1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Kim Ngọc

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI VĂN PHONG

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Kim Ngọc

Chuyên ngành: Quản trị văn phòng

Mã số: 8340406.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI VĂN PHONG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Nguyễn Liên Hương

HÀ NỌI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các

kết quả nghiên cứu được dựa trên số liệu khảo sát do tôi tự tiến hành triểnkhai thực hiện và chưa từng được công bố ở bat cứ công trình nghiên cứu nao.Các luận điểm khoa học được kế thừa từ các nghiên cứu khác đều được trích

nguồn, dẫn nguồn đúng theo quy định của Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn

Hà Nội, ngày thẳng năm 2023

Tác gia

Nguyễn Thị Kim Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai làm Luận văn, tôi đã nhận được sự tạo điều

kiện giúp đỡ của Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

huyện Thanh Trì, sự chỉ bảo của các Thay, Cô giáo Khoa Lưu trữ hoc va Quản

trị Văn phòng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là sự

giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương Tuy nhiên do một

số nguyên nhân khách quan và chủ quan, Luận văn này không thê tránh khỏi

thiếu sót, rất mong các Thay, Cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến thêm.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân vàỦy ban nhân dân huyện Thanh Trì, các Thầy, Cô giáo Khoa Lưu trữ học và

Quản trị Văn phòng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tiến sĩ

Nguyễn Liên Hương, cảm ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã giúp

tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MUC LUỤC 0-5-5 5G << 9 9 0 099.00 000000008040 40004.009004 000 1

DANH MỤC VIET TAT << 5£ s£ s£Ss£SsES£ES£ES£ E2 EseEseEsesseseEsseserserserserse 4

DANH MỤC BANG, HÌNH 5£ 5< 2< ssseEseEssEksEEserserstssersrrserssrse 5

1 Lý do chọn đề tài - 2-52 Ss 2x2 2E19E171211211717112112111111211 211 111g 62 Lich sử nghiên cứu vấn đề - :- + ++SE+E2E2kEEEEE19212112112112121 1111 7

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên CỨU - - - - Sc 2S 1* 2311 1 1 19111 1111k ngư 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2: + ++++E2+E£+ke£xeExeEzrezxezrerxee 105 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - ¿5c + s+c+z£z£ezxzxd 11

6 Ý nghĩa và lý luận thực tiễn - 2 2 2 E2E2+EE£EE£EEEEESEEEEEerkerrkrrrrred 13

7 Kết câu của luận văn ¿+ St St St 3E SE 1E 1121E111151151111111711111 111112 1x 14Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HIỆU QUÁ HOAT ĐỘNG CUA VAN

PHÒNG HOI DONG NHÂN DÂN - ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN 15

1.1 Một số van đề lý luận về Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban

MAN Aan 8iìà 2:0 15

1.1.1 Khái niệm văn phòng và văn phòng Hội đông nhân dân - Ủy ban

/1/21/8:///8/17)42/Tnn080Ẽ8Ẻ8n8- 15

1.1.2 Nhiệm vụ, quyên hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân - Uy ban

nhân dân cấp ÏiHVỆH +: 5S Sk‡EỀEEEEEEEEEEEEE1EE11E11111211211111 1111.11.1111 te 181.1.3 Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban

nhân dân cấp ÏiuyỆNH 5:55: ©5+ St ExEEỀEEEEE E21 221 22112211211211.111.11211 11a 211.2 Một số lý luận chung về hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng

nhân dân - Uy ban nhân dân cấp huyện -2- 22 2£ ©+++++£x+2E++£x+zzx+zzxrrseee 22

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt ÔN - s-cScSSn St tsisrierrteeresersseres 22

1.2.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân

-Ủy ban nhân dân cấp Ruyén 5-5-5256 SESE£+EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrree 231.2.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp hujyỆN -. :-5:©5255z25s>csscsce: 24

Trang 6

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng

nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện 2-2 2 2 s+x++E£+£££x+Ex+zxezrzerxee 321.3.1 Dé đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện 321.3.2 Đảm bảo môi liên hệ giữa Uy ban nhân dân cấp huyện đối với các

cơ quan khác trong hệ thong chính trị trên địa bàn -©-+©ce+cssctertcrrrrseei 32

1.3.3 Đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính và

thực hiện văn ha CONG $Ở ch HH tệp 33

1.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng

nhân dân - Ủy ban nhân dân huyỆn - 2-2 2 E£+E£+EE+EE£EEtEEE+EEEEEeEEerrerrrrred 341.4.1 Các yếu t6 khách Quan cesceccsscessessesssessessessesssessessesssssessessesssssessessessesaseeses 341.4.2 Các yếu t6 chủ qMA - 52-55 SE EEEEEEE 2 E1 EE2121121121111 1111 xe 35

Tid ket CHWwONG IL nnnnnnnn H.A 36Chương 2 THUC TRANG HIEU QUA HOAT DONG CUA

VĂN PHONG HOI DONG NHÂN DÂN - UY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

THANH TRÌ, THÀNH PHO HÀ NỘI GIAI DOAN 2020-2022 37

2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 37

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của ÏuyỆN c-5c5cSccccsctccrererterrrrxee 37

2.1.2 Khái quát chung về Văn phòng Hội dong nhân dân - Ủy ban nhân dân

huyện Thanh Trì, thành phố Hà NNội 5-5 5S EE‡E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrree 392.2 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân -

Uy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 5252 22 55+¿ 44

2.2.3 Phân tích đánh gia nhóm tiêu chi qua trình thực thi các hoạt động

của Văn phòng HĐND - UBND huyện Thanh TIÌ sccẶSScs+sksseekeseesrsee 49

2.2.4 Kết quả đánh giá của lãnh đạo huyện và các phòng, ban chức năng

đối với hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND - UBND huyện Thanh Trì 61

2.3 Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng

nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì giai đoạn 2020-2022 - 64

2.3.1 Những kết quả đạt đẪWỢC - 5:5 St‡EEEEEEE21211121111111211 111 1t 642.3.2 Một số hạn chế tôn tqÌ -.-c- 5c EE+EEEEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEErrrrrkerrree 65

Tiểu kết CHWONG 2 vesseessessessesssessessssssessessessssssessessssssssscsscssssssssscssessssssssscsscssssssessesseess 68

Trang 7

Chương 3 GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUÁ HOAT DONG CUA

VAN PHONG HOI DONG NHAN DAN - UY BAN NHAN DAN HUYEN

THANH TRi, THÀNH PHO HÀ NỘI GIAI DOAN 2023-2025

3.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chi đạo của cấp uy Dang và Thường trựcUBND AUY6N 0P aAiẢdỎỒỔỒỔỐỐẮ

3.2 Sắp xếp, kiện toàn bộ máy, đổi mới công tác quản lý, điều hành

3.3 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Văn phòng

3.4 Nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ, chuyên viên Văn phòng

3.4.1 Về công tác tham mu tổng hỢp) 55-©52©5e Sse£Ee£E+EcSEerterkerreersee3.4.2 Về việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết hô sơ hành chính,tiếp CONG AGN eescescessessesssessessessuessessessessusssessesssessessessessuessessessessssssessessesssesesseeseessesses3.4.3 Vé công tác kiểm soát thủ tục hành Chinh ecceccecccscsscsscesvesvesvssvssvesseseeseese3.44 Vẻ công tác văn thre, ÏWH ẨFP cv HH kg key3.5 Hoàn thiện quy chế hoạt động của Văn phòng HĐND - UBNDI00/9088.7510651000175757ôaâ

'72187-81.1)x7 1W NNNGG.naaa ÔỎ$8 0000077 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5 ss< s2 se se sessesseses

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC VIET TAT

TỪ VIẾT TẮT NGHĨA DAY DU

CBCC Cán bộ công chức

CCHC Cải cách hành chính

CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CQNN Co quan nha nước

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 1.1 Tổng hợp tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa Văn phòng

