Đề án tập trung cải thiện tỷ lệ tuân thủ quy trình nhận diện và dự phòng loét tỳ đè tại hai khoa trên, với mục tiêu nâng tỷ lệ thực hiện đúng quy trình lên ≥70%. Loét tỳ đè là biến chứng phổ biến trên bệnh nhân nặng, gây tăng chi phí điều trị và thời gian nằm viện. Giải pháp: Xây dựng quy trình và bảng kiểm: Căn cứ quy trình của Bộ Y tế, thiết kế cụ thể cho các bước nhận diện và dự phòng. Đào tạo và thực hành: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhân viên y tế thông qua thực hành mẫu và giám sát định kỳ. Giám sát và đánh giá: Triển khai giám sát hàng tháng, đánh giá theo bảng kiểm để cải tiến chất lượng. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ quy trình nhận diện người bệnh có nguy cơ tăng từ 51,9% lên 78,8% sau 6 tháng. Tỷ lệ tuân thủ quy trình dự phòng loét tỳ đè tăng từ 51,9% lên 75,0%. Kiến thức điều dưỡng về quy trình đạt mức giỏi tăng từ 7,7% lên 80,8%. Đề án đã cải thiện rõ rệt chất lượng dự phòng loét tỳ đè, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao sự an toàn cho bệnh nhân. Kiến nghị nhân rộng mô hình trong toàn bệnh viện.
Trang 1BỆNH VIỆN BÃI CHÁY
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ PHÒNG LOÉT TỲ ĐÈ CHO NGƯỜI BỆNH CÓ NGUY CƠ TẠI KHOA
HỒI SỨC TÍCH CỰC & CHỐNG ĐỘC, HỒI SỨC UNG BƯỚU
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2020
ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
Chủ nhiệm: TÔ THỊ KHÁNH CHI Thư ký: VŨ NGỌC HÂN
VÀ CỘNG SỰ
Quảng Ninh, năm 2021
Trang 2BỆNH VIỆN BÃI CHÁY
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ PHÒNG LOÉT TỲ ĐÈ CHO NGƯỜI BỆNH CÓ NGUY CƠ TẠI KHOA
HỒI SỨC TÍCH CỰC & CHỐNG ĐỘC, HỒI SỨC UNG BƯỚU
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2020
ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
Chủ nhiệm: TÔ THỊ KHÁNH CHI Thư ký: VŨ NGỌC HÂN
Cộng sự: ĐỖ VĂN THUẦN
NGỌ BÁ TRƯỜNG
TẠ VĂN ĐẠO
NGUYỄN VIỆT LONG
Quảng Ninh, năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẪN ĐỀ 1
MỤC TIÊU 3
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở thực tiễn 4
1.1.1 Thực trạng loét tỳ đè tại một số bệnh viện, cơ sở y tế trên thế giới 4 1.1.2 Thực trạng loét tỳ đè tại một số bệnh viện, cơ sở y tế tại Việt Nam 4 1.1.3 Thực trạng loét tỳ đè tại 2 khoa Hồi sức tích cực & chống độc, Hồi sức Ung bướu, bệnh viện Bãi Cháy 5
1.1.4 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 5
1.2 Cơ sở pháp lý 6
Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 7
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 7
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 7
2.1.4 Cỡ mẫu 7
2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu 7
2.1.6 Công cụ thu thập số liệu 7
2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính 8
2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá 9
2.2 Phân tích nguyên nhân 9
2.3 Lựa chọn giải pháp 11
2.4 Kế hoạch can thiệp 11
2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết 11
2.4.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian 14
2.5 Kế hoạch theo dõi và đánh giá 16
2.5.1 Thời gian đánh giá 16
2.5.2 Phương pháp đánh giá 16
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1 Kiến thức của điều dưỡng về quy trình nhận diện NB có nguy cơ loét
Trang 4trước và sau đào tạo 17
3.2 Kiến thức của điều dưỡng về quy trình dự phòng loét tỳ đè trước và sau đào tạo 18
3.3 Tuân thủ quy trình nhận diện người bệnh có nguy cơ loét sau can thiệp .19
3.4 Tuân thủ quy trình dự phòng loét tỳ đè sau can thiệp 21
Chương 4 BÀN LUẬN .24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ LỤC .27
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HSTC&CĐ Hồi sức tích cực & chống độc
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét tỳ đè là một tổn thương ở da do thiếu máu cục bộ gắn liền với sự chèn ép lâu dài của các mô mềm nằm giữa một mặt phẳng cứng và chỗ lồi xương Là biến chứng nặng, thường gặp trên những bệnh nhân nặng hôn mê, nằm điều trị kéo dài như: Chấn thương cột sống liệt tủy, gãy cổ xương đùi, đa chấn thương, chấn thương sọ não, bệnh lý về não (u não, viêm não, đột quỵ não)
và một số bệnh nội khoa nặng
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc người bệnh, cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây bệnh đã được làm rõ cũng như các yếu tố liên quan đến nguy cơ loét tỳ đè trên người bệnh đã được các nghiên cứu chỉ ra như: trong nghiên cứu của Keller BP, Wille J và cộng sự cho thấy các yếu tố liên quan đến nguy cơ xuất hiện và sự tiến triển loét trên người bệnh là thời gian phẫu thuật, số lượng phẫu thuật thực hiện trên người bệnh, ỉa chảy, Protein, Albumin máu trước phẫu thuật thấp, giảm cảm giác, độ ẩm của da, suy giảm tuần hoàn, tiểu đường, suy giảm vận động, việc sử dụng các thuốc có ảnh hưởng tới sự co thắt của tim, khả năng năn trở kém [1]; Nghiên cứu của Barbara Braden và Nancy Bergstrom (1987) cho thấy có 6 yếu tố nguy cơ chính là khả năng cảm giác, độ ẩm da, mức độ vận động hoặc khả năng hoạt động, tình trạng bất động, khả năng dinh dưỡng, mức độ chịu cọ sát[7];nghiên cứu của Harris &Fraser năm 2004 cho kết quả là nguy cơ loét tỳ đè có thể tăng đến 74% khi kết hợp các yếu tố bất động, suy giảm hệ miễn dịch và giảm khối cơ [2]; nhưng điều trị loét tì đè vẫn là vấn đề thách thức với y học, đặc biệt khi người bệnh đã mắc loét tỳ đè thì rất khó điều trị
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc của người bệnh ngày một nâng cao, các bệnh viện phải không ngừng cải tiến chất lượng và chỉ số loét tỳ đè đã và đang là một trong các chỉ số để đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện [10] Chính vì vậy, phòng ngừa loét tì đè đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thực hành điều dưỡng, là cơ sở cho việc cấp thiết xây dựng chương trình huấn luyện và cập nhật thường xuyên cho điều dưỡng thực hành chăm sóc người
Trang 7bệnh về phòng ngừa loét tì đè nhằm cải thiện kiến thức, thái độ và hành vi của điều dưỡng
Tại Bệnh viện Bãi Cháy, người bệnh loét tỳ đè thường gặp ở một số khoa: HSTC&CĐ, HSTC Ung Bướu, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại Thần kinh – lồng ngực, Thần kinh – phục hồi chức năng… Trong đó, Khoa HSTC&CĐ và HSTC Ung Bướu là những khoa điều trị nhiều người bệnh nặng, đa dạng về mặt bệnh có nguy cơ loét tỳ đè cao Xuất phát từ những thực trạng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề án: “Nâng cao chất lượng dự phòng loét tỳ đè cho người bệnh có nguy cơ tại 2 khoa HSTC&CĐ và Hồi sức Ung bướu Bệnh viện Bãi Cháy năm 2020”
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở thực tiễn
1.1.1 Thực trạng loét tỳ đè tại một số bệnh viện, cơ sở y tế trên thế giới
Loét tỳ đè là một vấn đề sức khỏe lớn ở các bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay Mỗi năm có hơn 1,6 triệu bệnh nhân trên thế giới bị loét tỳ đè khi nằm viện[8] Tỷ lệ loét tỳ đè ở các đơn vị điều trị tích cực từ 30% – 60%[8] Loét tỳ
đè là một trong những nguyên nhân hàng đầu kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị, thời gian chăm sóc và còn là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tử vong Bệnh nhân bị loét tỳ đè trong vòng 6 tuần nằm viện thì nguy cơ tử vong tăng gấp 3 lần so với những bệnh nhân không bị loét tỳ đè [8]
Nghiên cứu của Woodbury Houghton năm 2004 tại Canada cho tỷ lệ mắc ước tính của loét tì đè là 26,2% [3] Từ năm 2002 đến 2006, Shahin ES và cộng sự đã thực hiện các nghiên cứu hàng năm với tổng số 1.760 bệnh nhân cho kết quả là tỷ lệ có loét trên các bệnh nhân hồi sức dao động trong khoảng 30%[4] Trong nghiên cứu của Fife C, Otto G và cộng sự trên các bệnh nhân tại một đơn vị hồi sức thần kinh cho kết quả có 23 trên 186 bệnh nhân suất hiện ít nhất một vết loét (12,4%) sau số ngày trung bình là 6,4 ngày và thang điểm Braden được chứng minh là một yếu tố dự đoán căn bản cho sự suất hiện vết loét[5].Tại Vương quốc Anh, theo ước tính của tác giả Bennet và cộng sự thì trong năm
2000 chi phí điều trị liền vết thương cho bệnh nhân loét tỳ đè độ 4 là khoảng từ
7750 đến 9670 bảng Anh, chi phí này gấp khoảng 10 lần chi phí cho điều trị vết loét độ 1[6] Theo Barratt (1990), khối lượng công việc của điều dưỡng Hồi sức cấp cứu tăng lên 50% khi có loét tì đè xuất hiện
1.1.2 Thực trạng loét tỳ đè tại một số bệnh viện, cơ sở y tế tại Việt Nam
Nguyễn Thế Bình và cộng sự nghiên cứu trên 51 bệnh nhân chấn thương cột sống ngực thắt lưng ở bệnh viện Việt Đức cho thấy tỷ lệ loét là 3l,5 % ở bệnh nhân có liệt tủy Theo NC khảo sát của tác giả Huỳnh Minh Dương loét tì
Trang 10đè ở các khoa nội, ngoại thần kinh BV Đa khoa Cà Mau chiếm tỷ lệ 26,09%năm 2013-1014 Những tổn thương thực tế thường nặng hơn những gì nhìn thấy từ bên ngoài như hoại tử phần mềm và xương khớp Những tổn thương lan rộng rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong khoảng 6-7%
1.1.3 Thực trạng loét tỳ đè tại 2 khoa Hồi sức tích cực & chống độc, Hồi sức tích cực Ung bướu, bệnh viện Bãi Cháy
Khoa HSTC&CĐ Bệnh viện Bãi Cháy có 26 giường bệnh với 16 Điều dưỡng chăm sóc Bệnh nhân nặng nằm tại khoa đa dạng về mặt bệnh như: hôn mê,thở máy, suy kiệt, sốc, nhược cơ, tai biến có liệt, đa chấn thương, chấn thương cột sống, liệt tủy…Do đó người bệnh dễ có nguy cơ loét tỳ đè trong quá trình nằm điều trị
Khoa HSTC UB là một khoa mới thành lập 28/03/2019 với 30 giường bệnh, hiện tại khoa có 14 điều dưỡng, người bệnh nặng tại khoa là những người bệnh ung thư nặng, người bệnh hậu phẫu nặng điều trị lâu dài,
- Thống kê số liệu bị loét ép năm 2019 của BVBC
+ Thống kê để có số liệu về nguy cơ xảy ra loét theo thời gian: 32 số người/ năm, chiếm 2.23% tổng số người bệnh nhập khoa HSTC&CĐ và HSTC
UB
+ Tỷ lệ loét có trước thời gian nhập viện chiếm tỷ lệ 15,8 % trong tổng số
NB loét tỳ đè Tỷ lệ loét xuất hiện sau thời gian nhập viện chiếm tỷ lệ 84,2 % trong tổng số NB loét tỳ đè
+ Trung bình thời gian điều trị khỏi loét (giảm độ loét):
•1-2 tháng sau khi NB bị loét độ 3 – 4
• > 1 tuần sau khi NB bị loét độ I,II
+ Trung bình chi phí điều trị khỏi loét:
• Loét độ I,II: Khoảng > 2.000.000đ
• Loét độ III,IV: Khoảng > 10.000.000đ
1.1.4 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng
Dựa trên thực trạng loét tỳ đè tại bệnh viện, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực & chống độc và Hồi sức ung bướu
Trang 11chưa thực hiện quy trình nhận diện người bệnh có nguy cơ loét tỳ đè và quy trình dự phòng loét tỳ đè” để tiến hành can thiệp, cải tiến
1.2 Cơ sở pháp lý
- Xây dựng quy trình nhận diện người bệnh có nguy cơ loét tỳ đè và quy trình dự phòng loét tỳ đè áp dụng tại bệnh viện Bãi Cháy dựa trên Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định số 1904/QĐ-BYT ngày 30/5/2014 của Bộ Y tế [9] và Bảng phân loại mức độ nguy cơ loét của BRADEN[7]
Trang 12Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Điều dưỡng tại khoa HSTC&CĐ và HSTC UB có thực hiện quy trình nhận dạng người bệnh loét tỳ đè và quy trình chăm sóc dự phòng người bệnh loét tì đè
- Tiêu chuẩn loại trừ: Điều dưỡng đi học, nghỉ thai sản
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2020 đến tháng 09/2021
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa HSTC&CĐ, HSTC UB, Bệnh viện Bãi Cháy
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu chuỗi thời gian trước - sau
2.1.4 Cỡ mẫu
Tổng số điều dưỡng được thực hiện đánh giá: 26 điều dưỡng (loại trừ 02 điều dưỡng trưởng và 02 điều dưỡng hành chính)
Số lượt đánh giá mỗi người: 02 lượt/người
Do đó: Tổng số lượt đánh giá thực hiện cho mỗi đợt khảo sát
N = 02 x 26 = 52 (lượt)
2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu
Chúng tôi dự kiến tiến hành đánh giá, thu thập số liệu hàng tháng Tổng số lượt đánh giá cần thực hiện mỗi tháng là 52 lượt, bắt đầu từ tháng 4/2021
Người đánh giá thực hiện đánh giá quy trình nhận diện người bệnh, quy trình chăm sóc dự phòng người bệnh nguy cơ loét, đánh giá ngẫu nhiên mỗi điều dưỡng 02 lượt/tháng cho đến khi đủ cỡ mẫu
2.1.6 Công cụ thu thập số liệu
- Bảng kiểm quy trình nhận diện người bệnh có nguy cơ loét tỳ đè
- Bảng kiểm quy trình dự phòng loét tỳ đè
Trang 132.1.7 Chỉ số và phương pháp tính
Tên chỉ số
Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện đúng quy trình nhận diện người bệnh có nguy cơ loét tỳ đè và quy trình dự phòng loét tỳ đè
Lĩnh vực áp dụng Khoa HSTC& CĐ, khoa HSUB
Đặc tính chất lượng Hiệu quả
Thành tố chất lượng Đầu ra
Lý do lựa chọn
Loét do tỳ đè là biến chứng thường gặp ở NB liệt, NB nặng có thời gian điều trị kéo dài, nguyên nhân chính gây loét là do tỳ đè thường gặp ở NB liệt chi dưới, liệt tứ chi, tổn thương cột sống, suy dưỡng, những người khó có khả năng thay đổi tư thể Theo dõi tỷ lệ NB loét do tỳ đè để đánh giá chất lượng chăm sóc, dự phòng loét ở NB có nguy cơ
Phương pháp tính
Tử số
Số lượt điều dưỡng thực hiện đúng quy trình nhận diện người bệnh nguy cơ loét tỳ đè và quy trình dự phòng loét tỳ đè
- Tiêu chuẩn tuân thủ quy trình nhận diện người bệnh nguy cơ loét tỳ đè thực hiện đúng, đầy đủ 6 bước quy định
- Tiêu chuẩn tuân thủ quy trình dự phòng loét tỳ đè: thực hiện quy trình thành thạo, đạt điểm trung bình ≥27 điểm theo bảng kiểm tương ứng 90% trở lên trong tổng số điểm của quy trình
Mẫu số
Tổng số lượt điều dưỡng thực hiện quy trình nhận diện người bệnh nguy cơ loét tỳ đè và quy trình dự phòng loét tỳ đè
Nguồn số liệu Dựa trên khảo sát
Thu thập và tổng hợp số
Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao
Tần xuất báo cáo Hàng quý
Trang 142.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá
Đối tượng nghiên của chúng tôi là những điều dưỡng đang công tác tại khoa HSTC& CĐ và khoa HSTC UB, đã được đào tạo về quy trình nhận diện người bệnh và quy trình chăm sóc dự phòng loét tỳ đè
Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ đúng quy trình là điều dưỡng phải tuân thủ đúng và đẩy đủ tất cả các bước của quy trình nhận diện người bệnh và quy trình dự phòng loét tỳ đè.
2.2 Phân tích nguyên nhân
Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung xương cá, như sau:
Trang 15Điều dưỡng
Điều dưỡng chưa thực hiện QT nhận diện
NB và dự phòng loét tỳ đè
Trang 162.3 Lựa chọn giải pháp
Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:
Nguyên
nhân gốc rễ Giải pháp
Phương pháp thực hiện
Hiệu quả
Thực thi
Tích số
(HQ
* TT)
Lựa chọn
Chưa có quy
trình
Xây dựng quy trình và bảng kiểm đánh giá
Phòng ĐD phối hợp với ĐDT khoa xây dựng
QT dựa trên QT của Bộ Y tế được thông qua Hội đồng điều dưỡng và Hội đồng KHKT bệnh viện
cơ loét và QT dự
Tổ chức giám sát thường xuyên tại khoa
5 5 25 Chọn
Phối hợp phòng chức năng kiểm
Chọn
2.4 Kế hoạch can thiệp
2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết
Trang 17Phương pháp Các hoạt động Thời gian thực hiện Địa điểm Người
thực hiện
Người phối hợp
Phòng ĐD phối
hợp với ĐDT
khoa xây dựng
QT dựa trên QT
của Bộ Y tế được
thông qua Hội
đồng điều dưỡng
và Hội đồng
KHKT bệnh viện
Tìm các quy trình hướng dẫn của Bộ
ĐD Chi, Hân
ĐD Thuần, Trường, Đạo
Phòng ĐD phối hợp với ĐDT khoa xây dựng QTKT và bảng kiểm Tuần 3 tháng 03/2020
ĐD Chi, Hân
ĐD Thuần, Trường, Đạo Thông qua hội đồng điều dưỡng bệnh
Thông qua hội đồng KHKT bệnh viện
Mở lớp tập huấn
Tập huấn lý thuyết QT nhận diện NB
có nguy cơ loét tỳ đè và QT dự phòng loét tỳ đè
Tuần 2 tháng 08/2020
ĐD Thuần, Trường, Đạo, Khánh
ĐD Chi, Hân
Đánh giá kiến thức đầu ra của ĐD Tuần 2 tháng 08/2020 ĐD Khánh ĐD Chi Giảng viên thực
hành QT nhận
diện NB có nguy
Giảng viên thực hành mẫu QT nhận diện NB có nguy cơ loét và QT dự
phòng loét tỳ đè và ĐD thực hành QT
Đạo
ĐD Khánh, Trường
Trang 18Phương pháp Các hoạt động Thời gian thực hiện Địa điểm Người
thực hiện
Người phối hợp
cơ loét và QT dự
phòng loét tỳ đè ít nhất 1 lần
Điều dưỡng
trưởng tổ chức
giám sát thường
xuyên và đột xuất
tại khoa
Phòng ĐD phối hợp với ĐD trưởng 2 khoa giám sát thường xuyên tại khoa bằng bảng kiểm, mỗi người 02 lượt/tháng
Hân
ĐD Thuần, Trường Phòng ĐD tổng hợp số liệu kiểm tra
Trang 192.4.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian
TT Nội dung công việc
Người thực hiện
Thời gian thực hiện
Thời gian bắt đầu
Thời gian thực hiện Người
giám sát T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9
1 Tìm các quy trình hướng dẫn của Bộ
Y tế
ĐD Chi, Hân, Thuần, Trường
Dung
2 Phòng ĐD phối hợp với ĐDT khoa
xây dựng QTKT và bảng kiểm
ĐD Chi, Hân, Thuần, Trường
02 ngày
18-19/03/2020
ĐD CKI Dung
3 Thông qua Hội đồng điều dưỡng bệnh viện
ĐD Chi, Hân 01 ngày 06/04/2020
Hội đồng
ĐD
4 Thông qua Hội đồng KHKT bệnh viện và ban hành QTKT Phòng ĐD 01 ngày 09/07/2020
5 Xây dựng nội dung tập huấn
ĐD Chi, Hân, Thuần, Trường, Đạo, Long
07 ngày 03/08/2020
ĐD CKI Dung
6 Đánh giá kiến thức đầu vào của ĐD ĐD Hân,
Long 02 ngày
11,12 /08/2020
ĐD CKI Dung