1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lý: Thiết kế hoạt động trải nghiệm chuyên đề "Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí THPT" - Vật lí 10 trong chương trình giáo dục phổ thông mới

151 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hoạt Động Trải Nghiệm Chuyên Đề "Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Trong Dạy Học Môn Vật Lí THPT" - Vật Lí 10 Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
Tác giả Nguyen Thi My Linh
Người hướng dẫn Th.S Mai Hoang Phuong
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sư Phạm Vật Lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 57,03 MB

Nội dung

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức HĐTN trong bộ môn này như: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lítheo hướng phát triển năng lực cho học sin

Trang 1

NGUYEN THỊ MỸ LINH

THIẾT KE HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIEM CHUYEN DE

“GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC

MON VAT LÍ THPT” - VAT LI 10 TRONG CHUONG TRÌNH GIAO DUC PHO THONG MỚI

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Thanh phố Hồ Chi Minh - 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH

NGUYEN THỊ MỸ LINH

Chuyén nganh: Su pham Vat ly

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

TH.S MAI HOANG PHUONG

Thành phó Hồ Chi Minh — 2020

Trang 3

LOI CAM ON

Tôi xin bày tỏ long cảm ơn sâu sắc và thành kính đến Th.S Mai Hoang Phương —

người đã tận tình chỉ bảo, định hướng, động viên và giúp đỡ rất nhiệt tình trong suốt quátrình nghiên cứu dé tôi có thể hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy và ứng

dụng khoa Vật lí trường Dai học sư phạm thành phô Hồ Chí Minh đã giảng day và cho tôilời khuyên, động lực trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm on Ban giám hiệu và các thay cô tô Vật lí và đặc biệt là thầy

Cao Thanh Hoàng - giáo viên Vật lí trường THPT Nguyễn Thái Bình, thành phố Hồ ChíMinh đã tạo điều kiện thuận lợi dé tôi tiến hành thực nghiệm dé tài dù dang trong tình trạng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, kêt quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bô trong một công trình nào

khác.

Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trang 5

MỤC LỤC

0/0671 8

1 Lí đo chọn đề taicc.cececcceccccescssssssscscssesesscsessesesssecscsucscsucsesvssesecsesussesecstsassvsassesasaveaeaveass 8

2 Mục tiêu của đỀ tai eeecceccccsecssesecesscscsecscsesececsvsucecsvseesessesucacarsesecavavsucesavssesavaneesaseves 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU 2-2 2° £+E£2E£+EE+EE+EE+EEtEEEEEEZEEEEEEEkrrkerkerg 10

4 Giả thuyết khoa HOC -¿- ¿5c S922 EEEEEEEEEE2EEEEEE1E111112111111111111E 11111111 xe 10

5 NhiM Vu NGHIEN 0ui t 10

6 Phương pháp nghiÊn CUU ce eeeeseescceseesecsseeseeesecesessecaeeseeeseceeeseceeeeseeeseeseceaeeeeeaes 11

7 Đóng góp của đề tai ccccccccscsscssesscssesscsessessssscssesvssssessessesucsssessesseseesestsaesassseaseaees 11

8 Cấu trúc để tài ¿ :¿©2+22++2 x21 221221127112112711211111211111211111 11.111.111 11

CHUONG 1 CO SO Li LUAN VE HOAT DONG TRAI NGHIEM VA NANG LUC

GIẢI QUYẾT VAN DE VA SANG TAO ccsssssssssssssssssesscsscsecsscsecsussascnscacsscsecsuceeceases 12

1.1 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng ta0 -sccsscsscsscssessesserssrssrsee 12

1.1.1 Các khái niệm cơ bản - c2 1111222311111 2331111199311 1n 11g tr rey 12

1.1.2 Biểu hiện của năng lực giải quyết van dé và sáng tạo của học sinh trung họcphổ thông - 2 2 SE E9EE2EE2EEEEEEEEE12112152171111171111111111 111.1111111 11E 111111 14

1.2 Hoạt động trải ngiÏỆIm do (G5 6 S9 9 999 8994 999.9 8999890980890699888960056 19

1.2.1 Dinh nghĩa hoạt động trải nghiỆm - - 5 + +22 * + ESsEEseererereseree 19 1.2.2 Vai trò hoạt động trải nghiỆm 5 5 S2 1+3 E** EESESskESekksrkesrkeeree 20 1.2.3 Nội dung của hoạt động trải nghiệm -. - 522 332 *++E+veseereeereeerrs 21

1.2.4 Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết

Trang 6

2.1 Phân tích nội dung chuyên đề Giáo duc bảo vệ môi trường trong dạy học mônVật lí THPT - lớp 10, chương trình giáo dục phố thông 2018 .- 30

2.1.1 Vị trí và yêu cầu cần đạt của chuyên đề ¿2+ 5 z+££+xezxezxzrzrezxee 302.1.2 Các đơn vị kiến thức của chuyên đề -¿- 2 2s +x+S++E++E£+Eerxerxsrxrrezree 302.1.3 Kết luận c+-ctt ng ng gen 38

2.2 Thiết kế hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Giáo duc bảo vệ môi trường trongdạy học môn Vật lí THPT” - Vật lí 10 trong chương trình giáo dục pho thông 2018

469449444649440419189436449194949944444944849414449644495145649445444619444214414449144449434443433494014492449444190416134 39

2.2.1 Chủ đề hoạt động trải nghiệm “Thùng rác thông minh sử dụng năng lượng mặt

COD? 577 39

2.2.2 Chủ đề hoạt động trải nghiệm “Hệ thống tưới cây tự động” 79

CHUONG 3 THỰC NGHIEM SU PHẠÌM << << 5< << s33 se” 111

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạIm s- 5 << < «5< «ssesses 111

3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm - 5 +5 +++++**++#++eeeeereeeerreerrres 111 3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm - 5 5-52 **++++eeEeeeseerrsereres 1113.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 2-2-5 s2 ssssessessessseseessessessess 111

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư pÌlẠIm - <5 «5< 5< 5 9S 995 9595 111

3.3.1 Phương pháp quan sSát - - <1 119111 HH ni 111

3.3.2 Phương pháp thống kê toán hoC ccssessessesssessessessessessessessseesessessessessesseeeees 112

3.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm 112

BAL Thuan lod eee ŒỒỎ 112 3.4.2 96 in 3 112

3.5 Kế hoạch thực nghiệm sư pham c.cscccsccsssssssssesseseesessessesseescsecsscsecseesesecescene 112

3.6 Diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm .- 5< 5s << se se se 1133.7 Đánh gia kết quả thực nghiệm sư pẠII o5 G5 << G0 1951956 0se 119

3.7.1 Đánh giá chung cả ÏỚp - óc 11191018911 11911 1191 vn ng nrkệ 119

3.7.2 Đánh giá định lượng một số cá nhân ¿- - + s+k+E+E£k+E+EeEErEeEererkrrererxes 122

Trang 7

3.8 Kết luận thực nghiệm

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

TÀI LIEU THAM KHAO

PHU LUC _

SƯ JÏẠIT 2 << 5 5 << 5 2 9 9 999990959000 80560868.56 684

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIET TAT

STT Viết tắt Viết đầy đủ

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 2.2 Tương quan kinh tế và năng lượng từ 2005 đến 2030 . 2- 552522 31

Hình 2.1 Các lĩnh vực sử dụng năng lượng ở Việt Nam - + sec s++c+seeexee 31

Hình 2.3 Ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh do khí thải từ các nhà máy thép, nhiệt điện 32Hình 2.4 Sơ đồ tháp chưng cất dầu thô -¿- 2 ¿+ ©E+SE+EE+EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrrree 33

Hình 2.5 Cấu tạo nang luong hat nhan 000 32 34

Hình 2.6 Quá trình hình thành mưa aXIĂ - (G55 2E 11312281 EE£2£EE+EEeEEeeekerseeeses 34

Hình 2.7 Nguyên nhân dẫn đến thủng tang ozon - 2 2 2 E+£E+£E+2E2EE2EE+Exerxered 35

Hình 2.8 Chao gương mat tỜI - c2 1321113211133 1 31911111 11118 111 01111 g1 1g ngư 37

Hình 2.18 Giao diện làm việc của PictOBloXx c 5 2111221111 E1E5xEEeses 60

Hình 2.19 Mô hình mẫu hệ thống tưới cây -¿ 222©2++2++EE+ExeEEzEzErrrxerxerxeree 98Hình 2.20 Khối lệnh lập trình cho Arduino trong PictoBlox của mô hình 99Hình 2.21 So đồ mach điện hệ thống tưới cây l ¿2-2 2 2+£+Ee£x+EzEzrrxees 100

Hình 2.22 Sơ đồ mạch điện hệ thống tưới cây 2 ¿ 2¿ 2 ++2£++£x+zxerresrxerred 100

Hình 3.1 Học sinh tập trung theo dõi video Air PolÏufion - +-s «<< ss++essexss 114Hình 3.2 HS quan sát hình ảnh cụm rác nơi công cộng và nêu nguyên nhân dẫn đến vấn

Trang 10

Hình 3.9 Bao Vy nhóm I thuyết trình ¿+ s52 £+E£EE£EE+EE£EE£EEEeEEererrerrerrees 118

Hình 3.10 Quốc Bảo nhóm 2 thuyết trình - 2 2 22 E£SE£EE£EE£EE+EEEeEEeEEeErrerreri 118Hình 3.11 Hà Giang nhóm 3 thuyết trình cccccccecsesscessessessessessessessssssessessessessessseseeeees 118

Hình 3.12 Văn Minh nhóm 4 thuyết trình - 2+ 2 22+ £+2££££E+£E+zEezEzzEezreerxee 118Hình 3.13 Sản pham của các nhóm 2 2 2 E+E£EE£+E££EE£EE+EE£EEtEEeEEtrEerrrrrerrree 119

DANH MUC BANG BIEU

Bang 1.1 Bảng tiêu chi đánh giá năng lực giải quyết van dé và sáng tạo 14Bang 1.2 Nội dung của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiỆp - 5- 55+ <<+ 22

Bảng 1.3 Quy trình thực hiện phương pháp day học dự án s« «+5s«<+s++s+2 28Bảng 2.1 Yêu cầu cần đạt của chuyên dé Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường 30

Bảng 2.2 Kế hoạch thực hiện chủ đề "Thing rác thông minh sử dụng năng lượng mặt trời”

010i 0 ::::ÔÔÔỒÔỒ 45

Bảng 2.4 Thiết bị thực hiện mô hình thùng rác tự mở sử dụng năng lượng mặt trời 64

Bang 2.5 Vật dụng thực hiện mô hình thùng rác tự mở sử dụng năng lượng mặt troi 66Bảng 2.6 Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS qua chủ đề

“Thùng rác thông minh sử dụng năng lượng mặt trỜI”” - - 55+ x++ex+eexeeesexss 69

Bang 2.7 Kế hoạch thực hiện chủ đề “Hệ thống tưới cây tự động” -5- 2 +¿ 82

Bang 2.8 nội dung công việc thực hiện chủ đề "Hệ thống tưới cây tự động" 84

Bảng 2.9 Vật liệu, thiết bị thực hiện mô hình Hệ thống tưới cây tự động 95Bảng 2.10 Vật dụng thực hiện mô hình Hệ thống tưới cây tự động - 97Bảng 2.11 Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS qua chủ đề “Hệ

thống tưới cây tự động” -+cs+ckeEkE21221211211211112111111211 111211 11 111111 reo 101

Bang 3.1 Kế hoạch thực NGhISM SU PHAM 00002 113

Bang 3.2 Biểu hiện năng lực giải quyết vấn dé và sáng tao của HS trong hoạt động trai

nghiệm chủ dé “Thùng rác thông minh sử dụng năng lượng mặt trời” :- 119

Bang 3.3 Bảng điểm theo dõi năng lực giải quyết van dé và sáng tạo của CHÍ SAN SAN THOM Dooce eee - 5 123

—-Bang 3.4 Bảng điểm theo dõi năng lực giải quyết van dé và sáng tạo của NGUYEN QUOCBẢO — nhóm 2 2-2 2E 222 122211 2 E1 TT reo 123

Trang 11

Bang 3.5 Bảng điểm theo dõi năng lực giải quyết van dé và sáng tạo của HOÀNG QUỲNH

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong thời đại phát trién và hội nhập quốc tế hiện nay, các quốc gia đều đang tập trung

mạnh mẽ vào lĩnh vực khoa học — công nghệ Khoa học - công nghệ hiện nay đang trở thànhđộng lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội, làm cho việc rút ngắn khoảng cách về

trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và nhanh chóng hơn Dé đáp ứng

nguôn nhân lực không chi đầy đủ về tri thức mà còn đủ năng lực tiếp cận và phát triển các

công nghệ tiên tiến, yêu cầu các quốc gia phải đổi mới giáo dục, xây dựng một nền tảng

phát triển toàn diện cho thế hệ sau

Trên cơ sở đó, nền giáo dục Việt Nam cũng đang từng bước đôi mới Theo yêu cầu Nghị

quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: "Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng

và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp;góp phan chuyển nên giáo duc nặng về truyền thụ kiến thức sang nên giáo dục phát triểntoàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm

năng của moi học sinh" Doi mới phương pháp day học là một giải pháp được xem là then

chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này

Một trong các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới được chú trọng triển khai

trong những năm gan đây có day học theo trải nghiệm Hoat động trải nghiệm (HĐTN) làm

tăng tính hấp dẫn trong học tập, nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở mà gắnliền với đời sống xã hội Qua các HĐTN, học sinh có cơ hội rèn luyện và phát triển năng

lực tự nhiên hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực hoạt độngchính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác (theo Nguyễn Thị Liên và

cộng sự - 2016) Điều này hoàn toàn phù hợp với chỉ đạo trong Nghị quyết số 29-NQ/TW

ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủyếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người hoc"

Ở Việt Nam hiện đã có rất nhiều bài báo, đề tài luận văn, luận án lựa chọn HĐTN làm

nội dung nghiên cứu như: “Học tập trải nghiệm - lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chứchoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông” của Đào Thị Ngọc Minh và

Nguyễn Thị Hang trên Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018); “Quy trình thiết kế và tổ

chức dạy học trải nghiệm trong môn hóa học THPT” của Nguyễn Thị Thùy Trang trên Tạp

8

Trang 13

chí Khoa học — Dai học Huế: Xã hội Nhân văn, tập 128, Số 6A, 2019; “Thiết kế và tổ chức

hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình hoc ở Tiểu hoc” của Lê Thi Cam Nhung trên

Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018); “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

phan “Địa lí du lịch Việt Nam” ở trường Đại học Đông A” của Đặng Thị Kim Thoa trênTạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, Thông qua cơ sở lí luận và kết quả thực

nghiệm của các nghiên cứu đã thu được các kết quả chứng minh khả năng phát triển cácnăng lực đặc thù của học sinh thông qua HDTN trên nhiều cấp bậc và môn học khác nhau

Vật lí là môn học gắn kết với nhiều hiện tượng trực quan và kiến thức vật lí được áp

dụng nhiều trong đời sống xã hội Điều này tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi khi tổ chức

các HĐTN cho học sinh Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ

chức HĐTN trong bộ môn này như: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lítheo hướng phát triển năng lực cho học sinh” của Nguyễn Hoàng Anh - Trường Đại học

Đồng Tháp trên Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018; một số luận văn thạc sĩ như:

“Xây dựng chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về Động học chất điểm (vật lí 10)”của Nguyễn Thị Huyền Trang; “76 chức HĐTN sáng tạo cho học sinh khi dạy chương

“Khúc xạ ánh sáng” Vật lí LI THPT” của Vũ Văn Thu; Phan lớn trong các công trình đã

công bó, các tác giả đã dé ra quy trình tổ chức HDTN và thiết kế các chủ đề HĐTN một sốnội dung kiến thức theo chương trình Vật lí hiện hành Tuy nhiên, trong chương trình đổi

mới của bộ giáo dục 2018 chương trình Vật lí đã được thay đổi thay vì nặng về phương

diện lí thuyết đã thêm vào các chuyên đề gắn với thực tiễn và đời sống Trong số đó có

chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí THPT dành cho học sinhlớp 10 Khi vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng do việc

sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch đang vang lên hồi chuông báo động đối với con

người, mỗi cá nhân học sinh cần phải được giáo dục và xây dựng ý thức từ những việc đơn

giản nhất như bỏ rác vào thùng, bảo vệ cây xanh, Theo phần hiểu biết và tìm hiểu của

chúng tôi thì chưa có tác giả nào xây dựng nội dung HĐTN cho chuyên đề này

Ngoài ra, theo các công trình chúng tôi nghiên cứu, thông qua quy trình HDTN đã thiết

kế, các tác giả hướng đến đánh giá biểu hiện một số năng lực riêng biệt của HS như năng

lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tin học, Tuy nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đề cập đến một năng lực chung

là sự kết hợp của năng lực giải quyết vẫn đề và năng lực sáng tạo, đó là năng lực giải quyết

vân đê và sáng tạo và hiện chưa có nhiêu công trình đê cập đên năng lực này.

Trang 14

Từ tất cả những tiền đề, lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Thiết kế hoạt động trảinghiệm chuyên dé “Giáo dục bảo vệ môi trường trong day học môn Vật lí THPT” - Vật

lí 10 trong chương trình giáo dục phổ thông mới

2 Mục tiêu của đề tài

Xây dựng hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học

môn Vật lí THPT” - Vật lí 10 trong chương trình giáo dục phô thông 2018 nhằm phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường

trong dạy học môn Vật lí THPT”

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Giáo dục bảo

vệ môi trường trong day học môn Vật lí THPT” trong chương trình Vật lí 10 thuộc chương

trình giáo dục phổ thông 2018

4 Gia thuyết khoa học

Nếu có thể xây dựng và tô chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi

trường trong dạy học môn Vật lí THPT” trong chương trình Vật lí 10 thuộc chương trình

giáo dục phố thông 2018 thì có thé phát triển năng lực giải quyết van đề và sáng tạo củahọc sinh.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 1: Xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về t6 chức hoạt động trải nghiệm ở trường

phé thông và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Nghiên cứu co sở lí luận của dạy học tích cực, hoạt động trải nghiệm theo chương

trình phé thông tổng thể và cơ sở lí luận của năng lực giải quyết van dé và sáng tạo

- Nghiên cứu quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm ở trường phô thông

Nhiệm vu 2: Xây dựng tiễn trình tô chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Giáo dục bao

vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí THPT”

- Phân tích vị trí và yêu cầu cần đạt của chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường trong

dạy học môn Vật lí THPT” - Vật lí 10 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Xây dựng nội dung một số kiến thức chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạyhọc môn Vật lí THPT” - Vật lí 10 trong chương trình giáo dục phô thông 2018

10

Trang 15

- Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên dé “Giáo dục bảo vệ môi trườngtrong dạy học môn Vật lí THPT” - Vật lí 10 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động trải nghiệm đã xây dựng.

Nhiệm vụ 3: Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu lí luận

- _ Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động động trải nghiệm dé làm co sở định hướng cho

việc thực hiện mục đích nghiên cứu.

- _ Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực giải quyết van dé và sáng tạo

- _ Nghiên cứu các tài liệu khoa học liên quan đên chuyên đê Vật lí với bảo vệ môi trường.

- _ Nghiên cứu nguyên lí của các thiết bi bảo vệ môi trường ứng dụng trong thực tiễn

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch

Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích

nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài

+ Phương pháp phân tích, thống kê

dạy học môn Vật lí THPT” - Vật lí 10 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

11

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE HOAT DONG TRAI NGHIỆM

VÀ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VAN DE VÀ SÁNG TẠO

1.1 Năng lực giải quyết van đề và sáng tạo

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng Latinh: “Competentia” có nghĩa là gặp gỡ

Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu đưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau

Theo từ điền tiếng Việt: “Năng lực là khả năng để thực hiện, hoàn thành một việc” [11]

Với góc độ tiếp cận tích hợp, tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uan đã nêu

trong cuốn Tâm lí học đại cương, NXB Giáo dục năm 1988: “ Năng lực là tổng hợp nhữngthuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất

định nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ay” [10]

Theo Bernd Meier — Nguyễn Van Cường: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách

nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống

thay đối thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng,

kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động.” [2]

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thé (2018), khái niệm năng lực được đề

cập đến như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chấtsan có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tông hợp các kiến

thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chi, thực hiện

thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện

cụ thể.” [1]

Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, hội tụ nhiều yếu tố như tri thức,

kĩ năng, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm Hai đặc điểm phân biệt cơ

bản của năng lực là tính vận dụng và tính chuyên đổi, phát triển Đó cũng chính là mụctiêu mà dạy học tích cực hướng đến [5]

1.1.1.2 Khái niệm năng lực giải quyết vấn dé và sáng tạo

Trước khi di sâu vào nghiên cứu năng lực giải quyết van dé và sáng tao, chúng ta cùng

làm rõ một số khái niệm sau:

s%* Van đê:

12

Trang 17

- Vấn đề là một nhiệm vụ đặt ra cho chủ thé, trong đó chứa đựng những thách thức

mà học khó có thé vượt qua theo cách trực tiếp và rõ ràng

- Mỗi van đề thường tồn tại trong bối cảnh, tình huống cụ thé Bối cảnh van dé là

một phần của cuộc sống và được phân loại theo khoảng cách với chủ thể: gần nhất là bối

cảnh cuộc sống cá nhân, tiếp theo là bối cảnh môi trường học tập, làm việc và cuộc sống

cộng đồng, xa nhất là bối cảnh khoa học

s* Giải quyết van dé, năng lực giải quyết van dé

Đầu thé ki XXI, nhìn chung cộng đồng giáo dục quốc tế chấp nhận định nghĩa: giải quyết

vấn đề là khả năng suy nghĩ và hành động trong những tình huống không có quy trình, thủ

tục, giải pháp thông thường có sẵn Người giải quyết van đề có thé ít nhiều xác định được

mục tiêu hành động, nhưng không phải ngay lập tức biết cách làm thé nào dé đạt được nó

Sự am hiểu tình huống vấn đề, và lí giải dần việc đạt mục tiêu đó trên cơ sở việc lập kếhoạch và suy luận tạo thành quá trình giải quyết vấn đề

Có thé thấy, giải quyết van dé là quá trình tư duy phức tap, bao gồm sự hiểu biết, đưa raluận điểm, suy luận, đánh giá, giao tiếp để đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khắc phục

khó khăn, thách thức của vấn đề Trong quá trình giải quyết vấn đề, chủ thể thường phải

trải qua hai giai đoạn cơ bản: Một là khám phá van dé và tổ chức nguồn lực của chính mình

(tim hiểu van đề, tìm hướng di, thủ pháp, tiến trình dé dần tiến tới một giải pháp cho vấndé) Thứ hai là thực hiện giải pháp (giải quyết các van đề nhỏ hon ở từng lĩnh vực, nội dung

cụ thé, chuyên đổi ý nghĩa của kết quả thu được về bối cảnh thực tiễn) và đánh giá giải pháp

vừa thực hiện, hoặc tìm kiếm giải pháp khác

“Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhậnthức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống van dé mà ở

đó không có san quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường.” [9]

s* Sang tạo, năng lực sáng tao

Sáng tạo là tạo ra, đề ra những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích, phù hợp với hoàn cảnh.Nói cách khác là dám thách thức những ý kiến và phương cách đã được mọi người chấpnhận dé tìm ra những giải pháp hoặc khái niệm mới Cũng có thê hiểu một cách đơn giảnsáng tạo chỉ là tìm ra một cách mới dé làm việc hoặc làm công việc đó trôi chảy hơn

Đối với HS: “Năng lực sáng tạo là các khả năng của HS hình thành ý tưởng mới, đề xuấtđược các giải pháp mới hay cải tiến cách làm mới một sự vật, có các giải pháp khác nhau

dé giải quyết một van dé, sự tò mò, thích đặt các câu hỏi dé khám phá sự thật xung quanh,năng lực tưởng tượng va tư duy sang tao ”

13

Trang 18

Trên cơ sở những khái niệm nêu trên, năng lực giải quyét vân dé và sáng tạo đôi với HS

trung học phổ thông có thê hiểu như sau: Là khả năng cá nhân có thể giải quyết tình huong

có van dé mà ở đó không có săn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường có sẵn hoặc có

thể giải quyết một cách thành thạo với những nét độc đáo riêng, theo chiều hướng luôn đổi

mới, phù hợp với thực tế

1.1.2 Biêu hiện của năng lực giải quyét van dé và sáng tạo của học sinh trung

học phổ thông

Theo Chương trình giáo dục phổ thông — Chương trình tổng thé của Bộ Giáo dục và Dao

tạo (26/12/2018), năng lực giải quyết van dé và sáng tạo của HS trung học phổ thông gồm

6 thành tố cơ bản là: nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề, hình thành và triển

khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết kế và tổ chức hoạt động và tư duy độc

lập [1] Dựa theo các biéu hiện được nêu trong chương trình, chúng tôi xây dựng bang công

cụ đánh giá năng lực giải quyét van dé và sáng tạo của HS như sau:

Bảng 1.1 Bảng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn dé và sáng tạo

độ tin cậy của ý tưởng

tin độc lập và không xác định

được độ tin cậy

Năng Mure độ

Chỉ sô

thành hành vi A B c ptố (Tot) (Kha) (Trung binh) (Yêu)

Phân tích chi|Phân tích chi | Phân tích sơ sài | Không phân

tiết, chat loc các | tiết, chat lọc các | các nguồn tích duocXác _ định | nguồn thông tin, | nguồn thông tin, thông tin và các nguồn

và làm rõ | xác định được ít | xác định được 1 | không xác định | thông tin.

thông tin, ý | nhất 2 ý tưởng |ý tưởng mới | được ý tưởng

1.Nhận | tưởng mới | mdi trong các | trong các thông | mới trong các

ra ý thông tin đã tìm | tin đã tìm hiểu | thông tin đã tìm

tưởng hiểu hiểu.

mới Phân tích chỉ tiết | Phân tích chi tiết | Phân tích sơ sài | Chỉ sử dụng

Xác định | it nhất 3 nguồn |2 nguồn thông |2 nguồn thông |một nguồn

Trang 19

của ý tưởng | của ý tưởng

mới mới.

Quan sát những | Quan sát những | Quan sát những | Chua phát hiện tượng thực | hiện tượng thực | hiện tượng thực |hiện được

Phát hiện | tiễn trong cuộc | tiễn trong cuộc | tiễn trong cuộc |tình huống

và nêu | sông, phát hiện | sông, phát hiện | sông, phát hiện | có vân đê.

được tình | được tình huông | được tình huông | được tình

2 Phát huông có | có vân đê và mô | có vân đê và mô | huông có vân

ko ax tinh huông huông.

vần để mu aa a TP DA P ¬~:e—r ˆ ˆPhân tích đây đủ | Phân tích chính | Phân tích các | Không phân

Phân tích | và chính xác các | xác một sô khía | khía cạnh của |tích được

các khía |khía cạnh của |cạnh của tình |tình huông có | các khía

cạnh của |tình huông có | huông có vân đê |vân đê nhưng | cạnh của tình huông | vân đê chưa chính xác |tình huông

có vân đê

Từ vân đê đãi Từ van đê đã | Từ vân đê đã | Không đê được xác định, | được xác định, | được xác định, | xuât được ý

NE „ | đê ra được it nhat | đê ra được các ý | đê ra được các | tưởng mới.

cụ M ¬¬ a , le ae„ |2 y tưởng mới, |tưởng trong đó | ý tưởng nhưng

tưởng mol ` ¬ , , R ˆ vg

phù hop và sáng |có 1 ý tưởng không có ý

` tạo mới, phù hợp và | tưởng nào mới

thành "¬

ww sáng tạo và sáng tạo.

va triên ^ , atk A , ask ^ z x: ^ ^số Phân tích chi tiệt | Phân tích chi tiệt | Phân tích sơ sai | Không phan

khai ý ` ` Ị

, |uu và nhược|ưu và nhược |ưu và nhược | tích được ưu

tưởng | Tạo ra yêu| „ 7 ¬ :Ä ca vlc

" , ; điêm các ý tưởng | điêm các ý tưởng | diém các ý |và nhược

mới tô mới dựa

đã có, tổng hợp

và đề xuất được

1 yêu tô mới.

tưởng đã có,không đề xuấtđược yếu tố

Trang 20

Đề ra chi tiếtnhững rủi ro có

Đề ra chi tiếtnhững rủi ro có

Dé ra một sô rủi

ro có thể gặp

Không đánh giá được

thể gặp phải |thể gặp phải | phải trong quá | những rủi ro, _, | trong quá trình | trong quá trình | trình thực hiện |có thé gặp

Đánh giá ¬ ¬ ˆ : „ | thực hiện và xây | thực hiện va xây | nhung không |phải trong

rui ro Và CÓ ` '

dung duoc | dung được | xây dựng được | qua trình

dự phòng , : ,

phương án dự |phương án dự | phương án dự | thực hiện.

phòng hiệu quả |phòng nhưng | phòng.

phương án

không hiệu quả.

Thu thập được | Thu thập được | Thu thập được | Chưa thuday đủ các thông | một số thông tin | một số thông thập đượctin liên quan đến |liên quan đến |tin liên quan | các thông tin

ˆ vẫn dé; các | van dé; các | dén van đề; | liên quan về

Thu thập x a x R nye Á_ HÀ

thông tỉ nguôn thông tin | nguôn thông tin | nhưng độ chính | vân đê.

ông tin

` chính xác, có độ | chính xác, có độ | xác và tin cậy

tin cậy cao tin cậy cao của nguồn

: thông tin khôn

suy giải pháp phù |giải pháp phù |giải pháp phù |giải pháp

giải re kak re kak re kad kak

há hop với vân đê; | hợp với vân dé; | hợp với vân đê; | cho vân đê.

p ap x L$ ` là N là N z

Đê xuât |từ đó đưa ra|từ đó đưa ra |từ đó đưa ra

giải pháp | được ít nhất 2 | được một | được mộtgiải quyết

vân đê

phương án khảthi giải quyết vẫnđề

phương án khảthi giải quyết vanđề

phương án giải quyêt vân đê nhưng chưa

khả thi, cần

định hướng

điêu chỉnh.

16

Trang 21

nhât :

quyêt định lựa |chưa lựa chọn |giải pháp phù

chọn giải pháp | được giải pháp | hợp nhất

phù hợp nhất | phù hợp nhất

Lập được kế Lập được kế Lập được kế | Chưa lập

hoạch hoạt động | hoạch hoạt động | hoạch hoạt | được kế

có đầy đủ, chỉ | có đầy đủ các nội | động có đầy đủ | hoạch TỐtiết tat cả các nội | dung: mục tiêu, | cdc nội dung: | ràng cho hơndung: mục (tiêu, |nội dung, hình | mục tiêu, nội | một nửa sốnội dung, hình |thức, phương | dung, hình | nội dung yêu

thức, phương | tiện hoạt | thức, phương | cầu

tiện hoạt | động, nhưng 2 | tiện hoạt

, động, nội dung chưa | động, nhưng

` kê hoạch chưa

động ÂU đổ sáo nôiđây đủ các nội

dung nhưng các

mục đã lập

được đều chỉ

tiết, ro ràng

Lập được bảng |Lập được bảng | Lập được bảng |Lập duoc

Điều phối | phân công công | phân công công | phân công công |bảng phânđược việc và chuẩn bị | việc và chuẩn bị | việc và chuẩn công côngnguồn lực | dụng cụ, thiết bị dụng cụ, thiết bị | bị dụng cụ, | việc và

cho các thành |cho các thành | thiết bị cho các | chuẩn bị

17

Trang 22

viên trong nhóm

chi tiết, đầy đủ

và phù hợp.

viên trong nhóm nhưng có | - 3chi tiết chưa rõ

ràng và phù hợp.

thành

trong

viên nhóm

thực hiện kế

hoạch, cách

kế hoạch | và tiến trình giải | và tiến trình giải |hoạch, cách | thức và tiến

quyết vấn đề ít | quyết vấn đề I |thức và tiến |trình giảinhất 2 lần và đạt | lần và đạt hiệu | trình giải quyết | quyết dẫn

hiệu quả cao quả cao nhưng không | đến hiệu quả

đạt hiệu quả | làm việccao thấp

Sau khi thực |Sau khi thực |Sau khi thực | Sau khi thực

hiện hoạt động | hiện hoạt động | hiện hoạt động | hiện hoạthoặc tiến hành |hoặc tiến hành | hoặc tiến hành |động hoặc

; _, | giải pháp đã đề | giải pháp đã dé | giải pháp đã dé |tiến hành

Đánh ere ra, đánh gia được | ra, đánh giá được | ra, đánh giá | giải pháp đã

.ò pháp chi tiết hiệu quả | chi tiết hiệu quả | được hiệu quả | dé ra, không

ve hoat của việc vua|/cua việc vừa |của việc vừa | đánh giá

động thực hiện; từ đó | thực hiện; từ đó |thực — hiện |được hiệu

Trang 23

đủ để bảo vệ ý

bản

kiên của thân.

Đưa ra được số

ít lập luận và

minh chứngbảo vệ ý kiến

của bản thân.

đang tìm

hiểu

Dua ra ýkiến màkhông có lập luận hay minh chứng.

đề và đề ra được

phương án giảiquyết mới, chính

xác, hoàn chỉnh

cho vấn đề banđâu.

Chấp nhận và

xem xét góp ý

của người khác,đánh giá lại vấn

đề và đề ra được

phương án giảiquyết mới nhưngchưa hoàn toan chính xác, hoàn chỉnh.

Chấp nhận và

xem xét góp ý

của người khác,đánh giá lại vấn

đềkhông đề ra

nhưng

được phương

án giải quyết

mới cho vấn đềban đâu.

Không chấp

nhận góp ý của

khác không xem

người

xét lại vân

đê ban đâu.

Bảng tiêu chí trên chi mang tính khái quát, trong một chủ đề không yêu cầu HS có day

đủ các biểu hiện trên, tùy từng hoạt động dạy học, giáo viên cần xây dựng hệ thống biểu

hiện chỉ tiết tương ứng cho từng mức độ và đặt thang điểm phù hợp

1.2 Hoạt động trải nghiệm

1.2.1 Định nghĩa hoạt động trải nghiệm

Theo Chương trình giáo dục phô thông - Chương trình tổng thé của Bộ Giáo dục và Dao

tạo (2018): “HPTN là hoạt động là hoạt động giáo duc do nhà giáo duc định hướng, thiết

kế và hướng dan thực hiện, tao co hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích

19

Trang 24

cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học

khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyét những vấn đề thực tiễn

của nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi, thông qua đó, chuyển hóa những

kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sảngtạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghé nghiệp tương lai.” [1]

Ngoài ra, theo Nguyễn Thị Liên và cộng sự (2016): “HDPTN là hoạt động giáo dục được

tổ chức theo con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức

va hành động, cùng với các môn học khác được coi là một phương pháp cua HS, làm tăng

giá trị bản thân người học Qua các HĐTN, HS có cơ hội rèn luyện và phát triển năng lực

tự nhiên hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực hoạt động

chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực họp tác Ngoài ra HĐTN còn giúp

HS có sự hiểu biết, thái độ đúng đắn trước những vấn dé cuộc sống, có ý thức trách nhiệm

về các hoạt động của bản thân, quan tâm đến gia đình, nhà trường và xã hội ` [6]

Theo Minh Tuệ đã viết trong ban tin Dai học Quốc gia Hà Nội (2015):” HĐTN là hoạtđộng giữ vai trò rất quan trọng, giúp cho HS có nhiễu cơ hội trải nghiệm để vận dụng

những kiến thức học được vào thực tiên, từ đó hình thành năng lực thực tiễn và phát huy

tiềm năng sáng tạo của bản thân Trong các HĐTN, giáo viên giữ vai trò định hướng, hỗtrợ và giám sát hoạt động của HS, không trực tiếp phân công nhiệm vụ cho HS, giúp HS

chủ động, tích cực trong các hoạt động” [4|

Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi sẽ giữ nguyên tinh thần định nghĩa vềHDTN do Bộ Giáo duc và Dao tạo và định nghĩa ngắn gọn HĐTN như sau: HĐTN là hoạt

động giáo dục mới, có nội dung và phương pháp gắn liên với thực tiễn cuộc sống, gắn lién

lí thuyết với thực hành; được HS trực tiếp thực hiện dưới sự thiết kế, tổ chức và hướng dẫn

của nhà giáo duc; nhằm tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm thực tế dé phát huy tính sáng

tạo trong việc lên ý tưởng, thiết kế, tự đánh giá và phát triển các phẩm chất và năng lực

một cách toàn diện.

1.2.2 — Vai trò hoạt động trải nghiệm

HĐTN có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của HS: [6]

- HĐTN làm tăng tính hấp dẫn trong học tập, nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong

sách vở mà gắn liền với đời sống xã hội, là hình thức giáo dục HS theo hình thức dạy họcngoài thực tế, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp với giáo dục HS ngoài

lớp Qua đó, HS có cơ hội vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống một cách linh hoạt

tránh nhàm chán.

20

Trang 25

- HDTN góp phan làm tăng giá trị cho bản thân người học Học tập trải nghiệm tạo ra

sự tự tin cho HS qua việc tự thực hiện các hoạt động như: lập kế hoạch, tổ chức làm việc

nhóm, thu thập và xử lí thông tin, lập báo cáo, thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá Trong

quá trình trải nghiệm, HS trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động giao lưu phongphú, đa dạng, HS tự biến đổi mình, tự làm mình phong phú, hoàn thiện bằng cách thu lượm

và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh.

- _ Thông qua HDTN, HS thiết lập được các quan hệ giữa cá nhân với tập thé, các cánhân khác, với môi trường học và môi trường sống Dạy học trải nghiệm cần sự liên kết

chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: cha mẹ HS, chínhquyền địa phương tạo điều kiện cho HS được tiếp xúc rộng rãi với nhiều lực lượng giáodục, tạo nên sự liên kết trách nhiệm của bản thân với xã hội

- Môi trường học tập tương tác giúp người hoc có điều kiện học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau,

giúp HS phát huy tính tích cực tự học, sáng tạo, tính tự giác, giúp các em phát huy tốt các

kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác Bên cạnh thể hiện giá trị bản thân, HScòn rèn luyện được cách tự điều chỉnh dé thích ứng với tập thé và với môi trường học

- Trong quá trình người học trải nghiệm và hoạt động, một lượng lớn thông tin có thểtruyền qua lại với nhau trong môi trường kiến tạo xã hội, các học thuyết, lí thuyết, định

luật, nguyên lí có thé được hình thành và củng cé bởi chính sự khám phá của người hoc

HĐTN góp phần phát huy tính tích cực tư duy sáng tạo cho HS, khai thác được tiềm năngcủa HS bằng sự nỗ lực của chính bản thân các em, giúp HS củng cố các kĩ năng đã có, trên

cơ sở đó, tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng,

năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực hoạt động chính tri - xã hội, năng lực tổ chức quản lí,

năng lực hợp tác, của HS.

- HDTN giúp HS tăng cường sự hiểu biết và tiếp thu các giá trị truyền thống của dântộc và những giá trị tốt đẹp của nhân loại, nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân, giađình, nhà trường và xã hội Qua quá trình trải nghiệm giúp cho HS có thái độ đúng đắntrước những vẫn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, đấu tranh

tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác, biết cảm thụ và đánh

giá cái đẹp trong cuộc sống

1.2.3 Nội dung của hoạt động trải nghiệm

1.2.3.1 Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục

21

Trang 26

Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trai

nghiệm, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018), nội dung của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được định hướng như sau [1]:

Bảng 1.2 Nội dung của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Mạch nội dung ˆ ne ˆ

ˆ Hoạt động Nội dung hoạt động

hoạt độngHoạt động hướng | Hoạt động khám phá | Tìm hiệu hình anh và tính cách của bản thân.vào bản thân bản thân Tìm hiéu khả năng của ban thân

Xây dựng và phát trién quan hệ với bạn bè

và bảo vệ môi trường

Tìm hiểu thực trạng môi trườngTham gia bảo vệ môi trường

Trang 27

Tìm hiêu yêu câu vê an toàn và sức khỏenghề nghiệp.

Tìm hiểu thị trường lao động

Hoạt động rèn luyện | Tự đánh giá sự phù hợp với định hướng nghềphẩm chất, năng lực | nghiệp

phù hợp với định | Rèn luyện phâm chất và năng lực phù hợp

hướng nghề nghiệp | với định hướng nghề nghiệp

Hoạt động lựa chọn | Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, caohướng nghề nghiệp | đăng, đại học và các cơ sở giáo dục nghề

và lập kế hoạch học | nghiệp khác của địa phương, trung ương

tập theo định hướng | Tham van ý kiến của thầy cô, người thân và

nghề nghiệp chuyên gia về định hướng nghề nghiệp

Lựa chọn cơ sở dao tạo trong tương lai va lập

kế hoạch học tập phù hợp với định hướngnghề nghiệp

1.2.3.2 Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong môn Vật lí

Một số nội dung HĐTN trong bộ môn Vật lí mà GV có thé tổ chức:

- Tìm hiểu thêm các kiến thức về vật lí và kĩ thuật

- Nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học, tìm hiểu những ứng dụng của vật

lí trong đời sống như: kĩ thuật điện, kĩ thuật vô tuyến điện, các ứng dụng sóng siêu âm.,

- Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và kĩ thuật

Đề lựa chọn nội dung tổ chức HĐTN về vật lí phù hợp thì GV cần phải căn cứ vào nội

dung kiến thức mà HS đã học trên lớp và tầm quan trọng của nội dung nay trong đời sống

và trong kĩ thuật cũng như mục tiêu dạy học về phần kiến thức đó mà HS cần đạt được

1.2.4 Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải

quyết van dé và sáng tạo cho học sinh

Việc tô chức các HĐTN phải đảm bảo các bước cơ bản của học tập trải nghiệm, đó là:

- Biết khai thác những gì HS đã từng trải nghiệm qua thực tế, từng biết

- Tiến hành một cách tích cực nhằm tạo ra những sản phẩm tinh thần hay vật chất cótính đổi mới, có ý nghĩa xã hội và có giá trị

- Hình thành kinh nghiệm mới (kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị mới) cho HS

23

Trang 28

- Biểu hiện các chỉ số hành vi của năng lực giải quyết van đề và sáng tao.

Dựa theo các tài liệu tham khảo [3] và [7], trong phạm vi luận văn, chúng tôi sử dụng

quy trình thiết kế HĐTN gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Xác định chủ đề hoạt động trải nghiệm

Dé xác định được chủ đề HĐTN, giáo viên cần:

- Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục mới, điều kiện nhà trường và

địa phương.

- Xác định rõ đối tượng HS thực hiện Việc hiểu rõ đặc điểm HS tham gia vừa giúp

nhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòng

ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho HS

Bước 2: Xác định các hoạt động can thực hiện

Dé thực hiện một chủ đề, GV cần phân chia thành nhiều hoạt động sắp xếp theo thứ tựthích hợp và đặt tên cho các hoạt động đã xác định Đặt tên cho hoạt động là một việc làmcần thiết vì tên của hoạt động đã nói lên được mục tiêu, nội dung và hình thức của hoạtđộng Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí

đầy hứng khởi và tích cực của HS Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ dé đặt tên hoạt động

sao cho phù hợp và hấp dẫn

Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động

- Tạo được ấn tượng ban đầu cho HS

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động Các mục tiêu hoạt động

cần phải được xác định rõ ràng, cụ thé và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp củayêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trỊ

Dé xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào? (Khối

lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)

- Những kĩ năng nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ của nó đạt được sau

khi tham gia hoạt động?

- Những thái độ, giá trị nào có thé được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động?

24

Trang 29

Bước 4: Xác định nội dung, phương tiện, hình thức và phương pháp của hoạt động

Mục tiêu có thê đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lí nhữngnội dung và hình thức của hoạt động.

Trước hết, cần căn cứ vào các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của

lớp, của nhà trường và khả năng của HS dé xác định các nội dung phù hợp cho các hoạtđộng Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần

có đề tiễn hành hoạt động Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng Có thể một hoạtđộng nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một

hình thức nao đó là chu đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.

Bước 5: Lập kế hoạch

Đề thực hiện hoạt động cần có một kế hoạch tổng thé về các nguồn lực (nhân lực — vật

lực — tài liệu) và thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu

Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nóikhác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải năm vững khả năng

mọi mặt, ké cả các tiềm năng có thé có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu

tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu

Bước 6: Thiết kế chỉ tiết hoạt động trên bản giấy

Sau khi có kế hoạch tông thé cho tat cả hoạt động, cần tiến hành thiết kế chi tiết các công

việc, dự tính cần thiết ra bản giấy

Trong bước này, cần phải xác định:

- C6 bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Các việc đó là gì?

- — Nội dung của mỗi việc đó ra sao?

- — Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?

- Cac công việc cụ thể cho các td, nhóm, các ca nhân?

- _ Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc?

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động

Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc,xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được Nếu phát hiện những sai

sót hoặc bat hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kip thời điêu chỉnh.

25

Trang 30

Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó

bằng văn bản gọi là giáo án tô chức hoạt động

Bước 8: Xây dựng tài liệu học tập

Đề hỗ trợ cho việc thực hiện HĐTN, giáo viên cần xây dựng thêm các tài liệu như: phiếuhọc tập, bảng đánh giá, tài liệu định hướng cho giáo viên.

1.2.5 Phương pháp tô chức hoạt động trải nghiệm1.2.5.1 Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục trong đó người học sẽ được

tiếp xúc với các tình huống có van dé, các em cần vận dụng những kinh nghiệm đã có dé

giải quyết các vấn đề đó Qua quá trình hoạt động, HS sẽ hình thành thêm các tri thức mới,

kĩ năng, phương pháp va rèn luyện được các năng lực tư duy, sáng tạo va năng lực giảiquyết van dé

Trong tổ chức HDTN, phương pháp giải quyết van dé thường được vận dụng khi HSphải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh

trong quá trình hoạt động Dé phương pháp này thành công thì van đề phải sát với mục tiêu

hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết Đối với tập thê lớp, khi giải quyết

van đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình dang, tránh gây ra căng thắng không cólợi cho việc giáo dục HS.

1.2.5.2 Phương pháp sắm vai

Dạy học bằng phương pháp sắm vai là phương pháp dạy học dựa trên việc giao cho

người học giải quyết một tình huống cụ thé thông qua đóng vai Sam vai là phương pháp

giáo dục giúp HS thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả

định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em Dong vai thường không

có kịch bản cho trước, mà HS phải tự xây dựng trong quá trình hoạt động Đây là phươngpháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng

xử cụ thé mà các em quan sát được Việc “diễn” không phải là phần quan trọng nhất của

phương pháp này mà quan trọng nhất là việc xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần

diễn ấy

Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cho

HS Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái

độ trong môi trường an toản trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển 6c

26

Trang 31

sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một van

dé hay đối tượng nao đó [6]

1.2.5.3 Phương pháp làm việc nhóm

Lam việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tô chức day học - giáo dục trong đó giáo viên

sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thànhviên, mà theo đó HS trong nhóm trao đồi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn

thành nhiệm vụ chung của nhóm Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bay và đánhgiá trước toàn lớp học [6]

Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy cao độ vai trò chủ thẻ, tính tự giác,tích cực, sáng tao, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, giúp HS hình thành các kĩ

năng xã hội va các phâm chat nhân cách cần thiết như: kĩ năng tô chức, quan lí; kĩ năng giải

quyết van dé; kĩ năng hợp tác; có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội Nhóm làm việc sẽ

khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tựtin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học

Đề phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy vai trò của mình như đã nêu, giáo viêncần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau

- Có một số vai trò cụ thể có thể phân cho các thành viên trong nhóm, ví dụ như: ngườiđiều phối, thư ký, người quản lí số liệu,

- Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng của HS.

- Phân công nhiệm vụ công băng giữa các thành viên trong nhóm

- Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân.

- Sử dụng nhiều cách phân chia nhóm khác nhau Ví dụ như tự chọn ngẫu nhiên, phântheo nhiệm vụ, phân theo bàn hoặc cụm bàn, theo giới tính,

- Hướng dẫn HS phương pháp kĩ năng làm việc nhóm.

1.2.5.4 Phương pháp dạy học dự án

“Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện

một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản

phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ nay được người học thực hiện với tinh tu lực cao trong

toàn bộ quá trình học tap.” [8]

Trong quá trình thực hiện dự án, việc học tập của HS được thực hiện một cách có hệ

thống thông qua một loạt các thao tác từ thiết kế giờ học đến lập kế hoạch, giải quyết vấn

27

Trang 32

đề, ra quyết định, tạo sản phẩm, đánh giá và trình bày kết quả từ đó giúp HS phát triển kiến

thức và kĩ năng.

Dạy học theo dự án được tiễn hành theo 5 giai đoạn như sau:

Bang 1.3 Quy trình thực hiện phương pháp day học dự án

Giai đoạn Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1 Xây dựng ý tưởng | - Nêu lên van đề thực tiễn - HS nêu ý tưởng, lựa chọn chủ

dự án - Thống nhất mục tiêu dự án | đề dự án

với HS

2 Xây dựng kế | - Hướng dẫn HS lập kế hoạch |- Thảo luận và xây dựng kế

hoạch thực hiện dự hoạch thực hiện dự án, phân

án công công việc cho các thành

viên trong nhóm

3 Thực hiện dựán |- Theo dõi tiễn độ thực hiện | - Nghiên cứu tài liệu, hợp tác

của các nhóm và có sự hỗ trợ | với các thành viên trong nhóm

khi cần thiết hoàn thành và thử nghiệm sản

phẩm dự án

4 Trinh bày sản | - Điều phối các nhóm trình bày | - Trình bày sản phẩm của nhóm

phâm dự án sản phâm của mình trước lớp.

5 Đánh giá - Tổng kết đánh giá HS qua | - HS tự đánh giá

quá trình thực hiện dự án.

- Rút kinh nghiệm.

Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án:

- Người học là trung tâm của quá trình dạy học.

- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn

- Dự án định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình

- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên

- Dự án có tính liên hệ với thực tế

- Người học thê hiện sự hiểu biết của mình thông quan sản phẩm và quá trình thực

hiện.

- Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đây việc học của người học

- Kĩ năng tư duy là yếu tố không thẻ thiếu trong phương pháp DHDA

28

Trang 33

Tóm lại DHDA là một hình thức dạy học quan trọng đề thực hiện quan điểm dạy học

hiện đại như: định hướng vào người học, định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề

và quan điểm dạy học tích hợp Phương pháp DHDA góp phan gắn lí thuyết với thực hành,

tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làmviệc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn dé phức hop, tinh than trách

nhiệm và khả năng cộng tác lam việc của người học.

KET LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương I, chúng tôi trình bày về cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm và cơ sở

lí luận về năng lực giải quyết van dé và sáng tạo tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí

Đầu tiên, chúng tôi trình bày về năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo của học sinh trunghọc phô thông thông qua định nghĩa năng lực giải quyết van đề, định nghĩa năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo, xây dựng bảng tiêu chí khái quát của năng lực giải quyết vấn đề

và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông

Sau đó, chúng tôi cung cấp những cái nhìn cơ bản về hoạt động trải nghiệm theo chươngtrình Giáo dục phô thông 2018 thông qua định nghĩa hoạt động trải nghiệm, vai trò của hoạtđộng trải nghiệm, nội dung của hoạt động trải nghiệm, quy trình tô chức hoạt động trải

nghiệm và một số phương pháp tô chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí

Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận, chúng tôi nhận thấy rằng: Học sinh cần được tiếp xúc

với những phương pháp dạy học hiệu quả hơn, tích cực hơn, cho phép học sinh được tăng

cường trải nghiệm những kiến thức học được với thực tiễn, gan với những ngành nghề trong

cuộc sống Hoạt động trải nghiệm là một hình thức dạy học có thể vận dụng nhằm lam tăng

hứng thú của học sinh với nội dung môn học Vật lí Trong chương II của luận văn, chúngtôi sẽ trình bày chi tiết hơn về việc thiết kế hoạt động trải nghiệm cho chuyên đề “Giáo ducbao vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí THPT” — Vật lí 10 trong chương trình giáodục phổ thông mới

29

Trang 34

CHƯƠNG2 THIẾT KE HOAT DONG TRAI NGHIỆM

CHUYEN DE “GIAO DUC BAO VE MOI TRUONG TRONG DAY HQC MON VAT LI THPT” - VAT Li 10 TRONG CHUONG TRINH GIAO DUC PHO THONG 2018

2.1 Phân tích nội dung chuyên đề Giáo duc bảo vệ môi trường trong day học môn

Vật lí THPT - lớp 10, chương trình giáo dục phố thông 2018

2.1.1 Vị trí và yêu cầu can đạt của chuyên dé

Trong chương trình phổ thông 2018, ngoài các chủ dé bắt buộc thì các khối lớp còn có thêmcác chủ đề tự chọn, được sắp xếp theo thứ tự không cô định, tùy vào sự sáng tạo của mỗigiáo viên xây dựng sao cho mạch nội dung kiến thức được liền mạch và hợp lí Trongchương trình lớp 10 được bổ sung thêm 3 chuyên đề tự chọn là: Vật lí trong một số ngành

nghề, Trái Đắt và bầu trời, Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí THPT.

Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí THPT là chuyên đề 10.3 với thời

lượng là 15 tiết Các yêu cầu cần đạt của chuyên đề theo Bộ giáo dục đề ra là:

Bang 2.1 Yêu cầu cần đạt của chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường trong

dạy học môn Vật lí THPT

Nội dung Yêu cau cân đạt

X2 1A |~ Sự cân thiệt bảo vệ môi trường trong chiên lược phát triên

Sự cân thiệt bảo vệ môi Lt

` : quoc gia.

truong song TU CỬ TA CÀ x ae :

- Vai trò cá nhân cộng đông trong bảo vệ môi trường.

- Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với

môi trường, kinh tế và khí hậu Việt Nam

- Sơ lược về chất ô nhiễm trong nhiên liệu hóa thạch, mưa

Vật lí với giáo dục bảo vệ | axit, năng lượng hạt nhân, sự suy giảm tang ozon, sự biến

môi trường đổi khí hậu

- Phân loại năng lượng hóa thạch, năng lượng tái tạo.

- Vai trò của năng lượng tai tạo.

- Một số công nghệ cơ bản để thu năng lượng tái tạo

2.1.2 Các đơn vị kién thức của chuyên dé

2.1.2.1 Tác động của việc sử dụng năng lượng

30

Trang 35

% Đối với kinh tế

Khi một quốc gia có nguồn năng lượng dôi dào, biết khai thác năng lượng triệt để cũng

có thể giúp cho nền kinh tế quốc gia đó trở nên giàu mạnh hơn Đồng thời, để nâng caohiệu suất khai thác, phải ứng dụng các công nghệ khoa học kĩ thuật có hiệu quả Từ đó, thúcday nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc day sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương

Nông Công Giao thông Dịchwu DãânDụng Phi năng

nghiệp nghiên vậntải thương lượng

Hình 2.1 Tương quan kinh tế và năng lượng từ 2005 đến 2030

Bên cạnh đó, nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm tác động tiêu cựcđến môi trường, Việt Nam đã ban hành Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quảnăm 2010, tiếp theo là các chương trình mục tiêu, giải pháp thực hiện sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

Tương quan kinh tế và năng lượng, từ 2005 đến 2030

31

Trang 36

s* Đối với môi trường, khí hậuMôi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có

quan hệ mật thiết với nhau Các yếu tố này ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sự tồn tại vàphát triển của con người cũng như thiên nhiên Tuy nhiên, ngày ngày nay do sự phát triểnkhông bền vững của kinh tế, phát triển công nghiệp không gắn liền với bảo vệ môi trường

đã mang lại nhiều hệ lụy khôn lường, tác động xấu đến môi trường, gây ra các hiện tượngbiến đổi bất thường về thời tiết và khí hậu, ví dụ như: hiệu ứng nhà kính, mưa axit, băngtan ở hai cực và Greenland,

2.1.2.2 Sơ lược về các chat gây ô nhiễm

s* Trong nhiên liệu hóa thạch

- Nhiên liệu hóa thạch: là tên gọi chung của các loại nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch

năm ở trong lớp vỏ trái đất, là các hợp chất chứa hàm lượng cacbon và hydrocacboncao Các nhiên liệu hóa thạch bao gồm than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên

- Nguyên nhân hình thành: Được tạo thành từ quá trình phân hủy ky khí của các sinhvật chết bị chôn vùi trong lòng đất đưới áp suất và nhiệt độ cao, có thể kéo dài đếnhàng trăm triệu năm.

- Tác hại:

s* Than đá: Trong than đá, carbon chiếm phần lớn Than đá được sử dụng rất nhiềutrong đời sống và sản xuất, tuy nhiên quá trình khai thác và chế biến than lại gây ảnh hưởng

rất nhiều đến hệ sinh thái, môi trường Khi đốt than, sẽ tạo ra các sản phẩm gồm cả chất rắn

và chất bay hơi Trong khí than có chứa các hỗn hợp khí như CO, COz, CHa, H›, H2S,

Trong đó hàm lượng CO chiếm tỷ lệ rất cao Ngoài ra, một số nguyên tố bay hơi theo sanphẩm cháy như thủy ngân, Selenium, hay tro bụi cũng sẽ bay vào khí quyền Sản phẩm

khí SOx, NO; sinh ra trong quá trình đốt than cũng chính là nguyên nhân gây ra mưa axit

Hình 2.3 Ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh do khí thải từ các nhà máy thép, nhiệt điện

32

Trang 37

s*% Dầu mé: Là hỗn hợp của nhiều hydrocacbon: alkan (paraffin), cycloalkan và các

hydrocacbon vòng thơm Ngoài ra còn có nitrogen, oxygen, lưu huynh, Hàm lượng

cacbon(>80%), hydrogen (10-14%), lưu huỳnh (0.5-6%),

Boiler Distillation © 2000 How Stutt Works

(Supertones Steany Column

Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu từ dầu mỏ sẽ sinh ra khí CO¿, HO, Na Nhung do

các động cơ đốt trong chưa được hoàn hảo, khí thải sẽ có chứa hydrocacbon, CO, hợp chấtchứa N là NOx, COz và hơi nước Khí CO sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính, còn CO, NOx làchất gây hại cho con người

NOx có thé kết hợp với các hợp chất hữu cơ trong không khí tao ra aldehyde, PANgây sương mù quang hóa Đồng thời đây cũng là chat tao ra mưa axit

CO ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm giảm khả năng hấp thụ oxy ở hồng cầu,

góp phần vào tạo khí Oa

s* Khí thiên nhiên: Có nguồn gốc từ dầu mỏ Khi khai thác dau mỏ, khí thường đượcđốt trực tiếp ngay trên giàn khoan, thải ra khí COa, có thé gây ra hiệu ứng nhà kính Các

sự cố rò rỉ đường ống dẫn cũng có thé gây ra những hậu quả nghiêm trọng

s* Nang lượng hạt nhân: Năng lượng hạt nhân là năng lượng hữu ích từ hạt nhân

nguyên tử thu được nhờ các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát Có ba loại phản ứng hạt

nhân: phản ứng phân hạch, phan ứng tông hợp và phân rã phóng xạ Trong đó phản ứngphân hạch được ứng dụng chủ yếu vì tính hiệu quả của nó

Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân tạo ra chất thải phóng xạ gây nguy hiểm lớn đến môi

trường và con người.

33

Trang 38

@ Nuclear

19.3%

@ Coal 3.7%

a Natural gas 18.7% @ Petrolewn

3.0%

Hình 2.5 Cấu tạo năng lượng hạt nhân

s* Mia axif: hiện tượng ô nhiễm không khí mà khi đó trong không khí, hàm lượng

cacbon, nitơ rất cao; phản ứng hóa học xảy ra tạo thành axit sunfuric, axit nitric Khi trờimưa, H2SO4 và HNO2 sẽ hoa tan với nước mưa và làm độ pH trong nước mưa bị giảm Khi

độ pH bị giảm xuống dưới 5.6 thì sẽ tạo nên mưa axIt

+ Nguyên nhân: do các chat thải từ nhà máy sinh ra

+ Tác hại: Mưa axit tác động không nhỏ đến sức khỏe con người: mắc các bệnh về

đường hô hấp như ho gà, hen suyễn; hoặc các bệnh khác như nhức đầu, đau họng,

đau mắt; tác động đến cây trồng, suy thoái đất, thủy vực chết

*

s* Sự suy giảm tang ozon: hiện tượng giảm lượng ozon trong tang bình lưu Tầng ozon

hap thụ tia cực tím từ mặt trời, suy giảm tang ozon sé làm tăng cường độ tia cực tím ở tráiđất

- Nguyên nhân: do việc thay đổi khoảng cách của mặt trời, gió và tầng bình lưu (hoạt

động tự nhiên); do sự giải phóng quá mức clo và brom từ các hợp chất nhân tạo như CFC,

34

Trang 39

halon, CH3CCl3 (Methyl chloroform), CCl4 (Carbon tetrachloride), HCFC (hydro

-chlorofluorocarbons), hydro — bromofluorocarbons va methyl bromide (hoạt động nhân

tao).

- Tác hại: Gay hai cho sức khỏe con người như các bệnh về viêm da, lở loét, các bệnh

về mắt; tác động đến cây trồng, ảnh hưởng hệ sinh thái biến, tác động đến chu trình sinhhoa,

7

s* Biến đổi khí hậu: Biến đôi khí hậu trái dat là sự thay đôi của hệ thống khí hậu gồm:

Khí quyền, thuỷ quyền, sinh quyền, thạch quyền hiện tại và trong tương lai, bởi các nguyênnhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định

+ Nguyên nhân: do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, cáchoạt động khai thác quá mức các bé hấp thu và bề chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng,các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác

+ Tác hại: Biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến khí hậu của toàn cầu, gây ra

nhiều thảm họa: cháy rừng, băng cực tan, nóng lên toàn cầu gây ảnh hưởng đến hệ sinh

thái tự nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người

2.1.2.3 Phân loại năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo

>

* * Năng lượng hóa thạch:

Năng lượng hóa thạch là một nguồn năng lượng quan trọng Nhiên liệu hóa thạch có baloại chính: đầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA)ước tính năm 2006 nhiên liệu hóa thạch được sử dụng nhiều nhất là dầu mỏ (36,8%), than(26,6%), khí thiên nhiên (22,9%), chiếm 86% nhiên liệu nguyên thủy sản xuất trên thế giới

35

Trang 40

“+ Năng lượng tái tao

Năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng tái sinh, là những nguồn năng lượng vô

hạn, liên tục, có khả năng tái sinh Năng lượng tái tạo chủ yêu bao gồm:

+ Năng lượng mặt trời + Năng lượng gió

+ Năng lượng địa nhiệt + Năng lượng sinh khối

+ Năng lượng nước + Năng lượng sinh học

2.1.2.4 Vai trò cua năng lượng tái tạo

e Theo ước tính, các nguồn tài nguyên khoáng sản sẽ cạn kiệt trong khoảng 80-100

năm nữa, và năng lượng tái tạo chính là nguồn năng lượng thay thế hợp lí

e Năng lượng tái tao không gây ô nhiễm môi trường, giúp làm giảm lượng khí COa

thải ra môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính.

e_ Tiết kiệm ngân sách khắc phục thiệt hai do ô nhiễm môi trường gây nên, mang lại

nhiều lợi ích sinh thái

e Phát triển kinh tế bền vững, dem lại nhiều nguồn công việc cho người lao động Một

nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) công bố ngày11/05/2014 cũng cho thấy trên toàn cầu các ngành năng lượng mới tạo ra khoảng 6,5triệu việc làm trong năm 2013.

e Đây là nguồn năng lượng có thé sử dụng lâu dài vì chúng không bao giờ cạn kiệt

e Giúp các quốc gia tự chủ về nguồn năng lượng, không tạo ra khủng hoảng năng

lượng, giảm mức sản xuất phóng xạ và sự lan rộng của vũ khí nguyên tử, tránh xungđột gây ra chiến tranh

2.1.2.5 Mội số công nghệ cơ bản dé thu được năng lượng tdi tao

Với tinh hình hiện tại, các quốc gia quyết định phát triển một hệ thống năng lượng da

dạng, ít phụ thuộc vào than đá, với việc tăng tỷ lệ năng lượng được sản xuất bởi năng lượngtái tạo.

s* Năng lượng mặt trời: là nguôn năng lượng sinh ra từ các tia bức xạ điện từ mà mặt

trời chiêu xuông trái đât.

Dé thu được năng lượng mặt trời, có thé sử dung các công nghệ sau:

36

Ngày đăng: 04/02/2025, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Chương trình tổng thể, Hà Nội Khác
[2] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2019), Lí luận day học hiện đại Cơ sở đổi mới mụctiêu, nội dung và phương pháp day học, NXB Đại học sư phạm Khác
[3] Dinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tập huấn Khác
[4] Minh Tuệ (2015), Hoat động trải nghiệm sáng tạo, Bản tin Dai hoc Quốc gia Hà Nội (giáo dục), số 259, tr 37-39 Khác
[5] Nguyễn Thị Mến (2016), Luận văn thạc sĩ “phát triển năng lực giải quyết vấn dé và sáng tạo cho học sinh trong day học phan dan xuất Hidrocacbon lớp 1] (cơ bản) ở trườngTHPT, Hà Nội Khác
[6] Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tường Duy Hải, Dao Thị Ngọc Minh Khác
[7] Nguyễn Hoang Anh (2018), Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8, tr 207-213 Khác
[8] Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2010) Một số van dé chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục Trung học phothông, Bộ giáo dục va dao tạo Khác
[9] Nguyễn Lộc - Nguyễn Thị Lan Phương (2016). Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết van dé, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 216 Khác
[10] Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uan (1988) Tâm li học dai cương, NXB Giáo duc [11] Viện ngôn ngữ hoc (2010) Tir điển tiếng Việt, NXB từ điển Bach khoa Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w