HĐND - UBND huyện - - - G2 1x Tnhh ng Hàn HH Hư 26

Bang 2.1 Số lượng, cơ cấu CBCC, người lao động của Văn phòng 45

Bang 2.2 Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC, người lao động 46

Bang 2.3 Kết quả khảo sát nhóm tiêu chí đầu vào -2- 2s s55: 48

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát nhóm tiêu chí đánh giá quá trình thực thi

Bảng 2.5 Kết quả đánh giá của lãnh đạo huyện và các đơn vị hữu quan

về hiệu quả hoạt động của Văn phòng - 2-22 2+ £+££+E£+£E+£xerxerxeres 62

Hình 2.1 Kết quả đánh giá sự hài lòng của người dânvà doanh nghiệp

về chất lượng cung ứng dịch vu HCC trực tuyến 2-2-5 szs+zsz+sz 63

Trang 10

MO DAU1 Ly do chon dé tai

Hiệu quả hoạt động cua Van phòng các cơ quan hành chính nhà nước

(HCNN) nói chung, Văn phòng của Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân

(HDND-UBND) huyện nói riêng đóng góp không nhỏ vào hiệu quả hoạt động

chung của toàn cơ quan, đơn vị nhăm hướng tới mục tiêu xây dựng một nền

hành chính phục vụ, hiện đại Đặc biệt, trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, hướng đến xây dựng Chính phủ điện

tử, đòi hỏi phải có một nền hành chính đủ mạnh, giải quyết nhanh gọn, đảmbảo tính chính xác, hiệu quả công việc trong nhiều mặt của đời sống kinh tế,

xã hội, trong đó công tác hành chính văn phòng góp phần quan trọng trong

việc không ngừng cải tiến, phát huy hiệu quả và chất lượng trong quản lý,điều hành công việc của mỗi cơ quan, don vi.

Văn phòng của HDND- UBND các cấp là bộ phận cấu thành va khôngthé thiếu trong mọi hoạt động của các cơ quan HCNN Với nhiệm vụ là cầunối, bộ phận trung gian giữa các cấp lãnh đạo với các phòng ban, chuyên

môn, Văn phòng HĐND-UBND có trách nhiệm thông báo những quyết địnhquản lý của HĐND-UBND cấp huyện, tỉnh đến các phòng ban chuyên môn,

UBND các huyện, xã, thị tran; Tham mưu tổng hợp, giúp việc trực tiếp cho

thường trực HĐND-UBND; tham mưu cho Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND

về chỉ đạo, điều hành các công việc thường xuyên Đồng thời, Văn phòng cònlà bộ phận phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày như tổ chức các cuộc

làm việc của lãnh đạo, các hội nghị, các chuyến đi công tác, hoạt động chuyênmôn của các đơn vị, bộ phận; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện bảo đảmcông tác của cơ quan, tô chức nói chung Chính vì vậy, nếu Văn phòng của

HĐND- UBND các cấp có phương thức điều hành khoa học, áp dụng các biện

pháp kỹ thuật thích hợp trong mọi hoạt động sẽ nâng cao được hiệu quả thực

hiện các nhiệm vụ được giao.

Trang 11

Trong những năm qua, với tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế -xã

hội (KTXH) ngày càng cao của huyện Thanh Trì, Văn phòng HDND-UBND

huyện Thanh Trì đã thông qua các công tác tham mưu, xây dựng các chương

trình, kế hoạch công tác; tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động củacác cơ quan, ban, ngành của huyện, HĐND và UBND cấp xã, thị tran thực

hiện đúng chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, đóng góp những kết quảđáng ké trong sự phát triển của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Văn phòng HĐND-UBND

huyện Thanh Trì còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế trong sự phối hợp với các

phòng, ban dẫn đến còn có sự chồng chéo, bỏ trong trong thực hiện một sỐ

nhiệm vụ; Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CN TT) còn nhiều bất cập dẫn

đến hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) chưa cao; Việc quản lý văn

bản còn thiếu chặt chẽ, nhiều lỗ hồng dẫn đến làm thất lạc văn bản Vi vậy,

việc đánh giá đúng hiệu quả hoạt động cua Văn phòng HDND-UBND huyện

Thanh Trì dé từ đó nhận định những ưu điểm va hạn chế tổn tai, đồng thời đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng là những

van đề cấp thiết và có tinh ứng dụng cao đối với Văn phòng HDND-UBND

huyện Thanh Trì trong những giai đoạn phát triển sắp tới.

Từ những luận giải trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt

động của Văn phòng HĐND-UBND huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”

làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Văn phòng.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòng nói chung và Văn phòng

HĐND-UBND cấp huyện nói riêng là một chủ dé đã được nhiều học giả quantâm, tiếp cận từ nhiều góc độ, cụ thể như sau:

Trong công trình “Cải cách hành chính ở Việt Nam, thực trạng và giải

pháp” (2009) của Học viện Hành chính quốc gia, các tác giả đã làm rõ các nộidung có liên quan đến cải cách chế độ công vụ cũng như hệ thống hành chínhvà phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Công trình đã trình bày khái quát

Trang 12

về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam; Chỉ ra các yêu cầu, tínhtat yêu của hệ thống cơ quan nha nước trong quản lý phát triển KT-XH; Đánh

giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân tổn tại của hệ thống cơ quan quan lý

nhà nước; Chỉ ra kinh nghiệm cải cách hệ thong thé ché khu vuc công ở một

số nước trên thế giới; Trên cơ sở đó, công trình đã đề xuất các giải pháp cơ

bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thể chế nhà nước [3].

Tác giả Bùi Xuân Đức trong công trình “Đổi mới và tiến bộ trong thờidai” (2009) [1], và các tác giả Nguyễn Hữu Đức và Dinh Xuân Hà trong “Đổi

mới nội dung hoạt động của chính quyên địa phương các cấp trong nên kinhtế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) [8] đã làm rõ vẫn đề hoàn

thiện hệ thống thể chế quản lý hành chính nhà nước; khái quát về chính quyền

nhà nước; hệ thống hóa quan điểm đôi mới và yêu cầu liên quan đến xây dựng

chính quyền trong quá trình đô thị hóa.

Trong Luận án tiến sĩ ngành Hành chính công, đề tài “7ổ chức và hoạt

động cua Văn phòng UBND tinh Kiên Giang” (2018), tác giả Võ Văn Tư đã

chỉ ra việc kiện toàn tô chức và hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh là một

van dé nan giải Theo tác giả, đây là nội dung quan trọng, cần thiết và cần

không ngừng đổi mới để nâng cao hiệu quả công việc của Văn phòng UBNDtỉnh, đáp ứng yêu cầu trong các giai đoạn phát triển của địa phương [17]

Tác giả Hoàng Phước Hiệp trong nghiên cứu “WTO và một số yêu cầu

đối với chính quyền địa phương”, đã thông qua tổng quan về những quy định

trong hiệp định GATT 1947; WTO và vấn đề chính quyền địa phương của các

nước thành viên yêu cầu sự thay đỏi đối với tất cả các cơ quan nhà nước Việt

Nam từ trung ương đến địa phương phải có nghĩa vụ chấp hành luật lệ củaWTO và các cam kết của Việt Nam với WTO [4]

Trong Luận văn thạc sĩ, đề tài “Tổ chức và hoạt động cua Văn phòngUBND cấp huyện từ thực tiễn thành phố Hồ Chi Minh” (2016), tác giả Khuất

Thị Kim Dung đã tiếp tục làm rõ các vẫn đề lý luận về: Khái niệm, đặc điểm,

vai trò của Văn phòng, Văn phòng UBND cấp huyện, các mối quan hệ và tổ

Trang 13

chức của Văn phòng UBND cấp huyện; Trên cơ sở lý thuyết đó, luận văn vậndụng dé nhận định thực trạng tô chức và hoạt động của Văn phòng UBND cấphuyện tại TP Hồ Chí Minh Thông qua nghiên cứu, tác giả Khuất Thị Kim

Dung đã khái quát được tính đặc thù quản trị Văn phòng ở UBND cấp huyện

của một địa phương phát triển như thành phố Hồ Chí Minh [5];

Tác giả Nguyễn Cảnh Thái có luận văn thạc sĩ, đề tài “Hoat động củaVăn phòng HĐND và UBND thành pho Vinh, tỉnh Nghệ An” (2017) Trên cơ

sở làm rõ lý luận và thực tiễn về văn phòng, hoạt động của Văn phòng HĐND

và UBND cấp huyện nói chung, Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá về hoạt

động của Văn phòng HĐND và UBND TP Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng Từ

đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Văn

phòng HĐND, UBND thành phố Vinh [13].

Ngoài các công trình nêu trên chúng ta có thể khái quát một số công

trình khác đã trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp các nội dung có liên quan đến

dé tài như: Công trình “Nghiên cứu thực trạng, dé xuất giải pháp nâng cao

chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp phục vụ cấp ủy trong thời kỳ

CNH-HDH tại Văn phòng Tỉnh uy Quảng Ngãi (2013) của Pham Trường Thọ [16];

Trường DH Khoa học Xã hội và Nhân văn có “Kỷ yếu Hội thảo khoa học vềQuản trị văn phòng- Ly luận và thực tiễn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2005) [6]; tác giả Nguyễn Văn Hậu có bài “Sứ mệnh của quản trị hành chính

văn phòng trong bối cảnh hội nhập và phát triển công nghệ” (Tạp chí Quản lyNhà nước, số 243/2016 [14].

Trên cơ sở tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu liên quan, có

thể nhận xét như sau:

- Mỗi công trình nghiên cứu đều có các hướng nghiên cứu khác nhau,cung cấp những lý luận cơ bản về Quản trị văn phòng, tổ chức, đồng thời

phân tích những khía cạnh quản lý nhà nước thực tiễn trong hoạt động của

Văn phòng nói chung, Văn phòng HDND-UBND nói riêng.

Trang 14

- Các kết quả nghiên cứu của các công trình đã nêu góp phan bé sung,làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn;

Tuy nhiên, tính đến hiện tại thì chưa có công trình nào nghiên cứu trựctiếp, tính hệ thống về đánh giá về hiệu quả hoạt động của Văn phòng HDND-UBND huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Do đó, đây là đề tài có tính mới

và không bị trùng lặp với các công trình đã công bố hiện nay.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tô chức và hoạt động của Vănphòng HĐND - UBND huyện, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của

Văn phòng HĐND - UBND huyện Thanh Trì, từ đó đề xuất giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND - UBND

huyện Thanh Trì.

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của Văn phòng

HDND-UBND huyện;

- Khảo sát đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Văn phòngHDND-UBND huyện giai đoạn 2020-2022;

- Dé xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng

HDND-UBND huyện Thanh Trì giai đoạn 2023-2025.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động của Văn phòng HDND-UBND huyện Thanh Tri.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ

được pháp luật quy định của Văn phòng HDND-UBND huyện, từ đó xây dựngtiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòng HDND-UBND huyện.

Pham vi thời gian: từ năm 2020-2022

10

Trang 15

Phạm vi không gian: Văn phòng HDND-UBND huyện Thanh Trì,

khả thi, có thể ứng dụng vào thực tế hoạt động của cơ quan Văn phòng

HĐND và UBND huyện Học viên, với tư cách người nghiên cứu, nghiên cứu

đề tài, hoàn thiện luận văn với sự tham gia gián tiếp của cán bộ quản lý vàngười lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động của Văn phòng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu, tài liệu

Được sử dụng dé thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các

nguồn có sẵn liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm các văn bản quy

phạm pháp luật (liên quan đến hoạt động của Văn phòng HDND-UBND

huyện), quy định của chính quyền địa phương: các số liệu thống kê; các côngtrình nghiên cứu, các báo cáo, các thống kê có liên quan trực tiếp hoặc giántiếp đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng HDND-UBND

5.2.2 Phương pháp thống kê: Được sử dụng dé thống kê số lượng các

hoạt động cơ bản của Văn phòng HDND-UBND huyện như công tác hội hop,

tham mưu, văn thư lưu trữ cũng như số lượng cán bộ, công chức của Văn

phòng HDND-UBND huyện Thanh Tri, làm cơ sở dé phân tích thực trạng đầu

vào trong nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng.

5.2.3 Phương pháp phân tích tổng hop: được sử dụng dé xem xét, làmsáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như pháp lý vè hoạt động của Văn phòng

11

Trang 16

HDND-UBND huyện, làm cơ sở dé phân tích thực tiễn hiệu quả hoạt độngcủa Văn phòng thông qua những ưu điểm và hạn chế đang ton tại

5.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học: thông qua sử dụng bảng hỏinhằm thu thập thông tin về đánh giá của cán bộ, công chức, lao động hợp

đồng làm việc trong Văn phòng HDND-UBND huyện Thanh Trì; cán bộ,

công chức các phòng, ban liên quan và ý kiến của người dân về hiệu quả hoạt

động cua Văn phòng HDND-UBND huyện giai đoạn 2020-2022.

Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế có liên quan đến việc nâng

cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng HDND-UBND huyện Quy mô mẫu

và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây:

- Về mẫu bảng hỏi: luận văn xây dựng 02 bảng hỏi với tổng số phiếu

khảo sát: 250 phiếu, cụ thé như sau:

+ 200 phiếu là khảo sát lãnh đạo huyện, CBCC, người lao động làm

việc trong Văn phòng và một số phòng, ban thuộc huyện;

+ 50 phiếu là khảo sát người dân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.Tổng số phiếu phát ra là 250 phiếu, kết quả thu về 241 phiếu hợp lệ,chiếm 96%, đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu điều tra, khảo sát.

- Về nội dung bảng hỏi: Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng, được thiếtkế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của tác giả.Bảng hỏi được thiết kế dựa vào mục đích nghiên cứu, trên cơ sở các tiêu chí

đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòng HDND-UBND huyện.

- Về quy trình xây dựng bảng hỏi: tác giả xây dựng các câu hỏi khảo

sát, sau đó, tổ chức lay ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu,

cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị văn phòng Bảng hỏi

sau khi được bồ sung, chỉnh sửa theo các ý kiến đóng góp sẽ được hoàn thiện

và đưa vào khảo sát chính thức.

- Về phương thức điều tra bảng hỏi: tiến hành điều tra bảng hỏi theohình thức phát phiếu điều tra trực tiếp đến từng đối tượng điều tra.

12

Trang 17

5.2.5 Phương pháp xử lý thông tin: Sau khi thu thập các thông tin trên,

đối với thông tin thứ cấp, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theogian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài vàtiến hành mã hóa thông tin theo chủ dé; đối với thông tin sơ cấp, tác giả làm

sạch bằng cách loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ và sử dụng phầm

mềm SPSS phiên bản 22.0 dé thực hiện việc mã hóa.

6 Ý nghĩa và lý luận thực tiễn6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phan hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả hoạtđộng của Văn phòng HDND-UBND huyện trong bối cảnh tổ chức triển khaiLuật số 47/2019/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chứcChính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số

Luận văn góp phần hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá về hiệu quả

hoạt động Văn phòng HDND-UBND huyện.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp nhận định rõ hơn những ưu điểm

và hạn chế đang tồn tại trong hoạt động của Văn phòng HDND-UBND huyệnThanh Trì Đây chính là cơ sở dé lãnh đạo huyện nhận định về những van đềđặt ra trong nâng cao hiệu quả hoạt động của các tô chức, đơn vị thuộc huyện

nói chung, Văn phòng HĐND-UBND huyện nói riêng;

Những giải pháp, kiến nghị của luận văn có thê áp dụng trong nâng cao

hiệu quả hoạt động của các tô chức, đơn vị thuộc huyện nói chung, Văn

phòng HDND-UBND huyện nói riêng;

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên

chuyên ngành Quản tri văn phòng, Quan lý nhà nước trong nghiên cứu các

van đề về hoạt động của Văn phòng và hiệu quả hoạt động của Văn phòng

HDND-UBND huyện.

13

Trang 18

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận

văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội

đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân huyện

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồngnhân dân-Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội

đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai

đoạn 2023-2025.

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã gặp không ít khó khăn

trong việc khảo sát, thu thập thông tin và các vấn đề khác Do điều kiện thờigian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến dé

luận văn được hoàn thiện hơn Qua đây tôi xin được sự bày tỏ cảm ơn chân

thành tới thầy, cô giáo và sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Văn phòng

và các đồng nghiệp, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫnkhoa học TS Nguyễn Liên Hương đã giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn này.

Tôi xin trân trọng cam ơn!

14

Trang 19

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HIỆU QUÁ HOAT DONG CUA

VĂN PHÒNG HỘI ĐÒNG NHÂN DÂN - ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

1.1 Một số vấn đề lý luận về Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban

nhân dân huyện

1.1.1 Khái niệm văn phòng và văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban

nhân dân huyện

1.1.1.1 Văn phòng

Ở bat cứ cơ quan, đơn vị nào, cũng cần một bộ phận văn phòng chuyêntrách cho công tác thu thập xử lý và truyền đạt thông tin (từ bên ngoài vàtrong nội bộ), đặc biệt là trợ giúp cho công tác quản lý điều hành của lãnh

đạo, đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan, đơn vỊ Tuynhiên, trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm văn phòng,cụ thê như:

Theo Từ điển tiếng Việt năm 1992 thi: Văn phòng là bộ phận phụ tráchcông tác công văn giấy tờ hành chính trong cơ quan đơn vị Quan niệm nàyđồng nhất Văn phòng với bộ phận Văn thư của các cơ quan, đơn vị;

Theo cách hiểu thông thường va chung nhất “Van phòng là bộ phậnphụ trách công việc giấy tờ, hành chính trong cơ quan” [19] Nhưng, về cơ

bản khái niệm văn phòng vẫn được hiểu thống nhất theo hai cách sau:

Thứ nhất, nếu hiểu khái niệm văn phòng theo nghĩa hẹp về vị trí, nơi

làm việc thì: văn phòng được hiểu là trụ sở, địa điểm làm việc, là nơi giao tiếpđối nội và đối ngoại của một cơ quan, tô chức hoặc một nhà chức trách nhất

định (phòng làm việc của Giám đốc, Hiệu trưởng, Trường phong ).

Thứ hai, nếu hiểu khái niệm văn phòng theo nghĩa rộng: văn phòng là

bộ máy giúp việc, là bộ phận trung gian giữa người lãnh đạo và các phòng,

ban đơn vi cấp dưới, được lập ra dé thực hiện chức năng giúp các cấp lãnh

đạo trong việc tô chức và điều hành các hoạt động chung trong cơ quan, tô

15

Trang 20

chức và là trung tâm xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành mọi mặtcông tác của người lãnh đạo Với nghĩa đó, có thể hiểu văn phòng theo cáccách tiếp cận sau:

1) Về phương diện tô chức: văn phòng là một don vị thuộc co cấu tô

chức chung của một cơ quan, tô chức, đơn vị [8];

2) Về phương diện chức năng: văn phòng có chức năng thực hiện cáchoạt động tham mưu mang tính tổng hợp cho nhà quản lý Hay có thể nói:

Văn phòng là bộ máy giúp việc cho lãnh đạo cơ quan, đơn vi trong công tác

lãnh đạo, quản lý điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn

vị đó [9].

3) Về tính chất công việc: văn phòng thực hiện việc quản lý thông tin,

chủ yếu là thông tin văn bản, phục vụ cho hoạt động điều hành của nhà quản lý.

Các quan niệm trên đều phản ánh các khía cạnh trong hoạt động của

Văn phòng Nếu quan sát ở trạng thái tĩnh thì Văn phòng bao gồm những yếu

tố vật chất kỹ thuật và con người Nhưng nếu quan sát ở trạng thái hoạt động

thi Văn phòng bao gồm toàn bộ quá trình vận chuyên thông tin từ đầu vào đến

đầu ra phục vụ cho công tác quản lý điều hành mọi hoạt động của cơ quan,

đơn vi [15].

Tom lai “ Văn phòng là bộ máy tham mưu, giúp việc cho lãnh dao, có

chức năng thu thập, xử lý, cung cấp thông tin; Là bộ phận có chức năng thammưu tổng hợp, thực hiện các thủ tục hành chính và chăm lo các công việc hậucần của cơ quan; Là trụ sở chính, trung tâm giao dịch của cơ quan tô chức“.Bộ máy văn phòng được thiết lập dé thực hiện 3 chức năng co ban: đảm bảo

thông tin, tham mưu và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý (còn gọi là

chức năng giúp việc cho lãnh đạo) [25].

Từ những luận giải trên, khái nệm văn phòng được sử dụng trong luận

văn như sau: Văn phòng là một bộ phận không thé thiếu trong co quan, tổ

chức, đơn vị Văn phòng vừa có nhiệm vụ thu thập, xử lý, cung cấp, truyền

16

Trang 21

đạt thông tin trợ giúp cho hoạt động quản lý, vừa có nhiệm vụ cung cấp dịchvụ hậu cần, đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho tất cả các hoạt độngchung của cơ quan, đơn vỊ Đối với các cơ quan có thâm quyền chung hoặc

quy mô lớn thì thành lập văn phòng; Đối với mô hình cơ quan nhỏ thì thành

chủ nghĩa Việt Nam”; “Chính quyển địa phương ở nông thôn gom chính

quyên địa phương ở tỉnh, huyện, xã Chính quyên địa phương ở đô thị gồmchính quyền địa phương ở thành pho thuộc Trung ương, quận, thị xã, thànhpho thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường,

thị tran” [17].

Cách phân chia này là cơ sở để các cấp chính quyền địa phương thựchiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc thâm quyềnđược pháp luật quy định Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện

hành, tại mỗi cấp chính quyền địa phương đều có HĐND và UBND Căn cứ

theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tô chức các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: “Vanphòng HĐND-UBND huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện,

có chức năng tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND về: Hoạt động củaHĐND,UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủtịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND,

UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bao đảm cơ sở vật chat, kỹ

17

Trang 22

thuật cho hoạt động của HĐND và UBND, trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạtđộng cua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liênthông; hướng dan, tiếp nhận ho sơ của cá nhân, tổ chức trên tat cả các lĩnh

vực thuộc thầm quyên giải quyết của UBND cấp huyện, chuyền hồ sơ đến cáccơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để

trả cho cá nhân, tổ chức ” [2].

Từ những luận giải trên, có thể hiểu: Văn phòng HDND-UBND huyệnlà cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, tổnghợp; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của UBND và các

CQNNở địa phương; Trực tiếp quản ly Bộ phận một cửa, một cửa liên thôngvà dam bảo cơ sở vật chat, kỹ thuật cho hoạt động của UBND huyện.

1.1.2 Nhiệm vu, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban

nhân dân cấp huyện

Nhiệm vu, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân huyện được quy định tại Quy định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn trực

thuộc Ủy ban quận, huyện, thành phó, thị xã thuộc tỉnh Có thé chia thành các

nhiệm vụ cụ thể như sau:

(1) Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác hàng năm giúp Chủ

tịch HĐND, Thường trực HĐND, UBND và UBND quận; Các cơ quan, ban,

ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố được khuyến khích,

theo đõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác kip thời, datchất lượng cao.

(2) Căn cứ vào các báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiệnchương trình, kế hoạch công tác, báo cáo ngay với Hội đồng nhân dân và Uỷban nhân dân cấp huyện dé tham mưu điều chỉnh chương trình công tac và kếhoạch đáp ứng yêu cau điều hành, lãnh đạo, quan ly của Hội đồng nhân dân

và Uỷ ban nhân dân huyện.

18

Trang 23

(3) Trực tiếp tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện trong công tác chỉđạo, điều hành và quản lý nhà nước về đối ngoại, đối ngoại của huyện.

(4) Phối hợp, khuyến khích các phòng, ban, khu vực chuẩn bị các đềán, báo cáo, tờ trình và các văn bản khác do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân

dân cấp huyện quy định đảm bảo chất lượng và tiến độ.

(5) Ra soát, kiểm soát quy trình, nội dung, hình thức, thâm quyền của

các văn ban, tài liệu của các cơ quan, đơn vi, địa phương trình Hội đồng nhândân huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và công khai, điều trần Nếu tai

liệu không đạt yêu cầu, cơ quan có quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị khôi phục

tài liệu, tai liệu theo quy định, trình tự.

(6) Thông tin cần thiết dé hiểu tình hình, công tác lãnh đạo và thammưu Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, Văn phòngHội đồng nhân dân va Uy ban nhân dân huyện có quyền yêu cầu công bố hoặc

tham gia tài liệu, thông tin, thông tin, tài liệu của các cơ quan, đơn vị, địa

phương có liên quan các sự kiện, cuộc họp và công việc do tô chức tô chức.

(7) Chuẩn bị nội dung, điều kiện các kỳ họp thường kỳ của Hội đồng

nhân dân, Uy ban nhân dân và các hội nghị khác, các ky họp và t6 chức làmviệc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của

pháp luật.

(8) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về tô chức và hoạtđộng của Ban tiếp công dân theo quy định của pháp luật đồng thời tham mưu,giúp Thường trực HĐND huyện tổ chức các kỳ họp tiếp theo, tiếp xúc cử tri.

(9) Chiu trách nhiệm về dịch vụ thông tin liên lạc và an ninh mạngphục vụ công tác của Uỷ ban nhân dân huyện Quản lý, sử dụng con dấu của

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và ban hành văn bản Tổchức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ của cơ sở theo quy định; triển khai

công nghệ thông tin và bảo đảm an ninh, thông tin liên lạc phục vụ hoạt động

của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.

19

Trang 24

(10) Trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo

cơ chế một lần của UBND cấp huyện tiếp nhận các văn bản chỉ đạo của cá

nhân, t6 chức thuộc thâm quyền giải quyết của UBND cấp huyện huyện ủy;

Chuyển hồ sơ đến tô chức điều tra chuyên biệt thuộc Ủy ban nhân dân cấp

huyện dé điều tra và nhận kết quả trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

(12) Hàng năm, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn công tác quản lý

văn phòng, nghiệp vụ văn phòng và lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức

thống kê của Văn phòng thành phó.

(13) Định dạng văn bản, thiết kế, phát hành và quản lý văn bản phùhợp với chức trách, nhiệm vụ của cơ quan; Tiếp nhận, xử lý văn bản của cơ

quan cấp trên của huyện và văn bản liên ngành gửi Văn phòng Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện;

(14) Ứng dụng công nghệ thông tin dé hiện đại hóa và tin học hóa các

nhiệm vụ được giao trong hoạt động CCHC.

(15) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện

chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản và phòng, chống thamnhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật Bảo đảm các điều kiện cơ sở vậtchất, kỹ thuật làm việc theo yêu cầu của HĐND, UBND, Thường trực

HĐND, các Ban của HĐND, UBND huyện và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch

HĐND và Văn phòng HĐND; Theo hệ thống quy định của UBND huyện.

(16) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng nhân dân, Uỷ

ban nhân dân quận giao hoặc pháp luật quy định.

Ngoài ra, các Ban Thư ký của HDND-UBND huyện thực hiện tốt

nhiệm vụ được giao là thông tin, giúp việc cho HĐND, tham mưu cho UBND

huyện trong công tác điều hành, quản lý, điều hành theo quyền hạn của mình.vẫn cần liên tục có mối quan hệ công tác, phối hợp với các đơn vị: Văn phòng

HĐND Quận va Văn phòng UBND Quận; huyện ủy, thành ủy, thi ủy trực

20

Trang 25

thuộc; Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các doan thê cấp huyện;hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp thành phố trực thuộc trung ương vàcác cơ quan, đơn vị thuộc các ngành kinh tế có liên quan.

1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban

nhân dân cấp huyện

Hoạt động của Văn phòng HDND-UBND cấp huyện tuân thủ theo các

nguyên tắc hoạt động chung của các CỌNN, cụ thể như sau [2]:+ Nguyên tắc tuân thủ pháp luật:

Đây là nguyên tắc tiên quyết trong chế độ nhà nước pháp quyền ở ViệtNam Theo đó, mọi hoạt động cua Văn phòng HDND-UBND cấp huyện được

tiễn hành trong khuôn khổ pháp luật quy định;

+ Nguyên tắc công khai:

Với tư cách là một CỌNN, hoạt động nhằm mục đích hướng tới nên

hành chính phục vụ nhân dân nên mọi hoạt động của Văn phòng

HĐND-UBND cấp huyện cần phải đảm bảo công khai, minh bạch để nhân dân có thể

năm được và thực hiện giám sát một cách chặt chẽ Đồng thời, công khai

minh bạch cũng giúp sự phối hợp triển khai các nhiệm vụ giữa Văn phòngHĐND-UBND cấp huyện với các ban, ngành thuộc huyện một cách hiệu qua.

+ Nguyên tắc liên tục, ổn định:

Văn phòng HDND-UBND cấp huyện là CQNN nên mang đặc tính của

cơ quan HƠNN, do đó hoạt động cần thực hiện một cách liên tục và ôn định

tránh phát sinh những vấn đề gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp;

+ Nguyên tắc phân công, phân cấp rõ ràng:

Hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện rất đa dạng vàcần có sự phối hợp với tất cả các phòng, ban, trung tâm thuộc huyện, do đó

cần thực hiện nhiệm vụ theo phân công, phân cấp rõ ràng sẽ đem lại hiệuqua trong hoạt động, đồng thời tránh được tình trạng chồng chéo, bỏ trống

nhiệm vụ.

21

Trang 26

+ Nguyên tắc dân chủ:

Trong quá trình điều hành, Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện cầnhuy động sự tham gia đóng góp ý kiến của các phòng, ban thuộc huyện, cáccá nhân trong Văn phòng nham phát huy trí tuệ tập thé đảm bảo việc ban hànhcác quyết định mang tính toàn diện, khả thi, tao ra sự đồng thuận, nhất trí

trong toàn don vi.

1.2 Một số lý luận chung về hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồngnhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.1 Khai niệm hiệu qua hoạt động

Hiệu quả là sự phù hợp giữa kết quả thực của một hoạt động so với kết

quả dự kiến từ trước Do đó, hiệu quả hoạt động là sự phù hợp giữa kết quả

của các hoạt động thực tiễn so với các mục tiêu đặt ra cho các hoạt động đó.

Các kết quả hoạt động thực tiễn thường có mối tương quan chặt chẽ với sự

đầu tư cho điều kiện thực hiện (dao tạo và bồi dưỡng nhân lực, tập trung tài

lực, nâng cao vật lực, ) và sự tác động của các hình thức, phương thức quảnly các hoạt động [7, Tr 32]

Hiệu quả hoạt động là phép do phân bé nguồn lực và có thé được địnhnghĩa là tỷ lệ giữa đầu ra thu được từ tổ chức và đầu vào dé vận hành hoạtđộng của tô chức đó Khi nâng cao hiệu quả hoạt động, tỷ lệ đầu ra trên đầuvào được cải thiện Đầu vào thường là tiền (chi phí), con người (được do bằng

số lượng nguồn nhân lực) hoặc thời gian/nỗ lực Kết quả đầu ra thường là lợi

nhuận (doanh thu, lợi nhuận, tiền mặt), khách hàng mới, lòng trung thành củakhách hàng, sự khác biệt của thị trường, sản xuất, đổi mới, chất lượng, tốc độ

và sự nhanh nhẹn, độ phức tạp hoặc cơ hội Vì vậy, khi nói đến hiệu quảhoạt động, người ta thường so sánh kết quả đầu vào thực tiễn với kết quả đầu

ra dự kiến trong mỗi tương quan với sự đầu tư nguồn lực và sự tác động của

các hoạt động [23].

22

Trang 27

1.2.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân cấp huyện

-Đặc thù hoạt động của tô chức HCNN là sử dụng quyền lực nhà nướcđể đưa pháp luật vào cuộc sống, hiệu quả hoạt động của tô chức HCNN là kết

quả quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức HCNN nói

riêng đạt được trong tương quan với mức độ chi phi bỏ ra, các nguồn lực đầu

vào, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội [4] Do đó,

hiệu quả hoạt động của tô chức HCNN là kết quả thực hiện các hoạt động gắn

liền với chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan HCNN và hoạt

động của người thực thi công vụ theo quy định của pháp luật Vì vậy, khi xem

xét hiệu quả của t6 chức HCNN thường gắn liền với hiệu lực quan lý; theo đó,hoạt động của tổ chức HCNN là hoạt động công quyên, đòi hỏi trước hết phải

có hiệu lực, tức là các hoạt động của tổ chức này phải được thực hiện và hoàn

thành đúng chức năng, nhiệm vụ và thâm quyền quy định, đạt kết quả dự kiến

[7 Tr 45].

Từ những luận giải trên, cùng với căn cứ vào vi trí, chức năng, nhiệm

vụ của Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện có thể nhận thấy: đây là một mô

hình tổ chức trung gian, giúp việc cho HĐND-UBND; Các hoạt động của Vănphòng đều có liên quan đến hoạt động của rất nhiều các phòng, ban chức năngthuộc huyện; Sản phẩm đầu ra của hiệu quả hoạt động của Văn phòng cũngrất đa dạng từ kết quả tham mưu, đến số lượng hồ sơ TTHC và sự hài lòng

của người dân, doanh nghiệp Do đó, khái niệm hiệu quả hoạt động của Văn

phòng HĐND-UBND cấp huyện được sử dụng trong luận văn là: sự phù hợp

giữa kết quả các hoạt động thực tiễn của Văn phòng HDND-UBND cấphuyện so với các mục tiêu đặt ra cho các hoạt động đó Các kết quả hoạt động

thực tiễn của Văn phòng HDND-UBND cấp huyện có mối tương quan chặtchẽ với sự đầu tư cho điều kiện thực hiện (đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, tập

trung tài lực, nâng cao vật lực, ) và sự tác động của các hình thức, phương

23

Trang 28

thức quản lý các hoạt động đó Hiệu quả hoạt động của Văn phòng

HĐND-UBND cấp huyện thường gắn liền với hiệu lực quản lý, tức là các hoạt độngcủa tô chức này phải được thực hiện và hoàn thành đúng chức năng, nhiệm vụvà thẩm quyền quy định, đạt kết qua dự kiến.

1.2.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng Hộiđồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.3.1 Căn cứ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá

Hiệu quả hoạt động của tô chức thường được đo lường thông qua các

tiêu chí về hiệu suất (effeciency) hay hiệu quả (effectiveness) trong việc sửdụng nguồn lực để tạo ra lợi nhuận hoặc đạt được mục tiêu đã được hoạchđịnh của tổ chức Trong những năm gần đây, hiệu quả hoạt động không dừnglại ở việc đo lường các chỉ tiêu về hiệu quả hay hiệu suất, mà còn được mở

rộng và đo lường thông qua các chỉ tiêu phi tài chính như: sự cân bằng tronghoạt động của tô chức, trách nhiệm xã hội của tô chức đó Nghiên cứu củaBrewer.G.A (2006) đã cho rằng: đo lường hiệu quả hoạt động là việc đánh giátô chức đó có đạt được các mục tiêu đã được đề ra chưa? và đạt được đến đâu

[24]; Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của tô chức của Covin (2006)cũng cho thấy đo lường hiệu quả hoạt động thường sử dụng các chỉ tiêu mangtính tổng hợp như quy mô tô chức, các lĩnh vực hoạt động, các chỉ tiêu về tàichính, nguồn nhân lực dé so sánh với hiệu quả đầu ra của hoạt động đạt được

của tô chức đó [23, Tr 65-75].

Trên cơ sở các bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng ở một số mặt đối với cácbộ, ngành, các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện có và tham khảo

kinh nghiệm đánh giá hiệu quả chính phủ của các nước, Nguyễn Minh

Phương (2019) cho rằng: bộ chỉ số đánh giá hiệu quả phải phù hợp với đặcđiểm, tính chất của cơ quan hành chính nhà nước; sát với chức năng, nhiệmvu của cơ quan, tô chức; phản ánh đầy đủ, toàn diện các kết quả đầu ra, hiệu

quả sử dụng các nguôn lực và quá trình vận hành của tô chức đó Vê cơ bản,

24

Trang 29

bộ tiêu chí đó gồm các nội dung: Kết quả thực hiện nhiệm vụ; Hiệu quả sửdụng các nguồn lực; Công tác tổ chức, quản lý nội bộ của tô chức hành chínhnhà nước Đồng thời, bộ tiêu chí này có thé được cụ thể hóa phù hợp vớiđặc điểm, tính chất hoạt động của từng loại hình tô chức hành chính nhà nước

ở Trung ương và địa phương Các chỉ số đánh giá này phải được cập nhật,

hoàn thiện theo định kỳ thời gian tùy tình hình thực tiễn của đất nước.

1.2.3.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòngHội dong nhân dân-Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trên cơ sở kế thừa các tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động của các

nhà khoa học trong và ngoai nước, cùng với đặc thù công việc của Văn phòng

HĐND-UBND huyện gắn liền với các hoạt động của các ban ngành, đoàn thécũng như sự phát triển KTXH của huyện, tác giả xây dựng bộ tiêu chí đánhgiá hiệu qua của Văn phòng HDND-UBND huyện Theo đó, bộ chi số đánhgiá hiệu quả phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất của

Văn phòng; sát với chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cấp huyện; phản ánhđầy đủ, toàn điện các kết quả đầu ra, hiệu quả sử dụng các nguồn lực và quá

trình vận hành của Văn phòng HDND-UBND cấp huyện Do vậy, bộ chỉ sốđánh giá hiệu quả của Văn phòng HDND-UBND huyện phải được thé hiệnqua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhăm phản ảnh hiệu quả hoạt động củacác phòng chức năng hay cá nhân cán bộ, công chức, người lao động và nhất

là người đứng đầu cơ quan, đơn vị Các chỉ số đánh giá này phải được cập

nhật, hoàn thiện theo định kỳ thời gian tùy tình hình thực tiễn của huyện Các

tiêu chí cụ thể như sau:

+ Ddu vào: Gồm các nguồn lực được sử dụng dé tiễn hành các hoạt

động, các hoạt động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Đầu ra: Gồm các kết quả tham mưu, tổng hợp thông tin, những kiếnnghị, ý kiến đóng góp và kết quả hoạt động giám sát, đánh giá việc thi hành

các kêt luận, quyết định cua cap trên, sự hai lòng của người dan 25

Trang 30

Bảng 1.1: Tổng hợp tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động

của Văn phòng HĐND - UBND huyện

nhân lực

1 Sô lượng nguồn nhân lực

trong thực hiện công việc

2 Chất lượng thực hiện

công việc

3 Đáp ứng đây đủ các yêucâu của từng vị trí, côngviệc được đảm nhận

- Đáp ứng đủ số lượngnguồn nhân lực thực hiện

công việc

- Số lượng công việc đạt

hiệu quả thời gian, hiệu

quả kinh tế

- Năng lực đáp ứng đầy đủcác yêu cầu của từng vi trí,

công việc được đảm nhậnTiêu chí 2: Cơ sở vật

- Tác phong lề lỗi làm việcgương mẫu chuẩn mực

phù hợp với công việc

26

Trang 31

8.Trach nhiệm trong các

nhiệm vụ được giao phó

9 Giao tiép với người dân

- Có trách nhiệm luôn chủđộng trong các nhiệm vụđược giao phó

- Tôn trọng quyền hợp

pháp và lợi ích chính đángcủa nhân dân

sự điều hành của lãnh đạo

- Tiép thu thông tin, chon

lọc thông tin, xu ly thông

tin, tổng họp thông tin

13 Hoạt động giám sát

đánh giá việc triển khai nội

dung báo cáo, kết luận,

quyết định của cấp trên

14 Hoạt động xây dựng

các báo cáo đề xuất những

biện pháp kip thời giải

quyết các vướng mắc trong

công việc

- Hiệu quả đóng góp của

hoạt động giám sát đánh

giá VIỆC triển khai nội

dung báo cáo, kết luận,

quyết định của cấp trên

- Hiệu quả các báo cáo đề

xuất những biện pháp kịp

thời giải quyết các vướng

mắc một cách phù hợp

27

Trang 32

Tiêu chí 6: Hoạt

động hậu cân

15 Tình hình chất lượng

cơ sơ vật chất kỹ thuật

phục vụ cho hoạt động của

toàn cơ quan, đơn vi

16 Chuẩn bị các nội dungđiều kiện để phục vụ tổ

của thủ trưởng cơ quan,

đơn vị căn cứ theo chế độ

quy định

18 Quản lý, sử dụng vàchịu trách nhiệm vê tàichính, tài sản có liên quantheo quy định được giao

- Chất lượng cơ sở vật

chất kỹ thuật góp phần

nâng cao hoạt động của

toàn cơ quan, đơn vi

- Các nội dung điều kiệnđược chuẩn bị tốt để phụcvụ tổ chức các kỳ hợp

HĐND, Hội nghị, cuộchọp, và các công vụ khác

của cơ quan, đơn vi

17 Bảo đảm tốt các điềukiện làm việc và tô chức

phục vụ các hoạt động

công tác theo yêu cầu của

thủ trưởng cơ quan, đơn

vị căn cứ theo chế độ quy

Trang 33

theo cơ chế một cửa,

một của liên thông

Ủy ban nhân dân

21 Mối liên hệ với các

phòng ban cơ quan chuyên

môn trong xử lý công việc

chât lượng và tiên độ đê ra

23 Hướng dẫn các cơ quan

đơn vị, địa phương có liên

quan cung cấp tài liệu,

thông tin, số liệu, văn bảnhoặc yêu cầu tham dự cuộchọp làm việc để nắm tình

hình, thông tin phục vụ

công tác chỉ đạo, điều hànhcủa HĐND, UBND cấp

- Có mỗi liên hệ tốt với

các phòng ban cơ quan

chuyên môn trong xử lýcông việc

22 Kết quả chủ trì phối

hợp với các phòng bantrong công tác tham mưu

soạn thảo các đề án, báo

cáo, tờ trình và các loạivăn ban khác do cơ quan

giao phó đảm bảo chấtlượng và tiễn độ đề ra

thông tin phục vụ công tác

chỉ đạo, điều hành củaHĐND, UBND cấp

29

Trang 34

Tiêu chí 9:

Phục vụ hoạt độngcủa HĐND, Thường

25 Mối quan hệ phối hợp

hoạt động của các Ban củaHĐND, Giúp Thường trực

HĐND giữ mối quan hệvới Tổ đại biểu và đại biểu

26 Phuc vụ hoạt động đối

ngoại của HĐND, Thường

- Kết quả công tác tham

mưu xây dựng kế hoạch,

chương trình làm việc của

HĐND, Ban của HDND

và đại biểu HĐND

Thường trực

25 Đảm bảo điều hòa các

mối quan hệ phối hợp

hoạt động của các Ban

của HĐND, Giúp Thường

trực HĐND giữ mối quan

hệ với Tổ đại biểu và đại

biểu HĐND

- Phục vụ tốt các hoạtđộng đối của

28 Về công tác triên khai

phối hợp các yêu cầu

nhiệm vụ dược giao

29 Về chất lượng thammưu, chất lượng ý kiến

-Phối hợp các yêu câu

nhiệm vụ dược giao linhhoạt, chủ động

- Các ý kiến tham mưu,

trình lãnh đạo huyện luôn

30

Trang 35

- Luôn thực hiện thường

xuyên việc chỉ đạo, điềuhành, kiểm tra đôn đốc

hài lòng của nhân

dân đối với bộ phận

một cửa

32 Đánh giá của người dân

về quy trình tiếp nhận và

xử lý thủ tục hành chính tạiBộ phận một cửa

33 Đánh giá sự hài lòng

của nhân dân về đạo đức

tác phong trong thực thi

- Kết quả ý kiến đánh giá

của nhân dân về đạo đức

tác phong trong thực thi

Trang 36

Việc xây dựng các tiêu chí, thang đo trên một cách cụ thể, chi tiết sẽgiúp cho tác giả có cơ sở dé xây dựng phiếu khảo sát nhăm thu thập dữ liệu sơcấp một cách thuận lợi, phục vụ cho việc nghiên cứu dé tài Với mỗi chỉ báotrên, tác giả thiết kế thang đo 5 mức độ và tiễn hành khảo sát theo quy trình

bài bản: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không ý kiến; 4 - Đồngý; 5 - Rất đồng ý (Phụ lục 1).

1.3 Sự can thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hộiđồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.3.1 Dé đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Với chức năng tham mưu, tổng hợp cho các hoạt động của UBND cấp huyện, Văn phòng HDND-UBND cấp huyện đóng vai trò khôngnhỏ trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của UBND cấp huyện.

HDND-Văn phòng và các bộ phận khác tạo thành bộ máy tô chức hoàn chỉnhcủa UBND cấp huyện Mọi hoạt động của UBND cấp huyện đều do bộ phậnVăn phòng tham mưu, đề xuất để UBND cấp huyện xem xét trước khi ra quyết

định Do đó, nếu năng lực tham mưu, tổng hợp của Văn phòng tốt sẽ có tác

động tốt đến các hoạt động ra quyết định của UBND cấp huyện và ngược lại.

Ngoài ra, Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện còn là nơi đảm bảo cơsở vật chất, kỹ thuật cho các hoạt động của UBND cấp huyện cũng như chuẩnbi các cuộc họp, các hội nghị của UBND cấp huyện Vì vậy, nếu Văn phòngcó sự chuẩn bị tốt, có năng lực quản lý, sắp xếp, phân phối và bổ sung một

cách khoa học hợp lý cơ sở vật chất sẽ là điều kiện dé các hoạt động thườngxuyên của UBND và các phòng, ban cấp huyện hoạt động được hiệu quả.

1.3.2 Đảm bảo mối liên hệ giữa Uy ban nhân dân cấp huyện đối với các cơquan khác trong hệ thống chính trị trên địa bàn

Với nhiệm vụ đa dang, Văn phòng HDN-UBND cấp huyện đóng vaitrò đầu mối phối hợp trong công tác với các phòng, ban, đơn vị Văn phòng cómối quan hệ với các co quan chuyên môn thuộc UBND, Thường trực Ủy ban

32

Trang 37

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, các

đơn vị, xí nghiệp, trường học của tỉnh đóng trên địa bàn huyện Đây là các

mỗi quan hệ phối hợp nhằm thực hiện các nhiệm vụ chung có liên quan đếnchức năng, nhiệm vụ cua từng ngành, don vi, nhằm mục đích kip thời tham

mưu giúp cho Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo,

điều hành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của huyện.

Vì vậy, Văn phòng muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần thiết

có được sự phối hợp triển khai các nhiệm vụ từ các cơ quan, đoàn thé nay

và ngược lại nếu Văn phòng có được sự phối hợp nhịp nhàng với các cơquan đoàn thê này thì hiệu quả thực hiện nhiệm vụ sẽ được nâng cao, gópphần nâng cao chất lượng tham mưu, kiến nghị của Văn phòng đối với lãnh

đạo huyện.

1.3.3 Đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính vàthực hiện văn hóa công sở

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Văn phòng là chịu trách nhiệm

về hiệu quả hoạt động của Bộ phận một cửa cấp huyện Đây cũng là một

trong những nhiệm vụ trong công tac CCHC Thông qua Văn phòng, TTHC

sẽ từng bước được rà soát, cắt giảm bớt các thủ tục rườm rà, chồng chéo, tạosự thuận tiện và giảm chi phí thời gian, tiền của của người dân và doanhnghiệp Đặc biệt, Bộ phận một cửa còn là nơi trực tiếp tiếp nhận xử lý hồ sơ

TTHC của người dân và doanh nghiệp.

Với những vai trò nêu trên, năng lực chuyên môn, kỹ năng giao tiếp

ứng xử của các cán bộ, công chức tại Bộ phận một cửa đóng nói riêng và Văn

phòng nói chung là vô cùng quan trọng, có tác động mạnh đến sự hài lòng củangười dân và doanh nghiệp Do đó, dé nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn

phòng HĐND-UBND huyện cần phải từng bước nâng cao hiệu quả của côngtác CCHC và thực hiện tốt văn hóa công sở, góp phần xây dựng một nền hành

chính hiện đại, phục vụ.

33

Trang 38

1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hộiđồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện

1.4.1 Các yéu tô khách quan

Thứ nhất, sự phát triển KTXH

Mức độ phát triển KTXH của địa phương vừa đem lại sự thuận lợinhững cũng đem lại những thách thức đặt ra cho chính quyền địa phương,trong đó có Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện Trình độ KTXH của địaphương phát triển càng cao, thì nhu cầu, đòi hỏi năng lực tư duy, tổng hợp

cũng như sự nhạy bén nắm bắt những thay đổi của đời sống KTXH của địa

phương dé từ đó làm tốt công tác tham mưu, tổng hợp cho HDND-UBND

trong các quyết định chính sách đối với công chức càng lớn.

Đặc biệt, khi đời sống KTXH của địa phương ngày phát triển thì nhu

cầu về chất lượng DVC của người dân và doanh nghiệp đóng trên địa bàn

cũng ngày đòi hỏi ở mức độ cao hơn Do vậy, đây cũng chính là những áp lực

đối với Văn phòng HDND-UBND trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt

động càng lớn Chính vì thế mà thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp vàsự phối kết hợp triển khai với các đơn vị chức năng có liên quan trong cungứng DVC đòi hỏi vai trò không thể thiếu của Văn phòng.

Thứ hai, yếu tố pháp luật

Pháp luật là một trong những yếu tố cơ sở, tạo hành lang pháp lý déVăn phòng cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ theo quy

định Văn phòng HDND- UBND cấp huyện chi có thé hoạt động được thông

suốt khi dựa trên các quy định mang tính pháp lý do các CQNN có thấm

quyền Do đó, nếu chế độ chính trị, hệ thống pháp luật ổn định, đầy đủ,

thường xuyên và liên tục sẽ đảm bảo và sẽ tạo được điều kiện thuận lợi tronghoạt động của Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện.

Thứ ba, yếu to văn hóa, phong tục, tập quán

Văn hóa, phong tục, tập quán là yếu tố khách quan luôn gan liền vớimột phạm vi không gia xã hội nhất định Chúng có ảnh hưởng tương đối lớn,

34

Trang 39

cả tích cực và tiêu cực đến hành vi cũng như phương thức hoạt động của từngcán bộ, công chức Nếu các cán bộ, công chức biết phát huy điểm mạnh, khắc

phục các điểm tiêu cực của văn hóa địa phương vào trong công vụ sẽ góp

phần nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng.Thứ tu, cơ sở hạ tang

Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT BCùng

với xu thế hiện đại hóa hành chính và cách mạng công nghiệp 4.0, công tác

văn thư lưu trữ, hội họp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC đều đã và đang được

xử lý trên các phần mềm máy tính Do vậy, trình độ và mức độ ứng dụng

CNTT sẽ quyết định không nhỏ đến hoạt động của Văn phòng Nếu được đầu

tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, CNTT được ứng dụng hiệu quả thì sẽlà điều kiện thuận lợi cho các hoạt động được hiệu quả và đạt được mục tiêu

đề ra.

1.4.2 Các yếu tổ chủ quan

Thứ nhất, cơ cầu tổ chức của cơ quan

Cơ cau tô chức của Văn phòng hợp lý, thống nhất va được vận hànhmột cách khoa học sẽ tạo nên sự hài hòa cân bang trong co quan, tô chức MộtVăn phòng được tô chức tốt sẽ là cơ sở dé xác định đúng vi trí việc làm, là bệ

phóng dé họ cống hiến những năng lực vốn có cho các hoạt động của cơ quan,

đơn vị Và ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức của Văn phòng có sự chồng chéo,

gây nên sự thiếu hoặc thừa nhân lực sẽ là cản trở rất lớn cho cơ quan, tổ chức

hoạt động được hiệu quả Do đó, cơ cấu tô chức Văn phòng là một trongnhững yếu tố chủ quan mà lãnh đạo Văn phòng cần nhận định để nâng cao

hiệu quả hoạt động của Văn phòng.

Thứ hai, chất lượng nguôn nhân lực:

Chất lượng NNL luôn là yếu tố tiên quyết và cũng là một trong nhữngyếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND cấphuyện Đội ngũ công chức là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động của

35

Trang 40

Văn phòng Do đó, nếu chất lượng đội ngũ NNL không tốt sẽ ảnh hưởng ngayđến hiệu quả hoạt động của Văn phòng HDND-UBND cấp huyện Tuy nhiên,cần nhận định đúng và đủ về chất lượng NNL của đơn vi minh dé xay dungkế hoạch, chiến lược phát triển đội ngũ NNL tương xứng với đòi hỏi của quátrình đổi mới, cải cách.

Thứ ba, quy chế hoạt động của Văn phòng

Đây là yếu tổ vừa mang tinh chủ quan vừa mang tính pháp lý trong nộibộ Ngoài ra, quy chế hoạt động của Văn phòng còn là kim chỉ nam cho các

hoạt động của từng cá nhân trong Văn phòng, bao gồm cán bộ, công chức,người lao động đều cần thuân thủ theo Theo đó, quy chế hoạt động của Vănphòng sẽ bao gồm những quy định mang tính bắt buộc cao, tạo nên sự ràng

buộc giữa các bộ phận và các cá nhân trong Văn phòng với nhau trong việchướng đên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.

của Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện.

Trên cơ sở các van đề lý luận, học viên thực hiện khảo sát thực trạng và

đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòng HDND-UBND huyện Thanh Tri

dựa vào các tiêu chí đánh giá và xem xét các yếu tố ảnh hưởng ở Chương 2.Day sẽ là căn cứ dé học viên xây dựng các giải pháp ở Chương 3.

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN