VII. Thiết kế nghiên cứu: Phạm vi thời gian, phạm vi không gian, phương pháp nghiên cứu
2.2. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
a, Khái niệm du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
b, Điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường.
c, Khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau:
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
d, Điểm đến du lịch
Theo nhà nghiên cứu Rubies, 2001 thì điểm đến du lịch được định nghĩa là một khu vực địa lý trong đó có chứa đựng một nhóm các nguồn lực về du lịch và các yếu tố thu hút, cơ sở hạ tầng, thiết bị, các nhà cung câng cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ khác và các tổ chức quản lý mà họ tương tác và phối hợp các hoạt động để cung cấp cho du khách các trải nghiệm mà họ mong đợi tại điểm đến mà họ lực nhọn.
e, Khái niệm lựa chọn điểm đến du lịch
Theo Hwangetal (2006): “Lựa chọn điểm đến du lịch là một quá trình mà một khách du lịch tiềm năng lựa chọn một điểm đến từ một tập hợp các điểm đến nhằm mục đích thực hiện nhu cầu liên quan đến hoạt động đi du lịch của họ”.
f, Khái niệm quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của khách
Um và Crompton (1990) cho rằng: “Quyết định lựa chọn điểm đến du lịch là giai đoạn lựa chọn một điểm đến du lịch từ tập các điểm đến mà phù hợp với nhu cầu của khách du lịch”.
Theo Hwang (2006): “Quyết định lựa chọn điểm đến du lịch là giai đoạn mà khách du lịch đưa ra quyết định cuối cùng của mình về sự lựa chọn điểm đến, có nghĩa là khách du lịch chọn một điểm đến nằm trong tập hợp những điểm đến thay thế có sŸn đã được tìm hiểu ở các giai đoạn trước, và trở thành một người tiêu dùng thực sự trong lĩnh vực du lịch”.
d, Các loại hình du lịch
Du lịch thiên nhiên:
Những năm trở lại đây, du lịch thiên nhiên đã lấy lại được sức hút vốn có của nó. Loại hình này thu hút khách du lịch là những người có hứng thú với cảnh quan thiên nhiên, phong cảnh hữu tình hay đời sống thực vật hoang sơ.
Không khí ngoài trời trong lành, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ sẽ là điểm cộng rất lớn cho các địa điểm du lịch. Loại hình du lịch này rất được ưa chuộng bởi du khách nước ngoài, những người lớn tuổi hoặc những người trẻ đam mê khám phá.
Du lịch văn hóa:
Với những người đam mê tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống hay phong tục tập quán thì đây chính là loại hình du lịch không thể lý tưởng hơn. Đối tượng khách du lịch của loại hình này hầu hết là những người muốn tìm đến vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, những sản phẩm văn hóa đã ăn sâu vào tư tưởng, vào nếp sống của từng địa phương.
Du lịch xã hội:
Loại hình du lịch này hấp dẫn với những người thích giao lưu, tiếp xúc với mọi người. Sự năng động, hòa nhập với dân cư địa phương sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ mà không một loại hình du lịch nào có thể đem lại.
Du lịch giải trí:
Là loại hình phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn để phục hồi tinh thần, sức khỏe hoặc lấy lại năng lượng cho chuỗi ngày học tập và làm việc mệt mỏi. Đây là loại hình được yêu thích nhất bởi khách du lịch chỉ cần đơn thuần hưởng thụ kỳ nghỉ một cách trọn vẹn bên những người yêu thương tại các địa điểm với bờ biển dài hay núi non hùng vĩ.
Du lịch tôn giáo:
Điển hình của loại hình này chính là việc tổ chức các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày nay.
Du lịch thám hiểm:
Loại hình dành cho những nhà nghiên cứu, học giả, những nhà thám hiểm. Đặc điểm của loại hình này là khách du lịch hầu như không tiêu thụ bất cứ sản phẩm du lịch nào, họ sử dụng tất cả đồ đạc của chính mình. Do đó mà du lịch thám hiểm hầu như không đóng góp nhiều vào kinh tế.
2.1.2. Các nhân tố phổ biến ảnh hưởng thường ảnh hưởng tới ý định đi du lịch
Các điểm thu hút khách (attractions) là các điểm tham quan hay một di tích, khu vui chơi, giải trí đang thu hút khách du lịch cũng là một tiêu chí trong việc lựa chọn địa điểm du lịch của du khách.
Trang thiết bị tiện nghi công và tư (Public and Private Amenities) như các tiện nghi như đường sá, điện, nước và các dịch vụ trực tiếp như hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, trung tâm mua sắm, trung tâm thông tin, dịch vụ hướng dẫn…
Khả năng tiếp cận (Accessibility) thể hiện ở tính dễ dàng và thuận tiện trong việc di chuyển tới điểm đến và di chuyển tại điểm đến hay các yêu cầu về thị thực, hải quan và các điều kiện xuất nhập cảnh khác.
Hình ảnh và nét đặc trưng của điểm đến (image và character) là nét đặc trưng cho điểm đến là một nhân tố rất quan trọng để thu hút khách đến với một điểm đến bất kỳ, nó nhấn mạnh ở các khía cạnh như: tính đặc trưng, phong cảnh, văn hóa, môi trường, mức độ an toàn, mức độ tiện nghi, tính thân thiện của người dân địa phương hoặc là sự kết hợp của các nhân tố này.
Giá (Price) là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến mức độ cạnh tranh của điểm đến cũng như quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch, giá gồm tất cả các chi phí đối với khách du lịch, bắt đầu từ chi phí để di chuyển tới điểm đến, chi phí sử dụng sản phẩm/dịch vụ tại điểm đến và cuối cùng là rời khỏi điểm đến.