Đề án tập trung cải thiện việc thực hiện phương pháp 5S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng) tại các vị trí trọng điểm trong Đơn nguyên Ngoại Thần Kinh – Sọ Não, Cột Sống - Lồng Ngực, nhằm nâng tỷ lệ tuân thủ quy trình 5S từ mức khá lên tốt (≥90%). Giải pháp: Đào tạo và nâng cao nhận thức: Tổ chức các lớp tập huấn về 5S, kết hợp lý thuyết và thực hành mẫu. Đánh giá kiến thức nhân viên y tế trước và sau đào tạo. Giám sát và đánh giá: Áp dụng bảng kiểm định kỳ để giám sát việc thực hiện 5S tại các vị trí. Công khai kết quả kiểm tra trong các buổi họp, khen thưởng và xử phạt minh bạch. Cải thiện cơ sở vật chất: Sắp xếp và dán nhãn quy định cho từng vị trí, bổ sung dụng cụ cần thiết để duy trì 5S. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ quy trình 5S đạt 100% tại tất cả các vị trí sau 6 tháng thực hiện, bao gồm phòng hành chính, khu vực đón tiếp, xe tiêm, phòng cấp cứu, và tủ thuốc. 100% nhân viên y tế đạt kiến thức giỏi về 5S sau đào tạo, so với 30% trước can thiệp. Các vị trí được cải thiện rõ rệt về sự gọn gàng, sạch sẽ, và tiện lợi. Kết luận: Đề án đã thành công trong việc nâng cao chất lượng môi trường làm việc, giảm thiểu lãng phí, tăng hiệu quả và sự hài lòng của nhân viên y tế lẫn bệnh nhân. Mô hình này có thể áp dụng rộng rãi tại các khoa khác trong bệnh viện.
Trang 1BỆNH VIỆN BÃI CHÁY
ĐỀ TÀI CẢI TIẾN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN 5S TẠI ĐƠN NGUYÊN NGOẠI THẦN KINH SỌ NÃO, CỘT SỐNG - LỒNG NGỰC
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2020
ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
Chủ nhiệm: Trần Quốc Khánh Thư ký: Đỗ Thị Ngọc Linh
Quảng Ninh, năm 2020
Trang 2CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
1 Đánh giá về kiến thức của điều dưỡng đơn nguyên 19
2 Tuân thủ quy trình 5S Tại Phòng Hành Chính và sau can thiệp 20
3 Tuân thủ quy trình 5S Tại phòng Cấp cứu trước và sau can thiệp 21
4 Tuân thủ quy trình 5S Tại Xe tiêm trước và sau can thiệp 22
5 Tuân thủ quy trình 5S tại vị trí tủ thuốc trước và sau can thiệp 23
6 Tuân thủ quy trình 5S Tại vị trí đón tiếp trước và sau can thiệp 24
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1 Đánh giá về kiến thức của điều dưỡng 19
Bảng 3.2 Tuân thủ quy trình 5S Tại Phòng Hành Chính trước và sau can thiệp 20
Bảng 3.3 Tuân thủ quy trình 5S Tại phòng Cấp cứu trước và sau can thiệp 21
Bảng 3.4 Tuân thủ quy trình 5S Tại Xe tiêm trước và sau can thiệp 22
Bảng 3.5 Tuân thủ quy trình 5S tại vị trí tủ thuốc trước và sau can thiệp 23
Bảng 3.6 Tuân thủ quy trình 5S Tại vị trí đón tiếp trước và sau can thiệp 24
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ sở y tế nhất là bệnh viện (BV), là nơi làm việc khá phức tạp với nhiều quy trình, nhiều vị trí làm việc đòi hỏi phải thao tác và phối hợp chặt chẽ Những thói quen như cẩu thả, bừa bộn, dụng cụ để không gọn gàng, thiết bị không được lau chùi, phòng ốc không được vệ sinh dễ dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn hoặc gây mất an toàn cho người bệnh (NB) và cho chính nhân viên y
tế (NVYT) Vì vậy, việc sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và giữ cho chúng sạch sẽ là việc làm cần thiết của bất cứ một NVYT nào trong BV [1]
Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX Năm 1986, 5S được phổ biến ở nhiều nước như Singa-pore, Trung Quốc, Ba Lan Được đưa vào Việt Nam khi Nhật mở rộng đầu tư
và Vikyno là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng 5S từ năm 1993 [2]
5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần dần trở nên phổ biến ở nhiều nước khác Hiện nay ở Việt Nam, không những doanh nghiệp mà một số đơn vị hành chính cũng sử dụng công cụ 5S để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tốt hơn Việc áp dụng 5S trong BV là rất cần thiết và đã được Bộ Y tế đưa thành một tiêu chí đánh giá chất lượng BV trong Bộ Tiêu chí chất lượng BV với mong muốn nếu 5S được thực hiện đúng
sẽ giúp NVYT giảm bớt các công việc dư thừa, tăng sự hài lòng của NVYT, tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm được 7 loại lãng phí trong y tế, giảm chi phí và đặc biệt là giúp giảm thiểu các sai sót trong quá trình chăm sóc và điều trị qua đó tăng doanh thu của cơ sở y tế [3]
Tuy vậy, để áp dụng và duy trì được 5S là không đơn giản 5S không chỉ đơn giản là 5 chữ S, mà nó phải được nhận thức, vận dụng vào thực tế công việc hàng ngày, thực hành liên tục để trở thành thói quen và lâu dần hình thành nên văn hóa chất lượng và an toàn cho từng cá nhân NVYT
Tại đơn nguyên Thần Kinh – Lồng ngực bệnh viện Bãi Cháy 5S đã được triển khai thực hiện tại tất cả các vị trí trong toàn khoa như: Phòng giao ban, phòng hành chính, phòng đón tiếp tử thuốc phòng tiểu phẫu, phòng bệnh, phòng
Trang 6cấp cứu, phòng dụng cụ và đã có nhiều cải thiện nhiều vị trí đã đạt được xếp loại tốt , tuy nhiên có nhiều vi trí được đánh giá chưa được thực hiện tốt khi kiểm tra đột xuất như tủ thuốc, xe tiêm, phòng hành chính, phòng đón tiếp, phòng bệnh…
Lý do xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân Nguyên nhân khách quan có thể kể như có những thời điểm bệnh nhân đông, thiếu nhân lực…, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa đó là thực hiện và duy trì 5S chưa thành thói quyen đối với toàn bộ nhân viên đơn nguyên Ngoại Thần Kinh Sọ não, Cột sống - Lồng ngực
Nhằm nâng cao chất lượng điều trị, và xây dựng một môi trường làm việc văn minh tại đơn nguyên Ngoại Thần Kinh Sọ não, Cột sống - Lồng ngực chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nâng cao chất lượng triển khai 5S tại đơn nguyên Ngoại Thần Kinh –
sọ não, cột sống lồng ngực bệnh viện Bãi Cháy
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1 Khái niệm 5S
5S là một phương pháp quản lý xuất phát từ Nhật Bản 5S là viết tắt của 5
từ trong tiếng Nhật Bản gồm: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng)
Sàng lọc (S1): Có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự, di
dời những những thứ không cần thiết ra khỏi khu vực làm việc, có thể bán đi hoặc tái sử dụng Đây chính là bước đầu tiên cần làm trong thực hành 5S Chỉ giữ lại những vật dụng cần cho công việc chứ không phải là giữ lại vì chúng ta thích
Sắp xếp (S2): Sau khi sàng lọc thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật
dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại, dễ
vệ sinh Với những vật dụng được giữ lại ở bước sàng lọc, cần phải cùng nhau trả lời được câu hỏi “Vật này để ở đâu là phù hợp nhất?” và “Làm sao để ai cũng biết vật này phải để chỗ này?” Chỗ để phù hợp nhất cho vật dụng nên được sự thống nhất của chính những người sử dụng vật dụng đó thường xuyên nhất
Sạch sẽ (S3): Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông
qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng, khu làm việc, tuân thủ các yêu cầu của Kiểm soát nhiễm khuẩn S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, đồng thời nâng cao tính chính xác và tuổi thọ của thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn) S3 vừa giải quyết vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn, vừa tăng trải nghiệm tích cực, niềm tin của khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ của BV S3 là nội dung mà NB rất dễ đánh giá chất lượng dịch vụ y tế qua cảm nhận chủ quan của họ Ví dụ như vào BV sạch sẽ gọn gàng dễ tạo cho khách hàng cảm giác DVYT an toàn, chất lượng hơn so với khám chữa bệnh ở một cơ sở y tế bừa bộn, dơ bẩn
Săn sóc (S4): Luôn luôn kiểm tra, giám sát việc duy trì 3S ở trên Bằng
việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dần dựa theo tiêu chuẩn
Trang 9đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong BV Đây là chữ S rất khó và các BV khi triển khai 5S thường hay gặp thất bại ở chữ S này Những BV triển khai thành công 5S đã thử tiến hành nhiều cách thức khác nhau, trong đó cách chia nhỏ các khu vực và giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phụ trách, sử dụng bảng kiểm hàng ngày là cách thức được đánh giá là mang lại thành công nhất
Sẵn sàng (S5): Những vật dụng cần thiết được sắp xếp đúng vị trí, được
lau chùi sạch sẽ thì khi cần đến vật dụng đó phải hoạt động Và chính những con người trong đơn vị cũng cần tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S
1.1.2 Lợi ích của 5S?
5S nhắm vào việc loại bỏ 7 loại lãng phí:
- Thời gian chờ đợi giữa các bộ phận;
- Nhiều quy trình phức tạp, không cần thiết;
- Hàng tồn kho nhiều;
- Làm công việc trước khi được yêu cầu;
- Việc di chuyển trong công việc không hợp lý;
- Việc vận chuyển vật tư, dụng cụ không hợp lý;
- Sai sót, nhầm lẫn trong công việc
5S đi đôi với quản lý trực quan (visual control/ visual management) Quản
lý trực quan là tập hợp các cách thức, công cụ để giúp người quản lý/ người thực hiện quá trình chỉ trong một tích tắc nắm rõ tổng quan về quá trình đang diễn ra, nhận biết quá trình có trơn tru, có bất ổn nào không
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Áp dụng triết lý 5S vào quản lý chất lượng bệnh viện
Hiện nay có rất nhiều BV trong và ngoài nước áp dụng phương pháp 5S trong quản lý chất lượng BV Có thể kể đến các BV công lập lớn trong nước như: BV Huyết học Truyền máu, BV Từ Dũ, BV Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, BV đa khoa Trung Ương Quảng Nam… đến các BV tư nhân như: BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, BV Quốc Nguyễn Tri Phương…Kết quả đã chỉ ra rằng, việc
Trang 10áp dụng phương thức 5S đã làm tăng diện tích lưu trữ thêm 10%, đồng thời giảm thời gian tìm kiếm tài liệu xuống 20% [3] 5S tạo dựng nên văn hóa "sạch sẽ" nơi công sở nhằm triệt tiêu sự lãng phí và tăng hiệu suất làm việc 5S không chỉ làm giảm chi phí mà còn làm cho công việc đơn giản hơn, nhanh hơn, tiện ích hơn và hiệu quả hơn 5S ngăn chặn sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót Các thiết bị vật tư hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn
Để thực hiện được điều này, các nhân viên trong đơn vị đó phải bắt đầu
bằng việc Seiri (Sàng lọc) Cụ thể là, khu vực làm việc đã được đánh dấu rõ
ràng đi kèm với việc áp dụng nhãn đỏ cho tất cả các yếu tố được coi là không cần thiết cho bộ phận làm việc của mình Đồng thời, mọi vật không có giá trị sử dụng đã được loại bỏ
Kết thúc Seiri, hai quá trình tiếp theo được áp dụng là Seiton (Sắp xếp) và Seiso (Sạch sẽ) Qua hai quá trình này, tất cả các đối tượng không phù
hợp đã được kiểm kê và được thay thế bằng các vật dụng cần thiết Cùng với đó, các tiêu chuẩn trực quan để sắp xếp hợp lý sẽ được thiết lập
Để hiện thực hóa 5S cho BV, chúng ta cần áp dụng từng khoa một, không nên thực hiện đại trà Khi áp dụng lần lượt bạn sẽ dễ dàng thu được kết quả tốt nhất và rút được kinh nghiệm để áp dụng cho những khoa tiếp theo Trước khi thực hiện các khoa nên chụp lại tất cả ảnh trước và sau để dễ dàng so sánh
Khi thực hiện đúng 5S, NVYT góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của
BV, chi phí khám chữa bệnh của NB hợp lý hơn, thời gian điều trị có thể ngắn hơn, mang lại sự hài lòng của NB cho BV Đồng thời chỉ tiết kiệm được sức lực cho NVYT Giúp họ sau giờ làm việc vẫn còn sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái
để tham gia các hoạt động giải trí, chăm sóc gia đình tốt hơn
Các yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp 5S bao gồm: Cam kết của lãnh đạo cao nhất, vai trò của cán bộ quản lý các phòng ban, tổ, nhóm,
Trang 11sự nỗ lực tham gia của mọi người, việc triển khai cải tiến được thực hiện liên tục, hàng ngày
2 Áp dụng 5S đơn nguyên Ngoại Thần Kinh Sọ não, Cột sống - Lồng ngực
Đơn nguyên Ngoại Thần Kinh Sọ não, Cột sống - Lồng ngực là một trong những đơn nguyên mới được thành lập bao gồm 04 phòng bệnh , 01 phòng cấp cứu, 01 phòng tiểu phẫu, 01 phòng thay băng rửa dụng cụ, 01 kho máy, 01 phòng tiêm
Công tác triển khai và thực hiện 5S cũng được triển khai ở tất cả cá vị trí tuy nhiên qua các lần kiểm tra đột xuất và thường kì chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số vị trí thường xuyên nằm trong nhóm có điểm 5S thấp nhất cụ thể là
05 vị trí sau: Phòng Hành Chính, Phòng đón tiếp, Xe tiêm, Phòng Cấp cứu, Tủ thuốc, đây thực sự là vấn đề cần phải nhanh chóng được cải tiến trong đơn nguyên
3 Xác định lĩnh vực ưu tiên
Trong các đợt kiểm tra của sở Y tế và bệnh viện về vấn đề thực hiện 5S tại đơn nguyên Ngoại Thần Kinh Sọ não, Cột sống - Lồng ngực nói riêng được đánh giá tốt Tuy nhiên, đánh giá một cách nghiêm túc và khách quan, việc triển khai và duy trì 5S ở một số vị trí, một số thời điểm vẫn còn chưa tốt hoặc chưa được triển khai đồng bộ, cương quyết Nhóm cải tiến đã lựa chọn các vấn đề thông qua kết quả kiểm tra quý IV năm 2019, vấn đề nhóm đưa ra như sau:
- Việc áp dụng và triển khai 5S một số vị trí trong khoa cụ thể là: Phòng Hành Chính, Phòng đón tiếp, Xe tiêm, Phòng Cấp cứu, Tủ thuốc còn chưa tốt
4 Chọn lựa vấn đề cải tiến
Qua thảo luận, chấm điểm dựa trên phân tích hiệu quả, tính khả thi nhóm
đã chọn vấn đề “Việc thực hiện 5S một số vị trí trong đơn nguyên chưa tốt” làm chủ đề cải tiến chất lượng của BV (chi tiết khung lựa chọn vấn đề ưu tiên tại phụ lục 1)
Trang 12Vấn đề: Quý IV năm 2019 điểm 5S của một số vị trí (Phòng Hành Chính,
Phòng đón tiếp, Xe tiêm, Phòng Cấp cứu, Tủ thuốc ) chỉ đạt mức Khá
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ
1 Quyết định 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 về việc ban hành
Bộ tiêu chí chất lượng BV (Tiêu chí A3.2: NB được khám và điều trị trong khoa phòng gọn gàng ngăn nắp, trong đó Mức 5 yêu cầu: Áp dụng phương pháp 5S
để cải tiến chất lượng trên phạm vi toàn BV)
2 Thông báo triển khai ngày hội 5S tại bệnh viện Bãi Cháy năm 2017
3 Trung tâm nghiên cứu cải tiến y tế - CHIR (2018), Sổ tay 5S dành cho NVYT
Trang 13Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Tiêu chuẩn lựa chọn
Các vị trí đã được đánh giá chưa đạt mức điểm xếp loại tốt đơn nguyên Ngoại Thần Kinh Sọ não, Cột sống - Lồng ngực
2 Tiêu chuẩn loại trừ
Các vị trí đã đạt mức điểm đánh giá xếp loại tốt
II PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2 Thiết kế nghiên cứu
Chuỗi thời gian trước - sau
3 Cỡ mẫu, và phương pháp chọn mẫu
Mỗi vị trí được kiểm tra 1 lượt/ tuần vào thời điểm bất kì tùy theo vị trí việc làm và vị trí được phân công
Như vậy cỡ mẫu: N = 24 x 5 = 120 lượt
Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên
Điều dưỡng trưởng, trưởng khoa sẽ kiểm tra bất kì 01 lần/ tuần/ vị trí, vào thời gian bất kì trong tuần
4 Phương pháp thu thập số liệu
Bộ công cụ đánh giá:
- Sử dụng Bảng kiểm 5S để đánh giá trước sau
Trang 14- Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức 5S của nhân viên
- Chụp ảnh trước và sau cải tiến
Phương pháp thu thập số liệu
Mỗi nhân viên trong khoa sẽ được phân công thực hiện 5S tại một vị trí trong khoa
Điều dưỡng trưởng, trưởng khoa sẽ kiểm tra mỗi vị trí 01 lượt/ tuần vào thời gian bất kì, và chấm điểm theo bảng kiểm
Chụp ảnh lại vị trí chấm điểm
Số liệu được tổng kết hàng tháng
5 Công cụ thu thập số liệu
5.1 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức
Điểm chuẩn Tiêu chí đánh giá Tiêu chí xếp loại
10 điểm
- Đánh giá trước đào tạo
- Đánh giá lại sau đào tạo
Yếu < 5 điểm Trung bình 5 < 8 điểm
Giỏi : 8 điểm
điểm tối đa
- Thực hiện chưa đầy đủ: đạt
50% điểm chuẩn
- Không thực hiện/Thực hiện
sai: 0 điểm
- Tốt: 90 - 100 điểm
- Khá: 80 - < 90 điểm
Trang 15III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
1 Phân tích vấn đề:
- Vấn đề cần phân tích ở đây là việc áp dụng và triển khai 5S một số vị trí tại đơn nguyên không triệt để, nghiêm túc, cụ thể là quý IV năm 2019 mức điểm 5S tại một số vị trí trong đơn nguyên chỉ đạt 2 điểm
- Những bên liên quan: Công tác quản lý, giám sát của Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng
- Các nguyên nhân liên quan đế vấn đề chất lượng này đã được nhóm chúng tôi tìm ra nhiều lý do trong đó có nguyên nhân do chủ quan của cá nhân,
có nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý
Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân gốc rễ theo sơ đồ khung xương cá như sau:
Trang 16Sơ đồ khung xương cá:
Thực hiện 5S tại đơn nguyên ngoại thần kinh lồng ngực còn chưa đạt hiệu quả cao
Môi trường và phương tiện Nhân viên y tế
Số lượng bệnh nhân đông
Số lương nhân viên còn ít
In nghiêng: Không can thiệp
In thường: CTMP
In đậm: Can thiệp hoàn toàn
Chưa quy định cụ thể vị trí để các vật
dụng
Trang 172 Lựa chọn giải pháp
Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:
Thực thi
Tích
số (HQ
* TT)
Lựa chọn
Phòng bệnh
còn bố trí
nhiều giường - Giảm số giường bệnh
- Đề xuất tăng thêm phòng bệnh điều trị
- Đề xuất phòng
dưỡng bổ sung nhân lực
Mở lớp tập huấn kiến thức và thực hành 5S
- Điều dưỡng trưởng thực hành mẫu QT thực hiện 5S theo bảng kiểm
- Quy định chế tài
xử phạt đối với nhân viên chưa thực hiện tốt 5S tại khoa
- Đánh giá thực hiện 5S tại các buổi họp bình xét khen thưởng của khoa hằng tháng
Trang 18Chưa kiểm
tra, giám sát
thường xuyên
Tổ chức giám sát thường xuyên
- Tổ chức giám sát thường xuyên tại khoa
- Đề xuất thêm các biển báo
chọn
- Họp khoa xác định vị trí 5 s và tổ chức kẻ vạch quy định các vị trí 5S
- Tiến hành kẻ vạch quy định các
vị trí cụ thể
3 Kế hoạch can thiệp
3.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết
Trang 19Phương pháp Các hoạt động Thời gian thực hiện điểm Địa
Người thực hiện
Người phối hợp
Lựa chọn vị trí
cải tiến 5S tại
đơn nguyên
Họp đánh giá thực trạng 5S tại đơn nguyên
Tuần 1 tháng 3/2020
Khoa Ngoại Thần kinh,
Sọ não Cột sống - Lồng ngực
ĐD Khánh
ĐD Linh Lựa chọn vị trí cải tiến 5S tại
đơn nguyên ngoại Thần kinh
Sọ não Cột sống Lồng ngực
Tuần 1 tháng 3/2020
ĐD Khánh
ĐD Trang,Linh Phân công nhân viên phụ
trách các vị trí thực hiện 5S tại đơn nguyên ngoại Thần kinh Sọ não Cột sống Lồng ngực
Tuần 2 tháng 3/2020
ĐD Khánh
ĐD Khánh
ĐD Trang
Đánh giá kiến thức đầu vào của ĐD
Tuần 4 tháng 3/2020
ĐD Khánh
ĐD Trang
Tổ chức tập huấn
Tuần 4 tháng 3/2020
ĐD Khánh
ĐD Trang
Đánh giá kiến thức đầu ra của ĐD
Tuần 4 tháng 3/2020
ĐD Khánh
ĐD Trang ĐDT thực hành
ĐD Khánh
ĐD Trang, Linh
Điều dưỡng
trưởng tổ chức
giám sát thường
xuyên tại khoa
ĐD trưởng giám sát thường xuyên tại khoa bằng bảng kiểm, mỗi người 01 tuần/ lần
Từ tháng
4 -9/2020
ĐD Khánh
ĐD Trang, Linh Tổng hợp số liệu kiểm tra
hàng tháng, thông báo kết quả kiểm tra trong buổi họp bình xét thi đua khen thưởng hàng tháng của khoa, khen thưởng, xử phạt dựa trên kết quả kiểm tra
Hàng tháng, bắt đầu từ tháng 4/2020
ĐD Khánh
ĐD Trang, Linh