1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Phân lập, đánh giá khả năng đối kháng của nấm Chaetomium spp. đối với nấm gây bệnh thán thư trên ớt (Capsicum spp.)

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Lập, Đánh Giá Khả Năng Đối Kháng Của Nấm Chaetomium Spp. Đối Với Nấm Gây Bệnh Thán Thư Trên Ớt (Capsicum Spp.)
Tác giả Lê Hoàng Thương
Người hướng dẫn TS. Lê Khắc Hoàng, ThS. Nông Hồng Quân
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 24,34 MB

Nội dung

Hướng đi được quan tâm hiện nay là sự phát triển bền vững như áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh hoc, biện pháp phòng trừ sinh hoc dựa trên sự tương tác của các vi sinh vật trong hệ si

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

RRR

KHOA LUAN TOT NGHIEP

PHAN LAP, DANH GIA KHA NANG DOI KHANG CUA NAM Chaetomium spp DOI VOI NAM GAY BENH

THAN THU TREN OT (Capsicum spp.)

SINH VIÊN THUC HIỆN : LE HOÀNG THUONG

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA : 2019 - 2023

Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 11/2023

Trang 2

PHAN LẬP, DANH GIÁ KHẢ NANG ĐÔI KHÁNG CUA NAM Chaetomium spp DOI VOI NAM GAY BỆNH

THAN THU TREN OT (Capsicum spp.)

Trang 3

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS Lê Khắc Hoàng và

ThS Nông Hồng Quân đã luôn giúp đỡ tận tình và hướng dẫn trực tiếp tôi trong cả quátrình thực hiện đề tài, giúp tôi vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt khóa luận này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Nông học, trườngDai học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và cungcấp những kiến thức bồ ích cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua và giúp tôi rất nhiềutrong việc nắm bắt kiến thức khoa học cũng như động viên tôi về mặt tinh than

Gửi lời cảm ơn đến bạn Trần Minh Quang (DH19BV) là người bạn cộng sự đã

đồng hành với tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp Xin cảm ơn các bạn làm

dé tài ở phòng thí nghiệm bệnh cây Bộ môn BVTV luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi

Cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới TS Võ Thị Ngọc Hà và ThS Phạm Kim Huyền,ThS Nguyễn Trần Ngọc Trinh, đã hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi về mặt chuyên môncũng như những kinh nghiệm thực tế giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Gửi lời cảm ơn đến tập thê lớp DH19BV đã đồng hành với tôi trong 4 năm học

tập ở trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình thân yêu và bạn bè đã luôn ở bêncạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận

Trân trọng cam on!

Thành pho Hô Chi Minh, thang 11 năm 2023

Sinh vién

Lé Hoang Thuong

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Phân lập, đánh giá khả năng đối kháng của nắm Chaetomium

sp đối với nam gây bệnh than thư trên ớt (Capsicum spp.)” được thực hiện tại phòng thi

nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật — Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lam Thanh

phó Hồ Chi Minh từ thang 5/2023 đến tháng 11/2023 Mục tiêu nghiên cứu: Phân lập

và đánh giá được khả năng đối kháng của nắm Chaetomium spp với các chủng nam gâybệnh thán thư trên ớt trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

Từ 12 mẫu đất thu thập tại Bình Dương, Tây Ninh, Lâm Đồng, Thành phố HồChí Minh bằng phương pháp bay giấy lọc được tiến hành theo phương pháp của Soytong(1988) đã phân lập được 15 dòng nam Chaetomium spp Trong điều kiện phòng thínghiệm đã xác định 9 dòng Chaetomium spp có khả năng đối kháng cao với nam

Colletotrichum gloeosporioides (63,3% - 70,8%), 3 dòng có khả năng đối kháng trung

bình (57,3% - 57,9%) Có 3 dòng Chaetomium spp có khả năng đối kháng rat cao vớinam Colletotrichum scovillei trong điều kiện phòng thí nghiệm (79,17 % — 83,13%), 5dòng có khả năng đối kháng cao (60,80%- 74,17%), 7 dòng có khả năng đối kháng trung

bình (61,83% - 57,10%).

Kết quả nghiên cứu khả năng phòng bệnh ở điều kiện nhà lưới cho thấy nghiệmthức “PS03 và LM03 + C scovillei LD06” luôn thé hiện kết quả về tỉ lệ bệnh, chỉ sốbệnh, hiệu quả giảm bệnh én định và vượt trội hơn so với các nghiệm thức khác và khácbiệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức xử lý chế phẩm ở hau hết các thời

điểm thí nghiệm Ngoài ra kết quả thí nghiệm còn cho thấy, các nghiệm thức có chủng

nam Chaetomium spp đều có sự phát triển vượt bật về chiều cao và đường kính tán,khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức không xử lý

Trang 5

TDih sinh chip llCIẤN, cho chư HH ng ngJggu 00400 10160.2720000010140121710030050g Vil

Dari hysdeht các ĐẤNBibsssssnsszseeasittevves9lissbx:gssisuilitpnsssSigit38Ie3S4SA6180903000154208029330848348 vill Danh sach cac With 0 A.1 1X

PAT VAIN DB cccsccuexeoscaesqevcsansssssuesnssnrevonvsnsnsnavevauevensemmavsanvensieansusssvsvnsnesuanstavsenencaneeueses 1

IVTier CSU reteset ttt mrs rts elie cetera vectra rls santana a titi terest 2

Yêu CAU oo eeccccccccsessessessessessessesussissitenseusessestessssssitsatssssissitsitsstssessessesiessessesiessessesieseeeeeeseess 2Giới hạn đề tai oe eececeec cee eecececseesesecseeveseesesscecesesvcsesusevsecsueavesessesveeessearsseseeaeseeseaneeeseeeees 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIEU cccccsscssessessesesessesssessessseesecsueesecsuseseeeeeeseeseeeseens 31.1 Tổng quan về cây ớ( -. -: 2:22-522222222222122122112212211211271211211 2112112212121 xe 31.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây ớt -2¿©22222222222222E22EE2EEezErrkrrrrerrrrssre

LL? Giá trị dinh dưỡng và công dụng COA Ú biiesesesseossenooieiidSS14000358151003805036839590013588g89 3

1.2 Tổng quan về nam Colletotrichum spp gây bệnh than thư trên cây ớt 31.2.1 Tổng quan về nắm Colletotrichum spp .-. -2 22©5255255225sz5sz55szcsssccs-s -3LAP Tiên bí vi BO sunggggeshgtonngontogoiptsttetgtoirdiSGiS90n00191nnGg860t,40gE004gtrgxetussngzstarteoi 4

1/2.3 TfIệU:GHỨNE BAY DOAN cseccsasasnascseness canvearseennsnssensonns 0A0910148554685G13850840SL3S.S416133235.054008586 5

I.3.4'Đãa Side sinh thối Va die thnk gĩnh NGG eoniocccncnsuicesassnerenonsaviousnneonenauonnansesnanssand 61.2.5 Đặc điểm phát sinh va phát triển của bệnh 2 22 2222z+2z2E22zzzxzzzzzex 6

1.2.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến sự phát triển của nam Colletotrichum spp 7

1.2.7 Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về biện pháp phòng trừ bệnh thán thư do

Haiti 821/127/07pg19/1/7/78519)9 na ốc ốc ốc 8

1.3 Tổng quan về nấm Chaetomium spp .- 2:-52-552©2222222222222E22222222222222222E22zze 9

1.3.1 Giới thiệu chung về nắm Chaetomium spp . -5-©2525222222222222222222222scscs2 9

1.3.2 Đặc điểm hình thái của nam Chaetomium Sp -5-55255255255225525522css552 101.3.3 Đặc điểm phân bố của nắm Chaetomium Spp . 2 5 52-552552252255225z2552 12

1.3.4 Yếu tô dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của nam Chaetomium Spp 12

Trang 6

1.3.5 Khả năng sinh tổng hợp các hợp chất chuyên hóa thứ cấp của nam ChaetomiumSPD esses eee eee meer 13

1.3.6 Hoạt tinh cơ ban của nam Chaetomium Spp .cccccccccsesececsesseesessessessessesseeseeees 151.3.7 Đặc điểm phân loại của nấm Chaetomium spp .:.scssccscessesssessesssessesseessesseeseees 171.3.8 Những nghiên cứu về Chaetomium spp .-. -: 5-©22©52522522252222222sc2sc2csee 17

1.3.8.1 Những nghiên cứu ngoai NƯỚC - - + 5 22+ * SE S222 rrkt 17

1.3.8.2 Những :nghiễn GỨu (ONG HƯỚO sezceacssá sữa 0 5666 E05 h5 650463528gi12.0S:8865⁄356.6418u60s620808 20

Chương 2 NOI DUN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 N6i dung nghién CUU 011 22

9.2 Thời gian vã địa điệm nghiền eứU xen 11001464602 16 22

23 Vial lew e Wien GI†xzs:521105151002001000S509BERGEEGEGHEGIOEEBSEENGESESISUEESEEIGRIEEONEESIEDADEEEGSSENEOEi 22

2.3.1 Môi trường dùng trong nghiÊn CỨU: eeeceeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeseeeeeseeseeearees 223.3.2: Nia tượng aghiên ai cn onions co ronorcocnateassinonantnacsiskineasiestaotwanaans 22

33 Doreen, Tish miện We sasuensttinookibogitidsG90 Eni0i000000i0 00106006000 0:g3004G/0000 x86 23

2.4 Phuong phap nghién cWU 12 23

2.4.1 Phan lập và định danh nam Chaetomium spp s:.-s:0-ssesssesssesssessesssesssesseessteeseee: 232.4.2 Phuong phap danh gia tinh đối kháng của nam Chaetomium spp với nam

Colletotrichum spp trong điêu kiện phòng thi nghiệm - 555555 5<<+<<+<s+ 25

2.4.3 Danh gia kha năng đối khang của nam Chaetomium spp với nam Colletotrichum

scovillei trong diéu kién nha 101 « cece eeeececee cee 26

25 Pine hp wit eo TH NuassgaeieiisgiistrogsitgG00809A800408108030130.0)4GE00l3n03unnhhgsgmesd 29

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - 2< ce<ecee+reerrerrerreerrxee 30

3.1 Kết qua phân lập nấm Chaetomium SỤp -5-552-5555255555cscscscscsc-cc c.- 305,1.1'EÊYy ee ee 303.1.2 Đặc điểm hình thái của nam Chaetomium SpỤ -. -5 52-22-5525522555525552<: 313.2 Kha năng đối khang với nam Colletotrichum gloeosporioides của các dong

Chaetomium spp trong điêu kiện phòng thi nghiệm - 55-5555 5£+sx+sc+eczs+ 36

3.3 Khả năng đối kháng với nam Colletotrichum scovillei của các dòng Chaetomium

spp trong điêu kiện phòng thí nghiỆm - 5 - ceceeeceeeeseeeeeeseeeeeeseeeeeeseeseeeneees 38

3.4 Khả năng phòng bệnh của Chaetomium spp đối với nam Colletotrichum scovillei

trorib điểu er Sr tal a, TƯ: sac iixscn cti3055550036ã1SE42B9S638908-dã0GS8iRgSZ04gEÀSiöS8EEkjetsiBgisacS0833Z888csq2sl 42

| ae 423.4.2 Về chỉ số bệnh và hiệu quả giảm Dénb ccccecceccesseessessesssesseeseesecscenesseenseesees 443.4.3 Về chỉ tiêu sinh trưởng - 2-2 2¿22+22S+2E+2EE22E22EE22E22EE22122E12212211221 2122 47

Trang 7

2710/72/7777 ee | ng 49TÀI LIEU THAM KHẢO - 2° EEE22+2EEEEEE222zz££CEEE222zzzrerrrrre 50

CO oO 57

Trang 8

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

HQGB Hiệu quả giảm bệnh

HSDK Hiệu suất đối kháng

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BANG

Trang

Bang 2.1 Mẫu đất thu thập trên các ruộng rau 2-2 S+2E+2E+£E+2E£EE2E2E2E2zezxee 24Bang 3.1 Kết qua phân lập nắm Chaetomium Sp -. 2 -5-55257255525555s-55 c 30Bang 3.2 Đặc điểm hình thái của nhóm 1 nắm Cjđ€fOIÏ7H 22-55-552©52552 32Bang 3.3 Đặc điểm hình thái của nhóm 2 nắm Chaetomium -. 33Bang 3.4 Bán kính tan nắm Colletotrichum gloeosporioides và hiệu suất đối kháng của

15 dòng Chaetomium sp đôi với nam Colletotrichum gloeosporioides trong điều kiện

MONS) THUNNGHIGHHbeessereesseesieriastrlbsrs S0E2E1l8Pg230:302i0H23giWpsgigi.002gs3otargteoorioevesrgb2orrdtzerpesyetsrspeueie TP

Bang 3.5 Bán kính tan nam Colletotrichum scovillei và hiệu suất đôi kháng của 15 dongChaetomium spp đôi với nam Colletotrichum scovillei trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bang 3.6 Ti lệ (%) lá bị bệnh than thu ở thí nghiệm phòng bệnh than thư do nam

Colletotrichum scovillei chủng LD06 gây ra SĂẶẶ2S Si riey 43

Bang 3.7 Chỉ số bệnh (%) và hiệu quả giảm bệnh (%) than thư ớt do nam C scovillei

chủng LD06 gây ra ở thí nghiệm phòng bệnh - 5 2< eee eee eeeeeeeeeeneeeees 44

Trang 10

BAY ĐỂ Hsess0x051151626630150344695791353615RTĐEBEEEASESUESH.SBSEIELSEESGHEXAISES4SNSGSP1HCLAEREDELSSEELESIEBSSSE239E4 15

Hình 2.1 Mẫu nam Colletotrichum gloeosporioides chủng BR03 23Hình 2.2 Mẫu nam Colletotrichum scovillei chủng LD06 -2-55- 23Hình 3.1 Quả thé nam Chaetomium spp xuất hiện trên bề mặt giây loc ở thời điểm 21ngày đặt bẫy giấy lọc - ¿22252222 222222211211211211212121222.e 2 ]Hình 3.2 Hình thái tản nắm Chaetomium spp sau phân lập trên môi trường PDA ở thờiđiểm 14 ngày sau cấy (Mặt trên) 2¿-22- 522222 2222212212211221271221271211221 21c re 34Hình 3.3 Hình thái tản nắm Chaetomium spp sau phân lập trên môi trường PDA ở thờidiém 14 ngay sau cAy (Mt dui) 08055 35Hình 3.4 Kha năng đối kháng của các dòng Chaetomium spp đối với namColletotrichum gloeosporioides ở thời điểm 9 NSC ve 38Hình 3.5 Kha năng đối kháng của các dòng Chaetomium spp đôi với namColletotrichum scovillei ở thời điểm 9 NSC 2222 2222211212111111121121EExey 41Hình 3.6 Các nghiệm thức trong thí nghiệm phòng bệnh than thư ớt do nam C scovillei(chủng LD10) gây ra tai thời điểm 21 NSCB 2-2222 2222E22E22E22E22E232222ezxe2 46Hình 3.7 So sánh sự ảnh hưởng của nam Chaetomium spp đến sinh trưởng của cây ớt

Trang 11

GIỚI THIỆU

DAT VAN DE

Cây ớt (Capsicum spp.) là loại rau gia vị được trồng phô biến ở nước ta va đượctrồng nhiều ở vùng nhiệt đới nhưng tiêu thụ trên khắp thế giới do có giá trị xuất khẩucao mang lại như ớt tươi, ớt bột, ớt khô và các sản phẩm đã qua chế biến Bên cạnh việcđược ding trong chế biến thực phẩm thì ớt còn là một vị thuốc trong y học cô truyền cóthé chữa một số bệnh như chóng khó tiêu, kiết ly, thấp khớp, kích thích da dày (Võ Van

Chị, 2008).

Trong đó bệnh than thư do nam Colletotrichum spp là bệnh phổ biến nhất, gâythiệt hại nghiêm trọng về năng suất và chất lượng quả ớt, tông thiệt hại trên đồng ruộng

vả trong quá trình vận chuyên, bảo quản lên đến 70% (Vũ Triệu Mân, 2007)

Hiện nay, việc sử dụng các hoạt chất hóa học dé phòng trừ bệnh than thư trên ớtthường cho hiệu quả không cao, đễ làm bộc phát tính kháng thuốc đối với mầm bệnh vàdẫn đến ô nhiễm môi trường Ngoài ra, sự lưu tồn của thuốc hóa học trên nông sản cóthé gây hại đến sức khỏe con người (Trần Văn Hai, 2009)

Hướng đi được quan tâm hiện nay là sự phát triển bền vững như áp dụng các biện

pháp phòng trừ sinh hoc, biện pháp phòng trừ sinh hoc dựa trên sự tương tác của các vi

sinh vật trong hệ sinh thái nhằm phát huy vai trò có lợi của vi sinh vật có kha năng đốikháng với các tác nhân gây bệnh, từ đó giảm áp lực nguồn bệnh, đây là hướng phát triểnbền vững trong sản xuất nông nghiệp trong tương lai, đặc biệt là những chế phẩm sinh

học vừa có tác dụng kháng bệnh hại lại vừa có khả năng làm tăng độ phì nhiêu trongdat, thân thiện với môi trường (Agrios và ctv, 2005) Việc sử dụng vi sinh vật đối kháng

có nguồn gốc từ đất dang là một biện pháp đầy tiềm năng Trong số các loài nam đốikháng có tiềm năng lớn ứng dụng trong phòng chống bệnh cây là nam thuộc chiChaetomium Đây là loài nam túi hoại sinh lớn nhất với trên 300 loài đã được mô ta(Von và ctv, 1984) Với xu thế một nền nông nghiệp xanh, bền vững và bảo vệ môi

trường sinh thái hiện nay, xuất phát từ những vấn đề trên nên đề tài “Phân lập, đánh

giá khả năng đối kháng của nam Chaetomium sp đối với nam gây bệnh than thư

trên ớt (Capsicum spp.)” được thực hiện.

Trang 12

Mục tiêu

Đánh giá được khả năng đối kháng của nam Chaetomium sp được phân lập từ

đất của các vườn trồng rau hữu cơ tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, thành

phố Hồ Chí Minh với nam Colletotrichum spp gây bệnh than thư trên ớt

Yêu cầu

Phân lập và định danh nam Chaetomium sp từ đất thông qua đặc điểm hình thái.Xác định khả năng đối kháng của nam Chaetomium sp doi với namColletotrichum spp trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ thực hiện trên hai mẫu nắm Colletotrichum gloeosporioides chủngBR03 và Colletotrichum scovillei chủng LD06 do Bộ môn BVTV cung cấp

Nam Chaetomium sp được phan lập tại các vườn trông rau hữu cơ ở các tỉnh

Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương, Thành phô Hồ Chí Minh

Đề tài chỉ được thực hiện trên giống ớt Chánh Phong

Trang 13

Chương 1TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về cây ót

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây ớt

Gt có nguồn gốc từ Châu Mỹ Từ xa xưa, ớt đã là thành phần quan trong khôngthể thiếu trong bữa ăn và là nguyên liệu làm thuốc của các bộ tộc Nam Mỹ Dù nguồn

gốc tiến hóa ở phía nam rừng Amazon nhưng hạt ớt được tìm thấy tại thung lũngTehuacan, Mexico với niên đại hơn 9000 năm Những bang chứng khảo cô có niên đại

khoảng 6000 năm phát hiện tại bảy địa điểm từ Bahamas tới Nam Peru cho thấy sự

liên hệ với các giống ớt ở Châu Âu Các dấu tích cũng chứng minh ớt và ngô đượctrồng cùng thời điểm dé làm lương thực ở Trung va Nam Mỹ Các nhà nhiên cứu cho

rằng ớt được thuần hóa tại ít nhất hai địa điểm riêng biệt: một ở Nam Mỹ, đặc biệt là

miền nam Brazil đến Bolivia, hai là ở Trung Mỹ và Mexico (Brown và ctv, 2013)

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và công dụng của ớt

Thành phần hóa học quan trọng nhất trong quả ớt là chất cay capsaicin đượcdùng làm gia vị và làm thuốc Ngoài ra ớt còn là cây trồng rất giàu vitamin A, vitamin

C, khoáng chat cũng như folate, một trong những vitamin B (Kantar va ctv, 2016)

Capsaicin được sử dụng làm thuốc giảm dau trong thuốc mỡ bôi ngoài da

và miếng dan ngoài da dé giảm đau, thường ở nồng độ từ 0,025% đến 0,1% Thuốc cóthể được dùng dưới dạng kem để giảm tạm thời các cơn đau nhẹ của cơ và khớp liên

quan đến viêm khớp, đau lưng, căng cơ và bong gân, thường là các hợp chất với các

chất xoa bóp khác (Fattori và ctv, 2016)

1.2 Tổng quan về nam Colletotrichum spp gây bệnh than thư trên cây ót

1.2.1 Tổng quan về nam Colletotrichum spp

Theo báo cáo của Dean va ctv (2012), thi nam Colletotrichum spp là một trong

Trang 14

những tác nhân gây bệnh thực vật quan trọng nhất trên toàn thế giới Dựa trên tam quan

trọng của khoa học và kinh tế, gần đây đã được bình chọn là nhóm nam gay bénh thucvật quan trong thứ tam trên thé giới và là nguyên nhân gây bệnh than thư - một bệnhhại kinh tế quan trọng với phô ký chủ rộng bao gồm ngũ cóc, đậu, rau, cây lâu năm và

cây ăn quả (Agrios, 2005).

Nam Colletotrichum sinh sản vô tính bằng bào tử, bào tử đính phát triển trêncuống bào tử dang quả thé là cụm cuống bào tử Cụm cuống bao tử có dang đĩa phẳng,mỗi cụm cuống bao tử gồm lớp chất nền, bề mặt sản sinh cuống bao tử trong suốt.Cuống bào tử không có vách ngăn kéo dài đơn bào, dạng liềm, cong, bào tử trong suốt.Cùng với bào tử và cuống bào tử là các lông cứng trên mỗi cụm cuống bào tử Lôngcứng dài, thuôn nhọn, không phân nhánh và đa bào, cau trúc như tơ cứng, có sol nam

nội sinh, mảnh, phân nhánh, không mau, có vách ngăn, sợi nắm có nội bào và gian bao

Nhiều hạt dầu được hình thành trong mỗi sợi nam, khi sợi nam gia trở nên sm màu vàxoắn lại thành đạng chất nền nhỏ dưới lớp ngoài cùng

Khi gặp điều kiện thuận lợi, mỗi bào tử nảy mam từ một đến nhiều ống mam déhình thành sợi nam, gây tổn thương trên bề mặt vat chủ Sợi nắm gia đôi khi hình thành

vách day, mau nau sam, hình cau gọi là hậu bao tử (Chlamydospores) tồn tại trong thời

gian dài và khi tách ra cũng nảy mam để hình thành sợi nắm mới Một vài loại namcủa Colletotrichum có hoặc không có lông cứng có thể được kiểm soát bởi sự thay đôicủa độ 4m Giống như những loại nắm gây bệnh thực vật khác, Colletotrichum tồn tạichủ yếu hai giai đoạn trong đó giai đoạn vô tính là chủ yếu, còn giai đoạn hữu tính chủ

yếu tồn tại trên mô đã chết (Sutton, 1995), chi Glomerella được xem như là giai đoạn

hữu tính của Colletotrichum Cơ chế tái tiếp hợp và sinh sản hữu tính củaColletotrichum vẫn chưa được mô tả chỉ tiết, theo Wheeler (1952), thì chỉ Glomerellaton tại cả hai dạng trong hệ sợi là ton tại đồng tan và di tan

1.2.2 Phan bo va ki chi

Nam Colletotrichum gloeosporioides gay hai trén hau hét cac loai cay tréng 6

47 nước trên thé giới, đặc biệt phô biến ở các vùng nhiệt đới va 4 nhiệt đới Một số loài

Colletotrichum hoặc có thé các biotypes có thé cùng gây hại trên một ký chủ Cam

Trang 15

bị nhiễm bệnh nhất (Peypoux và ctv, 1984) Gây ra bệnh than thư trên xoài có thé là

Colletotrichum acutatum và Colletotrichum gloeosporioides Dâu tây có thé là

Colletotrichum fraariae, Colletotrichum acutatum và Colletotrichum gloeosporioides gay hai trén ca 1a va qua.

Bệnh than thư gây ra bởi loài Colletotrichum xuất hiện các triệu chứng trên than,

lá, hoa, quả và đã được xác định ở nhiều loài thực vật Trong số ba loài Colletotrichum

spp quan trọng (C truncatum, C gloeosporioides và C acutatum) thì C acutatum làloài có độc lực cao nhất, tan công cả quả xanh và quả đỏ, theo sau đó là C truncatum

và C gloeosporioides Trong khi đó C truncatum nhiễm nhiều quả chín và C acutatum

va C gloeosporioides xảy ra trên cả quả non và quả xanh (Than va ctv, 2008).

1.2.3 Triệu chứng gây bệnh

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh than thư có thé thay đổi theo bộ phận cây bitấn công và điều kiện ngoại cảnh nhưng nhìn chung đều là các vết đốm hoại tử, trênvết đốm có các 6 bào tử (đĩa cành nam) màu gạch non hoặc đen (Hà Viết

Cường, 2008).

Theo Vũ Triệu Mân (2007), bệnh thán thư có thé hai thân, lá, quả và hạt, nhưng

hại chủ yếu trên quả vào giai đoạn chín Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm,ướt trên bề mặt vỏ quả, sau 2 - 3 ngày kích thước vết bệnh có thé lên tới 1 cm đường

kính Vết bệnh thường có hình thoi, lõm, phân ranh giới giữa mô bệnh là một đườngmàu đen chạy dọc theo vết bệnh Trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cành

của nắm gây bệnh Các vết bệnh có thé liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô cómàu trăng vàng bân.

Nam có thé gây hại trên một số chồi non, gây hiện tượng thối ngọn ớt Chéi bị

hại có màu nâu đen, bệnh có thê phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh cóquả ở từng phần nhưng quả ít, chất lượng kém

Than và ctv (2008) miêu tả triệu chứng điển hình trên quả là các tốn thươnghình tròn, lõm, với vòng tròn đồng tâm trên bề mặt quả ớt và xuất hiện tan nấm hồng

với nhiều bao tử vô tinh Dưới áp lực bệnh nặng, vét bệnh liên kết lại gây thối quả

Trang 16

1.2.4 Đặc điểm sinh thái và đặc tính sinh học

Đặc điểm sinh thái: Theo CerKaukas (2004), cho thấy rằng một số chủng

Colletotrichum spp ton tại trong tu nhiên: cây ki chu phụ, cây hoang dai, tan dư thựcvật, mô trái bị bệnh Nam hình thành cấu trúc dang hạch dé lưu ton, khi gặp điều kiện

bắt lợi Bệnh sẽ bộc phát trở lại nếu tiếp tục canh tác các cây trồng kí chủ của nắm như

xoài, ớt, cà chua Các chu kỳ tiếp theo của bệnh sẽ tiếp nối trong suốt mùa vụ gieotrồng nhờ sự hình thành bào tử

Đặc tính sinh học: Chu kỳ Colletotrichum spp thường được bao gồm giai đoạn

hữu tính và vô tính Nhìn chung, giai đoạn hữu tính dẫn đến sự đa dạng di truyền của

quan thé nam, còn giai đoạn vô tính có vai trò trong sự phát tán của nam Sự kết hợp

theo kiểu hữu tính trong các loài Colletotrichum spp thường hiếm gặp trong tự nhiên.Chỉ có 11 trong số 20 loài Colletotrichum spp có giai đoạn hữu tính glomerella

(Wharton và Diéguez-Uribeondo, 2004).

Hau hết loài Colletotrichum spp thuộc nhóm bán ký sinh bắt buộc(hemibiotrophy) do có loại gene giúp chuyển đổi từ dạng sống ky sinh bắt buộc

(biotrophy) sang dạng sống hoại sinh (necrotrophy) Trong quá trình phát triển, chúng

tiết ra enzyme và độc tô dé phân hủy vách tế bao và nguyên sinh chất của tế bào kýchủ (Phạm Văn Kim, 2000) Một số loài Colletotrichum spp sau khi xâm nhiễm vào

mô ký chủ thường trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài Đối với loài Colletotrichum

capsici, nam xâm nhiễm vào bên trong mô và dần dần làm chết các mô dày (Mendgen

và Hahn, 2002).

1.2.5 Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh

Khi âm độ tăng cao tạo điều kiện thích hợp cho sự mọc mam của bào tử và sự

xâm nhiễm bệnh Nhân tố chính giúp phát tán bào tử là nước Bào tử nấmColletotrichum spp mọc mam rat nhanh trong điều kiện có nước dé hình thành ốngmam và đĩa áp (Cerckauskas, 2004)

Từ nghiên cứu của Phạm Văn Kim (2000), cho thấy rằng bào tử namColletotrichum spp nay mam trong nước sau 4 giờ và tiến hành xâm nhiễm vào cây.Soi nam tiến hành xâm nhiễm bang cách tan công len lõi giữa các vách tế bao ký chủ

Trang 17

sau khi nảy mầm, sau đó tiết enzym dé phân hủy vách và màng nguyên sinh chất của

tế bào đề hấp thu dưỡng chất cần thiết Trong điều kiện mưa thường xuyên và nhiệt độkhoảng 23°C là điều kiện thuận lợi dé cho nam lây lan và phát triển Nam có thé xâmnhiễm vào lá trực tiếp và qua những khe hở tự nhiên mà không cần tạo vết thương.Nam xâm nhiễm đòi hỏi âm độ 100% và nhiệt độ 20 — 30°C trong 24 giờ Triệu chứngbệnh có thé xuất hiện trong vòng 6 ngày sau khi tan công vào mô cây và thành lập đĩa

dai trong điều kiện âm ướt

Ngoài ra theo Vũ Triệu Man (2007), nhiệt độ thích hợp cho nắm gây bệnh là 28

— 30°C, bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ cao Bao tử phân sinh có sức sống cao, trongđiều kiện khô hạn mặc dù bị vùi trong đất vẫn có khả năng nảy mam ở vu sau Bệnhphát triển lây lan mạnh và gây thiệt hại nghiêm trọng vào những tháng mưa nhiều

Bệnh thường phát triển khi thời tiết có mưa nhiều và ẩm độ cao Bên cạnh đó bệnh

cũng xảy ra nhiều trong mùa mưa vì bào tử sẽ được nước mưa cuốn đi và phát tán quanhững cây khác, kết quả là làm nhiễm bệnh nhiều hơn theo Roberts và Dean (2009)

Trái ở vị trí gần mặt dat thi dé bị xâm nhiễm hơn do nước mưa bắn bào tử từ đấtlên hay do tiếp xúc trực tiếp với mặt đất (Cerckauskas, 2004) Nhiệt độ khoảng 28°C,

ầm độ 95,7% bệnh sẽ phát triển rất nhanh trên quả (Sharma và ctv, 2006) Ngoài ra,

hạt từ những trái bị nhiễm bệnh cũng là nguồn phát sinh mầm bệnh (Phạm Văn Biên

va ctv, 2003).

Ngoài ra nam còn được phát tán từ nơi này đến noi khác nhờ các yếu tố như:

gid, nước mưa, côn trùng hay con người (Pham Văn Biên va ctv, 2003).

1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nam Colletotrichum spp

Nhiệt độ

Theo Pham Văn Biên va ctv (2003), thì nhiệt độ thích hợp nhất cho namColletotrichum spp phát triển là 23 — 25°C Trong khi đó theo Hubballia (2011), namColletotrichum gloeosporioides phat triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 25 — 30°C Ngoài

ra ánh sáng xen tối cho thấy sự tăng trưởng va phát triển của nam Colletotrichum

gloeosporioides là tôi đa so với 24 giờ chiếu sáng liên tục hoặc 24 giờ không có ánh

sáng.

Trang 18

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tồn trữ đến sự hình thành bào tử củanam Colletotrichum spp đã kết luận rang ở 30°C bào tử Colletotrichum capsicum đượchình thành cao nhất (Nguyễn Văn Đông, 2002).

Nhiệt độ thích hợp cho bệnh gây hại là 28 — 30°C đối với loài Colletotrichum

capsici và Colletotrichum nigrun Đôi với loài Colletotrichum lagenarium thì nhiệt độ

tối hảo là 20 — 30°C Ở 52°C trong thời gian 10 phút sẽ làm giảm sức nảy mầm củabào tử Colletotrichum lagenarium theo Vũ Triệu Man (2007).

Âm độ

Khi lá ướt đẫm hoàn toàn vết bệnh xuất hiện khoảng 8 — 12 giờ sau khi ủ bệnh

ở 25°C, cho thay âm độ cao trên 90% và sương mù kéo dài tạo điều kiện cho nam phát

triển tốt (Byrne và ctv, 1998) Ngoài ra khả năng xâm nhiễm của nắm giảm đi trongđiều kiện khô và không còn khả năng xâm nhiễm khi thời tiết khô trong vòng 10 — 12ngày (Roberts và ctv, 2009) Vì thế mưa nhiều và liên tục không chỉ làm tăng độ âmkhông khí mà còn làm cho bào tử nắm phát tán lên lá, thân, trái

Tỷ lệ nảy mầm không đáng kê nếu độ âm tương đối dưới 97% do đó bào tử phải

có nước dé nảy mam Bao tử được phát tán lây lan chủ yếu nhờ mưa Thời tiết quyếtđịnh đến mức độ gây hại của nắm và nắm tương đối thụ động trong thời tiết khô hạn.Ánh sáng mặt trời, độ âm thấp và nhiệt độ không thích hợp (dưới 18°C hoặc lớn hơn25°C) nhanh chóng làm chết các bào tử nắm (Wastie, 1972)

pH

pH tốt nhất đối với sự phát triển của nấm Co//efofrichum spp là 7 — 8 và pHthích hợp cho bào tử mọc mam là 5 — 6 (Zhiyue và ctv, 1997)

Bên cạnh đó, theo Hubballia va ctv (2011), nam Colletotrichum gloeosporioides

phát triển thuận lợi nhất trong môi trường pH 6 — 7

1.2.7 Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về biện pháp phòng trừ bệnh thán thư

do nắm Colletotrichum spp

Đề kiểm soát hiệu quả bệnh thán thư hại ớt việc sử dụng một hoặc kết hợp cácbiện pháp sau đây là hết sức quan trong: Sử dụng giống kháng, kiểm soát môi trường,

Trang 19

sử dụng hóa chất, kiểm soát sinh học, sử dụng các sinh vật đối kháng Tại Mỹ, thuốcsinh học có chứa vi khuẩn đối kháng như Bacillus subtilis va Candida oleophila đangtrong giai đoạn thử nghiệm dé xác định hiệu quả phòng chống C acutatum (Phillip và

Javier, 2004).

Theo Roberts ruộng trồng ớt đã nhiễm bệnh thán thư từ vụ trước nên tránh trồngcây họ cà ít nhất là 2 năm (Roberts và ctv, 2009) Thực hành vệ sinh đồng ruộng baogồm kiểm soát cỏ dai Lựa chọn các giống ớt chín nhanh dé tránh sự xâm nhiễm bởi cácloài nam Hạn chế vết thương tổn trên quả do côn trùng hoặc các loài khác để giảm nguy

cơ lây nhiễm của các loài nấm Colletotrichum spp và các vi khuẩn gây thối rửa khác

Đến cuối vụ các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng cần mang ra khỏi đồng

ruộng hoặc bị chôn vùi kết hợp với bón cân đối Dam - Lân - Kali và bổ sung các chất

hỗ trợ (Roberts và ctv, 2009).

Trần Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Liên Thương, 2016 đã nghiên cứu tạo chế pham

từ Trichoderma sp kiêm soát bệnh than thư do Colletotrichum spp gây ra trên cây ớt(Capsicum frutescensi) Kết quả phân lập từ các mẫu ớt bệnh than thư cho thấy

Colletotrichum truncatum và Colletotrichum acutatum là các tác nhân gây bệnh thanthư phô biến trên cây ớt tại Bình Dương Trong số 16 chủng Trichoderma spp phân lập

được từ các khu vực trồng rau màu tại Bình Duong, ba chủng Trichoderma(Trichoderma koningii T2.2, T koningii T4 và T koningii T5.1) có khả năng đối khángtốt nhất với các chủng Colletotrichum spp phân lập được Chế phẩm bào tử từ các chủngTrichoderma chọn lọc có khả năng hạn chế bệnh thán thư trên trái ớt cao hơn 58,4 % sovới việc sử dụng các chế phâm phòng trừ nắm khác

1.3 Tổng quan về nam Chaetomium spp

1.3.1 Giới thiệu chung về nam Chaetomium spp

Chi Chaetomium thuộc Giới Fungi

Nghanh: Ascomycota

Lớp: Sordariomycetes

Bộ: Sordariales

Trang 20

Họ: Chaetomiumceae

Chi: Chaetomium.

(Theo Soytong va Quimio, 1989).

Bộ Sordariales có 120 chi và 700 loài khác nhau Các loài Chaetomium spp cóđặc trưng riêng là có các lông bao, còn gọi là “sợi tóc”; cellulose là vật chất cần thiết

cho sự sinh trưởng và phát sinh bao tử Các loài Chaetomium spp là các loại nam di

dưỡng phổ biến, phân bố khắp nơi trên toàn thế giới và phổ biến rộng rãi trong đất và

trên các vật liệu thực vật đang mục nát, đất và phân hữu cơ, gần đây nó được phân lập

từ san hô, san hô mềm, tảo biển và Chaetomium spp được biết đến với vai trò sản xuấtcác chất chuyên hóa thứ cấp có các hoạt động sinh học quan trọng (Yu và ctv, 2018)

Ngoài ra, Chaetomium được tìm thấy trên gỗ, phân trộn, đá phiến, rom ra, giấy,hạt, mảnh vụn thực vật, lông chim và các vật liệu cellulose tương tự Nó còn được biếtđến như một loại nam gây thối mềm cho gỗ (Hoog và ctv, 2000) Nhưng môi trườngsống chủ yếu van là ở trong đất Bên cạnh đó Chaetomium còn là một chất gây ô nhiễm,một số khác được xem như là mầm bệnh của con người Một số loài có bản chất ưa nhiệt

theo Abdel-Azeem và ctv (2020).

Theo Soytong và Quimio (1989), các loài Chaetomium spp có thê được phân lập

bằng phương pháp bay nắm bằng mảnh giấy lọc đặt trên bề mặt đất 4m trong đĩa petri

1.3.2 Đặc điểm hình thái của nam Chaetomium spp

Khuan ty: Phát triển nhanh trên môi trường thạch khoai tây, kích thước 6 — 9 cmsau 9 — 10 ngày nuôi cấy Khuan ty ban đầu có màu trang như bông, sau chuyền sangmàu xám nhạt đến màu 6 liu khi trưởng thành, rồi dần chuyển sang màu nâu đen do sự

hình thành các quả thể ascoma Các quả thé này có dang hình cầu hoặc hình quả lê, kích

thước lớn, hình thành rải rác khắp bề mặt khuẩn lạc, tạo thành đám màu nâu đen khi già

(Soytong, 1991).

Soi nam: Soi nam có vách ngăn, có mau xám hoặc nâu nhạt, moc từ môi trường

và từ sợi khí sinh (Soytong, 1991).

Trang 21

Cơ quan sinh sản: Qua thé hình qua lê phình ra ở giữa, có màu tối, có lỗ mở; có

nhiều lông bao mọc xung quanh bên ngoài, kích thước 100 — 500 x 100 — 400 pm, vớicác kiểu dáng và độ day mỏng khác nhau tuỳ loài; có loại thăng hay uốn nếp kiểu gon

sóng, loại ngoằn ngoẻo kiểu ruột già, loại chỉ ngoằn ngoéo trên đỉnh sợi, loại xoăn lon,loại đơn giản, loại phân nhánh (Soytong, 1991).

Qua thé lúc còn non có hình cavat đến hình gậy chứa từ 4 — 8 bào tử màu nâu Khiquả thé chín các nang nam giống như cột trụ hoặc hình chùy nhú lên từ đầu của qua

thé, chứa các nang bào tử thăng hoặc không thăng hàng Kích thước của nang nam là

68 — 84x 5 — 7 um Các nang bào tử có màu, thành tế bào nhẫn, có nhiều hình dạngkhác nhau (chủ yếu là hình quả chanh) với 1 lỗ mầm, kích thước 10 — 12 x 2,8 - 4 um.Bao tử bọc sinh ra từ túi bào tử hình trụ hoặc sợi nam, kích thước bào tử 7 — 8 x 5 —6

um (Rai va Mukerrji, 1964).

Hình 1.1 Các dang quả thé và bao tử nam Chaetomium spp (Wang và ctv, 2016)

A: Qua thé nam Chaetomium trên bề mặt giấy lọc;

B; C; D; E: Các dạng quả thé của nắm Chaetomium;

F; G; H: Các dạng bao tử của nắm Chaetomium.

Trang 22

1.3.3 Đặc điểm phân bố của nắm Chaetomium spp.

Nam Chaetomium spp là một trong những nhóm nam lớn nhất trong hệ vi sinhvật đất phân bố rộng rãi trong tự nhiên và sự phân bố cũng tuân theo quy luật như cácloài vi sinh vật khác Số lượng nắm Chaetomium spp chủ yêu nằm trong các tang đất

dưới Đặc biệt ở tang đất sâu 25 — 30 cm thì số lượng Chaetomium spp có nhiều nhất(Soytong va Quimio, 1989).

1.3.4 Yếu tố dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của nam Chaetomium spp

Nguồn carbon: Kha năng hấp thụ nguồn carbon khác nhau của các chủng namChaetomium spp được ứng dụng trong việc sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ nắmbệnh hại cây trồng (Soytong, 1990) Các chủng nắm này hấp thụ tốt một số loại đường

như saccharose, glucose, fructose, cellubioseza, D-lactose, D-maltose, tinh bột, ri

đường, axit malic, L-arabinoea dé tổng hợp năng lượng, hap thu kém đối với rượu, amylic, citric acid (Lê Thị Ánh Hồng và ctv, 2005) Nhưng cũng có những nghiêncứu cho thay rằng, trong môi trường không cần đường thì Chaetomium spp vẫn pháttriển tốt Riêng rượu mannit, dextri và arabinoza thi ức chế sinh trưởng của nam

N-Chaetomium spp.

Nguồn nitơ (đạm): Theo Soytong (1988), thì các loài Chaetomium spp hap thụ

cả hợp chất vô cơ và hữu cơ có chứa nito, nhưng ưa môi trường có chứa L-triptophane

và L-glutamic Prolin nhanh chóng bi phân giải bởi Chaetomium globosum và sử dụng

các sản phẩm của quá trình phân giải đó Các loài C cupreum, C globosum, C

lucknowense thích hợp sử dụng đạm nitrat natri, nitrat amon sử dụng kém hơn Cũng

theo Soytong thì có những loài hấp thụ tốt muối amon đó là C mollicellum, C.funicolum Trên môi trường có chứa casein ức chế sinh trưởng của nhiều loài

Chaetomium spp.

Độ âm: Độ am ảnh hưởng tương đối đến sự nảy mầm của bao tử và phat triển

các cơ quan dinh dưỡng của nam Chaetomium Bào tử nam Chaetomium có thé nảy

mam trong một phô độ âm tương đối rộng 30 — 100%, nhưng phù hợp nhất là 70 —

100% Bào tử nam Chaetomium có thé nảy mầm cả khi ở các vùng đất khô hạn vì tiết

ra ergosterol (Sekita va ctv, 1981).

Trang 23

Nhiệt độ: Nắm Chaetomium chịu anh hưởng lớn bởi nguồn gốc quyết định đến

khoảng nhiệt độ sinh trưởng thích hợp Nếu cùng một loài C globosum, nhưng khi

phân lập ở Trung Quốc trong vùng khí hậu ôn đới thì nhiệt độ thích hợp là 12 - 15°C

và phát triển tối ưu cả khi ở Nga, nhưng cũng loài đó khi phân lập ở Thái Lan thì nhiệt

độ thích hợp là 25 - 30°C Khi nhiệt độ lên cao quá thì nam Chaetomium chậm sinhtrưởng, bề mặt của chúng mắp mô, không bằng phẳng (Sekita và ctv, 1981) Tuy nhiênnhiệt độ không ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt tính đối kháng của nam Chaetomium(Boderau và Andrew, 1987).

Nam Chaetomium phát trién trong một phô nhiệt độ rộng từ 3 - 52°C Mỗi loài

Chaetomium lại có khoảng nhiệt độ thích nghi riêng như: C globosum, C cupreum là

4 - 42°C, C lucknowense là 3 — 50°C(Chives, 1915).

Ánh sang: Anh sáng ảnh hưởng đến hoạt động va quá trình sinh trưởng củanam Chaetomium Trong điều kiện tối, quá trình sinh bao tử chậm hơn trong điều kiệnchiếu sáng, nhưng số lượng bào tử điều kiện tối sẽ nhiều hơn so với điều kiện chiếusáng liên tục Trong điều kiện chiếu sáng liên tục sẽ ức chế sự tạo thành sinh khối, sựhình thành bào tử và sự tăng trưởng phát triển của sợi nắm Trong điều kiện sáng xentối thì lượng bao tử và lượng nam sinh khối thu được là cao nhất Tuy nhiên ánh sángkhông có ảnh hưởng rõ rệt đến một số chủng nam Chaetomium spp (Heye và Andrew,

1983).

pH: Là một yếu tô quan trọng liên quan đến sự sinh tồn của nắm Chaetomium.Mặc dù các loài Chaetomium khác nhau có thé phát triển ở các mức pH khác nhau,những loài cụ thé có độ pH tối ưu khác nhau, C globosum và C cupreum (pH 5 — 6),

nhưng C zcknowense thích hợp pH 3 — 8 (Soytong, 1991).

1.3.5 Kha nang sinh tong hợp các hợp chat chuyển hóa thứ cấp của nam

Chaetomium spp.

Các loài Chaetomium khác nhau chứa một lượng lớn chất chuyên hóa chuyênbiệt với các chức năng khác nhau, bao gồm các chất có khả năng chống lại các điềukiện bat lợi và bảo vệ cây chủ chống lại các vi sinh vật khác Cho đến nay, ít nhất 500chất chuyền hóa chuyên biệt đã được phân lập và xác định từ 40 loài thuộc chi

Trang 24

Chaetomium spp trong đó có nghiên cứu hơn 200 chất chuyên hóa thứ cấp đã đượcphân lập và xác định từ Chaetomium globosum bao gồm terpenoid, chaetoglobosin,

axit tetramic, steroid, xanthones, diketopiperazines, bis (3-indolyl)-benzoquinones,

azaphilones, anthraquinones, pyranones va orsellides (Wang va ctv, 2017) Nhiéu hopchat trong số nay đã được thử nghiệm trong nhiều hoạt động sinh học, bao gồm gâyđộc tế bào, chống ung thu (Bae va ctv, 2016), chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy

hóa, bảo vệ thần kinh, ức chế tyrosinase, ức chế a-glucosidase và a-amylase (Zhao vactv, 2017).

Năm 2016, tong cộng 142 chất chuyên hóa chuyên biệt từ các loài Chaetomiumspp có hoạt động sinh học như gây độc tế bào và các hoạt động ức chế tăng trưởng

thực vật đã được mô tả (Fatima và ctv, 2016).

Theo nghiên cứu Tawfik và ctv (2017), đã phát hiện thêm năm hợp chất có hoạt

tính chống ung thư và kháng khuẩn do nấm Chaetomium sp tiết ra bao gồm hydroxybenzaldehyde, Uracil, 3-benzyl-6-isobutyl piperazine-2,5-dione, Cyclo (L- Alanin-L-leucin) va Cyclo-(L-proline-L-leucine).

p-: 6 ps oO hs ` 3 Ñ O 17

5 3

a T SE eS tCHO O

7T p-hydroxybenzaldeh yde Uracil 3-benz yl -6-isobutyl

Hình 1.2 Năm hợp chất có khả năng chống ung thư và kháng khuẩn do nắm

Chaetomium spp tiết ra (Tawfik va ctv, 2017)

Trang 25

1.3.6 Hoạt tính cơ bản của nam Chaetomium spp.

Trong sản xuất nông nghiệp việc tông hợp các hợp chất hoạt hóa sinh học nhómMycotoxin (Chaetoglobosin Q, R, T, U) và nhóm Epipolythiodioxopiperazine

(Chaetoglobosin A, B, C) được xem là quan trọng vì day là nhóm chất có hoạt tínhkháng nắm, có khả năng tiêu diệt các tế bào nắm bệnh bằng cách phá hủy màng tế bào,làm cho nguyên sinh chất bị phá vỡ và mất đi độc tính của nắm bệnh, kết quả là làmgiảm hiệu quả gây bệnh của tác nhân gây bệnh cũng như mức độ nhiễm bệnh (Di-

pietro, 1991).

Chaetomium có kha năng tiết ra 4 loại kháng sinh quý hiếm Các chất này có

khả năng ức chế, phá vỡ tế bào, xâm nhiễm, tiêu diệt các loài nắm hại một cách khá dễ

dang (Soytong va Quimio, 1989), bao gồm:

Chaetomium sản sinh ra chất Chaetoglobusin C có kha năng ức chế sinh trưởng

của một số nam gây bệnh cây như Colletotrichum gloeosporioides, Coldematium,Fusarium oxysporum, Phytophthora palmivora, P parasitica, P caclorum,

Pyricularia oryzae, Rhizoctonia solani va Sclerotium rolfsli (Soytong va ctv, 2001).

Chat Chaetoviridins A và B có khả năng ức chế sinh trưởng một số nam nhưPyricularia oryzae, Pythium ultimum (Park và ctv, 2005).

Chat Rotiorinois do nam C cupreum tạo ra có kha năng ức chế sinh trưởng của

nhiều tác nhân gây bệnh gồm cả nắm và vi khuẩn (Kanokmedhakul và ctv, 2006)

nf Ni

^^” Š w/l `

vo °

Chaetoglobusin C Chaetoviridins A

Chaetoviridins B Rotiorinols

Hình 1.3 Một số chất kháng sinh của nắm Chaefomium sp có hoạt tinh ức chế nam

gây bệnh (Yuan và Yanling, 2022).

Trang 26

Một trong những hoạt tính cơ bản và quan trọng của loài Chaetomium spp là khả năng sinh enzyme ngoại bao mạnh như cellulase, chitinases và beta-l,3-glucanases Cellulase là enzyme phổ biến ở nhiều loài Chaetomium spp., đây là enzymekhá quan trọng trong quá trình sống của loài nấm này Các enzyme này giúpChaetomium có thé phân hủy vách tế bào nam that (fungi) được cấu tạo bởi chitin (làcác chuỗi N- acetyl -D-glucosamine không phân nhánh) và B-1,3-glucan hay vách tế

bào của nam trứng (Phytophthora, Pythium), được câu tạo bởi cellulose và glucan

Nam Chaetomium không chỉ giúp phân giải các xác thực vat tạo nguồn dinh dưỡng chosinh trưởng và phát triển của nam mà còn tạo cơ chế dé xâm nhập và phá hủy một số

loại nam gây bệnh khác bằng cách ức chế sự tổng hợp thành tế bào nam như ức chế

hình thành thành tế bào |3 - D - glucan của nam Đây là một trong những cơ chế cơbản dé ky sinh trên nam bệnh của Chaetomium Ngoài ra, Chaetomium còn kích thích

sinh trưởng của cây bằng cách tiết ergosterol làm tăng độ mùn trong đất, từ đó kích

thích cây sinh trưởng làm tăng sức dé kháng cho cây Nam Chaetomium spp có khảnăng sản sinh ra bao tử trong vùng đất của rễ cây trồng, có khả năng cạnh tranh dinhdưỡng mạnh hơn so với nắm bệnh, nhất là trong điều kiện đất có nhiều mùn hơn (Di-

Pietro, 1991).

Thuc tế khi xử lý chế phẩm sinh học được sản xuất từ các chủng nắmChaefomium spp cây sinh trưởng phát triển mạnh và cho năng suất, chất lượng caohơn, cả trong điều kiện nhà kính và ngoài đồng ruộng, Chaetomium được biết có khảnăng sản sinh một lượng cơ chat ergosterol khá lớn Chính ergosterol là một nhóm hợpchất chuyên hóa có nguồn gốc từ nâm có khả năng cải tạo đất làm cho đất thêm màu

mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện cấu trúc đất, kích thích sự phát triển của cây

(Eash và Sandor, 1994) Hàm lượng ergosterol là một chỉ thị sinh học quan trọng vềchất lượng đất (Martinez-Salgado và ctv, 2010)

Một cơ chế nữa cũng phải kề đến là hợp chất chaetoglobosin C do Chaetomiumglobosum sản sinh ra có khả năng kích thích cây hình thành tính khang (IR, Induced

Resistance) Các thí nghiệm đã cho thấy Chaetomium cảm ứng hình thành các lớp oxy

hoạt hóa (ROS, reactive oxygen species) là các phân tử dẫn truyền tín hiệu dé cảm ứng

Trang 27

tạo thành tính kháng tập nhiễm trên cây cà rốt, khoai tây, khoai lang, thuốc lá (Soytong

và ctv, 2001; Kanokmedhakul và ctv, 2002).

1.3.7 Đặc điểm phân loại của nam Chaetomium spp

Nam Chaetomium được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các đặc điểm

hình dang quả thé, lông bề mặt và lông bên của qua thé, chi tiết qua bao tử Trong thực

tế Chaetomium rat đa dang về hình dang quả thé, đa dạng của lông bao Hầu hết các

tác giả đều dựa trên sự phân nhánh và cách cuộn xoắn của lông bao bên ngoài quả thể

làm tiêu chí chính cho phân loại, trong khi Von và ctv (1984), dựa trên đặc điểm của

nang bao tử, quả bào tử và dựa vào bề mặt thành của nang bào tử

Trong khuôn khổ chi Chaetomium spp có trên 300 loài đã được nghiên cứu va

mô tả Trong đó phân loại của Soytong và Quimio (1989), có những mô tả và hình ảnh

rõ ràng nhất từ quả thé, lông bao qua thé (đặc điểm của lông, sự phân nhánh của lông),hình dạng quả bảo tử, hình dạng nang bào tử.

Tuy nhiên, đến nay có một số loài đã được thay đôi sau khi phân loại lại hoặc

có những ý kiến về sự giống nhau của chúng từ các nghiên cứu của các tác giả khácnhau Hiện nay còn nhiều ý kiến trong mô tả, cau tạo thành tế bao của quả thể, về quả

bao tử và nang bào tử Nhiều tác giả khác nhau lại có những công bó khác nhau TheoSeth (1970), công nhận 150 loài Trong khi đó Von va ctv (1984), công nhận 92 loài.

Ở Philippin, Soytong và Quimio (1989) phân lập được 19 loài hoàn chỉnh trong tổng

số 88 mẫu phân lập Ở Thái Lan, Soytong đã phân lập được 15 loài hoàn chỉnh trong

tong số 190 mau phân lập Theo Seth (1970), cần phải có các phân loại mới về

Chaetomium dé giảm các loài đồng nghĩa Theo Udagawa (1973), thì việc kiểm kê lạitất cả các loài đã được định danh là cần thiết Phương pháp phân loại hiện đại có thểkhắc phục những hạn chế của phương pháp phân loại theo hình thái, xác định tên loài

nhanh và chính xác hơn.

1.3.8 Những nghiên cứu về Chaetomium spp

1.3.8.1 Những nghiên cứu ngoài nước

Việc ứng dụng Chaetomium spp làm chất đối kháng dé kiểm soát mầm bệnhthực vật được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1954 bởi Tveit và Moore, người đã tìm ra

Trang 28

C globosum và C cochliodes nuôi cây trên môi trường yên mạch đê kiêm soát Helminthosporium victoriae (Tveit và Moore, 1954).

Các loài Chaetomium spp có hoạt tinh kháng khuẩn mạnh nên được khuyến

khích sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học Chaetomium globosum và Chaetomiumcochlioides được ghi nhận có tác dụng ức chế sự phát triển của Fusarium spp vàHelminthosporium spp (Tveit và Moore, 1954) Nhiều báo cáo đã mô tả hiệu lực củacác loài khác nhau, đặc biệt là Chaetomium globosum chỗng lại Venturia inaequalisgây bệnh ghẻ tao (Guang, 1999), tạo ra các chất chuyền hóa ức chế sự phát triển củaPythium ultimum gây chết cây củ cải đường (Di-Pietro và ctv, 1992) Ngoài ra chúngcòn giúp kiểm soát tốt nam 4i@naria brassicicola (Vannacci và ctv, 1987),

Rhizoctonia solani (Walter và Gindrat, 1988), Sclerotium rolfsii (Biswas và ctv, 2000),

Macrophoma kuwatsukai (Tomilova va Shternshis, 2006) và Alternaria raphani

(Moya va ctv, 2020).

Chaetomium cupreum cũng được báo cao là có tác dụng kiêm soát mâm bệnh

cây đậu tương, ví du: Phomopsis và Colletotrichum spp (Manandhar va ctv, 1986).

Ngoài ra, việc sử dung C globosum làm tác nhân kiểm soát sinh học dé kiểmsoát bệnh mốc sương ở cây khoai tây cho thay kết quả đầy hứa hen va mang lại năngsuất củ cao hơn (Madbouly và Abdel-Wareth, 2020) Mặt khác, loài Chaetomium cũngcho thấy hoạt động kháng khuẩn tốt chống lại vi khuân gram dương và vi khuân gram

âm, đặc biệt la Escherichia coli và Staphylococcus aureus (Gao va ctv, 2019).

Theo một báo cáo của Nitao va ctv (2002), báo cáo rằng môi trường nuôi cay từ

C globosum ức chế sự nở trứng và khả năng di chuyên của con non tuyến trùng sưng

Đáng chú ý là nhiều loài rất quan trọng với các ứng dụng tiềm năng của chúng

trong công nghệ sinh học và công nghiệp Ví dụ, C cochliodes được biết đến với khả

Trang 29

năng tạo ra sắc tô gọi là cochliodinol, được sử dụng trong ngành dệt may (Brewer,1968).

Bên cạnh đó đặc tinh gây độc tế bao và chống ung thư của loài Chaetomium

cũng đã được mô ta Vi dụ, một dihydroxanthenone mới được phân lập từ Chaetomium

globosum cho thay hoạt động chống ung thư, chống lại một loạt bay dòng tế bào khối

u ở người (Wijeratne va ctv, 2006) Hai hợp chất mới của xanthones được chiết xuất

từ Chaetomium globosum phân lập từ dat ở Ai Cập cho thấy hoạt động chống tăng sinhchống lại dong tế bào ung thư vú MCF-7 ở người và dòng tế bào ung thư biểu mô gan

người HEPG-2 (Wang và ctv, 2019) Theo báo cáo của Kanokmedhakul va ctv (2002),

thì C Globosum tạo ra hop chất được đặt tên là chaetomanone và echinulin được báo

cáo là chat ức chê vi khuân gây bệnh lao ở người.

Các loài Chaetomium được phân lập từ đất sử dụng như tác nhân kiểm soát sinh

học được khai thác ở Thai Lan từ năm 1989 (Soytong và Quimio, 1989) Theo Singh

va ctv (2001), dung môi trường có 1% rỉ đường, 2 — 3% nam men có thé sản xuất chếphẩm sinh học phòng trừ một số loại nam bệnh từ một số chủng Chaetomium Nghiên

cứu sự tạo bao tử của các chủng nam khác nhau bằng phương pháp nuôi cây chìm

(Dulmage, 1970) Theo ông, cũng giống như quan điểm của Soytong hoạt tính diệtnam hay chất lượng của chế phẩm phụ thuộc vào môi trường và đặc biệt là chủng

giống Nếu tìm được các chủng có hoạt tính đối kháng cao, sẽ có chế phẩm tốt hơn

Ketomium là tên thương mại của thuốc trừ nam sinh học phổ rộng (Int cl 5 AO

1 N 25/12, chứng nhận sáng chế Thái Lan số 6266, 20 năm, ngày phát hành 22/1/1994:

ngày kết thúc 21/01/2014) là chế pham sinh học sản xuất từ 22 chủng Chaetomium

globosum và Chaetomium cupreum Ketomium đã được đăng ky bởi Bộ Nông nghiệpThái Lan (số 458/2539, 02/9/1996) sử dụng như thuốc trừ nam sinh học kiểm soát bệnh

hại cây trồng, như phân bón sinh học phân hủy chất hữu cơ, cảm ứng hệ miễn dịchthực vật và như chất kích thích tăng trưởng Cơ chế kiểm soát bệnh cây đòi hỏi cácchung cụ thé của C globosum và C cupreum có khả năng sản xuất chất khang sinh;

sản xuất ergosterol kích thích tăng trưởng cây trồng do khả năng cải thiện lớp mùn

trong dat, tăng độ phì của đất Ví dụ như C globosum sản xuất Chaetoglobosin C, ngănchặn sự phát triển của tác nhân gây bệnh như Phytophthora parasitica, P palmivora,

Trang 30

P cacormm, PyricHlaria oryzae, Fusarium oxysporum, Colleftotrichum gloeosporioide, C dematium, Sclerotium rolfsii va Rhizoctonia solani (Suh và ctv,

1993) Theo Soytong, ché pham Ketomium trừ nam sinh hoc có hoạt tính diệt nam,

lượng bào tử phải dat 3,2 x 10’ bào tử/g.

Sử dụng chế phẩm Ketomium trong kiểm soát bệnh cây dé thay thé các thuốctrừ sâu và thuốc diệt nắm hóa học, đặc biệt là các bệnh do tác nhân gây bệnh trong đấtgây ra, kết hợp với các biện pháp kiểm soát khác như vệ sinh môi trường, cải thiện hệthống thoát nước, cắt tỉa loại bỏ các bộ phận bị bệnh của cây, bón vôi và phân hữu cơ(nhưng không sử dụng đồng thời hay pha trộn với thuốc trừ sâu hóa học) và sử dụngtrước khi có những thiệt hại về kinh tế có thể ø1úp ngăn ngừa các thiệt hại do nam bệnh

(Soytong, 1992).

1.3.8.2 Những nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, nam đối kháng Chaetomium lần đầu tiên được nghiên cứu ở Viện

Di truyền nông nghiệp vào năm 1999 Chế phâm Ketomium cũng đã được thử nghiệm

và đăng ký thành công tại Việt Nam trên một số bệnh cây trồng: bệnh đạo ôn trên lúa

do Pyricularia oryzae gây ra, bệnh thối rễ cây cà chua do nam Fusarium oxysprum gây

ra, bệnh thối rễ và vàng lá cây hoa cúc do nam Rhizoctonia solani gây ra Các nghiêncứu đã phân lập và định danh được 4 loài Chaefomium, nghiên cứu được khả năng đối

kháng của hai loài Chaetomium globosum và Chaetomium cupreum trong phòng thi

nghiệm, đã chứng tỏ rang nắm Chaetomium có khả năng đối kháng cao với với các loàinam bệnh như: Curvularia lunata, Fusarium olucopersici, Sclerotium rolfsii,

Pyricularia oryzae, P palmyvora, P parasitica, Colletotrichum gloeosporioides.

Năm 2002 — 2003 Viện Di truyền nông nghiệp đã san xuất thử thành công chếpham trừ nắm sinh hoc từ các chủng Chaetomium được tìm thay ở Việt Nam, với têngọi Chaefomium VDT và đã tiễn hành thử hiệu lực chế phẩm trừ nắm sinh học này lên

một số loài cây trồng như: cam canh, thông, hoa hồng, hoa cúc và cà chua Ngoài ra ở

viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền núi phía Bắc, Nguyễn Văn Thiệp vàctv (2014), đã có những nghiên cứu bước đầu về khả năng ức chế của nam Chaefomium

sp với một sô loại nam gây bệnh chính trên chè, ca phê, cao su Tuy nhiên, những

Trang 31

nghiên cứu này van hạn chế về số loài nam đối kháng Chaetomium spp và các nghiên

cứu chỉ mới là những nghiên cứu bước đâu.

Trang 32

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Phân lập, định danh nam Chaetomium spp tu dat trong rau hữu co tai các tỉnhLâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào đặc điểm hình

thái.

Xác định kha năng đối kháng của nam Chaetomium spp đối với nam

Colletotrichum spp trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 05 năm 2023 đến tháng 11

năm 2023.

Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bệnh cây và nhà lưới thuộc

Bộ môn Bảo vệ Thực vật khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

2.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Môi trường dùng trong nghiên cứu:

Môi trường WA (water agar): 20 g agar, 1000 ml nước cat

Môi trường PDA (Potato-Dextrose-Agar): 200 g khoai tây, 20 g Dextrose, 20 g

agar, 1000 ml nước cất.

2.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Nam Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum scovillei được cung cấp

bởi phòng thi nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông học, Trường Dai học Nông

Lâm Thành phó Hồ Chi Minh

Trang 33

Hình 2.1 Mẫu nam Colletotrichum gloeosporioides chủng BR03 Mặt trên (A)

Cân điện tử (PX224, Ohaus, Mỹ), bếp điện, kính hiển vi (CX23, Olympus,

Japan), dụng cụ cấy, đĩa petri (đường kính 80 mm), nồi hap khử trùng (MC40L, ALP,Japan) tủ cay khử trùng (2AC2 — 6E8, Esco, Singapore), tủ say khử trùng (MC40L,

ALP, Japan), tủ định ôn, thước đo.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phân lập và định danh nắm Chaetomium spp

Phương pháp thu mẫu:

Trang 34

Các mẫu đất được thu thập ở độ sâu tầng đất từ 15 — 30 cm Các mẫu đất đượcthu thập tại tinh Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh Lay mẫudat ở 4 vị trí khác nhau (200 g/vị trí) xung quanh vườn, sau đó trộn lẫn vào nhau và laymẫu đại diện (200 g/vườn thu mẫu) Mẫu đất nên được giữ trong túi nilon và viết tênnhãn cho từng mẫu (Roger và Dean, 2005).

Quy ước đặt tên mẫu: được mã hóa theo địa điểm thu thập (xã) Ví dụ: mẫu đấtthu thập thứ 1 của xã Xuân Thọ (XT01) Sau đó nắm Chaetomium spp phân lập từ datđược quy ước đặt tên mẫu: Nơi lấy mẫu (xã), thứ tự phân lập được trong mẫu đất Vídụ: mẫu Chaetomium phân lập từ mẫu đất tại ruộng rau của xã Xuân Thọ (XT01)

Bảng 2.1 Mẫu đất thu thập trên các ruộng rau

STT Tênmẫu Địa điểm thu mẫu Tọa độ

1 XTOl Xuân Thọ, Đà Lat, Lâm Đồng 11°56'36.3"N 108°31'05.5"E

5 XT02 Xuân Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng 11°56'39.5"N 108°31'00.6"E

3 XT03 Xuân Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng 11°56'43.0"N 108°30'42.1"E

4 PSO1 Phước Sang, Phú Giáo, Bình 11°21'19.8"N 106°45'47.8"E

Trang 35

đất trong đĩa petri Cho vào 10 ml nước cất mỗi đĩa dé giữ 4m sau đó các đĩa đất được ủ

trong tủ định ôn ở điều kiện 28°C và hàng ngày kiểm tra sự hình thành quả thé trên baygiấy Khi qua thé xuất hiện thì chuyển lên môi trường WA có bổ sung kháng sinhampicillin (100 mg/l) va streptomycin (100 mg/l), sau đó, tiếp tục cấy truyền lên môitrường PDA dé làm thuần

Nam thuộc chi Chaetomium spp được phân loại đựa vào đặc điểm hình thái theokhóa phân loại của Soytong và Quinio (1989): tất cả các mẫu phân lập (MPL) được nuôi

cấy trên môi trường PDA trong điều kiện 12 giờ sáng — 12 giờ tối, sau 14 ngày nuôi cấyghi nhận các đặc điểm về tan nâm, quả thé va bào tử theo hình dạng va màu sac.

2.4.2 Phương pháp đánh giá tính đối kháng của nam Chaetomium spp với nam

Colletotrichum spp trong điều kiện phòng thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 16 nghiệmthức, tương ứng với 15 dòng Chaetomium phân lập được và 1 đối chứng với 3 lần lặplai, mỗi lần lặp lại gồm 1 dia petri Nghiệm thức đối chứng là nắm Colletotrichum spp.được nuôi trong đĩa petri chứa môi trường PDA Các thí nghiệm đánh giá khả năng đốikháng được tiến hành theo phương pháp của Soytong (1988)

Phương pháp thực hiện

Chuẩn bị nguồn nam: nam Chaetomium, nam Colletotrichum gloeosporioides vànam Colletotrichum scovillei được nuôi cay trên môi trường PDA 7 ngày sau đó tiếnhành thí nghiệm theo phương pháp cấy kép

Tiến hành cấy đối xứng 2 loại nam Chaetomium spp và nam gây bệnh trên bề

mặt môi trường trong dia petri 8 cm Dùng khoan thạch hình trụ có đường kính 5 mm,

vô trùng, khoan lay một phan thạch 6 ria tản nắm Chaetomium sp và đặt vào đĩa petri

(đường kính 8 cm) chứa môi trường PDA, khoảng cách đặt khoanh thạch và mép đĩa là

1,5 cm Sau 3 ngày nuôi cấy tiến hành cấy khoanh tản sợi nam bệnh đối xứng vao trongdia petri U đĩa ở nhiệt độ từ 28 — 30°C

Chi tiêu theo dõi:

- Do bán kính trung bình theo công thức theo Nguyễn Thi Thuan va ctv (1996):

r=(t1 + 12)/2

Trang 36

Trong đó:

r: Bán kính trung bình của tản nắm;

r¡: Bán kính do từ tâm tan nam bệnh về phía vị trí cay nam đối kháng (đo ở chính

giữa, mặt dưới dia petri);

ra: Bán kính đo từ tâm tản nam bệnh đến tản nắm dai nhất phân bồ theo hướng nam

đối kháng (đo ở mặt dưới đĩa petri)

- Hiệu suất đối kháng PIRG (Percent Inhibition of Radical Growth) theo thang

đánh giá của Soytong (1988)

PIRG= (RI- R2)/R1 x 100.

Trong đó:

- R1 là bán kính tản nam gây bệnh cấy đối chứng;

- R2 là bán kính tản nam gây bệnh khi cấy với nam đối kháng

Hoạt tính đối kháng quy ước như sau:

- _ Hoạt tính rất cao (PIRG > 75%);

- _ Hoạt tính đối kháng cao (PIRG: 61 — 74%);

- Hoạt tính đối kháng trung bình (PIRG: 50 — 60%);

- Hoat tính đối kháng kém (PIRG: 20 — 49%);

- Khong có khả năng đối kháng (PIRG:< 20%)

2.4.3 Đánh giá khả năng đối kháng của nắm Chaetomium spp với nam

Colletotrichum scovillei trong điều kiện nhà lưới

Sau khi đánh giá khả năng đối kháng của nam Caefomiưm spp với namColletotrichum scovillei trong điều kiện phòng thí nghiệm chọn ra hai dòng namChaetomium có hoạt tính đối kháng mạnh nhất với nam C scovillei để thực hiện nộidung này, do nam Colletotrichum scovillei là một trong ba tác nhân gây bệnh chính trên

ớt và có độc tinh cao nhat.

Chuan bị cây ớt khỏe:

Trang 37

Giá thé trồng ớt được phối trộn theo tỉ lệ 2 đất: 2 phân bò: 1 xơ dừa theo thànhphần khối lượng Ngoài ra, cần phun thuốc phòng trừ bọ trĩ và nhện ở giai đoạn cây con,thường xuyên chăm sóc cây dé cây không bị thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, cây bị còi

cọc.

Tiến hành thí nghiệm:

Chuẩn bị nắm Colletotrichum scovillei, và hai dòng nam Chaefomium spp đôikháng mạnh nhất với nắm Colletotrichum scovillei trong phòng thí nghiệm được nuôicấy trên môi trường PDA khoảng 14 ngày

Tiến hành lây nhiễm và xử lý chế phẩm

Pha dich bao tử: cho 5 mL nước cat đã thanh trùng vào đĩa petri có chứa nam (đãhình thành bảo tử) nuôi cấy trên môi trường PDA, dùng lam kính cao đi lớp sợi nam sau

đó lọc lấy dich huyền phù bao tử điều chỉnh mật số bào tử đến nồng độ 10° bào tử/mLbằng buồng đếm hồng cầu

+ Đối với NT có xử lí nam đối kháng: Phun phủ đều 20 ml dịch huyền phù bào

tử nâm/chậu mật độ 10° bào tử/mL ở thời điểm 7 ngày trước khi ớt bắt đầu ra hoa (43ngày sau trồng)

+ Đối với NT có xử lí nấm bệnh: Phun phủ đều 20 ml dịch huyền phù bào tửnắm/chậu mật độ 10° bào tử/ml cùng với 4 ml chất bám dính phun ướt đều cả cây, phun

Trang 38

lúc chiều tối, sau đó dùng túi nilon đen trùm tối cho cây 36 giờ ở thời điểm ớt bắt đầu

ra hoa dé chủng bệnh (50 ngày sau trồng)

+ Đối với NT có xử lý chế phẩm sinh học: Pha nước cất đã thanh trùng với chếphẩm sinh học theo các nồng độ đã quy định sẵn ứng với từng nghiệm thức tưới vào

chậu ở thời điểm 7 ngày trước khi ớt bắt đầu ra hoa (43 ngày sau trồng)

Bồ trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 NT, mỗi NT là 3 LLL, 1 LLL

của 1 NT là 10 chậu ớt

+ NTI: Nam Chaetomium PS03 và nam C seoviilei LD06

+ NT2: Nam Chaetomium LM03 và nam C scovillei LD06

+ NT3: Nam Chaetomium PS03, LM03 và nam C scovillei LD06

+ NT9: Chế phẩm sinh học Chaetomium BS01 và nam C scovillei LD06

Thí nghiệm được tiến hành khi ớt bắt đầu ra hoa (khi 80% tổng số cây ra hoa trêntất cả các nghiệm thức)

Chỉ tiêu theo dõi:

Đếm số lá bệnh, quan sát phần trăm vết bệnh trên tất cả các lá của cây, có định 6cây/nghiệm thức vào thời điểm 7, 14, 21 NSCB bằng cảm quan

Theo đõi tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh ở các thời điểm 7,14 và 21 NSCB, tính hiệuquả giảm bệnh (HQGB) tại thời điểm 21 NSCB

Công thức tính (theo QCVN 01 — 160: 2014/BNNPTNT):

HQGB = [(C - T)/C] * 100

Ngày đăng: 29/01/2025, 23:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN