LỜI MỞ ĐẦULạm phát - một hiện tượng kinh niên của nền kinh tế, trong thời gian gần đây, vấnđề lạm phát đã được quan tâm nhiều hơn ở tất cả mọi người dân, mọi doanh nghiệp, tổ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
-BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
Trang 2DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬNTên đề tài: Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2011.
20/4
2 Lê Thị Trang 25A4031994 Chỉnh sửa bản
Word + Wordchương II
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm về lạm phát và đo lường lạm phát:
1.2 Phân loại lạm phát:
1.2.1 Căn cứ vào mức độ lạm phát
1.2.2 Căn cứ vào định tính
1.3 Tác động của lạm phát:
1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát:
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2011
2.1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2011
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát trong giai đoạn 2010-2011
2.2.1 Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá
2.2.2 Do tính quy luật về quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong năm
2.2.3 Do chính sách xã hội hóa học tập và giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý định hướng giá sang cơ chế thị trường
2.2.4 Do thiên tai
2.2.5 Do tác động của giá cả trên thị trường thế giới
2.2.6 Do tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng
2.2.7 Do tác động của lãi suất
2.2.8 Do biến động của giá vàng và diễn biến tâm lí của người dân
2.2.9 Do vấn đề tiền tệ
2.3 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế
2.3.1 Tác động tiêu cực
2.3.2 Tác động tích cực
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2011
3.1 Chính sách tiền tệ là gì?
3.2 Chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu gì?
3.3 Công cụ của chính sách tiền tệ
3.3.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
3.3.2 Tỷ giá hối đoái
3.3.3 Lãi suất chiết khấu
3.3.4 Hạn mức tín dụng
3.3.5 Nghiệp vụ thị trường mở
3.3.6 Tái cấp vốn
3.4 Chính sách tiền tệ có vai trò gì với nền kinh tế?
3.5 Tổng kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát - một hiện tượng kinh niên của nền kinh tế, trong thời gian gần đây, vấnđề lạm phát đã được quan tâm nhiều hơn ở tất cả mọi người dân, mọi doanh nghiệp, tổ chức.Lạm phát được xem là vấn đề nhạy cảm của các quốc gia, có thể là động lực giúp một nềnkinh tế phát triển xong nó cũng là nguyên nhân phá vỡ sự phát triển nền kinh tế của mộtquốc gia, gây nên những bất ổn từ kinh tế dẫn đến đời sống và ảnh hưởng tới lĩnh vực chínhtrị - xã hội Ở Việt Nam, ảnh hưởng của lạm phát không còn là mới lạ, từ thời kỳ bao cấpnền kinh tế của chúng ta đã bị thiệt hại nặng nề, tiền đồng liên tục mất giá, 3 lần đổi tiền liêntiếp trong thời gian ngắn Bước sang nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề lạm phát đã khókiểm soát lại còn khó khăn hơn với những tác động từ thế giới trên thị trường tiền tệ, giánguyên liệu, gây ra những bất ổn khó lường
Là sinh viên, chúng em thông qua các phương tiện truyền thông với hy vọng tìmhiểu kỹ hơn về lạm phát, về tình hình lạm phát của nước ta trong những năm gần đây và cácbiện pháp, công cụ mà chính phủ sử dụng để kiểm soát lạm phát Vì vậy, nhóm 2 đã chọn đề
tài “Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011” Từ đó có thể hiểu hơn về vấn
đề này, về sự kết hợp của các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của Chính Phủ trongviệc điều hành nền kinh tế vĩ mô
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 2011
-Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá…
Do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót Chúng em mongnhận được những ý kiến góp ý của cô Nguyễn Thị Ngọc Loan - Giảng viên học phần “Kinhtế vĩ mô” để khi trình bày đề tài của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn
Trang 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm về lạm phát và đo lường lạm phát:
Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhàkinh tế trong mỗi công trình của mình các nhà kinh tế đã đưa ra các khái niệm về lạm phát
● Theo Các Mác trong bộ tư bản: Lạm phát là việc tràn đầy các kênh luồng lưuthông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt
● Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: Lạm phát là biểu thị một sự tăng lên củamức giá chung Theo ông: “Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng - giábánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô; tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”
● Milton Friedmen thì quan niệm: “Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”.Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ Ý kiến đó của ông đãđược đa số các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái Keynes tán thành
Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.Giảm phát là sự giảm liên tục của mức giá trung bình theo thời gian
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạmphát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hóa cấu thành tổng sảnphẩm quốc dân Nó chính là GNP danh nghĩa/ GNP thực tế Trong thực tế được thay thếbằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêubiểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội Công thức tính có thể viết như sau:
I p = Σ i p d
Trong đó:
- I p: chỉ số giá cả của cả giỏ hàng
- i p: chỉ số giá cả của từng loại hàng hóa, nhóm hàng trong gió
- d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng, nhóm hàng trong gió Nó phải đánh
cơ cấu tiêu dùng của xã hội
Thường người ta lựa chọn một thời kỳ cố định nào đó làm gốc để tính các chỉ số cáthể và tỷ trọng mức tiêu dùng của các loại hàng hóa Thời kỳ gốc để tính chỉ số cá thể và thời
kỳ gốc để tính tỷ trọng tiêu dùng có thể trùng nhau (cùng một năm gốc) và cũng có thể lựachọn khác nhau (năm gốc cho giá khác với năm gốc có cho cơ cấu tiêu dùng)
Khác với chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất phản ánh sự biến động giá cả đầuvào, thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất Xu hướng biến động giá chi phí tất yếu
sẽ tác động đến xu hướng giá cả hàng hóa thị trường Hiện nay ở Việt Nam chỉ số được dùng
để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng (được tính hàng tháng, quý, năm)
Tỷ lệ lạm phát: là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ Quy mô và sựbiến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
gp=( I p
I p−1−1) x 100Trong đó:
- gp: tỷ lệ lạm phát (%)
- I p: chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu
- I p−1: chỉ số giá cả của thời kỳ trước đó
Trang 61.2 Phân loại lạm phát:
1.2.1 Căn cứ vào mức độ lạm phát.
Người ta thường chia lạm phát thành ba loại tùy theo mức độ của tỷ lệ lạm phát
● Lạm phát vừa phải (mid inflation): là lạm phát ở mức độ thấp còn gọi lạm phát là một
con số, chỉ số lạm phát dưới 10% Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối.Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định Sự
ổn định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không tăng cao,không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn… Có thể nói lạmphát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập Trong thờigian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro Lạm phát ở mức độ nàykhông gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế
● Lạm phát phi mã (strato inflation): xảy ra khi giá cả bắt đầu với tỷ lệ hai hay ba con số
một năm Ở mức phi mã lạm phát làm cho giá cả tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớnvề kinh tế Lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc và không bao giờ cho vay tiền ởmức lãi suất thông thường Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạngkinh tế nghiêm trọng
● Siêu lạm phát (hyper inflation): xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm
phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng rất nhanh, tiền lương thựctế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt độngkinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt hại nghiêmtrọng và sâu sắc, tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra
1.2.2 Căn cứ vào định tính.
● Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:
- Lạm phát cân bằng: tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, tăng phù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Do đó không gây ảnh hưởngđến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói chung
- Lạm phát không cân bằng: tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động Trên
thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra
● Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:
- Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối
dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ lệ của
nó trong các năm tiếp theo Về tâm lý, người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã
có sự chuẩn bị trước Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế
- Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện Loại lạm phát
này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi Từ đó mà loại lạmphát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền
có phần giảm sút
● Trong thực tế lịch sử của loại lạm phát cho thấy lạm phát ở nước ta đang phát triểnthường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn Và cácnhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau:
- Lạm phát kinh liên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm
- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm
Trang 7- Siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
1.3 Tác động của lạm phát:
- Đối với sản lượng và việc làm: Trong thời kỳ ngắn hạn, lạm phát do chi phí đẩy có thểdẫn đến việc tăng sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp giảm Trong dài hạn do sản lượng đạt mứctiềm năng nên lạm phát không có hoặc có rất ít, tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tựnhiên
- Đối với việc phân phối lại thu nhập: Lạm phát xảy ra thì người làm công ăn lương, nhữngngười cho vay bị thiệt hại, còn những người có tài sản, những người đang đi vay là có lợi.Điều này tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa những người đi vay và ngườicho vay, giữa công nhân và nhà tư bản
- Đối với cơ cấu kinh tế: Sự biến động của lạm phát gây khó khăn cho việc xác định mứcsinh lợi chính xác của các khoản đầu tư khiến các nhà đầu tư ngần ngại khi tiến hành đầu tư,nhất là đầu tư vào các dự án dài hạn, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế
1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Lạm phát là sự tăng giá chung của toàn bộ nền kinh tế, mà các yếu tố đưa đến tănggiá lại rất đa dạng phức tạp; mức độ tác động của chúng là có thể rất khác nhau, tùy thuộcvào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế trước và trong quá trình xảy ra lạm phát Dưới đâylà một số nguyên nhân gây ra lạm phát
● Lạm phát cầu - kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặcvượt quá tiềm năng Trong thực tế khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường thấy lượngtiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng giới hạn củamức cung hàng hóa Như vậy, bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền đểmua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trườnglao động đã đạt cân bằng Quan điểm này coi lạm phát như là cầu quá mức đối với nhiều mặthàng trên thị trường
● Lạm phát chi phí đẩy
Ngay cả khi sản lượng chưa đạt tiềm năng nhưng vẫn có khả năng và trên thực tế đã xảy ralạm phát ở nhiều nước, kể cả ở những nước phát triển cao Đó là một đặc điểm của lạm pháthiện đại Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát, vừa suy giảm sảnlượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ” Các cơn sốc giá cả thị
Trang 8trường đầu vào - đặc biệt là vật tư cơ bản (xăng dầu, điện…) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chiphí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đãtăng lên và sản lượng lại giảm xuống Giá cả đầu vào tăng đột biến thường do các nguyênnhân sau: chiến tranh, sự biến động chính trị, kinh tế, thiên tai…
● Lạm phát dự kiến
Trong nền kinh tế tiền tệ, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xuhướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ
lệ tương đối ổn định Tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, và vì mọi người có đã có thể dự
tính trước mức độ của nó nên còn được gọi là lạm phát dự kiến Mọi hoạt động kinh tế sẽtrông đợi và ngắm vào nó để tính toán, điều chỉnh Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hìnhthành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian Những cú sốc mới trong nền kinhtế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng trạng thái ỳ
● Lạm phát tiền tệ
Khi nghiên cứu về cân bằng trên thị trường tiền tệ Ta có MS/P = L.P (i,Y) Xét trong dàihạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (Y) ổn định(Y đạt mức tiềm năng), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi.Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa MS tăng lên thì giá cả (P) cũng sẽ tăngvới tỷ lệ tương ứng, nói cách khác, tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tiền Như vậy, lạm phát làmột hiện tượng tiền tệ Điều này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế gặp phải một cơn sốc(ví dụ giá dầu tăng lên) làm cho tiền thực tế nhất thời giảm xuống Chính phủ cần phải tăngmức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế Nhưng vì sản lượng và việc làmkhông đổi, lãi suất thực tế cũng không đổi, chỉ có mức cung tiền danh nghĩa, giá cả cũngnhư tiền lương danh nghĩa tăng lên Lý thuyết này dựa trên giả định mức cầu tiền thực tếkhông đổi, một giả định chưa có cơ sở chắc chắn và chưa phù hợp với thực tế Tuy nhiên,lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng, không có tiền lạm phát cao nào mà không có sự tăngtrưởng mạnh về tiền tệ Lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao và bất kỳ chínhsách vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng tiến cũng dẫn đến việc giảm tỷ lệ lạm phát và điềunày đặc biệt phù hợp với thời kỳ ngắn hạn
Khi ngân sách thâm hụt lớn, chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danhnghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát (như lạm phát cầu kéo) Và một khi giá
cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới vàlạm phát lại tiếp tục tăng vọt Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêulạm phát Tuy nhiên, chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân qua bán trái phiếu.Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm
Trang 9hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền
để trang trải thì khả năng có lạm phát là điều chắc chắn
● Lạm phát và lãi suất
Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và người đi vay đều có thểchấp nhận được Nếu khác đi sẽ tạo ra mức dư cầu hoặc dư cung và sẽ đẩy lãi suất này vềmức ổn định Nhưng lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát Khi lạm phát thay đổi,lãi suất doanh nghiệp cũng thay đổi theo, để duy trì lãi suất thực tế ở mức ổn định Khi tỷ lệlạm phát tăng lên, lãi suất doanh nghiệp tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, cànggiữ tiền nhiều thì tổn thất càng lớn Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát,tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ gửi tiền vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy rathị trường để mua về hàng hóa có thể dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thịtrường hàng hóa và tiếp tục đẩy giá cao lên
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2011
2.1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2011
Năm 2010:
Tổng cục thống kê
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong cả năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75%
so với tháng 12 năm 2009 Tuy nhiên, xét cụ thể giữa các tháng trong năm thì chỉ số CPIdiễn biến khá bất thường, tháng 1-2010 tăng 1,36%, tháng 2-2010 tăng 1,96%, tháng 3 tăng0,75%, tháng 4 tăng 0,14%, tháng 5 tăng 0,27%, tháng 6: 0,22%, tháng 7: 0,05%, tháng 8:0,23%, tháng 9: 1,31%, tháng 10: 1,05%, tháng 11: 1,86% và tháng 12 tăng 1,98%
Xét về cơ cấu tăng cả năm 2010 theo các nhóm mặt hàng thì tăng cao nhất là nhóm giáo dục(tăng gần 20%); đứng hàng thứ hai là nhóm ăn và dịch vụ ăn uống, tăng tới 16,98%; tiếp đếnlà nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 15,74%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng trên11%; nhóm đồ uống, thuốc lá cũng có mức tăng khá, tới trên 8%, Tuy nhiên nhóm bưuchính viễn thông lại là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010
Năm 2011
Trang 10CPI 10 tháng đầu năm 2011 (%)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm tốc tháng thứ 4 liên tiếp khi chỉ tăng 0,36% trong tháng 10 Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 8/2010.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy lạm phát hạ nhiệt có đóng góp lớn của đà giảm giámột số mặt hàng quan trọng như thực phẩm, dầu diezel… Ở nhóm hàng ăn và dịch vụ ănuống (chiếm quyền số khoảng 40% trong rổ hàng hóa tính CPI), chỉ số giá chỉ số giá chỉtăng nhẹ 0,06%
Trong nhóm này, chỉ số giá thực phẩm tiếp tục xu hướng của tháng trước khi giảm gần0,5% Tuy vậy, việc giá lương thực tăng khá mạnh (1,27%) và khu vực ăn uống ngoài giađình (tăng 0,67%) là nguyên nhân chính khiến mặt bằng giá của nhóm hàng ăn - dịch vụ ănuống vẫn tăng nhẹ so với tháng trước
Cùng với bưu chính viễn thông tiếp tục giảm giá khoảng 0,17%, 2 nhóm hàng quan trọngkhác là nhà ở - vật liệu xây dựng và giao thông cũng giảm nhiệt trong tháng 10 (lần lượtgiảm 0,03% và 0,13%) Trong đó, việc giảm giá các sản phẩm - dịch vụ giao thông có đónggóp của quyết định giảm giá dầu diezel hồi đầu tháng
Các sản phẩm - dịch vụ giáo dục tiếp tục tăng giá 3,2% trong tháng 10 Đây là khu vực cóchỉ số giá tăng mạnh nhất trong tháng Ở các nhóm hàng còn lại, mức tăng đều dưới 1%.Không được tính trong rổ hàng hóa CPI nhưng trong tháng 10, chỉ số giá vàng đã giảm4,22%, trong khi đôla Mỹ tăng 0,39% Tính từ đầu năm, 2 nhóm này đã tăng giá lần lượt24,97% và 1,52%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) mười tháng năm 2011 ước tính tăng 5,76% so với cùng
kỳ năm 2010 CPI cả nước tháng 10 tăng 21,59% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17,05% so với tháng 12 năm 2010.
Tính chung 10 tháng, CPI tăng 18,5% so với cùng kì năm trước
Vậy nguyên nhân lạm phát cao như vậy là từ những yếu tố nào ?
Trang 112.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát trong giai đoạn 2010-2011
2.2.1 Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá
08/11/2010 Chính phủ đặt ra những chi tiêu phát triển không thực tế: 7%-7,5% mỗi năm
trong 5 năm tới và 7%-8% trong 2011-2020 Trong khi đó, kinh tế Việt Nam trải qua nạn
lạm phát 11,75% vào năm 2010 cao hơn tất cả những nước láng giềng Nhà nước không thểnhắm vào mức phát triển kinh tế cao trong khi cần phải chế ngự nạn lạm phát Để đạt đượcmục tiêu phát triển, Chính phủ gia tăng chương trình đầu tư công qua các doanh nghiệp nhànước và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng Do đó có thể nói rằng lạm phát hiện nayphần lớn do sức cầu kéo và mãi đến 18/10/2011, Chính phủ đề xuất giảm xuống còn 6-6,5%
để ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
2.2.2 Do tính quy luật về quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong năm.
Năm 2010
Nhìn vào diễn biến chỉ số CPI giữa các tháng trong năm 2010 ( hình ở trên ) cho thấy, chỉ sốCPI tăng cao chủ yếu vào đầu năm và cuối năm, tập trung là vào dịp trước và sau Tết Dươnglịch cũng như Tết Nguyên đán Đây là khoảng thời gian cầu tăng mạnh do tiêu dùng cuốinăm, dịp Tết, nhưng cung hạn chế do thời tiết, do mùa vụ của sản xuất và một số yếu tốkhác Riêng tháng 12 – 2010 chỉ số CPI tăng cao nhất, tới gần 2% Đóng góp chủ yếu vàocon số này là mức tăng giá ở khu vực và dịch vụ ăn uống, tăng 3,31% (riêng lương thực tăngtới 4,67%) Cũng trong tháng này, giá nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh, tới2,53%
Với năm 2011
Nhìn trên các chỉ số cụ thể từng tháng, CPI năm 2011 có 3 điểm đáng lưu ý
Thứ nhất, đây là năm có mức độ tăng giá trong một tháng rất cao, tháng 4 “vọt” lên mức
3,32%
Thứ hai, ngoài mức tăng đột biến, khoảng cách giữa tháng tăng cao nhất và tháng giảm thấp
nhất cũng rất lớn, lên đến 2,96% (so sánh mức tăng 3,32% với mức giảm 0,36%)
Thứ ba, diễn biến chỉ số giá năm này phá vỡ tính chu kì của các năm trước đó Trong khi
những năm trước, biểu đồ chỉ số giá diễn biến theo hình parabol ngược, tức là tăng cao ởnhững tháng đầu năm và cuối năm dương lịch, tăng thấp hoặc giảm vào những tháng đầuquý 2 và khá ổn định những tháng giữa năm, thì năm này có sự đột biến mạnh trong quý I vàquý II, sau đó giảm tốc mạnh mẽ những tháng cuối năm Nếu để ý kĩ ta thấy rất giống diễnbiến CPI năm 2008
Trang 12Tổng cục thống kê
2.2.3 Do chính sách xã hội hóa học tập và giá một số mặt hàng do nhà nước quản
lý định hướng giá sang cơ chế thị trường.
❖ Chính phủ cho phép điều chỉnh mức thu học phí từ tháng 9 và tháng 10-2010 Bước vào
năm học mới, nhu cầu mua sắm đồ dùng học tập cùng với việc thực hiện lộ trình xã hội vềhọc phí, phần lớn UBND các tỉnh đã điều chỉnh tăng học phí lên mức khá cao, dẫn đến chỉ
số giá của nhóm giáo dục tăng mang tính đột biến Năm 2010, đồ dùng học tập, học phí lànhóm hàng tăng giá cao nhất với mức tăng 19,38%
❖ Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa dịch vụ như:
● Điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 1-3-2010;
● Tăng giá nước sinh hoạt;
● Xăng dầu: thực hiện ba lần điều chỉnh tăng giá trong năm 2010 Tăng đột biến từ16.400đ lên 19.300đ và lên 21.300đ trong năm 2011
● Tăng giá bán than
● Tăng mức lương cơ bản
Cụ thể:
Theo nghị quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, nhà nước cho phép gia tăng giáxăng dầu trong nước cho phù hợp với giá xăng dầu thế giới và giá điện trong nước theo cơchế thị trường Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực kinh tế và trực tiếplàm nạn lạm phát trầm trọng thêm Đây là một hiện tượng chi phí đẩy
SO SÁNH GIÁ ĐIỆN 2009-2010 ( Theo báo Tuổi trẻ online (27/02/2010))
Trang 13Điện ở Việt Nam giá thành cao hơn giá bán Giá điện trung bình tại Việt Nam chỉ bằng mộtnửa so với giá điện của các nước trong khu vực Và mặc dù đã được điều chỉnh tăng giá điệnvào đầu năm, nhưng do thiếu nợ chồng chất hàng ngàn tỉ đồng nên Tập đoàn Điện lực VN(EVN) vẫn tiếp tục đề xuất tăng giá lần hai, với mức dự kiến giá điện sẽ tăng thêm 11%.Đây cũng là một quyết định không hợp thời vì Việt Nam đang phải đối phó với nạn lạm phátcao.