Phân tích tác động của Covid-19 đến mối quan hệ đa phương Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2015-2020

MỤC LỤC

Tác động của Covid-19 tới thương mại Việt – Trung

Việc thực hiện hàng loạt các biện pháp cứng rắn, nghiêm ngặt để ngăn dịch bệnh lây lan, như: hạn chế xuất - nhập cảnh, tạm ngừng hoạt động trao đổi cư dân qua biên giới, cách ly các thành phố, hạn chế lưu thông tại hầu hết các địa phương của Trung Quốc và không có lực lượng hải quan, giao nhận hàng tại các cửa khẩu dẫn đến khả năng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, trước mắt và trực tiếp nhất là xuất khẩu các mặt hàng nông sản mùa vụ (như: thanh long, dưa hấu). Với các mặt hàng nông, lâm - thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, đáng ngại nhất là thủy sản, rau quả… Ngoài việc đây là những mặt hàng có kim ngạch lớn, có một số mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu tiểu ngạch lớn, thì việc bảo quản thường khó khăn, dễ bị hư thối khi không kịp xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất - nhập khẩu với Trung Quốc giảm trong tháng 1 so với tháng 12/2019, ngoài lý do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của hai nước kéo dài và rơi vào tháng Giêng, còn do dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động kinh tế và sản xuất của Trung Quốc gần như bị tê liệt.

Thương mại biên giới Việt – Trung

Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu vào Việt Nam gồm: máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy móc nông nghiệp loại nhỏ, máy bơm nước, máy móc thiết bị phục vụ cho một số ngành sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, dụng cụ y tế, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất thuốc lá, dệt may, các loại hóa chất phục vụ nhiều ngành sản xuất, hàng tiêu dùng như các công cụ lao động, hàng điện tử, và các loại thực phẩm rau quả,. Nhìn chung, trong thời gian qua, thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú (chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới hai nước). Điều đáng lo ngại là nguồn lợi thu được một cách dễ dãi từ xuất khẩu tài nguyên và hàng thô (như mủ cao su, thủy sản, nông sản sơ chế..), các hàng hóa hàm lượng kỹ thuật thấp (giày dép..) có thể triệt tiêu động lực nâng cấp ngành, tham gia vào các phân khúc cao hơn trong chuỗi sản xuất khu vực của quốc gia.

Định hướng cải thiện quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thời gian tới

Để giảm nhập siêu và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam chắc chắn phải có sự đổi mới toàn diện và căn bản về mặt cơ cấu kinh tế, từ đó chuyển đổi mô hình sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cấp cơ cấu XNK hiện tại. Việt Nam cần từng bước tìm cách để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở phân đoạn cao hơn hiện nay có thể giảm được nhập siêu với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, từ đó bắt kịp các nước phát triển khác trong khu vực và thế giới.

Trung Quôc triển khai tăng FDI vào Việt Nam

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư của họ như một phần trong chiến lược dài hạn của Chính phủ Trung Quốc là theo đuổi sự hội nhập kinh tế với thế giới và các nước láng giềng. Thứ ba, các doanh nghiệp Trung Quốc mạo hiểm đầu tư ra nước ngoài để đạt được mục tiêu mở rộng thị trường bên ngoài, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và khai thác các nguồn lực bên ngoài. Trong số các dự án nằm trong khuôn khổ BRI ở Việt Nam có cả dự án xây dựng tuyến đường cao tốc kết nối các tỉnh phía Nam Trung Quốc với Hà Nội và các cảng phía Bắc Việt Nam và dự án nâng cấp hoặc xây dựng các cảng mới trong khu vực này.

Tác động tích cực của FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa hai nước. Nhưng ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng đang có kế hoạch phát triển khu kinh tế đặc biệt ở tỉnh Quảng Tây-đầu mối giao thương trong chiến lược Trung Quốc-Asean, trong đó các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ trả lương cao để thu hút lao động từ Việt Nam sang. Định hướng mới về FDI trung hạn và dài hạn phải lấy chất lượng làm trọng, không khoan nhượng với dự án của bất kỳ ngành nghề, đối tác, địa phương nào, phải đặt trong bối cảnh nước ta đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng với tốc độ cao để hướng đến nền kinh tế xanh, bền vững.

Bảng 2.1 Tình hình dòng vốn FDI từ Trung Quốc đến tháng 10/2020.
Bảng 2.1 Tình hình dòng vốn FDI từ Trung Quốc đến tháng 10/2020.

Tác động tiêu cực của Trung Quốc vào Việt Nam

Mục tiêu chất lượng đòi hỏi phải thay đổi tư duy và hành động trong việc lựa chọn đối tác và dự án FDI, bởi vì có liên quan đến chuyển giao công nghệ, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã tiến hành một cuộc khảo sát vào năm 2014 để tìm hiểu hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam và phát hiện ra rằng 20% số doanh nghiệp này thừa nhận có thực hiện hành vi chuyển giá. Theo các chuyên gia, quá trình chuyển giá liên quan đến việc các doanh nghiệp nước ngoài khai khống giá trị đầu tư ban đầu của họ, dẫn đến tình trạng thất thu thuế, giảm lợi nhuận và cạnh tranh thiếu công bằng, tác động tiêu cực đến nước sở tại.

Quan hệ chính trị

Ðến nay, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công 11 kỳ Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương cũng như triển khai tốt hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung, Ðối thoại an ninh chiến lược, Ðối thoại chiến lược quốc phòng; duy trì cử tàu hải quân thăm lẫn nhau, tuần tra chung trên bộ và Vịnh Bắc Bộ, kiểm tra liên hợp nghề cá giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Tổng đội Ngư chính Trung Quốc, giao lưu sĩ quan trẻ…. Các cơ chế, chương trình giao lưu hợp tác giữa địa phương hai nước được tổ chức thường xuyên như: Gặp gỡ đầu xuân giữa Bí thư bốn tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang của Việt Nam với Bí thư Khu ủy khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và Ủy ban công tác liên hợp giữa bốn tỉnh này với Quảng Tây; Hội nghị kiểm điểm tình hình hợp tác giữa các bộ/ngành, địa phương Việt Nam với tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc; Nhóm công tác liên hợp giữa các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; Hợp tác Hành lang kinh tế giữa các tỉnh/thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ cùng với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” và nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ tạo tiền đề, niềm tin để hai bên tiếp tục đàm phán, tìm kiếm biện pháp từng bước giải quyết hòa bình vấn đề Biển Ðông trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc.

Quan hệ về văn hoá, giáo dục

Hiện nay, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và một số nước Đông Nam Á đang áp dụng mô hình này và thu được nhiều kết quả tốt, giúp sinh viên có định hướng sớm và tăng khả năng thích nghi với ngành nghề ngay từ trong giai đoạn học tập. Viện Khổng Tử, với tư cách là cầu nối giữa người học tiếng Trung Quốc và đơn vị tuyển dụng, sẽ phối hợp với các Khoa tiếng Trung Quốc để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn những sinh viên có thành tích học tập tốt tới thực tập hoặc được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Theo đó, sinh viên Việt Nam sau khi hoàn thành một đến hai năm học tập ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành trong nước sẽ được chuyển tiếp sang một trường đại học ở Trung Quốc, được đi thực tập tại các doanh nghiệp ở Trung Quốc và sẽ được nhận bằng tốt nghiệp đại học từ cả hai trường.

Giao lưu văn hoá – du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc

Với niềm tin chiến lược đã được định vị qua trường kỳ lịch sử, hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia vẫn tiếp tục phát triển trong những năm qua, dù dịch bệnh COVID-19 và những khó khăn, trở ngại trong kiểm soát dịch bệnh giữa hai nước, chuỗi sản xuất của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về tiêu dùng của thị trường Trung Quốc giảm so với các năm trước… Theo Đại sứ Phạm Sao Mai, hợp tác phòng chống dịch COVID-19 là điểm sáng mới trong hợp tác song phương. Từ năm 2008 trở đi, hai năm một lần, Bộ Công an của hai nước phối hợp tổ chức Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm, trong đó thống nhất đánh giá sự phối hợp giữa lực lượng công an hai nước không ngừng tăng cường, cơ chế hợp tác nghiệp vụ hai bên, khẳng định tiếp tục trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, hỗ trợ nhau về trang thiết bị, kỹ thuật. 70 năm qua, quan hệ Việt - Trung tuy có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính, tình hữu nghị do cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Trung, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.