1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống ngữ Âm tiếng hà nhì Ở việt nam (có liên hệ với tiếng hà nhì Ở trung quốc)

258 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hệ Thống Ngữ Âm Tiếng Hà Nhì Ở Việt Nam (Có Liên Hệ Với Tiếng Hà Nhì Ở Trung Quốc)
Tác giả Zhong Jiao (Chung Kiều)
Người hướng dẫn GS.TS. Trần Trí Dõi, GS.TS. Mai Ngọc Chừ
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 258
Dung lượng 6,4 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ZHONG JIAO CHUNG KIỀU NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG HÀ NHÌ Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀ NHÌ Ở TRUNG QUỐC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ZHONG JIAO

(CHUNG KIỀU)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG HÀ NHÌ Ở

VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀ NHÌ Ở

TRUNG QUỐC)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ZHONG JIAO (CHUNG KIỀU)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG HÀ NHÌ Ở VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀ NHÌ Ở

TRUNG QUỐC)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam

Mã số: 62 22 01 09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS TRẦN TRÍ DÕI

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI

ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiến sĩ

GS.TS Trần Trí Dõi GS.TS Mai Ngọc Chừ

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu, tài liệu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi phân tích một cách trung thực tư liệu do tôi thu thập được Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi có thể hoàn thành luận án này là nhờ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người với những cương vị khác nhau Trước khi trình bày kết quả nghiên cứu, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp tôi hoàn thành luận án này Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Trí Dõi đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, quan tâm chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án này Hơn nữa, những đức tính và tinh thần quý báu của người hướng dẫn đã ảnh hưởng sâu sắc tới tôi

Thứ hai, tôi xin cảm ơn người cung cấp tài liệu tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm:

Lò Xá Cà, Vạn Minh Châu, Chu Ló Hừ, Lỳ Nhu Pa, Lỳ Cá Mư và Phùng Hu Nu Nhờ sự cung cấp tài liệu này mà tôi đã hoàn được thành luận án của mình

Thứ ba, tôi xin cảm ơn thầy Bạch Cư Châu, phát thanh viên của đài phát thanh châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc Thầy Châu đã giúp tôi giải quyết những vấn đề liên quan đến tiếng Hà Nhì Đại Trại huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn nơi tôi làm việc, cảm ơn gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận án

NGHIÊN CỨU SINH

Zhong Jiao (Chung Kiều)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ 8

MỞ ĐẦU 10

1 Lý do chọn đề tài 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4 Phương pháp nghiên cứu 13

5 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và cái mới của luận án 16

6 Bố cục của luận án 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIẾNG HÀ NHÌ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 18

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì 18

1.1.1 Những kết quả chính về nghiên cứu tiếng Hà Nhì 18

1.1.2 Giới thiệu chung về người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc 33

1.1.3.Về địa lý cư trú của người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc 40

1.2 Cơ sở lý luận 47

1.2.1 Cơ sở lý thuyết trong miêu tả ngữ âm tiếng Hà Nhì Thu Lũm 47

1.2.2 Cơ sở lý thuyết khi nhận diện âm vị trong tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 65 1.3 Tiểu kết của chương 1 72

CHƯƠNG 2 ÂM TIẾT VÀ HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG HÀ NHÌ Ở THU LŨM HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀ NHÌ Ở ĐẠI TRẠI HUYỆN LỤC XUÂN VÂN NAM TRUNG QUỐC) 74

2.1 Âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 74

2.1.1 Cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 74

2.1.2 Liên hệ về cấu trúc âm tiết tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và Đại Trại 79

Trang 6

2.2 Hệ thống phụ âm làm âm đầu âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 83

2.2.1 Danh sách phụ âm làm âm đầu âm tiết tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 84

2.2.2 Các cặp “bối cảnh ngữ âm đồng nhất” nhận diện các âm vị 86

2.2.3 Hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Thu Lũm liên hệ với tiếng Hà Nhì Đại Trại 115

2.3 Tiểu kết của chương 2 128

CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM VÀ THANH ĐIỆU CỦA TIẾNG HÀ NHÌ Ở THU LŨM HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀ NHÌ Ở ĐẠI TRẠI HUYỆN LỤC XUÂN TỈNH VÂN NAM TRUNG QUỐC) 129

3.1 Nguyên âm của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 129

3.1.1 Về hệ thống nguyên âm của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 129

3.1.2 Nguyên âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm liên hệ với tiếng Đại Trại 155

3.2 Thanh điệu của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 160

3.2.1 Nhận diện thanh điệu của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 160

3.2.2 Thanh điệu của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và tiếng Hà Nhì ở Đại Trại 168

3.3 Tiểu kết của chương 3 172

KẾT LUẬN 174

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 178

TÀI LIỆU THAM KHẢO 179

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Bảng 1.1: Cấu tạo âm tiết trong tiếng Việt và ngôn ngữ DTTS 51

Bảng 1.2: Biến thể kết hợp của âm vị /a/ trong tiếng Hán 68

Bảng 1.3: Cách thức phân xuất âm vị và biến thể ở Trung Quốc 69

Bảng 2.1 Danh sách phụ âm làm âm đầu trong tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 85

Bảng 2.2: Hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Đại Trại 115

Bảng 2.3: Những ví dụ tương ứng phụ âm trong những từ cụ thể 120

Bảng 2.4: Tổng hợp tương ứng giữa hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và Đại Trại 125

Bảng 3.1 : Những từ đơn âm tiết được sử dụng trong thực nghiệm Praat 161

Hình ảnh 3.1: Độ cao thanh điệu của //(khỏe) trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm 161

Hình ảnh 3.2: Độ cao thanh điệu của /ɕ/(chết) trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm 162

Hình ảnh 3.3: Độ cao thanh điệu của //(đẹp) trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm 162

Bảng 3.2 : Tần số cơ bản theo thời gian của 3 từ được phân tích 162

Bảng 3.3: Trị số T của 3 thanh điệu trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm 163

Bảng 3.4 : Bảng tương ứng giữa trị số T và “Ký hiệu/Trị số thanh điệu 5 bậc” 164

Hình ảnh 3.1: Độ cao thanh điệu từ “(khỏe)” trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm 161

Hình ảnh 3.2: Độ cao thanh điệu của từ “(chết)” trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm 162

Hình ảnh 3.3: Độ cao thanh điệu của từ “(đẹp)” trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm 162

Trang 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Vị trí của tiếng Hà Nhì Việt Nam trong họ ngôn ngữ Hán - Tạng 27

Sơ đồ 1.2: Vị trí tiếng Hà Nhì Trung Quốc trong nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến 30

Sơ đồ 1.3: Tiếng Hà Nhì và tiếng Akha trong nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến theo Bradley 32

Sơ đồ 1.4: Tiếng Hà Nhì và tiếng Akha trong nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến theo Lama 32

Bản đồ 1.1: Vị trí địa lý xã Thu Lũm và Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Việt Nam 43

Bản đồ 1.2: Địa lý của Đại Trại (thuộc thị trấn Đại Hưng) huyện Lục Xuân 45

Sơ đồ 1.5: Không gian nguyên âm 64

Sơ đồ 1.6: Nguyên âm chuẩn 64

Sơ đồ 1.7: Nguyên âm hạng thứ 64

Sơ đồ 2.1: Cấu tạo âm tiết (kiểu I) tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 75

Sơ đồ 2.2: Cấu tạo âm tiết (kiểu II) tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 76

Sơ đồ 2.3: Cấu tạo âm tiết (kiểu I) tiếng Hà Nhì ở Đại Trại 80

Sơ đồ 2.4: Cấu tạo âm tiết (kiểu II) tiếng Hà Nhì ở Đại Trại 81

Sơ đồ 3.1: Hệ thống nguyên âm cơ sở tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm 130

Sơ đồ 3.2: Hệ thống nguyên âm tiếng Hà Nhì Đại Trại 157

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trị số T của 3 thanh điệu trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm 163

Sơ đồ 3.4: Hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm 165

Sơ đồ 3.5: Hệ thống thanh điệu ở Mù Cả của nhóm Tạ Văn Thông 167

Sơ đồ 3.6: Hệ thống thanh điệu trong tiếng Hà Nhì Đại Trại 169

Bản đồ 1.1: Vị trí địa lý xã Thu Lũm và Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Việt Nam 43

Bản đồ 1.2: Địa lý của làng Đại Trại (thuộc thị trấn Đại Hưng) huyện Lục Xuân 45

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Hiện nay Hà Nhì là một cộng đồng tộc người xuyên biên giới, có mặt ở cả Việt Nam và Trung Quốc Theo kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ và tộc người ở khu vực Đông Nam Á và phần phía Nam Trung Quốc [37] thì người Hà Nhì ở Việt Nam

là cư dân di cư sang từ phía Trung Quốc trong thời gian trước đây Dựa vào truyền thuyết lịch sử được ghi trong sử sách bằng tiếng Hán [101], chúng ta biết chắc chắn rằng người Hà Nhì Việt Nam không chỉ cùng một nguồn gốc với người Hà Nhì ở Trung Quốc mà họ vốn có quê hương ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc, mới di cư đến Việt Nam cách đây khoảng 300 năm Đây là lý do cơ bản thôi thúc chúng tôi nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở Việt Nam để qua đó góp phần hiểu biết thêm về một bức tranh toàn cảnh tiếng Hà Nhì trong khu vực nam Trung Quốc và Đông Nam Á

1.2 Ở Việt Nam, tiếng Hà Nhì tuy cũng đã được số ít người quan tâm nhưng

có thể đánh giá là còn có những vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu Cụ thể, trong một thời gian dài tiếng Hà Nhì chỉ được giới thiệu sơ lược về ngữ âm trong một vài bài báo như [2], [25], [26], [67], và được miêu tả trong một cuốn sách [53] Trong khi đó, cũng giống như ở Trung Quốc, người Hà Nhì cư trú ở nhiều địa điểm khác nhau với điều kiện địa lý hiểm trở, khe sâu, độ dốc lớn, đất canh tác ít, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn Hơn nữa, trong địa bàn nơi người Hà Nhì cư trú có cả những dân tộc khác sinh sống đan xen Cho nên rất có thể người Hà Nhì định cư ở những điểm khác nhau lưu giữ những nét khác nhau Cho nên, việc tiếp tục nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nhì ở những nơi cư trú khác nhau sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu tiếng Hà Nhì trong khu vực

Đề tài lựa chọn tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm làm đối tượng nghiên cứu vì 3 lý

do chính, trong đó có một lý do bất khả kháng Do chúng tôi là nghiên cứu sinh người nước ngoài nên được tỉnh Lai Châu đồng ý và giới thiệu có thể nghiên cứu ở địa bàn này Đồng thời, xã Thu Lũm là một trong những nơi cư trú tập trung nhất của người Hà Nhì ở tỉnh Lai Châu của Việt Nam, ít xen kẽ với dân tộc khác; Nhờ

đó, người Hà Nhì ở đây được cho là có thể giữ gìn và bảo tồn ngôn ngữ và những

Trang 11

nét bản sắc văn hóa Hà Nhì một cách hoàn hảo nên được cho là nơi tốt nhất để nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nhì Việt Nam Về mặt địa lý, Thu Lũm là xã biên giới,

Quốc Vì thế có thể đây là địa điểm lý tưởng để so sánh với tiếng Hà Nhì ở Đại Trại huyện Lục Xuân Ở Việt Nam xã Thu Lũm, Mù Cả và Ca Lăng huyện Mường Tè,

xã Sì Lở Lầu huyện Phong Thổ là những xã có người Hà Nhì sống tập trung ở tỉnh Lai Châu Trong đó, đã có một vài nghiên cứu về tiếng Hà Nhì ở xã Mù Cả và

Sì Lở Lầu Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm để nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa những tiếng Hà Nhì ở Việt Nam

1.3 Những người Hà Nhì sinh sống ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở Việt Nam được cho là từ huyện Kim Bình và huyện Lục Xuân Trung Quốc di cư đến [37] Ở Trung Quốc, tiếng Hà Nhì Đại Trại huyện Lục Xuân được coi như là tiếng tiêu chuẩn của tiếng Hà Nhì ở Vân Nam Do đó, ở Trung Quốc, giới nghiên cứu đã lấy ngữ âm tiếng Hà Nhì Đại Trại để xây dựng chữ viết cho người Hà Nhì làm phương tiện học tập và ghi chép Đó chính là lý do chúng tôi lựa chọn để so sánh

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu ngữ âm

tiếng Hà Nhì Việt Nam ở địa bàn xã Thu Lũm, qua đó cung cấp ngữ liệu để góp phần

so sánh với tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc nhằm giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc Hà Nhì ở phía Nam Trung Quốc và Đông Nam Á

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau

đây 1) Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở Việt Nam và ngoài Việt Nam, qua đó xác định hướng nghiên cứu, phương pháp và cách tiếp cận 2) Khảo

1 Trong luận án chúng tôi dùng thuật ngữ “tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm” hay “tiếng Hà Nhì Đại Trại” để chỉ tiếng địa phương của ngôn ngữ (language) Hà Nhì ở Việt Nam hoặc Trung Quốc Vì thế, tổ hợp thuật ngữ này chỉ có nội hàm là tiếng địa phương của ngôn ngữ Hà Nhì Sở dĩ chúng tôi chưa dùng thuật ngữ “thổ ngữ” hay “phương ngữ” để gọi tên cho những địa danh đó là vì ở Việt Nam đây là một vấn đề phải còn tiếp tục được nghiên cứu và thảo luận khi nghiên cứu tiếng Hà Nhì trong khu vực

Trang 12

sát, điền dã thực tế và thu thập ngữ liệu về tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 3) Miêu tả hệ thống âm vị của tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu theo các tiêu chí khu biệt phụ âm, nguyên âm

và thanh điệu Đây được coi là nhiệm vụ hay là nội dung chính của luận án 4) Bước đầu đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với tiếng Hà Nhì Đại Trại huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng chính trong nghiên cứu của luận án là tiếng Hà Nhì xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

3.2 Phạm vi về nội dung nghiên cứu của luận án là miêu tả ở các yếu tố ngữ

âm cấu thành âm tiết (gồm các âm vị phụ âm, nguyên âm và thanh điệu) trong hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam Trên cơ sở đó, dựa vào kết quả nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở Đại Trại của học giả Trung Quốc, luận án bước đầu nêu lên những nhận xét về sự giống nhau hay khác nhau giữa tiếng Hà Nhì ở hai quốc gia Với hai nội dung nghiên cứu đó, luận án góp phần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm Việt Nam và tiếng Hà Nhì ở Đại Trại Trung Quốc có những sự giống nhau hay khác nhau như thế nào về các đơn vị ngữ âm?”

3.3 Phạm vi về nguồn ngữ liệu nghiên cứu của luận án bao gồm những tư liệu ngữ âm tiếng Hà Nhì xã Thu Lũm chủ yếu được 6 cộng tác viên cung cấp trong hai lần nghiên cứu điền dã vào tháng 12 năm 2018 và tháng 6 năm 2024 Điền dã lần thứ nhất nghiên cứu sinh thu thập được 2462 đơn vị từ ngữ do ông Lò Xá Cà và ông Vạn Minh Châu cung cấp tư liệu ngữ âm 1) Ông Lò Xá Cà, nam, sinh năm 1964, sinh ra và lớn lên ở bản Koong Khà xã Thu Lũm, năm 1980 rời khỏi xã Thu Lũm đến thành phố Lai Châu, từng là phát thanh viên tiếng Hà Nhì của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lai Châu 2) Ông Vạn Minh Châu, nam, sinh năm 1953, sinh ra ở bản Koong Khà xã Thu Lũm, năm 1978 rời khỏi xã Thu Lũm đến thành phố Lai Châu Điền dã lần thứ hai nghiên cứu sinh bổ sung thêm được 310 đơn vị từ ngữ do

04 cộng tác viên cung cấp tư liệu ngữ âm 3) Ông Chu Ló Hừ, nam, sinh năm 2000,

Trang 13

sinh ra và lớn lên ở bản Pa Thắng xã Thu Lũm, năm 2011 xa nhà đi học ở thị trấn Mường Tè, hiện đang là cộng tác viên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lai Châu 4) Bà Lỳ Nhù Pa, nữ, sinh năm 1981, sinh ra và lớn lên ở bản Gò Khà xã Thu Lũm, hiện đang làm việc tại Hội chữ thập đỏ tỉnh Lai Châu 5) Bà Lỳ Cá Mư, nữ, sinh năm 2002, sinh ra và lớn lên ở bản Ló Na xã Thu Lũm, hiện đang học ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 6) Bà Phùng Hu Nu, nữ, sinh năm 2002, sinh ra ở bản

Gò Khà xã Thu Lũm, năm 2013 đi học xa nhà ở trường nội trú, hiện đang học ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Ngoài tư liệu do thu thập trên cơ sở nghiên cứu tại địa bàn Lai Châu, nghiên cứu sinh cũng đã tập hợp những tư liệu ngôn ngữ học có thể giúp ích cho việc phân tích nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc Đó là tư liệu trong một số công trình nghiên cứu tiếng Hà Nhì được công bố trên tạp chí khoa học, trên Website dùng để tra cứu tư liệu hữu quan Cụ thể, về hệ thống ngữ

âm tiếng Hà Nhì ở xã Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Việt Nam, chúng tôi

tham khảo từ chuyên luận Tiếng Hà Nhì (2001) của Tạ Văn Thông - Lê Đông Còn

về hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì Đại Trại huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam Trung

Quốc, chúng tôi tham khảo những công trình đã xuất bản ở Trung Quốc như Khái

luận tiếng Hà Nhì (1995) của Đới Khánh Hạ (戴庆厦) và Đoạn Huống Lạc (段贶乐),

Giới thiệu tiếng Hà Nhì (1986) của Lý Vĩnh Đoại (李永燧), Ngữ pháp tiếng Hà Nhì

(李批然) biên soạn

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích cũng như những nội dung nghiên cứu nói trên, chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây

4.1 Phương pháp điền dã ngôn ngữ học

4.1.1 Đây là phương pháp đầu tiên được sử dụng trong khi thực hiện luận án

Địa bàn nghiên cứu được chọn lấy mẫu (như đã giải thích lý do ở tiểu mục 1.2) là xã

Trang 14

Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Khi thu thập ngữ liệu chúng tôi dùng phương pháp phỏng vấn quan sát trực tiếp và ghi âm bằng máy ghi âm, sau đó ghi chép lại dưới dạng phiên âm quốc tế (IPA) trên cơ sở cảm nhận bằng thính giác của người nghiên cứu Khi ghi âm, chúng tôi sử dụng danh mục từ có trong “Đề cương điều tra từ vựng ngôn ngữ Tạng - Miến” được giới học thuật Trung Quốc công nhận

để trên cơ sở đó thu thập từ ngữ tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm Số lượng từ ngữ mà chúng tôi thu thập được 2772 từ, thuộc vào 17 chủ đề như thiên văn, địa lý, giao thông, kiến trúc, đồ vật, hành động, tính chất, v.v 2; theo chúng tôi, về thông lệ số lượng đó là tương đối đủ để phân tích ngữ âm của một ngôn ngữ

4.1.2 Khi thực hiện nghiên cứu điền dã, người nghiên cứu đã gặp phải một vài giới hạn khi thu thập tư liệu cần được giải thích thêm Là một người nước ngoài chọn địa bàn nghiên cứu ở tỉnh Lai Châu thuộc vùng biên giới, do đó khi thu thập tư liệu phục vụ cho luận án, trên nguyên tắc nghiên cứu sinh phải lựa chọn cộng tác viên và địa bàn nghiên cứu phù hợp với gợi ý (đồng ý) của chính quyền địa phương

Vì thế, khi thu thập tư liệu để miêu tả, chúng tôi đã sử dụng cách thức thu thập tư liệu theo quy định của địa phương như sau

- Để có được tư liệu cho miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì, chúng tôi với

sự giúp đỡ của địa phương đã tìm kiếm cộng tác viên có gốc gác ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Việt Nam để ghi âm ngôn ngữ của họ Đây là nguồn tư liệu chính và do chúng tôi trực tiếp thu thập Cụ thể, tháng 12 năm 2018, với sự giới thiệu của cơ sở đào tạo chúng tôi xin phép chính quyền địa phương thực hiện điền dã thực tế để thu thập tư liệu ngữ âm Sau khi được địa phương đồng ý và hướng dẫn địa bàn cũng như cách thức thu thập tư liệu, nghiên cứu sinh dựa vào

“Đề cương điều tra từ vựng ngôn ngữ Tạng - Miến” do giới học giả ngôn ngữ học Trung Quốc soạn thảo đã tiến hành ghi âm bằng phần mềm Speech Recorder của máy ghi âm Thực hiện công việc, nghiên cứu sinh thu thập tổng cộng được 2462

2 Khi thực hiện điều tra điền dã tiếng Hà Nhì Thu Lũm, chúng tôi đã thực hiện đúng những quy định của Nhà nước Việt Nam đối với người nước ngoài đi nghiên cứu thực địa tại vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, giống như cách mà nhóm Tạ Văn Thông và J Edmondson đã làm việc Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi đối với chị Lâm, một cán bộ địa phương, đã giúp đỡ hướng dẫn và tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu tại địa bàn

Trang 15

đơn vị từ ngữ của cộng tác viên nói tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm Cho đến tháng 6 năm

2024, nghiên cứu sinh một lần nữa đi đến địa bàn tỉnh Lai Châu để bổ sung phúc tra

tư liệu Theo đó, chúng tôi bổ sung thêm 310 đơn vị từ ngữ tư liệu của những cặp từ

có bối cảnh ngữ âm đồng nhất đối với những âm vị đã được xác lập và kiểm chứng đối với những âm vị còn chưa xác định đủ những cặp từ có bối cảnh ngữ âm đồng nhất để nhận diện âm vị

4.2 Phương pháp miêu tả Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp

miêu tả để miêu tả các âm vị phụ âm, nguyên âm và thanh điệu theo tiêu chí khu biệt để xác lập hệ thống ngữ âm và danh sách âm vị của tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm theo cách phân xuất các âm vị bằng bối cảnh ngữ âm đồng nhất Sau những miêu tả

về tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm, trong trường hợp cần thiết, luận án có thực hiện việc liên hệ với tiếng Hà Nhì ở Mù Cả Việc liên hệ giữa tiếng Hà Nhì ở Mù Cả với tiếng

Hà Nhì ở Thu Lũm, trong một chừng mực nhất định, sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận về

hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì đầy đủ hơn

Khi miêu tả tiếng Hà Nhì Thu Lũm, mà chủ yếu là trường hợp miêu tả thanh điệu, ngoài cảm nhận bằng thính giác là chính, chúng tôi cũng đã có sử dụng thủ pháp miêu tả trên cơ sở phân tích ngữ âm học bằng phần mềm Praat phiên bản đã được Hán hóa Trên cơ sở phân tích của phần mềm Praat, chúng tôi có thể quan sát các tham số như tần số cơ bản F0, cường độ, trường độ, formant…của cả âm tiết hay từ của tiếng nói cộng tác viên thu thập được Thông qua những tham số được phần mềm hiển thị, từ góc nhìn của mình, chúng tôi sẽ xác định những giá trị ngữ

