Cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ngữ Âm tiếng hà nhì Ở việt nam (có liên hệ với tiếng hà nhì Ở trung quốc) (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2. ÂM TIẾT VÀ HỆ THỐNG PHỤ ÂM TIẾNG HÀ NHÌ Ở THU LŨM HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀ NHÌ Ở ĐẠI TRẠI HUYỆN LỤC XUÂN VÂN NAM TRUNG QUỐC)

2.1. Âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm

2.1.1. Cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm

Theo kết quả nghiên cứu điền dã đã được phân tích, nguồn tư liệu tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm mà nghiên cứu sinh thu thập là 2772 đơn vị15. Những đơn vị ngữ âm này được người bản ngữ nhận diện là những đơn vị ngôn ngữ mà người ta có thể sử dụng độc lập trong hoạt động giao tiếp hàng ngày của cộng đồng dân cư. Trong số những đơn vị đó, có 845 đơn vị có cấu trúc ngữ âm được xác định là một âm tiết (tương ứng là 30,48% từ đơn tiết), 1434 đơn vị ngữ âm gồm hai âm tiết (tương ứng là 51,73% từ hai âm tiết) và 493 đơn vị ngữ âm có từ ba âm tiết trở lên (chiếm 17, 78% ). Trên cơ sở số lượng những đơn vị ngữ âm có cấu trúc một âm tiết như trên,

tiến hành nhận diện cấu trúc âm tiết tiếng Hà Nhì ở địa phương Thu Lũm.

Dựa vào mô hình thể hiện cấu trúc âm tiết của tiếng Việt mà học giả Đoàn Thiện Thuật trình bày [50, tr. 84] chúng ta có thể nhận thấy trong tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm có hai kiểu âm tiết. Kiểu âm tiết thứ nhất có cấu tạo gồm những đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính và những đơn vị đoạn tính. Ở kiểu âm tiết này, đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính thanh điệu luôn là thành phần bắt buộc trong cấu trúc một âm tiết; còn những đơn vị ngữ âm đoạn tính bao gồm hai yếu tố thành phần là âm đầu, và phần vần. Đây là kiểu âm tiết đầy đủ thành phần cấu tạo trong ngôn ngữ. Kiểu âm tiết thứ hai là kiểu âm tiết đơn vị đoạn tính chỉ duy nhất có mặt phần vần. Trong cả hai kiểu âm tiết đó, phần vần là một cấu tạo đơn âm do nguyên âm làm âm chính mà không xuất hiện yếu tố phụ âm làm âm cuối.

Như vậy, âm tiết trong tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm luôn là âm tiết mở (open); đồng thời cấu trúc âm tiết chủ yếu có hai kiểu như sau.

Kiểu thứ nhất có cấu trúc âm tiết V/T (là những âm tiết chỉ bao gồm nguyên âm V và thanh điệu T), trong đó, nguyên âm (thường là nguyên âm đơn) đảm nhiệm phần vần theo sơ đồ sau đây.

Sơ đồ 2.1: Cấu tạo âm tiết (kiểu I) tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm Cấu trúc âm tiết (kiểu I) tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm

Thanh điệu

Nguyên âm làm phần vần

Kiểu âm tiết có cấu trúc V/T được xuất hiện ở những từ đơn tiết, từ song tiết và từ đa tiết, chẳng hạn như:

Từ đơn tiết Từ song tiết Từ đa tiết

//(trời) //(chú) /31ʦha55ts31/(ánh nắng) //(cháu chắt/bốn) // (con ngựa) /31ʥi31ʥi31/(chớp)

//(bán) / /(gió) //(trẻ con)

//(nói) //(mưa) //(mỏ chim) //(làm) //(đầu) //(em gái)

//(rồi) / /(tay) //(mẹ kế)

Sơ đồ 2.2: Cấu tạo âm tiết (kiểu II) tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm Cấu trúc âm tiết (kiểu II) trong tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm

Thanh điệu

Phụ âm làm âm đầu Nguyên âm làm phần vần

Âm tiết tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm luôn hiện diện đầy đủ gồm ba thành phần theo cùng một bậc thanh điệu, âm đầuphần vần. Cấu trúc CV/T được xuất hiện ở những từ đơn tiết, từ song tiết và từ đa tiết, chẳng hạn như:

a. Những âm tiết là từ đơn tiết có đầy đủ ba thành phần.

Tiếng Thu Lũm Nghĩa

/ʦhɔ55/ “người”

/lhɔ31/ “thuyền”

/si55/ “chết”

b. Những âm tiết trong từ song tiết cũng có đầy đủ ba thành phần.

Tiếng Thu Lũm Nghĩa

/nɔ55ma33/ “mặt trời”

/pa33lha33/ “mặt trăng”

/ɣɔ55mɔ55/ “thân thể”

c. Những âm tiết trong từ đa tiết khác chỉ có nguyên âm và thanh điệu.

Tiếng Thu Lũm Nghĩa

/xa31ni31za31/ “người Hà Nhì”

/pa33lha33u33tsha55/ “ánh trăng”

/a31khɯ55a31/ “chớp”

/a31xa33mu33ba31/ “mào gà”

Với những ví dụ về các âm tiết được dẫn ra ở trên, có thể thấy rằng các yếu tố ngữ âm tham gia trong cấu tạo âm tiết của tiếng Hà Nhì thể hiện ở sơ đồ nêu trên không phải khi nào cũng được xuất hiện đầy đủ, cho dù chúng xuất hiện ở từ đơn tiết, từ song tiết hay từ có từ ba âm tiết trở lên. Theo đó, có những âm tiết chỉ gồm phần vần là nguyên âm và thanh điệu. Tuy nhiên, có một đặc điểm chắc chắn là tất

là, âm tiết trong tiếng Hà Nhì đều hay luôn luôn là những “âm tiết mở”.

Để nhận biết rõ hơn về cấu trúc tiếng Hà Nhì nói chung ở Việt Nam sau khi đã có những mô tả ở Thu Lũm, luận án sẽ cung cấp thêm kết quả mô tả về tiếng Hà Nhì ở Mù Cả mà chúng tôi đã thu thập được và thể hiện trong phần “Tình hình nghiên cứu tiếng Hà Nhì ở Việt Nam” của chương 1. Ngoài kết quả nghiên cứu về tiếng Hà Nhì của giới dân tộc học Việt Nam, những kết quả nghiên cứu của học giả Lương Bèn [2], của nhóm nghiên cứu Tạ Văn Thông [53] và của học giả người Mỹ J. Edmondson [68] đều là những kết quả chuyên về ngôn ngữ học mô tả ngữ âm tiếng Hà Nhì ở Mù Cả. Ngoài ra, chúng ta mới có thêm mô tả của Phan Lương Hùng về cấu trúc âm tiết tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu. Đây sẽ là những kết quả nghiên cứu cũng như dữ liệu để giúp cho giới nghiên cứu liên hệ trong sự so sánh về cấu trúc âm tiết giữa tiếng Hà Nhì ở Thu Lũm, ở Mù Cả và ở Sì Lở Lầu.

Có thể nhận thấy rằng trước nghiên cứu sinh, khi các học giả ngôn ngữ học nghiên cứu về cấu trúc âm tiết tiếng Hà Nhì ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu đều là tiếng Hà Nhì ở xã Mù Cả và sau đó là tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu. Trong số những tác giả kể trên, Lương Bèn phát biểu một cách rõ ràng là: “Âm tiết. Tiếng Hà Nhì thuộc loại hình phân tích tính, ranh giới giữa các âm tiết khá tách bạch. Mọi âm tiết đều có nguyên âm và thanh điệu. Các âm tiết đều thuộc loại âm tiết mở” [2, tr. 6].

Nhận định như đoạn vừa được trích dẫn của học giả này cho biết ông chỉ nhận thấy âm tiết trong ngôn ngữ “đều có nguyên âm và thanh điệu” mà không nhắc tới sự bắt buộc xuất hiện của phụ âm. Trong khi đó, công trình của nhóm Tạ Văn Thông đưa ra một nhận định cho biết “âm tiết của tiếng Hà Nhì có thể được phân tách ra thành ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh điệu”… “Phần vần của âm tiết được tạo nên do các nguyên âm (các âm chỉ có tiếng thanh chứ không có tiếng động) khác nhau”

[53, tr.20-21]. Cách diễn đạt như thế của nhóm Tạ Văn Thông chưa đủ cơ sở để người đọc xác định âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Mù Cả có vắng mặt phụ âm đầu hay không. Tuy nhiên, căn cứ vào tư liệu ghi chép trong công trình thì tất cả các âm tiết của ngôn ngữ đều xuất hiện các phụ âm. Đồng thời, nhóm tác giả cũng xác nhận âm tiết tiếng Hà Nhì đều là “âm tiết mở”. Còn đối với kết quả nghiên cứu trong bài của

J. Edmondson, ông cũng đã không tuyên bố tính chất của âm tiết ở tiếng Hà Nhì Mù Cả là mở (open) hay khép (closed). Nhưng với 27 ví dụ về âm tiết tiếng Hà Nhì mà ông dẫn ra để so sánh, có thể thấy học giả này cũng xác nhận âm tiết tiếng Hà Nhì ở Mù Cả cũng đều là âm tiết mở và trong số những ví dụ mà ông dẫn ra cũng có những âm tiết chỉ bao gồm hai thành phần làm thành âm tiết là thanh điệuphần vần (4/27, tức14,81%). Rõ ràng, căn cứ vào ví dụ mà J. Edmondson thể hiện trong bài viết, đối với ông, âm tiết tiếng Hà Nhì ở Mù Cả cũng chỉ là âm tiết mở và có thể vắng mặt phụ âm làm âm đầu.

Như vậy có thể nhận thấy, trong những tác giả ngôn ngữ học mô tả hay giới thiệu các ví dụ về cấu tạo âm tiết của tiếng Hà Nhì ở Mù Cả hay Sì Lở Lầu, có những học giả còn chưa thể hiện “tường minh” âm tiết của ngôn ngữ luôn có đầy đủ ba thành phần là âm đầu, vần và thanh điệu. Thậm chí trong các ví dụ được đưa ra để minh họa thì ở công trình của J. Edmondson cho thấy đã có xuất hiện những âm tiết chỉ gồm có thanh điệuphần vần. Trong khi đó, tư liệu của nhóm Tạ Văn Thông đều thể hiện mỗi âm tiết đều có đầy đủ ba thành phần là âm đầu, vầnthanh điệu. Chúng tôi nghĩ rằng những miêu tả khác biệt về cấu trúc âm tiết của tiếng Hà Nhì giữa J. Edmondson và nhóm Tạ Văn Thông là rất đáng chú ý. Ngoài ra, mô tả của Phan Lương Hùng về âm tiết ở địa bàn Sì Lở Lầu còn có sự khác biệt.

Cụ thể, trong phần vần âm tiết của tiếng Hà Nhì ở đây, tác giả đề nghị có hai âm đệm với lập luận “Do vậy, có thể nói giải pháp coi [j], [w] là âm đệm trong cấu trúc âm tiết tiếng Hà Nhì là giải pháp âm vị học tiết kiệm và phù hợp nhất [26, tr 137].

Rõ ràng với tình hình như thế có thể nhận thấy cấu tạo âm tiết trong tiếng Hà Nhì ở Mù Cả, Sì Lở Lầu và ở Thu Lũm nhiều khả năng là sẽ khác nhau. Do vậy, có cơ sở để có thể đưa ra một nhận xét là trong các tiếng Hà Nhì thuộc các địa bàn khác nhau ở Việt Nam đã được miêu tả, ngôn ngữ có nhiều kiểu cấu tạo âm tiết16. Cụ thể, kiểu âm tiết thứ nhất là trong ngôn ngữ chỉ có kiểu âm tiết với đầy đủ ba thành phần gồm phụ âm (C) làm âm đầu, nguyên âm (V) làm phần vầnthanh điệu (T); và

16 Khi nhận xét về hệ thống ngữ âm của tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu, Phan Lương Lùng cũng đã cho biết rằng “hệ thống

đây là kết quả mô tả âm tiết tiếng Hà Nhì của nhóm Tạ Văn Thông. Kiểu thứ hai là mô tả của Phan Lương Hùng, trong đó có hai âm đệm và hai âm cuối. Còn kiểu âm tiết thứ ba, có trong ngôn ngữ, là kiểu âm tiết không có đầy đủ ba thành phần mà chỉ gồm có nguyên âm (V) làm phần vầnthanh điệu (T). Kiểu âm tiết thứ ba này là kết quả mô tả của J. Edmondson ở địa bàn Mù Cả và của chúng tôi ở địa bàn Thu Lũm như đã được miêu tả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ngữ Âm tiếng hà nhì Ở việt nam (có liên hệ với tiếng hà nhì Ở trung quốc) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)