1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án cải tiến chất lượng: Nâng cao chất lượng thực hiện kỹ thuật lấy máu xét nghiệm qua catheter tĩnh mạch trung tâm tại Khoa Hồi sức Tích cực Ung Bướu, Bệnh viện Bãi Cháy, năm 2020

39 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng thực hiện kỹ thuật lấy máu xét nghiệm qua catheter tĩnh mạch trung tâm
Tác giả Ngọ Bá Trường, Tạ Văn Đạo, Đặng Thị Phương
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Chuyên ngành Hồi sức tích cực ung bướu
Thể loại Đề tài NCKH cấp cơ sở
Năm xuất bản 2020
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 699,42 KB

Nội dung

Đề án tập trung nâng cao chất lượng kỹ thuật lấy máu xét nghiệm qua catheter tĩnh mạch trung tâm (CVC), tăng tỷ lệ thực hiện đúng quy trình từ 6,7% lên 100%, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Giải pháp: Chuẩn hóa quy trình: Xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật lấy máu qua CVC. Tổ chức họp khoa để thống nhất và phê duyệt quy trình. Đào tạo nhân viên y tế: Tổ chức tập huấn về kỹ thuật và thực hành trực tiếp trên bệnh nhân. Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức trước và sau đào tạo. Giám sát và chế tài: Áp dụng bảng kiểm giám sát định kỳ, kết hợp khen thưởng và xử phạt dựa trên kết quả thực hiện. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ quy trình đạt 100% sau can thiệp, tăng từ mức 6,7% ban đầu. Kiến thức về kỹ thuật của điều dưỡng tăng từ 20% lên 100%. Cải thiện rõ rệt các bước quan trọng trong quy trình, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và sai sót. Kết luận: Đề án đã cải thiện đáng kể chất lượng kỹ thuật lấy máu qua CVC, nâng cao hiệu quả chăm sóc và giảm thiểu biến chứng. Đề xuất nhân rộng mô hình này tại các khoa khác trong bệnh viện.

Trang 1

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGƯỜI BÊNH ĐƯỢC LẤY MÁU XÉT NGHIỆM QUA CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM NHIỀU NÒNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC

UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

1.1.Nội dung kỹ thuật lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng 08

1.2.1 Thực trạng nhiễm khuẩn huyết catheter tĩnh mạch trung tâm tại một

số bệnh viện, cơ sở y tế trong và ngoài nước 10 1.2 2.Thực trạng chăm sóc catherter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng tại

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.4 Kế hoạch can thiệp

2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết

19

20

Trang 3

Chương 3: Kết quả 25 3.1.Người bệnh được lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm (CVC) 25 3.2 Đánh giá kiến thức và tuân thủ QTKT lấy máu qua catheter tĩnh mạch

3.2.1 Đánh giá kiến thức của điều dưỡng lấy máu qua catheter tĩnh mạch

3.2.2.Đánh giá tuân thủ QTKT lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm

3.3 Đánh giá tuân thủ QTKT lấy máu qua CVC của Điều dưỡng trước và

3.3.1 Kết quả tuân thủ QTKT lấy máu qua CVC của điều dưỡng trước

3.4.2 Kết quả tuân thủ QTKT lấy máu qua CVC của điều dưỡng trước và sau can thiệp ở nội dung “thực hiện”

3.5 Kết quả tuân thủ QTKT lấy máu qua CVC của điều dưỡng theo các

bước trước và sau kết thúc đề án

Trang 4

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tỷ lệ người bệnh được lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm 25

Bảng 3.2 Tỷ lệ kiến thức của điều dưỡng lấy máu qua catheter tĩnh mạch

Bảng 3.3 Tỷ lệ tuân thủ QTKT lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm

Bảng 3.4 Tỷ lệ tuân thủ QTKT lấy máu qua CVC của điều dưỡng trước

Bảng 3.5 Tỷ lệ tuân thủ QTKT lấy máu qua CVC của điều dưỡng ở nội

Bảng 3.6 Tỷ lệ tuân thủ QTKT lấy máu qua CVC của điều dưỡng theo

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CVC Catheter tĩnh mạch trung tâm HSTCUB Hồi sức tích cực ung Bướu

