1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ kinh tế các nước asean đề tài phân tích về mối quan hệ đa phương giữa việt nam trung quốc trong giai đoạn 2015 2020

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu phụ, là nơi giao nhận, thông thương một số lượng lớn hàng hóa xuất - nhập k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN CUỐI KỲKINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VỀ MỐI QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG GIỮAVIỆT NAM – TRUNG QUỐC

TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC

Trang Bảng 1.1 Kim ngạch thương mại Việt – Trung năm 2018 – 2020

Bảng 2.1 Tình hình dòng vốn FDI từ Trung Quốc đến tháng 10/2020

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cách đây vừa tròn 70 năm, ngày 18/01/1950 đã đi vào lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc như một mốc son quan trọng Sau khi được thành lập không lâu, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Trong chặng đường 70 năm phát triển, hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh, dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước

Đặc biệt, kể từ khi bình thường hóa năm 1991 đến nay, quan hệ Việt - Trung đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc phòng Giao lưu và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức linh hoạt Qua các chuyến thăm và tiếp xúc, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, là định hướng chiến lược nền tảng, lâu dài cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt - Trung Hai bên đã xác định phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005)

Với sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung những năm qua duy trì đà phát triển ổn định và đạt được nhiều tiến triển mới Tính đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập được gần 60 cơ chế giao lưu, hợp tác từ Trung ương tới địa phương liên quan đến gần như tất cả các lĩnh vực, phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước.

Mục tiêu nghiên cứu chính:

1 Phân tích và làm rõ mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc2 Phân tích sự đầu tư qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc

3 Phân tích mối quan hệ về chính trị - văn hoá – y tế - giáo dục giữa Việt – Trung

4 Giao lưu văn hoá – du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trang 5

CHƯƠNG 1

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC1.1 Dẫn Nhập

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời, truyền thống Quan hệ Việt - Trung ngày càng được củng cố, phát triển và mang lại lợi ích xã hội kinh tế cho cả hai bên Với sự hợp tác phát triển không ngừng của hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác thương mại - kinh tế đến nay Trung Quốc trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam với nhiều dự án đầu tư quy mô lớn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu phụ, là nơi giao nhận, thông thương một số lượng lớn hàng hóa xuất - nhập khẩu giữa hai nước Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2019, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ ngoại thương, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế là thị trường lớn nhất và là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt 100 tỷ USD trở lên

Như vậy, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của cả nước trong năm 2019 Cán cân thương mại của nước ta với Trung Quốc trong năm 2019 thâm hụt lên tới hơn 34 tỷ USD.

1.2 Kim ngạch thương mại Việt – Trung ngày càng gia tăng mạnh mẽ

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là hơn 106 tỷ USD, tăng 12,7 tỷ USD so với năm 2017 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 41 tỷ USD, tăng gần 5,9 tỷ USD so với năm 2017 Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hơn 65 tỷ USD, tăng hơn 6,8 tỷ USD.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 116,866 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam là 41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,45 tỷ USD

Trang 6

So với năm 2018, kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng thêm hơn 10 tỷ USD.

Bước sang năm 2020, dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn phát triển lên mức 133 tỷ USD Việt Nam xuất sang Trung Quốc hàng hóa trị giá hơn 48,9 tỷ USD (tăng 17,95%) và nhập hơn 84 tỷ USD hàng hóa của nước láng giềng này (tăng 11,55%).

NămTổng kim ngạch xuất- nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc

Xuất khẩu sang

Bảng 1.1: Kim ngạch thương mại Việt – Trung năm 2018-2020, đơn vị tỷ USD

Theo số liệu tổng hợp từ tổng cục thống kê, tổng cục hải quan (Việt Nam)

1.3 Tình trạng nhập siêu vẫn tiếp tục kéo dài do nhiều nguyên nhân

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001), do nhập khẩu có quy mô lớn và tốc độ tăng cao hơn xuất khẩu, nên nhập siêu từ Trung Quốc lớn nhất trong các thị trường mà Việt Nam có quan hệ thương mại và đang có xu hướng tăng lên Tình trạng này do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, do Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô tổng GDP lớn thứ 2 thế giới (năm 2020 đạt 14,72 nghìn tỷ USD, chiếm 17,4% toàn cầu); có GDP bình quân đầu người đạt 10.435 USD (nếu tính PPP đạt 17.211 USD); có tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp - thủy sản chỉ còn 7,7%; có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới (năm 2020 đạt 2723,3 tỷ USD và tiếp tục tăng cao), có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới (2357,1 tỷ USD).

Thứ hai, Trung Quốc còn là nước có quy mô dân số đông nhất thế giới, có đường biên giới dài rộng với Việt Nam, với nhiều cửa khẩu và chợ biên giới mà dân cư 2 bên có thể

Trang 7

chi tiêu chung đồng tiền của 2 nước Cơ cấu GDP của Trung Quốc đang có xu hướng chuyển mạnh sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm mạnh và còn ở mức thấp nên đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất các mặt hàng công nghiệp giá trị cao.

Thứ ba, có một nguyên nhân quan trọng là chênh lệch giữa tỷ giá sức mua tương đương và tỷ giá thực tế của Việt Nam lớn hơn của Trung Quốc (2,44 lần so với 1,65 lần) Bên cạnh những mặt tích cực, trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức với thị trường rộng lớn này Do nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn và ngày càng tăng nên chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này dẫn đến nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam còn có tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ” Khi Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách Zero Covid đã thường xuyên xảy ra là nhiều hàng nông sản bị ùn tắc lớn ở các cửa khẩu gây thiệt hại lớn cho người nông dân và DN trong nước.

Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế đã khuyến cáo, Việt Nam nên đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu để tránh đứt gẫy nguồn cung, cũng như đẩy mạnh được xuất khẩu.

Trước mắt, Việt Nam cần tận dụng triệt để các Hiệp định thương mại đã ký kết với các thị trường khác trên thế giới để đẩy mạnh xuất, nhập khẩu tránh lệ thuộc vào một thị trường duy nhất Từ đó mới cân bằng được cán cân thương mại tiến tới phát triển kinh tế một cách bền vững.

1.4 Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc

1.4.1 Nhập khẩu

Cho đến nay, Việt Nam thường xuất khẩu những gì sang thị trường Trung Quốc và nhập khẩu trở lại những gì từ thị trường này? Là một thị trường liền kề, có chung đường biên trên bộ dài trên 1.000 km, lại có nền kinh tế phát triển và một thị trường xấp xỉ 1,4 tỷ dân với đòi hỏi về chất lượng hàng hóa không quá khắt khe, nên Việt Nam mong muốn xuất nhập khẩu nhiều với Trung Quốc là tất yếu.

Trang 8

Theo Tổng cục Thống kê, trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam So với tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường của Việt Nam, nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2019 chiếm 29,8%, năm 2020 chiếm 32% Đây là tỷ trọng tăng lên và lớn hơn nhiều so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan,…).

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam có tốc độ tăng cao, năm 2019 tăng 15,2%, năm 2020 tăng 11,6% Mức tăng tuyệt đối về nhập khẩu từ Trung Quốc khá lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức tăng nhập khẩu của cả nước (2019 tăng 9,95 tỷ USD, chiếm 59,6%; 2020 tăng 8,72 tỷ USD, chiếm 93,8).

Mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có nhiều, trong đó có 14 mặt hàng đạt quy mô lớn (trên 1 tỷ USD) Lớn nhất là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Vải; Điện thoại và linh kiện; Sắt thép; Sản phẩm chất dẻo, hóa chất; Nguyên phụ liệu dệt may, giày dép; Dây điện và dây cáp điện Trong các mặt hàng này, có những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, vải.

Như vậy, với kết quả này, quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2019 của Việt Nam đạt mức tăng khá cao 36,69 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng tới 52,44 tỷ USD của năm 2018.

Năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018 Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu là 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu là 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018.

1.4.2 Xuất khẩu

Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2016 là 21,97 tỷ USD, chiếm 12,4%; năm 2017 là 35,46 tỷ USD, chiếm 16,8%; năm 2018 là 41,37 tỷ USD, chiếm 17%; năm 2019 là 41,46 tỷ USD, chiếm 15,7%; năm 2020 là 48,91 tỷ USD, chiếm 17,3%

Trang 9

Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc rất đa dạng, trong 45 mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, có 30 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, đặc biệt có 11 mặt hàng đạt trên 11 tỷ USD (máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện; điện thoại và linh kiện; rau quả; xơ sợi; giày dép; dệt may…) 45 mặt hàng chủ yếu trên được chia thành 3 nhóm quan trọng Đáng quan tâm nhất là nhóm mặt hàng nông, lâm - thủy sản có kim ngạch đạt 8,21 tỷ USD Do vậy, sự tăng, giảm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào Trung Quốc sẽ tác động lớn đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Covid-19 đã khiến Trung Quốc hạn chế thông thương, khiến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng lớn.

