tiểu luận cuối kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam liên hệ thực tiễn

39 0 0
tiểu luận cuối kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam liên hệ thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...11Chương 2: Tình hình khách quan và hướng phát triển kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...122.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNGXÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120205_21

NHÓM THỰC HIỆN: David Ricardo Thứ 7 - tiết: 3-4GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Trần Ngọc Chung

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2021 - 2022

Nhóm David Ricardo Thứ 7 tiết 03, 04

Tên đề tài: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trưởng nhóm: Phạm Nguyễn Thế Sang

Nhận xét của giáo viên:

Trang 3

Ngày tháng năm

Giáo viên chấm điểm

Trang 4

MỤC LỤ

MỤC LỤC 0

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1: Tổng quan về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3

1.1 Khái niệm về nền kinh tế thị trường 3

1.2 Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3

1.3 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 8

1.4 Vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 11

Chương 2: Tình hình khách quan và hướng phát triển kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12

2.1 Thực trạng kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện tại 12

2.2 Mục tiêu phát triển nên kinh tế thị trường tại Việt Nam 15

2.3 Các giải pháp để thực hiện được mục tiêu đề ra 21

KẾT LUẬN 25

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử phát triển của xã hội loài người, là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã hội Nhưng bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết 4 vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Với số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai và phân phối như thế nào? Giải quyết những vấn đề này có hai kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, đó là: Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa.

Kinh tế tự nhiên là hình thức kinh tế đầu tiên của xã hội loài người Trình độ phân công lao động, công cụ lao động, phương thức tổ chức sản xuất còn rất thấp và đơn giản chủ yếu mang tính tự túc, tự cấp, khép kín theo từng vùng, từng địa phương, lãnh thổ Kinh tế hàng hóa được ra đời và kế tiếp từ kinh tế tự nhiên trên cơ sở phát triển của phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế của người sản xuất; đó là hình thức kinh tế trong đó người sản xuất ra sản phẩm không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của mình, mà nhằm để trao đổi, để bán trên thị trường Ngày nay kinh tế hàng hóa được phát triển và phổ biến trên toàn cầu Sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại và phát triển Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các nhân tố của thị trường như cung, cầu, giá cả,… sẽ tác động theo cách điều tiết và hướng dẫn tới quá trình sản xuất hàng hóa giúp cho việc luân chuyển, phân bố các nguồn lực sản xuất, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất lưu thông Thị trường ở đây giữ vai trò là công cụ phân bổ nguồn lực, khi các nguồn lực và sản phẩm làm ra trong nền kinh tế được phân bổ bằng phương thức thị trường của nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tốn tại và phát triển của từng quốc gia từng dân tộc Vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan

1

Trang 6

tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỉ qua, do đó việc tìm tòi mô hình quản lý kinh tế thích hợp và có hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà nước ta và nhiều nước trên thế giới quan tâm Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta Trong những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường Như vậy, việc quan tâm đễn xây dựng nền kinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa là một điều sức cần thiết Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Liên hệ thực tiễn”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cho phần lý thuyết

 Làm rõ khái niệm nền kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

 Làm rõ các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng

 Làm rõ ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, đưa ra nhiệm vụ và giải pháp

2

Trang 7

 Cho thấy quá trình đổi mới tư duy lý luận và thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Mục tiêu phần liên hệ thực tiễn

 Liên hệ kiến thức đã học vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện tại

 Làm rõ mục tiêu phương hướng phát triển và các giải pháp, chính sách để thực hiện

3

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1.1.Khái niệm về nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh

tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường Theo Adam Smith, với lí thuyết “bàn tay vô hình" thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự can thiệp của Nhà nước Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết này là J M Keynes với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ".

Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra từ Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước Từ việc phát triển kinh tế trong cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây với hai thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể (kinh tế tư bản, tư nhân không được thừa nhận), đến nay, trong nền kinh tế Việt nam đã có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển với những hình thức sở hữu khác nhau, trong đó, đáng chú ý là sự hiện diện của thành phần tư bản nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Nhà nước Việt Nam khuyến khích và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật, chính sách để các thành phần kinh tế cùng có cơ hội phát triển trong một

4

Trang 9

môi trường cạnh tranh lành mạnh.

1.2.Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam

Theo Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam Khái niệm nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

* Tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

* Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động

5

Trang 10

lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường * Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế

Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội.

Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế

 Bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường

 Bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ;

 Bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được thể hiện trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.

* Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp

Thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và

6

Trang 24

nhóm người giàu và nhóm người nghèo là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần, năm 2006 là 8,4 lần, năm 2008 là 8,9 lần và năm 2010 là 9,4 lần.

Giáo dục và y tế không được bao cấp như nền kinh tế cũ, nhiều hộ gia đình không có tiền đóng học phí nên phải bỏ học để đi làm Dẫn đến trình độ của người lao động có phần bị kéo xuống Nhiều người còn trốn tránh việc mua bảo hiểm y tế vì sợ tốn tiền và đến lúc bệnh thì tốn rất nhiều tiền để chữa trị

Bên cạnh đó tình trạng thất nghiệp cũng ngày càng gia tăng do yêu cầu ngày càng cao về trình độ của người lao động.

2.2 Mục tiêu phát triển nên kinh tế thị trường tại Việt Nam

Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu phát triển tổng thể của Việt Nam tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045 Các văn kiện đã đề ra mục tiêu phát triển của đất nước với tầm nhìn đến năm 2045 cụ thể như sau: “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN” (thu nhập cao) Đến năm 2025, nước ta là “nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp” (GDP bình quân đầu người khoảng 4700-5000 USD từ mức hiện nay là 2.779 USD) và đến năm 2030 là “nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” Như vậy, từ nay tới năm 2045, Đảng đã đặt ra mục tiêu mang tính khát vọng cực lớn đó là đưa Việt Nam từ vị thế của quốc gia thu nhập trung bình thấp hiện nay lên quốc gia phát triển, có thu nhập cao Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong giai đoạn 1960 đến 2008, có hàng trăm quốc gia có khát vọng vươn lên trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao, nhưng tuyệt đại đa số đều “mắc kẹt”, không vươn lên thành công, bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” và chỉ có 13 quốc gia/vùng lãnh thổ được xem là thành công (trong đó, khu vực Đông Á và Đông Nam Á, người ta thường nhắc tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,

20

Trang 25

Singapore) Kinh nghiệm quốc tế ấy gợi ý rằng, trên tiến trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao, Việt Nam cũng phải tìm cách để không bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” Điều đó chỉ có thể thực hiện được nếu Việt Nam xây dựng được thể chế phát triển có chất lượng cao cùng một bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị thực sự hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, là nhân tố thúc đẩy phát triển Điểm đáng lưu ý thêm là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và hạ tầng (như Văn kiện Đại hội XI và XII trước đây) nhưng nội hàm của từng khâu đột phá đều có sự bổ sung, phát triển Chẳng hạn, với đột phá về nhân lực, Văn kiện nhấn mạnh yêu cầu “sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài”, “khơi dậy khát vọngphát triển”, “phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc” Với đột phá về kết cấu hạ tầng, Văn kiện bổ sung “chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số” Với đột phá về thể chế, thay vì chỉ chú ý tới đột phá thể chế phát triển nền kinh tế thị trường, hiện nay Văn kiện mở rộng thêm là “thể chế phát triển” nói chung, bao gồm thể chế về “quản trị quốc gia”, nhấn mạnh khâu tổ chức thực hiện thể chế (“tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp”), thúc đẩy “đổi mới sáng tạo”, tăng cường “kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực

bằng hệ thống pháp luật”, “khuyến khích làm giàu theo pháp luật, phát

triển mạnh tầng lớp trung lưu gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội” Để

phục vụ mục tiêu phát triển đó, Văn kiện Đại hội XIII đề ra nhiều định hướng cụ thể về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Cụ thể:

 Thứ nhất, đối với thể chế về sở hữu và quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, Văn kiện Đại hội XIII chủ trương: “Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng của người

21

Trang 26

dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật” … “Cải cách thể chế về quyền tài sản, tập trung vào các khâu đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, xử lý tài sản thế chấp ngân hàng, thủ tục phá sản” … “Tăng cường công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ” “Hoàn thiện pháp luật để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo đảm công khai, minh bạch và khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí Đổi mới các chính sách quản lý đất để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất Đổi mới và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn; bãi bỏ các giới hạn về đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước”.

 Thứ hai, đối với thể chế về tự do kinh doanh, đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế, Văn kiện chủ trương: “Cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch Phấn đấu đến năm 2030 môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu (theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới).” “Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát

22

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan