1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ kinh tế các nước asean đề tài phân tích về ngành nông nghiệp lúa gạo của thái lan và việt nam năm 2019 2020

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sự sản xuất và xuất khẩu của ngành nông nghiệp lúa gạo đã trở thành một phần không thế thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước.. Để hiểu rõ hơn về tình hình ngành nông nghiệp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ KINH TẾCÁC NƯỚC ASEAN

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP LÚA GẠO CỦATHÁI LAN VÀ VIỆT NAM NĂM 2019 - 2020

HÀ NỘI – 2023

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh ThảoSinh viên thực hiện: Lương Trung Đức

Trang 2

1.4 Phương pháp phân tích đề tài 1

1.5 Kết cấu của bài 1

PHẦN 2: NGÀNH NÔNG NGHIỆP LÚA GẠO CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM NĂM 2019 - 2020 3

2.1 Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam 3

2.1.1 Thị trường xuất khẩu Việt Nam 3

2.1.2Thị trường xuất khẩu của Thái Lan 7

2.2 Tình hình ngành nông nghiệp lúa gạo của Thái Lan trong giai đoạn 2019 -2020 8 2.2.1 Tình hình ngành nông nghiệp lúa gạo của Thái Lan trong giai đoạn 2019 - 2020 82.2.2 Chuỗi cung ứng của ngành gạo Thái Lan 9

2.2.3 Các loại gạo xuất khẩu chính 10

2.3 Tình hình ngành nông nghiệp lúa gạo Việt Nam trong giai đoạn 2019 -2020 12

2.3.1 Tình hình ngành nông nghiệp lúa gạo Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2020 12

2.2.2 Các loại gạo xuất khẩu chính 14

2.4 Một số yếu tố tác động đến sự phát triển ngành nông nghiệp lúa gạo tại Thái Lanvà Việt Nam 14

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 16

3.1 So sánh ngành nông nghiệp lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam 16

3.2 Đề xuất một số giải pháp giúp thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp lúa gạo của Việt Nam 16KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC

Trang Hình 2.1 Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019 3 Hình 2.2 Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 6

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Ngành nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp lúa gạo nói riêng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam với Thái Lan nói riêng Sự sản xuất và xuất khẩu của ngành nông nghiệp lúa gạo đã trở thành một phần không thế thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước Từ lâu, Việt Nam và Thái Lan đều là những nước có sức ảnh hưởng trong xuất khẩu lúa gạo ra thế giới Giá trị xuất khẩu gạo của hai quốc gia này luôn nằm trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới

Năm 2019 – 2020, là giai đoạn đen tối của nền kinh tế khi mà toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 Sự ảnh hưởng của nó đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, nền kinh tế rơi vào đình chệ, nhiều quốc gia báo cáo tốc độ tăng trưởng âm Có thể nói, đại dịch ảnh hưởng mảnh nhất là ngành xuất nhập khẩu Để hiểu rõ hơn về tình hình ngành nông nghiệp lúa gạo thì em đã quyết định nghiên cứu đề tài “Phân tích về ngành nông nghiệp lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam năm 2019 – 2020”

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Trong bài này, em chọn đối tượng nghiên cứu là ngành nông nghiệp lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan

1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Chọn hai quốc gia là Thái Lan và Việt Nam - Về thời gian: Dữ liệu năm 2019 - 2020

1.4 Phương pháp phân tích đề tài

Đề tài này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính

- Nghiên cứu đã sự dụng các số liệu thống kê qua thu thập dữ liệu có sẵn tiến hành lập bằng biểu, vẽ các đồ thị để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu

- Bên cạnh đó, đã sử dụng phương pháp suy duễn để lập luận và giải thích

1.5 Kết cấu của bài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài được chia làm 3 phần:

- Phần 1: Mở đầu

Trang 5

Phần 2: Ngành nông nghiệp lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan năm 2019 -2020

- Phần 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp

Trang 6

Phần 2: Ngành nông nghiệp lúa gạo của Thái Lan và Việt Nam năm 2019 - 2020 2.1 Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam

2.1.1 Thị trường xuất khẩu Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường trên toàn cầu, nhưng các thị trường lớn nhất bao gồm Philippines, Mỹ, Malaysia, Indonesia, và Châu Âu Đặc biệt, Philippines là một thị trường quan trọng cho Việt Nam, với việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam chiếm đến 33% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines

Hình 2.1 Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục hải quan - Mặc dù bị chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid- 19 đã làm tê liệt toàn bộ cả ngành kinh tế và ngành lúa gạo cũng không thể tránh khỏi Dựa vào bảng số liệu kết hợp với biểu đồ ở trên cho chúng ta thấy các nước: Philippine, Côte d'Ivoire ( Bờ biển Ngà) và Trung Quốc là 3 quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines, đạt 1,89 triệu tấn, tương đương khoảng 844 triệu USD, tăng mạnh 188% về lượng và tăng 159,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 37,3% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 35,1% trong tổng kim ngạch Giá xuất khẩu

Trang 7

sang thị trường này giảm 10% so với cùng kỳ, đạt 410,3 USD/tấn Tiếp theo đó là Bờ Biển Ngà đạt 583.579 tấn, trị giá 252,6 triệu USD, tăng 111% về lượng và 61% về giá trị so với năm 2018 Bờ Biển Ngà trở thành thị trường xuất khẩu lúa gạo lớn thứ nhất của Việt Nam tại khu vực châu Phi, sau Nam phi và Ai cập Bên cạnh đó còn có Trung Quốc – thị trường đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam Trong 9 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc lại có sự sụt giảm rất mạnh, giảm 65,6% về lượng, giảm 66,8% về kim ngạch và giảm 3,5% về giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 387.807 tấn, tương đương 192,88 triệu USD, giá xuất khẩu đạt 497,4 USD/tấn, chiếm 7,7% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước và chiếm 8,8% trong tổng kim ngạch Và cho đến cuối năm 2019 doanh thu xuất khẩu gạo sang Trung quốc đạt 240 triệu USD Với các loại gạo được xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng (chiếm 47%), gạo jasmine và gạo thơm ( chiếm 39,8%) và cuối cùng là gạo nếp và gạo giống Nhật lần lượt chiếm 7,25 và 5,7% Được biết năm 2019 gạo ST25 của Việt Nam đã được trao giải loại gạo ngon nhất thế giới “ World's Best Rice Conference” được tổ chức lần thứ 11 tại Mỹ Điều này cũng đánh dấu mốc quan trọng trong ngành lúa gạo Việt Nam - Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo nguyên trong tháng

9/2019 sụt giảm 20,4% về lượng và giảm 21,7% về kim ngạch so với tháng 8/2019, đạt 479.363 tấn, tương đương 210,94 triệu USD Tuy nhiên so với cùng tháng 9/2018 thì có tăng 33,1% về lượng và tăng 21,3% về kim ngạch Giá xuất khẩu gạo trong tháng 9/2019 đạt trung bình 440 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng trước đó và giảm 8,9% so với tháng 9/2018.Cộng chung cả 9 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gạo của cả nước đạt 5,06 triệu tấn, thu về 2,2 tỷ USD, tăng 3,4% về lượng nhưng giảm 10,4% về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2018 Giá xuất khẩu trung bình giảm 13,4%, đạt 435,6 USD/tấn Mặc dù xuất khẩu gạo trong năm 2019 dẫu tăng về sản lượng với 6,259 triệu tấn nhưng chỉ thu về khoản ngoại tệ 2,758 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng và giảm gần 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái Theo Bộ Công Thương, ngành gạo trong nước đã có sự tụt dốc rất mạnh, hụt hơi 300 triệu USD so với năm 2018 Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thâm hụt này Giá xuất khẩu trong 11 tháng 2019 đã giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 439,3 USD/tấn Bên cạnh đó, Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng nhu cầu gạo hiện đang giảm dần Thực tế, các quốc gia khác đã và đang cơ cấu lại nền nông nghiệp để từ đó nâng cao khả năng tự

Trang 8

cung cấp và đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực nội địa Đồng thời, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác nhập khẩu mới.

- Trong năm 2020: Giá gạo của Việt Nam tăng cao, mặc dù sản lượng không được cao.

+ Do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất nên đã làm cho sản lượng gạo của Việt Nam bị giảm, nhưng thay vào đó thì giá trị chất lượng của thương hiệu gạo Việt lại được nâng cao Vượt mặt cả Thái Lan, năm 2020 xuất khẩu gạo của Việt Nam đã vươn lên vị trí đứng đầu thế giới Dựa vào biểu đồ ở dưới đây cho chúng ta thấy: Philippin và Trung Quốc tiếp tục là 2 quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu gạo sang nhiều nhất Theo Tổng cục hải qua trong năm 2020, xuất khẩu gạo sang Philippine lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD (khoảng 1,06 tỷ USD), tăng 4% về lượng và tăng 19,3% về kim ngạch so với năm 2019 Như vậy Philippine tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm 35,5% trong tổng lượng và chiếm 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước Tiếp theo là thị trường Trung Quốc- thị trường nhập khẩu gạo lớn đứng thứ 2 của Việt Nam trong năm 2020 xuất khẩu gạo sang trung quốc đạt 463 triệu USD Theo báo cáo từ Cụ Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu gạo bình quân đạt 489,2 USD/tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trang 9

Hình 2.2 Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020.

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục hải quan + Với kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,07 tỷ USD, gạo đã trở thành điểm sáng trong lĩnh vực xuất khẩu nông nghiệp của cả nước Đây cũng là thành quả ấn tượng của ngành lúa gạo trong nhiều năm qua, nhất là khi xuyên suốt năm 2020, mặc dù nền nông nghiệp nước ta chịu thiệt hại nặng nề từ thiên tai, dịch bệnh trên cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu Thành công của ngành hàng lúa gạo năm 2020 đã đưa câu ví “hạt gạo - hạt vàng” quay trở lại sau một thời gian dài ít được nhắc đến Thật tự hào khi nhìn lại năm 2020, thiên tai khốc liệt như mưa đá, hạn mặn, lũ lụt đã tàn phá nặng nề nền sản xuất nông nghiệp ở cả ba miền bắc, trung, nam Nhưng vượt lên tất cả, sản xuất lúa đã thắng lợi toàn diện trên cả nước với tổng sản lượng đạt 42,7 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu Trong đó phải kể đến những kết quả của xuất khẩu gạo được coi là kỳ tích Năm 2020, khi kim ngạch của nhiều mặt hàng nông nghiệp “kỳ cựu” bị sụt giảm do đại dịch Covid-19 thì xuất khẩu gạo luôn có sự tăng trưởng đều qua các tháng Đáng chú ý, điểm nhấn xuất khẩu gạo lại không phải là sản lượng mà là về giá bán Trong năm 2020, mặt hàng gạo có giá xuất khẩu tăng mạnh nhất, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019, giá bình quân lên

Trang 10

đến 496 USD/tấn Đầu tháng 12 năm 2020, giá chào bán gạo trắng 5% tấm của Việt Nam dao động ở mức 493 đến 497 USD/tấn, cao hơn gạo Thái-lan khoảng 20 USD/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ khoảng 120 USD/tấn Đây được đánh giá là mức giá tốt nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của Việt Nam và phần nào minh chứng cho chất lượng hạt gạo Việt Nam đã nâng cao rõ rệt

+ Hoạt động xuất khẩu gạo nhanh chóng khởi sắc ngay sau khi Việt Nam mở của hoạt động tự hóa thương mại với các nước Đặc biệt phải kể đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 Theo EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm được hưởng thuế suất 0% (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm); đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm Tận dụng lợi thế đó, từ tháng 9 năm 2020, Việt Nam đã xuất những lô gạo đầu tiên vào EU với giá bán tăng khá cao so với trước Cụ thể trước EVFTA, giá gạo ST20 xuất khẩu sang EU khoảng 800 USD/tấn, còn gạo Jasmine là 520 USD/tấn, thì giờ đây mức giá lần lượt là hơn 1.000 USD/tấn và 600 USD/tấn Với thị trường có những đòi hỏi khắt khe bậc nhất thế giới về chất lượng như EU, mức giá này được coi là một thành tích đáng tự hào của gạo Việt Nam

2.1.2 Thị trường xuất khẩu của Thái Lan

Thái Lan chủ yếu xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Á như Philippines, Mỹ, Malaysia, Hong Kong, và Singapore Đặc biệt, Philippines là một thị trường quan trọng cho Thái Lan, với việc nhập khẩu gạo từ Thái Lan chiếm đến 26% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines

- Trong năm 2019, do tỷ giá đồng baht của Thái Lan bị suy yếu so với đồng đô la Mỹ, đồng Baht Thái Lan đã giảm khoảng 10% so với đồng USD; so với các đồng tiền khác tại Châu Á thì đây là mức suy giảm mạnh nhất Đứng trước khó khăn về sức ép của đồng baht, xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm cả về lượng và giá trị Xuất khẩu gạo đạt 7,58 triệu tấn gạo, thu về 131 tỷ baht (khoảng 4 tỷ USD), giảm 32% về lượng và 25% về giá trị Việc đồng baht tăng giá sẽ khiến cho gạo của Thái Lan đắt hơn giá gạo của các nước khác Trong tháng 2/2019 do giá tương đối cao so với những đối thủ cạnh tranh khác, trong khi đồng bath tăng giá Theo tờ Bưu điện Bangkok (Bangkok Post) đã trích lời Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatas cho biết Thái Lan xuất khẩu tổng cộng 687.560 tấn gạo trong tháng 2/2019, giảm 27,7% so với cùng kỳ năm trước Tổng giá trị gạo xuất

Trang 11

khẩu của nước này trong tháng 2/2019 đạt 11,69 tỷ bath (hơn 368,5 triệu USD), giảm 23,5% so với cùng kỳ năm trước Theo báo cáo của Bộ Thương Mại Thái Lan cho biết trong 8 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gạo của nước này giảm 23,6% ở mức 5,3 triệu tấn, trong khi giá trị xuất khẩu gạo giảm 22% xuống mức 2,87 tỷ USD Và trong 11 tháng đầu năm 2019 Thái Lan đã xuất khẩu được 7,11 triệu tấn gạo, giảm 30,4% so với năm 2018 với giá trị đạt được 2,9 tỷ USD, giảm 24,3% - Năm 2020:

Bên cạnh việc đồng baht Thái suy giảm, thì Thái Lan cũng đang chịu đồng thời sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Việt Nam, Vì vậy xuất khẩu gạo trong năm 2020 của Thái Lan tiếp tục lại gặp những khó khăn Được biết, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt mức thấp kỷ lục trong 20 năm trở lại đây Trong năm 2020, Thái Lan đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,7 triệu tấn gạo giảm 24,5% so với năm 2019 Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 3,14 triệu tấn gạo, giảm 1/3 về lượng so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 12% về giá trị, chỉ còn 2,2 tỷ USD Và tính đến tháng 11/2020, xuất khẩu gạo của nước này 5,1 triệu tấn giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019 Mặc dù sản lượng xuất khẩu gạo Thái Lan giảm mạnh do thiếu vắng nhu cầu từ khách hàng quốc tế và đồng baht giảm giá Nhưng Thái Lan vẫn còn một số những khách hàng quen thuộc và vẫn chấp nhận mua gạo của Thái Lan với mức giá cao hơn so với mức giá chung của thị trường khi đó

Các loại gạo xuất khẩu phổ biến nhất của Thái Lan năm 2020: đầu tiên là gạo Hom mali, loại gạo ngon nổi tiếng của Thái Lan và là loại gạo ngon nhất thế giới năm 2020 đã ghi nhận mức giá xuất khẩu đạt 7000 USD/tấn giảm 12,4% so với mức giá 800 USD/tấn đầu năm 2020 Tiếp theo là gạo trắng và gạo 5% tấm cũng là hai loại gạo được xuất khẩu nhiều nhất của Thái Lan trong năm 2020

Dựa vào biểu đồ ở dưới đây đã cho ta thấy được top 5 quốc gia Thái Lan xuất khẩu gạo lớn nhất Đầu tiên phải kể đến Hoa Kỳ (726 triệu USD), tiếp theo là Nam Phi với 327 triệu USD Giữ vị trí thứ 3 là Trung quốc với giá trị xuất khẩu đạt 269 triệu USD, và cuối cùng là Benin và Hồng Kông với giá trị xuất khẩu đtạ lần lượt là 214 và 187 triệu USD Đây cùng được coi là những thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2019-2020 là Hoa Kỳ (81,3 Hàng triệu USD), Niger (69,8 Hàng triệu USD) và Indonesia (33,4 Hàng triệu USD).

2.2 Tình hình ngành nông nghiệp lúa gạo của Thái Lan trong giai đoạn 2019 -2020

Trang 12

2.2.1 Tình hình ngành nông nghiệp lúa gạo của Thái Lan trong giai đoạn 2019 -2020

Thái Lan từ lâu đã là nước sản xuất và xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới, năm 2019-2020, Thái Lan có sản lượng gạo lớn thứ 6 thế giới, sản lượng gạo xay xát của Thái Lan chiếm 4,2% sản lượng gạo toàn cầu (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh và Việt Nam, với tỷ trọng khối lượng sản xuất lần lượt là 29,3%; 23,1%; 7,5%; 7,1% và 5,6%) và Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với thị phần 21,0%, sau Ấn Độ nơi có thị phần 25,2% và có các đối thủ cạnh tranh khác như Việt Nam, Pakistan, Mỹ, Myanmar Tuy nhiên, khối lượng thương mại gạo trên thị trường thế giới chỉ chiếm khoảng 9,6% sản lượng gạo thế giới vì Lúa là cây trồng chủ yếu phục vụ an ninh lương thực quốc gia (tiêu dùng) nên khối lượng thương mại gạo quốc tế (Xuất-Nhập khẩu) do đó chỉ là sản phẩm dư thừa và/hoặc thâm hụt từ tiêu dùng ở mỗi quốc gia Do đó, điều kiện thị trường xuất khẩu thường biến động theo số lượng sản xuất và tiêu thụ ở nước xuất khẩu và nhập khẩu

Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2019 có xu hướng giảm, theo số liệu tổ chức lương thực thế giới (FAO) cho biết, tổng giá trị sản xuất gạo của Thái lan đạt khoảng gần 9,9 triệu USD Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong năm 2019, ngoài việc phải chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra Bên cạnh đó, manh nha còn xuất hiện sự trượt giá của đồng baht Ngoài ra, Thái Lan còn phải đối mặt với tình hình hạn hán, lũ lụt kéo dài làm giảm sản lượng gạo Việc giảm cả về giá trị lẫn sản lượng gạo đã gây ra cho Thái Lan gặp rất nhiều những khó khăn, đặc biệt đó là vấn đề về xuất khẩu khi không đáp ứng đủ nguồn lương thực cho đối tác Cụ thể đó là Singapore, quốc gia đang nhập khẩu 30 - 40% gạo từ Thái Lan nhưng hiện đang cân nhắc đa dạng hóa nguồn cung ứng gạo.

Sang đến năm 2020 thì thị trường sản xuất và xuất khẩu gạo của Thái Lan càng ảm đạm hơn Bên cạnh những ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 để lại, song với đó Thái Lan đã phải đối mặt với tình trạng đồng baht giảm so với đồng USD đã khiến cho giá gạo của Thái Lan tăng cao hơn so với mức giá chung trên thị trường gây ra hậu quả lượng cầu quốc tế đối với sản phẩm gạo của Thái Lan giảm sút mạnh Hàng năm Thái Lan luôn có vụ lúa phụ Mặc dù sản lượng vụ này không cao do bị hạn hán lúc đầu vụ, song cũng đủ để làm nguồn cung cho thị trường tăng lên mức vừa phải.

2.2.2 Chuỗi cung ứng của ngành gạo Thái Lan

Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành gạo Thái Lan bao gồm:

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w