Về địa lý cư trú của người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ngữ Âm tiếng hà nhì Ở việt nam (có liên hệ với tiếng hà nhì Ở trung quốc) (Trang 40 - 47)

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì

1.1.3. Về địa lý cư trú của người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc

Những mô tả về địa bàn cư trú của cộng đồng người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc vừa trình bày ở trên, cho phép chúng ta rút ra một nhận xét rất đáng chú ý. Chúng ta biết rằng địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên của Việt Nam là những tỉnh này có đường biên giới với châu Hồng Hà nói riêng và đường biên giới với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nói chung. Nói một cách khác, địa bàn cư trú của cộng đồng người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc rất có thể chỉ là sự khác biệt (phân biệt) về biên giới quốc gia nhưng gần như có tính liên tục về điều kiện địa lý. Sự thay đổi về địa lý lịch sử quản trị vùng đất nơi người Hà Nhì sinh sống giữa Việt Nam và Trung Quốc được ghi lại11 trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê

10 Phương ngữ (dialect), trong một vài trường hợp cũng có thể gọi là tiếng địa phương, là biến thể địa phương của một ngôn ngữ cụ thể. Ở Trung Quốc, có một vài tiêu chuẩn phân chia phương ngữ khác với quan điểm phương Tây. Giới ngôn ngữ học ở phương Tây phân chia phương ngữ dựa chủ yếu nhìn từ quan hệ thân tộc của một ngôn ngữ, trong khi các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc cho rằng phân chia phương ngữ phải dựa vào đặc điểm ngôn ngữ cụ thể, ngôn ngữ khác nhau có thể có tiêu chuẩn phân chia khác nhau. Vì thế, trong ngôn ngữ học, đây là một nội dung luôn có những thảo luận khác nhau.

11Chẳng hạn, có thể xem lịch sử vùng đất liên quan đến Mường Tè, Lai Châu trên trang “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”. Theo đó (truy cập ngày 13.02.2023), trang này cho biết “Lê Quý Đôn viết rằngː "Từ châu Quảng Lăng trở lên, có châu Tuy Phụ (綏阜) thổ âm gọi là Mường Tè(芒齊), châu Hoàng Nham thổ âm gọi Mường Tông, châu Tung Lăng thổ âm gọi Phù Phang, châu Khiêm thổ âm gọi Mường Tinh, châu Lễ Tuyền thổ âm gọi Mường Bẩm, châu Hợp Phì thổ âm gọi Trình Mi, đều bị mất về Trung Quốc không biết từ đời nào?...". Cũng theo Lê Quý Đôn thì Mường Tè tức châu Tuy Phụ xứ Hưng Hóa nhà Lê đã bị mất sang lãnh thổ nhà Thanh vào khoảng thế kỷ 18 nhưng không biết từ năm nào. Một số sử quan nhà Nguyễn (trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Phạm Thận Duật) thì cho rằng Hoàng Công Toản con trai Hoàng Công Chất, khi bị nhà

Quý Đôn đã phản ánh điều đó. Đây rõ ràng là một đặc điểm về mặt địa lý đã xảy ra trong lịch sử. Nó cho thấy tính liên tục về địa bàn cư trú của cộng đồng người Hà Nhì giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thế nhưng, giữa tính liên tục về mặt địa lý ấy, nhìn ở những góc độ khác nhau sẽ thấy nó có sự khác biệt về văn hóa do người Hà Nhì sinh sống giữa hai phần đất khác nhau dọc theo đường biên giới từ cuối thế kỷ thứ XVIII. Như đã được trình bày ở trên, các nhà dân tộc học Việt Nam [58] đã ghi nhận rằng cộng đồng người Hà Nhì là những cư dân di cư từ Vân Nam Trung Quốc sang địa bàn này trong khoảng thời gian cách ngày nay ba trăm năm; tức vào thời gian mà vùng đất này nằm dưới sự cai quản của nhà Thanh. Như vậy, giữa người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc chắc chắc đã có những khác biệt trong khoảng thời gian đó do sự phân định về ranh giới quốc gia.

Chính vì thực tế ấy, mà như phần trình bày lý do chọn đề tài, luận án đã chọn mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm là đối tượng nghiên cứu của luận án. Việc miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm, như vậy cùng với kết quả mô tả tiếng Hà Nhì ở Mù Cả của nhóm Tạ Văn Thông, là tiếp tục việc miêu tả ngữ âm của những tiếng Hà Nhì để có được bức tranh toàn cảnh về ngôn ngữ dân tộc thiểu số này ở Việt Nam.

1.1.3.1. Giới thiệu về xã Thu Lũm huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Việt Nam Mường Tè tỉnh Lai Châu nằm ở phía Tây bắc lãnh thổ Việt Nam. Tọa độ địa lý của huyện được ghi nhận thuộc vĩ độ 22°22′46″B và kinh độ 102°48′40″Đ. Huyện biên giới này này cách tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu khoảng 180 km về phía Tây bắc.

Để đi đến Mường Tè, từ tỉnh lỵ, người ta sẽ đi theo đường tỉnh lộ 127, đường quốc lộ 12 và đường quốc lộ 4D. Về phía Bắc, huyện Mường Tè có đường biên giới với Trung Quốc; về phía Nam Mường Tè giáp với huyện Nậm Nhùn của tỉnh Điện Biên; về phía Tây là huyện Mường Nhé cũng của tỉnh Điện Biên; về phía Đông là

Nguyễn độc lập (1802-1883), đất Mường Tè tức châu Tuy Phụ, cùng với 6 châu lân cận kể trên, không còn thuộc phủ An Tây trấn (sau là tỉnh) Hưng Hóa của Đại Việt cũng như Đại Nam (Việt Nam) nữa, mà thuộc lãnh thổ tỉnh Vân Nam Trung Quốc”. Như vậy, có thể thấy sau năm 1883, vùng đất mới có trở lại là lãnh thổ Việt Nam.

huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu.

Huyện Mường Tè có địa hình rất phức tạp với những dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; do đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi trung bình. Trong địa bàn của huyện có các đỉnh núi như đỉnh Phu Tả Tông (cao 2.109 m), đỉnh Phu Đen Đinh (cao 1.886 m), đỉnh Phu Si Lung (3.076 m), v.v. Chính vì thế, độ cao trung bình của huyện so với mặt nước biển từ là 900 - 1.500m. Các sông chảy trên địa bàn huyện gồm có sông Đà, sông Nậm Ma, sông Nậm Cúm, sông Nậm Nhé, v.v thuộc hệ thống sông lưu vực Hồng. Về khí hậu, Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao vùng Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của gió bão; thời tiết quanh năm chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Với điều kiện khí hậu này, các dân tộc ở đây có điều kiện phát triển các loại cây (rau, quả...), các loại con thuộc xứ lạnh có giá trị kinh tế cao. Đặc điểm khí hậu như thế cũng đã gây ra một số khó khăn cho huyện; theo đó mùa khô sông suối thường cạn kiệt, mùa mưa thì có lũ lụt, lũ quét, sạt lở gây ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản con người, gây sói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước cho sản xuất bị hạn chế, giao thông đi lại khó khăn. Với trạng thái địa hình cũng như trạng thái khí hậu như vừa dẫn ra, huyện Mường Tè là khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của sông Đà.

Huyện Mường Tè hiện nay có 14 đơn vị hành chính, trong đó có 13 xã và 1 thị trấn là trung tâm kinh tế chính trị và văn hóa của huyện. Các đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Mường Tè và các xã là Vàng San, Bum Nưa, Ka Lăng, Pa Vệ Sử, Mù Cả, Bum Tở, Nậm Khao, Tà Tổng, Can Hồ, Pa Ủ, Thu Lũm, Mường Tè, Tá Bạ.

Trong số đó có 6 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 130,292km. Điều kiện địa lý hành chính như trên cho thấy Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới của Việt Nam cũng như mối quan hệ hữu nghị biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bản đồ 1.1: Vị trí địa lý xã Thu Lũm và Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Việt Nam

Huyện Mường Tè hiện nay có diện tích 2.679,34 km2, với dân số khoảng 39,92 nghìn người, gồm 12 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Kinh có 5,73% dân số của huyện; dân tộc Thái là 35,86%; dân tộc La Hủ 25,40%; dân tộc Mông có 22,59%; dân tộc Hà Nhì 22,32%; dân tộc Cống 3,14%; dân tộc Mảng 2,59%; dân tộc Dao là 2,45%; dân tộc Giáy 2,35%; dân tộc Khơ Mú 2,30%; dân tộc Si La 1,36%; dân tộc Hoa 0,30%. Trong số những dân tộc đó, cộng đồng Thái là dân tộc có số lượng người đông nhất; người Hà Nhì xếp ở vị trí thứ tư. Trong số 14 đơn vị hành chính của Mường Tè thì các xã Mù Cả, Ka Lăng, Thu Lũm trong huyện được ghi nhận là địa bàn chủ yếu nơi người Hà Nhì cư trú, ít xen kẽ với DTTS khác. Đây cũng có thể được xem là một điều kiện thuận lợi để bảo tồn ngôn ngữ và những nét bản sắc văn hóa khác của dân tộc Hà Nhì và cũng vì thế chúng tôi đã lựa chọn địa bàn xã Thu Lũm để thu thập tư liệu.

Như bản đồ 1.1 ở trên đã thể hiện, xã Thu Lũm là một xã ở phần phía Bắc nhất của huyện Mường Tè, có tọa độ địa lý là 22°42′46″B102°28′14″Đ. Phía Tây và bắc

tiếp giáp với xã Bình Hà (平河) thuộc huyện Lục Xuân châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Còn phía Đông bắc là xã Giả Mễ (者米) nhưng thuộc huyện Kim Bình của châu Hồng Hà. Phía Nam Thu Lũm là xã Ka Lăng của huyện Mường Tè;

như vậy, trên đại thể Thu Lũm là một xã mà địa bàn ba mặt (đông, tây, bắc) đều giáp với Trung Quốc. Xã Thu Lũm có chiều dài biên giới khoảng 36,25km, chiếm gần 30% đường biên giới của toàn huyện. Thu Lũm cách trung tâm thị trấn huyện hơn 97 km, có 9 bản là địa điểm cư trú của các DTTS gồm Thu Lũm 1, Thu Lũm 2, Gò Khà, Pa Thắng, Ló Na, Koong Khà, U Ma Tù Khòng, Là Si và Á Chè. Diện tích tự nhiên của xã là 11.289,1 ha trải dài trên một địa bàn rộng. Do địa lý hiểm trở có nhiều khe sâu, độ dốc lớn nên giao thông đi lại trong xã gặp nhiều khó khăn. Dân số của xã gồm 440 hộ với 2.323 nhân khẩu thuộc 05 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Hà Nhì có 362 hộ với 1.932 khẩu, chiếm 83,16%; dân tộc Dao có 53 hộ, 265 nhân khẩu, chiếm 11,40%; dân tộc La Hủ có 19 hộ với 110 khẩu, chiếm 4,73%;

dân tộc Kinh 04 hộ, 12 khẩu, chiếm 0,51%; dân tộc Mường 02 hộ với 04 khẩu, chiếm 0,17% dân số của xã12. Với thành phần dân tộc như thế, Thu Lũm có thể được coi như là địa bàn xã thuần người Hà Nhì ở Việt Nam.

Như đã được trình bày ở phần mở đầu và đã được giới thiệu ở tiểu mục 1.1.1 , ở Việt Nam đã có một nghiên cứu về ngữ âm của tiếng Hà Nhì của nhóm Tạ Văn Thông [53] ở tiếng Hà Nhì Mù Cả cũng thuộc huyện Mường Tè. Chính vì thế, để góp phần nhận thấy rõ có một khoảng cách địa lý giữa tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và tiếng Hà Nhì ở Mù Cả, ở đây nghiên cứu sinh xin có một giới thiệu ngắn về vị trí địa lý của xã Mù Cả. Mù Cả là xã có diện tích 381,7 km², dân số năm 1999 là 1656 người; xã có tọa độ địa lý được xác định là 22°28′40″B 102°28′20″Đ. Với tọa độ như vậy, so với tọa độ địa lý của Thu Lũm, xã Mù Cả ở về phía Nam Thu Lũm một khoảng cách 0°13’06’’B. Trong xã có 3 dân tộc sinh sống là dân tộc Hà Nhì, dân tộc La Hủ và dân tộc Kinh; trong đó người Hà Nhì là đông nhất chiếm 98̤% tông dân cư xã. Như bản đồ 1.1 của huyện Mường Tè thể hiện, phía Tây bắc xã Mù Cả có đường biên giới với Trung Quốc nhưng ngắn hơn rất nhiều so với đường biên giới

của xã Thu Lũm; còn phía Bắc của xã là dọc theo sông Đà tiếp giáp với xã Ka Lăng (cũng thuộc Mường Tè). Ở vị trí địa lý như thế, có thể thấy rằng xã Mù Cả cách biệt với xã Thu Lũm là vùng địa lý thuộc địa bàn xã Ka Lăng. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng việc mô tả thêm một tiếng Hà Nhì là một việc cần thiết để có được cái nhìn toàn diện hơn về tiếng Hà Nhì ở Việt Nam.

1.1.3.2. Giới thiệu về huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam Trung Quốc

Huyện Lục Xuân nằm ở phía Tây Nam châu tự trị dân tộc Hà Nhì - Di Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc, có tọa độ địa lý từ 101°48′ đến 102°39′ vĩ độ đông và 22°33′ đến 23°08′ vĩ độ bắc. Phía Đông giáp với huyện Nguyên Dương và huyện Kim Bình; phía Bắc giáp với huyện Hồng Hà; phía Tây Bắc giáp với huyện Mực Giang, phía Tây Nam giáp huyện Giang Thành và có chung một dòng sông Lý Tiên là thượng nguồn của sông Đà của Việt Nam; còn phía Đông Nam giáp với tỉnh Lai Châu, trong đó có huyện Mường Tè, của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với đường biên giới dài khoảng 153km. Diện tích đất toàn huyện là 3.096,86km2. Vị trí địa lý của huyện cách thành phố Côn Minh (là tỉnh lỵ của tỉnh Vân Nam) 446km, cách thành phố Mông Tự (thủ phủ của châu Hồng Hà) 220km;

cách cửa khẩu Hà Khẩu (tỉnh Lào Cai) của huyện Hà Khẩu 312km và cách cửa khẩu Kim Thủy Hà (tỉnh Lai Châu) của huyện Kim Bình 132km. Về điều kiện tự nhiên, huyện Lục Xuân là phần đất giáp với huyện Mường Tè nên về nguyên tắc nó cũng có cảnh quan địa lý tương tự như cảnh quan địa lý của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu với địa hình núi cao, suối sâu.

Bản đồ 1.2: Địa lý của Đại Trại (thuộc thị trấn Đại Hưng) huyện Lục Xuân

(Nguồn: https://image.baidu.com/)

Theo truyền thuyết được ghi lại thì huyện Lục Xuân trước đây có tên gọi là vùng “Lục Thôn”, nghĩa là địa bàn chung quanh của huyện ngày nay có 6 thôn là nơi cư trú của người Hà Nhì. Năm 1958, khi huyện mới được thành lập, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai căn cứ vào môi trường tự nhiên “non xanh nước biếc, bốn mùa như xuân” nên đặt tên lại là “Lục Xuân”; tên gọi này đã được được sử dụng cho đến ngày nay. Hiện nay, huyện Lục Xuân có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm có 4 thị trấn là Đại Hưng (đồng thời cũng là huyện lỵ của huyện Lục Xuân), Ngưu Khổng, Đại Hắc Sơn, Bình Hòa và 5 xã là Đại Thủy Câu, Bán Pha, Kỵ Mã Bá, Qua Khuê, Tam Mãnh với tổng cộng 14 phường và 754 làng.

Huyện Lục Xuân là vùng DTTS của châu Hồng Hà có 17 DTTS sinh sống là dân tộc Hà Nhì, dân tộc Di, dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc La Hủ, dân tộc Miêu, dân tộc Bạch, dân tộc Choang, dân tộc Hồi, dân tộc Lật Túc, dân tộc Thổ, v.v. Trong đó, dân tộc Hà Nhì, dân tộc Di, dân tộc Dao, dân tộc Thái, dân tộc La Hủ là những DTTS chính. Năm 2016, cả huyện có 58.000 hộ dân với tổng dân số là 240.200 người. Trong số đó, người DTTS là 230.900 người, chiếm 98,75% tổng dân số toàn huyện. Trong huyện, riêng dân tộc Hà Nhì có 210.210 người, chiếm 87,63%; dân tộc Di có 11.200 người, chiếm 4,61%; dân tộc Dao có 9.972 người, chiếm 4,12%;

dân tộc La Hủ có 3.488 người, chiếm 1,44%; dân tộc Hán có 3.022 người, chiếm 1,25%; dân tộc Thái có 2006 người, chiếm 0,83%; còn lại các DTTS khác có 292 người, chiếm 0,12%. Cư dân sinh sống ở nông thôn có 220.290 người, chiếm 92,1%

tổng dân số toàn huyện; người dân sống ở thành thị có 1.910 người, chiếm 7,9%

tổng dân số toàn huyện.

Huyện Lục Xuân là nơi cư trú tập trung nhất của người Hà Nhì ở Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc cho rằng đây là nơi sở hữu ngữ âm tiêu chuẩn của các phương ngữ tiếng Hà Nhì. Cho nên, khi mà Quốc vụ viện xây dựng chữ viết cho tiếng Hà Nhì, người ta đã chọn ngữ âm của làng Đại Trại thuộc thị trấn Đại Hưng làm âm tiêu chuẩn. Đồng thời, khi liên hệ giữa tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm của Việt Nam với tiếng Hà Nhì ở làng Đại Trại (thị trấn Đại Hưng) huyện Lục Xuân ở Trung Quốc, chúng ta nhận thấy cả hai địa bàn

cùng nằm trong một vùng địa lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ngữ Âm tiếng hà nhì Ở việt nam (có liên hệ với tiếng hà nhì Ở trung quốc) (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)