Hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Thu Lũm liên hệ với tiếng Hà Nhì Đại Trại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ngữ Âm tiếng hà nhì Ở việt nam (có liên hệ với tiếng hà nhì Ở trung quốc) (Trang 115 - 129)

CHƯƠNG 2. ÂM TIẾT VÀ HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG HÀ NHÌ Ở THU LŨM HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀ NHÌ Ở ĐẠI TRẠI HUYỆN LỤC XUÂN VÂN NAM TRUNG QUỐC)

2.2. Hệ thống phụ âm làm âm đầu âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm

2.2.3. Hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Thu Lũm liên hệ với tiếng Hà Nhì Đại Trại

Dưới đây nghiên cứu sinh sẽ có những nhận xét bước đầu khi liên hệ về hệ thống phụ âm của tiếng Hà Nhì giữa Thu Lũm và Đại Trại.

2.2.3.1. Danh sách hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nhì ở Đại Trại

Để có thể có những liên hệ về hệ thống phụ âm của tiếng Hà Nhì giữa Thu Lũm và Đại Trại, trước hết xin giới thiệu về hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nhì ở Đại Trại. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, tiếng Hà Nhì ở Đại Trại có tất cả 31 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu. Đó là các phụ âm /p/, /ph/, /b/, /m/, /pj/, /phj/, /bj/, /mj/, /f/, /ts/, /tsh/, /dz/, /s/, /z/, /t/, /th/, /d/, /n/, /l/, /tɕ/, /tɕh/, /dʑ/, /ɲ/, /ɕ/, /j/, /k/, /kh/, /ɡ/, /ŋ/, /x/, /ɣ/. Trong đó, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc cho biết phụ âm /f/ chỉ xuất hiện ở từ mượn tiếng Hán. Dựa vào vị trí cấu âm trong khoang miệng và phương thức cấu âm, người ta miêu tả hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Đại Trại như bảng 2.2:

Bảng 2.2: Hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Đại Trại

Vị trí C. Phương thức C.Â

Môi- môi

Ngạc hóa

Môi- răng

Đầu lưỡi-

răng

Đầu lưỡi-

lợi

Mặt lưỡi- ngạc cứng

Gốc lưỡi –

ngạc mềm

TẮC vô thanh

không

bật hơi p pj t k

bật hơi ph phj th kh

hữu thanh b bj d ɡ

TẮC - XÁT

vô thanh

không

bật hơi ts tɕ

bật hơi tsh tɕh

hữu thanh ʣ ʥ

MŨI m mj n ɲ ŋ

BÊN l

XÁT

vô thanh f s ɕ x

hữu thanh z j ɣ

Nguồn: Bạch Nham Tùng (白岩松) , Giáo trình tiếng Hà Nhì, 2014, tr. 8 ) Công trình của Bạch Nam Tùng xuất bản năm 2014, về mặt thời gian, là tài liệu xuất bản mới đây nhất. Đồng thời đây là tài liệu có tính chất giáo trình dạy tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc nên có thể đánh giá danh sách các phụ âm được nhận diện ở đây là hệ thống ngữ âm đại điện cho tiếng Hà Nhì ở Trung Quốc. Hai đặc điểm nói trên của công trình này cho phép chúng ta biết rằng hệ thống ngữ âm nói chung, hệ thống phụ âm nói riêng của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại đã được phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng. Sau đây là ví dụ về các phụ âm nói trên trong tiếng Hà Nhì ở Đại Trại.

P. Ví dụ 1 Ví dụ 2 Ví dụ 3

1.Ví trí cấu âm môi - môi

/p/ //(ngày kia) // (phổi) // (lá) /ph/ /h/ (xanh da trời) /h/ (cổ tay) /h/(bà)

/b/ //(thổi lửa) //(giơ) // (làm cho) /m/ //(mặt trời) / / (hồ) // (râu) 2.Vị trí cấu âm ngạc hóa

/pj/ //(trả lại) //(cánh tay) //(cắt)

/phj/ /h/(lòng trắng) /h/(con gián) /h/(màu trắng) /bj/ // (cái sẹo) // (mủ) // (ong)

/mj/ //(mắt) // (muộn) // (con khỉ) 3. Vị trí cấu âm môi - răng

/f/ /fɛ55tsi55/ (phi cơ) /phɛ24fu31/(khâm phục) /f/ (phương) 4. Vị trí cấu âm đầu lưỡi - răng

55tsi55  

/tsh/ /h/(hắt xì) /h/ (gan) / /h/ (mỡ) /ʣ/ //(bờ) //(chị) // (chim)

/s/ /(đi săn) //(không khí) //(răng)

/z/ //(ruột non) //(tuổi thọ) //(con thứ) 5. Vị trí cấu âm đầu lưỡi - lợi

/t/ // (bấc đèn) //(trên) //(sắc nhọn) /th/ /hh/(vách) /h/(phì nhiêu) /h/(giã)

/d/ //(đánh) // (bố) //(chị) /n/ //(mặt trời) //(ngày) //(em trai)

/l/ //(đi săn) //(tay) // (con út) 6. Vị trí cấu âm mặt lưỡi - ngạc cứng

/tɕ/ //(búp lá) /tɕ/ (nấu) /tɕ/ (thồ) /tɕh/ /h/(vú) /h/(ngón út) /h/(trái) /ʥ// //(tuyết) //(thật) //(ướt)

/ɲ/ /ɲ/(trán) /ɲ/(cô) /ɲ/(trâu/bò) /ɕ/ //(ruộng) //(cứt) //(con vắt)

/j/ //(hắc lào) // (gia đình) //(con cả) 7. Vị trí cấu âm gốc lưỡi – ngạc mềm

/k/ // (rệp giường) //(rệp giường) //(chuồng) /kh/ /hh/(tóc) /h/(chân) /h/(con chó)

/ɡ/ / / (ngôi sao) //(anh) //(cây gai) /ŋ/ //(lươn) //(tôi) //(năm) /x/ // (tuyết) //(to) //(lép)

/ɣ/ //(cánh đồng) //(mu bàn tay) //(con thứ) 2.2.3.2. Một vài nhận xét về hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Đại Trại

Danh sách hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Đại Trại thể hiện trong bảng 2.2 nói trên, nếu nhìn ở hai phương diện là vị trí cấu âm và phương thúc cấu âm, cho phép có thể nêu ra những nhận xét sau đây.

Trước hết là ở bình diện vị trí cấu âm. Ở góc nhìn này, tiếng Hà Nhì được xác định có bảy vị trí cấu âm trong khoang miệng. Trong đó, nếu như ở sáu vị trí cấu âm là môi - môi (hiện diện bốn phụ âm), ngạc hóa (với bốn phụ âm tương ứng), đầu lưỡi - răng (có năm phụ âm), đầu lưỡi - lợi (cũng có năm phụ âm), mặt lưỡi – ngạc cứng (với sáu phụ âm), gốc lưỡi – ngạc mềm (cũng có sáu phụ âm) đều là vị trí cấu âm có ít nhất là bốn phụ âm được hình thành thì vị trí cấu âm môi - răng chỉ có một phụ âm duy nhất. Các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc cho rằng phụ âm này là trường hợp tiếng Hà Nhì vay mượn từ tiếng Hán. Vì thế, trong tiếng Hà Nhì những âm tiết có âm xát /f/ thường không phải là âm tiết trong từ thuần tiếng Hà Nhì, mà là từ vay mượn từ tiếng Hán do chịu ảnh hưởng văn hóa Hán. Trong từ mượn tiếng Hán ở trường hợp này, đôi khi phụ âm /f/ cũng có thể được phát âm như là âm bật hơi /ph/.

Chẳng hạn như:

- /fɛ55tsi55/ (phi cơ) có thể phát âm là / phɛ55tsi55/.

- /phɛ24fu31/ (khâm phục) có thể phát âm là / phɛ24phu31/.

- /ɕi24fu31/ (hạnh phúc) có thể phát âm là / ɕi24phu31/.

Số lượng các phụ âm xuất hiện ở vị trí cấu âm như trên cho thấy trong tiếng Hà Nhì ở Đại Trại, hai vị trí cấu âm mặt lưỡi – ngạc cứng (với sáu phụ âm), gốc lưỡi - ngạc mềm(cũng có sáu phụ âm) là những vị trí cấu âm “mạnh”. Trong khi đó, hai vị trí cấu âm môi - môi (hiện diện bốn phụ âm) và ngạc hóa (với bốn phụ âm tương ứng)là những vị trí cấu âm “yếu” hơn.

Từ góc nhìn về phương thức cấu âm thì chúng ta có thể nhận thấy có một tình trạng như sau. Các phụ âm trong hệ thống ngữ âm của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại có sự đối lập đều đặn từng cặp giữa phụ âm vô thanh và và phụ âm hữu thanh trong cả ba phương thức cấu âm là tắc, tắc - xátxát. Cụ thể, dãy phụ âm vô thanh /p/, /pj/, /t/, /k/, /ts/, /tɕ/, /s/, /ɕ/, /x/ tương ứng đều đặn với dãy phụ âm hữu thanh /b/. /bj/, /d/, /ɡ/, /dz/, /ʥ/, /z/, /j/, /Ɣ/ theo ba nhóm là tắc, tắc - xátxát. Những cặp đôi tương ứng nói trên còn có những đặc điểm liên quan đến vị trí hay khả năng kết hợp với thanh điệu hay nguyên âm cấu tạo phần vần của âm tiết; nhưng khả năng này sẽ được giải thích kỹ hơn khi giới thiệu hai hệ thống thanh điệu và nguyên âm trong

tiếng Hà Nhì ở Đại Trại. Như vậy, với hai đặc điểm là sự đa dạng về vị trí cấu âm và tính tương ứng đều đặn giữa dãy phụ âm vô thanh và hữu thanh ở cả ba phương thức cấu âm, hệ thống phụ âm giữ vai trò là âm đầu âm tiết trong tiếng Hà Nhì ở t Đại Trại huyện Lục Xuân, Vân Nam Trung Quốc là một hệ thống phụ âm tương đối phức tạp.

2.2.3.3. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm liên hệ với Đại Trại Với kết quả mô tả về hệ thống phụ âm làm âm đầu âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm mà nghiên cứu sinh thực hiện tại mục 2.2, cùng với kết quả mô tả hệ thống phụ âm làm âm đầu âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Đại Trại được các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc công bố mà nghiên cứu sinh đã trình bày tóm tắt ở tiểu mục 2.2.3.2, nghiên cứu sinh xin nêu ra một vài nhận xét so sánh giữa hai hệ thống dưới đây. Sự so sánh mà chúng tôi thực hiện chỉ giới hạn trên tư liệu đã được công bố mà không hướng tới việc giải thích đầy đủ nguyên nhân của sự khác biệt đó. Vì thế, trong chừng mực có thể, nghiên cứu sinh chỉ xin giải thích sự khác biệt giữa hai tiếng Hà Nhì khi có những chứng cứ được đảm bảo là có cơ sở.

