CHƯƠNG 2. ÂM TIẾT VÀ HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG HÀ NHÌ Ở THU LŨM HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀ NHÌ Ở ĐẠI TRẠI HUYỆN LỤC XUÂN VÂN NAM TRUNG QUỐC)
2.1. Âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm
2.1.2. Liên hệ về cấu trúc âm tiết tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và Đại Trại
Để thuận tiện có việc theo dõi sự khác biệt của tiếng Hà Nhì ở Việt Nam và tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc, phần tiếp theo luân án sẽ trình bày kết quả so sánh giữa cấu trúc âm tiết tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và Đại Trại.
2.1.2.1. Âm tiết tiếng Hà Nhì Đại Trại
Như đã trình bày ở phần mở đầu, nhiệm vụ chính của luận án mà nghiên cứu sinh thực hiện là nghiên cứu ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm có liên hệ với tiếng Hà Nhì ở Đại Trại. Vì thế, tư liệu tiếng Hà Nhì được sử dụng ở đây thuần túy là kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học đã công bố. Cụ thể, những tư liệu ngữ âm của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại huyện Lục Xuân trong chương này (cũng như các chương của luận án) được trích dẫn từ những công trình Giới thiệu tiếng Hà Nhì (1986) của Lý Vĩnh Đoại (李永燧), Ngữ pháp tiếng Hà Nhì (1990) của Vương Nhĩ Tùng (王尔松), Khái luận tiếng Hà Nhì (1995) của Đới Khánh Hạ (戴庆厦) và Đoạn Huống Lạc (段贶乐), Từ điển Hán - Hà Nhì (2000) do Đới Khánh Hạ (戴庆厦), Đoạn Huống Lạc (段贶乐), La Văn Thư (罗文书), Lý Phê Nhiên (李批然) biên soạn và Nghiên cứu tiếng Hà Nhì (2011) của Lý Trạch Nhiên (李泽然), Giáo trình tiếng Hà Nhì (2014) của Bạch Nham Tùng (白岩松). Tuy nhiên, trong số những công trình đó, tư liệu ngữ âm mà chúng tôi sử dụng chủ yếu có trong cuốn Khái luận tiếng Hà Nhì (1995) của Đới Khánh Hạ (戴庆厦) và Đoạn Huống Lạc (段贶乐) và Giáo trình tiếng Hà Nhì (2014) của Bạch Nham Tùng (白岩松). Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi mới tham khảo thêm ở những công trình còn lại.
Chúng ta biết rằng các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc tham gia nghiên cứu tiếng Hà Nhì đều thống nhất xác định cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại
chủ yếu có ba kiểu như sau.
Kiểu thứ nhất có cấu trúc âm tiết V/T (là những âm tiết chỉ bao gồm nguyên âm V và thanh điệu T). Như vậy, đây là những âm tiết chỉ bao gồm nguyên âm (thường là nguyên âm đơn) đảm nhiệm phần vần theo sơ đồ sau đây.
Sơ đồ 2.3: Cấu tạo âm tiết (kiểu I) tiếng Hà Nhì ở Đại Trại Cấu trúc âm tiết (kiểu I) tiếng Hà Nhì ở Đại Trại
Thanh điệu
Nguyên âm làm phần vần
Những âm tiết kiểu thứ nhất này chủ yếu xuất hiện ở từ đơn tiết. Ví dụ:
// (nói) // (bậc cháu) // (số bốn) // (trời) //(quả)chín // (gánh) // (ruột) // (ấp) // (cười) /i55/ (đi) /33/ (về) //(rồi)
Kiểu âm tiết có cấu trúc V/T này cũng xuất hiện ở những từ song tiết, nhưng hầu như ở những từ có hai âm tiết này âm tiết có cấu trúc V/T (âm tiết do một nguyên âm cùng với thanh điệu đảm nhiệm) thường xuất hiện ở vị trí âm tiết thứ nhất, chẳng hạn ví dụ như:
// (lá) // (sấm) // (nước lũ) //(gàu trên đầu) // (vỏ trứng) // (con ngỗng)
Kiểu âm tiết có cấu trúc V/T đang được mô tả cũng xuất hiện ở những từ đa tiết. Thông thường, ở những từ có bốn âm tiết, âm tiết do một nguyên âm và thanh điệu đảm nhiệm có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau nhưng trường hợp xuất hiện ở âm tiết thứ nhất và sau đó là âm tiết khá nhiều. Ví dụ:
// (vỏ quả) // (ánh trăng) // (hơi nước) // (bàn chân)
Kiểu âm tiết thứ hai có cấu trúc CV/T. Đây là những âm tiết có đầy đủ phụ âm C làm âm đầu âm tiết, nguyên âm V làm phần vần và thanh điệu T). Như vậy, đây là những âm tiết bao gồm đầy đủ ba thành tố là phụ âm đầu, nguyên âm làm phần vần và thanh điệu theo sơ đồ sau đây.
Sơ đồ 2.4: Cấu tạo âm tiết (kiểu II) tiếng Hà Nhì ở Đại Trại Cấu trúc âm tiết (kiểu II) tiếng Hà Nhì ở Đại Trại
Thanh điệu
Phụ âm làm âm đầu Nguyên âm làm phần vần
Những âm tiết kiểu thứ hai xuất hiện cả ở từ đơn tiết lẫn những từ đa tiết và là kiểu âm tiết chủ yếu trong tiếng Hà Nhì Đại Trại. Ví dụ:
// (không khí) // (phổi)
// (mặt trời) //(mặt trăng) // (hồ) // (môi)
Ở kiểu cấu trúc thứ hai CV/T này, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc chỉ ra rằng nếu các âm tiết tham gia cấu tạo từ mà từ đó là từ thuần Hà Nhì thì phần vần chủ yếu do nguyên âm đơn đảm nhiệm. Còn nếu âm tiết đó xuất hiện ở những từ vay mượn tiếng Hán, phần vần có thể là nguyên âm đôi hay là sự kết hợp của hai nguyên âm đơn. Theo đó, cấu trúc CV/T của âm tiết sẽ được thể hiện là phụ âm C, nguyên âm thứ nhất V1, nguyên âm thứ hai V2 và thanh điệu T. Trong trường hợp này, đối với các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, đa số đều cho rằng phần vần là sự kết hợp của hai nguyên âm đơn. Chẳng hạn ví dụ như:
/li/ (họ Lưu) /lia31/ (họ Lương)
// (kế toán) //(Trung Hoa) // (đường sắt) // (điện thoại)
Trong những công trình nghiên cứu đã liệt kê nói trên, khi nói về vấn đề âm tiết trong tiếng Hà Nhì, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc thường đưa ra một nhận xét về tính hài âm của âm tiết trong từ. Theo đó, trong khẩu ngữ tiếng Hà Nhì ở Đại Trại mà tiêu biểu là lời dân ca, các từ hay cụm từ trong lời bài hát nghe rất êm tai;
còn khi nghe đọc thường cảm thấy âm thanh hài hòa và suôn sẻ. Từ nhận xét đó, người ta đã nhận thấy giữa các âm tiết trong từ có quy luật kết hợp nhất định. Qua phân tích những hình thức kết hợp giữa các âm tiết, người ta thấy rằng sự tổ hợp âm tiết trong từ thường theo những nguyên tắc như sau:
+ Nguyên tắc đối xứng. Theo nguyên tắc này, số lượng âm tiết trong mỗi từ phần lớn là số chẵn và thông thường nhất là trong từ có hai âm tiết và thường có độ dài phát âm như nhau.
+ Nguyên tắc ngắn gọn. Trong giao tiếp hàng ngày người Hà Nhì thường sử dụng những từ có số lượng âm tiết không nhiều.
+ Nguyên tắc tượng thanh hóa. Để tăng cường sức truyền cảm của ngôn ngữ, người Hà Nhì thường bắt chước tiếng kêu mà đặt tên cho con vật hay sự vật trong ngôn ngữ của mình. Chẳng hạn như tên gọi // (được dùng để gọi “chim quốc”); hay như từ tượng thanh // (là dùng để chỉ “cái trống”) do bắt chước tiếng trống mà đặt tên co sự vật. Đó là tất cả những gì mà các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc khi mô tả về âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại đã cung cấp để chúng ta nhận biết.
2.1.2.2. Âm tiết tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm liên hệ với Đại Trại
Với những gì vừa trình bày ở trên về âm tiết và cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại và kết quả nghiên cứu về âm tiết và cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm đã trình bảy ở trên, chúng ta có thể nêu ra một so sánh về vấn đề nói trên ở hai quốc gia khác nhau. Những ý kiến được nêu ra ở đây trên đại thể chỉ là những nhận xét dựa vào những kết quả nghiên cứu đã có mà chưa hướng đến những bình luận hay giải thích sâu hơn. Bởi vì để làm được điều này, với tình hình tư liệu hiện có, chắc chắn giới nghiên cứu còn phải tiếp tục có những khảo sát khác đầy đủ và chi tiết hơn nữa.
Nhận xét thứ nhất mà chúng ta có thể nêu ra là tất cả các âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm cũng như của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại đều là âm tiết mở. Đây chắc chắn là một đặc điểm ngữ âm chung của không chỉ ở hai tiếng Hà Nhì được luận án quan tâm mà rất có thể là đặc điểm chung cho tất cả các tiếng Hà Nhì ở trong khu
vưc. Những kết quả nghiên cứu về cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Mù Cả là minh chứng cho nhận xét vừa nêu ra ở trên.
Nhận xét thứ hai liên quan đến cấu cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và ở Đại Trại. Theo đó, mỗi âm tiết của tiếng Hà Nhì đều có ba yếu tố cấu thành là phụ âm (C) làm âm đầu, nguyên âm (V) làm phần vần âm tiết và mỗi âm tiết đều có thanh điệu (T); do đó người ta có thể thể hiện cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì là CV/T. Đồng thời, cả tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và tiếng Hà Nhì ở Đại Trại đều có chung một đặc điểm là có những âm tiết không xuất hiện phụ âm làm âm đầu (với cấu trúc là V/T) và xuất hiện đầy đủ ba thành phần của âm tiết (với cấu trúc là CV/T). Như vậy, trên thực tế, trong tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và ở Đại Trại có hai kiểu cấu trúc âm tiết là V/T và CV/T.
Tuy nhiên, nếu lưu ý đến trường hợp ở một địa phương khác của tiếng Hà Nhì ở Việt Nam là tiếng Mù Cả lại không có sự thống nhất như giữa Thu Lũm và Đại Trại đã vừa được trình bày ở trên. Chúng ta biết rằng tư liệu tiếng Hà Nhì ở Mù Cả đã có ba tác giả mô tả vào những thời gian khác nhau. Qua mô tả ngắn gọi của Lương Bèn (1986) người ta nhận thấy đối với ông, cấu trúc âm tiết của ngôn ngữ này có hai kiểu khác nhau là V/T và CV/T. Còn ở trường hợp nhóm tác giả Tạ Văn Thông, rõ ràng, trong công trình của họ người ta chỉ thấy ghi nhận một kiểu cấu trúc âm tiết CV/T trong tiếng Hà Nhì. Riêng trường hợp J. Edmondson (2002) tuy không tuyên bố rõ ràng về kiểu cấu trúc âm tiết trong tiếng Hà Nhì nhưng với việc đưa ra ví dụ so sánh kiểu /i33khɔ33/ “heavy, nặng” [68, tr.10] có thể nhận thấy ở tác giả này cũng ghi nhận tiếng Hà Nhì ở Mù có hai kiểu cấu trúc âm tiết là V/T và CV/T. Như vậy, trừ trường hợp miêu tả của nhóm Tạ Văn Thông, hai tác giả còn lại là Lương Bèn và J. Edmondson đều ghi nhận Hà Nhì Mù Cả chỉ có hai kiểu cấu tạo âm tiết là V/T và CV/T, tương tự như tình trạng hiện có của tiếng Thu Lũm mà chúng tôi đã mô tả ở trên.
2.2. Hệ thống phụ âm làm âm đầu âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm
Ở đây, việc xác lập hệ thống âm vị phụ âm làm âm đầu âm tiết tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm về bản chất là xác lập hệ thống âm vị phụ âm của tiếng Hà Nhì. Trong phần trình bày cơ sở lý thuyết phục vụ cho các thao tác làm việc trong luận án, đã