âm làm nên thanh điệu tiếng Hà Nhì Thu Lũm được cảm nhận bằng thính giác

4.3 Thủ pháp so sánh Đây là thủ pháp trước hết dùng để liên hệ giữa hệ

thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở xã Thu Lũm mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu với

hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở xã Mù Cả do Tạ Văn Thông và Lê Đông nghiên cứu đã được công bố [53] Nhưng thủ pháp này là thao tác để giúp chúng tôi nhận diện những tương đồng và khác biệt giữa tiếng Hà Nhì ở Việt Nam và ngữ âm tiếng

Hà Nhì ở Đại Trại, huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Trên cơ sở nhận diện sự giống nhau và khác nhau, luận án sẽ bước đầu trình bày những nhận xét để

Trang 16

góp phần làm sáng rõ quan hệ tương ứng

4.4 Thủ pháp thống kê Trong luận án, chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để

thống kế từ ngữ khi cần thiết trong tiếng Hà Nhì Thu Lũm và tiếng Hà Nhì Đại Trại Chúng tôi thấy rằng thủ pháp thống kê trên phần mềm Excel có thể đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu thu thập và giúp nhận biết những tương đồng và khác biệt trong tư liệu một cách cụ thể hơn Tư liệu trong danh sách thống kê này, theo chúng

tôi, rất hữu ích cho những nghiên cứu tiếng Hà Nhì trong khu vực

5 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và cái mới của luận án

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm huyện

trên cơ sở liên hệ giữa tiếng Hà Nhì Thu Lũm với tiếng Hà Nhì ở Đại Trại, huyện Lục Xuân, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, lần đầu tiên chúng ta có được sự so sánh đối chiếu về những tiếng Hà Nhì giữa Việt Nam và Trung Quốc Như vậy, việc miêu

tả hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì Thu Lũm là một nghiên cứu tiếp theo những nghiên cứu đã công bố về tiếng Hà Nhì, góp phần tiếp tục nghiên cứu đầy đủ về tiếng Hà Nhì ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể cung cấp những tài liệu hết sức quý giá cho những người làm công tác ngôn ngữ dân tộc ở hai nước Việt - Trung để từ đó tìm hiểu và phát triển lý luận về ảnh hưởng của cảnh huống ngôn ngữ khác nhau đối với những tiếng Hà Nhì khác nhau trong quá trình phát triển ngôn ngữ Kết quả nghiên cứu sẽ có giá trị ngôn ngữ học trong việc góp phần bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo trong việc xây dựng chính sách ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án

gồm ba chương sau:

Trang 17

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì và cơ sở lý luận Chương 2: Âm tiết và hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm huyện

Mường Tè tỉnh Lai Châu (có liên hệ với tiếng Hà Nhì ở Đại Trại huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam Trung Quốc)

Chương 3: Hệ thống nguyên âm và thanh điệu của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm

huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu (có liên hệ với tiếng Hà Nhì ở Đại Trại huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam Trung Quốc)

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIẾNG HÀ NHÌ

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chương này, luận án sẽ trình bày hai nội dung chính Thứ nhất tổng quan

về tình hình nghiên cứu ngôn ngữ của người Hà Nhì ở hai quốc gia và những nét cơ bản về cộng đồng người Hà Nhì sinh sống ở Việt Nam và Trung Quốc Thứ hai trình bày cơ sở lý luận trong nghiên cứu ngữ âm để qua đó xác lập hệ thống âm vị của một ngôn ngữ mà ở đây là xác lập hệ thống âm vị tiếng Hà Nhì của Việt Nam ở Thu Lũm, góp phần cung cấp tư liệu cho sự liên hệ ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng

Hà Nhì ở hai quốc gia

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì

Người Hà Nhì là một cộng đồng tộc người sử dụng ngôn ngữ hệ Hán -Tạng cư trú ở nhiều quốc gia khác nhau thuộc Đông Nam Á lục địa và phần phía Nam Trung Quốc Ở Việt Nam và Trung Quốc, cộng đồng tộc người này đều có cùng tên gọi chính thức là người Hà Nhì; nhưng ở Thái Lan, Myanmar và Lào họ lại có tên gọi khác là người Akha Vì thế, trong những nghiên cứu về ngôn ngữ, khi thì gọi là tiếng Hà Nhì, khi thì gọi là tiếng Akha Trong luận án, chúng tôi chủ yếu dùng thuật

ngữ tiếng Hà Nhì, tuy ở một vài trường hợp (không nhiều), nghiên cứu sinh có dùng

thuật ngữ tiếng Hà Nhì/Akha ở Đông Nam Á

1.1.1 Những kết quả chính về nghiên cứu tiếng Hà Nhì

Để có được cái nhìn đầy đủ về ngữ âm nói riêng và ngôn ngữ nói chung của cộng đồng người Hà Nhì, trong tiểu mục này, luận án phân tích những kết quả nghiên cứu về tiếng Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc đã được công bố

1.1.1.1.Tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở Việt Nam

Có thể nhận xét rằng ở Việt Nam các nhà dân tộc học là những người đầu tiên nêu ý kiến về tiếng Hà Nhì Mặc dù những ý kiến của họ chỉ là những giới thiệu đại cương nhưng ít nhiều đều có trao đổi về ngôn ngữ Theo đó, vào khoảng những năm

60 - 80 của thế kỷ trước, các nhà dân tộc học khi quan tâm đến việc khám phá bản

Trang 19

sắc dân tộc Hà Nhì đã nêu ra những nhận xét về ngôn ngữ Những nhận xét đó, tuy chưa được nghiên cứu kỹ do phụ thuộc vào góc nhìn là để phục vụ nghiên cứu dân

tộc học nhưng cũng đã có những nhận xét rất đáng chú ý Theo thống kê của Lý

Hành Sơn thì “đến nay đã có trên 39 ấn phẩm đề cập tới người Hà Nhì ở Việt Nam, trong đó có 4 ấn phẩm được thực hiện trước năm 1979 bởi các tác Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Đình Khoa, Nông Trung Trong số 35 công trình được thực hiện từ năm 1980 đến nay, có 5 chuyên đề chuyên về người Hà Nhì, trong đó có hai báo cáo

đề tài cấp Bộ, 9 cuốn sách về tộc người Hà Nhì và một số dân tộc khác; 18 bài viết trên một số tạp chí, trong đó có 15 bài chuyên đề về người Hà Nhì, 3 bài còn lại viết

về người Hà Nhì và một số dân tộc khác; số còn lại là tài liệu ghi chép về người Hà Nhì” [47, tr.28-40] Trong số những tài liệu ấy, bên cạnh những khảo cứu về dân tộc

Hà Nhì, là một số chuyên luận, bài báo, khóa luận, luận văn, luận án chủ yếu nghiên cứu về lễ hội, lễ tết, quan hệ thân tộc, hình thái hôn nhân v.v; còn nghiên cứu về ngôn ngữ thì chỉ tập trung khái quát lại một vài nội dung cơ bản như được tóm tắt

dưới đây

Chẳng hạn, cuốn Văn hóa và nếp sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì -

Lô Lô (1985) của Nguyên Văn Huy đã giới thiệu 6 dân tộc (Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô-Lô, Cống, Si La) mà tác giả cho thuộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô Riêng

về dân tộc Hà Nhì, tác giả đã khái quát nét văn hóa truyền thống của người Hà Nhì

và xếp người Hà Nhì vào nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô; đồng thời ông đã kể lại truyền thuyết về chữ viết Hà Nhì với nội dung “nuốt chữ vào bụng” [28, tr.254]

(2003), các tộc người ở Việt Nam được chia thành các dòng3 ngôn ngữ: Nam - Á (cư dân Môn - Khơme, Việt - Mường), Nam - Thái (cư dân Tày - Thái, Kađai, Hmông - Dao, Nam Đảo), Hán - Tạng (cư dân Tạng - Miến, Hán) trong đó tiếng Hà Nhì xếp vào dòng ngôn ngữ Hán - Tạng (cư dân Tạng - Miến) [57] Một cuốn sách

khác Tập quán quản lý và khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà

3 Thuật ngữ “dòng ngôn ngữ” mà Đặng Nghiêm Vạn dùng ở đây, căn cứ vào nội dung mà ông trình bày, tương ứng với thuật ngữ “họ ngôn ngữ” hay “ngữ hệ” của các tác giả khác.

Trang 20

Nhì ở Mường Tè - Lai Châu (2008) do Lò Ngọc Biên và Bùi Quốc Khánh chủ biên

đã chọn hai nhóm Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì Lạ Mí ở huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu làm đối tượng nghiên cứu Trong cuốn sách cũng có những miêu tả ngắn về tiếng Hà Nhì nói chung và ngữ âm tiếng Hà Nhì nói riêng Về nội dung này, cuốn sách đã viết: “Ngôn ngữ Hà Nhì là loại ngôn ngữ đơn lập, phi hình thái, có thanh điệu, cấu trúc âm tiết mở Phần lớn hệ thống từ vựng Hà Nhì biểu thị tập quán mưu sinh của đồng bào (tuy rằng có mượn một chút tiếng Hán Quảng Đông - còn gọi là tiếng Quan Hỏa) Những mảng từ vựng dùng để chỉ các vấn đề chính trị, xã hội, khoa học, kỹ thuật thường được vay mượn từ tiếng phổ thông (tiếng Việt) Âm tiết tiếng Hà Nhì được tạo thành bởi ba yếu tố: âm đầu, vần và thanh điệu Trong đó, vần được kết hợp bởi hệ thống phụ âm và hệ thống nguyên âm Đặc biệt, hệ thống nguyên âm tiếng Hà Nhì lại có nguyên âm đơn (a, e, i, o, u, y ) và nguyên âm đôi (aa, ee, ii, uu, ơơ, ai, am, ao, aw, eh, eu, oe, oi, ui) Trong tiếng Hà Nhì có 5 âm vị thanh điệu, gồm thanh không, thanh huyền, thanh sắc, thanh nặng và thanh ngã” [3,

tr 69-70]

các dân tộc ở Việt Nam” do Viện Văn hóa Thông tin thực hiện Cuốn sách đã đem lại một nhận diện chung về người Hà Nhì ở Huổi Luông cho giới nghiên cứu Trong sách, bài viết nhận diện ngữ âm tiếng Hà Nhì của tác giả Lương Bèn có tên là “Hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì” [2, tr.131-132] là bài viết chuyên về ngôn ngữ Một tác

giả khác là Chu Thùy Liên trong cuốn Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì (2009),

bên cạnh việc quan tâm tới hầu hết các lĩnh vực như địa bàn cư trú, nguồn gốc và lịch sử, kinh tế truyền thống, đời sống vật chất, dòng họ và gia đình, tín ngưỡng, phong tục và văn học - nghệ thuật dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian, cũng đã dùng 15 trang miêu tả ngữ âm và từ loại của tiếng Hà Nhì Trong cuốn sách đã có những trang ghi lại nhận xét khái quát cho rằng âm tiết tiếng Hà Nhì có thể tách làm

ba bộ phận là âm đầu, vần và thanh điệu; đồng thời theo tác giả trong hệ thống ngữ

âm của ngôn ngữ có 25 âm vị phụ âm, 20 âm vị nguyên âm (bao gồm 6 nguyên âm

Trang 21

đơn và 14 nguyên âm đôi) và 5 âm vị thanh điệu [38, tr.231-246] Như vậy có thể thấy rằng những nội dung nghiên cứu về ngôn ngữ học dân tộc Hà Nhì có trong công trình của các nhà dân tộc học Việt Nam thuộc vào hai nhóm khác nhau Một nhóm là hai tác giả Nguyễn Văn Huy và Đặng Nghiêm Vạn tập trung chú trọng đến việc xác định ngữ hệ của tiếng Hà Nhì; còn những tác giả còn lại thì chủ yếu là nhắc lại đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Hà Nhì, mà theo chúng tôi, chủ yếu dựa vào kết quả mô tả của Lương Bèn [2] nhưng cũng có sự bổ sung theo góc nhìn của mình tùy

thuộc vào từng nhóm tác giả

So với các nghiên cứu về dân tộc học, công trình chuyên nghiên cứu riêng về tiếng Hà Nhì ít hơn rất nhiều Có thể nói việc nghiên cứu ngôn ngữ học thực sự về tiếng Hà Nhì ở Việt Nam chỉ bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX với

bài viết “Hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì” (1986) của Lương Bèn [2] Đây có thể

được coi như là bài viết đầu tiên nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì của các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam Trong bài viết nói trên, ông cho biết ngữ âm tiếng

cộng tác viên ở xã Mù Cả và xã Chung Chải cung cấp tư liệu” Dựa vào tư liệu đó, bài báo cho biết “Mọi âm tiết đều có nguyên âm và thanh điệu Các âm tiết đều thuộc loại âm tiết mở” “Hệ thống thanh điệu Có ba thanh, đối lập nhau theo hai tiêu chí âm vực và đường nét thanh điệu Nếu phân chia âm vực thành 5 thang độ

thì các thanh khu biệt như sau: Thanh ngang: Âm điệu bằng phẳng với hai sự thể hiện 21 và 44, Thanh lên cao: Âm điệu không bằng phẳng, âm vực biến đổi từ thấp lên cao 25, Thanh xuống thấp: Âm điệu không bằng phẳng, âm vực biến đổi từ cao

xuống thấp 51” Ông cũng cho biết về “Phụ âm Có 29 phụ âm”, đối lập theo phương thức cấu âm (là 5 dãy âm tắc và ba dãy âm xát) và có 05 vị trí cấu âm; còn

về hệ thống nguyên âm thì có 8 âm vị nguyên âm, trong đó “Có 7 nguyên âm đơn

và 1 nguyên âm đôi” Tuy không miêu tả phẩm chất phát âm của nguyên âm nhưng ông cho biết “nguyên âm đôi phát âm như âu trong các ngôn ngữ Tày - Nùng, Thái

4 Vào thời gian Lương Bèn mô tả, do tỉnh Lai Châu chưa tách thành hai tỉnh nên huyện Mường Tè bao gồm

cả huyện Mường Tè (Lai Châu) và huyện Mường Nhé (Điện Biên) Hiện nay xã Mù Cả thuộc huyện Mường

Tè, còn xã Chúng Chải thuộc huyện Mường Nhé

Trang 22

và xuất hiện trong các từ có thể gốc Thái”; trong khi đó, ông còn cho biết thêm

“Nguyên âm /y/ có biến thể tự do là tổ âm [wi] Hai nguyên âm /ê/ và /ô/ được phát

âm với độ mở rộng gần với /e/ và /o/” [2, tr.6-7] Bài viết nói trên của Lương Bèn tuy ngắn nhưng theo chúng tôi đã trình bày khá đầy đủ hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Mù Cả và Chung Chải Bài viết tiếp theo nghiên cứu về tiếng Hà Nhì là bài

báo của Tạ Văn Thông trên tạp chí Ngôn ngữ với tên bài “Danh ngữ và “loại từ” tiếng Hà Nhì” (2000) Trong bài viết, như tên gọi, ông đã đưa ra một số quy tắc kết

hợp giữa danh ngữ và “loại từ” Qua một số ví dụ minh chứng, tác giả đã cho chúng

ta thấy các “loại từ” tiếng Hà Nhì có các hình thức gần gũi với thực từ, có nguồn gốc từ các danh từ” [52, tr.49-54] Đây là bài báo duy nhất chuyên nghiên cứu về từ

còn nhiều nội dung vẫn chưa được đề cập đến

Có lẽ cho đến hiện nay cuốn sách Tiếng Hà Nhì (2001) của hai tác giả Tạ Văn

Thông - Lê Đông vẫn được coi là một chuyên khảo được cho là khá đầy đủ về tiếng

Hà Nhì ở Việt Nam Theo như thông tin mà hai học giả thể hiện trong cuốn sách, tiếng Hà Nhì được mô tả ở đây dựa trên cơ sở tiếng nói Hà Nhì ở xã Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu [53, tr.17]6 Trong chuyên khảo, ngoài phần giới thiệu chung về người và tiếng Hà Nhì ở Việt Nam, nghiên cứu về “Từ loại” và “Câu” của tiếng Hà Nhì, hai tác giả đã miêu tả hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ và trên cơ sở đó đưa ra phương án chữ viết của tiếng Hà Nhì Nội dung ngữ âm của chuyên khảo

được trình bày ở chương I Theo đó, trong tiếng Hà Nhì xã Mù Cả, “các âm tiết

trong các từ đa tiết…bao giờ cũng được phát âm tách bạch”; “Các âm tiết của tiếng

Hà Nhì có thể được phân tách ra thành ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh điệu”, “cả

5 Bài viết này của Tạ Văn Thông, tuy công bố trên tạp chí Ngôn ngữ nhưng ông chỉ cho biết “Tư liệu để viết

bài…thu thập vào năm 1998 tại huyện Mường Tè (tinh Lai Châu) qua cộng tác viên người Hà Nhì là chị Pờ

Go Sừ” [52, tr.48]

6 Theo thông tin ghi trong chú thích ở cuối trang [53, tr.17], hai tác giả của cuốn sách cho biết có 04 cộng tác viên cung cấp tư liệu để viết chuyên khảo này Theo đó, chị Pờ Go Sừ và chị Lỏ Mí Só (cán bộ huyện ủy Mường Tè) đều là người cư trú ở thị trấn Mường Tè Còn anh Lý Phí Chờ là cán bộ sở Công an Lai Châu, chị

Pờ Hà Nu là cán bộ đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; tuy hai tác giả không nói rõ nhưng dựa vào nghề nghiệp của cộng tác viên có thể thấy rằng lúc bấy giờ nhiều khả năng những cộng tác viên này cư trú ở thành phố Điện Biên là thủ phủ của tỉnh Lai Châu trước đây Thông tin của hai tác giả cuốn sách cũng đã không cho biết tuổi đời của các cộng tác viên ấy là bao nhiêu.

Trang 23

ba bộ phận của âm tiết đều phải luôn luôn có mặt, và mỗi bộ phận chỉ được tạo nên

/, /b/, /m/, /ts/, /tsh/, /dz/, /s/, /z/, /t/, /th/, /d/, /n/, /l/, /lh/, /tɕ/, /tɕh/, /ʥ/, /ɲ/, /ɕ/, /j/, /k/, /kh/, /ɡ/, /ŋ/, /x/, /ɣ/, /ʔ/, /h/ đảm nhiệm chức năng âm đầu “Hệ thống nguyên âm: 8 âm vị”; đó là nguyên âm /i/, /y/, /ɯ/, /u/, /ũ/, /ɛ/, /ɔ/, /ɑ/ đảm nhiệm chức năng phần vần

“Hệ thống thanh điệu: gồm 4 âm vị”; đó là thanh 1 (thanh trung bình – ngang, được

ký hiệu là thanh 33), thanh 2 (thanh cao - đi lên, được ký hiệu là thanh 45), thanh 3 (thanh thấp - đi xuống, được ký hiệu là thanh 32) và thanh 4 (thanh rất thấp đi

xuống, được ký hiệu là thanh 21 [53, tr.18-41] Cho đến nay (năm 2024), chuyên luận này là công trình nghiên cứu tiếng Hà Nhì duy nhất và chi tiết nhất ở Việt Nam Tuy nhiên, người ta cũng có thể thấy rằng mặc dù là một công trình chi tiết duy nhất về ngữ âm tiếng Hà Nhì nhưng các tác giả cũng chỉ cho biết danh sách các

âm vị của ngôn ngữ với những ví dụ minh họa sự hiện diện của âm vị đó mà chưa

cung cấp được sự đối lập âm vị dựa vào bối cảnh ngữ âm đồng nhất để qua đó có

Sau đó cho đến năm 2020-2021, Phan Lương Hùng có thêm hai bài viết “Hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu” [25] và “Âm tiết và vần trong tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu” [26] Có thể thấy, đây là những mô tả mới nhất về ngữ âm của tiếng Hà Nhì ở Việt Nam và địa bàn này không thuộc huyện Mường Tè như những địa bàn được mô tả trước đó Hơn nữa, xã Sì Lở Lầu nơi có người Hà Nhì cư trú là một xã có số lượng người Dao sinh sống đông hơn [25] Kết quả trong những công

bố của Phan Lương Hùng đã cho thấy mô hình cấu trúc âm tiết cũng như danh sách

âm vị trong tiếng Hà Nhì ở Sì Lờ Lầu như sau:

Thanh điệu

Trong đó, có 4 thanh điệu như thanh 33, thanh 35, thanh 32 và thanh 31 Có 33 phụ âm có khả năng xuất hiện ở vị trí âm đầu với chức năng mở đầu âm tiết, bao gồm: /p, t, k, Ɂ, ph, th, kh, b, d, ɡ, ts, tɕ, tsh, tɕh, dz, ʤ, m, n, ɲ, ŋ, s, ɕ, χ, h, z, ʒ, ɣ, l,

lh, b̤, d̤, ɬ, j/; Có 7 nguyên âm có khả năng xuất hiện ở vị trí âm chính, bao gồm: /i, ɛ,

Trang 24

ɑ, ɔ, ɯ, u, y/; Có 2 âm vị /w, j/ có khả năng xuất hiện ở vị trí âm đệm, /j/ thường được kết hợp với /b, m, ph, th, p, s, ɕ, l/; có 1 âm vị /ŋ/ có khả năng xuất hiện ở vị trí

âm cuối, và âm cuối chỉ được kết hợp với hai nguyên âm /ɑ/ và /u/, nhưng chỉ có duy nhất 2 trường hợp là /χwɑŋ32ti35/ (vua) và / tɕhi32huŋ35/(nấm); Số lượng vần trong tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu với 13 khuôn vần như sau:/ -i, -ɛ, -ɑ, -ɔ, -u, -y, -jɑ, -

jɔ, -jɯ, -wɑŋ, -uŋ, -wɑ, -wɛ/ Âm đệm /w, j/ không được ghi nhận xuất hiện trong tiếng Hà Nhì ở các xã Mù Cả, Ka Lăng, Thu Lũm, Kan Hồ, Tá Bạ và Hua Bum Như vậy, ngoài nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở xã Mù Cả huyện Mường Tè ra, có thêm nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở xã Sì Lở Lầu thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Chúng tôi nhìn từ kết quả cho thấy, hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu có

sự khác biệt lớn so với tiếng Hà Nhì ở Mù Cả

Có thể thấy trong những bài viết công bố của Phan Lương Hùng về ngữ âm tiếng Hà Nhì ở địa bàn Sì Lở Lầu, một bức tranh khác nữa về hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc thiểu số này đã được miêu tả Nhưng, nhiều khả năng do độ dài của bài báo quy định, chúng ta vẫn không có được ở bài báo những minh chứng về những cặp từ “có bối cảnh ngữ âm đồng nhất” để qua đó xác lập hệ thống âm vị tiếng Hà Nhì ở địa bàn Sì Lở Lầu Vì thế, cũng giống như những công bố đã có trước đây, chúng ta đều chấp nhận danh sách âm vị của hệ thống ngữ âm mà tác giả

đã đề xuất

Để tìm hiểu năng lực ngôn ngữ, tình hình sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, năm 2021 Phan Hoàng Anh và Phan Lương Hùng [1] còn có bài viết về “Tình hình sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của người Hà Nhì ở Lai Châu”, thông qua bảng hỏi điều tra tìm hiểu năng lực ngôn ngữ, tình hình sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của người

Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Kết quả cho thấy: “đối với người Hà Nhì

ở Lai Châu thì năng lực sử dụng tiếng Hà Nhì khá hơn tiếng Việt, tiếng Hà Nhì là ngôn ngữ chính được sử dụng trong giao tiếp giữa các thành viên gia đình, người đồng tộc và khi cầu cúng, họp bản Tiếng Việt lại được sử dụng nhiều trong bối cảnh giao tiếp ở phạm vi đa dân tộc như giao tiếp ở chợ, giao tiếp với người Kinh

Trang 25

hay khi cần ghi chép Về thái độ ngôn ngữ, người Hà Nhì có ý thức gìn giữ tiếng mẹ

đẻ của mình, mong muốn tiếp tục sử dụng tiếng Hà Nhì trong nhiều bối cảnh khác nhau, mong muốn có bộ chữ viết của dân tộc mình và được học bộ chữ này”

Xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của người Hà Nhì và những khó khăn trong quá trình lưu giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc Hà Nhì, việc xây dựng một hệ thống bộ chữ Hà Nhì hoàn chỉnh, tính phổ quát cao và dễ dàng tiếp cận dành cho cộng đồng người Hà Nhì ở Việt Nam đã trở nên cần thiết TS Phan Lương Hùng (trưởng phòng Nghiên cứu Ngôn ngữ các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học) có đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chữ viết Hà Nhì tỉnh Lai Châu (2019-2021)” Năm 2022, tỉnh Lai Châu đưa ra Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày

24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu “Về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc

Hà Nhì tỉnh Lai Châu” Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay bộ chữ tiếng dân tộc Hà

Hà Nhì ở Mù Cả có 33 âm vị phụ âm như /p/, /ph/, /b/, /m/, /f/, /pj/, /phj/, /bj/, /mj/, /ts/, /tsh/, /dz/, /t/, /th/, /d/, /n/, /l/, /lh/, /s/, /tj/, /thj/, /dj/, /ɲ/, /ɕ/, /j/, /tɕ/, /tɕh/, /ʥ/, /k/,

31 Theo cách thể hiện thanh điệu như thế của ông, nó cho chúng ta biết tiếng Hà

7 Thông tin chúng tôi ghi nhận ở đây đã được TS Phan Lương Hùng trực tiếp xác nhận

8 J Edmondson cho biết hai người cung cấp tư liệu cho ông là chị Pơ Go Sư, 50 tuổi, ở bản Mù Cả xã Mù Cả

và chị Lò Mi Sõ, 42 tuổi, ở bản Chang Châu Pạ xã Hủa Bun [68, tr.9] Hai cộng tác viên này, như vậy, có thể cũng là cộng tác viên đã cung cấp tư liệu cho nhóm Tạ Văn Thông và Lê Đông.

Trang 26

Nhì ở tiếng Mù Cả thanh điệu được khu biệt theo âm vực và đường nét; theo đó

thanh thứ nhất là thanh cao bằng (thanh 55), thanh thứ hai là thấp bằng (thanh 33)

và thanh thứ ba là thanh thấp xuống (thanh 31) Nhưng trong nghiên cứu này, ông

còn chưa cho biết tiếng Hà Nhì ở Mù Cả có bao nhiêu nguyên âm Tuy nhiên, ông

đã có sự so sánh với tiếng Akha (tức một thổ ngữ tiếng Hà Nhì) ở Thái Lan và đã đưa ra những điểm khác nhau là: tiếng Hà Nhì ở Mù Cả bị mất đi nhiều phụ âm đầu, nhưng tiếng Hà Nhì này lại có âm bên bật hơi /lh/, v.v [68, tr.8-10]

Ngoài nội dung chi tiết về hệ thống âm vị của tiếng Hà Nhì ở Mù Cả như đã trình bày ở trên ra, công trình nghiên cứu về tiếng Hà Nhì của nhóm Tạ Văn Thông

mà chúng tôi đã giới thiệu cũng có đề cập đến quan hệ phổ hệ của ngôn ngữ Theo

đó, các tác giả cho biết “Tiếng Hà Nhì thuộc nhóm Tạng - Miến của họ Hán Tạng, một họ ngôn ngữ có tới 700 triệu người nói”; nhóm ngôn ngữ này “có khoảng 25 triệu người nói, gồm rất nhiều ngôn ngữ như Tạng, Bạch, Lật Túc, Naxi, Khương, Độc Long, Hà Nhì, Miến, Lô Lô, Di No, La Hủ …” [53, tr 14-15] Thế nhưng về

sau, trong cuốn Ngôn ngữ, chữ viết các DTTS ở Việt Nam (những vấn đề chung)

(2013) do Nguyễn Hữu Hoành (chủ biên) trong đó có tác giả Tạ Văn Thông tham

gia biên soạn, nhóm tác giả lại xếp tiếng Hà Nhì vào nhánh Miến - Lô Lô của ngữ

hệ Hán - Tạng [23, tr.34] chứ không phải là nhóm Tạng - Miến của họ Hán Tạng như trước đây nữa Theo cách trình bày của sự phân loại cội nguồn này, tiếng Hà Nhì là một trong sáu ngôn ngữ thành viên nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến thuộc họ ngôn ngữ Hán - Tạng đang cư trú ở Việt Nam

Trước đó, vào năm 1999 [8], Trần Trí Dõi đã trình bày một phân loại về phổ hệ

về tiếng Hà Nhì ở Việt Nam Nội dung ấy được ông nhắc lại một lần nữa trong cuốn

Các họ ngôn ngữ ở Việt Nam xuất bản năm 2015 và trong tài liệu nghiên cứu ngôn

Nhì được tác giả thể hiện theo sơ đồ được dẫn ra dưới đây Theo sơ đồ này, có một

sự khác biệt so với nhóm tác giả do Nguyễn Hữu Hoành chủ biên ở chỗ các ngôn ngữ Miến - Lô Lô của ngữ hệ Hán - Tạng ở Việt Nam là những ngôn ngữ của một

tiểu nhóm.

Trang 27

Sơ đồ 1.1: Vị trí của tiếng Hà Nhì Việt Nam trong họ ngôn ngữ Hán - Tạng

[Nguồn: Trần Trí Dõi (2015), Các họ ngôn ngữ ở Việt Nam, tr.104]

Qua những nội dung đã trình bày ở trên về tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở

Việt Nam, chúng tôi xin có một vài nhận xét sau đây Thứ nhất, hầu như các nghiên

cứu ngôn ngữ đã có đều lấy đối tượng nghiên cứu tập trung vào tiếng Hà Nhì ở Mù

Cả tỉnh Lai Châu Thứ hai, cả nghiên cứu của nhóm dân tộc học cũng như của nhóm

ngôn ngữ học đều hầu như chưa cung cấp thông tin đầy đủ về tuổi tác của cộng tác

viên cung cấp tư liệu để có được một góc nhìn đầy đủ về chất lượng tư liệu dùng

trong phân tích Thứ ba, nếu như chỉ thống nhất ở nhận xét “ngôn ngữ chỉ có âm tiết

mở”, thì ở mỗi nhóm tác giả danh sách âm vị của hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì

cũng không giống nhau Cuối cùng, như chúng ta đều nhận biết, những kết quả

nghiên cứu đó chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả ngữ âm đồng đại bằng thính

giác và cũng chưa chú ý có sự so sánh với tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc Đồng thời,

như đã được tóm tắt ở trên, trong mỗi tác giả số lượng các âm vị ngữ âm trong tiếng

Hà Nhì cũng có sự không thống nhất Như vậy, những nhận xét mà chúng tôi rút ra

ở trên sau khi phân tích kết quả nghiên cứu về tiếng Hà Nhì ở Việt Nam sẽ là cơ sở

để giúp cho chúng tôi bổ sung trong nghiên cứu của luận án

1.1.1.2 Những nét chính về tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, các nhà ngôn ngữ học xếp tiếng Hà Nhì thuộc vào nhóm ngôn

ngữ Di, nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến của họ ngôn ngữ Hán -Tạng Theo đó, những

Nhóm

Hán

Nhóm Karen

Nhóm Tạng Nhóm Bôđô - Naga - Kachin Nhóm Gyarung-

Mishmi

Nhóm Naga - Kuki - Chin Nhóm Miến - Lô Lô

Tiểu nhóm Miến Tiểu nhóm Lô Lô

Tiếng

Hà Nhì

Tiếng

Si La

Trang 28

dân tộc cùng thuộc một nhóm ngôn ngữ hay có quan hệ nguồn gốc thường có nhiều tương tự về đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa của từ gồm dân tộc Di, La Hủ, Na-xi, Lật Túc Những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Di được cho là đều bắt nguồn từ bộ lạc người Khương ở cao nguyên Tây Bắc, dần dần thiên di theo sông Kim Sa, sông Nộ, sông Lan Thương đến cao nguyên Vân Nam như hiện nay [128, tr.39] Để nhận biết mối quan hệ thân thuộc về ngôn ngữ trong nhóm Di, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã so sánh tiếng Hà Nhì và các thứ tiếng cùng nhóm ngôn ngữ Chẳng hạn,

biết, trong 1780 từ thì có 341 từ là cùng gốc, chiếm 19,16%; còn khi so sánh tiếng

Hà Nhì (nhóm tộc người Hà Nhà) với tiếng La Hủ thì trong 1780 từ có 436 từ cùng gốc, chiếm 24,49% [112, tr.152]

Ở Trung Quốc, người đầu tiên nghiên cứu điều tra tiếng Hà Nhì là học giả Cao

Niên đến thị trấn Dương Võ huyện Tân Bình tỉnh Vân Nam điều tra tiếng Hà Nhì

đó đề xuất tiếng Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Di Bài này của ông Cao Hoa Niên là bài nghiên cứu tiếng Hà Nhì sớm nhất và đây được coi như là sự khởi xướng nghiên

ngữ âm tiếng Oa Nhì” [127], chỉ ra rằng trong tiếng Oa Nhì có 29 phụ âm, 13

những người đầu tiên nghiên cứu tiếng Hà Nhì và đặt nền móng cho việc nghiên cứu tiếng Hà Nhì sau này ở Trung Quốc Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nhì; trong đó tiêu biểu nhất là những công trình như cuốn Giới thiệu tiếng Hà Nhì [110], cuốn Khái luận tiếng Hà Nhì [85], bài viết

Hà Nhì [112], v.v của nhiều tác giả khác nhau Những công trình này đã miêu tả

toàn diện hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở làng Đại Trại (thị trấn Đại Hưng) huyện Lục Xuân và các phương ngữ Hà Nhì khác, được nhiều người tham khảo Ngoài ra, còn có một số công trình liên quan đến ngữ âm tiếng Hà Nhì khác xin không phải

Trang 29

kể ra Dựa trên những công trình nghiên cứu nói trên, có thể trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc như sau

Trước hết, ở Trung Quốc, khi nói đến vấn đề phân loại nguồn gốc của tiếng Hà

phát từ cơ tầng ngôn ngữ thực tế và xem xét về những nhân tố có thể ảnh hưởng đến phân hóa cũng như dung hòa của ngôn ngữ, ông đưa ra cách phân chia mới thể hiện trong bài “Về vấn đề phân loại các ngôn ngữ thuộc nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến”

tiếng Hà Nhì là thành viên của tiểu nhóm ngôn ngữ Di với 06 ngôn ngữ thành phần

trong nhóm Miến - Di thuộc tiểu nhánh Nam của nhánh Tạng - Miến [83]

Tiếp theo, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã thảo luận và xác định vấn đề

phương ngữ trong tiếng Hà Nhì Trong các cuốn Khái luận tiếng Hà Nhì [85], Giới

thiệu tiếng Hà Nhì [110], Tám hệ thống ngữ âm phương ngữ tiếng Hà Nhì [87], Nghiên cứu tiếng Hà Nhì [112], những công trình trên đều thống nhất cho rằng dựa

trên hệ thống ngữ âm, tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc có 3 phương ngữ với tên gọi là

phương ngữ Hà Nhã, phương ngữ Bích Ca và phương ngữ Hào Bạch Trên đại thể,

trong ba phương ngữ đó, riêng phương ngữ Hà Nhã được cho là bao gồm hai tiểu

phương ngữ là tiểu phương ngữ Hà Nhì và tiểu phương ngữ Nhã Nhì; hai phương

ngữ còn lại là chưa đủ cơ sở để tách thành những tiểu phương ngữ Những thổ ngữ làm thành tiếng Hà Nhì được xác định vào từng phương ngữ hay tiểu phương ngữ là như sau Tiểu phương ngữ Hà Nhì (phương ngữ Hà Nhã) gồm các thổ ngữ: Đại Trại huyện Lục Xuân, Ma Li Trại huyện Nguyên Dương, Mã Lộc Đường huyện Kim Bình, Giáp Dần huyện Hồng Hà, Lãng Tạp huyện Hồng Hà Tiểu phương ngữ Nhã Nhì (phương ngữ Hà Nhã) gồm các thổ ngữ: Cách Lãng Hòa ở Tây Song Bản Nạp,

Na Đa ở Lan Thương Phương ngữ Bích Ca gồm các thổ ngữ: Thái Viên ở Mực Giang, Dân Hưng ở Mực Giang, Nhã Ấp ở Mực Giang, v.v Còn phương ngữ Hào Bạch gồm các thổ ngữ: Bá Lợi ở Mực Giang, Thủy Quy ở Mực Giang, v.v Trên cơ

sở nhận diện bức tranh phương ngữ tiếng Hà Nhì như thế, đã chứng minh tiếng Hà Nhì ở Đại Trại là tiếng Hà Nhì tiêu chuẩn Từ đó, ngữ âm tiếng Hà Nhì tiêu chuẩn

Trang 30

(tức là tiếng Hà Nhì ở Đại Trại) là ngữ âm đại diện cho tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc

Từ đây, nhiều học giả lấy ngữ âm tiếng Hà Nhì Đại Trại làm trung tâm, so sánh nó với những thổ ngữ khác trong 3 phương ngữ của tiếng Hà Nhì hoặc so sánh với các ngôn ngữ cùng tiểu nhóm ngôn ngữ Di; chẳng hạn như bài “Đặc điểm ngữ âm tiếng

Hà Nhì Thiết Phổ Hồng Hà và so sánh với tiếng Hà Nhì Đại Trại” [115] của Cù Chu

âm đơn và 06 nguyên âm đôi); tiếng Hà Nhì là một ngôn ngữ có 04 thanh điệu được nhận diện trên cơ sở đối lập theo cả đường nét và âm vực của thanh điệu Ở đây, do mục đích chỉ là giới thiệu nét chung nhất về tình hình nghiên cứu ngữ âm của tiếng

Hà Nhì ở Trung Quốc nên chúng tôi xin phép không đi sâu vào phân tích kết quả

nghiên cứu này Công việc đó, chúng tôi sẽ dành cho mục 3.1 của chương 3 khi luận

án thực hiện nhiệm vụ liên hệ giữa hệ thống ngữ âm của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm huyện Mường Tè với hệ thống ngữ âm của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại

Sơ đồ 1.2: Vị trí tiếng Hà Nhì Trung Quốc trong nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến

Nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến

Tiểu nhánh bắc Tiểu nhánh Nam

Nhóm Miến - Di Nhóm Bạch Nhóm Thổ Gia

Tiểu nhóm Miến Tiểu nhóm Nộ Tiểu nhóm Di

Tiếng Di Tiếng Na-xi Tiếng Hà Nhì Tiếng Lật Túc Tiếng La Hủ Tiếng Cơ Nặc

[Nguồn: Đới Khánh Hạ (戴庆厦,1989), tr.89]

Trang 31

1.1.1.3 Tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở phương Tây

Tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc và ở một vài quốc gia khác thuộc Đông Nam Á cũng đã được nhiều học giả ở phương Tây quan tâm nghiên cứu Ngay từ thế kỷ XX một số học giả phương Tây đã bắt đầu phân loại ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn của tiếng Hà Nhì trong mối quan tâm đến quan hệ cội nguồn với các tiếng Di, Lật Túc, La Hủ, Na-xi, v.v Cho đến nay, quan hệ cội nguồn giữa tiếng Hà Nhì với những tiếng nói trên đã được giới học thuật công nhận Tuy nhiên, vấn đề được đặt

ra là nên xếp tiếng Hà Nhì vào nhóm ngôn ngữ nào thì những học giả phương Tây

có quan điểm hay góc nhìn khác với học giả phương Đông

Ở phương Tây, quan điểm coi tiếng Hà Nhì thuộc nhóm Lô Lô (Loloish) của David Bradley luôn giữ vị trí quan trọng từ năm 1979 đến nay Ban đầu, ông chia

nhánh Lô Lô ra thành tiểu nhóm Lô Lô bắc (Northern Loloish), tiểu nhóm Lô Lô

Trung tâm (Central Loloish) và tiểu nhóm Lô Lô Nam (Southern Loloish) [62]

Nhưng cho đến năm 2002, Bradley lại chia thêm tiểu nhóm Lô Lô Đông nam

(Southeastern Loloish) Như vậy, theo tác giả nhóm Lô Lô có bốn tiểu nhóm ngôn ngữ khác nhau; và ông thay thuật ngữ “Loloish” bằng thuật ngữ “Ngwi” Tiếp theo,

Bradley chia tiểu nhóm Lô Lô Nam (Southern Loloish) ra thành ba bộ phận là Akoid, Bi-Ka và Bisoid và cho rằng Akha, Hà Nhì và Akeu phải là 3 thứ tiếng có

quan hệ rất gần gũi và được xếp vào bộ phận Akoid Cũng theo Bradley, tiếng Akeu

là ngôn ngữ gần với tiếng Akha, tiếng Hà Nhì (các thổ ngữ Hào Nhì và Bạch Hồng) Dưới đây, chúng tôi trích dẫn sơ đồ để minh họa vị trí tiếng Hà Nhì trong nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến theo như cách phân loại cội nguồn Bradley

Trang 32

Sơ đồ 1.3: Tiếng Hà Nhì và tiếng Akha trong nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến theo Bradley

Tạng - Miến Miến - Lô Lô (Burmese-Lolo)

Nhóm Lô Lô (Loloish)

Tiểu nhóm Bắc Tiểu nhóm Trung tâm Tiểu nhóm Đông Nam Tiểu nhóm Nam Akoid Bi - Ka Bisoid

Akha Hà Nhì Akeu

Hà Nhì khá gần nhưng tách biệt với nhóm Loloish (mà ông ọi là nhóm Yi) và đề nghị gọi chúng là những ngôn ngữ Ha No (Hanoish) Những ngôn ngữ Ha No gồm

có nhiều thứ tiếng là tiếng Jinuo, tiếng Hà Nhì (Hani), tiếng Hào Nhì (Haoni), tiếng S.kong và tiếng Bisu, v.v Theo ông, quan hệ ngôn ngữ giữa tiếng Hà Nhì với những thứ tiếng cùng trong nhóm Ha No (Hanoish) là như sau (xin xem sơ đồ 1.5)

Sơ đồ 1.4: Tiếng Hà Nhì và tiếng Akha trong nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến theo Lama

Ha No (Hanoish)

Jinuo

Bisoid Hanoid Bi-Ka

Côông S.kong Bisu Phunoi Hani Haoni Biyue Kaduo

(Nguồn: Lama (2012), tr 161)Theo sơ đồ của học giả Lama, tiếng Hà Nhì (Hani) và tiếng Hào Nhì (Haoni)

có quan hệ gần gũi nhất khi khảo sát về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Về mặt

âm tắc mũi (nasal-hardening to stop) thì tiếng S.kong và Bisu có quan hệ gần gũi

với nhau hơn Có thể thấy cách phân loại phổ hệ của Lama là chi tiết hơn; nhưng cái cách mà ông giải thích lý do dể nhận diện ngôn ngữ này gần hay xa với ngôn ngữ

Trang 33

khác là chưa thật sự nhất quán

Một nhà nghiên cứu phương Tây khác, học giả Thụy Điển Inga-Lill Hansson, cũng đã quan tâm nghiên cứu tiếng Akha ở Thái Lan trong sự so sánh với tiếng Hà

Nhì ở Trung Quốc Trong bài “A Comparison of Akha, Hani, Khàtú and Pijɔ”

(1989), ông đã so sánh tiếng Akha ở Thái Lan với 5 thứ tiếng gồm tiếng Hà Nhì ở huyện Lục Xuân, tiếng Khàtú (kǎ duō), tiếng Pijɔ (bì yuē), tiếng Hào Nhì (háo ní)

và tiếng Mpi ở những vùng khác của Trung Quốc Ông cho rằng về mặt phụ âm, nguyên âm và thanh điệu, tiếng Akha ở Thái Lan rất gần với tiếng Hà Nhì ở huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam Trung Quốc [69] Đồng thời theo ông, những ngôn ngữ khác như tiếng Khàtú, tiếng Pijɔ cùng với tiếng Hà Nhì, tiếng Akha đều là những ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Lô Lô Nam (Southern Loloish) Như vậy, với học giả Thụy Điển Inga-Lill Hansson, tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc đã được nghiên cứu trong sự so sánh với tiếng Akha (một thổ ngữ/ngôn ngữ Hà Nhì khác) ở Thái Lan Như vậy, khi xem xét tổng quát về những nghiên cứu liên quan đến tiếng Hà Nhì/Akha đã có thì chúng ta thì sẽ thấy ở Trung Quốc Hà Nhì là một trong những dân tộc có nhiều nhóm địa phương khác nhau, gồm các nhóm như Hà Nhì (hā ní), Hào Nhì (háo ní), Bích Ước (bì yuē), Bạch Hồng (bái hóng), Oa Nhì (wō ní), Akha, Akeu, v.v Trong đó, tiếng Akha chỉ được các học giả Trung Quốc coi như một nhóm địa phương của Hà Nhì So với cách phân tích phương Tây, khác biệt lớn nhất với các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc là về vấn đề xếp loại và phân chia phương ngữ của tiếng Hà Nhì/Akha Suy cho cùng, các học giả có quan điểm khác về xếp nhóm và phân chia phương ngữ của tiếng Hà Nhì có lẽ là do tiêu chuẩn phân định ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau Tuy nhiên, các học giả đó dường như có một điểm chung là nhận thấy tiếng Hà Nhì ở Đại Trại của huyện Lục Xuân là một tiếng tiêu biểu cho tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc Như vậy, qua những nét tổng quan về tình hình nghiên cứ tiếng Hà Nhì đã có, chúng ta thấy tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm Mường

Tè vẫn còn chưa được mô tả

1.1.2 Giới thiệu chung về người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc

Tuy người Hà Nhì cư trú ở nhiều quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa và phần

Trang 34

phía Nam Trung Quốc nhưng căn cứ vào nhiệm vụ chính của luận án là mô tả tiếng

Hà Nhì ở Thu Lũm (Việt Nam) có liên hệ với tiếng Hà Nhì ở Đại Trại (Trung Quốc) nên ở đây chỉ xin giới hạn giới thiệu những nét chung nhất về cộng đồng người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc Như vậy, do nhiệm vụ của luận án có giới hạn, nghiên cứu sinh sẽ không tổng hợp người Hà Nhì ở những quốc gia khác khu vực Đông Nam Á

1.1.2.1 Giới thiệu về người Hà Nhì ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trước đây người Hà Nhì có các tên gọi là U Ní, Xá, Mán, Xá U

Ní, Mán U Ní, v.v Những dân tộc sống trong địa bàn Tây Bắc Việt Nam như người Thái gọi họ là Xá U Ní hoặc Xá Pên; người Mông gọi họ là người Mãng Đu; người Cống, La Hủ, Sila gọi họ là người A Khà Trong khi đó, người Hà Nhì tự gọi mình

là người Hà Nhì (Hà Nhì Dà -“người Hà Nhì”) và hiện nay ở Việt Nam tộc danh Hà

Nhì đã chính thức là tên gọi của dân tộc này

Các nhà dân tộc học Việt Nam [59, tr.7] cho biết dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với các dân tộc Hà Nhì, La Hủ, Độc Long ở Trung Quốc; với người Miến Ka Chin, Tchin, v.v ở Myanmar; với người A Khà, Kha Rem ở Thái Lan; với người Hà Nhì, La Hủ, Si La ở Lào Họ được cho là đồng tộc với các tộc người Phù Lá, Cống, Si La, La Hủ và Lô Lô ở Việt Nam Dựa theo kết quả nghiên cứu của nhiều học giả Trung Quốc, giới dân tộc học Việt Nam cho rằng dân tộc Hà Nhì là hậu duệ của các tộc người cổ xưa thuộc khối Tây Nam Di

Cũng theo cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) [58,

tr.12] thì phần lớn tổ tiên của người Hà Nhì ở Lai Châu và Lào Cai hiện nay đều là

cư dân di cư đến từ các huyện Kim Bình, Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Trong đó, bộ phận người Hà Nhì ở Lào Cai đến Việt Nam muộn hơn so với người

Hà Nhì ở Lai Châu Những học giả ở Việt Nam nói trên, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của học giả Trung Quốc, cho rằng người Hà Nhì sinh sống ở Việt Nam có lịch

sử khoảng trên dưới 300 năm Người Hà Nhì ở Việt Nam đều có chung một truyền thuyết về quê hương trước đây [27, tr.1-4] Theo đó, họ di cư từ huyện Duệ Già, tỉnh Vân Nam (gồm khoảng 90 gia đình thuộc các họ Sào, Phản, Chang, Chu), ban

Trang 35

đầu họ dừng lại ở xã A Lù (huyện Bát Xát); rồi những năm sau có thêm các gia đình người Hà Nhì từ huyện Kim Bình di cư tới đây Từ A Lù, người Hà Nhì tỏa dần ra các xã Lao Chải, Nậm Pung, Ngài Thầu, v.v ở huyện Mường Tè hay Bát Xát của Việt Nam ngày nay Như vậy ở Việt Nam, Hà Nhì là một DTTS được di cư từ nơi khác, vùng khác đển để sinh sống ở đây

Ở Việt Nam, dân tộc Hà Nhì là một trong sáu dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, có dân số 25.539 người (số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019), cư trú thành từng bản riêng dọc theo đường biên giới Việt - Trung từ Lào Cai đến Điện Biên Lai Châu là tỉnh có nhiều người Hà Nhì nhất với 16.003 người (số liệu tính đến tháng 12.2018), chiếm khoảng gần 63,00% dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam Họ sinh sống tại các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, v.v Số người Hà Nhì còn lại sinh sống chủ yếu ở tỉnh Lào Cai với khoảng 4.026 người (chiếm 18,53% dân tộc

Hà Nhì ở Việt Nam) tập trung ở huyện Bát Xát và ở tỉnh Điện Biên (với khoảng 3.788 người, chiếm 17,43% dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam) cư trú chủ yếu ở một số xã thuộc huyện Mường Nhé

Giới dân tộc học Việt Nam, dựa vào địa điểm cư trú, chia cộng đồng người Hà

Nhì thành 3 nhóm có tên gọi như sau: người Hà Nhì Cồ Chồ (sinh sống ở thung lũng thấp), người Hà Nhì La Mí (sinh sống ở vùng cao) và người Hà Nhì Đen Căn

cứ vào đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa cộng đồng người Hà Nhì được chia thành 2

nhóm: Hà Nhì Hoa (gồm Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì La Mí) và Hà Nhì Đen Các

nhà dân tộc học Việt Nam, dựa trên y phục của Hà Nhì Đen chỉ có một màu chàm duy nhất nên gọi họ như thế để phân biệt với hai nhóm Hà Nhì Hoa ở Mường Tè Mỗi nhóm Hà Nhì đều có những sắc thái riêng thể hiện trên các khía cạnh như ngôn

ngữ, trạng phục và phong tục tập quán Theo như tài liệu Các dân tộc ít người ở Việt

Nam (Các tỉnh phía Bắc) [58], Hà Nhì Đen tập trung ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

và xã Đào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu Hà Nhì Cồ Chồ cư trú tập trung ở các bản Xi Nế (xã Mù Cả), A Mé (xã Tà Tổng), Nậm Hạ (xã Kan Hồ), Chang Pa Chải (xã Hua Bum) của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Hà Nhì La Mí cư trú tập trung ở các xã Ka Lăng, Thu Lũm và các bản Mù Cả, Ma Ký, Gò Cứ (xã Mù Cả),

Trang 36

Nậm Lọ (xã Kan Hồ) của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu và xã Chung Chải, Xín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên

Mặc dù người được chia thành hai nhóm dựa vào đặc điểm địa lý nơi cư trú, nhưng theo đánh giá của các nhà dân tộc học sự khác biệt giữa hai nhóm Hà Nhì Cồ

nay, có ý kiến chi rằng những sự khác biệt đó đang có xu hướng hòa lẫn với nhau Trong khi đó, bộ phận người Hà Nhì ở huyện Bát Xát có nhiều đặc trưng dân tộc phân biệt với những người đồng tộc ở Mường Tè Đây cũng chính là một trong những lý do phải tiếp tục miêu tả tiếng Hà Nhì khác nhau để trên cơ sở đó góp phần nhận diện đầy đủ về sự khác biệt ngôn ngữ giữa các tiếng Hà Nhì ở Việt Nam Thuộc vào nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến, theo sự phân loại của Trần Trí Dõi [15], ở Việt Nam có 6 ngôn ngữ đại diện là tiếng La Hủ, tiếng Si La, tiếng Cống (ở Lai Châu), tiếng Lô Lô (ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn), tiếng Hà Nhì (ở Lai Châu, Lào Cai) và tiếng Phù Lá (cư trú ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang) Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết, nhưng thứ chữ này đã

bị thất lạc khi di cư từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc xuống phía Nam nhưng chưa được chứng minh Giờ đây người Hà Nhì sử dụng chữ cái Latinh để ghi lại tiếng Hà Nhì thể hiện những di sản văn hóa dân gian dân tộc mình và các vấn đề của cuộc sống dùng cho phát thanh ở địa phương nơi có người Hà Nhì sinh sống

1.1.2.2 Giới thiệu khái quát về người Hà Nhì ở Trung Quốc

Trên lãnh thổ Trung Quốc, dân tộc Hà Nhì là một trong những DTTS có lịch

sử lâu đời, được nhận xét là có nền văn hóa rực rỡ ở biên cương Tây Nam quốc gia

và có nhiều tên gọi khác nhau Trong các thư tịch cổ tiếng Hán, người Hà Nhì được gọi là người “Hòa Di”, “Hòa Man”, “Hòa Nhì”, “Oa Nhì”, “Uy Nhì”, “Nga Nhì”,

“Oát Nhì”, “Hà Nhì”, “A Mộc”, “A Nhì”, “Nọa Bỉ”, “Ca Đọa”, “Bích Ước”, v.v Sự

đa dạng về tên gọi trước đây như thế cho thấy đã có rất nhiều những ghi chép khác nhau về người Hà Nhì vào các triều đại khác nhau Hiện nay, người Hà Nhì tự nhận

9 Đó là nhận xét của các nhà dân tộc học Tuy nhiên, như đã được trình bày ở phần tình hình nghiên cứu tiếng

Hà Nhì ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy có sự khác nhau đáng kể, chẳng hạn số lượng phụ âm, là không giống nhau.

Trang 37

tên tộc người mình là “Hà Nhì”, “Hải Nhì”, “Nhã Nhì”, “Hào Nhì”, “A Mộc”, “Bích Ước”, “Ca Đa”, “Bạch Hồng”, “Nga Nộ”, “Đa Nhì”, “Ca Biệt”,v.v Trong đó, số người

Hà Nhì tự nhận tên là “Hà Nhì”, “Nhã Nhì”, “Hào Nhì”, “Ca Đa”, “Bích Ước” và

“Bạch Hồng” có số lượng nhiều nhất Tuy tên gọi lịch sử và tên gọi hiện nay rất nhiều, nhưng đại thể những tên gọi đó đều mang nghĩa là “Hòa Nhân (tộc người an hòa)” Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa căn cứ vào ý muốn của tuyệt đại đa số người Hà Nhì, đã lấy tên gọi “Hà Nhì Tộc (哈尼族)” làm tên gọi chung của dân tộc này [101, tr.4]

Giới học thuật Trung Quốc có bốn quan điểm chính về nguồn gốc lịch sử của người Hà Nhì Theo đó, quan điểm thứ nhất cho rằng dân tộc Hà Nhì bắt nguồn từ tộc Đê Khương cổ xưa ở miền Bắc di cư xuống Quan điểm thứ hai cho rằng dân tộc Hà Nhì bắt nguồn từ dân tộc Hán ở vùng Hoa Đông, Hoa Nam và Hoa Bắc Quan điểm thứ ba cho rằng dân tộc Hà Nhì là cư dân bản địa, sinh sống ở lưu vực sông Nguyên Giang (phần thượng nguồn sông Hồng); theo thời gian cùng với một

bộ phận người Di, Bạch, Dao; rồi sau đó người Hán, người DTTS khác thiên di từ

Tứ Xuyên, Nam Kinh đến đây để cuối cùng hình thành một dân tộc Quan điểm thứ

tư cho rằng dân tộc Hà Nhì là một dân tộc mới được hình thành do bộ lạc du mục phía Bắc xuống từ cao nguyên Thanh Tạng hòa nhập với cộng đồng “Di Việt” - dân tộc trồng lúa miền Nam ở cao nguyên Vân Nam [101, tr.1]

Do thời kỳ tiền sử của dân tộc Hà Nhì ít được ghi chép trong sử sách tiếng Hán, đồng thời do không có chữ viết truyền thống của mình, cho nên nguồn gốc lịch

sử của dân tộc Hà Nhì rất khó được nghiên cứu một cách thực sự đáng tin cậy Theo

đó, đa phần giới học thuật Trung Quốc chấp nhận quan điểm thứ nhất dựa vào những chứng cứ như sau:

- Giới sử học Trung Quốc [101] đã tìm thấy manh mối lịch sử khá rõ mà dân tộc Hà Nhì từ phía Bắc thiên di xuống phía Nam Vào thế kỷ III trước công nguyên (thời Chiến Quốc), tổ tiên của người Hà Nhì được gọi là người “Hòa Di” đã hoạt

Trang 38

động ở phía Nam sông Đại Độ Thời Tần và thời Hán, tổ tiên Hà Nhì thiên di đến đất “Điền” (tức là tỉnh Vân Nam hiện nay) Từ cuối thời Tây Tấn đến đầu thời Đường, có một bộ phận tổ tiên Hà Nhì được gọi là “Hòa Man” di cư đến những nơi như núi Lục Chiếu, sông Lan Thương, v.v Thời Nguyên, người Hà Nhì được gọi là

“Hòa Nhì”, “Oát Nhì”, “A Mộc”, “A Nhì” phân bố chủ yếu ở vùng núi Ai Lao thuộc tỉnh Vân Nam và có một bộ phận phân bố ở vùng núi Mông Lạc Thời Minh, tổ tiên

Hà Nhì có tên gọi như “Uy Nhì”, “Oa Nhì”, “Nga Nhì”, “A Nhì” Nhóm “Uy Nhì” sống phân tán ở phía Nam núi Ai Lao, tức là miền Nam huyện Mực Giang, huyện Giang Thành và châu Tây Song Bản Nạp Người “Oa Nhì” phân bố ở huyện Cảnh Đông, Hồng Hà, Nguyên Dương, Lục Xuân, Kim Bình hiện nay Còn người “Nga Nhì” phân bố ở Đông Bắc bờ hồ Nhĩ Hải Nhóm “A Nhì” phân bố ở thành phố Khai Viễn miền Nam tỉnh Vân Nam ngày nay Đến thời Thanh, người Hà Nhì với tên gọi như “Hà Nhì”, “Nọa Bỉ”, “Lộ Bật”, “Ca Đọa”, “La Miến” được xuất hiện trong sử sách, ngoài

“La Miến” phân bố ở Lộc Khuyến, Võ Định, Nguyên Mưu ra, những nhóm có tên là

“Hà Nhì”, “Nọa Bỉ”, “Lộ Bật”, “Ca Đọa” đều phân bố ở vùng núi Ai Lao và phù hợp với tình trạng phân bố người Hà Nhì ngày nay Căn cứ vào tàì liệu ghi lại, cộng đồng

“Hòa Di” thiên di về phía Nam là từ phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên đi qua vùng Điền Trì ở thành phố Côn Minh đến vùng núi Lục Chiếu nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vân Nam; một tuyến khác là từ phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam đi qua vùng Nhĩ Hải, rồi đến những nơi mà họ đang cư trú như ngày nay [101, tr 6-19]

- Dân tộc Hà Nhì có nhiều điểm văn hóa tương tự với đặc trưng văn hóa bộ lạc Khương Cụ thể, thứ nhất, người Khương cổ đại có tục hỏa táng, người Hà Nhì cổ

chép: “Oa Nhì khi chết không dùng quan tài đốt cháy thi thể mà chôn tro

Đa thích ca múa đều hỏa táng” Những tài liệu này đều có thể chứng minh rằng hỏa táng từng xuất hiện trong cộng đồng dân tộc Hà Nhì Thứ hai, lấy trâu dê làm vật tế lễ

là tiêu chí quan trọng của văn hóa du mục tộc người Khương ở Tây Bắc Trong đời sống văn hóa dân tộc Hà Nhì cũng có đặc trưng văn hóa này Thứ ba là cách thức đặt

Trang 39

tên theo “phụ tử liên danh” là đặc điểm quan trọng của văn hóa tộc Khương; và dân tộc

Hà Nhì đến nay vẫn lưu giữ lại cách thức đặt tên này của người Khương

Khu vực cư trú của dân tộc Hà Nhì hiện nay chủ yếu nằm giữa sông Nguyên Giang (sông Hồng phía Trung Quốc) và sông Lan Thương (tức sông Mê Công ở Trung Quốc) thuộc miền Nam tỉnh Vân Nam, là vùng núi ở giữa dãy núi Ai Lao và dãy núi Mông Lạc Vùng cư trú này có tọa độ địa lý từ 21° đến 26° vĩ độ Bắc và 99° đến 104° vĩ độ Đông, nằm ở trung tâm vùng cư trú của dân tộc Hán, Di, Bạch, Thái,

La Hủ, v.v và có dân tộc Miêu, Dao, Hồi, Choang, Blang (Bố Lăng) đan xen với họ Xét theo địa vực hành chính hiện nay, người Hà Nhì phân bố chủ yếu tại bốn huyện Hồng Hà, Nguyên Dương, Lục Xuân, Kim Bình của “châu tự trị dân tộc Hà Nhì - Di” Hồng Hà; ở năm huyện như huyện tự trị dân tộc Hà Nhì Mực Giang, huyện tự trị dân tộc Hà Nhì - Di Giang Thành, huyện tự trị dân tộc Hà Nhì - Di Ninh Nhĩ, huyện tự trị dân tộc La Hủ Lan Thương, huyện tự trị dân tộc Di - Hà Nhì - La Hủ Trấn Nguyên thuộc thành phố Phổ Nhĩ và thành phố Cảnh Hồng; ở huyện Mãnh Hải

và Mãnh Lạp của châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp; huyện tự trị dân tộc

Hà Nhì - Di - Thái Nguyên Giang và huyện tự trị dân tộc Di - Thái Tân Bình của thành phố Ngọc Khê và có số ít người Hà Nhì cư trú ở những nơi khác Như vậy, ở Trung Quốc người Hà Nhì cư trú tập trung ở tỉnh Vân Nam

Theo số liệu của cuộc điều tra dân số lần thứ sáu của Trung Quốc năm 2010, tổng dân số người Hà Nhì là hơn 1.660.932 người Trong đó, riêng dân số người Hà Nhì của châu Hồng Hà là 789.700 người, chiếm khoảng 45% tổng dân số Hà Nhì; còn lại người Hà Nhì ở thành phố Phổ Nhĩ là 454.666 người (khoảng gần 28%), thành phố Ngọc Khê có 130.279 người (khoảng 8%), châu Tây Song Bản Nạp có 21.543 người (khoảng gần 1,5%) Với số cư dân như thế, có thể nói châu Hồng Hà của tỉnh Vân Nam là châu có số người Hà Nhì cư trú đông nhất ở Trung Quốc

Về mặt ngôn ngữ ở Trung Quốc, các nhà ngôn ngữ học xếp tiếng Hà Nhì thuộc

nhóm ngôn ngữ Di, nhánh ngôn ngữ Tạng - Miến của họ ngôn ngữ (ngữ hệ) Hán - Tạng Tiếng Hà Nhì không có chữ viết cổ truyền của mình Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, dựa vào đặc điểm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của

Trang 40

tiếng Hà Nhì Đại Trại, người ta xây dựng phương án chữ viết cho tiếng Hà Nhì Giới học thuật Trung Quốc căn cứ vào đặc điểm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp chia

ngữ Bích Ca (bì kǎ) và phương ngữ Hào Bạch (háo bái) Trên cơ sở đó, người ta lại

chia thành 12 thổ ngữ khác nhau Nếu so sánh sự phân chia 3 vùng phương ngữ tiếng Hà Nhì với cách phân chia 7 nhóm người Hà Nhì thì nhóm có tên gọi Hà Nhì (hā ní) và nhóm có tên gọi Nhã Nhì (yǎ ní) nói phương ngữ Hà Nhã (hā yǎ); nhóm

có tên gọi Bích Ước (bì yuē), nhóm có tên gọi Ca Đa (kǎ duō) và nhóm có tên gọi Nga Nộ (é nǔ) nói phương ngữ Bích Ca (bì kǎ); còn nhóm có tên gọi Hào Nhì (háo ní) và nhóm có tên gọi Bạch Hồng (bái hóng) nói phương ngữ Hào Bạch (háo bái)

1.1.3.Về địa lý cư trú của người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc

Những mô tả về địa bàn cư trú của cộng đồng người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc vừa trình bày ở trên, cho phép chúng ta rút ra một nhận xét rất đáng chú ý Chúng ta biết rằng địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên của Việt Nam là những tỉnh này có đường biên giới với châu Hồng Hà nói riêng và đường biên giới với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nói chung Nói một cách khác, địa bàn

cư trú của cộng đồng người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc rất có thể chỉ là sự khác biệt (phân biệt) về biên giới quốc gia nhưng gần như có tính liên tục về điều kiện địa lý Sự thay đổi về địa lý lịch sử quản trị vùng đất nơi người Hà Nhì sinh

10 Phương ngữ (dialect), trong một vài trường hợp cũng có thể gọi là tiếng địa phương, là biến thể địa phương của một ngôn ngữ cụ thể Ở Trung Quốc, có một vài tiêu chuẩn phân chia phương ngữ khác với quan điểm phương Tây Giới ngôn ngữ học ở phương Tây phân chia phương ngữ dựa chủ yếu nhìn từ quan hệ thân tộc của một ngôn ngữ, trong khi các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc cho rằng phân chia phương ngữ phải dựa vào đặc điểm ngôn ngữ cụ thể, ngôn ngữ khác nhau có thể có tiêu chuẩn phân chia khác nhau Vì thế, trong ngôn ngữ học, đây là một nội dung luôn có những thảo luận khác nhau

11 Chẳng hạn, có thể xem lịch sử vùng đất liên quan đến Mường Tè, Lai Châu trên trang “Bách khoa toàn thư

mở Wikipedia” Theo đó (truy cập ngày 13.02.2023), trang này cho biết “Lê Quý Đôn viết rằngː "Từ châu

Quảng Lăng trở lên, có châu Tuy Phụ (綏阜) thổ âm gọi là Mường Tè(芒齊), châu Hoàng Nham thổ âm gọi Mường Tông, châu Tung Lăng thổ âm gọi Phù Phang, châu Khiêm thổ âm gọi Mường Tinh, châu Lễ Tuyền thổ âm gọi Mường Bẩm, châu Hợp Phì thổ âm gọi Trình Mi, đều bị mất về Trung Quốc không biết từ đời nào? " Cũng theo Lê Quý Đôn thì Mường Tè tức châu Tuy Phụ xứ Hưng Hóa nhà Lê đã bị mất sang lãnh

thổ nhà Thanh vào khoảng thế kỷ 18 nhưng không biết từ năm nào Một số sử quan nhà Nguyễn (trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Phạm Thận Duật) thì cho rằng Hoàng Công Toản con trai Hoàng Công Chất, khi bị nhà Lê-Trịnh đánh dẹp đã chạy sang Trung Quốc và nộp các châu kể trên trong đó có châu Tuy Phụ cho nhà Thanh (khoảng những năm 1760-1770) Qua thời nhà Tây Sơn quản lý Bắc Hà (1786-1802), đến thời Nhà

Ngày đăng: 23/01/2025, 14:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Hoàng Anh, Phan Lương Hùng (2021), “Tình hình sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của người Hà Nhì ở Lai Châu”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội (3), tr.113-120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của người Hà Nhì ở Lai Châu”, "Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội
Tác giả: Phan Hoàng Anh, Phan Lương Hùng
Năm: 2021
2. Lương Bèn (1986), “Hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr.131-132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Lương Bèn
Năm: 1986
3. Lò Ngọc Biên, Bùi Quốc Khánh (2008) , Tập quán quản lý và khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè - Lai Châu , Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập quán quản lý và khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè - Lai Châu
4. Nguyễn Chí Buyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam , Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chí Buyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2000
5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt . Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
6. Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2015), Nhập môn ngôn ngữ học , Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 95-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2015
7. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2007), Đại cương ngôn ngữ học , Tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 7-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
8. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 301tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
9. Trần Trí Dõi (2001) , Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội , N xb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
10. Trần Trí Dõi (2003), Chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc ở Việt Nam , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 183tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc ở Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
11. Trần Trí Dõi (2004), Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 184tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
13. Trần Trí Dõi (2008), “ Về một vài đặc điểm trong hoạt động giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam” , Ngôn ngữ & đời sống (12/158), tr.28-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một vài đặc điểm trong hoạt động giáo dục song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam”, "Ngôn ngữ & đời sống
Tác giả: Trần Trí Dõi
Năm: 2008
14. Trần Trí Dõi (2011), Những vấn đề chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
15. Trần Trí Dõi (2015), Các họ ngôn ngữ ở Việt Nam , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các họ ngôn ngữ ở Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
16. Trần Trí Dõi (2016), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
17. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007) , Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 22-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
18. Michel Ferlus (1997). “Những sự không hài hoà thanh điệu trong tiéng Việt mường và những mối liên quan lịch sử của chúng ”, Ngôn ngữ (3), tr.14-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sự không hài hoà thanh điệu trong tiéng Việt mường và những mối liên quan lịch sử của chúng”," Ngôn ngữ
Tác giả: Michel Ferlus
Năm: 1997
19. Trần Văn Hà (2005), “Đời sống song ngữ của người Cống và người Hà Nhì ở Tây Bắc”, Tạp chí Dân tộc học (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống song ngữ của người Cống và người Hà Nhì ở Tây Bắc”,"Tạp chí Dân tộc học
Tác giả: Trần Văn Hà
Năm: 2005
20. Nguyễn Thị Hai (2017), Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh, tr. 15-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thị Hai
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2017
21. Cao Xuân Hạo (2007), T iếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"iếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w