VII. Thiết kế nghiên cứu: Phạm vi thời gian, phạm vi không gian, phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận phương pháp nghiên cứu hỗn hợp:
Ban đầu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để kiểm định các nhân tố trong mô hình đề xuất có phù hợp hay là không, sau khi các nhân tố được sàng lọc sẽ nghiên cứu rộng hơn trong khảo sát định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Tham khảo từ tài liệu có cùng đề đã nghiên cứu từ trước cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo sát từ đó tập hợp và phân loại các yếu tố cơ bản có tác động đến ý định lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên đại học Thương Mại. Nội dung thảo luận nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết chung để thiết lập bảng câu hỏi định tính sơ bộ, sau đó bàn luận để chỉnh sửa nội dung, sửa chữa và bổ sung những câu hỏi còn thiếu hoặc có thể hỏi theo nhiều hướng khác nhau. Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh sau để có thể hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp đưa ra một bài khảo sát, trong đó đưa ra những con số thống kê trong câu hỏi nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu thông qua các quy trình: Xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu. Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào cuộc khảo sát này nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan cá nhân.
3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu 3.2.1 Quy mô, phương pháp chọn mẫu:
Quy mô mẫu:
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) phân tích rằng:
Kích thước mẫu tối thiểu để phù hợp theo tỷ lệ đó là 4 hoặc 5 mẫu cho mỗi biến quan sát được đề xuất trong mô hình. Cụ thể hơn, trong đề tài nghiên cứu này có tất cả 27 biến quan sát được đề xuất trong mô hình. Như vậy, kích thước mẫu tối thiểu để phù hợp với quy mô đó là khoảng 150 mẫu. Do có thể phát sinh thêm nhiều trở ngại, sai sót trong quá trình đi khảo sát đối tượng được nghiên cứu vậy nên bài khảo sát trên mạng xã hội được thống nhất lấy khoảng 200 lượt tương tác.
Phương pháp chọn mẫu:
Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất.
Cụ thể hơn đó là phương pháp mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết.
Mẫu thuận tiện được chọn là bạn bè (sinh viên Đại học Thương Mại) của các thành viên có trong nhóm nghiên cứu. Tiến hành gửi bảng khảo sát đến các đối tượng đó và thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo nằm ngoài nhóm (phương pháp quả bóng tuyết). Ưu điểm của phương pháp này là tiếp xúc được đa dạng các bạn sinh viên từ nhiều cấp bậc của các khoa; các niên khóa khác nhau, có thể tiết kiệm được thời gian tiến hành bài khảo sát và chi phí bỏ ra cho nghiên cứu.
Thu thập và xử lý số liệu:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ internet và sách, báo, tạp chí,…tồn tại dưới dạng văn bản. Các tài liệu tham khảo trong đề tài chủ yếu là về lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về hành vi đi du lịch,các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn địa điểm du lịch,... Sau khi thu thập đủ tài liệu, nhóm tác giả tiến hành xử lí phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn địa điểm du lịch.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp:
Nguồn dữ liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Nhóm tác giả đã xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn. Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập số liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu định tính.
Công cụ mà nhóm đã sử dụng để thu thập dữ liệu ở đây là bảng hỏi cấu trúc gồm các câu hỏi chung và câu hỏi chuyên sâu, cụ thể về các nhân tố có tác động đến quyết định
luwaj chọn địa điẻm du lịch của sinh viên đại học Thương Mại. Câu trả lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thông kê.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nhóm nghiên cứu xây dựng hệ thống các bảng hỏi tự quản lý được xây dựng trên phần mềm Google Form và gửi qua Email, Facebook, Zalo tới các mẫu tham khảo là sinh viên trường Đại học Thương Mại.Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được sàng lọc, làm sạch và đánh giá bằng phân phối chuẩn sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS để đánh giá thang đo, sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình đang nghiên cứu.
Tuy nhiên, do số lượng tổng thể sinh viên trường Đại học Thương Mại tương đối lớn nên mẫu được chọn phân bố không tập trung, vì vậy việc thu thập dữ liệu khá tốn kém và mất thời gian. Để hạn chế ảnh hưởng của việc lấy mẫu, nhóm tác giả đã thu thập mẫu bằng cách đăng link câu hỏi tại các trang, nhóm mạng xã hội tập trung số lượng lớn sinh viên TMU để bảng câu hỏi tiếp cận tới nhiều đối tượng hơn, rút ngắn thời gian khảo sát cũng như giúp mẫu thu được mang tính đa dạng hơn. Nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ do Likert đề xuất để đo lường sự đánh giá của các đối tượng trong mẫu nghiên cứu:
1=Hoàn toàn không đồng ý, 2=Không đồng ý, 3=Trung lập, 4=Đồng ý,
5=Hoàn toàn đồng ý.
Xử lý và phân tích số liệu:
Nghiên cứu định tính - Mã hoá dữ liệu:
+ Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.
- Tạo nhóm thông tin:
+ Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin.
- Kết nối dữ liệu:
+ Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này.
Nghiên cứu định lượng:
Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích các nhân tố thông qua kết quả định lượng thu được, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vào sự thay đổi của biến phụ thuộc và xác định độ phù hợp của mô hình với các dữ liệu nghiên cứu.
- Phân tích thống kê mô tả
+ Phân tích thống kê mô tả là kĩ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định lượng. Bất kì một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít nhất là để thống kê về đối tượng điều tra.
- Các phân tích chuyên sâu khác
+ Phân tích độ tin cậy Cronbach’s anpha.
+ Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên, nhỏ hơn 1 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố.
EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
+ Phân tích hồi quy: Là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến phụ thuộc).
Cuối cùng, tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính để tìm sự liên hệ giữa hai biến số là biến độc lập và biến phụ thuộc, qua đó kiểm định được mối liên hệ giữa hai biến số đó.