Phân tích tình hình kinh tế thế giới 1.1 Chỉ tiêu lạm phát Bảng 1.1 Tình hình lạm phát của thế giới giai đoạn 2019-2020 Chỉ tiêu lạm phát % Nguồn: Theo data.worldbank.org Nền kinh tế thế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ
Nguyễn Thị Thanh Thúy Dương Thị Kim Ngân Phan Thị Yến Ngọc
Lý Thị Trúc Phương
Trương Mỹ Ngọc
Võ Khánh Linh
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Tháng 4/2023
Trang 2CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH VĨ MÔ
1 Phân tích tình hình kinh tế thế giới
1.1 Chỉ tiêu lạm phát
Bảng 1.1 Tình hình lạm phát của thế giới giai đoạn 2019-2020
Chỉ tiêu lạm phát (%)
Nguồn: Theo data.worldbank.org
Nền kinh tế thế giới đã phục hồi ở mức tăng tưởng nhờ các động lực chính như dịch bệnh COVID-19 phần nào được kiểm soát, các gói kích thích kinh tế lớn của các quốc gia phát huy tác dụng và sự gia tăng trở lại của cầu tiêu dùng Tuy nhiên, chính những động lực phát triển này cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát cao tại các quốc gia Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế thế giới năm 2021 ở mức 4.3%, cao vượt trội so với con số xấp xỉ 3.2% của tỷ lệ lạm phát trung bình trong cả thời kỳ 2015- 2020 (Hình 1)
Nguồn: Theo tapchitaichinh.vn
Chỉ tiêu lạm phát của Mỹ tăng đáng kể và được dẫn dắt bởi sự gia tăng trong giá năng lượng, thiếu hụt lao động, gián đoạn nguồn cung trong khi cầu tăng mạnh Tại khu
Trang 3vực châu Âu, giá khí đốt và giá điện tăng cao cũng góp phần làm trầm trọng hoá tình hình lạm phát của khu vực
Nền kinh tế Trung Quốc kết thúc năm 2021 với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 8.1% Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát của nước này chỉ xấp xỉ 1.1%, giảm so với con số 2.4% của năm 2020 Một nền kinh tế Đông Á khác cũng tiếp tục duy trì tỷ lệ lạm phát thấp trong năm
2021 là Nhật Bản, tại mức gần bằng -0.16%, tiếp tục thấp hơn tỷ lệ lạm phát -0.02% của năm 2020 Như vậy, trái ngược với xu hướng lạm phát tăng trong năm 2021 của nền kinh tế thế giới, EU và Hoa Kỳ, xu hướng lạm phát giảm diễn ra tại Trung Quốc và Nhật Bản
1.2 Chỉ tiêu thất nghiệp
Bảng Tình hình thất nghiệp thế giới giai đoạn 2019-2020
Chỉ tiêu thất nghiệp (%)
Nguồn: Theo data.worldbank.org
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, trước diễn biến phức tạp và kéo dài của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư khiến tình hình lao động việc làm năm 2021 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020 Lực lượng lao động, số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm trước
1.3 Tăng trưởng kinh tế (GDP tăng trưởng)
Bảng Tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019-2021
Tăng trưởng kinh tế (%)
Nguồn: Theo data.worldbank.org
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp do các biến thể virus mới, kinh
tế thế giới đặc biệt là năm 2021 vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ chiến lược tiêm chủng vắc-xin diện rộng ở các quốc gia và tác động tích cực của các gói kích thích kinh tế Lạm phát thế giới có xu hướng tăng trong năm 2021 do sự hồi phục của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn cầu Tại các nước phát triển, lạm phát có xu hướng tăng từ 0.7% (năm 2020) lên 2.8% (năm 2021); tại các nước mới nổi và đang phát triển cũng tăng lần lượt từ 5.1% (năm 2020) lên 5.4% (năm 2021) do giá hàng hóa tăng
2 Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam
2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP
Bảng: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021
Trang 4Năm 2019 2020 2021 Tốc độ tăng trưởng GDP
Nguồn: Theo data.worldbank.org
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021 có xu hướng giảm mạnh Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế chịu cú sốc ban đầu về nguồn cung, sau đó
là những tác động giảm mạnh về cầu tại các quốc gia là đối tác thương mại và đầu tư chính của Việt Nam Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế Thiệt hại kinh tế có thể tính từ năm 2020 và nếu tính cả 2 năm (2020 - 2021) lên tới 847 nghìn tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,58% - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19
2.2 Tỷ lệ lạm phát
Bảng: Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021
Nguồn: Theo data.worldbank.org
Tỷ lệ lạm phát có sự biến động qua các năm, năm 2020 là năm đại dịch Covid - 19
có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định
ở mức 4%
Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19, lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam về cơ bản bình quân năm 2020 có tăng nhẹ 2.31% so với bình
quân năm 2019 Điều này đã đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4% Đối với nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã điều hành, chỉ đạo đúng đắn và kịp thời để được Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn với những chỉ số vĩ mô được đảm bảo
2.3 Tỷ lệ thất nghiệp
Bảng: Tình hình thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021
Trang 5Năm 2019 2020 2021
Nguồn: Theo data.worldbank.org
Nhìn chung qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng dần qua các năm, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc tới tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới Tình hình việc làm tại Việt Nam cũng bị tác động không nhỏ trong đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2021 lên tới 3,22%, dù Chính phủ đã có chính sách linh hoạt để duy trì sản xuất trong đại dịch Bên cạnh đó, nguồn cung lao động cho thị trường cũng giảm do lao động quay trở về quê vì lo sợ dịch bệnh hoặc phải cách ly dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lao động ở nhiều doanh nghiệp
2.4 Tỷ giá hối đoái
Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng Giai đoạn năm 2021, dù dịch bệnh khó khăn, hầu hết các đồng tiền trên thế giới và khu vực bị mất giá, thì VNĐ vẫn là một trong số ít đồng tiền lên giá so với đồng tiền có giá trị tham chiếu là USD Điều này cho thấy niềm tin vào VNĐ đang ngày được củng cố nhờ sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước
2.5 Cán cân thương mại
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19, nhưng với nỗ lực vượt bậc trong năm 2020, Việt Nam vẫn đạt được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch xuất - nhập khẩu Tổng trị giá xuất - nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019 Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0% tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% tương ứng tăng 9,31 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD
2.6 Chính sách tài khoá
Từ năm 2019-2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội, tạo sức ép rất lớn đến cân đối ngân sách nhà nước Trong bối cảnh đó, các chính sách tài khóa đã được nới lỏng với mục tiêu tập trung nguồn lực cho phòng, chống đại dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn Về nguồn thu ngân sách nhà nước, Việt Nam thực hiện quản lý nguồn thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng mức thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế
2.7 Chính sách tiền tệ
Năm 2019-2021, cùng các giải pháp điều hành kinh tế chung của Chính phủ, điều hành chính sách tiền tệ được đánh giá là đi đúng hướng kiểm soát lạm phát Ðịnh hướng từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục bám sát diễn biến tình
Trang 6hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Các chính sách đã ban hành như: gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2021; tiếp tục thực hiện giảm mức thu phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; giảm tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
3 Phân tích tình hình nghành
Dựa vào bảng phân tích ngành ở trên cùng với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và tác động đến các ngành tại Việt Nam nói riêng
Qua phân tích các chỉ số trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn 3 ngành đó là ngành
Công nghệ thông tin, Hàng tiêu dùng và Tài chính Lý do chọn ngành:
3.1 Ngành Công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng so với mọi nghành nghề dịch vụ kinh tế tài chính, đời sống, xã hội Không chỉ tại Nước Ta mà trên quốc tế, công nghệ thông tin trở thành động lực thôi thúc sự tăng trưởng kinh tế tài chính những nước Tạo ra những ngành nghề mới tương quan có giá trị ngày càng tăng cao, xử lý việc làm tốt cho người lao động Chính thế cho nên, lúc bấy giờ ở nước ta việc ứng dụng công nghệ thông tin vào những
ST
T
201 9
202 0
202 1
201 9
202 0
202 1
201 9
202 0
202 1
thông tin
6,74 2,5 4,38 6,74 21,5
4
dùng
và y tế
15,1 7,64 7,93 15,1 11,6
1
11,9 1
0,0 1
0,0 1
0,0 1
dùng
7,64 6,34 6,15 13,7
6
11,7 4
11,1 4
0,0 1
0,0 1
0,0 1
liệu
3,15 3,73 6,5 10,5
4
7,85 12,7
3
5
11,6 2
13,3 7
đồng
7,86 7,05 8,22 13,6
8
11,8 13,7
7
0,0 1
0,0 1
0,0 1
3
12,7 7
13,7 3
26,1 8
21,5 4
22,4 7
Trang 7nghành nghề dịch vụ kinh tế tài chính, xã hội luôn được chú trọng và tập trung chuyên sâu góp vốn đầu tư mạnh
Năm 2021 tổng doanh thu ngành CNTT-VT đạt 136,153 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020 Số lượng DN công nghệ số tại Việt Nam trong năm 2021 đạt 64.000 DN, tăng 9,5% so với năm 2020 Chỉ số EPS của ngành nhìn chung không có sự thay đổi Chỉ số ROA năm 2020 giảm 4,24% so với năm 2019, đến năm 2021 thì có xu hướng tăng 1,88%
so với năm 2020 Nhưng chỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngành năm 2020 tăng mạnh 14,8% so với năm 2019 và giảm mạnh 13,9% vào năm 2021 Công nghệ thông tin có mặt ở khắp mọi nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội CNTT hiện là ngành được đầu tư và chú trọng phát triển ở mọi Quốc Gia từ những nước nghèo tới các nước công nghiệp phát triển, Việt Nam chúng ta đang dần hòa nhập với sự phát triển trong khu vực và trên thế giới
3.2 Ngành Tài chính
Năm 2021, tốc độ tăng GDP đạt 2,58% so với năm 2020, phục hồi mạnh mẽ theo hình chữ V, lạm phát được kiểm soát, tạo điều kiện thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh Chỉ số ROA của ngành tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể năm 2020 giảm 0,03% so với năm 2019 và đến năm 2021 tăng 1,28% so với năm 2020 Về chỉ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, năm 2020 tăng 0,17% so với năm 2019; đến năm 2021 tăng 1,75% so với năm 2020
Tài chính trở thành công cụ hữu hiệu điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô Chính sách tài chính đã tạo ra nhiều công cụ đa dạng hóa việc huy động nguồn lực cho phát triển đất nước Bên cạnh việc tiếp cận nguồn vốn ODA, tiếp cận nguồn vốn đầu tư trực tiếp, chúng ta mở thêm nhiều kênh huy động vốn mới- không chỉ huy động vốn trong nước mà còn huy động
cả nguồn lực từ nước ngoài qua nhiều hình thức khuyến khích đầu tư, xã hội hóa, thúc đẩy
sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán Có thể nói, 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Tài chính Việt Nam luôn vững bước qua các giai đoạn lịch sử của đất nước và đã có những bước đột phá mạnh mẽ để tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia.
3.3 Ngành Hàng tiêu dùng
Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đối với riêng nước ta, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có vai trò then chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Doanh thu của ngành đóng góp lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của nước ta Quá trình phát triển kinh tế của nước ta có thể đi đến chặng đường hôm nay một phần là nhờ hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng mang lại Sản xuất hàng tiêu dùng cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương, buôn bán của Việt Nam trên trường quốc tế Thúc đẩy việc hợp tác, hòa nhập với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Bên cạnh đó, do đặc thù dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn
Chỉ số ROA của ngành giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2020 giảm 1,3% so với năm 2019 và đến năm 2021 lại giảm 0,19% so với năm 2020 Chỉ số ROE của ngành có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể là năm 2020 giảm 2,02% so với năm 2019 và đến năm
2021 giảm 0,6% so với năm 2020
Trang 8Việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã giúp nước ta giải quyết được tình trạng thất nghiệp của người dân Đáp ứng đầy đủ về các mặt hàng cần thiết cho nhân dân trên thị trường Góp phần nâng cao đời sống cho người dân Việt Nam Nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng của con người luôn ở mức cao, là sản phẩm cần thiết đối với đời sống con người Vì thế, hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng được đẩy mạnh để phát triển hơn, tầm quan trọng cũng ngày càng được nâng cao hơn
4 Phân tích tình hình công ty
4.1 Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI – HOSE) được thành lập vào tháng 12/1999 và là một trong những Công ty hoạt động lâu đời nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam Với ưu thế vượt trội về nhân lực, mạng lưới đối tác và tiềm lực tài chính, cho tới nay, SSI đã vững vàng ở vị trí công ty chứng khoán số 1 với giá trị thương hiệu và uy tín hấp dẫn nhất thị trường
Là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, SSI hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ tài chính lớn bao gồm Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Cá nhân, Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức, Quản lý quỹ đầu tư, Dịch vụ Ngân hàng đầu tư, Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính
Tự hào là công ty chứng khoán luôn đi tiên phong trong việc đổi mới, sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp các giá trị tốt nhất, cạnh tranh nhất cho khách hàng, các mảng kinh doanh của SSI đều hoạt động rất hiệu quả, mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính, toàn diện, hoàn hảo và sáng tạo Nhờ đó, SSI không ngừng thu hút được không những sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước, mà còn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện
hành
Hiệu quả tài sản
Chỉ tiêu sinh lợi
Hệ số thu nhập trên vốn đầu
tư (ROIC)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản(ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên
VCSH(ROE)
Trang 9Dựa vào các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty cho ta thấy tình hình thanh toán chung của công ty với các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh (sau khi trừ
đi hàng tồn kho) Nhìn chung, khả năng thanh toán nhanh có sự biến động, năm 2020 tăng 0,21% so với năm 2019, đến năm 2021 giảm 0,14% so với năm 2020 Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty qua các năm đều tăng cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản. Nhìn vào chỉ tiêu sinh lợi cho ta thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt và lãi ổn định
Điểm
mạnh
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Sản phẩm đầu tư và dịch vụ chất lượng
Mạng lưới quan hệ rộng khắp để tiên phong phát triển công nghệ thông tin
Cơ hội
Triển vọng vĩ mô tốt
Kì vọng vào tương lai
Điểm
yếu
Sức ép về doanh số
Một số nhân viên chưa phân tích được tình hình thị trường, chưa đưa ra lời tư vấn giúp ích cho khách hàng
Thách thức
Trên thị trường có nhiều cuộc cạnh tranh
về phí
Có nhiều đối thủ cạnh tranh
4.2 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet hàng đầu khu vực
Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam cùng mong muốn lớn lao mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của Công ty, FPT Telecom đang nỗ lực thực thi Chiến lược “Mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng” trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa cốt lõi
“Lấy khách hàng làm trọng tâm” và nền tảng sức mạnh công nghệ FPT, từ đó tiên phong trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số có trải nghiệm khách hàng vượt trội, tốt nhất tại Việt Nam FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành tại Việt Nam
và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu Hiện công ty có 46 văn phòng tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn không ngừng nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng Với hơn 30 năm hoạt động và phát triển, công ty đã gặt hái được không ít những thành tựu nổi bật. Doanh thu của công ty trong năm 2019 đạt 27.717 tỷ đồng Tổng số cán bộ nhân viên của công ty hiện nay hơn 28.700 người
Tỷ suất sinh lời trên DT
(ROS)
Trang 10Bảng số liệu trên cho ta thấy được rằng khả năng thanh toán của công ty bao gồm cả
khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành đang ở mức ổn định qua các năm, cụ thể là khả năng thanh toán nhanh tăng đều từ 2019-2021 Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty được thể hiện thông qua vòng quay tổng tài sản, năm 2020 tăng 0,04% so với năm 2019 và đến năm 2021 tăng 0,09% so với năm 2020 Về chỉ tiêu sinh lợi thì các chỉ số
có tăng và giảm không đều qua các năm, tuy nhiên mức giảm là rất thấp nên không ảnh hưởng lớn
MA TRẬN SWOT
Điểm
mạnh
Đội ngũ nhân viên xuất sắc, có trình độ cao
Thương hiệu nổi tiếng
Cơ hội
Lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển
Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho tập đoàn FPT xâm nhập thị trường quốc tế
Điểm yếu
Đầu tư chưa hiệu quả,
bị phân bổ nhiều và chưa hợp lý
Dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Thách thức
Mức độ cạnh tranh cao
Rủi ro hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
4.3 Công ty CP Thực phẩm Bích Chi – BCF
Được thành lập vào năm 1966, trải qua những năm tháng dựng xây, phát triển và không ngừng đổi mới, Công ty CP Thực phẩm Bích Chi đã nhanh chóng khẳng định được
Khả năng thanh toán
Hiệu quả tài sản
Chỉ tiêu sinh lợi
Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
Tỷ suất lợi nhuận trên