1.5 Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Điện thoại các loại và linh kiện

Tháng 3/2020 xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá 5,32 tỉ USD, tăng 9,2% so với tháng trước; đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quí I/2020 đạt 12,88 tỉ USD, tăng 6,2% so với cùng kì năm 2019.

Lũy kế ba tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU (28 nước) đạt 2,95 tỉ USD, giảm 13,4%; xuất khẩu sang Mỹ đạt trị giá 2,67 tỉ USD, tăng 1,1%; sang Trung Quốc đạt 1,98 tỉ USD, tăng gấp 3,87 lần; sang Hàn Quốc đạt 1,23 tỉ USD, giảm 1,4%… so với cùng kì năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện

Trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 3 đạt 3,69 tỉ USD, tăng 34,5% so với tháng trước; đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2020 đạt 9,08 tỉ USD tăng 28,7% so với cùng kì năm 2019.

Trong ba tháng đầu năm, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 2,58 tỉ USD, tăng mạnh 45,9% so với cùng kì năm trước; sang thị trường EU (28 nước) đạt 1,17 tỉ USD, giảm 5,4%; sang Mỹ đạt gần 1,96 tỉ USD, tăng gấp hơn 2 lần; sang Hong Kong đạt 686 triệu USD, tăng 24,5%; sang Hàn Quốc đạt 628 triệu USD, giảm 12%…

Hàng dệt may

Trang 10

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 3 đạt 2,34 tỉ USD, tăng 4,7% so với tháng trước Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2020 đạt 7,03 tỉ USD, giảm 1,4% so với cùng kì năm trước.

Trong quý I, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 3,3 tỉ USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kì năm trước và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; đứng thứ hai là Nhật Bản với 914 triệu USD, tăng 2%; EU (28 nước) đứng thứ ba với 806 triệu USD, giảm 6,1%…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

Xuất khẩu nhóm hàng này tháng 3/2020 đạt 1,96 tỉ USD, tăng 18,9% so với tháng trước Tính đến hết tháng 3 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 5,1 tỉ USD, tăng 28,2% so với cùng kì năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong ba tháng đầu năm 2020 chủ yếu gồm Mỹ với 1,6 tỉ USD, tăng mạnh 65,2%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 843 triệu USD, tăng 37,8%; Hàn Quốc với gần 500 triệu USD, tăng 50,5% so với cùng thời gian năm 2019; Nhật Bản với 495 triệu USD tăng 10%…

Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su)

Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,62 tỉ USD, tăng 32,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong ba tháng đẩu năm đạt 3,98 tỉ USD, tăng 0,3% so với cùng kì năm trước.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2020 với 1,15 tỉ USD, giảm 14,7% so với cùng kì năm 2019; tiếp theo là thị trường EU (28 nước) là 684 triệu USD, tăng 5,5%; sang Mỹ với 402 triệu USD, tăng 7%…

Giày dép các loại

Trang 11

Xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 3/2020 đạt 1,39 tỉ USD, tăng 2,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong quý I/2020 đạt 4,15 tỉ USD, tăng 5,7% so với cùng kì năm 2019

Mỹ và EU là hai thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong quý I/2020 với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 1,56 tỉ USD (tăng 10%) và 1,05 tỉ USD (giảm nhẹ 0,7%)

Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang hai thị trường chính đạt 2,61 tỉ USD, chiếm 62,7% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Gỗ và sản phẩm gỗ

Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt trị giá 986 triệu USD, tăng 32% so với tháng trước Tính đến hết tháng 3 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 2,58 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kì năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ trong ba tháng/2020 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Mỹ với trị giá 1,3 tỉ USD, tăng 26,1% so với cùng kì năm trước; sang Nhật Bản với 324 triệu USD, tăng 7,1%; sang Trung Quốc với 332 triệu USD, tăng 35,5%…

Phương tiện vận tải và phụ tùng

Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 770 triệu USD, tăng 4,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong ba tháng/2020 đạt 2,21 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kì năm 2019.

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2020 gồm Nhật Bản với trị giá đạt 611 triệu USD, giảm 4%; sang Mỹ đạt 409 triệu USD, tăng 14,5%; sang Singapore đạt trị giá 151 triệu USD, giảm 21,9%…

Hàng thủy sản

Trị giá xuất khẩu trong tháng là 629 triệu USD, tăng 25,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong ba tháng đầu năm 2020 đạt 1,61 tỉ USD, giảm 9,7% so với cùng thời gian năm 2019.

Trang 12

Hàng thủy sản trong ba tháng tính từ đầu năm 2020 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 313 triệu USD; tăng 2,2%; Mỹ 286 triệu USD, tăng 1,2%; EU (28 nước) với 242 triệu USD, giảm 13,2%; Trung Quốc 140 triệu USD, giảm 27,6%…

Sắt thép các loại

Lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 3/2020 đạt 816 nghìn tấn, với trị giá đạt 454 triệu USD, tăng 18,1% về lượng và tăng 18,3% về trị giá Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong ba tháng từ đầu năm 2020 đạt 1,99 triệu tấn, trị giá 1,1 tỉ USD, tăng 12,8% về lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Tính đến hết tháng 3/2020 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 364 nghìn tấn, giảm 18,6%; Malaysia 202 nghìn tấn, tăng 16,9%; Indonesia 196 nghìn tấn, giảm 10,3%; Thái Lan 181 nghìn tấn, tăng 68,3%… Túi xách, ví, vali, mũ và ô, dù

Trị giá xuất khẩu trong tháng là 304 triệu USD, tăng 21% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong ba tháng đầu năm nay đạt 847 triệu USD, tăng nhẹ 0,9% so với cùng thời gian năm trước.

Trong ba tháng tính từ đầu năm 2020, mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ và ô, dù chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ với 344 triệu USD, giảm nhẹ 0,1%; Nhật Bản: 112 triệu USD; tăng 6,7%…

1.6 Tác động của Covid-19 tới thương mại Việt – Trung

Là quốc gia có đường biên giới dài với Trung Quốc, ngay từ đầu đợt dịch Covid-19 (đầu năm 2020), công tác phòng, chống dịch của Việt Nam luôn ở mức cao hơn so với các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việc thực hiện hàng loạt các biện pháp cứng rắn, nghiêm ngặt để ngăn dịch bệnh lây lan, như: hạn chế xuất - nhập cảnh, tạm ngừng hoạt động trao đổi cư dân qua biên giới, cách ly các thành phố, hạn chế lưu thông tại hầu hết các địa phương của Trung Quốc và không có lực lượng hải quan, giao nhận hàng tại các cửa khẩu dẫn đến khả năng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, trước mắt và trực tiếp nhất là xuất khẩu các mặt hàng nông sản mùa vụ (như: thanh long, dưa hấu) Tác động đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu

Trang 13

phụ thuộc vào thời gian dịch bệnh kéo dài Nhập khẩu từ Trung Quốc cũng có xu hướng giảm do hoạt động sản xuất đang bị ngưng trệ.

Điển hình, tình trạng ùn tắc, dư cung cục bộ sẽ diễn ra do hạn chế giao dịch tại các cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường khổng lồ của nông sản Việt Nam, hàng năm lượng hàng xuất sang Trung Quốc chiếm 22%-25% kim ngạch xuất khẩu Trong đó, có một số nhóm nông sản, thị trường Trung Quốc chiếm phần lớn.

Việc xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn khi thông thương nội địa và quốc tế của Trung Quốc bị đình trệ Nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng thông báo tới các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tạm dừng giao hàng Cùng với đó, việc Việt Nam tạm dừng đường bay với các sân bay Trung Quốc cũng cản trở hoạt động giao dịch, trao đổi, làm việc giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý hai bên trong lĩnh vực thương mại nông sản Với các mặt hàng nông, lâm - thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, đáng ngại nhất là thủy sản, rau quả… Ngoài việc đây là những mặt hàng có kim ngạch lớn, có một số mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu tiểu ngạch lớn, thì việc bảo quản thường khó khăn, dễ bị hư thối khi không kịp xuất khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 01/2020, tổng trị giá xuất - nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc sơ bộ đạt 8,29 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng 12/2019 và giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2019 Đáng chú ý, xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 2,75 tỷ USD, giảm 35,3% so với tháng 12/2019 và nhập khẩu đạt 5,54 tỷ USD, giảm 20,1% Còn thống kê theo giá trị trung bình theo ngày làm việc (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ quốc gia) trong tháng 1/2020 cho thấy, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 130,52 triệu USD/ngày, giảm 20,18% so với tháng 12/2019, nhưng tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất - nhập khẩu với Trung Quốc giảm trong tháng 1 so với tháng 12/2019, ngoài lý do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của hai nước kéo dài và rơi vào tháng Giêng, còn do dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động kinh tế và sản xuất của Trung Quốc gần như bị tê liệt Điển hình, trong 3 ngày làm việc sau nghỉ Tết Nguyên đán (30-31/01/2020 và 03/02/2020), tổng trị giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang

Trang 14

Trung Quốc đạt 82,1 triệu USD/ngày, chỉ bằng 63% ngày làm việc thông thường trong tháng 01/2020.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, bị ảnh hưởng nặng nhất là nông sản Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 03/02/2020, ngành hàng đầu tiên chịu tác động là sản phẩm hoa quả, cụ thể là mặt hàng thanh long và dưa hấu đang gặp nhiều khó khăn Đây là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong số các nông sản xuất sang Trung Quốc trong dịp Tết và đang bị ứ đọng tại biên giới Việt - Trung do hai bên đều hạn chế giao dịch Hai mặt hàng khác cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang Trung Quốc, đó là sữa và thủy sản Do ảnh hưởng của Covid-19, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc ngừng trệ, kéo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 01/2020 xuống 644 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019 Các hệ thống nhà hàng của Trung Quốc ngừng hoặc giảm tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Hiện tại, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đang bị tồn kho Chi phí bảo quản đông lạnh không hề nhỏ, dù doanh nghiệp có kho lạnh hay phải đi thuê.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, không phải đến khi dịch Corona bùng phát, thì hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc mới gặp khó khăn Thực tế, từ năm 2018, hệ thống các cơ quan kiểm nghiệm - kiểm dịch của Trung Quốc được sáp nhập vào Tổng cục Hải quan Trung Quốc Nước này cũng đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để bảo đảm thực thi nghiêm túc và đầy đủ các quy định về kiểm nghiệm - kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác Đây là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc bị chững lại và có xu hướng giảm trong 2 năm trở lại đây, sau nhiều năm tăng trưởng khá Nông sản Việt Nam chưa đạt các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc được xem là vướng mắc lớn nhất với thị trường hơn 1,4 tỷ dân này.

Cũng vì dịch bệnh, thông thương đường sắt và hàng không với Trung Quốc bị giảm khiến Việt Nam không thể nhận được đúng thời hạn nguyên vật liệu, sản phẩm từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng cho bên thứ ba Trong tháng 01/2020, trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc tính trung bình theo ngày đạt 261,47 tỷ USD/ngày, giảm 6,5% so với tháng 12/2019 và giảm 2,1% so với tháng 01/2019 Trong

Trang 15

khi cơ cấu nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam hầu hết là nguyên, vật liệu sản xuất Vì thế, khi hạn chế thông thương vì dịch Covid-19, nguyên liệu không nhập được, khiến việc sản xuất của ngành bị ảnh hưởng lớn, doanh nghiệp điêu đứng, kéo theo lao động không có việc làm.

1.7 Thương mại biên giới Việt – Trung

Quan hệ thương mại biên giới là một mảng quan trọng trong bức tranh chung về quan hệ thương mại Việt-Trung; đồng thời, thương mại biên giới cũng tác động đáng kể đến quan hệ thương mại chung giữa hai quốc gia Do hai nước có chung đường biên giới trên bộ dài khoảng hơn 1.280km với 21 cửa khẩu, 4 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ tiểu ngạch, 56 đường mòn, và 13 chợ biên giới, tạo điều kiện cho sự phát triển, giao lưu buôn bán giữa hai nước nói chung và thương mại biên giới 2 nước nói riêng Tổng kim ngạch XNK hàng hóa của các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc, trong nhiều năm, chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng kim ngạch thương mại hai nước, bình quân khoảng 25-26%.

Về kim ngạch thương mại qua biên giới

Thương mại biên giới Việt - Trung đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và có đóng góp tích cực trong quan hệ thương mại hai nước Việt - Trung Năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của WTO Với những nguyên tắc gia nhập WTO, Trung Quốc bắt buộc phải tiến tới xóa bỏ bớt một số ưu đãi về thương mại cho những tỉnh vùng biên Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước không vì vậy mà giảm đi, trái lại càng ngày càng phát triển hơn Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2001 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước tăng mạnh, vượt quá mục tiêu mà Chính phủ hai nước đã đặt ra Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch mậu dịch song phương duy trì đà tăng trưởng liên tục Trong những năm đầu của thập niên 2010, kim ngạch thương mại biên giới Việt - Trung tiếp tục gia tăng, từ 16,27 tỷ USD năm 2013 lên 17,2 tỷ USD năm 2014 và 24,1 tỷ USD năm 2015 và xấp xỉ 24,5 tỷ USD năm 2016 Xét về tỷ trọng, bình quân thương mại biên giới Việt Nam và Trung Quốc chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước.

Trang 16

Về cơ cấu hàng hóa trao đổi thương mại biên giới

Hàng hóa xuất khập khâủ qua các cửa khẩu phong phú, đa dạng về chủng loại hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường sắt chủ yếu là khoáng sản (quặng sắt, tinh quặng sắt, than cám, tinh quặng chì, ), những mặt hàng xuất khẩu theo biên giới đường bộ chủ yếu là nông sản, cao su, hạt điều, hoa quả tươi, sắn, các loại thủy hải sản khô và đông lạnh như cá, mực, tôm, cua, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại gia cầm Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu vào Việt Nam gồm: máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy móc nông nghiệp loại nhỏ, máy bơm nước, máy móc thiết bị phục vụ cho một số ngành sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, dụng cụ y tế, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất thuốc lá, dệt may, các loại hóa chất phục vụ nhiều ngành sản xuất, hàng tiêu dùng như các công cụ lao động, hàng điện tử, và các loại thực phẩm rau quả,

Tình trạng buôn lậu khá phổ biến và rất khó kiểm soát chính xác việc buôn bán tiểu ngạch dọc biên giới giữa hai nước nên thống kê giữa hai nước về loại hình thương mại này không chính xác và thường vênh nhau.

Về phương thức trao đổi qua biên giới

Nhìn chung, trong thời gian qua, thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú (chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới hai nước) Mô hình thương mại biên giới Việt - Trung mang đặc điểm rõ nét của quan hệ thương mại giữa hai nước có sự chênh lệch về trình độ phát triển và Việt Nam nằm ở bậc thang thấp hơn Lợi thế của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn nằm tập trung vào các ngành có hàm lượng kỹ thuật thấp và các hàng hóa nông sản Điều đáng lo ngại là nguồn lợi thu được một cách dễ dãi từ xuất khẩu tài nguyên và hàng thô (như mủ cao su, thủy sản, nông sản sơ chế ), các hàng hóa hàm lượng kỹ thuật thấp (giày dép ) có thể triệt tiêu động lực nâng cấp ngành, tham gia vào các phân khúc cao hơn trong chuỗi sản xuất khu vực của quốc gia.

Trang 17

1.8 Định hướng cải thiện quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thời gian tới

Cải thiện cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc phải thực hiện theo hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tăng cường thu hút vốn, công nghệ bên ngoài để ổn định sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Phát triển xuất khẩu, đặc biệt là tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến và dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu

Tăng tỷ trọng nhập khẩu thiết bị máy móc từ các nước có công nghệ nguồn hiện đại như Mỹ, EU, Nhật Bản,… Tuyệt đối không nhập khẩu thiết bị, máy móc, công nghệ lạc hậu, để nhanh chóng đổi mới công nghệ, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời, tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghệ hỗ trợ thay thế nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc.

Cải thiện tỷ giá hối đoái giữa đồng VND và NDT một cách linh hoạt và thiết lập hệ thống ngân hàng ở các cửa khẩu biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK giữa hai nước mà không gây biến động xấu đối với nền kinh tế Việt Nam.

Cần quản lý chặt chẽ hơn việc mua bán, trao đổi hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới ViệtTrung Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại; Tăng cường phát triển hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung và quản lý việc mua bán, trao đổi hàng hóa tại các chợ vùng biên.

Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trên cơ sở khai thác lợi thế của Việt Nam, đặc biệt khuyến khích xuất khẩu chính ngạch và các mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao Cần chú ý khai thác các lợi ích từ thị trường Trung Quốc, hạn chế các nguy cơ bị Trung Quốc lợi dụng ngay từ khi hoạch định các chính sách kinh tế, thương mại.

KẾT LUẬN: : Trung Quốc đang và tiếp tục là đối tác chiến lược thương mại quan trọng nhất của Việt Nam Kim ngạch buôn bán song phương không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, tuy nhiên có thể nhận thấy tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc đang diễn ra ở mức báo động và Việt Nam đang bị phụ thuộc ngày càng nghiêm trọng vào thị trường Trung Quốc Điều đó đã và đang tác động không nhỏ, nhất là ở những khía cạnh tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam Muốn giải

Trang 18

quyết vấn đề này từ gốc rễ vấn đề vẫn là một câu hỏi khó mà Việt Nam vẫn đang dần cố gắng mỗi ngày Để giảm nhập siêu và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam chắc chắn phải có sự đổi mới toàn diện và căn bản về mặt cơ cấu kinh tế, từ đó chuyển đổi mô hình sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cấp cơ cấu XNK hiện tại Việt Nam cần từng bước tìm cách để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở phân đoạn cao hơn hiện nay có thể giảm được nhập siêu với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, từ đó bắt kịp các nước phát triển khác trong khu vực và thế giới.

Trang 19

CHƯƠNG 2

ĐẦU TƯ GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC2.1 Trung Quôc triển khai tăng FDI vào Việt Nam

Chính phủ Việt Nam từ lâu đã coi nguồn lao động tương đối rẻ là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, kể cả đầu tư từ Trung Quốc Điều này đặc biệt có liên quan tại thời điểm giá lao động ở Trung Quốc đang tăng lên Hiện tại, giá lao động bình quân một tháng ở Việt Nam nằm trong khoảng từ 300-350 USD, bằng một nửa giá lao động ở Trung Quốc Việt Nam cũng khuyến khích các công ty nước ngoài đến đây để giới thiệu các công nghệ mới và tiên tiến hơn cũng như các mô hình quản lý mới nhất Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp địa phương học hỏi và nâng cao kỹ năng quản lý và năng suất của mình Các doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam có đóng góp đáng kể trong lĩnh vực này.

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Hiện tại, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng tạo ra sức ép tích cực buộc các cơ quan, bộ ngành khác nhau thuộc Chính phủ Việt Nam phải cải thiện môi trường pháp lý và hành chính để trở nên thân thiện hơn với doanh nghiệp và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Hơn nữa, với một thị trường tiềm năng hơn 100 triệu người có nhu cầu tiêu dùng cao, thương mại điện tử ở Việt Nam là ngành thu hút nhiều FDI Trong những năm 2016-2018, 2 trang thương mại điện tử phát triển nhất ở Việt Nam, Lazada và Tiki, đều nhận được các khoản đầu tư lớn từ các doanh nghiệp Trung Quốc Năm 2016 và 2017, Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã đầu tư 2 tỷ USD vào Lazada Đầu năm 2018, Tập đoàn Alibaba nói rằng họ sẽ tăng gấp đôi vốn đầu tư vào Lazada để tài trợ cho việc mở rộng khu vực của họ ở Đông Nam Á Tháng 1/2018, tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ 2 ở Trung Quốc, JD.com, đã xác nhận khoản đầu tư 44 triệu USD vào trang bán lẻ trên mạng của Việt Nam là Tiki.vn để cạnh tranh với Lazada Những hoạt động đầu tư này phần nào được thúc đẩy nhờ triển vọng thu hút dân số đang tăng trưởng và tương đối trẻ của Việt Nam và tiềm năng hầu như vẫn chưa được khai thác để phát triển hoạt động bán lẻ trên mạng.

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Kim ngạch thương mại Việt – Trung năm 2018-2020, đơn vị tỷ USD - tiểu luận cuối kỳ kinh tế các nước asean đề tài phân tích về mối quan hệ đa phương giữa việt nam trung quốc trong giai đoạn 2015 2020
Bảng 1.1 Kim ngạch thương mại Việt – Trung năm 2018-2020, đơn vị tỷ USD (Trang 6)
Bảng 2.1 Tình hình dòng vốn FDI từ Trung Quốc đến tháng 10/2020. - tiểu luận cuối kỳ kinh tế các nước asean đề tài phân tích về mối quan hệ đa phương giữa việt nam trung quốc trong giai đoạn 2015 2020
Bảng 2.1 Tình hình dòng vốn FDI từ Trung Quốc đến tháng 10/2020 (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN