Trong số các hợp chất dj vòng thì pyridin và một số dẫn xuất họ pyridin có hoạt tính sinh học cao đồng thời là thuốc thử cũng như dung môi hữu cơ quan trọng và rất phổ biến trong hoá học
Trang 14,Of-e@®X————————————sz-BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
Rae Dang
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Chuyén nganh: HOA HUU CO
Tên đề tài:
Tổng hợp
(pyridin-2-yl)prop-2-en-1l-on
1-(4-hidroxiphenyl)-3-từ pyridin-2-cacbandehit va
I-(4-hidroxiphenyleten-1-on
GVHD: Th.S LE VAN ĐĂNG
SVTH: TRAN TH] THANH THAO
| _ PHU VIỆN LỚP: HÓA4C
rưỡng Đại-Học Su-Phum
IP _HO-CHIMIN' KHOÁ: 2005-2009
TP.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
d@WĐk&—————————————”"»4œ>
Trang 2Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
MỞ DAU
Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, hoá học các hợp chất dị vòng đã
vươn lên phát triển một cách mạnh mẽ Số lượng các hợp chất dị vòng được tổng
hợp ngày càng nhiều (vượt xa số các hợp chất không vòng và vòng cacbon,
chiếm hơn nửa tổng số các công trình vé hoá hữu cơ nói chung được công bố ở
các tạp chí chính thức trên thế giới hằng năm) và những tính chất của chúng cũng
được nghiên cứu ngày một đầy đủ và hệ thống
Nhiều đặc tính quỷ của các hợp chất dị vòng được khám phá và sự ứng
dụng của chúng vào trong nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và các lĩnh vực: y
dược học, sinh học, nông nghiệp Và đối với ngành công nghiệp dược phẩm, nhóm hợp chat dị vòng chứa nitơ được coi là những hợp chat vô cùng quan trọng
Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu các hợp chất trên đã thực sựthu hút sự quan tâm của rat nhiều nhà khoa học trên thế giới
Trong số các hợp chất dj vòng thì pyridin và một số dẫn xuất họ pyridin có
hoạt tính sinh học cao đồng thời là thuốc thử cũng như dung môi hữu cơ quan
trọng và rất phổ biến trong hoá học phân tích nhờ khả năng tạo phức của nó cũngnhư các dẫn xuất với nhiều ion kim loại, đó là muối nội phức vòng được ứng
dụng rộng rãi trong thực tế để tách phân tích trọng lượng, phân tích thé tích.
Cùng với sự phát triển của khoa học và đặc biệt là sự vươn lên mạnh mẽ của
tổng hợp các hợp chất hữu cơ, ngày càng có nhiều phương pháp tổng hợp các
hợp chất dị vòng từ nhiều cách thức khác nhau cũng như sử dụng những điều
kiện phản ứng, sử dụng xúc tác khác nhau, để điều chế cùng một sản phẩm vớimong muốn tìm được phương pháp tối ưu trong việc nâng cao hiệu suất cũng nhưhiệu quả kinh tế của các quá trình tổng hợp
Từ đó đến nay đã có rat nhiều công trình nghiên cứu việc tổng hợp với các
hợp chất này sử dụng nhiều loại xúc tác khác nhau trong quá trinh điều chế Và
nhiều tác giả đã quan tâm đến khả năng xúc tác của các loại axit cho quá trình
tổng hợp này
Tôi chọn dé tài “Téng hợp
1-(4-hidroxiphenyl)-3-(pyridin-2-yl)prop-2-en-l-on từ pyridin-2-cacbandehit và 1-(4-hidroxiphenyljetan-1-(4-hidroxiphenyl)-3-(pyridin-2-yl)prop-2-en-l-on” vì những lý
đo sau đây:
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang |
Trang 3Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Y Pyridin và các dẫn xuất của nó có khả năng tạo phức với các ion kimloại, do đó được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hoá học phân tích.
*“ Nhiều hợp chất chứa vòng pyriđin có tác dụng chữa bệnh khác nhau và
có thể nói rằng pyriđn là hợp chất dị vòng có ý nghĩa lớn cả về mặt học thuật lẫn
thực tiễn.
Y Các dẫn xuất pyriđin đặc biệt là các dẫn xuất cacbonyl œ,B - không no
của nó là mô hình tốt để nghiên cửu sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử
trong phân tử.
wvx Bước đầu học tập phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm
nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, làm tiền để cho quá trình học tập sau này.
Nhiệm vụ của dé tài
* Tổng hợp hợp chất cacbonyl œ,B - không no của pyridin nhờ phan ứng
andol — croton hoá giữa pyridin-2-cacbandehit và dẫn xuất thế nhóm hiđroxi ở vị
trí para của axetophenon.
¥ Xác định các hằng số vật lý của chất đã tổng hợp như: nhiệt độ nóngchảy, dung môi sắc ký, dung môi hoa tan, chỉ số Ry, dung môi kết tinh
wx Đo phổ hồng ngoại và phổ cộng hưởng từ hạt nhân 'H -cấu hình
NMR Trên cơ sở phân tích phổ hồng ngoại IR và phố cộng hưởng từ hạt nhân 'H
~ NMR từ đó xác định công thức cấu tạo đúng của chất đã tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu
w Nghiên cứu tài liệu
“ Tiến hành thực nghiệm tại phòng thí nghiệm
Y Phân tích phổ và rút ra kết luận
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang 2
Trang 4Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
LỜI CẢM ƠN
Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm của quý thầy cô cũng như bạn bè, em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Téng hợp
1-(4-hidroxiphenyl)-3-(pyridin-2-yJ)prop-2-en-I-on từ pyriđin-2-cacbanđdehit và 1-(4-hidroxiphenyl) etan-l-on”.
Em đặc biệt chân thành cảm ơn thay Lê Văn Đăng đã trực tiếp hướng dẫn,
quan tâm giúp đỡ và động viên em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn tốt nghiệp Em xin gới đến thầy những lời chúc tốt đẹp nhất
và lời trì ân sâu sắc
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa Hoá,toàn thể các thầy cô trong tổ bộ môn Hoá Hữu Cơ và các thầy cô ở phòng thí
nghiệm Hoá Hữu Cơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em có thể hoàn thành
luận văn.
Ngoài ra, xin cảm ơn các bạn sinh viên đã đóng góp, giúp đỡ em hoàn tất
khoá luận.
Do thời gian, điều kiện cũng như kinh nghiệm bản thân con thiếu sót, vì vậy
em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Chúc thầy cô và các bạn nhiều sức khỏe và thành công
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2009
SVTH
Tran Thị Thanh Thảo
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang 3
Trang 5Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
PHAN I
TONG QUAN VE CO SO LY THUYET
Chương I
VAI NET VE CAU TAO VA TINH CHAT CUA PYRIDIN
I.1.1 Vài nét về cấu tạo và khả năng phản ứng của pyriđía| 1|, [10]
Theo thuyết obital phân tử thì pyridin có cấu tạo vòng phẳng, trong vòngchứa 5 nguyên tử C và một dị tố N Giá trị năng lượng ổn định của vòng khá cao:
134,4 kJ/mol tương đương với benzen Ở pyriđin, khoảng cách C - C bằng 1,394
A”; C— N là 1,340 A° do đó phân tử pyridin không phải là vòng lục giác đều nhưbenzen Như vậy cũng có nghĩa là ở vòng pyriđin có sự phân bố điện tích khôngđều và do đó, xuất hiện momen lưỡng cực ( 1 = 2,26 D ) gần bằng pyrol
Trong pyriđin, các nguyên tử liên kết với nhau 9 siete §
bằng các liên kết ơ của các obital lai hóa sp’ Ngoài :
ra, mỗi nguyên tử đóng góp 1 electron không lai @» ⁄0 On’
hóa vào hệ thống 6 electron x giải téa trén torn ONO > 0/0
phân tử, Nhung trong khi, N ở pyrol thé hiện tinh oO
chất cho (e) và đóng góp cả cặp (e) tự do vào hệ thống electron x của vòng, thi ở
pyridin, N lại có tính chất hút (e) và hút về phía minh tat cả mật độ (e) của vòng
Mặc dù, N ở cả hai trường hợp đều ở trạng thái lai hóa sp”, nhưng các obital khác
nhau của chúng tham gia vào sự xây dựng vòng Trong trường hợp của pyriđin,
sự tạo thành 2 liên kết o và 1 liên kết x giữa các nguyên tử C, với dị tố N dẫn tớimột điều là cặp (e) còn lại không
liên kết của N ở ngoài vòng / g /
Hình bên mô tả một phân đoạn é /
C —N~C của pyriđin 9 g2 /
: Ika sp
Cần nhắn mạnh rằng, khi đưa CNG
nguyên tử N vào vòng không chỉ lê Ô |
Sinh viên: Tran Thị Thanh Thảo Trang 4
Trang 6Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
làm thay đổi tính chất bộ khung cacbon của vòng, ma sự liên hợp của các (e) x
trong vòng cũng ảnh hướng đến bán chất của dị tố N Sự tương tác bổ sung của
cặp (e) tự do bên ngoài với hệ (e) của vòng dẫn tới làm giảm một chút tính
bazo của pyridin (pK, = 5,2) Tuy nhiên, nhờ có cặp (e) tự do này mà pyriđin
chẳng những có tính bazơ mà còn dễ dàng tạo phức với các axit Liuyt và nhiều
ion kim loại.
Sự phân bố mật độ (e) trong vòng pyridin tương ứng mm
với kết luận về đặc tính electrophin của vòng và tính 0004
nucleophin của N Mặt khác, theo thuyết sơ đồ hóa trị, phân +0077
tử pyriđin có thể được giới thiệu một cách hình thức ở dang _osos
một dãy các cấu trúc cộng hưởng giới hạn với sự phân chia điện tích trong
(II, IV, V) cũng rất đáng kể Cũng từ đây ta thấy sự thế electrophin trên các
nguyên tử C, đặc biệt là ở vị trí 2, 4, 6 rat tin tưởng vì ở đó có điện tích đương
Trong các cấu trúc (1) và (II), sự thế electrophin chỉ có thể xảy ra ở 3, 5 Dị tế N
của pyridin trong các trường hợp này thể hiện vai trò như một nhóm thế loại 2 dotính chất hút (e) của nó Hay nói cách khác, về khả năng thế electrophin thì
pyriđin tương đương với nitrobenzen.
Các công thức cộng hưởng (1) và (II) đóng góp nhiều nhất vào sự lai tạocộng hưởng của pyridin Ta thấy ở các vị trí 2 và 6, điện tích đương lớn hơn mộtchút so với ở vị trí 4, điều này chắc chắn gắn với hiệu ứng cảm ứng âm của N Từ
đó cho thấy sự thế Sy chỉ có khả năng xảy ra ở các vị trí 3, 5 trong các điều kiện
rit nặng nề Ở các vị trí 2, 6 cũng có thể diễn ra sự thé Sy Vị trí 4 thế Sy khó hơn
vị trí 2, 6 N trong pyriđin thể hiện tính bazơ, có thể tạo muối với proton cũng
Sinh viên: Trân Thị Thanh Thảo Trang 5
Trang 7Khoá luận tốt nghiệ Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Van
như tiếp nhận sự tắn công của các tác nhân electrophin như phản ứng ankyl hóa
chẳng hạn.
1.1.2 Tính chất hóa học
1.1.2.1 Tính bazơ và các phan ứng trên dj tố nitơ [1]
Pyridin có thé tạo muối kết tinh bền vững với đa sé các axit protonic.
Do đó, pyridin thường dùng làm dung môi có tinh bazơ có tinh trung hòa
các axit tạo ra trong phản ứng hoặc để én định các anion kém bén như BF¿,
BCl,
Pyridin có thé tác dụng dé dàng với nhiều tác nhân electrophin cho muối
pyriđin do có cặp electron trên nguyên tử N.
Trang 8Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
1.1.2.2 Phản ứng thế electrophin (S;)
Phản ứng thế electrophin trên các nguyên tử C của vòng pyridin khó khănhơn nhiều so với benzen và tương tự như với nitrobenzen Đó là do hai nguyên
nhân sau:
Do sự thiếu hụt ex trong nhân pyriđin (chủ yếu ở các nguyên tử C) như đã
phân tích ở phần cấu tạo
Do pyriđin khi phản ứng không ở dạng tự do mà đã bị tác dụng của các tác
nhân electrophin (H", NO,, SOs ) thành dang piridini mà hoạt tính của nó với
các tác nhân thế electrophin đã giảm đi 10'? — 10'Ẻ lần so với benzen
Chính vì vậy, các phản ứng nitro hóa, sunfo hóa, halogen hóa pyriđin chỉ
thực hiện được với hiệu sudt thấp trong các điều kiện khắc nghiệt vào vị trí số 3;
các phản ứng Friđen-Crap không xảy ra Ví dụ:
tính bền của trạng thái chuyến tiếp quyết định:
Sinh viên: Trân Thị Thanh Thảo Trang 7
Trang 9Khoá luận tốt nghỉ Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Dan
Trong các cấu trúc giới han trên, cấu tric (III) của sự tắn công vào C va
cấu trúc (II'') của sự tấn công vào C, đặc biệt không bén vi cấu tạo bát tử của
nguyên tử N âm điện bị vi phạm và sự định vị điện tích đương trên nguyên tử N
âm điện làm tăng nội năng của trạng thái chuyển tiếp so với trạng thái chuyển
tiếp của sự tắn công electrophin vào vị trí 3.
Khi trong vòng có nhóm thế loại một ở vị trí 2, 4, 6 thì phản ứng thế
electrophin dé dàng hơn vào vị tri số 3 (hoặc 5) Nếu nhóm thế loại một mạnh ở
vị trí số 3 (hoặc 5) thì sẽ định hướng tác nhân electrophin vào vị trí số 2 Ví dụ:
Phản ứng thế điển hình cho sự thế nucleophin vào vị trí số 2 của pyridin là
các phản ứng amin hóa theo Chichibabin, aryl hóa theo Ziclo và alkyl hóa:
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang §
Trang 10Khoá luận tốt nghỉ Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Dan
NaNHz/C,H.(CH;);, 100°C @ HO (Z |
NHNa NH),
2-(natri amino)pyridin 2-aminopyridin
Dé giải thích khả năng thé cũng như hướng thế nucleophin vào vị trí số 2
(đôi khi vào vị trí số 4), người ta căn cứ vào cấu trúc cộng hưởng của pyriđin vàtinh ổn định của trang thái chuyển tiếp:
Tắt cả các cấu trúc trên đều khá ổn định vì tính âm điện cao của nguyên tử
N, trong đó cấu trúc (I) đặc biệt ổn định vi sự tích điện âm trên nguyên tử N đã
giải thích hướng thế vào vị trí 2 của pyriđin Sự thế vào vị trí số 4 chỉ xảy ra khi
tác nhân nucleophin có tính ổn định cao Ví dụ:
Trang 11Khoá luận tết nghỉ Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Dan
I.1.2.3.2 Phản ứng thé halogen hay nhóm nitro trong vong pyridin
Halogen và nhóm nitro ở vị trí 2 hoặc 4 trong vòng pyridin dễ được thay thé
bởi các tác nhân nucleophin Các 4-halogen họat động hơn 2-halogen nên còn có
thé ty dime hóa Các 3-halogen rat bền vững, khó thay thế, khi cần phải thay thé
người ta phải cho thêm xúc tác:
Tat cả các phan ứng trên đều là các phản ứng S„2 hay còn gọi là phản ứng
cộng - tách, cộng tác nhân nucleophin, tách một anion.
1.1.2.4 Phản ứng oxi hóa và khử
I.1.2.4.1 Phan ứng oxi hóa
Pyriđin bền với chất oxi hóa Ví dụ: dung dịch KMnO, trong ống hàn kín ở
100°C có thé oxi hóa pyriđin chỉ với tốc độ chậm thành các sản phẩm phá vỡ
Sinh viên: Trân Thị Thanh Thảo Trang 10
Trang 12Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
vòng phức tạp Nếu chất oxi hóa là peroxit, pyriđin bị chuyển thành N-oxit như
nitro hóa pyriđin ở điều kiện nhiệt độ rất cao được 3-nitropyriđin còn nitro hóa
pyridin N-oxit ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn được 4-nitropyridin N-oxit rồi loại
oxi dễ dang bằng PCI):
(pre Reon Noo aero)` _
i aan N-oxit (90%) 4-Nitropyridin
=
Sinh vién: Tran Thj Thanh Thao Trang | Ị
Trang 13Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Chương 2
TÍNH CHAT CUA HỢP CHAT CACBONYL a, j- CHƯA NO
1.2.1 Cấu trúc của hợp chất cacbonyl a, B- chưa no [13]
Hợp chất cacbonyl a, B- chưa no có một hệ liên hợp do có sự xen phủ của các
obitan x nên thuộc loại đien bền
Xa- C 2
Hình ]:Cấu trúc obitan của acrolein
Cũng giếng như loại đien, hợp chất cacbonyl a, B- chưa no bền hơn các hợp
chất cacbonyl chưa no có liên kết đôi cách, vì thế các hợp chất cacbonyl này có
khuynh hướng chuyển thành hợp chất cacbonyl a, B- chưa no liên hợp bền hơn.
CH;=CH - CH;CHO —+ CH;-CH=CH-CHO = AH" = -6kcal/mol
Sự chuyển đời liên kết đôi về phía nhóm C=O xảy ra dễ dàng bởi vì hợp chất
có H, linh động, dé chuyển thành dạng enol, nhất là khi có xúc tác axit hoặc
bazơ.
Đồng phân B,y-chua no Dang enol Đồng phân a,B-chua no
(Kém bền) (bền hơn)
Chang hạn như vinylacetandehit trong dung dịch nước kiểm có nhỏm metylen
ở vị trí a đối với nhóm CHO có tính axit cao, dé chuyến thành dạng enol dudi nhiều dạng cộng hưởng.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang 12
Trang 14Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Dạng có hệ liên hợp là anđehit crotonic bền hơn nên chiếm đến 99%.
Sự chuyển hóa khi có xúc tác axit cũng xảy ra qua dang enol và hình thành
Trang 15Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Sự đời chuyển qua lại này có thé chứng minh bằng phản ứng trao đổi đơteri
Khi tác dụng với DO, cả hai dang enol của cả vinylacetanđehit và crotonandehit
đều phản ứng với D;O
C=C-C=O =~ C-C-C#O + + C-C=C-O
Sự cộng hưởng ở trạng thái co ban có vai trò nhỏ song cũng đủ để giải thích
các tính chất hóa học và momen lưỡng cực.
CH;CH;CHO CH;=CH-CHO
ụ =2,7D ụ =3,0D
Sự liên hợp cũng làm ảnh hưởng đến tần số dao động của nhóm cacbonyl
trong phổ IR và NMR Chẳng hạn, trong phổ NMR, tín hiệu proton của C, tronghợp chất cacbonyl a, B- chưa no nằm ở vùng 0,7 — 1,7 ppm, yếu hơn các tín hiệu
của proton trong olephin thông thường.
1.2.2 Tính chất hóa học [13]
Andehit và xeton a, B- chưa no có thể tham gia vào phản ứng của liên kết đôi
C =C và nhóm C = O như là nhóm chức riêng rẽ Nhưng do phân tử là hệ liên
hợp nên có hướng cộng 1,2- và 1,4- cạnh tranh nhau và làm phức tạp cho phan ứng.
I.2.2.1 Phản ứng oxi hóa
CH;CH=CH-CHO + Ag,O ——> CH;CH=CHCOOH + 2Ag
———ễễ—ễ
Sinh viên: Trân Thị Thanh Thảo Trang 14
Trang 16Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
L.2.2.2 Cộng Brom
C¿H;CH=CHCOCH; + Br; —91⁄%-+ C,H;CHBr-CHBrCOCH;
(55%)
Phản ứng trên là phản ứng cộng 1,2 vì đối với hệ liên hợp thì có thể có hai
khả năng cộng 1,2 và 1,4 mà có thể biểu thị như sau:
Phản ứng tương tự như andehit cho sản phẩm oxim, phenylhidrazon
CH;CH=CHCOCH: + H;NOH ——>› CH,CH = CH-C = N—OH
Sản phẩm thu được là sản phẩm cộng vào nói đôi, là sản phẩm cộng 1,2
nhưng thực tế xáy ra theo cơ chế cộng 1,4 rồi sau đó đồng phân hóa
Ọ ‘OH
(1) CgHsCH = CH-C-CgH, + Ht = Cự#l,CH=CH-Ê-C¿H,
Sinh vién: Tran Thj Thanh Thao Trang |5
Trang 17Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
„ CN OH
(2) CgHCH = CH-Ê-C¿H, + CN? => CgHCH-CH=C-CgH,
CN OH CN ‘OH(3) CgH.CH-CH=C-,H, + Ht <= Ca1LCH-CH;-Ê-C¿H,
CN ‘OH CN
(4) CgHsCH-CH,-C-C,H, ==" C,H,CH-CH,- l§ -CH; + Ht
Phan ứng cộng 1,4 cho hiệu suất cao khi dùng trietyl nhôm làm xúc tac, nhất
là cho những hợp chất cacbonyl loại enol thế ở C,
H H
SO + em" SD
(85%)
1.2.2.5 Cộng HX
CH,;= CH - CHO + HCl ——› CICH; - CH; - CHO
Sản phẩm thu được là sản phẩm cộng halogen vào vị trí và cũng là sảnphẩm cộng trái quy tắc Maccopnhicop
I.2.2.6 Cộng với hợp chất cơ kim
Hợp chat Grignard cộng vào hợp vào andehit và xeton a, B- chưa no theo cơchế 1,2 hay 1,4 chủ yếu phụ thuộc vào hiệu ứng lập thé Tất cả các anđehit a, B-
chưa no và đa số các xeton a, B- chưa no đều cộng 1,2 vào nhóm cacbonyl.
Trang 18Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
HạC H , HC H
"G=cZ Caper TÔ, x-<
HY ÀCCHạ H `C(CH);
Ỗ ÒH
2 ~ metyl — trans — pen-3-en-2-ol (80%)
Các xeton a, B- chưa no có nhiều nhóm thé lớn thì sản phẩm cộng 1,4 ưu tiên
hơn và có khi chiếm tuyệt đối, chẳng hạn:
Còn muốn thu được sản phẩm cộng 1,4 thì dùng hợp chất litidiankylcuprat
2CH;Li + CuX ——» (CH;);CuLi
Trang 19Khoá luận tốt nghỉ Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Dan
Trong thực tế người ta hay dùng tác nhân là RMgX có thêm vết Cul cũng thu
không có kim loại để để oxi hóa tới trạng thái hóa trị cao như trong hợp chất
cuprat, do đó hợp chất RMgX và RLi không có khả năng cộng 1,4
Sản phẩm cộng 1,4 từ hợp chất RMgX tăng thêm khi có vết kim loại chuyển
tiếp như Cu" hay Fe?" Nếu hợp chat Grignard hoàn toàn tinh khiết thì không tìmthấy sản phẩm cộng 1,4
Trang 20Khoá luận tết nghỉ Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Dan
Phản ứng này đặc trưng cho phản ứng khử của hệ liên hợp, trong đó nối đôi bị
khử, trong khi đó nếu là nếi đôi riêng rẽ thì không bị khử bởi Li trong NHs, cònnhóm cacbonyl riêng rễ lại bị khử bởi Li trong NH¡.
Khi khử bằng các hiđrua kim loại, như LiAIH,, NaBH, là những tác nhân
thường dùng đẻ khử nhóm cacbonyl.
CH;CH=CH-CHO + LiAIH, —“-+—› CH;CH=CHCH;OH
(82%)
Trang 21Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Nếu dùng tác nhân NaBF, sẽ thu được một lượng sản phẩm cộng 1,4.
fe) C H_ OH H OH
59% 41%
Sinh viên: Tran Thị Thanh Thảo Trang 20
Trang 22Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Chương 3
PHAN UNG NGƯNG TY ANĐOL - CROTON HÓA TẠO HỢP
CHAT CACBONYL a, B - KHÔNG NO
1.3.1 Giới thiệu chung [2]
1.3.1.1 Đặc điểm của nhóm cacbonyl
Trong phân tử andehit và xeton, nguyên tử cacbon của nhóm cacbonyÌ ở trạng
thái lai hóa sp” với các góc hóa trị 120° Hai nguyên tử cacbon và oxi nối với
nhau bằng một liên kết o và một liên kết x Nguyên tử oxi hầu như ở trạng tháilai hóa sp’, vì vậy, hai cặp electron chưa liên kết của nguyên tử oxi chiếm hai
obital sp”
Liên kết C=O luôn phân cực vẻ phía oxi vì oxi có độ âm điện lớn hơn cacbon
Sự phân cực đó thể hiện ở giá trị momen lưỡng cực khá lớn của nhóm C=O
(~2,7D) Nếu đem so với ụ của nhóm C ~ O trong các ete (~ 1,2D), ta thấy sự phân cực của nhóm C=O phan lớn do liên kết x gây nên Do đó, ta có thể mô tả
nhóm cacbonyl như sau:
“eh
H
Sự có mat cúa nhóm cacbonyl trong phân tử andehit và xeton quyết định tính
chất hóa học của các hợp chất đó vì các yếu tế sau:
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang 2]
Trang 23Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Dang
Một là: nhóm cacbonyl có tính chất không no và phân cực đã trở thành trungtâm tắn công đối với các tác nhân nucleophin
Hai là: sự phân cực của nhóm cacbonyl có ảnh hưởng lớn đến gốc
hiđrocacbon Nếu có gốc thơm, nhóm cacbonyl sẽ phản hoạt hóa vòng thơm liên
kết trực tiếp với nó và định hướng meta trong phản ứng thé electrophin Nếu có
gốc no, nhóm cacbonyl sẽ hoạt hóa những nguyên tử hidro ở vị tri a dẫn đến cân
bằng xeto - enol tạo điều kiện cho phản ứng enol hóa
CHy—C—CHy = CH;=C—CH;
LÒ OH
xeto enol
Những phan ứng của hợp chất cacbonyl rất phong phú, ching bao gồm ba
loại chính: phản ứng cộng ở nhóm cacbonyl; phản ứng thế ở gốc hidrocacbon va
phản ứng oxi hóa khử.
I.3.1.2 Phản ứng với các hợp chất có nhóm metylen linh động [1], [2]
Andehit va một số xeton có thể tác dụng với các hợp chất có nhóm metylen
đã được hoạt hóa bởi nhóm thé hút electron ở vị trí a như >C=O, — COOH,
-COOC;H;¿, -C = N, —NO;¿, v.v Những hợp chất đó gọi là hợp phần metylen
Phản ứng giữa hợp chất cacbonyl với hợp phần metylen có thể xảy ra theo bakiểu, tạo ra ba loại sản phẩm khác nhau
Một là: hợp chất cacbonyÌ tác dụng với hợp phan metylen tạo ra sản phẩm cộng:
pos BỆ — Ky
Những phản ứng như vậy được gọi là phản ứng cộng anđol hay phản ứng
anđol hóa, vì sản phẩm cộng hai phân tử axetanđehit (trường hợp đơn giản nhất)
có tên là andol, có nghĩa là vừa có nhóm anđehit vừa có nhóm OH ancol
CH,-CH=0 + HCH;CHO > CH, -CHOH —-CH, -CHO
Anđol
Hai là: hợp chất cacbonyl tác dụng với hợp phần metylen tạo ra sản phẩm
thể nguyên tử oxi bằng cách tách một phân tử HO
Sinh viên: Trân Thị Thanh Thảo Trang 22
Trang 24Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Thật ra, phản ứng trên cũng phải qua giai đoạn cộng anđol, tiếp sau đó là giai
đoạn tách nước tạo thành nối đôi:
Anđol Andehit crotonic
Ba là: hợp chất cacbonyl tác dụng với hai phân từ hợp phần metylen tạo ra
sản phẩm thế nguyên tử oxi theo sơ đỏ:
HC
>CO + —: Sa > 20
H;C TM
TM
Phan ứng này được gọi là phản ứng Michael Thực chất phan ứng này xảy ra
qua các giai đoạn anđol hóa, croton hóa và sau cùng là cộng một phân tử hợp
phan metylen vào sản phẩm của sự ngưng tụ croton
Các anđehit có chứa các nguyên tử hidro a đối với nhóm cacbonyl được
nhóm cacbonyl hoạt hóa, đều cỏ khuynh hướng tham gia phản ứng ngưng tu
anđol hóa Anđehit propionic ngưng tụ anđol hóa tương tự axetanđehit.
—=CễŸỲŸỲễỲŸỲễŸễỶễŸỶễỶễÏễÏŸỶễỶễŸễïễïïïễ
Sinh viên: Tran Thị Thanh Thảo Trang 23
Trang 25Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th,S Lê Văn Đăng
H
CH,;—CH,—C=0 + CH,—CH=0 SĐH_ ch, cH„ CH_ỄH„_CH-O
Phản ứng anđol hóa là phản ứng cộng nucleophin được xúc tác bằng bazơ
hoặc axit
1.3.2.1 Phan ứng anđol hóa xúc tác bazơ
Vai trò của bazơ trong phản ứng cộng anđol là hoạt hóa hợp phần metylen để
cho hợp phần này dé dang cộng vào nhóm cacbonyl
Trang 26Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
1.3.2.2 Phản ứng anđol hóa xúc tác axit
Trong phan ứng andol hóa, vai trò của xúc tác axit là hoạt hóa nhóm cacbonyl
của anđehit và enol hóa hợp phần metylen Ví dụ: phản ứng giữa benzandehit va
axetophenon
CH_—CHO + CHạ—C-CạH, HS c¿H—CH=CH-C_—CựI;
ỗ 6
Phan ứng trai qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: axit hoạt hóa nhóm cacbonyl va enol hóa hợp phần metylen
Phản ứng anđol hóa thường không dừng lại ở giai đoạn tạo sản phẩm anđol
ma còn có quá trình đehiđrat hóa (croton hóa).
1.3.3 Dehidrat hóa sản phẩm cộng andol (croton hóa)
Giai đoạn đehiđrat hóa có thể xảy ra tiếp ngay sau giai đoạn anđol nhờ xúc
tác axit hay bazơ ở nhiệt độ thường hay khi đun nóng.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang 25
Trang 27Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
1.3.3.1 Dehidrat hóa với xúc tác bazơ
Trong trường hợp đchiđrat hóa bằng bazơ, phản ứng thường xảy ra theo cơ
chế Ey qua một cacbanion trung gian
CH;-CH-CH;-CH=o OHỆ cH, cH-CH-CH=O + H;O
ÒH
Cơ chế phản ứng qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn |: bazơ tách nguyên tử H, linh động của nhóm cacbony! trong
ÿ-hidroxiandehit hay trong B-hidroxixeton tạo cacbanion
Giai đoạn đehiđrat hóa thường xảy ra ngay sau giai đoạn cộng andol Do đó,
phản ứng ngưng tụ anđol — croton hóa thường không dừng lại ở sản phẩm cộng
anđol ma cho ra sản phẩm croton hóa — tức là các hợp chất cacbony! a,-không no.
C/H,CH=O + CH;CH=O _OHỞ_ C/H,-CH=CH-CH=O + H;O
1.3.3.2 Dehidrat hóa xúc tác axit
Khi đehiđrat hóa xúc tác axit, phản ứng có thể xảy ra theo cơ chế enol hay cơ
chế cacbocation tùy theo bản chất nhóm thé trong sản phẩm andol
1.3.3.2.1 Dehidrat hóa theo cơ chế enol
Nếu ở phía gần nhóm OH có nhóm thé hút electron thì proton sẽ ưu tiên tấncông vào nhóm >C=O (ở xa hơn) để tạo ra enol, chính enol sinh ra mới bị tách
nước thành sản phẩm cuối cùng là hợp chất cacbonyl œ,J-không no.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang 26
Trang 28Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
1.3.3.2.2 Dehidrat hóa theo cơ chế cacbocation
Nếu ở phia gần nhóm -OH có nhóm thế đẩy electron, để làm tăng độ ổn định
của cacbocation thì H” sẽ ưu tiên tấn công vào vào nhóm -OH và sau quá trình
tách nước sẽ sinh ra hợp chất cacbonyl œ,Ð-không no
1.3.4 Anh hưởng của nhóm thế gắn vào nhóm cacbonyl đến khả năng phản
ứng ngưng tụ andol — croton hóa [2|
Dựa vào cơ chế phản ứng có thể thấy có ít nhất hai loại hiệu ứng do các nhóm
thế gắn vào nhóm cacbonyl tác động đến khả năng tham gia phản ứng cộng andol
(Ay) Đó là hiệu ứng electron và hiệu ứng không gian.
1.3.4.1 Hiệu ứng electron
Trong phản ứng cộng andol (Ay), giai đoạn quan trọng là sự tin công của tác
nhân nucleophin, do đó, muốn phản ứng xảy ra dé dang thì phần điện tích dương
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang 27
Trang 29Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
ä' của nguyên tử cacbon — cacbonyl cảng lớn càng tốt Muốn thế thì các nhóm
thé gắn vào nguyên tử cacbon — cacbonyl phải là nhóm thé hút (e).
Ví dụ:
Như vậy, trong day andehit béo, HCHO có kha năng phản ứng cao nhất Nó
dễ phan ứng đến mức có thé tác dụng với tat cả các nguyên tử hiđro linh động ở
hợp phần metylen tạo ra diol hoặc triol
O;N-CHz-CH=O > CI-CH;-CH=O > CH;-CH=O > CH;-CH;-CH=O
1.3.4.2 Hiệu ứng không gian
Các nhóm thế gắn vào nguyên tử cacbon — cacbonyl càng cồng kénh thi khả năng tắn công của tác nhân nucleophin càng khó khăn do đó hiệu suất phản ứng
Trang 30Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Nguyên nhân là do các nhóm anky! trong xeton mạch hở có thé chuyển động
tự do, kết quả là trạng thái chuyển tiếp bị án ngữ không gian lớn hơn ở xeton
vòng Khả năng phản ứng của các xeton vòng khác nhau phụ thuộc vào độ lớn
của vòng, mà thực chất là phụ thuộc vào sức căng Baye (sức căng góc), sức căngPitze (sức căng day), và lực đẩy Van de Van giữa các nguyên tử ở gan nhau
1.3.5 Một số phan ứng điển hình [2], [9]
1.3.5.1 Phản ứng Claizen
Phan ứng Claizen là phản ứng ngưng tụ anđol — croton hóa giữa một andehit
thơm hoặc một xeton thơm với một anđehit hoặc xeton béo có có nhóm metylen
linh động với xúc tác là dung dịch ancolat tạo hợp chất cacbonyl không no
Vị dụ:
C¿H;-CH=O + CH;-CH=O —®°**“_;› C,H;-CH=CH-CH=O + H;O
Andehit cinamic
13.5.2 Phan ứng Peckin
Khi đun một andehit thơm (nhất là khi có nhóm hút electron trong vòng) với
anhiđrit axetic và natriaxetat thu được một axit a,B- không no.
Vị dụ:
C¿Hz-CH=O + (CH;CO);O —S°*, C,H;-CH=CH-COOH + H,0
Axit cinamic
13.5.3 Phản ứng Knoevenagen
Anđehit thơm cũng như anđehit béo, khi có mặt xúc tác bazơ đều có thể
ngưng tụ với axit malonic và các hợp chất khác có nhóm metylen linh động nhưCH;CN, CH; — NO; theo kiểu ngưng tụ croton
Ví dụ:
COOH amin COOH
CjH-CH=O + CHI Copy “HØt Cells-CHC< Coy =C07
——> C,H,—CH=CH- COOH
Sinh vién: Tran Thj Thanh Thao Trang 29
Trang 31Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng andol — croton hóa [5]
L.3.6.1 Xúc tác
+ Xúc tác bazơ
Xúc tác bazơ được sử dụng nhiều nhất là dung dịch metanol hay etanol trong
NaOH hay KOH Trong một số trường hợp dùng dung dịch nước — ancol củaNaOH hay KOH.
Trong trường hợp anđehit hoạt động mạnh, xúc tác thường hay được sử dụng
là amin bậc nhất, bậc hai như piroliđin, piriđin, piperidine Đôi khi sử dụng các ancolat trong trường hợp các chất ít nhạy cảm với phản ứng.
Cũng có trường hợp người ta sử dụng xúc tác là những bazơ mạnh như
NaOH, KOH, natri hiđrua Đáng chú ý là các chất trao đổi ion loại bazơ, với
xúc tác loại này trong nhiều trường hợp cho hiệu suất rat cao.
+ Xúc tác axit
Xúc tác axit cũng được sử dụng nhưng khi sử dụng xúc tác loại này trong
nhiều trường hợp sản phẩm phụ nhận được là chất nhảy do kết quả của quá trình
polime hóa, vì thế xúc tác axit ít được sử dụng
Các xúc tác axit thường được sử dụng là HC! đặc, H;SO, đặc, CH;COOH,
muối amoni hoặc BF3,
1.3.6.2 Dung môi
Dung môi được sử dụng nhiều nhất là metanol, etanol Nhiều trường hợp
dùng tetrahidrofuran, 1 ,2-đietoxietan, dimetylfocmamit, dimetylsunfoxit.
Trường hợp dùng xúc tác axit, người ta ding dung môi ete, benzen thay cho
ancol dé tránh việc tạo ra axetal
Sinh viên: Trân Thị Thanh Thảo Trang 30
Trang 32Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Trang 33Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Chương 4
QUANG PHO HONG NGOẠI
1.4.1.Quang phế điện từ [2], [5], [10]
Khi phân tử hap thụ tia sáng, thì năng lượng của phân tử sẽ tăng thêm một
lượng AE bằng năng lượng của tia sáng bị hap thụ:
¢: vận tốc ánh sáng trong chân không, c = 3.10'° cm/s
Để đặc trưng cho sóng ánh sáng, người ta còn dùng đại lượng v (cm”) gọi là
Khi hấp thy tia sáng có thể xảy ra sự biến đối năng lượng quay của phân tử,
hoặc năng lượng quay cùng với năng lượng dao động, hoặc cả hai lọai năng
lượng trên cùng năng lượng electron của phân tử Tuy nhiên, sự hap thụ chỉ xảy
ra khi năng lượng của lượng tử ánh sáng đúng bằng hiệu số năng lượng chuyển
mức AE giữa tập hợp ba mức năng lượng nói trên của trạng thái cơ bản và tập
hợp tương tự của trạng thái kích thích Khi đó:
AE = AEy+ AE, + AEy
AE, , AE+ , AE lần lượt là biến thiên năng lượng electron, năng lượng
đao động, năng lượng quay của phân tử
Khi phân tử hấp thụ một lượng nhỏ năng lượng phát từ nguồn ở vùng hồng ngoại xa hay vùng vi sóng thì chỉ có năng lượng quay thay đổi, còn năng lượng
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thảo Trang 32
Trang 34Khoá luận tết nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
electron và năng lượng dao động vẫn giữ nguyên Khi đó ta chỉ thu được phdquay thuần túy gồm các vạch cách đều nhau, mỗi vạch có tần số:
AE
"oe
Nếu nguồn sáng cho bức xạ có năng lượng cao hơn chang hạn từ vùng hồngngoại gần thì cả năng lượng quay lẫn năng lượng dao động đều thay đổi Nhữnglượng tử năng lượng tương ứng có tin số:
Vaa= —4
h
Do kết quả chồng chất những lượng tử quay và những lượng tử dao động ta
thu được phổ dao động quay của phân tử gọi là phd hồng ngoại Kết qua là mỗi
vạch Vgg của phổ dao động biến đổi thành một tập hợp nhiều vạch nhỏ có tan số v
= vạa + Vey „ còn chính vạch có tần số vạ¿ thì lại không xuất hiện.
Các tia có năng lượng rất cao ứng với các vùng tử ngoại và khả kiến sẽ làm thay đối cả ba dang năng lượng Đó là những lượng tử có tần số:
h
Khi đó trên phổ ta thu được các đám vạch có tần số: v = vạ + Vay + Va Phổ thu được trong trường hợp này gọi là phổ electron hay phổ hồng ngoại - khả kiến.
1.4.2 Định luật hấp thụ ánh sáng
Theo thuyết photon, cường độ tia bức xạ được xác định bằng số lượng
photon Nếu cho tia bức xạ qua chất hdp thụ thì một số photon bị giữ lai làm tăngnăng lượng của phân tử chất hấp thụ, còn tia bức xạ bị giảm cường độ Cin nhớ
rằng cường độ bức xạ của tia đơn sắc không liên quan với nang lượng của nó.
Năng lượng của tia đơn sắc phụ thuộc vào tần số theo biểu thức e = hv, còn
cường độ phụ thuộc vào biên độ sóng Do đó khi sóng điện từ bị hấp thụ thì biên
độ sóng giảm đi nhưng tần sé thì không đổi.
Thực nghiệm đã chứng minh rằng, sự hấp thụ bức xạ đơn sắc tuân theo
phương trình bậc nhất:
Inst =k.n
Sinh vién: Tran Thj Thanh Thao Trang 33
Trang 35Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Đăng
Ip và I: lần lượt là tia đi vào và tia đi ra khỏi chat hap thụ
n :sốmol chất hấp thụ
k : hệ số tỉ lệ: nói lên mức đo tương đối của cường độ hắp thụ k = 0 thì
không xảy ra sự hấp thụ
Trong thực tế người ta thường đo cường độ hap thụ của chat ở trang thái dung
dịch trong suốt Đại lượng n tỷ lệ với nồng độ mol/1 của chất tan ( dung môi xem
như không hap thụ ) và độ dày | của lớp dung dịch Vì thế biểu thức trên có thé
được viết thành:
lạ =eCi
Đại lượng lg(Iy1) được gọi là mật độ quang, kí hiệu là D hay độ hap thy, ki
hiệu là A
c: hệ số hap thụ mol ( hay hệ số tắt mol )
I: chiều day của lớp hip thụ (cm)
C: nồng độ chất hap thụ (mol/1)
Do đó, ta có thé viết:
D=eC.l
Đó là biểu thức của định luật hap thy ánh sáng mà người ta thường gọi là định
luật Lambert - Beer Ngoài ra, để đặc trưng cho cường độ hấp thụ người ta còn
dùng các đại lượng sau:
bước sóng, số sóng) của tia bức xạ
Sinh viên: Tran Thị Thanh Thảo Trang 34