1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ kinh tế các nước asean đề tài phân tích về nghành nông nghiệp lúa gạo của thái lan và việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích về ngành nông nghiệp lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam
Tác giả Phạm Ngọc Nam
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Kinh tế các nước ASEAN
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (6)
    • 1.1 Giới thiệu các vấn đề trong GDP (6)
      • 1.1.1 Giới Thiệu các vấn đề trong GDP của Việt Nam (6)
      • 1.1.2 Giới Thiệu các vấn đề trong GDP của Thái Lan (12)
    • 1.2 Cơ Cấu Đóng Góp Của Nghành Nông Nghiệp Lúa Gạo Trong GDP (19)
      • 1.2.1 Cơ Cấu Đóng Góp Của Nghành cho GDP Việt Nam (19)
      • 1.2.2 Cơ Cấu Đóng Góp Của Nghành cho GDP Thái Lan (21)
    • 1.3 Các Hoạt Động Của Nghành Lúa Gạo Đóng Góp Vào GDP (22)
    • 1.4 yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trị đóng góp của nghành vào GDP (23)
  • CHƯƠNG 2 (24)
    • 2.1 Phân tích so sánh sự phát triển của nghành lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam (24)
      • 2.1.1 Phân tích so sánh sự phát triển của nghành lúa gạo Năm 2015 (24)
      • 2.1.2 Phân tích so sánh sự phát triển của nghành lúa gạo Năm 2020 (27)
    • 2.2 Tại Sao nghành lúa gạo lại phát triển mạnh ở 2 quốc gia này ? (28)
      • 2.2.1 Các yếu tố làm cho Việt Nam phát triển mạnh nghành lúa gạo (28)
      • 2.2.2 Các yếu tố làm cho Thái Lan phát triển mạnh nghành lúa gạo (29)
  • CHƯƠNG 3 (30)
    • 3.1 các vấấn đềề trong đềề tài t u lu n ể ậ (0)
    • 3.2 giải pháp của vấn đề (31)

Nội dung

Đối với mỗi người dân Việt Nam, cây lúa không đơn thuần là cây lương thực không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của người dân Việt Nam, lúa là một nhân tố quan trọng trong việc hình th

Giới thiệu các vấn đề trong GDP

1.1.1 Giới Thiệu các vấn đề trong GDP của Việt Nam

1.1.1.1 Các vấn đề trong GDP Năm 2015

GDP việt nam 2015 là 239.26 tỷ USD

Bảng 1.1 GDP Việt Nam, GDP/người, Tỉ lệ thay đổi hằng năm

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015 là 6.99%

Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, Thay đổi hằng năm GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 là 2582 USD/Người

Bảng 1.3 GDP bình quân đầu người, Tỉ lệ tăng trưởng hằng năm Việt Nam GNI năm 2015 là 228.40 Tỷ USD

Bảng 1.4 Tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất cư trú

Việt Nam GNI bình quân đầu người cho năm 2015 là 2460 USD/người

Bảng 1.5 GNI Bình quân đầu người, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm GNP của Việt Nam năm 2015 là 228.40 Tỷ USD

Bảng 1.6 tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất cư trú

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2015 là 0.63%

Bảng 1.7 Tỷ lệ lạm phát, Thay đổi hằng năm

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6.68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6.12%, quý II tăng 6.47%, quý III tăng 6.87%, quý IV tăng 7.01% Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6.2% đề ra Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.41%, thấp hơn mức 3.44% của năm

2014, đóng góp 0.4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9.64%, cao hơn nhiều mức tăng 6.42% của năm trước, đóng góp 3.2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6.33%, đóng góp 2.43 điểm phần trăm

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 7.69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0.05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2.03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0.26 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2.80%, đóng góp 0.09 điểm phần trăm, là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành này trong 5 năm qua, do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9.39% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10.60%, cao hơn nhiều mức tăng của một số năm trước, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan

4 trọng trong mức tăng trưởng chung Ngành khai khoáng tăng 6.50% Ngành xây dựng đạt mức tăng 10.82% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 9.06% so với năm 2014, đóngGDP góp 0.82 điểm phần trăm vào mức tăng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7.38%, đóng góp 0.41 điểm phần trăm; hoạt đô yng kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2.96%, cao hơn mức tăng 2.80% của năm trước và chủ yếu tập trung vào mua nhà ở, đóng góp 0.16 điểm phần trăm

Quy mô nền kinh tế năm này theo giá hiện hành đạt 4192.9 nghìn tỷ đồng, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45.7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014, Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17.00%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33.25%, khu vực dịch vụ chiếm 39.73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10.02%)

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9.12% so với năm 2014, đóng góp 10.66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 9.04%, đóng góp 4.64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8.62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung

(Theo Tổng Cục Thống Kê)

1.1.1.2 Các vấn đề trong GDP năm 2020

GDP việt nam năm 2020 là 346.62 tỷ USD

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 là 2.94%

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 là 3.526 USD/Người

Việt Nam GNI năm 2020 là 329.91 Tỷ USD

Việt Nam GNI bình quân đầu người cho năm 2020 là 3.390 USD/Người

GNP của Việt Nam năm 2020 là 329.91 Tỷ USD

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2020 là 3.22%

GDP năm 2020 tăng 2.91% (Quý I tăng 3.68%, quý II tăng 0.39%, quý III tăng 2.69%, quý IV tăng 4.48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm

2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội” Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.68%, đóng góp 13.5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3.98%, đóng góp 53%, khu vực dịch vụ tăng 2.34%, đóng góp 33.5%

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019 Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2.55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0.29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2.82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0.02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3.08%, cao hơn mức tăng 2.8% của năm 2015 và năm

2016 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0.1 điểm phần trăm

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3.36% so với năm trước, đóng góp 1.12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt d€n dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5.82%, đóng góp 1.25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3.92%, đóng góp 0.19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.51%, đóng góp 0.04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5.62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12.6% và khí đốt tự nhiên giảm 11.5%), làm giảm 0.36 điểm phần trăm trong mức tăng chung Ngành xây dựng tăng 6.76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0.5 điểm phần trăm

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-

2020 Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5.53% so với năm trước, đóng góp 0.61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6.87%, đóng góp 0.46 điểm phần trăm, ngành vận tải, kho bãi giảm 1.88%, làm giảm 0.06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14.68%, làm giảm 0.62 điểm phần trăm

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14.85%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33.72%, khu vực dịch vụ chiếm 41.63%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.8%

Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1.06% so với năm 2019, tích lũy tài sản tăng 4.12%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4.97%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3.33%

(Theo Tổng Cục Thống Kê)

1.1.2 Giới Thiệu các vấn đề trong GDP của Thái Lan

1.1.2.1Các vấn đề trong GDP năm 2015

GDP Thái Lan năm 2015 là 401.3 Tỷ USD

Bảng 1.8 GDP Thái Lan, Bình quân đầu người, tỉ lệ trao đổi hằng năm Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan năm 2015 là 3.13%

Bảng 1.9 Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan, trao đổi hằng năm GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2015 là 5840 USD/Người

Bảng 1.91 GDP Bình quân đầu người,tỷ lệ tăng trưởng hằng năm

Thái Lan GNI năm 2015 là 392.05 Tỷ USD

Bảng 1.92 tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất cư trú

Bình Quân GNI Là 5710 USD/Người

Bảng 1.93 GNI Bình quân đầu người, tỷ lệ phần trăm tăng trưởng hằng năm

Tỷ lệ nợ trên GDP của Thái Lan năm 2015 là 35.27%

Bảng 1.94 Nợ trên GDP, Trao đổi hằng năm

GNP của Thái Lan cho năm 2015 là 392.05 Tỷ USD

Bảng 1.95 tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất cư trú

Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan năm 2015 là -0.9%

Bảng 1.96 Tỷ lệ lạm phát,trao đổi hằng năm

Cơ Cấu Đóng Góp Của Nghành Nông Nghiệp Lúa Gạo Trong GDP

1.2.1 Cơ Cấu Đóng Góp Của Nghành cho GDP Việt Nam

1.2.1.1 Cơ cấu đóng góp của ngành trong năm 2015

Năm 2015 – Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6.68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6.12%, quý II tăng 6.47%, quý III tăng 6.87%, quý IV tăng 7.01%. Mức tăng trưởng năm 2015 cao hơn mục tiêu 6.2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014[1], Trong mức tăng 6.68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.41%( Nông nghiệp đạt 637.4 nghìn tỷ đồng)

[1]Mức tăng GDP so với năm trước của một số năm: Năm 2011 tăng 6.24%, năm 2012 tăng 5.25%, năm 2013 tăng 5.42%, năm 2014 tăng 5.98%

Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt 45.2 triệu tấn, tăng 240.9 nghìn tấn so với năm 2014[5] do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7.8 triệu ha, tăng 18.7 nghìn ha, năng suất đạt 57.7 tạ/ha, tăng 0.2 tạ/ha Nếu tính thêm 5.3 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 50.5 triệu tấn, tăng 319.8 nghìn tấn so với năm 2014.

[5] Sản lượng lúa cả năm năm 2014 đạt 44.98 triệu tấn, tăng 935.9 nghìn tấn so với năm 2013.

Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3.1 triệu ha, giảm 4.1 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; năng suất đạt 66.5 tạ/ha, giảm 0.4 tạ/ha nên sản lượng đạt 20.7 triệu tấn, giảm 158.8 nghìn tấn, chủ yếu do bị ảnh hưởng của nắng nóng tại hầu hết

14 các địa phương và xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích gieo trồng lúa hè thu và thu đông đạt gần 2.8 triệu ha, tăng 51 nghìn ha, năng suất đạt 5.8 tạ/ha, tăng 0.8 tạ/ha và sản lượng đạt 15 triệu tấn, tăng 512.5 nghìn tấn.

Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt trên 1.9 triệu ha, giảm 28.2 nghìn ha so với vụ mùa năm trước do các địa phương thực hiện việc dồn điền, đổi thửa và chuyển đổi một phần diện tích kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả hoặc nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao hơn. Năng suất lúa mùa năm nay ước tính đạt 49.2 tạ/ha, tăng 0.1 tạ/ha so với vụ mùa trước, sản lượng ước tính đạt 9.5 triệu tấn, giảm 112.7 nghìn tấn

1.2.1.2 Cơ cấu đóng góp của ngành trong năm 2020 trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.68%( ngành nông nghiệp tăng 2.55%, ước đạt 27.705 tỷ đồng), tăng 3.28% so với năm

2019, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020[6], đóng góp 0.29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

[6] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp các năm 2011-2020 lần lượt là: 4.16%, 2.57%, 2.19%, 2.51%, 2.03%, 0.72%, 2.07%, 2.89%, 0.61%, 2.55%

Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7.28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất, năng suất lúa ước tính đạt 58.7 tạ/ha, tăng 0.5 tạ/ha, do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa ước tính đạt 42.69 triệu tấn, giảm 806.6 nghìn tấn.

Vụ đông xuân năm 2020 cả nước gieo cấy được 3.024 nghìn ha, giảm 100.3 nghìn ha so với năm 2019, năng suất 65.7 tạ/ha, tăng 0.2 tạ/ha, sản lượng đạt 19.9 triệu tấn, giảm 593.5 nghìn tấn

Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm 2020 đạt 1.945 nghìn ha, giảm 64.5 nghìn ha năng suất đạt 55.2 tạ/ha, tăng 0.7 tạ/ha, sản lượng đạt 10.74 triệu tấn, giảm 205.4 nghìn tấn

Diện tích gieo trồng lúa thu đông ước tính đạt 724 nghìn ha, giảm 0.2 nghìn ha, năng suất đạt 55.1 tạ/ha, tăng 0.2 tạ/ha; sản lượng ước tính đạt 3.99 triệu tấn, tăng 15.1 nghìn tấn

Diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.584 nghìn ha, giảm 27 nghìn ha; năng suất đạt

51 tạ/ha, tăng 0.7 tạ/ha sản lượng đạt 8.08 triệu tấn, giảm 20.7 nghìn tấn

1.2.2 Cơ Cấu Đóng Góp Của Nghành cho GDP Thái Lan

1.2.2.1 Cơ cấu đóng góp của ngành trong năm 2015

Quý IV/2015, hầu hết các loại thóc đều giảm giá quý trước và cùng kỳ năm trước theo giá gạo Thị trường toàn cầu v€n ở mức thấp và nhu cầu đang chậm lại Kỳ vọng giá lúa ổn định ở mức thấp

Giá trong nước của hầu hết các loại gạo giảm so với quý trước Xét giá lúa gạo Độ ẩm 15%, giảm 3.6% từ 7.921 baht/tấn Và giảm so với cùng kì năm ngoái 3.4% phù hợp với giá gạo trên thị trường thế giới v€n ổn định trong cấp thấp trước 7.1%, còn lại 12.212 baht mỗi tấn trong khi Giá lúa nếp trung bình là 11.727 baht/tấn

Xuất khẩu gạo thái lan năm 2015 là 9.3 Triệu Tấn Trị Giá 141 Tỷ Bạt Khoảng 4.1 Tỷ Đô La

Nhu cầu gạo Thái Lan từ nước ngoài chậm lại

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự kiến Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2015 sẽ lên tới 9 triệu tấn, giảm so với năm trước đó xuất khẩu còn khoảng 11 triệu tấn.Cộng dồn xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2015 đạt 8.6 triệu USD Tấn giảm 9.5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu là 9.5 triệu tấn do xuất khẩu gạo đồ.giảm so với nhu cầu gạo đồ nhập khẩu chậm lại các nước nhập khẩu chính như Nigeria và sau khi giảm sản xuất lúa gạo bị ảnh hưởng bởi hạn hán, trong khi gạo thơm xuất khẩu cũng mở rộng tốt theo nhu cầu trong thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Hồng Kông.

Sản lượng lúa quý IV/2015 giảm do hạn hán

Trong quý này, khoảng 12.8 triệu tấn thóc, Phòng Kinh tế Nông nghiệp Dự kiến, sản lượng lúa vụ đầu tiên của niên vụ 2015/16 sẽ Tổng sản lượng đạt 22.9 triệu tấn thóc, giảm so với năm trước.11.8 phần trăm giảm diện tích trồng lúa do Hạn hán và mưa liên tục làm chậm việc gieo trồng Lúa chỉ được một vòng trong vùng vùng hạ du Bắc Bộ và vùng giữa, và một số nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác ít nước hoặc bỏ hoang, đặc biệt là vùng cao, và Năng suất trên rai (là một đơn vị đo diện tích, bằng 1.600 m² (40 m × 40 m) dùng để đo diện tích đất) giảm do lượng nước không thỏa đáng sự phát triển của cây lúa nảy mầm và cái chết của cây con đẻ nhánh không hoàn toàn, có thể bùng phát dịch hại ở một số khu vực

(Theo Ngân Hàng Thái Lan & Bộ Công Thương)

1.2.2.2 Cơ cấu đóng góp của ngành trong năm 2020

Các Hoạt Động Của Nghành Lúa Gạo Đóng Góp Vào GDP

Các hoạt động của nghành đó đóng góp vào GDP gồm những hoạt động

Nhìn theo góc độ cuả một nhà phân tích chúng ta có thể thấy rằng nghành nông nghiệp lúa gạo là nghành lâu đời ở nước ta cũng như thái lan với nghành này chúng ta có thể thấy rằng việc tạo nên doanh thu cuả nghành này chỉ bao gồm rất ít hoạt động nhưng nó đem lại doanh thu và lợi nhuận rất lớn đóng góp phần trăm rất lớn cho GDP của những nước phát triển nông nghiệp như Việt Nam và Thái Lan, qua đó chúng ta có thể nhận thấy rằng nghành nông nghiệp lúa gạo phát triển được là do các hoạt động xuất nhậu khẩu gạo và tiêu thụ gạo trong nước

Qua đây là một vài con số thống kê cho chúng ta thấy được xuất nhập khẩu đóng góp như thế nào tới GDP cuả ta xuất khẩu gạo năm 2015 đạt 6,6 triệu tấn trị giá FOB 2,68 Tỷ USD, Thèo hiệp hội lương thực Việt Nam trong tháng cuối cùng cảu năm 2015 cả nước đã xuất khẩu thêm được 760,993 tấn gạo trị Giá FOB 309,73 Triệu USD, Trị Giá CIF đạt 327,21 Triệu USD Tính chung cả năm 2015 xuất khẩu gạo đạt 6.568 Triệu tấn trị giá FOB 2.68 TỶ USD Trị giá CIF hơn 2.78 tỷ USD gần đạt được mục tiêu đề ra cuả năm là 6.8 triệu tấn, Tuy nhiên giá gạo xuất khẩu bình quân chỉ đạt 408 USD/Tấn FOB

Theo ước tính, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6.15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3.07 tỷUSD Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3.5% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9.3% Đặc biệt, giá xuất khẩu bình quân cả năm đạt 499 USD/tấn, tăng 13.3% so với năm 2019

yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trị đóng góp của nghành vào GDP

1.phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật một cách đồng bộ, hiện đại và hiệu quả cao, đảm bảo vững chắc cho việc nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo trên thị trường thế giới Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa gạo bao gồm hệ thống các công trình thủy nông tưới, tiêu nước; hệ thống máy móc thiết bị phục vụ thu hoạch, bảo quản, chế biến lúa gạo; hệ thống kho chứa lúa gạo đảm bảo không hao hụt về số lượng, phẩm cấp hạt gạo…

2 có tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sản xuất lúa hàng hóa

3 Thực hiện hiệu quả mối liên kết kinh tế giữa nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, tạo thành sức mạnh tổng thể nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới

4 Xây dựng được thương hiệu mạnh cho gạo xuất khẩu

5 Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa chuyên canh, giữ vững diện tích trồng lúa hàng hóa, đảm bảo nguồn cung lúa gạo ổn định, uy tín và chất lượng cao

6 nhận thức của tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cần thiết, khắt khe trong thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng

Phân tích so sánh sự phát triển của nghành lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam

-Xuất khẩu gạo 9.79 triệu tấn, 4.1 tỷ Đô

Bảng 2.1 Xuất Khẩu Gạo Thái Từ 2009-

-Tháng 12/2015 số lượng gạo dữ trữ của

Thái là 13.7 triệu tấn Kể từ khi lên nắm quyền chính phủ của thủ tướng Prayut đã đấu giá tổng cộng 5 triệu tấn với tổng lượng gạo đấu giá vào năm 2015 là 4.2 triệu tấn

-Tính đến thời điểm đầu tháng 12/2015

Thái Lan đã xuất khẩu hơn 9.3 triệu tấn gạo trị giá 148 tỷ bạt khoảng 4.1 tỉ Đô

La, mặc dù tình hình thời tiết hạn hán

-Xuất khẩu gạo 6.7 triệu tấn, 2.85 tỷ Đô La

Bảng 2.2 Xuất Khẩu Gạo Việt Từ 2011-

-Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2015 đạt 425.83 USD/tấn, giảm 8.05% so với cùng kỳ năm 2014 Trung Quốc v€n là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm

2015 với 31.73% thị phần Mười một tháng đầu năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 4.97% về khối lượng nhưng giảm 3.54% về giá trị so với19 ảnh hưởng tới sản lượng gạo sụt giảm

10-20% ước lượng khoảng 2-3 triệu tấn nhưng do dự trữ gạo trong kho còn cao nên v€n đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia, đặc biệt là In- đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin

-Giá gạo Thái Lan ghi nhận mức giảm kỷ lục của gạo thơm Hom Mali ở mức

720-730 USD/tấn, thấp nhất trong 6 năm qua so với mức giá đỉnh điểm 1.200

USD/tấn, và thấp hơn giá gạo thơm

Hom Mali của Cam-pu-chia khoảng

12.5-12.3% Bên cạnh việc đồng Bạt giảm so với Đô-la Mỹ, nguyên nhân khác xuất phát từ việc người nông dân bán gạo trực tiếp cho các nhà xay xát mà không tham gia chương trình của Chính phủ hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp (BAAC) được triển khai trong quý IV/2015 Mục tiêu của chương trình trên nhằm khuyến khích người nông dân lùi thời điểm bán gạo chờ giá tăng cũng như nhằm phát triển thị trường trực tiếp cho người nông dân

-Trong nỗ lực bình ổn giá gạo thơm

Hom Mali, các nhà xuất khẩu gạo đã đồng ý mua 100.000 tấn trị giá 2.4 tỉ Bạt

(khoàng 66.6 triệu USD) và trữ kho từ tháng 1-3/2016 nhằm giảm lượng gạo cung ra thị trường để đưa mức giá gạo thơm Hom Mali về mức 26.000 Bạt/tấn

(khoảng 721 USD/tấn) Sản lượng gạo thơm Hom Mali trong vụ mùa 2015-16 dự kiến đạt khoảng 3 triệu tấn, gần bằng sản lượng năm ngoái cùng kỳ năm 2014 -So với 11 tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Malaixia tăng 10.55% về khối lượng và tăng 1.12% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8.11% thị phần; thị trường Indonesia tăng 47.86% về lượng và tăng 26.71% về giá trị, đứng vị trí thứ 4 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Gana tăng 17.62% về khối lượng và tăng 8.70% về giá trị, đứng vị trí thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 43.01% về khối lượng và tăng 26.67% về giá trị, đứng thứ

6 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam Đáng chú ý là 11 tháng đầu năm

2015 thị trường Nga có sự tăng trưởng đột biến, tăng gấp 2.04 lần về khối lượng và tăng 81.53% về giá trị

- Các thị trường có sự giảm đột biến trong

11 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipin (giảm 19.66% về khối lượng và giảm 27.19% về giá trị), Singapore (giảm 35.59% về khối lượng và giảm 33.92% về giá trị), Hồng Kông (giảm 27.45% về khối lượng và giảm 35.54% về giá trị) và Hoa Kỳ (giảm 29.3% về khối lượng và giảm 24.14% về giá trị)

-Tại thị trường trong nước, trong tháng 12/2015, giá lúa, gạo tại các tỉnh ĐBSCL diễn biến theo xu hướng tăng do nguồn cung hạn chế Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang tích cực tìm kiếm khách hàng mới, việc thu mua gạo để trang trải hợp đồng đã ký với Phi-lip-pin và Indonesia đã hoàn thành

-Diễn biến giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL cụ thể như sau: Tại An Giang, lúa IR50404 tăng từ 4.800 đồng/kg lên 5.000 đồng/kg;lúa OM 2514 tăng từ 4.950 đồng/kg lên5.050 đ/kg, OM 2717 tăng từ 4.950 đồng/kg lên 5.100 đồng/kg Tại Vĩnh Long,lúa IR50404 vụ Đông Xuân sớm của huyện20

Vũng Liêm mới có mặt trên thị trường với giá 5.100 đ/kg; lúa khô IR50404 vụ trước tăng từ 5.400 đồng/kg lên 5.600 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường giữ ở mức 5.900 đồng/kg (lúa khô); Lúa dài tăng từ 6.000 đồng/kg lên 6.200 đồng/kg Tại Bạc Liêu, giá bán buôn lúa khô ổn định ở mức 5.700 – 5.800 đồng/kg

Từ bảng so sánh trên ta có thể nhận xét

Theo các chuyên gia, đây là thời điểm không thể tốt hơn khi Thái Lan "mở kho" bán 5 triệu tấn gạo dự trữ Hiện tượng thời tiết El Nino gây hạn hán trong khu vực đã khiến nhiều quốc gia sản xuất gạo gặp khó khăn, đặc biệt là hai đối thủ trực tiếp của Thái Lan là Ấn Độ và Việt Nam Và, khi các nước xuất khẩu gạo chủ chốt gặp khó, lượng hàng tồn sẽ là nguồn cung kịp thời đúng lúc giá gạo đang tăng Điều này giúp Thái Lan thu về lượng tiền lớn để bù vào khoản lỗ trước đó mà nước này gánh chịu trong đợt mua gạo dự trữ dưới thời nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra

Theo Ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam:

Mấy năm nay, lượng gạo tồn kho của Thái Lan luôn được xem có ảnh hưởng đến tình hình giá gạo thế giới Nếu họ cấp tập bán ra 4.2 triệu tấn gạo, sẽ gây ra một cú sốc về giá, kéo giá gạo thế giới đi xuống, tác động đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhất là gạo cấp thấp Riêng đối với gạo cấp cao, Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng

Sản xuất lúa phát triển mạnh và khá hiệu quả nên Việt Nam không những đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước mà còn dành một khối lượng đáng kể cho xuất khẩu. Nếu như trước năm 1986, hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu khối lượng lớn lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước, đến năm 1989 đánh dấu sự kiện quan trọng lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo ra thị trường thế giới, trở thành nước thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo Từ đó đến nay, Việt Nam luôn ở trong top 3 nước đứng đầu về xuất khẩu gạo và hiện chiếm gần 20% thị phần toàn cầu

Việt Nam và Thái Lan là hai trong số các nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới Năm

2015, cả hai nước đều tiếp tục giữ vị trí sản xuất lúa gạo lớn với mức sản lượng và chất lượng tốt

Việt Nam đã tăng sản lượng lúa gạo vào năm 2015 với mức sản lượng tăng trưởng vào khoảng 5-10% so với năm trước Điều này đẩy mạnh việc xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam và tăng trưởng của thị trường

Tổng quan, nghành sản xuất lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan đều ổn định năm 2015 với mức sản lượng và chất lượng tốt, tăng trưởng sản lượng

Năm 2015, nông nghiệp lúa gạo Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công với sản lượng lúa gạo tăng vọt và chất lượng sản phẩm tốt Tuy nhiên, việc tiêu thụ nội địa v€n chưa đáp ứng được nhu cầu của dân số và phải xuất khẩu một lượng lớn lúa gạo Chính sách của chính phủ về ưu tiên hỗ trợ cho nông dân và cải thiện cơ sở vật chất cũng đã góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của nghành nông nghiệp này

2.1.2 Phân tích so sánh sự phát triển của nghành lúa gạo Năm 2020

-Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo

Thái Lan, năm 2020, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 5.7 triệu tấn gạo, giảm 12% so với năm 2019 và là mức thấp nhất trong

- Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) Chookiat

Ophaswongse cho biết quốc gia Đông

Nam Á này dự kiến sẽ xuất khẩu được 5.7 triệu tấn gạo trong năm 2020 với giá trị ước tính 115 tỷ THB (khoảng 3.8 tỷ

USD), giảm 12% so với năm 2019

- Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã gặp nhiều trở ngại trong năm 2020, trong đó có việc giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh

Tại Sao nghành lúa gạo lại phát triển mạnh ở 2 quốc gia này ?

2.2.1 Các yếu tố làm cho Việt Nam phát triển mạnh nghành lúa gạo

- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, nhân lực:

Trước hết là thuận lợi về điều kiện đất đai Đây là tư liệu quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp Độ phì nhiêu của đất chi phối trực tiếp khả năng thâm canh và giá thành của sản phẩm Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33.1 triệu ha trong đó đất dành để trồng lúa khoảng 8.5 triệu ha tương đương 25.7% diện tích cả nước Đặc biệt trong đó có hai đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng rộng lớn thích hợp cho việc phát triển trồng lúa

-Về điều kiện khí hậu và tưới tiêu: Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm, gió, nguyên tố vi lượng thiên nhiên Nước ta lại nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn hàng năm khá lớn nên là điều kiện sinh thái lý tưởng cho cây lúa phát triển cũng như các loại cây khác Bên cạnh đó, tài nguyên nước của nước ta rất dồi dào vừa cũng cấp nguồn nước đầy đủ mà còn cung cấp cả nguồn đạm tự nhiên với hệ thống tới tiêu đẩy đủ và phù hợp.

-Nguồn nhân lực cũng là một yếu tố đầu vào rất quan trọng của quá trình sản xuất Đối với nông nghiệp thì vấn đề số lượng lớn là một đòi hỏi quan trọng Nói ta với dân số gần

100 triệu dân trong đó 70% dân số là nông dân Nền kinh nghiệm sản xuất là những lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp.

-Địa lý và hải cảng:

Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế từ trước tới nay đều được vận chuyển bằng đường biển Việt Nam lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có hệ thống đường biển dài, hệ thống cảng biển nói chung đều năm gắn sát đồng hàng hải quốc tế đi qua các châu lục với thời gian ngắn hơn so với các nước khác

-Các chính sách kinh tế vĩ mô:

Với một nền chính trị ổn định và những chính sách kinh tế hợp lý là điều kiện cơ bản giúp hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong đó có xuất khẩu gạo rất thuận lợi để phát triển. Chính sách mở cửa nền kinh tế đã giúp Việt Nam hoà nhập với thế giới, các tổ chức kinh tế, mở rộng thị trờng xuất khẩu gạo với nhiều bạn hàng lớn.

Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức long thực bình quân nói chung và lúa gạo nói riêng của nước ta đã liên tiếp được cải thiện Ngày này Việt nam đã chiếm được vị trí thứ hai trong xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Lan Ngày nay Việt Nam đã chiếm được vị trí thứ hai trong xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Trong những năm gần đây, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của nớc ta có chiều hướng gia tăng nhanh hơn Kể từ năm 1997 đến nay lượng gạo xuất khẩu tăng bình quân 17% Kể từ năm 1997 đến nay lượng gạo xuất khẩu là 3.7 tấn, năm 1995 là 4.5 triệu tấn tăng 21.2% so với năm 98, năm 2000 là 5.1 triệu tấn tăng 14% so với năm 1999 Lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng số lượng gạo trên thế giới chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của nước ta và đóng góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng như tăng trởng kinh tế nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay

2.2.2 Các yếu tố làm cho Thái Lan phát triển mạnh nghành lúa gạo

-Thái Lan cũng nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn hàng năm khá lớn nên là điều kiện sinh lý tưởng cho cây lúa phát triển Đồng bằng trung tâm là một vùng đất thấp bồi bởi sông Chao Phraya và các chi lưu, đó hệ thống sông chao Phraya chiếm khoảng một phần ba lãnh thổ quốc gia Ở phía đông bắc của đất nước vào sông Mekong qua sông Mun Hệ thống sông mekong đổ vào biển Đông bao gồm một loạt các kênh và đập Các hệ thống sông Chao Phraya và Mê kong duy trì nền nông nghiệp Thái Lan qua việc hỗ trợ trồng lúa và cung cấp đường thủy cho việc vận chuyển hàng hóa Đất cang tác nông nghiệp của Thái Lan có khoảng 22 triệu héc ta và có nguồn nhân lực khá dồi dào

-Các chính sách của chính phủ:

+Thúc đấy tiêu thụ gạo

Chính phủ Thái Lan xúc tiến mạnh mạnh các biện pháp để giải phóng gạo tồn kho qua tất cả các kênh: Ở kênh thỏa thuận giữa chính phủ(G2G), Thái Lan đã bán gạo cho Indonesia(500.000 tấn), Philippines(300.000 tấn) Và Trung Quốc(1.3 triệu tấn) Đây đều là những thị trường truyền thống của Thái Lan và đang có xu hướng tăng để đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực do thiên tai và hạn hán ở kênh đấu thầu nội địa chính phủ Thái Lan sẽ tiến hành đấu giá 2 triệu tấn gạo chất lượng thấp vào cuối tháng 11/2015.trong phiên đấu thầu mới nhất, chính phủ Thái Lan bán được 112.000 tấn gạo trị giá 1.05 tỷ bạt khoảng 29.24 triệu Đô La Mức thua lỗ ước tính khoảng 1.4 tỷ bạt khoảng 38.9 triệu Đô La do giá bán ở mức 12.000 bạc trên một tấn. Chỉ bằng một nửa mức giá 24.000 bạt trên tấn mà chính phủ trước đây mua vào kho dự trữ số lượng gạo bán ra thấp hơn mức đấu thầu 445.000 tấn thể hiện sự nỗ lực của chính phủ bình ổn giá gạo nội địa trước vụ mùa tháng 11,12/2015 Đồng thời việc tăng giá bán cho thấy niềm tin của doanh nghiệp Thái Lan và tiềm năng xuất khẩu

+các biện pháp hỗ trợ người nông dân

Trong bối cảnh người nông dân gặp nhiều khó khăn do tình hình hạn hán kéo dài d€n đến

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w