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Catheter tĩnh mạch trung tâm ( CVC) là một phương tiện rất quan trọng cần thiết trong công tác cấp cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh Chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm (CVC) là một quá trình tính từ sau khi bác sĩ đặt CVC đến khi rút CVC, bao gồm: Đo CVP, thay băng tại chỗ chân catheter, cố định catheter, tiêm, truyền dịch, truyền thuốc, lấy máu qua catheter làm xét nghiệm, bảo quản, rút

catheter, lấy đầu catheter làm xét nghiệm

Vì vậy lấy máu xét nghiệm qua catheter là một kỹ thuật mới, quan trọng trong thực hành chăm sóc của điều dưỡng (ĐD) nói chung, chăm sóc catheter nói riêng Mục đích của lấy máu xét nghiệm qua catheter giúp cho người bệnh tránh được sự đau đớn khi điều dưỡng phải đâm kim qua da ở các vị trí ngoại vi, lấy một lượng máu đủ làm xét nghiệm, giảm tải công việc và thời gian cho điều dưỡng, nhất là những bệnh nhân nặng, suy kiệt, bệnh nhân ung thư…khó lấy ven ngoại vi Đặt biệt trong các trường hợp bệnh nhân đang cấp cứu: Suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, shock … yêu cầu điều dưỡng phải nhanh chóng lấy được máu làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân xử trí và điều trị cho người bệnh

Kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm qua catheter không đảm bảo là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, tắc catheter, kết quả xét nghiệm không chính xác, cần làm đi làm lại xét nghiệm nhiều lần ảnh hưởng tới quá trình điều trị , tăng thời gian, tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh Để lấy máu xét nghiệm qua Catheter tĩnh mạch trung tâm được hiệu quả và chính xác, người điều dưỡng phải thành thạo kỹ thuật này, thông qua tập huấn và kinh nghiệm thực tế lâm sàng Do đó, kỹ thuật lấy máu xét nghiệm qua catheter tĩnh mạch trung tâm cần được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng điều trị

Tại khoa Hồi sức tích cực Ung Bướu (HSTCUB) trong 11 tháng từ tháng 04 năm 2019 đến hết tháng 02 năm 2020, có 64 bệnh nhân được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng Tất cả bệnh nhân được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm đều có chỉ định lấy máu làm xét nghiệm nhiều lần trong thời gian lưu catheter Tuy nhiên việc lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm chưa được rộng rãi, qua khảo sát hiện tại chỉ có 02 điều dưỡng được đào tạo tại bệnh viện tuyến trên thực hiện được kỹ thuật này chiếm 20%, còn lại 08 điều dưỡng trong khoa vẫn lấy máu bằng cách đâm kim qua da ở các vị trí ngoại vi chiếm 80%

Trang 7

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nâng cao chất lượng người bệnh được lấy máu xét nghiệm qua catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng của điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực Ung Bướu, bệnh viện Bãi Cháy năm 2020”

MỤC TIÊU Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng người bệnh được lấy máu xét nghiệm

qua catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng

Mục tiêu cụ thể:

1 100% Người bệnh có catheter tĩnh mạch trung tâm phải được lấy máu qua

catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng

2 100% Điều dưỡng tuân thủ quy trình kỹ thuật lấy máu qua catheter tĩnh

mạch trung tâm nhiều nòng

Trang 8

Chương I TỔNG QUAN 1.1.Nội dung kỹ thuật lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng ( CVC) [3] [4]

Quy trình kỹ thuật lấy máu xét nghiệm qua catheter tĩnh mạch trung tâm được xây dựng dựa trên “ Quy trình kỹ thuật lấy máu xét nghiệm khí máu qua catheter động mạch quay” trang 26.(Quyết định về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức – Cấp Cứu và chống độc của Bộ y tế số 1904/ QĐ- BYT ngày 30/05/2014) Quy trình kỹ thuật lấy máu qua CVC đã được Bệnh viện Bãi cháy ban hành bổ sung trong “ Quy trình kỹ thuật điều dưỡng” năm 2020,trang 44

1.1.1 Đại cương

Lấy máu xét nghiệm qua catheter tĩnh mạch trung tâm (TMTT) là một kỹ thuật lấy máu trực tiếp qua điểm nối với catheter để làm xét nghiệm Kỹ thuật này hạn chế việc lấy máu từ ngoại vi, giảm đau cho người bệnh

- Chào hỏi, xác định đúng người bệnh

- Thông báo, giải thích cho người bệnh (nếu NB tỉnh) hoặc gia đình người bệnh

Trang 9

+ Dụng cụ

- Bộ dụng cụ tiêm truyền

- Bơm tiêm 5ml hoặc10 ml, găng tay khám

- Nước cất hoặc Nacl 0,9%, cồn 70, Povidon 10%, gạc vô khuẩn

- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh, thùng đựng rác thải y tế theo quy định + Hồ sơ bệnh án: phiếu chỉ định làm xét nghiệm, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật

1.1.5 Các bước tiến hành

- Đặt NB ở tư thế đầu cao 30°, nghiêng mặt về bên đối diện đặt catheter

- Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh

- Bóc bơm tiêm, lấy 5ml nước cất hoặc Nacl 0,9%

- Bộc lộ đầu catheter tĩnh mạch

- Sát khuẩn điểm nối chạc ba với catheter bằng povidol 10% và cồn 700

- Khóa các đường truyền

- Dùng bơm 5ml rút bỏ 3-5ml dịch máu trong catheter

- Lấy đủ lượng máu để làm xét nghiệm theo y lệnh

- Thông catheter bằng nước cất hoặc Nacl 0.9%

- Đặt lại các đường truyền theo y lệnh

- Bảo quản catheter bằng săng vô khuẩn

- Cho máu vào ống nghiệm

- Thu dọn dụng cụ, phân loại rác thải theo quy định

- Vệ sinh tay

- Ghi chép hồ sơ, gửi mẫu đến khoa xét nghiệm

Trang 10

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng nhiễm khuẩn huyết catheter tĩnh mạch trung tâm tại một số bệnh viện, cơ sở y tế trong và ngoài nước

Trong điều trị bệnh nhân sốc, bệnh nhân nặng, trong cấp cứu việc chăm sóc catheter TMTT nói chung, lấy máu xét nghiệm qua CVC nói riêng giữ một vai trò rất quan trọng.Lấy máu xét nghiệm qua catheter không đảm bảo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết

* Nước ngoài: Mỗi năm ở Mỹ có khoảng hơn 150 triệu catheter được đặt vào trong lòng mạch (bao gồm hơn 5 triệu catheter mạch máu trung tâm) nhằm đưa thuốc, dịch các loại, máu và các sản phẩm của máu, dinh dưỡng ngoài đường tiêu hoá, theo dõi huyết động và lọc máu 4,5,6 Nghiên cứu tại các khoa Hồi sức tích cực (HSTC) của Mỹ cho thấy tần suất của NKH là 5,5 ca/1000 ngày điều trị tại khoa HSTC người lớn và 7,7/1000 ngày mang catheter Nguy cơ NKH cao gấp từ

2 lần – 85 lần ở những trường hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter tĩnh mạch ngoại vi Theo giám sát quốc gia ở Mỹ có xấp xỉ khoảng 80.000 NKH

có liên quan tới đặt catheter trên tổng số 250.000 ca NKH xảy ra hằng năm và là nguyên nhân gây ra 2.400 – 20.000 ca tử vong/năm Chi phí trung bình cho 1 ca có NKH là từ 34.508 USD – 56.000 USD và tổng chi phí có thể lên tới 296 triệu – 2,3

tỷ USD/năm 3,4,5,6 [1]

*Tại Việt Nam, nghiên cứu chăm sóc ở khoa HSTC Sơ Sinh (HSTCSS) trên

NB có đặt catheter cho thấy tần suất là 7,5 ca/1000 ngày điều trị Chi phí ở những trẻ có NKH cao hơn nhiều so với trẻ không có NKH, ngày điều trị kéo dài thêm hơn đến 8 ngày2 Trên NB khoa HSTC nhi tổng quát là 9,6/1000 NB nhập khoa HSTC Thời gian nằm viện tăng thêm 4 ngày 1 [1].Theo tác giả Lê Bảo Huy, tỷ lệ CRBSI tại bệnh viện Thống Nhất TPHCM từ 2010-2012 là 16,8/1000 ngày catheter, chiếm 26% người bệnh có đặt catheter Trong đó, cấy catheter dương tính

36 trường hợp, chiếm 44% [2] Theo Nguyễn Minh Tiến*, Nguyễn Việt Trường

(Năm 2013) “ Chăm sóc và theo dõi catheter tĩnh mạch trung tâm” YHọc Bệnh viện nhi đồng I TP.Hồ ChíMinh chỉ ra lấy máu từ catheter đúng quy trình kỹ thuật chiếm 91,7%, không đúng quy trình chiếm 8,3% [3]

Trang 11

1.2.2 Thực trạng chăm sóc catherter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng tại Khoa HSTCUB, bệnh viện Bãi Cháy

Khoa HSTCUB vào hoạt động từ tháng 04 /2019 Tính đến thời điểm hiện tại , tổng số cán bộ, viên chức, lao động của khoa là 20 người, trong đó bao gồm 6 bác sỹ và

14 điều dưỡng, trong đó có 02 điều dưỡng nghỉ thai sản

Tổng số giường bệnh thực kê tại khoa là 30 giường.Trong số 30 giường bệnh được chia vào 6 phòng bệnh Mỗi phòng bệnh tùy thuộc vào diện tích mà kê số lượng giường bệnh khác nhau Căn cứ vào số lượng bệnh nhân, nhân lực điều dưỡng được chia

ra để đảm bảo chăm sóc người bệnh Cụ thể phòng 402,403,404 có 3 điều dưỡng được phân công, mỗi điều dưỡng phụ trách một phòng bệnh; phòng 405,4.12 có 4 điều dưỡng; phòng 406 có 1 điều dưỡng, phòng 407 có 2 điều dưỡng

Từ tháng 04/ 2019 đến hết tháng 02/2020, tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú tại khoa là 606 bệnh nhân Trong đó có 64 bệnh nhân được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng Tất cả 64 bệnh nhân có catheter, đều có chỉ định lấy máu xét nghiêm, số lượng chỉ định lấy máu nhiều lần hay ít lần tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân

và chỉ định của bác sĩ phù hợp với quy định, quy trình Căn cứ vào thực tế tại khoa qua khảo sát trung bình mỗi bệnh nhân có catheter được điều dưỡng lấy máu từ 1đến 3 lần làm xét nghiệm

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà việc bệnh nhân có catheter tĩnh mạch trung tâm, đa số điều dưỡng vẫn lấy máu xét nghiệm bằng cách đâm kim qua da ở các vị trí ven ngoại vi mà chưa thực hiện lấy máu qua CVC Cách làm trên vừa gây đau cho người bệnh khi kim chọc qua da, nhất là người bệnh ung thư, suy kiệt, lấy ven rất khó khăn, đồng thời phải lấy ven nhiều lần, gây mất thời gian của điều dưỡng cho công việc lấy máu, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh Ngoài ra trong cấp cứu bệnh nhân suy

hô hấp, bệnh nhân ngừng tuần hoàn, sốc mất máu,sốc nhiễm khuẩn việc lấy máu làm xét nghiệm đòi hỏi phải nhanh chóng để có kết quả xét nghiệm sớm, phục vụ công tác cấp cứu, xử trí và điều trị

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có quy trình chuẩn và bảng kiểm lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm Ngoài ra điều dưỡng chưa cập nhập kiến thức, công tác tự đào tạo tại khoa phòng chưa tích cực, khoa phòng mới thành lập nên nhân lực

Trang 12

điều dưỡng đa số là luân chuyển từ các khoa, điều dưỡng mới ký hợp đồng chưa có kiến thức chuyên khoa và kinh nghiệm, ý thức chưa cao Công tác tập huấn, kiểm tra giám sát chưa tích cực, các buổi sinh hoạt khoa học của khoa chưa đưa nội dung lấy máu qua CVC vào

Thực tế một số điều dưỡng đã đi học ở Bệnh Viện tuyến trên đã cập nhật kỹ thuật lấy máu qua CVC, được hướng dẫn cầm tay chỉ việc, sau khi hoàn thành khóa học đã về khoa phòng thực hiện trên người bệnh.T ại khoa HSTCUB sau khi khảo sát có 2 điều dưỡng đã thực hiện kỹ thuật lấy máu qua CVC chiếm 20%, còn lại 8 điều dưỡng khi người bệnh có catheter trung tâm vẫn lấy máu ở ngoại vi

chiếm 80%, trong 64 bệnh nhân có CVC : có 09 bệnh nhân được lấy máu qua CVC chiếm 14 %,86% bệnh nhân có CVC vẫn lấy máu ngoại vi

Từ thực trạng trên chúng tôi nhận thấy lợi ích của việc lấy máu qua CVC ở bệnh nhân được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là rất cần thiết, cần được nâng

cao để phục vụ cho bệnh nhân được tốt hơn

1.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng

Dựa trên thực trạng của khoa, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “ Đa số điều dưỡng khoa HSTCUB chưa thực hiện lấy máu xét nghiệm qua catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng ” để tiến hành can thiệp, cải tiến

Trang 13

1.4 Cơ sở pháp lý

1 Bộ Y tế, “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đặt

catheter trong lòng mạch”, ( ban hành kèm theo quyết định số: 3671/QĐ- BYT

ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)

2.Nguyễn Minh Tiến*, Nguyễn Việt Trường (Năm 2013) “ Chăm sóc và theo dõi catheter tĩnh mạch trung tâm” Đề tài nghiên cứu YHọc Bệnh viện nhi đồng I TP.Hồ ChíMinh*Tập17*Phụ bản của Số 4*2013)

3.“ Quy trình kỹ thuật lấy máu xét nghiệm khí máu qua catheter động mạch quay” trang 26.(Quyết định về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức – Cấp Cứu và chống độc của Bộ y tế số 1904/ QĐ- BYT ngày 30/05/2014)

Trang 14

Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+Tất cả điều dưỡng tại khoa HSTCUB đều được thực hiện lấy máu xét nghiệm qua CVC

+ Bệnh nhân tỉnh,hợp tác được đặt CVC

+ Bệnh nhân có chỉ định lấy máu xét nghiệm

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Điều dưỡng đi học, nghỉ thai sản

+ Bệnh nhân hôn mê,lơ mơ được đặt CVC

+ Bệnh nhân không có chỉ định lấy máu xét nghiệm

+ Bệnh nhân có catheter bị tắc

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2020 đến tháng 09/2020

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Hồi sức tích cực Ung Bướu, bệnh viện Bãi

Cháy

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu chuỗi thời gian trước - sau

2.1.4 Cỡ mẫu

- Tổng số điều dưỡng được thực hiện đánh giá: 10 điều dưỡng (loại trừ 01 điều dưỡng trưởng và 01 điều dưỡng hành chính).Ta quy ước : 1 lần lấy máu qua CVC = 1 lượt

Số lượt đánh giá mỗi điều dưỡng: 02 lượt/người

Do đó: Tổng số lượt đánh giá thực hiện cho mỗi đợt khảo sát

N = 02 x 10 = 20 (lượt)

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi dự kiến tiến hành đánh giá, thu thập số liệu hàng tháng

Trang 15

Tổng số lượt đánh giá cần thực hiện mỗi tháng là 20 lượt Như vậy, mỗi ngày, khoa sẽ thực hiện đánh giá từ 1 – 2 lượt (không kể thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ và ngoài giờ hành chính)

Người đánh giá thực hiện đánh giá lấy máu qua CVC ngẫu nhiên bằng bảng kiểm kỹ thuât và phỏng vấn trực tiếp người bệnh

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu

- Phiếu khảo sát người bệnh sau khi được lấy máu qua CVC ( Phụ lục 1)

- Bảng kiểm lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm ( Phụ lục 2)

- Bộ câu hỏi kiến thức về lấy máu qua CVC ( Phụ lục 3)

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính

Tên chỉ số Tỷ lệ điều dưỡng tuân thủ đúng quy trình thay băng – rửa vết thương

Lĩnh vực áp dụng Khoa HSTCUB

Đặc tính chất lượng An toàn

Thành tố chất lượng Đầu ra

Lý do lựa chọn Kỹ thuật lấy máu qua CVC chưa cao

Phương pháp tính

Tử số Số lượt điều dưỡng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật lấy máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm

Mẫu số Tổng số lượt lấy máu qua CVC được khảo sát

Nguồn số liệu Dựa trên khảo sát

Thu thập và tổng hợp số

Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao

Tần xuất báo cáo Hàng quý

Trang 16

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân có CVC và người bệnh có CVC

* Đối tượng Điều Dưỡng : Để đánh giá mức độ kiến thức, thực hành QTKT của

điều dưỡng, chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn cho điểm như sau :

+ Phần kiến thức : có 10 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được “0” điểm, tổng điểm trả lời đúng 10 điểm

 Nếu số điểm ≥ 8 điểm,phần đánh giá là đạt

 Nếu số điểm < 8 điểm, phần đánh giá là chưa đạt

+ Phần thực hành :

Quy trình gồm 19 bước ,mỗi bước làm đủ được tối đa 2 điểm, làm không đủ được

1 điểm, không làm thì được (0) điểm, tổng 38 điểm (phụ lục 2)

 Nếu tổng số điểm ≥ 36 điểm/ 1 lượt, phần đánh giá là tuân thủ

Nếu tổng số điểm < 36 điểm/ 1 lượt , phần đánh giá là chưa tuân thủ

* Đối tượng người bệnh:

 Được đánh giá hàng ngày vào buổi sáng ngày hôm sau dựa trên hồ

sơ bệnh án về chỉ định lấy máu xét

 Người giám sát tiến hành phỏng vấn người bệnh, sau đó người bệnh trả lời đáp án “ Có” hoặc “không” và điền vào phiếu thu thập đã được xây dựng ( Phụ lục 1)

2.2 Phân tích nguyên nhân

Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích gồm những nguyên nhân sau theo

sơ đồ khung xương cá, như sau:

Trang 17

Công tác quản lý

Điều dưỡng Chưa thực hiện lấy máu qua CVC

Điều dưỡng

Quy trình, Quy định

Chưa nắm được Kiến thức kỹ thuật lấy máu

Chưa kiểm tra, giám sát thường xuyên

Ý thức chưa cao

Chưa có quy trình chuẩn

Chưa có chế tài Chưa có quy định cụ

thể

Trang 18

2.3 Lựa chọn giải pháp

Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:

Thực thi

Tích

số (HQ

* TT)

Lựa chọn

Xây dựng quy trình kỹ

Họp khoa thống nhất

Trình hội đồng khoa học Bệnh Viện phê duyệt quy trình lấy máu qua CVC

Chưa có quy định

cụ thể về việc lấy

máu qua CVC

Xây dựng quy định cụ thể về việc lấy máu của Điều dưỡng

Xây dựng quy định về

Tổ chức họp khoa thống nhất về quy định lấy máu qua CVC

Xây dựng bộ câu hỏi kiến thức , nội dung đào tạo về lấy máu qua CVC

Mở lớp tập huấn kiến thức tại khoa cho ĐD 5 5 25 Chọn Hướng dẫn thực hành

mẫu QT lấy máu qua CVC trực tiếp trên NB

Chưa có chế tài

thưởng phạt

Xây dựng chế tài khen thưởng,

xử phạt Nâng cao ý thức

Xây dựng chế tài khen

Họp khoa thống nhất

Tiến hành áp dụng chế tài thưởng phạt đã được thống nhất

Trang 19

Nâng cao tinh thần trách

Không chọn

Chưa kiểm tra,

giám sát thường

xuyên ,hàng ngày

Tổ chức giám sát thường xuyên

Tổ chức giám sát thường

2.4 Kế hoạch can thiệp

2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết

Ngày đăng: 23/01/2025, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w