1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án cải tiến chất lượng: Nâng cao chất lượng thực hiện quy trình đặt lưu kim luồn của điều dưỡng tại Khoa Ung Bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy, năm 2020

40 21 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Thực Hiện Quy Trình Đặt Lưu Kim Luồn Của Điều Dưỡng Tại Khoa Ung Bướu 2
Tác giả Hoàng Thị Hải Hà, Hoàng Thị Xuân Quỳnh
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Thể loại Đề Tài NCKH Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2020
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Đề án nhằm nâng tỷ lệ điều dưỡng thực hiện tốt quy trình đặt lưu kim luồn tại Khoa Ung Bướu 2 từ 40% lên 80% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2020, nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và giảm các biến chứng như viêm tĩnh mạch hoặc nhiễm khuẩn. Giải pháp: Đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật: Tổ chức tập huấn về quy trình chuẩn đặt kim luồn. Điều dưỡng trưởng thực hành mẫu, kết hợp giám sát thường xuyên. Bổ sung phương tiện và cải thiện cơ sở vật chất: Đề xuất bổ sung đầy đủ dụng cụ như kim luồn các cỡ, gạc vô khuẩn, băng dính. Xây dựng và áp dụng chế tài: Áp dụng quy định xử phạt và thưởng đối với việc thực hiện đúng hoặc sai quy trình. Giám sát và đánh giá liên tục: Kiểm tra việc thực hiện quy trình hàng tháng, sử dụng bảng kiểm chi tiết. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện tốt quy trình tăng từ 40% lên 93,3% vào tháng 9/2020. Kiến thức về quy trình của điều dưỡng cải thiện đáng kể, với tỷ lệ đạt từ 70% lên 90%. Giảm số lỗi trong từng bước thực hiện, đặc biệt là các lỗi như sát khuẩn không đúng kỹ thuật, cố định kim chưa chắc chắn. Kết luận: Đề án đã cải thiện chất lượng thực hiện kỹ thuật đặt lưu kim luồn, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, đồng thời đề xuất nhân rộng mô hình áp dụng tại các khoa khác trong bệnh viện

Trang 1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH

ĐẶT LƯU KIM LUỒN CỦA ĐIỀU DƯỠNG

TẠI KHOA UNG BƯỚU 2, BỆNH VIỆN BÃI CHÁY NĂM 2020

ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm: Hoàng Thị Hải Hà

Thư ký: Hoàng Thị Xuân Quỳnh

Quảng Ninh, năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU 2

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Cơ sở thực tiễn 3

1.1.1 Thực trạng quy trình đặt lưu kim luồn tại khoa Ung Bướu 2 – Bệnh viện Bãi Cháy 3

1.1.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 5

1.2 Cơ sở pháp lý 5

Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

2.1 Phương pháp nghiên cứu 6

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 6

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 6

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 6

2.1.4 Cỡ mẫu 6

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu 6

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu 6

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính 7

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá 7

2.2 Phân tích nguyên nhân 8

2.3 Lựa chọn giải pháp 10

2.4 Kế hoạch can thiệp 11

2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết 11

2.4.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian 12

2.5 Kế hoạch theo dõi và đánh giá 13

2.5.1 Thời gian đánh giá 13

2.5.2 Phương pháp đánh giá: đánh giá bằng bảng kiểm 13

Chương 3: KẾT QUẢ 14

Trang 3

3.1 Thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can

thiệp 14

3.2 Kiến thức của điều dưỡng về quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 15

3.3 Thực hiện tốt của điều dưỡng theo các nội dung trong quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 16

3.3.1 Kết quả thực hiện của điều dưỡng nội dung “chuẩn bị” trong quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 16

3.3.2 Kết quả thực hiện của điều dưỡng nội dung “thực hiện” trong quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 18

3.4 Kết quả thực hiện của điều dưỡng theo các bước trong quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau kết thúc đề án 20

Chương 4: BÀN LUẬN 21

4.1 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án 21

4.2 Khó khăn trong quá trình triển khai đề án 21

4.3 Khả năng ứng dụng của đề án 21

4.4 Đề xuất 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi 14 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 15 Bảng 3.2 Kiến thức của điều dưỡng về quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại

vi trước và sau can thiệp 15 Bảng 3.3 Thực hiện của điều dưỡng nội dung “chuẩn bị” trong quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 16 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ thực hiện tốt của điều dưỡng nội dung “chuẩn bị” trong quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 16 Bảng 3.4 Thực hiện của điều dưỡng nội dung “thực hiện” trong quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 18 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ thực hiện tốt của điều dưỡng nội dung “thực hiện” trong quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp 19

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đặt kim luồn là một kỹ thuật cơ bản trong thực hành quy trình kỹ thuật của điều dưỡng (ĐD) Mục đích của đặt lưu kim luồn để giúp cho việc thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch ,nhằm tránh việc đâm kim nhiều lần ở bệnh nhân, một mũi kim an toàn có thể được đặt và lưu lại trên cơ thể trong nhiều ngày Thực hiện đặt kim luồn không đảm bảo quy trình (QT) kỹ thuật có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến những tai biến như viêm tĩnh mạch hoặc nhiễm khuẩn tại chỗ ; để lại nhiều hậu quả như tăng thời gian điều trị, tăng chi phí điều trị cho người bệnh

Tại khoa Ung Bướu 2 trung bình mỗi ngày thực hiện khoảng 15-20 ca đặt kim luồn mỗi ngày Tuy nhiên qua khảo sát ngẫu nhiên, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ điều dưỡng thực hiện quy trình chất lượng chỉ đạt 40%

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nâng cao chất lượng thực hiện quy trình đặt lưu kim luồn của điều dưỡng viên tại khoa Ung Bướu

2, bệnh viện Bãi Cháy năm 2020”

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở thực tiễn

1.1.1 Thực trạng quy trình đặt lưu kim luồn tại khoa Ung Bướu 2 – Bệnh viện Bãi Cháy

Khoa Ung bướu 2 được thành lập từ tháng 12/2018 Tính đến thời điểm năm 2018, tổng số cán bộ, viên chức, lao động của khoa là 23 người, trong đó bao gồm 10 bác sỹ và

13 điều dưỡng

Tổng số giường bệnh thực kê tại khoa là 70 giường Năm 2018, tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú tại khoa là 2.557 Đa số các bệnh nhân điều trị trong khoa đều sử dụng thuốc bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch Tiêm /truyền tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc, dịch, chất dinh dưỡng vào cơ thể người bệnh một cách nhanh chóng, giúp thuốc hấp thu vào tổ chức và phát huy tối đa tính năng tác dụng và mang lại hiệu quả điều trị cao Tuy nhiên vì đặc thù của khoa là bệnh nhân già yếu truyền hóa chất nhiều lần gây tình trạng cháy ven xơ cứng ven do tác dụng của hóa chất, một số bệnh nhân trước mổ yếu cầu những ven to rõ ràng ít di động, nên kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim luồn ngoại vi là phương pháp tiêm/truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch Kim luồn có thể đi sâu và cố định chắc chắn vào trong lòng mạch, đầu kim luồn không sắc nhọn, nên nó không có khả năng đâm xuyên qua thành mạch, đặc biệt, trong trường hợp người bệnh giãy giụa Tính ưu việt trên của kim luồn đã khắc phục được nhược điểm của kim sắt (gây chệch ven, xuyên mạch) trong quá trình tiêm, truyền

Kim được làm bằng chất liệu ETFE (Ethylene Tetra Fluor Ethylene), thành mỏng, cứng, độ đàn hồi tốt nên thâm nhập qua da dễ dàng Chất liệu sinh học giúp lưu được kim luồn trong lòng mạch 72 giờ Tạo sự an toàn và thoải mái cho người bệnh trong thời gian truyền dịch, đặc biệt đối với những trường hợp cần phải truyền với thời gian kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày Kim luồn có nhiều loại được phân chia thành các cổ từ 14 đến 24, việc phân chia này có ưu điểm: Dễ dàng cho việc quản lý Tiện lợi sử dụng: cho phép nhanh chóng chọn được cỡ kim phù hợp để sử

Trang 9

dụng dựa vào màu sắc của chúng trên thân kim: Màu vàng cỡ 24, màu xanh cỡ 22, màu hồng cỡ 20, màu xanh lá cây cỡ 18, màu xám cỡ 16, màu gạch cua cỡ 14

Tại khoa Ung bướu 2, mỗi ngày điều dưỡng thực hiện trung bình 15- 20 lượt đặt kim luồn cho bệnh nhân Nhưng do điều dưỡng của khoa còn trẻ thiếu kinh nghiệm và mỗi điều dưỡng được đào tạo tại các bệnh viện khác nhau như: Bệnh viện Bạch Mai, Việt đức, BV K nên kĩ thuật đặt cũng khác nhau và do chưa có quy trình kỹ thuật chuẩn ban hành tại viện nên khó khăn cho công tác giám sát và kiểm tra thực hiện quy trình Vì vậy chúng tôi đã xây dựng quy trình đặt lưu kim luồn và được hội đồng bệnh viện thông qua áp dụng thực hiện vào tháng 04/2020

Qua thời gian giám sát và kiểm tra thực trạng của điều dưỡng có một số vấn đề như sau :

- Thiếu dụng cụ:

+ Chọn kim chưa phù hợp, mạch nhỏ nhưng chọn kim to và ngược lại gây tình trạng lấy vỡ ven, gây đau phù nề cho bệnh nhân

- Kỹ thuật lấy ven

+ Bước sát khuẩn chưa tốt: sát khuẩn không theo hình xoáy chân ốc, không đủ số lần, không đủ rộng tại vị trí lấy ven gây ra tình trạng viêm nhiễm, không đảm bảo để cho vi khuẩn không đi từ vùng đã sát khuẩn vào vùng chưa sát khuẩn

+ Tư thế lấy ven: một số điều dưỡng lấy ven ở tư thế chưa đúng như đứng, ngồi xổm, gây mất thẩm mỹ

+ Kỹ thuật: Các điều dưỡng chưa garo đủ để máu dồn về ven cần lấy - khi lấy ven đặt kim thường trên 30o khó luồn kim và dễ gây chệch ven

+ Kỹ thuật rút nòng kim: vẫn chưa dùng 3 ngón tay giữ đầu kim vừa đủ gây tình trạng máu chảy ra xung quanh hoặc máu theo nòng kim văng ra ga giường, tay người bệnh

+ Bước cố định kim: điều dưỡng khi lấy được ven rối nhưng chưa cố định kim chắc chắn, chưa có gạc lót lên đầu mũi kim và băng dính kém chất lượng gây ra tình trạng tụt đầu kim dẫn tới phải đặt lại gây ra tình trạng lấy lại ven nhiều lần, gây lãng phí cho người bệnh

+ Một số điều dưỡng còn bỏ bước như: sát khuẩn tay nhanh, ghi ngày giờ đặt, tên

Trang 10

người đặt, dẫn tới tình trạng kim để lưu quá ngày quy định

1.1.3 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng

Dựa trên thực trạng của khoa, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng điều dưỡng đặt lưu kim luồn” để tiến hành can thiệp, cải tiến hướng tới 80% bệnh nhân không xảy ra các tai biến, đánh giá tốt việc tuân thủ quy trình đặt kim luồn của điều dưỡng Chúng tôi đề ra một số giải pháp khắc phục vấn đề như sau:

- Thiếu dụng cụ:

+ Đề xuất khoa dược bổ xung đủ cỡ kim luồn

+ Đề xuất khoa KSNK bổ xung thêm gạc vô khuẩn

- Kỹ thuật lấy ven

+ Yêu cầu điều dưỡng khi thực hành kỹ thuật đặt kim luồn phải ngồi ghế ngang với giường bệnh nhân, đảm bảo tư thế thoải mái, thân thiện với bệnh nhân Tiến hành quan sát và ghi lỗi xử phạt theo quy định khoa

+ Kỹ thuật lấy ven: chỉ đặt kim ở 15o-30o, ngửa mũi vát lên trên và phải dùng

3 đầu ngón tay giữ đầu kim khi rút lòng kim, đặt gạc vô khuẩn lên đầu mũi kim và

cố định chắc chắn Tiến hành quan sát và ghi lỗi xử phạt theo quy định khoa

+ Không ghi ngày giờ đặt, tên người đặt kim gây nên kim lưu quá ngày Tiến hành giám sát và xử phạt theo quy định

1.2 Cơ sở pháp lý

- Quy trình Đặt lưu kim luồn (ban hành theo Quyết định số 622 của bệnh viện Bãi Cháy) (phụ lục 1)

- Bảng kiểm Đặt lưu kim luồn (ban hành theo Quyết định số 622 của bệnh viện Bãi Cháy) (phụ lục 2)

Trang 11

Chương 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Điều dưỡng tại khoa UB2 có thực hiện quy trình Đặt lưu kim luồn

- Tiêu chuẩn loại trừ: Điều dưỡng đi học, nghỉ thai sản

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tuần 1 tháng 04/2020 đến tháng 10/2020

- Địa điểm nghiên cứu: khoa Ung Bướu 2, bệnh viện Bãi Cháy

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu chuỗi thời gian trước - sau

2.1.4 Cỡ mẫu

- Tổng số điều dưỡng được thực hiện đánh giá: 10 điều dưỡng (loại trừ 01 điều dưỡng trưởng và 01 điều dưỡng hành chính và 01 điều dưỡng nghỉ chế độ thai sản)

- Số lượt đánh giá mỗi người: 03 lượt/người

- Do đó: Tổng số lượt đánh giá thực hiện cho mỗi đợt khảo sát

N = 03 x 10 = 30 (lượt)

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu

- Chúng tôi dự kiến tiến hành đánh giá, thu thập số liệu hàng tháng Tổng số lượt đánh giá cần thực hiện mỗi tháng là 30 lượt

- Người đánh giá thực hiện đánh giá quy trình đặt lưu kim luồn ngẫu nhiên bằng bảng kiểm, đánh giá ngẫu nhiên mỗi điều dưỡng 03 lượt/tháng cho đến khi đủ cỡ mẫu

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu

- Bảng kiểm Đặt lưu kim luồn (ban hành theo Quyết định số 622 của bệnh viện Bãi Cháy) (phụ lục 2)

Trang 12

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính

Tên chỉ số Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

Lĩnh vực áp dụng Khoa UB2

Đặc tính chất lượng An toàn

Thành tố chất lượng Đầu ra

Lý do lựa chọn Việc thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi tại khoa UB2 chưa cao

Phương pháp tính

Tử số Số lượt điều dưỡng thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

Mẫu số Tổng số lượt Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi được khảo sát

Nguồn số liệu Dựa trên khảo sát

Thu thập và tổng hợp số liệu Dựa vào phiếu điều tra

Giá trị của số liệu Độ chính xác và độ tin cậy cao

Tần xuất báo cáo Hàng quý

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá

Đối tượng nghiên của chúng tôi là những điều dưỡng đang công tác tại khoa UB2, đã được đào tạo về quy trình kỹ thuật Hiện tại, khoa đang thực hiện quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi theo nội dung được ban hành trong Quyết định

số của bệnh viện Bãi Cháy

*Tổng điểm quy trình là 42 điểm Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện quy trình là:

- Thực hiện tốt: ĐD đạt ≥ 85% số điểm quy trình (Các bước 12,13 phải đạt tối đa 2 điểm của quy trình đặt kim luồn)

- Thực hiện khá: ĐD đạt 70-84% số điểm quy trình (Các bước 12,13 phải đạt tối đa 2 điểm của quy trình đặt kim luồn)

- Thực hiện trung bình: ĐD đạt 55-69% số điểm quy trình (Các bước 12,13

Trang 13

phải đạt tối đa 2 điểm của quy trình đặt kim luồn)

- Thực hiện kém: ĐD đạt < 50% số điểm quy trình (Các bước 12,13 phải đạt tối đa 2 điểm của quy trình đặt kim luồn)

*Tổng điểm lý thuyết là 10 điểm Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức của điều dưỡng là:

- Kiến thức kém: ĐD đạt < 50% tổng số điểm (< 5 điểm)

- Kiến thức trung bình: ĐD đạt 50 - 70% tổng số điểm (5 – 7 điểm)

- Kiến thức khá: ĐD đạt > 70 - 80% tổng số điểm (7,5 – 8 điểm)

- Kiến thức giỏi: ĐD đạt > 85% tổng số điểm (> 8,5 điểm)

2.2 Phân tích nguyên nhân

Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung xương cá, như sau:

Trang 14

Quy trình

Điều dưỡng thực hiện chưa tốt quy trình đặt kim luồn

Điều dưỡng

Môi trường phương tiện

Chưa ban

hành QT

Không nắm được quy trình

Thiếu dụng cụ

Ý thức thực hiện hiện quy trình chưa cao

Kiểm tra giám sát chưa cao

Chưa có

chế tài xử phạt

Trang 15

2.3 Lựa chọn giải pháp

Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:

Nguyên

nhân gốc rễ Giải pháp Phương pháp thực hiện Hiệu quả Thực thi

Tích số (HQ * TT)

Lựa chọn

Đề xuất KSNK bổ

xung thêm gạc vô khuẩn

Bố trí nhân lực trong

Không Chọn Chưa có chế

tài xử phạt

Xây dựng chế tài

xử phạt theo quy chế khoa

Thực hiện chế tài xử phạt theo quy định 5 4 20 Chọn

Tư thế ảnh

hưởng kỹ

thuật đặt KL Ngồi đúng tư thế

Tiến hành kiểm tra, giám sát và yêu cầu ngồi ghế khi thực hiện thủ thuật

Tiến hành hướng dẫn lại hàng tháng và kiêm tra giám sát thực hiện

- Tiến hành kiểm tra, giám sát

- Thực hiện chế tài xử phạt theo quy định

Điều dưỡng trưởng thực hành mẫu QT đặt KL

Tổ chức giám sát thường xuyên tại khoa

Trang 16

2.4.1 Kế hoạch hoạt động chi tiết

Phương pháp Các hoạt động Thời gian thực hiện Địa điểm Người thực hiện Người phối hợp

Xây dựng quy trình

Họp khoa,xây dựng QT gửi phòng DD- Tháng 02/2020

Khoa UB2

P.điều dưỡng chỉnh và duyệt hội đồng

Mở lớp tập huấn

kiến thức quy trình

đặt KL

Đánh giá kiến thức đầu vào của ĐD Tuần 3 tháng 04/2020 ĐD Hà

Đánh giá kiến thức đầu ra của ĐD Tuần 3 tháng 04/2020 ĐD Hà

Điều dưỡng trưởng

thực hành mẫu QT

đặt KL

Điều dưỡng trưởng thực hành mẫu QT

Điều dưỡng trường

tổ chức giám sát

thường xuyên tại

khoa

ĐD trưởng giám sát thường xuyên tại khoa bằng bảng kiểm, mỗi người 03 lượt/tháng

Tổng hợp số liệu kiểm tra hàng tháng, thông báo kết quả kiểm tra trong buổi họp bình xét thi đua khen thưởng hàng tháng của khoa, khen thưởng, xử phạt dựa trên kết quả kiểm tra

Hàng tháng, bắt đầu từ

Trang 17

2.4.2 Kế hoạch thực hiện theo thời gian

thực hiện

Thời gian thực hiện

Thời gian bắt đầu

Thời gian thực hiện Người

giám sát T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

1 Xây dựng và gửi QT về P.điều

2

Gửi thông báo khoa Dược, đề nghị

hỗ trợ thực hiện lĩnh, băng urgo, và

15/03/2020

3 Gửi thông điệp khoa KSNK hỗ trợ

4 Xây dựng nội dung tập huấn ĐD Hà 02 tuần 15/03/2020

5 Đánh giá kiến thức đầu vào của ĐD ĐD Hà 4 ngày 04/04/2020

6 Tổ chức tập huấn ĐD Quỳnh 01 ngày 06/04/2020

7 Đánh giá kiến thức đầu ra của ĐD ĐD Hà 01 ngày 06/04/2020

8 Điều dưỡng trưởng thực hành mẫu

QT đặt KL ít nhất 04 lượt ĐD Quỳnh 01 ngày 07-10/04/2020

9

ĐD trưởng giám sát thường xuyên

tại khoa bằng bảng kiểm, mỗi người

03 lượt/tháng

ĐD Hà 02 ngày 10-30/04/2020

10

Tổng hợp số liệu kiểm tra hàng

tháng, thông báo kết quả kiểm tra

trong buổi họp bình xét thi đua khen

thưởng hàng tháng của khoa, khen

thưởng, xử phạt dựa trên kết quả

kiểm tra

ĐD Hà 06 tháng 04-09/2020

Trang 18

2.5 Kế hoạch theo dõi và đánh giá

2.5.1 Thời gian đánh giá

- Trước can thiệp: tháng 04/2020

- Trong can thiệp: đánh giá hàng tháng, bắt đầu từ tháng 05/2020

- Sau can thiệp: tháng 09/2020

2.5.2 Phương pháp đánh giá: đánh giá bằng bảng kiểm

Trang 19

Chương 3 KẾT QUẢ

3.1 Thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp

Bảng 3.1 Thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

trước và sau can thiệp

Thời gian

Thực hiện tốt Thực hiện chưa

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Qua bảng 3.1 ta thấy tỷ lệ thực hiện tốt quy trình đặt lưu kim luồn

tĩnh mạch ngoại vi đã tăng lên đáng kể trong các tháng sau khi thực hiện can thiệp Đến tháng 9, tỷ lệ thực hiện tốt đã đạt mức 93,3%

Trang 20

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

trước và sau can thiệp

Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện tốt quy trình đặt lưu kim luồn tĩnh

mạch ngoại vi sau can thiệp tăng so với trước can thiệp và tăng dần theo từng tháng

3.2 Kiến thức của điều dưỡng về quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp

Bảng 3.2 Kiến thức của điều dưỡng về quy trình Đặt lưu kim luồn tĩnh mạch

ngoại vi trước và sau can thiệp

Thời gian

Kiến thức đạt Kiến thức chưa đạt Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng Tỷ lệ

(%)

Nhận xét: Qua bảng 3.2 ta thấy tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về quy trình

đặt lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trước can thiệp ở mức đạt là 70%, sau can thiệp, tỷ lệ này tăng lên 90%

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ thực hiện tốt quy trình Đặt lưu kim

luồn tĩnh mạch ngoại vi

Ngày đăng: 23/01/2025, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w