1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận pháp luật Đại cương d

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thảo Luận Pháp Luật Đại Cương
Tác giả Nhóm 04
Người hướng dẫn Phạm Minh Quốc
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Khoa HTTTKT & TMĐT
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Trước khi chết A có trăng trối trước nhiều người làm chứng là sẽ để lại toàn bộ tài sản của mình cho bác mình là ông T được hưởng.. Hỏi: 4a/ Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự của Vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HTTTKT & TMĐT

BÀI THẢO LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Hà Nội, T3/2024

Trang 2

MỤC LỤC

I BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 3

1.1 Tình huống 1 3

1.2 Tình huống 2 3

1.3 Tình huống 3 4

1.4 Tình huống 4: 4

II GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 5

2.1 Tình huống 1 5

2.2 Tình huống 2 7

2.3 Tình huống 3 10

2.4 Tình huống 4 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

2

Trang 3

I BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1.1 Tình huống 1

Ông A và bà B là vợ chồng, có hai con chung là X và Y Năm 2018, X lấy chồng là T

và có hai con sinh đôi là K và H Năm 2021 X đột ngột qua đời Năm 2022 trong một lần đến thăm cháu ngoại K và H, ông A và bà B bị tai nạn xe máy và qua đời, hai người được xác định chết cùng thời điểm

Biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 2,4 tỷ đồng, bà B còn bố là ông M và bà

mẹ nuôi được pháp luật công nhận là bà N Di sản thừa kế của X đã được giải quyết xong trong năm 2021

YÊU CẦU:

1/ Bằng các kiến thức pháp luật về dân sự và thừa kế, anh (chị) hãy giải quyết vụ việc trên?

2/ Giả sử trong vụ việc trên nếu ông A chết ngay sau tai nạn còn bà B thì chết sau

đó vài ngày thì việc phân chia thừa kế sẽ như thế nào?

1.2 Tình huống 2

Anh A là con của ông X và bà Y Ngay từ hồi còn nhỏ, do mồ côi cha, mẹ đang sinh sống ở Đức với người đàn ông khác, nên anh A được bác ruột (anh trai mẹ) là T nuôi dưỡng chăm sóc A trưởng thành, lập gia đình với chị B vào năm 2000 Sau khi kết hôn với nhau A và B lần lượt có 2 người con là K và H Do cuộc sống hôn nhân bất hòa A và B sống ly thân từ năm 2013 K và H đều ở cùng mẹ Năm 2017, A và B

đã làm đơn ly hôn Tòa án đã thụ lý đơn nhưng đang trong quá trình giải quyết thì vào tháng 10 năm 2017 A bị tai nạn lao động Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, 5 ngày sau A chết Trước khi chết A có trăng trối trước nhiều người làm chứng là sẽ để lại toàn bộ tài sản của mình cho bác mình là ông T được hưởng 3 ngày sau khi A chết, những lời trăng trối của A (đã được những người làm chứng viết lại thành văn bản - có đầy đủ chữ ký của họ) đưa đi chứng thực Đầu năm 2023, chị B làm đơn kiện ra tòa để đòi phân chia di sản thừa kế của anh A cho các con của mình Tại thời điểm giải quyết

vụ việc Tòa án xác định tài sản chung của A và B có giá trị 3,6 tỷ đồng, A không có tài sản riêng, K đã đi làm và có thu nhập cao, H vẫn còn đi học)

YÊU CẦU:

1/ Bằng các kiến thức pháp luật về dân sự và thừa kế, anh/chị hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?

2/ Cũng trong vụ việc trên, việc chia thừa kế có gì thay đổi nếu:

a/ Khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, bà Y từ chối hưởng di sản thừa kế của anh A?

3

Trang 4

b/ Khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, cả bà Y và T đều từ chối hưởng di sản thừa kế của anh A

1.3 Tình huống 3

M và N là hai vợ chồng, họ có hai con chung là P (sinh năm 1989) và Q (sinh năm 2005) P có vợ là R, hai con là S và T Trước khi lấy N, anh M có một con riêng là

V, V không có quan hệ tốt với N Đầu năm 2017, M bị bỏng nặng và chết, N đang mang thai đứa con thứ ba, dự định đặt tên là X Sau khi sinh con được 3 tháng, N và P

bị tai nạn chết cùng thời điểm Biết tài sản chung của M và N là 1 tỷ đồng

1 Hãy chia di sản thừa kế của M và N trong trường hợp trên

2 Chia di sản thừa kế của M và N biết X - đứa con N mang thai khi M mất đã chết ngay khi sinh Sau đó 3 tháng, N và P bị tai nạn chết cùng thời điểm

1.4 Tình huống 4:

Giả sử A là một pháp nhân (công ty TNHH A) có thỏa thuân thuê nhà của Nguyễn Văn B (cá nhân) với mục đích để làm trụ sở kinh doanh (mở văn phòng đại diện) Được biết nhà ở của ông B thuộc sở hữu hợp pháp của ông này Giao dịch thuê được hình thành trên cơ sở tự nguyện Hỏi:

4a/ Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự của Việt nam năm 2015 (BLDS), anh chị cho biết các điều kiện cần thiết để giao dich thuê nhà của A và B có giá trị pháp lý (có hiệu lực)

4b/ Giao dịch được hình thành giữa A và B là giao dịch hợp đồng hay là hành

vi pháp lý đơn phương? Vì sao?

4c/ Giao dịch thuê nhà giữa A và B là loại Quan hệ Tài sản hay Quan hệ Nhân thân? Vì sao?

4d/ Giả sử giao dịch thuê nhà này là hợp pháp và có giá trị pháp lý, vậy trong thời gian thuê nhà đó pháp nhân A có quyền sử dụng nhà thuê không? Có quyền chiếm hữu nhà thuê không? Có quyền định đoạt nhà thuê không?

4e/ Giả sử trong thỏa thuân thuê nhà, bên A khẳng định thuê để làm trụ sở giao dịch, nhưng thực chất A sẽ dùng để thực hiện một loại hoạt động bất hợp pháp khác B biết mục đích đó và không giao nhà cho A nữa (không thực hiện nghĩa vụ của bên cho thuê nhà) Có ý kiến cho rằng B đã vi phạm nghĩa vụ của bên cho thuê nhà vì giao dịch giữa 2 bên đã hình thành rồi (hợp đồng thuê nhà đã ký kết rồi), song cũng có ý kiến cho rằng B không có nghĩa vụ phải giao nhà cho A vì giao dịch này là không có hiệu lực pháp lý? Anh chị cho biết mình ủng hộ ý kiến nào? Vì sao?

4

Trang 5

II GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

2.1 Tình huống 1

Bài làm:

Dựa vào đề bài ta có sơ đồ phả hệ như sau:

1 Bằng các kiến thức pháp luật về dân sự và thừa kế, em sẽ giải quyết vụ việc trên như sau:

*A và B chết không có di trúc di sản thừa kế theo pháp luật theo khoản 1 Điều 650 BLDS 2015

o A và B chết cùng thời diểm, tài sản chung là 2,4 tỷ và không có dữ liệu về tài sản riêng nên A và B mỗi người đều có di sản là: 2,4/2=1,2 tỷ mỗi người

o Di sản của bà B chia theo hàng thừa kế theo điều 651 gồm: X,Y, N, M 1,2/4=300 triệu mỗi người

Do X đã chết trước bà B nên K và H sẽ thế vị vào phần của X nên K và H mỗi người được 150 triệu

o N là mẹ nuôi hợp pháp vẫn được hưởng 1 phần di sản của bà B do hợp pháp Điều 653

o Di sản của ông A chia theo hàng thừa kế theo điều 651 gồm: X và Y mỗi người được 1,2/2=600 triệu

Do X đã chết nên K và H sẽ thế vị vào phần của X nên K và H mỗi người được

300 triệu

Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 , thừa kế thế vị được quy định như sau:

5

Trang 6

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống:

Nên =>K và H mỗi người được hưởng tổng cộng: 450 triệu

Nhưng vì K và H chưa thành niên nên:

o Di sản của K và H sẽ được quản lý bởi người giám hộ hợp pháp, ở đây là anh T

- chồng chị X và là cha hợp pháp của 2 cháu Khi K và H đủ thành niên, các

em sẽ được nhận di sản của mình

o Vậy sau khi chia di sản:

- K và H mỗi người được hưởng: 450 triệu

- Y được hưởng: 900 triệu

- M và N mỗi người được hưởng : 300 triệu

2 Giả sử trong vụ việc trên nếu ông A chết ngay sau tai nạn còn bà B thì chết sau

đó vài ngày thì việc phân chia thừa kế sẽ như sau:

o Theo khoản 2 điều 65 luật hôn nhân gia đình thì di sản chung A và B sẽ chia như sau: Bà B hưởng 1 nửa tức 1,2 tỷ

o Theo điều 651 bộ luật dân sự ,1,2 tỷ di sản A chia cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: B, X và Y mỗi người 1 phần bằng 400 triệu

o Do X đã chết nên K và H sẽ thế vị vào phần của X nên K và H mỗi người được

200 Triệu Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015

o Sau khi bà B chết thì di sản của bà là :1,2 tỷ+400 triệu =1,6 tỷ

o Di sản của bà B được chia theo hàng thừa kế thứ 1 gồm :X,Y,M,N (1,6/4=400 triệu mỗi người)

o Do X đã chết nên K và H sẽ thế vị vào phần của X nên K và H mỗi người được

200 Triệu Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015

Nên =>K và H mỗi người tổng cộng được hưởng từ A và B nhờ thế vị phần X :

400 triệu

Nhưng vì K và H chưa thành niên nên:

Di sản của K và H sẽ được quản lý bởi người giám hộ hợp pháp, ở đây là anh T

- chồng chị X và là cha hợp pháp của 2 cháu.Khi K và H đủ thành niên, các em

sẽ được nhận di sản của mình

o Vậy sau khi chia di sản:

- K và H mỗi người được hưởng: 400 triệu

- Y được hưởng: 800 triệu

6

Trang 7

- M và N mỗi người được hưởng : 400 triệu.

2.2 Tình huống 2

Bài làm :

1 Bằng các kiến thức pháp luật về dân sự và thừa kế, anh/chị hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?

● Tài sản của anh A: 3.6 tỷ

● Sau khi anh A mất thì chị B được hưởng 50% tài sản chung (Theo điều 66 luật

hôn nhân 2014)

→ B được hưởng: ½ * 3.6 tỷ = 1.8 tỷ

● Theo di chúc: Anh T thừa kế 1.8 tỷ từ anh A sau khi anh A mất và có di chúc là văn bản được chứng thực (Điều 624 luật dân sự 2015)

● Khi chị B đệ đơn lên tòa đòi quyền lợi thì tài sản của anh A lại phải chia lại theo pháp luật Cụ thể 1.8 tỷ A để lại sẽ được chia cho vợ, 2 con (H,K) và bà Y

→ 1.8 tỷ / 4 = 450 triệu (trên 1 người)

7

Trang 8

● Tuy nhiên, chỉ 3 người là chị B, H và bà Y được hưởng 2/3 trên 1 suất Còn K

đã trưởng thành nên không nhận được tài sản khi chia theo pháp luật (Theo điều 644 luật dân sự 2015)

→ 2/3 * 450 triệu = 300 triệu

→ 3 người mỗi người sẽ nhận được 300 triệu nếu chia theo pháp luật

● Bác T được thừa kế theo di chúc nhưng sau khi chia theo pháp luật thì được thừa kế là số tiền còn lại sau khi chia

→ 1.8 tỷ – 300 triệu*3 = 900 triệu

● Vậy sau khi chia thừa kế theo pháp luật:

o Chị B: 1.8 tỷ + 300 triệu = 2.1 tỷ

o H: 300 triệu

o Bà Y : 300 triệu

o Bác T: 900 triệu

2 Cũng trong vụ việc trên, việc chia thừa kế có gì thay đổi nếu:

a/ Khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, bà Y từ chối hưởng di sản thừa kế của anh A?

- Chia tài sản thừa kế của A:

Tài sản chung của A và B là 3,6 tỷ

=> Tài sản của A, B là: A = B = 3,6 tỷ/2= 1,8 tỷ

Bà Y từ chối hưởng di sản thừa kế của anh A nên nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất gồm chị B, K và H

Suất thừa kế theo pháp luật: 1,8 tỷ/3= 600 triệu

Theo khoản 1 điều 644 bộ luật dân sự: chị B ( vợ), H (con ruột dưới 18 tuổi) thuộc đối tượng được hưởng thừa kế cho những người không thuộc di chúc, không tính bà Y vì bà Y đã từ chối quyền thừa kế Hai người này mỗi người được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên chị B, H mỗi người được hưởng: 600 triệu x 2/3 = 400 triệu

8

Trang 9

Theo khoản 5 điều 630 bộ luật dân sự, ông T là người được hưởng toàn bộ tài sản còn lại của A

=>Tài sản của ông T được hưởng là: 1,8 tỷ - 400 triệu x 2 = 1 tỷ

Tài sản của chị B được hưởng là: 1,8 tỷ + 400 triệu = 2 tỷ 200 triệu Tài sản H được hưởng là: 400 triệu

b/ Khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, cả bà Y và T đều từ chối hưởng di sản thừa kế của anh A.

● Trước tiên ta sẽ phân tích về quyền thừa kế tài sản của thân nhân người đã chết

là anh A trong trường hợp bác T nhận hưởng di sản theo di chúc

Những người đủ điều kiện trở thành người thừa kế theo pháp luật được hưởng 2/3 một xuất thừa kế của anh A là:

- Ông X và bà Y: cha mẹ đẻ của anh A

- H: con của A (vẫn còn đi học) đủ điều kiện vì dưới 18 tuổi hoặc chưa có khả năng lao động

- Chị B: vợ của A (tòa mới làm đơn thụ lí nên chưa thể coi là đã li hôn, họ vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp)

Những người không đủ điều kiện được hưởng thừa kế 2/3 một xuất tài sản của A:

- K: con của A (đã đi làm và có thu nhập cao) vì qua 18 tuổi và có khả năng lao động

● Phân tích về số tiền để lại thuộc về A

- A không có tài sản riêng

- A có khoản chung 3,6 tỷ đồng là tài sản của cả 2 vợ chồng A và B khi còn trong giai đoạn hôn nhân, theo luật thì số tài sản thuộc về A là 50% là: 1,8 tỷ đồng Trong trường hợp đưa ra là A làm di chúc miệng hợp pháp có đủ trên 2 người làm chứng và viết lại nội dung cùng ký tên, nội dung đó là sẽ để lại toàn bộ tài sản của mình cho bác mình là ông T được hưởng Khi đó tài sản sẽ được chia theo điều 644 Khi chị B làm đơn kiện ra tòa để đòi phân chia di sản thừa kế của anh A cho các con của mình Khi đó bác T và bà Y cùng từ chối hưởng di sản thừa kế của anh A nên sẽ tước quyền hưởng di sản đó Như vậy, khi bác T từ chối nhận di sản theo di chúc thì việc phân chia tài sản không còn dựa theo điều

644 mà sẽ dựa theo điều 651: tổng số người được hưởng theo pháp luật quy định còn hai đứa con của A là H và K và chị B và vợ hợp pháp của A Khi đó số di sản của ông A được chia thành 3 suất, mỗi người là B, H, K sẽ nhận được số di sản sau:

1,8 tỷ / 3 = 600 triệu mỗi người

9

Trang 10

2.3 Tình huống 3

Bài làm:

● Dựa vào giả thiết đã cho ta có sơ đồ phả hệ sau:

1 Chia di sản thừa kế của M và N

● Do số tài sản chung của M và N là 1 tỷ

 Nên số di sản thừa kế của M = 1 tỷ/2 = 500 triệu (Điều 612 BLDS 2015)

Do M không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật

(Điều 651 BLDS 2015), theo đó những người thừa kế hàng 1 gồm N,P,Q,V,X ( Vợ, con

của M) Mỗi người được hưởng 1 suất thừa kế: 500 triệu/5 = 100 triệu

( Dù X chưa được sinh ra nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản

chết nên vẫn được hưởng 1 suất thừa kế theo Điều 613 BLDS 2015:

Điều 613 Người thừa kế:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh

ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di

10

Trang 11

sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào

thời điểm mở thừa kế).

● Tổng di sản của N = 1tỷ/2 + 100 triệu (hưởng 1 suất thừa kế của ông M) = 500+100 = 600 triệu

Do N không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật (Điều 651 BLDS2015), theo đó những người thừa kế hàng 1 gồm P,Q,X ( con của N)

Một suất thừa kế = 600/3 = 200 triệu ( theo Điều 651 BLDS 2015).

● Do P chết cùng thời điểm với N( người để lại di sản thừa kế) nên con của

P là S và T được hưởng thừa kế thế vị của P (Điều 652 BLDS 2015:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người

để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống).

Số di sản của P=200tr => R=S=200/2=100 triệu

2 Chia di sản thừa kế của M và N biết X - đứa con N mang thai khi M mất đã chết ngay khi sinh Sau đó 3 tháng, N và P bị tai nạn chết cùng thời điểm.

● Chia di sản của M:

Theo Điều 612 BLDS 2015, ta có di sản để chia thừa kế là: 1 tỷ/2 = 0,5 tỷ

- Do khi chết ông M không để lại di chúc ( theo quy định tại Điều 650 BLDS

2015 di sản sẽ được chia theo pháp luật).

Tức là chia đều cho những người thừa kế bao gồm N ,P, Q, V (X không được hưởng

di sản do đã chết ngay khi sinh theo Điều 613 BLDS 2015 : Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.)

Theo đó N = P = V=Q = 0,5tỷ/4 = 125 triệu

● Chia di sản của N:

Di sản của bà N = 1 tỷ/2 + 125 triệu ( thừa kế của ông M) = 625 triệu

Do khi chết bà N không để lại di chúc, ( theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015

di sản sẽ được chia theo pháp luật)

Tức là chia đều cho những người thừa kế bao gồm Q và P ( cũng giống phần trên X cũng không được chia vì chết trước thời điểm mở thừa kế)

Theo đó Q = P = 625 triệu/2 = 312,5 triệu

Nhưng P và N lại chết cùng thời điểm, ( theo quy định tại Điều 652 BLDS

2015 về thừa kế thế vị ), phần di sản của anh P đáng ra được hưởng nếu còn sống

sẽ được chia đều cho hai con là S và T

11

Trang 12

 Suy ra S= T = 312,5 triệu/2 = 156,25 triệu.

2.4 Tình huống 4

Bài làm:

4a: Anh chị cho biết các điều kiện cần thiết để giao dich thuê nhà của A và Bcó giá trị pháp lý (có hiệu lực)

Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự của Việt Nam năm 2015 (BLDS), các điều kiện cần thiết để giao dịch thuê nhà của A và B có giá trị pháp lý (có hiệu lực) là:

1 Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập:

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân Để có thể xác lập giao dịch dân sự hợp pháp thì chủ thể này phải đáp ứng các điều kiện về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

a, Đối với cá nhân (Nguyễn Văn B):

Cá nhân được coi là chủ thể thường xuyên, phổ biến của giao dịch dân sự Chỉ những

cá nhân có năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự, mới được tự mình xác lập, thực hiện, chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó

b, Đối với pháp nhân (A):

Trong việc tham gia giao dịch dân sự, pháp nhân A chỉ được phép tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với mục đích hoạt động, phạm vi hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của pháp nhân A

Pháp nhân phải thông qua hành vi của người đại diện của mình (người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền) để có thể tham gia vào các giao dịch dân

12

Ngày đăng: 03/02/2025, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w