Có thể nhận thấy rõ ràng là số lượng âm vị phụ âm ở hai hệ thống là rất khác nhau. Nếu như lấy tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm làm cơ sở để so sánh thì hệ thống phụ âm làm âm đầu âm tiết của tiếng Hà Nhì ở đây chỉ là 27 đơn vị phụ âm; trong khi đó ở tiếng Hà Nhì Đại Trại, số lượng này lên tới 31 đơn vị, nhiều hơn tiếng Hà Nhì Thu Lũm 04 đơn vị. Còn nếu nhìn ở vị trí cấu âm thì tiếng Hà Nhì Thu Lũm các phụ âm đầu được xác định ở 05 vị trí cấu âm (môi - môi, đầu lưỡi - răng, đầu lưỡi - lợi, mặt lưỡi - ngạc cứng, gốc lưỡi - ngạc mềm) còn ở tiếng Hà Nhì Đại Trại các phụ âm đầu được xác định ở 07 vị trí cấu âm (môi - môi, ngạc hóa, môi - răng, đầu lưỡi - răng, đầu lưỡi - lợi, mặt lưỡi - ngạc cứng, gốc lưỡi - ngạc mềm). Do sự chênh lệch cả về số lượng đơn vị phụ âm cũng như vị trí cấu âm như thế nên mối tương ứng giữa các phụ âm ở mỗi vị trí cấu âm là rất phức tạp. Sự phức tạp như thế sẽ được thể hiện rất rõ ràng khi chúng ta so sánh phụ âm ở từng từ tương ứng cụ thể giữa hai tiếng Hà Nhì. Bảng ví dụ dưới đây cho thấy rõ điều đó.

Bảng 2.3: Những ví dụ tương ứng phụ âm trong những từ cụ thể Tiếng Hà Nhì Thu Lũm Tiếng Hà Nhì Đại Trại

Nghĩa

Vị trí PÂ Ví dụ Vị trí PÂ Ví dụ

môi-môi

/p/

//

môi - môi

ngạc

hóa

/p/

//

// // thiu

// // trà/chè

//

/pj/

// dỡ(nhà)

// // cấu/nhéo

//

/bj/

// ong

// // mật ong

// // bình minh //

/b/

// sông

// // tai

// // người già

/b/

// // cầm

// // cho/tặng

//

/bj/

// nhạt

// // sáng sủa

// // mào gà

/ph/

/h/

/ph/

/h/ (gà) trống

/h/ // ớt

/h/ /h/ bí đỏ

/h/

/phj/

/h/ tiền

/hh/ /hh/ gạo

/h/ /h/ con nhím

/m/

//

/m/

// con mèo

// // mặt trời

  ngón cái

//

/mj/

// con khỉ

// // mắt

/h/ /h/ mặt

đầu lưỡi - răng

/ts/

//

đầu lưỡi- răng

/ts/

// con chuột

// // bẫy

/h/ // bột mì

//

/dz/

// miệng

// // lửa

// // chim sẻ

// /s/ // rái cá

/tsh/

/h/

/tsh/

/hh/ tóc

/h/ /h/ chị dâu

/h/ /h/ mỡ

// /ts/ // thìa

/h/ /s/ // con nuôi

/h/

/ʨh/

/h/ dưa muối

/h/ /h/ bạn

/dz/

//

/dz/

// cái kéo

// // con sâu

/s/

//

/s/

// xương

// // nốt ruồi

// // bông

// /ts/ /tsɑ45/ đòi

/z/

/h/

/z/

// con trai

// // con gái

// // con rể

// /t/ // trên

đầu lưỡi - lợi

/t/

//

đầu lưỡi-

lợi

// gói

// // bấc đèn

//

d

// đuôi

/h/ /h/ lưng

// /h/ mông

/th/

/h/

th

/h/ trước

/h/ /h/ con thỏ

/h/ /h/ kia

/d/

//

d

// dái

// // xác người

// // củ mài

/n/

//

n

// mặt trời

// // mũi

// // tai

/l/

//

l

// con trăn

// // tay

// // đá mài

/lh/

/h/ // thuyền

/h/ // mặt trăng

/h/ // con rắn

mặt lưỡi

- /ʨ/

//

đầu lưỡi- răng

ʨ // nước

// // nấu(cơm)

//

ʥ

// cỏ tranh

// // làm ăn

// // chạch

// /ts/ // con dê

// // chim

ngạc cứng

// mặt lưỡi- ngạc cứng

/dz/ // lông chim

// // ong chúa

/ʨh/

/h/

h/

/h/

/h/ /h/ rốn

/h/ /h/ rễ

/ʥ/

/h/

/ʥ/

/h/ sàng /h/ /h/ vựa thóc

/ɲ/

/ɲ/

/ɲ/

/ɲ/ rui

/ɲ/ /ɲ/ xanh lá cây

/ɲ/ /ɲ/ đuổi bắt

/ɕ/

// /ʨ/ // chùi/lau

//

/s/

// máu

// // quả

// // mướp đắng

/j/

//

/j/

// thuốc phiện

// // con cả

// // xương

gốc lưỡi - ngạc

mềm

/k/

//

mặt lưỡi- ngạc gốc lưỡi –

/k/

// chuồng

// // cung

// // buộc

// /ɕ/ // xuống

//

/ɡ/

// gân

// // anh

// // đường đi

/h/

/x/

// rừng

/h/ // tỏi

/h/ // cổ tay

/kh/

/h/ ngạc mềm

/ɕ/

// màn

/h/ // ráy tai

/h/ // nặng

/h/

/kh/

/h/ cua

/h/ /h/ chân

/h/ /h/ sàng

/ɡ/

//

/ɡ/

// sợ

// // gầy

// // khô

/ŋ/

//

/ŋ/

// con ngỗng

// // con cá

// // (số) năm

/x/

//

/x/

// to, lớn

// // xem

// // con gà

// /ɕ/ // này, đây

/ɣ/

/ɣ/

/ɣ/

/ɣɔ55 mɔ55/ thân thể

/ ɣ/ / ɣ/ gàu

/ ɣ/ / ɣ/ con lợn

Trên cơ sở tương ứng giữa những từ mà chúng tôi đã liệt kê ở bảng 2.3, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét sau đây. Trước hết xin có sự giải thích về số lượng các từ được liệt kê trong bảng. Đối với trường hợp mà chúng tôi dẫn ra ba ví dụ, điều đó có nghĩa là tương ứng giữa những từ cụ thể trong hai tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và Đại Trại là thuộc số nhiều mà ba ví dụ tương ứng chỉ là những ví dụ đại diện. Vì thế, có thể xác định đây là những trường hợp có nhiều tương ứng giữa hai tiếng Hà Nhì. Những trường hợp tương ứng mà chỉ được dẫn ra một hay hai ví dụ là do trong tư liệu chúng tôi chỉ tìm thấy được những tương ứng đó. Điều đó phản ánh

trạng thái tương ứng không điển hình giữa hai tiếng Hà Nhì đang được so sánh.

Chẳng hạn ví dụ như phụ âm /x/ ở Thu Lũm có ba tương ứng với phụ âm /x/ trong Đại Trại; nhưng phụ âm này của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm cũng có một trường hợp tương ứng với phụ âm /ɕ/ trong tiếng Hà Nhì ở Đại Trại. Số lượng tương ứng khác nhau như thế cho chúng ta biết tương ứng giữa /x/ và /x/ ở hai tiếng Hà Nhì là chủ đạo, còn tương ứng giữa /x/ và /ɕ/ có thể coi là ngoại lệ.

Nếu lấy danh sách phụ âm đầu của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm làm nguồn để so sánh, chúng ta sẽ có một tình trạng tương ứng với tiếng Hà Nhì ở Đại Trại như sau.

Trong số 128 ví dụ được dẫn ra để so sánh, chúng ta thấy có ba kiểu tương ứng là kiểu một đối một phụ âm, kiểu một đối hai phụ âm và kiểu một đối với nhiều phụ âm. Ví dụ chẳng hạn, ở vị trí cấu âm môi môi, phụ âm /p/ ở Thu Lũm tương ứng với phụ âm /p/, /pj/, /b/ và /bj/ ở Đại Trại; phụ âm /b/ của địa bàn Thu Lũm tương ứng với phụ âm /b/, /bj/ của địa bàn Đại Trại; phụ âm /ph/ ở Thu Lũm tương ứng với phụ âm /ph/, /phj/ ở Đại Trại; phụ âm /m/ của tiếng Hà Nhì Thu Lũm tương ứng với phụ âm /m/, /mj/ của địa bàn Đại Trại, v.v. Từ những phân tích cụ thể nói trên, chúng ta có thể tổng hợp và xếp đặt sự tương ứng giữa hệ thống phụ âm của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm với tiếng Hà Nhì ở Đại Trại như bảng dưới đây để cho phép nhận rõ tình trạng tương ứng như đã được trong bảng 2.4 minh họa.

Bảng 2.4: Tổng hợp tương ứng giữa hệ thống phụ âm tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và Đại Trại

Tiếng Hà Nhì Thu Lũm Tiếng Hà Nhì Đại Trại Vị trí

C. Thứ tự Phụ âm Vị trí

C. Phụ âm Số

lượng

môi-môi

1 Phụ âm /p/

môi - môi ngạc hóa

Phụ âm/p/, /pj/, /b/ và /bj/ 4

2 Phụ âm /b/ Phụ âm /b/ và /bj/ 2

3 Phụ âm /ph/ Phụ âm /ph/ và /phj/ 2

4 Phụ âm /m/ Phụ âm /m/ và /mj/ 2

đầu lưỡi- răng

5 Phụ âm /ts/

đầu lưỡi- răng

đầu lưỡi-

lợi

Phụ âm /ts/, /dz/ và /s/ 3 6 Phụ âm /tsh/ Phụ âm /tsh/, /ts/, /s, /ʨh/ 4

7 Phụ âm /dz/ Phụ âm /dz/ 1

8 Phụ âm /s/ Phụ âm /s/, /ts/ 2

9 Phụ âm /z/ Phụ âm /z/ 1

đầu lưỡi- lợi

10 Phụ âm /t/

đầu lưỡi- lợi

Phụ âm /t/, /d/ 2

11 Phụ âm /th/ Phụ âm /th/ 1

12 Phụ âm /d/ Phụ âm /d/ 1

13 Phụ âm /n/ Phụ âm /n/ 1

14 Phụ âm /l/

Phụ âm /l/ 1

15 Phụ âm /lh/

mặt lưỡi- ngạc cứng

16 Phụ âm /ʨ/

mặt lưỡi- ngạc cứng

Phụ âm /ʨ/, /ʥ/, /ts/, /dz/ 4

17 Phụ âm /ʨh/ Phụ âm /ʨh/ 1

18 Phụ âm /ʥ/ Phụ âm /ʨh/ 1

19 Phụ âm /ɲ/ Phụ âm /ɲ/ 1

20 Phụ âm /ɕ/ Phụ âm /ʨ/, /s/ 1

21 Phụ âm /j/ Phụ âm /j/ 1

gốc lưỡi - ngạc mềm

22 Phụ âm /k/

mặt lưỡi- ngạc

gốc lưỡi - ngạc mềm

Phụ âm /k/, /ɕ/, /ɡ/ 3

23 Phụ âm /kh/ Phụ âm /kh/, /ɕ/, /x/ 3

24 Phụ âm /ɡ/ Phụ âm /ɡ/ 1

25 Phụ âm /ŋ/ Phụ âm /ŋ/ 1

26 Phụ âm /x/ Phụ âm /x/, /ɕ/ 2

27 Phụ âm /ɣ/ Phụ âm /ɣ/ 1

môi-răng Phụ âm /f/

Các ví dụ ở bảng 2.3bảng so sánh 2.4 cho thấy hệ thống phụ âm của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm và Đại Trại có hai khác biệt quan trọng khi so sánh về vị trí cấu âm của các phụ âm. Theo đó, tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm hoàn toàn không xuất hiện ở

hai vị trí cấu âm như ở Đại Trại là vị trí môi ngạc hóa (với dãy phụ âm /pj/, /bj, /phj/, /mj/) và vị trí môi - răng xát vô thanh (với phụ âm /f/). Ở những vị trí cấu âm khác thì tình hình tương ứng là khá phức tạp. Theo đó, trong số 27 phụ âm của tiếng Hà Nhì Thu Lũm thì có 13 phụ âm tương ứng một đối một và những phụ âm này có tính tương ứng về cả vị trí cấu âm và phương thức cấu âm. Đó là các phụ âm /dz/ và /z/ ở vị trí cấu âm đầu lưỡi - răng; là các phụ âm /th/, /d/, /n/ ở vị trí cấu âm đầu lưỡi - lợi; là các phụ âm /ʨh/, /ʥ/, /ɲ/, /ɕ/, /j/ ở vị trí cấu âm mặt lưỡi - ngạc cứng; là các phụ âm /ɡ/, /ŋ/, /ɣ/ ở vị trí cấu âm gốc lưỡi - ngạc mềm. Trường hợp 13 phụ âm này, như vậy, có thể được xem là sự tương đương giữa hai tiếng Hà Nhì thuộc hai điểm địa lý khác nhau.

Còn lại trong số 14 phụ âm ở tiếng Hà Nhì Thu Lũm thì có ba phụ âm tương ứng một đối bốn phụ âm ở Đại Trại. Đó là trường hợp phụ âm Thu Lũm /p/ (vị trí cấu âm môi - môi) tương ứng với /p/, /pj/, /b/ và /bj/ ở Đại Trại (với cùng vị trí cấu âm); đó là trường hợp phụ âm Thu Lũm /tsh/ (vị trí cấu âm đầu lưỡi- răng) tương ứng với /tsh/, /ts/, /s/ và /ʨh/ ở Đại Trại (có vị trí cấu âm mặt lưỡi - ngạc cứng); đó là trường hợp phụ âm Thu Lũm /ʨ/ (vị trí cấu âm mặt lưỡi - ngạc cứng) tương ứng với /ʨ/, /ʥ/, /ts/, /dz/ ở Đại Trại (thuộc vị trí cấu âm đầu lưỡi - răng). Sau ba trường hợp tương ứng “một đối bốn” ở trên là ba trường hợp tương ứng một đối ba. Cụ thể, đó là trường hợp phụ âm /ts/ (có vị trí cấu âm đầu lưỡi - răng) tương ứng với phụ âm /ts/, /dz/ và /s/ (có vị trí cấu âm đầu lưỡi - răng) ở Đại Trại; là trường hợp phụ âm /k/ (có vị trí cấu âm gốc lưỡi - ngạc mềm) ở Thu Lũm tương ứng với các phụ âm /k/, /ɕ/, /ɡ/; là trường hợp phụ âm /kh/ (có vị trí cấu âm gốc lưỡi - ngạc mềm) ở Thu Lũm tương ứng với các phụ âm /kh/, /ɕ/, /x/. Cuối cùng, có bảy trường hợp một phụ âm của tiếng Hà Nhì Thu Lũm đối lập với hai phụ âm tương ứng tiếng Hà Nhì Đại Trại. Những trường hợp tương ứng này hầu như là xuất hiện trong cùng vị trí cấu âm ở khoang miệng.

Trong sự tương ứng nói trên, có một sự tương ứng khác với 26 trường hợp đã mô tả và bình luận. Đó là hiện tượng ở Thu Lũm hiện diện thêm một âm bên bật hơi /lh/ đối lập với âm vị phụ âm /l/ mà cả hai đều tương ứng với âm /l/ ở Đại Trại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ngữ Âm tiếng hà nhì Ở việt nam (có liên hệ với tiếng hà nhì Ở trung quốc) (Trang 115 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)