GIẢNG VIÊN TRẦN BÁ THỌ MÃ HỌC PHẦN 24D1ECO50100247 THÀNH VIÊN TRẦN NGỌC MỸ DUYÊN NGUYỄN THÙY LINH HUỲNH MINH THƯ ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN BỘ MÔN KINH TẾ[.]
Trang 1TRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH TẾ
Trang 32.2.1 Tình hình lạm phát của vào năm 2022
Ngày 26-1-2022, trong tuyên bố chính sách, FOMC quyết định giữ nguyên lãi suất quỹliên bang và khẳng định sẽ sớm tìm thời điểm thích hợp để tăng phạm vi mục tiêu của lãisuất Đến tháng 3-2022, sau khi tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng lên 7,9% và tỷ lệ lạm phát lõităng lên 6,4%, FED mới đưa ra quyết định nâng phạm vi mục tiêu đối với lãi suất quỹliên bang lên 0,25 - 0,5% Quyết định này đánh dấu lần tăng lãi suất của FED trong vònghơn ba năm kể từ cuối năm 2018 Giá cả hàng hóa leo thang đã ảnh hưởng nghiêm trọngtới chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới nhiềukhía cạnh của nền kinh tế Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ dần giảm từ tháng 7-2021,xuống chỉ còn 3,8% trong tháng 2-2022 Đây là chất xúc tác quan trọng để FED điều chỉ.Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của FED, tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng nhanh và đạt mứcđỉnh điểm 9,1% trong tháng 6-2022 Để tiếp tục nỗ lực kiềm chế lạm phát, FED tiếp tụcđưa ra quyết định tăng lãi suất quỹ liên bang Sau các động thái thắt chặt mạnh mẽ chínhsách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đã có xu hướng giảm dần Tỷ lệ lạm phát từ 7,7% (tháng10-2022) giảm xuống còn 7,1% (tháng 11-2022), đồng thời tỷ lệ lạm phát lõi đã giảm từ6,6% (tháng 9-2022) xuống còn 6% (tháng 11-2022) Việc chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệlạm phát lõi giảm được xem là cơ sở để FED cân nhắc giảm tốc độ tăng lãi suất cơ bản,bởi động thái tăng mạnh lãi suất có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinhtế và dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế lãi suất.(TS ĐINH THỊ THÙY LINH & LÊ THỊVÂN NGA, 2023)
Mặc dù tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp hơn so với thời điểm cuối năm2021, song việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% vẫn còn là một vấn đề nan giải Ngườitiêu dùng Mỹ vẫn phải đối mặt với các khoản vay với lãi suất cao.
Vào tháng 6 năm 2022, lạm phát toàn phần ở Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong 40 năm là9,1%, thúc đẩy vô số bài báo về nền kinh tế Hoa Kỳ và tác động của nó đối với ví tiềncủa người tiêu dùng Hoa Kỳ Để kiềm chế lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắtđầu tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2022 Giá dầu toàn cầu, đạt mức cao nhất 10 nămtrong nửa đầu năm 2022 do chiến tranh Nga-Ukraine, cũng bắt đầu giảm trong nửa đầunăm 2022 do lo ngại về khả năng xảy ra lạm phát Suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm2023 và sự sụt giảm nhu cầu dầu toàn cầu đã lấn át nỗi lo về nguồn cung dầu không đủ.
Trang 4Nhờ đó, lạm phát giảm dần trong nửa đầu năm 2022, đạt mức 6,5% vào tháng 12 năm2022.
Hình 2.1 Bảng thống kê số liệu lạm phát của Mỹ 6 tháng cuối năm 2022
Bảng trên, được xây dựng bằng cách sử dụng dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ(BLS), mô tả bản đồ nhiệt về lạm phát của Hoa Kỳ theo danh mục từ tháng 6 năm 2022đến tháng 12 năm 2022 Con số lạm phát chung đã giảm dần từ 9,1% vào tháng 6 năm2022 xuống còn 6,5% vào tháng 12 năm 2022.
Thực phẩm: Lạm phát lương thực vẫn tăng ở mức hai con số Tỷ lệ này là 10,4% vào
tháng 12 năm 2022 Lạm phát thực phẩm tại nhà (11,8%) cao hơn so với thực phẩm ở xa(8,3%).
Năng lượng: Giá năng lượng giảm chủ yếu do giá xăng giảm Tuy nhiên, giá điện và gas
vẫn tăng ở mức hai con số.
Tất cả các mặt hàng không bao gồm thực phẩm và năng lượng: Nếu chúng ta loại trừ
thực phẩm và năng lượng, lạm phát vẫn ở mức từ 5,7% đến 6,6% trong khoảng thời giantừ tháng 6 đến tháng 12 năm 2022 Rõ ràng, lạm phát chung là do giá thực phẩm và nănglượng ngày càng tăng.
Bán lẻ và dịch vụ: BLS của Hoa Kỳ cung cấp dữ liệu lạm phát cho hơn 300 danh mục
hàng hóa và dịch vụ Dưới đây là xu hướng lạm phát ở một số danh mục và dịch vụ bánlẻ: Thiết bị, quần áo, đồ nội thất và chăn ga gối đệm cũng như đồ thể thao có lạm phát
Trang 5dưới 5% vào tháng 12 năm 2022; đồ uống có cồn, xe mới và sản phẩm chăm sóc cá nhâncó lạm phát từ 5% đến 10% vào tháng 12 năm 2022; dụng cụ, phần cứng, thiết bị và vậttư ngoài trời, vật nuôi và sản phẩm vật nuôi, dịch vụ vận chuyển và giá vé máy bay có tỷlệ lạm phát hơn 10%.
2.2.2 Tình hình lạm phát của Mỹ năm 2023
Tính đến đầu năm 2023, lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốctế (IMF), lạm phát hàng năm của Mỹ vào năm 2023 dự kiến sẽ giảm xuống 3,5% (vuilòng xem biểu đồ bên dưới) Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát đó vẫn sẽ cao hơn những nămtrước đại dịch Chúng ta có thể tính toán lạm phát hàng năm bằng cách lấy trung bình tỷlệ lạm phát hàng tháng trong một năm Dữ liệu của IMF chỉ ra rằng họ kỳ vọng lạm pháthàng năm ở Mỹ sẽ ổn định trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024.
Vào tháng 6 năm 2023, lạm phát toàn phần giảm xuống 3,0% Lạm phát chung đã liên tụcgiảm trong 12 tháng qua Lạm phát cơ bản (không bao gồm lương thực và năng lượng)giảm xuống 4,8%.
2.2.4 Tình hình lạm phát của Mỹ năm 2024
Theo hãng tin CNBC, báo cáo ra ngày 12/3/2024 của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS)cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ, thước đo phổ biến về giá cả hàng hóa và dịch vụ,tăng 0,4% trong tháng và 3,2% so với cùng kỳ năm trước Mức tăng của tháng 2 đúng
Trang 6như kỳ vọng trước đó, nhưng tỷ lệ lạm phát tính theo năm thì cao hơn một chút so vớimức dự báo 3,1% từ một cuộc thăm dò ý kiến của Dow Jones.
Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng thì CPI cơ bản tăng 0,4% trong tháng 2 và tăng3,8% theo năm Cả hai đều cao hơn 1/10 điểm phần trăm so với dự báo.
Chi phí năng lượng tăng 2,3% đã làm gia tăng mức lạm phát toàn phần Chi phí thựcphẩm không đổi trong tháng, trong khi chi phí về nhà ở tăng thêm 0,4%.
Báo cáo của BLS chỉ ra, mức tăng giá của năng lượng và nhà ở chiếm hơn 60% tổng mứctăng Xăng tăng 3,8% trong tháng 2 trong khi giá thuê nhà tăng 0,4%.
“Lạm phát tiếp tục tăng trên 3% và một lần nữa chi phí nhà ở lại là nguyên nhân chính.Với giá nhà dự kiến sẽ tăng trong năm nay và giá thuê chỉ giảm chậm, sự sụt giảm giánhà được chờ đợi từ lâu sẽ không sớm xuất hiện,” theo Robert Frick, chuyên gia kinh tếdoanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union, cho biết “Các số liệu về lạm phát như củatháng 1 và tháng 2 sẽ không thúc đẩy Fed hạ lãi suất nhanh chóng.”
Giá vé máy bay tăng 3,6%, giá hàng may mặc tăng 0,6% và xe đã qua sử dụng tăng 0,5%.Dịch vụ chăm sóc y tế, vốn giúp thúc đẩy chỉ số CPI tăng cao hơn dự kiến trong tháng 1,đã giảm 0,1% trong tháng 2.
Mức tăng CPI tính theo năm cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với hồi tháng 1, trong khiCPI lỗi tăng giảm 1/10 điểm Ngay sau khi báo cáo về lạm phát được đưa ra, Phố Wall đãphản ứng tích cực với thông tin này ngay từ lúc mở cửa Mặc dù lạm phát đã giảm so vớimức đỉnh điểm hồi giữa năm 2022 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.https://baodautu.vn/chu-tich-fed-tai-khang-dinh-chua-san-sang-giam-lai-suat-
Trong bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn cho phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ tronghai ngày 6/3 và 7/3, Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cho biết các nhà hoạch định chínhsách của cơ quan này vẫn lo ngại đến những rủi ro mà lạm phát gây ra và không muốnnới lỏng chính sách quá nhanh.
"Khi xem xét bất kỳ điều chỉnh nào đối với phạm vi mục tiêu của lãi suất chính sách,chúng tôi sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu sắp tới, triển vọng có thể diễn ra và sự cân bằng rủiro", ông Powell cho biết "Ủy ban (Ủy ban Thị trường Mở Liên bang - cơ quan ấn địnhchính sách tiền tệ của Fed) không nhận thấy việc giảm lãi suất trong phạm vi mục tiêu sẽ
Trang 7là phù hợp cho đến khi họ thấy được niềm tin lớn hơn rằng lạm phát đang hướng tới mụctiêu 2% một cách bền vững".
Những nhận định trên được lấy nguyên văn từ tuyên bố của Ủy ban Thị trường mở Liênbang sau cuộc họp chính sách gần đây nhất kết thúc vào ngày 31/1.
Nhìn chung, bài phát biểu lần này của ông Powell không đưa ra điểm mới nào về chínhsách tiền tệ hoặc triển vọng kinh tế của Fed Tuy nhiên, nó cho thấy rằng các quan chứcFed sẽ đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất dựa trên dữ liệu sắp tới thay vì một lộ trìnhđịnh sẵn.
"Chúng tôi tin rằng lãi suất chính sách của chúng tôi có thể đang ở mức cao nhất trongchu kỳ thắt chặt này Nếu nền kinh tế phát triển rộng rãi như mong đợi, có thể sẽ là thờiđiểm thích hợp để bắt đầu chính sách hạn chế vào một lúc nào đó trong năm nay", ôngPowell cho biết "Tuy nhiên, triển vọng kinh tế là không chắc chắn và tiến độ hướng tớimục tiêu lạm phát 2% của chúng tôi không được đảm bảo", Chủ tịch Fed lưu ý.
Người đứng đầu Fed một lần nữa cho rằng việc hạ lãi suất quá nhanh có thể khiến Mỹthua trong cuộc chiến chống lạm phát và có khả năng phải tăng lãi suất hơn nữa Ngượclại, chờ đợi hạ lãi suất quá lâu cũng sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Thị trường đã đặt nhiều kỳ vọng về việc Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ một cáchmạnh mẽ sau 11 đợt tăng lãi suất với tổng trị giá 5,25 điểm phần trăm kéo dài từ tháng3/2022 đến tháng 7/2023.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, những kỳ vọng đó đã thay đổi sau nhiều cảnh báocủa các quan chức Fed Cuộc họp tháng 1 vừa qua đã giúp củng cố cách tiếp cận thậntrọng của Fed, với tuyên bố rõ ràng rằng việc cắt giảm lãi suất vẫn chưa diễn ra bất chấptriển vọng của thị trường.
Thị trường đang trông đợi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong năm nay vàotháng 6 tới và đây sẽ là 1 trong 4 đợt cắt giảm lãi suất dự kiến trong năm nay với mứcgiảm tổng cộng 1 điểm phần trăm Kịch bản này tích cực hơn một chút so với triển vọngmà Fed đưa ra tháng 12/2023 về 3 đợt cắt giảm lãi suất.
2.3 Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ.
2.3.1 Chiến sự Nga-Ukraine
Trang 8https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-Hàng loạt cú sốc tiếp theo đã xảy đến với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukrainevào tháng 2/2022 Từ góc độ kinh tế, chiến sự Nga-Ukraine không chỉ trực tiếp làm giánđoạn các chuỗi cung ứng liên quan, mà còn là khởi nguồn cho cuộc đối đầu không ngừnggiữa các nước phương Tây và Nga với nhiều biện pháp trừng phạt lẫn nhau, gây hệ quảnghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu Thời gian gần đây các nền kinh tế dường như đãbình tĩnh hơn, với những biện pháp để ổn định và thích nghi dần với bối cảnh này Mặcdù vậy, một khi chiến sự Nga-Ukraine vẫn tiếp tục phức tạp và các biện pháp trả đũa vềkinh tế không ngừng leo thang, triển vọng kinh tế thế giới vẫn còn rất khó đoán định.Ngoại trừ những sai số đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, sai số trong dự báo lạm phát củaIMF đối với các nền kinh tế lớn trên thực tế cũng lớn hơn năm 2021 Việc đánh giá thấpxu hướng tăng của giá lương thực và năng lượng cũng là vấn đề lớn hơn trong công tácdự báo.
Ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine trở nên trầm trọng hơn với sự tăng giá bấtngờ của đồng USD - hậu quả từ những chính sách chống lạm phát quyết liệt trong nướccủa Fed Khi các đồng tiền khác suy yếu (so với đồng USD), chi phí nhập khẩu từ HoaKỳ lại tăng lên, làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát.
https://vtv.vn/the-gioi/cuoc-xung-dot-nga-ukraine-cang-lam-tram-trong-them-lam-phat-Giá thực phẩm đã tăng là không có giảm, hàng hóa và dịch vụ vẫn đắt đỏ hơn Lạm pháttác động tới hành vi tiêu dùng của người châu Âu, các cửa hàng thực phẩm giá rẻ đôngkhách hơn.
Các chuỗi siêu thị giảm bày hàng cao cấp, tăng các sản phẩm không nhãn mác, hoặcmang nhãn hiệu riêng của siêu thị Hàng hóa vẫn dồi dào, chưa khi nào bên bán phải hạnchế lượng mua, chính người tiêu dùng đang phải tự hạn chế lượng mua: chỉ mua đủ dùng,giảm mua đồ không thiết yếu.
2.3.2 Vấn đề tiền tệ
Trang 9Mỹ bơm quá nhiều tiền ra nền kinh tế mà không có biện pháp cân bằng
Nghiên cứu của Morgan Chase cho thấy phần lớn người dân dùng số tiền được phát nàyđi mua sắm khi họ bị hạn chế đến các nhà hàng hay tụ tập Nói cách khác, tiền được tiêucho những sản phẩm hữu hình nhiều hơn là dịch vụ trong khi chính những sản phẩm hữuhình này lại rất nhạy cảm về lạm phát.
Thậm chí Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) dù nâng lãi suất nhưng vẫn chấp nhận mua vàotrái phiếu chính phủ để cung thêm tiền ra thị trường vào tháng trước.
Các nguyên nhân đằng sau đà tăng của lạm phát phải kể đến giá hàng hóa và năng lượngtăng cao do thiếu hụt nguồn cung, xung đột Nga-Ukraine, các gói chi tiêu kỷ lục củachính phủ để kích thích kinh tế, mức lãi suất thấp trong giai đoạn đại dịch COVID-19bùng phát, tình trạng thiếu lao động và các nút thắt trong chuỗi cung ứng.
2.3.3 Thế hệ millennials
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng một tác nhân khác gây ra lạm phát là thế hệmillennials (hay còn gọi là Gen Y, chỉ những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thậpniên 1980 đến đầu thập niên 2000).
Bill Smead, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý đầu tư Smead Capital Management, chorằng nhiều người có nhiều tiền nhưng lại mua quá ít hàng hóa Theo ông Smead, tại Mỹ,
Trang 10có khoảng 92 triệu millennials, chủ yếu trong độ tuổi 27 đến 42 tuổi và nhiều người trongthế hệ này trì hoãn việc mua nhà, mua ô tô, chậm hơn khoảng bảy năm so với hầu hết cácthế hệ trước.
Ông Smead nhấn mạnh Fed có thể thắt chặt tín dụng, nhưng sẽ khó có thể làm giảm sốlượng những người trì hoãn những nhu cầu cần thiết nói trên.
Theo khảo sát của Deloitte, tình trạng mất hứng thú với công việc được coi là một trongba lý do hàng đầu khiến người lao động trẻ bỏ việc trong hai năm qua Một số cuộc khảosát được thực hiện trong hai năm qua cho thấy có tới 60% millennials đang trì hoãn việcmua nhà do các khoản nợ từ thời sinh viên hoặc sự cân nhắc giữa chi phí mua nhà và tiềnlương.
Thế hệ này cũng là những người có gánh nặng nợ nần tăng nhanh nhất Vào tháng Sáu,cuộc khảo sát triệu phú của hãng CNBC đã phát hiện ra rằng thế hệ millennials có khảnăng cắt giảm các khoản mua sắm lớn gấp ba lần so với thế hệ Baby Boomer (thế hệbùng nổ trẻ sơ sinh, gồm những người sinh từ năm 1946 đến 1964).
Sức ép lên thị trường nhà ở do sự thiếu hụt hàng tồn kho do đại dịch và sự cạnh tranh gaygắt cũng đang khiến nhiều người mua tiềm năng ở độ tuổi cuối 20 đến đầu 40 bỏ đi Dùvậy, thế hệ millennials vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường người mua nhà,khi đây là thế hệ lớn nhất tại Mỹ tính theo dân số.
Trong nghiên cứu mới nhất được công bố vào tháng Ba, Hiệp hội Môi giới Bất động sảnquốc gia Mỹ (NRA) cho thấy thế hệ millennials hiện chiếm 43% số người mua nhà.Theo trang web đăng tin cho thuê Apartment List, năm 2020, có tới 18% số người thuộcthế hệ millennials tin rằng họ sẽ trả tiền thuê nhà mãi mãi và từ bỏ quyền sở hữu nhà, caohơn nhiều so với tỷ lệ 10,7% của hai năm trước.
3.Các giải pháp kiềm chế lạm phát.3.1 Những thuận lợi và khó khănThuận lợi.
a Hệ thống tài chính và tiền tệ mạnh mẽ, quyền lực, ảnh hưởng lan rộng đến toàncầu
Trang 11Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng đôla Mỹ Hệthống petrodollar là sự trao đổi dầu lấy đôla Mỹ giữa những nước mua dầu và nhữngnước sản xuất dầu, cho phép Hoa Kỳ sử dụng đồng USD như là đồng tiền thương mạiquốc tế và đồng thời giúp đảm bảo rằng các quốc gia sẽ luôn phải giữ lượng đồng USDđể thanh toán cho dầu mỏ Điều này đã giúp đẩy mạnh giá trị của đồng USD và tăngcường sự ổn định của nó trên thị trường quốc tế.
Petrodollars đã đem đến cho nước Mỹ 3 cái lợi lớn trong thấy:
- Tạo ra nhu cầu toàn cầu, biến đồng dollars Mỹ trở thành một trong những đồng tiền phổbiến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế.
- Làm tăng nhu cầu toàn cầu với chứng khoán nợ Mỹ qua sách lược “tái chế petrodollar”- Khẳng định vị thế độc tôn của đồng USD, duy trì quyền lực của Mỹ trên thị trườngquốc tế.
b Độ linh hoạt và đổi mới trong việc quản lý kinh tế, tiền tệ, rủi ro tài chính và kiểmsoát giá cả
- Mỹ có một nền kinh tế linh hoạt và đổi mới, có khả năng thích ứng với biến động và ápdụng các biện pháp để giảm thiểu tác động của lạm phát Chính phủ Mỹ có khả năng thựchiện các biện pháp chính sách kinh tế để kiểm soát lạm phát, bao gồm việc tăng cườngquản lý chi tiêu công và tăng lãi suất.
- Chính phủ Mỹ có khả năng thực hiện các biện pháp chính sách kinh tế linh hoạt vànhanh chóng để ứng phó với các thách thức về lạm phát.
- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED có quyền lực và linh hoạt trong việc thực hiện các biệnpháp tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát Việc điều chỉnh lãi suất và các biện pháp khác cóthể được thực hiện để đối phó với các áp lực tăng giá.
- Mỹ có các tổ chức quản lý rủi ro tài chính và các cơ quan giám sát có năng lực để giámsát và đối phó với các rủi ro liên quan đến lạm phát và hệ thống tài chính.
c Nền kinh tế đa dạng, sáng tạo và cạnh tranh
Sự đa dạng về ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ cũng là một yếu tốquan trọng giúp kiềm chế lạm phát, vì sự biến động trong một số ngành có thể được cânbằng bằng sự phát triển ổn định của các ngành khác có thể giúp giảm bớt áp lực tăng giá