguồn nước từ các con sông trên địa bàn thành phố tương đối dồi dào, tuy
nhiên nguồn nước van bị nhiễm mặn do hiện tượng thủy triều hàng ngày, do đó việc
có thê đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt còn gặp nhiều bất cập Tình
trạng bồi lắng ở các cửa sông cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp nhận tàu thuyền vào các cảng.
Ché độ thủy văn
Vùng biển Hải Phòng có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình là thuỷ triều với độ cao trung bình 3,7 — 3,9m, trong đó cao nhất là +4,44m, chu kỳ triều 6n định 24 giờ Các sông và kênh rạch trong khu vực Hải Phòng đều chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, vào mùa khô nước triều dang cao đưa nước mặn vào sâu trong thành phó
qua các con sông Vào mùa lũ, triều rút vận tốc dòng chảy của sông tăng lên nhiêu, tạo thành các vịnh cửa sông Thuỷ triều có ảnh hưởng lớn đến việc thoát nước cũng như sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Biển và bờ biển
Bờ biển Hải Phòng khá thoải từ bờ đến độ sâu 10 - 20 m khoảng cách từ 7 - 20 km Đặc biệt là vùng Lạch Huyện - Cát Hải có điều kiện để xây dựng cảng nước
1.2.3 Đặc điểm về địa chất, địa hình địa mạo
Hải Phòng là thành phố có đặc điểm địa hình địa mạo khá phức tạp, đa dạng,
bao gồm cả lục địa và hải đảo, và bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh đảo, đồng
thời là nơi có mật độ sông lớn nhất trong Vùng Đồng bang Bắc Bộ Điểm cao nhất
19
Trang 26là đỉnh núi đá cao 331 m ở phía Tây đảo Cát Bà, điểm thấp nhất là vùng đồng bằng ven biển có độ cao trung bình 0,8 - 1,2 m Toàn bộ lãnh thé Hải Phòng được phân
thành 3 vùng chính sau:
- Vùng đá thấp chia cắt mạnh: Chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở quần đảo Cát Bà, Long Châu và một số đảo khác trong vịnh Lan Hạ, Hạ
Long Đảo Cát Bà hầu hết là các đỉnh núi đá vôi nối tiếp nhau, có độ cao trung bình 100 - 250 m, cao nhất là 311 m, các núi có đỉnh nhọn sắc, sườn dạng răng cưa dốc
đứng hiểm trở.
- Vùng đồi chia cắt mạnh: Chiếm khoảng 5% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên, thuộc dạng địa chất trẻ, có những vùng mới
được hình thành.
- Vùng đồng bằng: Chiếm 85% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các
huyện và khu vực nội thành Đây là vùng đất do phù sa bồi lắng, có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng ra biển Độ cao trung bình vùng đồng bằng từ 1-3 m Trên bề
mặt đồng bằng nối lên một số đồi núi, tập trung chủ yếu ở khu vực núi Voi, Xuân
Sơn, Phù Liễn, Kha Lâm, Núi Đối và Đồ Sơn Ở các đảo Phù Long và huyện đảo
Cát Hải, vùng đồng bằng kém băng phẳng hơn.
Thành phó Hải Phòng nam trong vùng có nền địa chất công trình xấu, cấu tạo địa chất điển hình là lớp trầm tích sông lắng đọng trên lớp đá già.
1.2.4 Đặc điểm về thé nhưỡng
Thành phó Hải Phòng có những loại đất chủ yếu sau:
- Đất cát và cát biển (C): Có diện tích 670 ha chiếm 0,44% diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố ở các huyện Cát Hải, Tiên Lãng và quận Hải An Thành phan cơ giới từ cát đến cát pha, đất thấm và thoát nước nhanh, nghèo sét vật lý.
- Đất mặn sú vẹt đước (Mm): Có diện tích 8.284 ha chiếm 5,44% diện tích tự
nhiên, phân bố dọc theo bờ biển và các cửa sông thuộc các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thuỷ Nguyên, Cát Hải, quận Đồ Sơn và quận Hải An.
- Đất mặn nhiều (Mn): Có diện tích 4.031 ha chiếm 2,65% diện tích tự nhiên Phân bồ ở địa hình thấp thuộc các huyện Tiên Lãng, Thủy Nguyên và quận Đồ Sơn.
- Đất mặn trung bình và mặn ít (M): Có diện tích 10.879 ha chiếm 7,15% tổng diện tích tự nhiên Phân bố tập trung ở các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thuy,
Thuy Nguyên và rải rác ở các nơi khác.
20
Trang 27- Dat phèn (S): Có diện tích 5.507 ha chiếm 3,62% diện tích tự nhiên phân bó tập trung ở Kiến Thụy, Hải An nơi có địa hình thấp trũng, khó thoát nước, trong đất tích luỹ nhiều xác hữu cơ, tích tụ nhiều lưu huỳnh có màu vàng rơm dién hình.
- Đất phèn mặn (Sm): Có diện tích 24.688 ha chiếm 16,22% diện tích tự nhiên phân bồ ở tat cả các huyện, trên địa hình thấp, trũng tiếp giáp với nước biển hoặc
sông nước lợ, nước mặn.
- Đất phù sa được béi hang năm (Pb): Có diện tích 968 ha, chiếm 0,64% diện
tích tự nhiên, phân bố tập trung ở Vĩnh Bảo, An Lão ở địa hình ngoài đê các sông lớn Hàng năm đất được bôi đắp một lượng phù sa từ nước sông trong mùa mưa.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Có diện tích 9.826 ha chiếm 6,46% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện: An Lão, Kiến Thuy, Vĩnh Bảo, Thuy Nguyên.
- Đất phù sa glây (Pg): Có diện tích 9.871 ha chiếm 6,48% diện tích tự nhiên,
phân bố rải rác ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương, Thuỷ Nguyên trên địa hình thấp trũng, khó thoát nước.
- Đất phù sa có tầng loang 16 đỏ vàng: Có diện tích 4.546 ha chiếm 2,99% diện
tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Vĩnh Bảo, An Lão, Thuỷ Nguyên trên địa hình vàn, vàn cao.
- Đất phù sa úng nước (Pj): Có diện tích 234 ha chiếm 0,15% diện tích tự nhiên, phân bồ rải tác ở Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng có địa hình trũng, úng nước.
- Dat đốc tụ (D): Có diện tích 473 ha chiếm 0,31% diện tích tự nhiên, phân bó
ở Cát Hải ở địa hình thung lũng xen kẽ giữa các dãy núi.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Có diện tích 135 ha chiếm 0,09% diện tích tự nhiên, phân bố ở dãy đôi sót ở Thuỷ Nguyên.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có diện tích 1.312 ha chiếm 0,86% diện tích tự nhiên, phân bồ tập trung ở huyện Thuỷ Nguyên, một ít ở quận Đồ Sơn.
- Đất nâu vàng trên đá vôi (Fn): Có diện tích 502 ha chiếm 0,33% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Cát Hải, xen giữa các dãy núi đá vôi với diện tích
tích hẹp, phân tán, thường có tầng đất mỏng.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Có diện tích 67 ha chiếm 0,04% diện tích tự nhiên tập trung ở Kiến An.
- Các loại đất khác: Có diện tích 70.217 ha chiếm 46,13% diện tích tự nhiên,
bao gôm: Đât phi nông nghiệp, sông suôi, núi đá
21
Trang 281.2.5 Tai nguyén nước
* Nguôn nước mặt sông, suối:
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.747 mm/năm, hệ thống sông ngòi kênh đào dày đặc trong đó có những sông lớn như sông Đá Bạc, sông Bạch Đăng, sông
Cam, sông Lach Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình có thể nói nguồn nước mặt của Hải Phòng khá dồi dào Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bổ không đều trong năm Mùa hè tập trung đến 85% lượng mưa năm, các sông đầy nước khi có mưa lớn và gặp triều cường, làm cho nhiều nơi bị ngập, ung; trong khi mùa đông lượng mưa
chỉ chiếm 15% lượng mưa năm, các dòng sông cạn kiệt, khi thuỷ triều lên day nước mặn thâm nhập sâu làm cho nước sông bị nhiễm mặn không sử dụng dé tưới cho
cây trồng được.
Nguồn nước mặt ở Hải Phòng tương đối phong phú (trữ lượng 34 triệu m3) được cung cấp bởi các nhánh sông.
Về mùa mưa, do dòng chảy lớn nên hau hết nước trong các sông cung cấp dé
dàng được vào hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất.
Về mùa khô, nước trong các sông đều bị nhiễm mặn Chỉ một phần các đoạn
sông phía thượng nguồn mới có khả năng cung cấp nước ngọt.
* Nguồn nước mặn:
Hải Phòng có 129 km bờ biển và 1250 hải lý vuông thêm lục địa, do đặc điểm về địa lý nên có nguồn nước mặn phong phú.
1.2.6 Tai nguyén rừng
Hải Phòng hiện có 19.278,29 ha đất rừng, đặc biệt có vườn quốc gia Cát Bà
với diện tích 16.196,80 ha, trong đó có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha,ở đây có tới 745 loài thực vật bậc cao thuộc 465 dòng và 149 họ thực vật, trong đó
có nhiều loại quý hiếm như: Lat hoa, kim giao, đỉnh Rừng ngập mặn ven biển có
ở các huyện Tiên Lãng, Kiến Thuy, Cát Hải và quận Hải An Rừng trồng trên đồi
núi có ở các huyện Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy, Kiến An, An Lão và Đồ Sơn.
1.2.7 Tài nguyên khoảng sản
Theo kết quả điều tra trên địa bàn của thành phố Hải Phòng có các loại khoáng
sản sau:
- Da vôi: có ở Tràng Kênh, Cát Bà, Phi Liệt, Pha Dun trong đó tập trung chu
yếu ở Tràng Kênh với trữ lượng 180 - 200 triệu tan Đá vôi có chất lượng tốt, phù
22
Trang 29hợp cho việc sản xuất xi măng Trữ lượng đá vôi của Hải Phòng cho phép phát triển công nghiệp sản xuất xi măng với quy mô khoảng 4 - 5 triệu tấn/năm.
- Puzolan (chất phụ gia): có ở Pháp Cổ có trữ lượng trên >1 triệu tấn được khai thác làm chất phụ gia sản xuất xi măng.
- Cát: tập trung chủ yếu ở các vùng bãi giữa sông và bãi biển thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuy và quận Đồ Sơn.
- Đất sét: phân bố ở Kiến Thiết (Tiên Lãng), Tân Phong (Kiến Thuy), Lưu
Kiếm, Minh Đức, Mỹ Đồng (Thuỷ Nguyên).
- Các loại khoáng sản khác: nước khoáng ở Bạch Đăng (Tiên Lãng); sắt ở Dương Quan, Dương Chính (Thuỷ Nguyên); kẽm ở Cát Bà, sa khoáng ở ven biển Cát Hải và Tiên Lãng; cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên); phốt phát ở đảo Cát Bà;
dầu khí ở thềm lục địa Hải Phòng (thềm lục địa Hải Phòng chiếm 1⁄4 diện tích đệ
tam vịnh Bắc Bộ, có bề dày 3.000 m).
1.2.8 Tài nguyên biển
Vùng biển Hải Phòng nam ở vị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ với 3 ngư trường
lớn, là ngư trường Bach Long Vi, ngư trường Long Châu và ngư trường Cát Bà với
tổng diện tích 2.350 hải lý vuông Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng vùng biển Hải Phòng có 135 loài thực vật nổi, 138 loại rong, 23 loại cây
nước mặn, 500 loại động vật đáy vùng triều, 160 loại san hô và 189 loại cá, tôm
(trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như tôm he, tôm rao, bào ngư ) Tổng trữ lượng cá vùng vịnh Bắc Bộ khoảng 681.166 tan khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng 270.000 tấn.
Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng ven bãi triều ở các cửa sông rộng tới trên 24.000 ha là địa điểm lý tưởng cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản, đồng thời cũng là nơi trồng rừng ngập mặn có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường vừa
tạo cảnh quan nhằm phát triển du lịch Tại vị trí chuyển tiếp giữa lục địa với biển, giữa vùng ven biển và vùng ngoài khơi, các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, bán đảo Đồ Sơn có vai trò thiết yêu cho việc hậu cần nghề cá của vịnh Bắc Bộ, không những
vậy còn là những địa điểm du lịch biển có khung cảnh đẹp, đa dạng, đầy hap dẫn đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước.
2 Thực trạng môi trường
Hiện tại tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí của Hải Phòng chưa nhiều,
điều kiện môi trường khá thuận lợi đối với đời sống của dân cư và phát triển sản
23
Trang 30- Khu vực đô thị: Gồm 7 quận nội thành: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An, Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn va 11 thị tran: Minh Đức, Núi Déo, An Dương, An Lão, Trường Sơn, Núi Đối, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ Mật độ dân cư cao, cơ sở hạ tầng đã được hình thành, nhiều cơ sở
sản xuất nhỏ năm xen kẽ trong khu dân cư Mức độ đô thị hoá tăng nhanh đặc biệtkhi triển khai thực hiện các dự án khu đô thị mới, các trục đường Do đó môi trường
khu vực đô thị đang bi 6 nhiễm về tiếng ồn do giao thông và hoạt động của các sân
bay Ô nhiễm không khí do tác động và ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, bãi rác Nước thải chưa được xử lý từ khu đô thị, các hộ sản xuất đều xả trực tiếp ra sông hồ.
- Khu vực nông thôn: Gồm làng xã thuộc 8 huyện: Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ Mật độ dân cư
thấp, cơ sở hạ tầng đơn giản chưa hoàn thiện Đất dai được sử dụng chủ yếu dé sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản Môi trường không khí khu vực nông thôn ít bị ô nhiễm so với đô thị, tuy nhiên, chất lượng nước lại không tốt do ô nhiễm từ nước thải, chất thải, nước biển xâm mặn
- Công nghiệp phát triển góp phần quan trọng thúc đây quá trình công nghiệp hoá, nhưng cũng đặt ra vấn đề về môi trường cần được giải quyết như xử lý nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp Hiện tại, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều tránh việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải Một số cơ sở có hệ thống xử lý tuy nhiên có tới 80% các hệ thống xử lý là không đạt yêu cầu Hầu hết các khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch đều có các trạm xử lý nước thải tập trung, nhưng đến thời điểm này có khoảng 75% các khu công nghiệp chưa xây dựng trạm
xử lý tập trung, phần còn lại đã xây dựng nhưng hiệu quả vận hành chưa cao, chưa đảm bảo xử lý triệt để nguồn ô nhiễm Nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các bệnh
viện hầu hết đều chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn đã gây ô nhiễm cục bộ tại các đoạn sông, kênh dẫn nước và vùng ven biển Các cơ sở công nghiệp
tại Hải Phòng chưa phân loại chất thải nguy hại tại nguồn phát sinh trước khi thải ra môi trường Các loại chất thải công nghiệp trộn lẫn với chất thải sinh hoạt và tập trung tại vị trí chứa chất thải của nhà máy Chất thải công nghiệp hiện đang được
chôn lấp cùng rác thải sinh hoạt tại bãi chôn lắp của thành phố.
- Trong sản xuất nông nghiệp, do nông dân sử dụng phân hoá học và thuốc trừ
sâu nhiêu đã gây nên sự 6 nhiễm trực tiép tới nguôn nước, dat và môi trường không
24
Trang 31khí, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gây hại cho các vi sinh vật trong đất, làm giảm quá trình phân huỷ chất hữu cơ và giảm độ phì của đất.
- Môi trường đất đang bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp, nước thải và chất thải độc hại từ các nhà máy, từ các bệnh viện chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt dé thải trực tiếp ra các cánh
đồng và vùng đất xung quanh nhà máy, các bệnh viện dẫn đến ô nhiễm đất Ngoài
ra việc sử dụng thiếu hợp lý, chưa hiệu quả các loại thuốc bảo vệ thực vật và lưu trữ
các hoá chất quá hạn, bị cắm trong nông nghiệp, các chất hữu cơ khó phân huỷ
gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất.
- Vùng cửa sông Cấm, sông Văn Uc và sông Thái Bình đang hình thành các bãi bôi, lòng sông Thái Bình dang bị nông dan, do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ Riêng vùng ven biển đã có những biểu hiện
cua su mat cân bang sinh thai (nguồn lợi thuỷ sản ven bờ bị cạn kiệt, mặt nước bị ô
3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hải Phòng.
3.1 Tình hình phát triển kinh té của thành phố Hải Phòng.
Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố và cục Thống kê thành phố Hải Phòng về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2015 cho thấy:
Thành phố Hải Phòng triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011 - 2015 trong bối cảnh có nhiều thách thức lớn hơn dự báo: Lạm phát tăng cao; lãi suất tín dụng ở mức cao tạo ra hạn chế trong đầu tư và tiến trình sản xuất kinh doanh; hàng hoá tồn kho nhiều; tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm;
sinh hoạt đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, gây ra tác động không nhỏ đến sự phát triển KT-XH của thành phố Nhiều dự án kinh doanh bat động sản giãn tiến độ và ngừng thực hiện; sản xuất kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp tạm
ngừng hoạt động: tốc độ tăng trưởng xuất khâu thấp; thu ngân sách gặp nhiều khó
khăn trong khi đó nhu cầu đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kết cấu hạ tầng vẫn rất lớn Địa giới mở rộng, phát triển giữa các khu vực chưa đồng đều, các vùng xa trung tâm điều kiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư rất lớn.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, GDP đã có tín hiệu phục hồi tăng trưởng cao hơn, đầu tư xã hội không tăng sau khi giảm mạnh trong năm 2014, xuất khẩu trên
địa bàn đã phục hồi mạnh Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) ước cả năm 2015
tăng 10,17%, vượt kế hoạch và cao hơn mức tăng năm 2014 (KH đề ra là từ 8,5
-25
Trang 329,0%) Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng phục hồi trong tat cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu Căn cứ kết quả tăng trưởng các năm 2011-2014 và kế hoạch năm 2015 thì tăng
trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 là 9,09%.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp của các ngành vào tốc độ tăng
trưởng GDP theo các năm giai đoạn 2011-2015 của TP Hải Phòng
Nguồn: Niên giám thong kê TP Hải Phong.
Về quy mô nề kinh tế: Quy mô kinh tế thành phố được mở rộng qua từng năm,
tông GDP giá hiện hành của Hải Phòng năm 2015 đạt 126.777 tỷ đồng gấp 2,18 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm khoảng 9% GDP bình quân đầu người tăng 1,8 lần Ty trọng GDP Hải Phòng so với tông GDP toàn quốc
26
Trang 33đã đạt 3,15%, cao hơn so với năm 2010 nhưng van thấp hơn nhiều so với quy hoạch đề ra là 5,8%.
Về mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng chung của thành phố và của từng nhóm ngành đều giảm so với giai đoạn 2006 — 2010 Tốc độ tăng trưởng chung chi đạt 9,09%/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch dé ra cho giai
đoạn 2011 - 2015 là 13,7%/năm.
Đặc biệt là tăng trưởng tại các ngành nông-lâm-thủy sản giảm rõ rệt từ năm
2013, bình quân trong toàn bộ giai đoạn 5 năm chỉ đạt 2,36%, thấp hơn nhiều so với
mục tiêu là 6,4%/năm Bởi tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn tương đối cao nên sự suy giảm này có thê tác động tiêu cực tới các mục tiêu về giảm nghèo và an sinh xã hội.
Ngược lại, sau hai năm 2012 - 2013 giảm sút, hai ngành dịch vụ và công
nghiệp - xây dựng đã dần phục hồi, đặc biệt nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã
tăng trưởng cao trở lại Năm 2014, tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp - xây
dựng của thành phố đạt 10,03% và năm 2015 ước đạt 13,65%, tương đồng với sự phục hồi của nhóm ngành này của cả nước Bình quân chung cả giai đoạn 2011
-2015, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,83%/năm và cũng thấp hon so với mục tiêu đề ra cho thời kỳ 2011-2020 là 14%/năm.
Khu vực dịch vụ cũng phục hồi nhưng không nhiều như khu vực công nghiệp - xây dựng và có xu hướng tăng trưởng chậm lại Trong hai năm 2014 -2015, tốc độ
tăng trưởng của ngành dịch vụ chỉ tăng 8,73% Bình quân chung cả giai đoạn 2011
-2015 ngành dịch vụ tăng trưởng là 11,28%, cao nhất trong 3 nhóm ngành nhưng cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu quy hoạch là 14,45%.
3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cau kinh tế thành phố cơ bản được duy trì đúng hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phó, tỷ trọng GDP nhóm
ngành công nghiệp — xây dựng va dịch vụ tăng từ 86,82% năm 2011 lên 90,91%
năm 2015.
Trong đó, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của thành phố tăng từ 49,9%
năm 2011 lên 49,99% năm 2015; nhóm ngành công nghiệp — xây dựng chi tăng khá
mạnh từ 36,92% năm 2011 lên 40,92% năm 2015 Mặc dù tốc độ tăng trưởng của
khu vực nông, lâm, thủy sản giảm sâu nhưng tỷ trọng của khu vực này trongn GDP
giảm chậm, từ 9,70% năm 2011 xuống 7,52% năm 2015 Nguyên nhân là do các giá sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng nhanh hơn so với các sản phâm khác.
27
Trang 34Bảng 2: Cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng - Công nghiệp - xây dựng 36,92 36,90 36,83 40,56 40,92- Nông, lâm, thuỷ sản 970 9,13 8,53 8,03 7,52
— GDP theo thành phan 1999 1000 | 1000 1000 | 100/0
- Khu vực KT trong nước
+ Nhà nước 27,8 28,3 28,7 29,2 29,2+ Ngoài Nha nước 53,2 53,9 54,2 50,7 50,1
- Khu vực có vốn ÐTư nước ngoài 15,5 15 16,3 19,0 19,1
- Thuế nhập khâu 3,5 2,8 0,7 1,1 1,6
Nguôn: Niên giám thong kê Hải Phòng năm 2015.
Tóm lại, Hải Phòng tuy có cơ cấu tập trung vào khu vực công nghiệp và dịch vụ, nhưng việc day nhanh quá trình chuyền dich sang hai khu vực này nhìn chung
còn chậm Mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm
3-4% tuy có khả năng đạt được nhưng cũng khá khó khăn, doi hỏi phải có những
chính sách, biện pháp thực sự đột phá dé thúc day tăng trưởng của khu vực dịch vu
và công nghiệp.
3.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.3.1 Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố ở mức khá cao, bình quân 14,1%/năm thời kỳ 2005 - 2010 và 8,1%/nam thời kỳ 2010 - 2015 Ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp khu
vực ngoài nhà nước có tôc độ tăng cao nhât.
28
Trang 35Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp thành phố Hải Phòng
(theo giá so sánh năm 2010)
¬ Phân theo nămSTT CHI TIỂU
Năm 2005 | Năm 2010| Nam 2015
1 |GTSX công nghiệp (giá ss 2010), tý đồng 47.266,50| 86.554,00| 151.752,20
Công nghiệp khai khoáng - Mining and
nuoc - Electricity, gas, steam
2 |Co cấu phân ngành, % 100,00 100,00 100,00
21 Công nghiệp khai khoáng - Mining and 0,75 081 0,26quarrying
22 Công nghiệp chê biên, chê tạo — 98.77 94.87 92,82Manufacturing
23 Sản xuât và phân phôi điện, khí đôt, 0.48 432 6.92
nước - Electricity, gas, steam
3 [Tăng trưởng phân ngành, %/năm 14,1 16,45
31 Công nghiệp khai khoáng - Mining and 10.4 83quarrying
32 Công nghiệp chê biên, chê tạo — 13.0 11,57Manufacturing
33 Sản xuat va phan phôi điện, khí dot, SA 15.80
nước - Electricity, gas, steam
Nguôn: Tổng hop từ số liệu thong kê kinh tế - xã hội thành pho các năm và niên giám
thông kê thành phô
Vị thé của ngành công nghiệp — xây dựng Hải Phòng đối với toàn quốc có cải thiện nhưng không rõ rệt trong một số năm gần đây Tỷ trọng GDP công nghiệp của thành phố tăng từ 2,58% năm 2010 lên 2,62% năm 2015.Công nghiệp thành phố
đứng thứ 7 vê giá tri sản xuât so với cả nước, đứng thứ 3 miên Bac (sau Hà Nội,
29
Trang 36Bắc Ninh) Hải Phòng trở thành một khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng hóa công nghiệp; mối liên kết được thê hiện trong tất cả các ngành sản xuất.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, nhóm ngành công nghiệp — xây dựng cua Hải
Phòng duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với bình quân chung cả nước, bình quân
giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,1%/năm, cao hơn mức tăng cả nước là 7,25%/năm song
đều thấp hơn nhiều so với mức đề ra là 14% Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 86.554,00 tỷ đồng năm 2010 lên 151.752,20 tỷ đồng năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng là 8,1% Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng GTSX trên 30%/năm
không đạt được, giá trị SXCN (theo giá so sánh 2010) năm 2011 giảm 15,58%, năm
2012 tăng 30,4%, năm 2013 giảm 3,33%, năm 2015 dự kiến tăng 8% so với cùng
3.3.2 Khu vực kinh tế dịch vụ
Hải Phòng đã trở thành trung tâm dịch vụ lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước GDP ngành dịch vụ của thành phố năm 2015 theo giá hiện hành là 63.372,9 tỷ
đồng, chiếm 3,85% GDP dịch vụ của cả nước Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dich vụ của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,28%/năm gap 2 lần tốc độ tăng
bình quân ngành dịch vụ cả nước (5,57%/năm) và băng 1,24 lần tốc độ tăng GDP chung của thành phố trong giai đoạn (9,09%/năm).
Kinh tế dịch vụ trong giai đoạn 2011 - 2015 phát trién đúng hướng, ngày càng đa dạng và hiệu quả, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phó Đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao song ngày càng có xu hướng giảm đi Thời kỳ 2001 -2005, tỷ trọng khu vực này chiếm 65,4% tông đầu tư toàn xã hội, đến thời kỳ 2011 - 2015 giảm xuống còn 60,6% tổng đầu tư xã hội.
3.3.3 Khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản
Về tốc độ tăng trưởng: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so
sánh 2010) tăng từ mức 7.304 năm 2005 lên 12.044 tỷ đồng năm 2010 và 13.924 tỷ đồng năm 2015 Tốc độ tăng GDP của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2006 — 2015 ước đạt 3,44%/năm, tốc độ giá trị sản xuất đạt 2,94%/năm, trong
đó ngành nông nghiệp tăng 1,97%/nam, lâm nghiệp tăng 1,28%/nam, thủy sản tang
30
Trang 37Bang 4: Tăng trưởng ngành nông lâm, thuỷ sản
(theo giá so sánh năm 2010)
Nguôn: Số liệu thông kê kinh tế - xã hội thành pho và xử lý dự án
vé chuyén dich cơ cấu nội bộ ngành: Cơ cấu nội bộ nhóm ngành có sự chuyền biến khá tích cực, tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp giảm từ 75,77% năm 2005 xuống 75,53% năm 2010 và còn 65,2% vào năm 2015, tỷ trọng ngành thủy sản tăng
tương ứng từ 23,37% lên 24,16% và 34,53%.
31
Trang 38Bảng 5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Hải Phòng
Nguồn: Số liệu thong kê kinh tế - xã hội thành pho và xử lý dự án
Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 63,79% năm 2005 xuống 54,09% năm 2010 và 47,72% năm 2015; ngành chăn nuôi
tăng tương ứng từ 33,77% lên 43,75% và 47,30%; dịch vụ nông nghiệp tăng từ
2,44% năm 2005 lên 4,98% năm 2015 Trong san xuất thủy sản, tỷ trọng giá tri san xuất nuôi trồng và dịch vụ thủy sản dao động trong khoảng 55,32 - 55,94%, khai thác thủy sản giữ 6n định 44,3% đến 44,7%, riêng năm 2012 giảm còn 41,1%.
Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng chuyền dịch theo hướng tích cực,
diện tích lúa giảm bình quân 1,08%/năm, cây chất bột có củ tăng 0,27%/năm, rau đậu tăng 1,65%/năm Cơ bản thay thé các giống lúa cũ bằng các giống lúa mới có
năng suât, chat lượng cao Xuât hiện các mô hình sản xuât theo chuối, sản xuât
VietGAP, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, hiệu quả tăng từ 10 — 30%
So với sản xuât đại trà, nhiêu mô hình gan kêt chặt chẽ giữa sản xuât và tiêu thụ.
32
Trang 393.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 3.4.1 Thực trạng phát triển hệ thống đô thị
Trong thời kỳ 2011 - 2015, công tác quy hoạch tiếp tục được thành phố chỉ đạo, đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiều dự án quy hoạch quan trọng, như: Quy hoạch sử dụng đất trồng lúa thành phố Hải Phòng đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố đến năm 2020; Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ thành phố
Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Quy hoạch tài nguyên nước thành phô Hải Phòng đến năm 2020, tam nhìn đến năm 2030.v.v.
Thành phố đã phê duyệt các dự án trọng điểm gồm: Dự án Khu đô thị, công
nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, sân bay Cát Bi, các khu công nghiệp như: Tràng Duệ, Cầu Cựu, Đình Vũ, Nam Đình Vũ, quy
hoạch chỉ tiết tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng trong khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải;
Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố đến năm 2025 và Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn nông thôn thông thường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020; các đồ án quy hoạch chuyên ngành khác như: Quy hoạch chuyên ngành hệ thống cây xanh đô thị và công viên vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quy hoạch thoát nước thải đô thị; Quy hoạch cấp nước đô thị; Quy hoạch chiếu sáng đô thị; Quy hoạch san nền và thoát nước mặt đô thị; quy hoạch nghĩa trang thành phó.
3.4.2 Thực trạng phát triển khu vực nông thôn
Tính đến hết năm 2015, 100% xã được phê duyệt quy hoạch và Đề án xây dựng nông thô mới; bình quân các xã trên địa bàn thành phố đạt 14 tiêu chí, trong
đó 49/1.439 xã (35,25%) hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, vượt
mục tiêu Chính phủ đề ra (20% số xã).
Kinh tế trang trại thành phố đang đi đúng hướng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới Năm 2014 toàn thành phố có 780 trang trại tăng 380 trang trại so với năm 2011, doanh thu đạt bình quân 2,7 tỷ đồng/trang trại/năm Các làng nghề trên địa bàn trên thành phố đang được ưu tiên hỗ trợ phát triển Thành phó hiện có 37 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 23 làng nghề truyền thống, 14 làng nghề
mới thuộc 30 xã, phường, thị trấn với 14 nghề khác nhau, thu hút khoảng 10 nghìn
33
Trang 40hộ và gần 100 cơ sở sản xuất với trên 33 ngàn lao động có thu nhập bình quân 2,5 — 4 triệu đồng/tháng.
3.5 Thực trạng hệ thống kết cau hạ tang 3.5.1 Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của Hải Phòng có đủ các loại hình giao thông cơ bản:
đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không và đường sắt.
- Đường bộ: Hải Phòng có 2.359 km đường, mật độ đường bình quân là 1,57
km/km2 Trong đó gồm 81,5 km đường quốc lộ, 130 km đường tỉnh lộ, 199 km
đường đô thị, 446 km đường huyện lộ và 1.536 km đường liên xã, liên thôn.
- Đường sắt: Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài 120 km Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được nối tiếp với các tuyến đường sắt từ Hà Nội đi
Lào Cai - Vân Nam (Trung quốc), Hà Nội - Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung quốc) và đường sắt Bắc Nam.
- Đường biển: Hiện tại khu vực Hải Phòng có 22 doanh nghiệp cảng biên với
tổng chiều dài cầu cảng trên 5.000 m Trong hệ thống cảng Hải Phòng có 10 cảng
chuyên dụng hàng lỏng (xăng, dầu, khí hoá lỏng) và 5 cầu cảng container.
- Đường sông: Trên địa bàn Hải Phòng có 12 tuyến đường sông với tổng chiều
dài 226 km Hầu hết các sông có tình trạng hoạt động tốt chỉ có sông Hàn, sông Lạch Tray cần phải nạo vét duy tu hàng năm.
- Đường hàng không: Hải Phòng có hai sân bay trong đó cảng hàng không
quốc tế Cát Bi cách trung tâm thành phố 8 km về phía Đông Nam và sân bay quân sự cách trung tâm quận Kiến An 1 km.
3.5.2 Hệ thông thủy lợi
Thuỷ lợi của Hải Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là tưới, tiêu, thau chua, rửa mặn, cải tạo đất đai, phòng chống bão lụt ven sông, ven biên, tiêu thoát nước thải và cung
cấp một phần nước ngọt cho sinh hoạt.
- Thành phố Hải Phòng có 24 tuyến đê với tổng chiều dài 420,695 km Bao
gồm 06 tuyến đê biên với tổng số 103,731 km Còn lại là 18 tuyến đê sông với tổng
chiều dài 316,964 km Nhìn chung các tuyến đê đều kém ổn định, có cao trình thấp, trung bình 3,5 - 4,8 m Bên cạnh đó mặt đê nhỏ, đa số có chiều rộng mặt 2,5 - 3,5 m
vì vậy không đủ khả năng chống đỡ bão lũ lớn.
- Hệ thống cống dưới đê gồm có 393 cống hau, hết những cống xung yếu đều
được xây dựng từ những năm 1960 - 1970, nhiều công trình đã bị hư hỏng nặng đã
34