1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn Địa Điểm du lịch của sinh viên Đại học thương mại

81 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Địa Điểm Du Lịch Của Sinh Viên Đại Học Thương Mại
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn Lê Thị Thu
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 4,36 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Khoa quản lý kinh tế      BÀI THẢO LUẬN Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CỦA SINH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa quản lý kinh tế

 

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần1)

Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Giảng viên: Lê Thị Thu

Lớp HP: 231_SCRE011_35

Tên nhóm tổ chức: Nhóm 6

I Thời gian và địa điểm

1 Địa điểm: Tại

II. Thời gian: Số thành viên tham gia: 11/11

II Nội dung thảo luận

IV Đánh giá chung kết quả cuộc họp:

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúcBIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần2)

Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Giảng viên: Lê Thị Thu

II.Số thành viên tham gia cuộc họp :

III.Nội dung về buổi thảo luận :

1 Phân chia tiếp các nội dung thảo luận, cùng tìm hiểu và thống nhất ý kiến,

nội dung của bài

IV.Đánh giá chung kết quả cuộc họp:

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Trang 4

Mục lục

Trang 5

mở đầu

Sống trong thời đại 4.0 hôm nay, chất lượng cuộc sống của con người ngày được cảithiện đáng kể, chúng ta không những có nhu cầu đầy đủ về đời sống vật chất mà nhu cầuđời sống tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch cũng dần trở nên thiết yếu và là nhuchính đáng của mỗi người Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng, đượcchú trọng đầu tư mạnh mẽ theo xu hướng phát triển văn minh của xã hội Ngành dulịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nóthì không thể phủ nhận Du lịch là một ngành “công nghiệp không có ống khói”, manglại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế nước ta, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạnlao động, góp phần truyền bá hình ảnh, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc và conngười Việt Nam ra toàn thế giới Nhận thức được vai trò và trách nhiệm lớn lao này,Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tếmũi nhọn Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìnđầy đủ, chính xác về du lịch Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn

Nó giúp du lịch Việt Nam phát huy tiềm lực hiện có, gặt hái những thành tựu mới bêncạnh đó khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng vớitiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch trong khu vực và trên thếgiới Vấn đề thảo luận của nhóm em liên quan đến du lịch là đề cập đến những yếu tốtác động tới việc lựa chọn địa điểm đi du lịch của môt nhóm đối tượng đặc thù và gầngũi là thế hệ sinh viên đang trong quá trình học tập và nghiên cứu… Để đạt được kếtquả ngày hôm nay là nhờ sự cố gắng nỗ lực hết mình của tập thể nhóm 6 (K59F1 vàK59F2) khoa Quản lý Kinh tế Và hơn cả chúng em xin cảm ơn GVBM cô Lê Thị Thumột giảng viên vô cùng dễ mến, cô đã dồn tâm huyết, nhiệt tình chỉ dẫn, giảng dạy vàtruyền đạt lại cho chúng em những kiến thức, phương pháp quan trọng, thiết thực và vôcùng quý báu, bên cạnh đó là những bài giảng trên lớp thú vị, bổ ích Song, do hạn chế

về mặt kiến thức cũng như thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót,lệch lạc về mặt nội dung, phương pháp trong bài nghiên cứu vậy nên chúng emchân thành đón nhận sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo

Xin chân thành cảm ơn !!!

Trang 6

Phần 1/ Chương 1: Đặt Vấn Đề/ Mở Đầu

I.Tính cấp thiết của đề tài; Tuyên bố đề tài nghiên cứu

Trong thời buổi hiện nay, khi du lịch không chỉ trở thành hiện tượng phổ biến

mà còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như mang lại nguồn thu về tài chínhđáng kể cho nhiều quốc gia, và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Theo số liệu thống

kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch tăngcao do số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế liên tục tăng trong mùa cao điểm.Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7/2023 ước đạt hơn 1 triệu lượt người, tăng6,5% so với tháng trước và gấp 2,9 lần cùng kỳ năm trước; tính chung 7 tháng năm

2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 6,6 triệu lượt người, gấp 6,9 lần Nhưvậy, chỉ sau 7 tháng, ngành du lịch Việt Nam đã đạt 83% kế hoạch cả năm về đónkhách quốc tế, nhiều khả năng sẽ sớm hoàn thành mục tiêu và còn nhiều dư địa đểtiếp tục tăng trưởng khi bước vào mùa cao điểm du lịch quốc tế cuối năm

Khách nội địa tháng 7/2023 ước đạt 12,5 triệu lượt, trong đó có 8,3 triệu lượtkhách có lưu trú Tổng số khách nội địa trong 7 tháng năm nay ước đạt 76,5 triệu lượtngười; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng Năm 2023, du lịch ViệtNam đề ra mục tiêu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượtkhách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịchkhoảng 650 nghìn tỷ đồng Đến thời điểm này có thể nói kỳ vọng về lượng khách cóthể đạt được Tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam cũng đang đối diện với nhiều tháchthức khi nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga – Ukraine, dẫn đếnkhách du lịch hầu hết thắt chặt chi tiêu Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có nhiều sảnphẩm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đang chuyển đổi, đang phát triển nên chất lượngcòn hạn chế, chủ yếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện đang có mà chưa chú trọngđáp ứng sản phẩm, dịch vụ mà du khách cần Sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch

vụ du lịch còn hạn chế; mức chi tiêu của khách du lịch hằng năm tăng chậm, phầnlớn chi tiêu là dành cho các dịch vụ như ăn uống, đi lại, lưu trú Một trong những chỉđạo của Chính phủ trong thời gian tới là “Phát triển du lịch Việt Nam phải đặt trongtổng thể phát triển du lịch của thế giới và khu vực, có tính liên kết cao, bổ trợ lẫnnhau, đồng thời chủ động trước những tình huống đột xuất, bất ngờ Phát triển du lịchtrong giai đoạn mới phải chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, theo chuẩn mựcquốc tế nhưng cũng đa dạng, độc đáo, riêng có; kiên định mục tiêu nhưng phải hếtsức linh hoạt, thích ứng, đổi mới, sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổisố” Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế như đã nêu trên, du lịch còn tạo ra nhiềucông ăn việc làm, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ nói chung, phát triển cơ sở

Trang 7

hạ tầng và còn là phương tiện hữu ích để thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hoá, hộinhập giữa bản sắc văn hóa trên phương diện quốc tế; từ đó tạo ra những giá trị vôhình nhưng mang tính bền chặt Trong khi đó,ngoài những lợi ích mà du lịch hiệnnay đang có thì tính cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng trở nên gay gắt hơn và

du khách ngày càng có nhiều quyền được lựa các chọn điểm du lịch hay sản phẩm,dịch vụ mà họ mong muốn Vì thế, các cơ sở quản lý khu du lịch và điểm đến nên đề

ra những chính sách phù hợp trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu, mong muốn chung hiệnnay đển nắm bắt được hành vi của du khách dựa vào đánh giá của họ về một điểmđến du lịch nhất định Có thể nói, quyết định lựa chọn điểm đến du lịch là một trongnhững vấn đề mang tính cốt lõi và quan trọng nhất trong hành vi tiêu dùng du lịch.Đối với một thị đất nước có thị trường du lịch đang diễn ra sôi nổi như Việt Nam, sựcần thiết của việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểmđến là điều kiện tiên quyết vì nó cung cấp một cái nhìn rõ ràng, tổng quan hơn vềnhững gì khách du lịch đang tìm kiếm đối với các điểm đến ở nước ta Các kiến thức

về hành vi quyết định lựa chọn điểm đến rất thiết thực đối với các nhà tiếp thị du lịchtrong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, du lịch xanh qua đó gópphần xây dựng các chính sách và kế hoạch marketing đạt hiệu quả, từ đó nâng caohình ảnh điểm đến của du lịch Việt Nam nhằm thu hút nguồn khách du lịch đặc biệt

là khách du lịch trẻ Giới trẻ hiện nay đang ngày càng có những nhận thức tích cực vềhoạt động đi du lịch Đối với họ, du lịch không còn chỉ để trải nghiệm, thư giãn màcòn là cơ hội để học hỏi, khám phá thậm chí còn để chinh phục nhiều điều mới mẻ và

bí ẩn của thế giới xung quanh Do vậy, việc ra quyết định lựa chọn một điểm đến dulịch phù hợp cũng được đối tượng khách du lịch này cân nhắc rất kỹ lưỡng Xuất phát

từ những lý thuyết và vấn đề mang tính phổ cập trên, nhóm em đã bàn luận và quyết

định nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên trường Đại học Thương Mại ” Qua bài nghiên

cứu này, nhóm nghiên cứu mong muốn có thể góp sức phát hiện ra những yếu tố tácđộng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của đối tượng được nghiên cứu làsinh viên trường Đại học Thương Mại Từ đó, đề xuất ra những sáng kiến cũng nhưđịnh hướng mới cho các nhà tiếp thị du lịch trong việc xây dựng và áp dụng cácchiến dịch quảng bá điểm đến cho đối tượng khách du lịch là thế hệ sinh viên Cáckiến thức về hành vi quyết định lựa chọn điểm đến rất thiết thực đối với các nhà tiếpthị du lịch trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, xây dựng cácchính sách và kế hoạch Marketing đạt hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị hình ảnhđiểm đến của du lịch Việt Nam nhằm thu hút nguồn khách du lịch đặc biệt là khách

du lịch trẻ

Trang 8

II.Tổng quan nghiên cứu:

 Nghiên cứu về đề tài các yếu tố tác động đến quyết định lựa

chọn địa điểm du lịch đã được nghiên cứu từ nhiều nơi cả trong nước và nước ngoài :

 Điển hình như các nghiên cứu sau :

2020 Nghiên cứu này là một

vấn đề quan trọng, có ý nghĩađối với các ban quản lý du lịch

và các doanh nghiệp hoạtdộng trong lĩnh vực du lịch.Kết quả nghiên cứu chỉ ra, dukhách Hàn Quốc lựa chọnMiền Trung ( Việt Nam) đi dulịch được thúc đẩy bởi nhiềunhân tố thuộc về động cơ đẩy

và động cơ kéo Tác giả đãquyết định đưa vào mô hìnhphân tích hồi quy gồm 10 biếnđộc lập như sau:

 H1: Kiến thức và khám phá

 H2: Giải trí và thư giãn

 H3: Văn hóa và tôn giáo

 H4: Gia đình và bạn bè

 H5: Tự hào về chuyến đi

Trang 9

có trị số hồi quy mang dấu

âm, trong khi đó kết quả phân tích hệ số tương quan lại mang dấu dương Do vậy,trường hợp này biến độc lập này sẽ bị loại bỏ (Falk và Miller, 1992) Do đó, ta có thể nói rằng chỉ một số thànhphần trong các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến sự sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc.Giá trị hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập trong

mô hình có giá trị báo cáo lần lượt là: Đặc trưng của điểm đến (H8) 0.537; Giải trí

và thư giãn (H2) 0.311; Vấn

đề tài chính (H9) 0.183

Mô hình trên giải thích được70.0% sự thay đổi của biến Sự

Trang 10

lựa chọn điểm đến là do cácbiến độc lập từ mô hình tạo ra,còn lại 30.0% biến thiên đượcgiải thích bởi các yếu tố khácnằm ngoài mô hình.

Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn hóa (StandardizedCoefficients Beta) cho ta biếttầm quan trọng của từng biếnđộc lập đối với biến phụthuộc Cụ thể hơn, giá trị hồiquy chuẩn hóa của đặc trưngcủa điểm đến ảnh hưởng53.7% đến quyết định lựachọn điểm đến của khách dulịch; giải trí và thư giãn ảnhhưởng 31.1% đến quyết địnhlựa chọn điểm đến của khách

du lịch; Vấn đề chi phíchuyến đi ảnh hưởng 18.3%đến quyết định lựa chọn điểmđến của khách du lịch Cácbiến khác còn lại trong môhình có mức độ tác động thấphoặc không có ảnh hưởng đếnQuyết định lựa chọn điểm đếncủa khách du lịch

Kết quả kiểm định mô hình vàgiả thuyết nghiên cứu chothấy, các nhân tổ ảnh hưởngđược đề xuất trong mô hìnhgiải thích được 70% sự lựachọn điểm đến Miền Trungcủa du khách Hàn Quốc.Trong đó, Đặc trưng của điểmđến ảnh hưởng lớn nhất, tiếpđến lần lượt là Giải trí và thưgiãn, chi phí của chuyến đi.Các nhân tố còn lại trong mô

Trang 11

hình có mức độ ảnh hưởngthấp hoặc không có ảnh hưởngđến Quyết định lựa chọn điểmđến Miền Trung, Việt Namcủa khách du lịch Hàn Quốc.

Từ kết quả này là cơ sở khoahọc để đề xuất các giải pháp

và khuyến nghị nhằm nângcao khả năng thu hút khách dulịch Hàn Quốc tới các địađiểm du lịch Việt Nam

2015 Với đề tài này thang đo lý

thuyết ban đầu của đề tài nghiên cứu được xây dựng dựa trên các thang đo của những nghiên cứu đi trước Sau đó, dựa vào kết quả của phỏng vấn sâu để hiệu chỉnh thang đo, từ đó xây dựng thang đo chính thức cho đề tài như sau:

 H1: Kinh nghiệm điểm dến

Trang 12

phương pháp mẫu tiện nghi, phi xác suất Dữ liệu sau khi làm sạch, sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 Sau khiphân tích dữ liệu :

Thống kê dữ liệu theo các thang đo thuộc yếu tố bên trong:

- Động cơ đi du lịch: được khách du lịch Tây Âu – Bắc

Mỹ đánh giá ở mức trung bình

từ 3.19 đến 3.92

- Thái độ: với giá trị trung bình từ 2.73 đến 3.2, cho thấy thái độ của khách du lịch đối với Hội An chưa thực sự tốt

- Kinh nghiệm điểm đến: đượckhách du lịch Tây Âu – Bắc

Mỹ đánh giá ở mức độ chưa đồng tình với giá trị trung bình từ 2.78 đến 2.97 Thống

kê dữ liệu theo các thang đo thuộc yếu tố bên ngoài

- Hình ảnh điểm đến: được khách du lịch đánh giá mức độquan trọng với giá trị trung bình khá từ 3.2 đến 3.63

- Nhóm tham khảo: các biến

đo lường nhóm tham khảo

Trang 13

được đánh giá về mức độ ảnh hưởng với giá trị trung bình không cao từ 2.93 đến 3.08.

- Giá tour du lịch: khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ chưa đồng tình với mức giá tour du lịch Hội An, giá trị trung bình

mà du khách đánh giá đối với giá tour du lịch chỉ từ 2.87 đến3.26

- Truyền thông: khách du lịch đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến đo lường truyền thông không cao, giá trị trung bình của các biến này chỉ từ 2.96 đến 3.13

- Đặc điểm chuyến đi: sự ảnh hưởng của các biến đo lường đặc điểm chuyến đi được đánhgiá ở mức trung bình, với giá trị trung bình từ 2.93 đến 3.21 Thống kê dữ liệu theo thang

đo quyết định lựa chọn điểm đến:

Thang đo quyết định lựa chọn điểm đến được đánh giá ở mức độ đồng ý không cao với giá trị trung bình từ khoảng 2.87 đến 3.31

Trang 14

có những hiểu biết sâu hơn về những thị hiếu, xu hướng và hành vi quyết định lựa chọn điểm đến của đối tượng khách hàng trẻ tiềm năng này Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý du lịch có thể nhìn nhận được những điểm mạnh

và điểm yếu về các sản phẩm, hoạt động du lịch của điểm đến trong việc thu hút nguồn khách Cụ thể trong bài nghiêncứu này, nhóm nghiên cứu đã

đề xuất mô hình nghiên cứu

dự kiến như hình với các biến phụ thuộc như sau:

 H1: Động cơ du lịch

 H2: Cảm nhận về điểm đến ( Atitude)

 H3: Nhóm tham khảo

 H4: Chi phí chuyến đi H5: Truyền thông

Trang 15

 H6: Đặc điểm điểm đến

 H7: Đặc điểm chuyến điTrong mô hình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã đề xuất

33 biến quan sát trong 7 biến độc lập với kích thước mẫu (n=300) Dữ liệu sau khi làm sạch sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Kết quả kiểm định các giả thuyếtYếu tố “Cảm nhận về điểm đến” Theo kết quả phân tích hồi quy ta thu được (β1 = 0,220, sig = 0,003)

Đặc điểm chuyến đi có ảnh hưởng tích cực đến quyết địnhlựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên Kinh tế Quốc dân

Từ kết quả phân tích hồi quy

ta thu được (β2 = 0,281, sig

=0,000) trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “đặc điểm chuyến đi” tăng lên thì mức độ ảnh hưởngđến quyết định lựa chọn điểm

Trang 16

đến du lịch của sinh viên NEUcàng lớn.

“Động cơ du lịch” Qua kết quả phân tích hồi quy, nhóm

“động cơ du lịch” là yếu tố có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên NEU (β3 = 0,158, sig = 0,007)

“Các chương trình hỗ trợ về giá và hoạt động thu hút du lịch

Theo kết quả phân tích hồi quy, nhóm nhân tố “Các chương trình hỗ trợ về giá và hoạt động thu hút du lịch” là yếu tố có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên NEU(β4 = 0,191, sig = 0,004 Yếu tố “Tham khảo” có ảnh hưởng tích cực đến quyết địnhlựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên NEU Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra, dù có

hệ số (β5 = 0,098, nhưng sig =0,117) Ta có thể bác bỏ ý kiến rằng các yếu tố “tham

Trang 17

khảo” có tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên NEU Kết quả cuối cùng của phân tích EFA là rút trích được 5 yếu tố độc lập (động cơ, cảm nhận về điểm đến, đặc điểm của điểm đến, nhóm tham khảo, chi phi du lịch, truyền thông, đặc điểm chuyến đi) với 20 biến quan sát và thành phần quyết định lựa chọn điểm đến với 4 biến quan sát được giữ nguyên Tiếp tục, đưa các yếu tố vào phân tích hồi quy bội nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa 5 biến độc lập ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Tam Đảo của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy yếu tố đặc điểm điểm đến bị loại khỏi mô hình hồi quy với mức

ý nghĩa 5% Trên thực tế, yếu

tố này có tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên Tiếp theo, nhân tố truyền thông cũng bị loại khỏi mô hình Nguyên nhân là trên thực tế, đa số những khách được điều tra là những người đã có những vốn

Trang 18

hiểu biết nhất định về điểm đến du lịch được nhóm lựa chọn là Tam Đảo Đối với yếu

tố chi phí, các biến quan sát đãđược gộp lại với một số biến động cơ du lịch liên quan đến hoạt động thu hút du lịch Các vấn đề chi phí nhóm đề cập đến trong mô hình này chủ yếu là các chương trình khuyến mãi và chính sách kích cầu du khách, do vậy nó

có điểm chung với các hoạt động thu hút tại điểm đến như động lực thúc đấy khách du lịch Chính vì, nhân tố

“Chương trình hỗ trợ về giá hoạt động thu hút du lịch” đã được hình thành Kết quả phương trình hồi quy nghiên cứu cuối cùng còn lại 5 biến độc lập: (1) cảm nhận về điểmđến, (2) đặc điểm chuyến đi, (3) động cơ, (4) các chương trình hỗ trợ về giá vàhoạt động thu hút du lịch, (5) tham khảo có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Tam Đảo của sinh viên NEU Cường độ tác động của năm yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của

du khách lần lượt xếp theo thứ

tự nêu trên Mô hình giải thích

Trang 19

được 49,8% sự biến thiên của quyết định lựa chọn điểm đến như đề tài đã đề cập.

13/06/2023 Trong bài nghiên cứu này

tác giả đề xuất 6 yếu tố(biến độc lập) trong môhình nghiên cứu như sau:

 H1: Giá tour du lịch đến Phú Quốc((β = 0,581, t =16,373, p = 0,000)

 H2: Cơ sở hạ tầng của Phú Quốc (β =0,694, t= 27,070, p = 0,000)

 H3: Nguồn thông tin về Phú Quốc(β =0,581, t=16,373,p=16,373)

 H4: Nguồn thông tin về Phú Quốc(β =0,080, t= 2,253, p=0,025)

 H5: Hình ảnh của Phú Quốc(β= 0,694, t= 27,070, p= 0,000

 H6: Thái độ với Phú Quốc(β = 0,444, t = 12,952, p = 0,000)

Từ kết quả phân tích trong bài nghiên cứu 6 giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận

Kết quả nghiên cứu này có

Trang 20

những tương đồng được tìm thấy ở bài nghiên cứu của các tác giả Trong đó biến thông tin, động cơ và cơ sở hạ tầng

có tác động đến hình ảnh điểmđến, đến lượt nó cũng tiếp tục tác động đến thái độ đối với điểm đến, và cuối cùng là quyết định lựa chọn chịu ảnh hưởng của thái độ và giá cả đểlựa chọn Phú Quốc là điểm đến du lịch Kết quả trong bài này làm rõ được vai trò của cơ

sở hạ tầng đối với việc xây dựng hình ảnh điểm đến và thông qua điểm đến tác động gián tiếp đến thái độ và quyết định chọn điểm đến để du lịch

Kết quả cho thấy động cơ du lịch, cơ sở hạ tầng của Phú Quốc và nguồn thông tin về Phú Quốc đều có tác động dương đến hình ảnh của Phú Quốc Kết quả cũng chỉ ra giá tour du lịch đến Phú Quốc và thái độ đối với Phú Quốc đều

có tác động dương đến quyết định lựa chọn điểm đến Phú Quốc Đồng thời cũng cho thấy hình ảnh của Phú Quốc

Trang 21

có tác động cùng chiều đáng

kể đến thái độ đối Phú Quốc Các kết quả của nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước Dựa vào kết quả nghiêncứu xác định được mối quan tâm, các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn Phú Quốc

là điểm đến du lịch, cũng như các yếu tố tác động đến hình ảnh của Phú Quốc, từ đó có những định hướng để quảng

Nguyễn Thị Thu

Hà Trần Thị Thùy Linh

Nguyễn Thị Thu Uyên

2020 Các yếu tố ảnh hưởng quyết

định điểm đến gồm định tính

và định lượng, là căn cứ đề xuất giải pháp và khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước, nhàquản lý và doanh nghiệp Nhóm các yếu tố định lượng : Động cơ bên trong, cảm nhận

về điểm đến, thái độ, nhóm tham khảo, chi phí du lịch, thời điểm đi du lịch

Trang 22

Nhóm các yếu tố định tính gồm: Độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập yếu tố thu nhập 

và độ tuổi ảnh hưởng nhất định tới quyết định chọn điểm đến

- Hạn chế mẫu nghiên cứu baogồm phương pháp lấy mẫu, kích cỡ mẫu còn nhỏ, quy mô phạm vi thu thập để nghiên cứu còn hẹp Giải pháp chỉ áp dụng cho du khách quốc tế đốivới điểm đến Hà Nội hoặc địa phương có hình thức du lịch văn hóa - lịch sử Hành vi du khách thay đổi theo thời gian, không gian và hoàn cảnh Nghiên cứu chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể

và với đối tượng được phỏng vấn Mô hình chỉ giải thích được một phần yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn điểm đến

Từ 10/2015-

Các yếu tố ảnh hưởng quyếtđịnh điểm đến gồm định tính

Trang 23

xuất giải pháp và khuyến nghịđối với cơ quan nhà nước, nhàquản lý và doanh nghiệp.Nhóm yếu tố định lượng gồmđộng cơ bên trong, cảm nhận

về điểm đến, thái độ, nhómtham khảo, chi phí du lịch,thời điểm đi du lịch Nhómyếu tố định tính gồm độ tuổi,nghề nghiệp và thu nhập;trong đó thu nhập và độ tuổiảnh hưởng nhất định tới quyếtđịnh chọn điểm đến

- Hạn chế mẫu nghiên cứu baogồm phương pháp lấy mẫu,kích cỡ mẫu còn nhỏ, quy môphạm vi thu thập để nghiêncứu còn hẹp Giải pháp chỉ ápdụng cho du khách quốc tế đốivới điểm đến Hà Nội hoặc địaphương có hình thức du lịchvăn hóa - lịch sử Hành vi dukhách thay đổi theo thời gian,không gian và hoàn cảnh.Nghiên cứu chỉ áp dụng trongmột khoảng thời gian cụ thể

và với đối tượng được phỏngvấn Mô hình chỉ giải thíchđược một phần yếu tố ảnhhưởng quyết định chọn điểmđến

Trang 24

sĩ Geoffrey Manyara Trường Khách sạn và Du lịch Đại học Kenyatta, Kenya,tiến sĩ Sarah Elia Volosin (2014)

12/2015 Bài nghiên cứu này nhằm mục

đích bàn luận về các yếu tố tác động tới ý định du lịch của sinh viên nước ngoài ở Malaysia từ quan điểm động lực đẩy-kéo Cụthể hơn trong bài nghiên cứu nàytác giả đã đề xuất các yếu tố dựa trên những nghiên cứu trước đó:H1 Sự tự đồng nhất (self-congruity)

H2: Thái độ (attitude) H3:Hình ảnh điểm (Destination image)

H4: Chất lượng nhận thức (Perceived Quality) H5: Truyền miệng điện (e-WOM)

Có 228 người trong số 500 người được hỏi chiếm (45,6%) ở

độ tuổi 18-21được coi phần lớn

số người được hỏi; trong khi ít nhất là 11 người chiếm (2,2%) ở

độ tuổi 31-35 tuổi Hơn nữa, 125người được hỏi chiếm (25%) thích đi du lịch chiếm ưu thế ở

độ tuổi 18-21 trong khi đó chiếmphần nhỏ ở độ tuổi 31-35 là 2 người được hỏi (0,4%) là cả chính thức và du lịch bụi.Giá trị quan trọng để dự đoán từng biến dưới 0,05 có thể được giải thích rằng có mối liên hệ tích cực giữa ý định du lịch và các biến độc lập Tuy nhiên, yếu

tố trong mô hình đã bị bác bỏ là hình ảnh điểm đến và chất lượngcảm nhận với giá trị ý nghĩa lớn hơn 0,05, dẫn tới có mối quan hệtiêu cực với ý định du lịch Các biến số khác như động lực đẩy (tự đồng dạng, thái độ) và e-WOM dưới 0,05 có thể được đó

Trang 25

là yếu tố có mối quan hệ tích cực với ý định du lịch.Sau khi thêm e-WOM, dựa trên giá trị beta, nó có giá trị cao nhất(0,297) yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới ý định du lịch Hơn nữa trong nghiên cứu thái ,

độnhư một động lực thúc đẩy cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa cao nhất của ý định du lịch giữa các sinh viên nước ngoài tại Malaysia

Phương tiện truyền thông xã hội

có thể trực tiếp kích thích hành

vi du lịch của sinh viên nước ngoài Do đó, e-WOM thể hiện tác động mạnh mẽ đến ý định dulịch của sinh viên nước ngoài tại Malaysia

Md Shah Azam (Tác giả tương ứng)Khoa Marketing, Đại học RajshahiRajshahi 6105, BangladeshTarun Kanti Bose

Kỷ luật Quản trị Kinhdoanh, Đại học Khulna, Bangladesh

dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với quy mô của mẫu là n=150 Qua các lần tinh chế các yếu tố, tác giả nghiên cứu giữ lại 9 yếu tố dể tạo nên mô hình nghiên cứu :

 H1: Nhận thức của du lịch về chất lượng dịch

vụ

 H2: Nhận thức của khách du lịch về vẻ đẹp

tự nhiên của điểm đến

du lịch

 H3: Nhận thức của khách du lịch về điểm đến du lịch

 H4: Nhận thức của khách du lịch về sự thuận tiện của cơ sở lưutrú của địa điểm du lịch

Trang 26

 H5: Nhận thức của khách du lịch về cuộc phiêu lưu của địa điểm

du lịch

 H6: Nhận thức của khách du lịch về an ninh của điểm đến du lịch

 H7: Nhận thức của khách du lịch về giao thông hiệu quả và hiệu quả trong việc đến điểmđến du

 H8: Nhận thức của khách du lịch về thực phẩm an toàn và chất lượng của điểm đến du lịch

 H9: Nhận thức của khách du lịch về cơ sở mua sắm tại điểm đến

du lịch

Khi thu được kết quả phân tích thông kê của bài nghiên cứu thể hiện được:

Chất lượng, điểm đến được biết đến, an ninh, thực phẩm

an toàn và chất lượng và cơ sởmua sắm dưới 0.70 Tất cả các yếu tố đều trên 0,60, ngoạitrừ cơ sở mua sắm là điểm thấp nhất rất gần 0,60, do đó,

có thể chấp nhận được để phân tích thêm Chất lượng dịch vụ, tự nhiên cơ sở làm đẹp, an ninh và mua sắm có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích ý định chọn điểm đến dulịch ở Bangladesh Chất lượngdịch vụ, tự nhiên Cơ sở làm

Trang 27

đẹp, an ninh và mua sắm có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích ý định chọn điểm đến dulịch ở Bangladesh Kết quả mang lại một giải pháp 9 yếu

tố với các giá trị eigen lớn hơn1.0 (như thể hiện trong Phân tích yếu tố tiếp tục tiết lộ rằng tất cả các mặt hàng được giữ lại trong 9 yếu tố đó được dự đoán cho nghiên cứu giải thíchtích lũy 66,79% tổng phương sai

Khoảng trống nghiên cứu:

Thông qua các bài nghiên cứu trên dựa trên các yếu tố mà các tác giả trước đây đã đưa ra trong các mô hình nghiên cứu riêng của minh

Trong đó có nhiều yếu tố đã được đưa ra để phân tích sự ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn địa điểm du lịch Hơn hết, chúng tôi xin phân loại các yếu tố ( biến độc lập) trên thành các nhóm sau :

Các nhân tố đã được nhắc lại nhiều lần như (Chi phí , truyền thông, hình ảnh, thái độ , thông tin , nhóm tham khảo, thu nhập, độ tuổi, chất lượng dịch vụ)Nhân tố ít được nhắc đến hoặc còn chưa thống nhất trong các nghiên cứu: (An ninh, thời điểm, cơ sở mua sắm, an toàn về cư trú và vệ sinh an toàn thực phẩm, lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện, hình ảnh điểm đến, chất lượng cảm nhận)

Ngoài các yếu tố đã được kể trên gồm các nhân tố đã có tính phổ biến trong đa số các bài nghiên cứu có cùng đề tài và các nhân tố còn ít đề cập hay chưa thống nhất trong các bài nghiên cứu; nhóm đã bàn luận và xin đề xuất thêm một số nhân tố còn có tính mới lạ chưa xuất hiện trong các bài nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình nghiên cứu của nhóm 6 :

Các nhân tố được đề xuất đó là :

Trang 28

Thân thiện với môi trường

Xu hướng du lịch

Khám phá ( Tính hoang sơ, mới mẻ của đị điểm)

Tài nguyên thiên nhiên ( Tài nguyên sinh vật, hệ động- thưc vật ) Truyền miệng trên mạng (E -WOM)

III Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

V.Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi tổng quát:

o Những nhân tố nào có tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại ?

Câu hỏi cụ thể:

Trang 29

o Thân thiện với môi trường có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm

du lịch của sinh viên Đại học Thương mại không?

o Hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại không?

o Tính khám phá có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại không?

o Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại không?

o Xu hướng du lịch có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại không?

o Đánh giá của khách hàng ( chất lượng cảm nhận) có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại không?

o Truyền thông có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại không?

V Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

o Thân thiện với môi trường có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại

o Hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh vIên Đại học Thương Mại

o Tính khám phá có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại

o Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại

o Xu hướng du lịch có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương mại

o Đánh giá của khách hàng ( chất lượng cảm nhận )có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại

o Truyền thông có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại

Trang 30

Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại

VI Ý nghĩa của nghiên cứu (Mục đích nghiên cứu)

Chung:

Trang 31

- Mục đích chính yếu của nghiên cứu cơ bản (khác với nghiên cứu ứng dụng) là thu thập dữ kiện, phát kiến, diễn giải, hay nghiên cứu và phát triển những phương pháp và hệ thống vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tri thức nhân loại.

- Qua góc nhìn của nghiên cứu, các công ty du lịch có thể nắm bắt được tâm lý sinh viên để có thể đưa ra các giải pháp, phương án, dự án phù hợp và khởi dựng lên địa điểm du lịch như các khu du lịch sinh thái để thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của sinh viên

mà còn có thể giữ vững nguồn thu, tránh mất khách hàng, tạo sự gắn kết lâu dài

- Từ kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp sinh viên có 1 góc nhìn xem xét, cân nhắc cẩn thận, kĩ lưỡng hơn để lựa chọn được địa điểm du lịch phù hợp nhất Từ đó cũng ghi nhận lại những phản hồi của chuyến trải nghiệm lần trước để nâng cao thêm tính xác thực cũng như để đa dạng hóa cái nhìn trong sự lựa chọn tiêu chí của một địa điểm du lịch

VII Thiết kế nghiên cứu: Phạm vi thời gian, phạm vi không gian, phương pháp nghiên cứu

 Thiết kế nghiên cứu

Phạm vi thời gian,phạm vi không gian,phương pháp nghiên cứu

Trang 32

 Phạm vi thời gian: Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2023

 Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại trường Đại học Thương Mại

 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương Mại

Phần 2/ Chương 2: Cơ Sở Lý Luận (Khung Lý Thuyết)

2.1 Khung lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Lý thuyết hành vi tiêu dùng của Kotler

“ Tổng quan một số khái niệm điển hình về hành vi người tiêu dùng được sửdụng phổ biến: Theo Philip Kotler, “Hành vi của người tiêu dùng là việcnghiên cứu cách các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại

bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mongmuốn của họ” Còn David L.Loudon & Albert J Della Bitta, “Hành vi ngườitiêu dùng được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế củacác cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá vàdịch vụ”.” Tương tự, theo quan điểm của Leon G Schiffman & Leslie LazarKanuk, “Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùngbộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sửdụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch

Trang 33

Hình 2.1 Mô hình lý thuyết hành vi tiêu dùng

 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng trong du lịch

Định nghĩa về hành vi tiêu dùng trong du lịch Theo Hiệp hội MarketingHoa Kỳ, “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kíchthích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tươngtác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ” Nói cách khác, hành vi tiêu dùngbao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hànhđộng mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng Những yếu tố như ý kiến từnhững người tiêu dùng khác, chất lượng sản phẩm/dịch vụ của đơn vị cungứng, thái độ phục vụ của người bán hàng, quảng cáo, thông tin về giá cả… đều

có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng Nhưvậy có thể hiểu hành vi tiêu dùng là hoạt động của các thành phần conngườitham gia vào quá trình tiêu dùng mà trung tâm là hành vi của người tiêu dùngnhằm đạt đến kết quả cuối cùng là sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụnhằm thỏa mãn nhu cầu của họ Hành vi của người tiêu dùng tác động tương hỗ

và chịu ảnh hưởng bởi hành vi của các thành phần conngười khác tham gia vàohoạt động tiêu dùng như hành vi của tổ chức cungứng sản phẩm/dịch vụ, nhàtrung gian, người phục vụ Hành vi tiêu dùng cótính năng động và tương tác

vì nó chịu tác động bởi những yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác độngtrở lại đối với môi trường

Tiến trình ra quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch: Mô hình quá trình ra quyết định của khách du lịch -Mathieson và Wall’s (1982)

Theo Mathieson và Wall’s (1982), quá trình ra quyết định của khách du lịch

có năm giai đoạn:

- Nhu cầu cần thiết/ Mong muốn đi du lịch

- Thu thập thông tin và đánh giá

- Quyết định đi du lịch (lựa chọn giữa những sự thay thế)

- Chuẩn bị đi du lịch và những trải nghiệm du lịch

- Kết quả hài lòng về chuyến đi và đánh giá

Hai tác giả đã xác định rằng quá trình ra quyết định của khách

Trang 34

du lịch nói chung và quyết định đi du lịch nói riêng bị phụ thuộc bởi nhiềuyếu tố, đó là đặc điểm của khách du lịch, đặc điểm chuyến đi, đặc điểm vànhững tài nguyên của điểm đến du lịch.

Hình 2.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng du lịch của Mathieson & Wall (1982)

(Nguồn: Mathieson và Wall (1982), trích từ Alain Decrop

(2006), Vacation Decision Making)

2.2 Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

2.1.1 Các khái niệm

a, Khái niệm du lịch

Trang 35

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

b, Điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình

ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường

c, Khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đihọc, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách

du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước

ngoài Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau:

 Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ởViệt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam

 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch

 Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài

cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài

d, Điểm đến du lịch

Theo nhà nghiên cứu Rubies, 2001 thì điểm đến du lịch được định nghĩa là mộtkhu vực địa lý trong đó có chứa đựng một nhóm các nguồn lực về du lịch và các yếu tốthu hút, cơ sở hạ tầng, thiết bị, các nhà cung câng cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ khác

và các tổ chức quản lý mà họ tương tác và phối hợp các hoạt động để cung cấp cho dukhách các trải nghiệm mà họ mong đợi tại điểm đến mà họ lực nhọn

e, Khái niệm lựa chọn điểm đến du lịch

Theo Hwangetal (2006): “Lựa chọn điểm đến du lịch là một quá trình mà một khách dulịch tiềm năng lựa chọn một điểm đến từ một tập hợp các điểm đến nhằm mục đích thựchiện nhu cầu liên quan đến hoạt động đi du lịch của họ”

f, Khái niệm quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của khách

Trang 36

Um và Crompton (1990) cho rằng: “Quyết định lựa chọn điểm đến du lịch là giaiđoạn lựa chọn một điểm đến du lịch từ tập các điểm đến mà phù hợp với nhu cầu củakhách du lịch”.

Theo Hwang (2006): “Quyết định lựa chọn điểm đến du lịch là giai đoạn mà khách

du lịch đưa ra quyết định cuối cùng của mình về sự lựa chọn điểm đến, có nghĩa làkhách du lịch chọn một điểm đến nằm trong tập hợp những điểm đến thay thế có sŸn đãđược tìm hiểu ở các giai đoạn trước, và trở thành một người tiêu dùng thực sự trong lĩnhvực du lịch”

d, Các loại hình du lịch

 Du lịch thiên nhiên:

Những năm trở lại đây, du lịch thiên nhiên đã lấy lại được sức hút vốn có của

nó Loại hình này thu hút khách du lịch là những người có hứng thú với cảnhquan thiên nhiên, phong cảnh hữu tình hay đời sống thực vật hoang sơ

Không khí ngoài trời trong lành, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ sẽ là điểm cộngrất lớn cho các địa điểm du lịch Loại hình du lịch này rất được ưa chuộng bởi dukhách nước ngoài, những người lớn tuổi hoặc những người trẻ đam mê khám phá

 Du lịch văn hóa:

Với những người đam mê tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống hay phongtục tập quán thì đây chính là loại hình du lịch không thể lý tưởng hơn Đối tượngkhách du lịch của loại hình này hầu hết là những người muốn tìm đến vẻ đẹpnhuốm màu thời gian, những sản phẩm văn hóa đã ăn sâu vào tư tưởng, vào nếpsống của từng địa phương

 Du lịch xã hội:

Loại hình du lịch này hấp dẫn với những người thích giao lưu, tiếp xúc vớimọi người Sự năng động, hòa nhập với dân cư địa phương sẽ đem lại những trảinghiệm mới lạ mà không một loại hình du lịch nào có thể đem lại

 Du lịch giải trí:

Trang 37

Là loại hình phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn để phục hồi tinh thần, sứckhỏe hoặc lấy lại năng lượng cho chuỗi ngày học tập và làm việc mệt mỏi Đây làloại hình được yêu thích nhất bởi khách du lịch chỉ cần đơn thuần hưởng thụ kỳnghỉ một cách trọn vẹn bên những người yêu thương tại các địa điểm với bờ biểndài hay núi non hùng vĩ.

 Du lịch tôn giáo:

Điển hình của loại hình này chính là việc tổ chức các cuộc hành hương đến nhữngnơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày nay

 Du lịch thám hiểm:

Loại hình dành cho những nhà nghiên cứu, học giả, những nhà thám hiểm Đặcđiểm của loại hình này là khách du lịch hầu như không tiêu thụ bất cứ sản phẩm

du lịch nào, họ sử dụng tất cả đồ đạc của chính mình Do đó mà du lịch thámhiểm hầu như không đóng góp nhiều vào kinh tế

2.1.2 Các nhân tố phổ biến ảnh hưởng thường ảnh hưởng tới ý định đi du lịch

 Các điểm thu hút khách (attractions) là các điểm tham quan hay một di tích,khu vui chơi, giải trí đang thu hút khách du lịch cũng là một tiêu chí trong việclựa chọn địa điểm du lịch của du khách

 Trang thiết bị tiện nghi công và tư (Public and Private Amenities) như các tiệnnghi như đường sá, điện, nước và các dịch vụ trực tiếp như hệ thống cơ sở lưutrú, cơ sở ăn uống, trung tâm mua sắm, trung tâm thông tin, dịch vụ hướngdẫn…

 Khả năng tiếp cận (Accessibility) thể hiện ở tính dễ dàng và thuận tiện trong việc di chuyển tới điểm đến và di chuyển tại điểm đến hay các yêu cầu về thị thực, hải quan và các điều kiện xuất nhập cảnh khác

 Hình ảnh và nét đặc trưng của điểm đến (image và character) là nét đặc trưng cho điểm đến là một nhân tố rất quan trọng để thu hút khách đến với một điểmđến bất kỳ, nó nhấn mạnh ở các khía cạnh như: tính đặc trưng, phong cảnh, văn hóa, môi trường, mức độ an toàn, mức độ tiện nghi, tính thân thiện của người dân địa phương hoặc là sự kết hợp của các nhân tố này

Trang 38

 Giá (Price) là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến mức độ cạnh tranh của điểm đến cũng như quyết định lựa chọn điểm đến của khách dulịch, giá gồm tất cả các chi phí đối với khách du lịch, bắt đầu từ chi phí để di chuyển tới điểm đến, chi phí sử dụng sản phẩm/dịch vụ tại điểm đến và cuối cùng là rời khỏi điểm đến

2.2 Cơ sở lý thuyết (để giải thích mô hình nhóm lựa chọn)

Du lịch là một ngành đang phát triển trên toàn thế giới và việc lựa chọn địa điểm du lịch là yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển của ngày Đặc biệt, sinh viên làmột phần quan trọng và sự lựa chọn của các sinh viện có thể bị ảnh hưởng nhiều

tố khác nhau Căn cứ vào lý thuyết và các nghiên cứu trước đó của các nhà nghiêncứu nhóm đã nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hướng đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên trường Đại Học Thương Mại gồm hai nhân tố chính tácđộng đến cách chọn địa điểm du lịch :

 Nhân tố trong ( về sở thích, giải trí và khám phá)

 Nhân tố bên ngoài (tài chính, thời gian, hình ảnh địa điểm, truyền thông và quảng cáo, môi trường du lịch)

 Nhân tố bên trong là nhân tố cá nhân trong đó sở thích đóng vai trò quan trọng quyết định đến yếu tố chọn lựa địa điểm du lịch của các sinh viên đại học Sở thích là từ chỉ sự ham muốn, hứng thú với một thứ gì đó nó mang lại niềm vui , sự phấn khích thư giãn cho con người Vì thế các điểm tham quan du lịch và hoạt động vui chơi của điểm đến phải phù hợp với nhu cầu của sinh viên Như những hoạt động ngoài chơi, trải nghiệm văn hóa ẩm thức, cuộc sống về đêm phù hợp với nhu cầu của sinh viên Họ quyết địnhlựa chọn một điểm đến nào đó bởi tâm lý họ chỉ muốn thể hiện bản thân, hay chỉ muốn nghỉ ngơi thư giãn, muốn có thêm nhiều bạn bè, muốn thăm người thân, hay họ muốn khám phá, tìm kiếm một giá trị nào đó tại điểm đến (Decrop, 2006) Sở thích cũng là mối quan hệ cần thiết để thúc đẩy đến

sự lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên

Sự tác động của những yếu tố bên ngoài tác động đến việc lựa chọn địa điểm

du lịch của sinh viên đóng một phần vô cùng quan trọng trong các yếu tố ảnh hưởng Hình ảnh điểm đến thường được mô tả đơn giản là “ấn tượng về một địa điểm” hoặc “nhận thức về một vùng” Định nghĩa được chấp nhận nhiều về hình ảnh điểm đến đó là một hệ thống các niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà người ta

có về một nơi hay điểm đến nào đó (Đoàn Mạnh Cương, 2020) hình ảnh điểm đến là một sự miêu tả về hiểu biết thuộc về tinh thần, những cảm giác hay nhận thức tổng thể của một đích đến cụ thể của một cá nhân( Fakeye và Crompton, 1991) Hình ảnh điểm đến được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của sinh viên Vì sinh viên là những lứa tuổi thành niên ai

Trang 39

cũng có nhu cầu check-in để có nhưng bức ảnh đẹp vì vậy nhu cầu về hình ảnh của địa điểm cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu của sinh viên Vì vậy hình ảnh về điểm đến đóng vai trò vô cùng quan trọng việc lựa chọn địa điểm du lịch nên việc nghiên cứu về hình ảnh du lịch luôn rất quan trọng và rất nhiều tác giả nghiên cứu Hình ảnh của điểm đến có tác dụng tích cực đến yếu tố lựa chọn địa điểm của sinh viên.

Tài chính luôn là một vấn đề quan trọng đưa ra lựa chọn về địa điểm du lịch Chi phí du lịch luôn là một vấn đề phải cân nhắc đối với mọi người nói chung và sinh viên nói riêng Chi phí đi lại, ăn uống và các hoạt động khác đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định địa điểm du lịch Sinh viên có thể lực chọn những điểm đến có chi phí phù hợp với tài chính của mình hoặc mang lại nhiều giá trị có ích hơn so với những gì mình bỏ ra Nếu địa điểm không phù hợp với tài chính của mình cũng như không mang lại giá trị lợi ích gì cho chính bản thân họ sẽ từ bỏ việc lựa chọn địa điểm đó để tìm kiếm một địa điểm khác hợp lý hơn với khoản chi phí của mình Theo Mutinda và Mayaka (2012), vấn đề tài chính bao gồm: điểm đến phù hợp với điều kiện tài chính; điểm đến mang lại những giá trị tương xứng với chi phí du lịch bỏ ra Những điểm đến có chỗ ở, phương tiện di chuyển và hoạt động giá cả phải chăng có thể hấp dẫn sinh viên hơn.Vì vậy vấn đề tài chính cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố lựa chọn địa điểm của sinh viên đại học

Truyền thông xã hội và quảng cáo: ngày nay xã hội ngày càng hiện lại việc sử dụng mạng xã hội càng gia tham, sinh viên hầu như ai cũng sử dụng mạng xã hội

vì thế mà sinh viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi truyền thông xã hội và quảng cáo trong việc lựa chọn địa điểm du lịch Các địa điểm có sự kiện nào đấy hấp dẫn được tuyên truyền rộng dãi trên mạng xã hội có thể thu hút được sinh viện thông qua sự nỗ lực tiếp thị và thu hút sự chú ý của họ Các chiến lược tiếp thị truyền thông một cách đúng đắn, hấp dẫn của địa điểm du lịch sẽ mang lại nhiều thông tin đến cho sinh viên để lựa chọn địa điểm Quảng cáo càng hấp dẫn thu hút chạmđến tâm lý tò mò muốn khám của sinh viên thì nó mang lại lợi ích cho sự du lịch.Việc tìm kiếm thông tin được xem là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn điểm đến du lịch (Jacobsen and Munar, 2012) Các cổng thông du lịch hay trên các web có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn của sinh viên vì chúng cung cấp thông tin đánh giá một cách toàn diện Vì thế mạng xã hội càng phát triển thì quảng cáo về du lịch lại càng tích cực cho việc lựa chọn của sinh viên.Môi trường du lịch: một số sinh viên có thể chọn những điểm đến có môi trường trong lành, thân thiện để thư giãn nghỉ ngơi Yếu tố môi trường cho hoạt động du lịch cũng là một phần của sự ảnh hướng đến yếu tố lựa chọn địa điểm của sinh viên, đồng thời cũng tạo điểm bền vững cho điểm đến

Trang 40

Tóm lại, sự lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên bị ảnh hưởng bởi sự sŸn có của các điểm tham quan, trải nghiệm văn hóa, an toàn và công nghệ Tuy nhiên, những yếu tố này có thể khác nhau tùy theo sở thích, sở thích và hoàn cảnh Do

đó, việc tiến hành nghiên cứu toàn diện để lựa chọn điểm đến phù hợp với mong đợi là điều cần thiết

Phần 3/ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu:

 Tiếp cận phương pháp nghiên cứu hỗn hợp:

Ban đầu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để kiểm định các nhân tố trong

mô hình đề xuất có phù hợp hay là không, sau khi các nhân tố được sàng lọc sẽ nghiên cứu rộng hơn trong khảo sát định lượng

 Phương pháp nghiên cứu định tính:

Tham khảo từ tài liệu có cùng đề đã nghiên cứu từ trước cũng như kế thừa cácnghiên cứu khảo sát từ đó tập hợp và phân loại các yếu tố cơ bản có tác động đến ý địnhlựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên đại học Thương Mại Nội dung thảo luận nhómdựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết chung để thiết lập bảng câu hỏi định tính sơ

bộ, sau đó bàn luận để chỉnh sửa nội dung, sửa chữa và bổ sung những câu hỏi còn thiếuhoặc có thể hỏi theo nhiều hướng khác nhau Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằngthảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh sau

để có thể hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn

 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp đưa ra một bài khảo sát, trong

đó đưa ra những con số thống kê trong câu hỏi nhằm phản ánh số lượng, đo lường vàdiễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu thông qua các quytrình: Xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu Nhómnghiên cứu sẽ không tham gia vào cuộc khảo sát này nên dữ liệu sẽ không bị lệch theohướng chủ quan cá nhân

3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu

3.2.1 Quy mô, phương pháp chọn mẫu:

 Quy mô mẫu:

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) phân tích rằng:

Ngày đăng: 03/02/2025, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN