b/ Giả sử 2 bên thỏa thuận chậu cây cảnh không chỉ dùng làm tài sản đặt cọc mà còn được dùng để trừ vào thanh toán tiền máy khi ký kết hợp đồng, hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán máy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA LUẬT
-*** -BÀI THẢO LUẬN
Bộ môn: LUẬT DÂN SỰ 2
CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN 2
HÀ NỘI, 2024
MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN BÀI TẬP THẢO LUẬN 4
BÀI TẬP 3 4
BÀI TẬP 4 11
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Luật dân sự 2 không chỉ là một môn học trong nhà trường mà còn là một hành trang thiết yếu cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống Từ những giao dịch nhỏ nhặt hàng ngày cho đến những vấn đề pháp lý phức tạp, kiến thức Luật dân sự 2 luôn đồng hành cùng chúng ta Nó giúp chúng ta bảo vệ quyền lợi hợp pháp, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh Đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc nắm vững Luật dân sự
2 càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi các hình thức giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến, đặt ra nhiều thách thức mới về mặt pháp lý Vì vậy, việc học tập Luật dân sự 2 không chỉ là một yêu cầu của nhà trường mà còn là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Luật dân sự ở học phần trước Vậy còn Luật dân sự 2, nó sẽ mang đến cho chúng ta những gì? Hãy hình dung một tình huống: bạn mua một chiếc điện thoại mới tại một cửa hàng trực tuyến, nhưng sau khi nhận hàng, bạn phát hiện ra sản phẩm bị lỗi Bạn
sẽ làm gì? Hay một trường hợp khác, bạn cho bạn mình mượn một số tiền lớn, nhưng bạn ấy lại không chịu trả Bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Những tình huống trên và rất nhiều tình huống khác trong cuộc sống hàng ngày đều liên quan đến các quy định của Luật dân sự Luật dân sự 2 sẽ giúp chúng ta tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như vậy Trong học phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề phức tạp hơn của quan hệ dân sự, như hợp đồng, trách nhiệm dân sự, sở hữu trí tuệ Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích các quy định pháp luật, tìm hiểu những vụ án điển hình và thảo luận về những vấn đề pháp lý đang được xã hội quan tâm
PHẦN BÀI TẬP THẢO LUẬN
Trang 4BÀI TẬP 3
Anh Nhuận và anh Quốc có trao đổi về việc mua bán 5 chiếc máy may công nghiệp với giá 125tr
1 2 bên thống nhất anh Nhuận là bên mua sẽ đặt cọc 1 chậu cây cảnh (trị giá 75tr) để bảo đảm 1 tuần sau sẽ ký kết hợp đồng mua bán máy Tuy nhiên, 3 ngày sau đó chậu cây cảnh đặt cọc bị phát hiện là tang vật của một vụ ăn cắp và buộc phải hoàn trả cho chủ sở hữu, giao dịch bảo đảm vô hiệu
a/ Hãy xác định hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán máy nói trên? b/ Giả sử 2 bên thỏa thuận chậu cây cảnh không chỉ dùng làm tài sản đặt cọc mà còn được dùng để trừ vào thanh toán tiền máy khi ký kết hợp đồng, hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán máy nói trên được xác định như thế nào? c/ Giả sử chậu cây cảnh thuộc quyền sở hữu hợp pháp của anh Nhuận, xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp anh Nhuận đổi ý không mua máy hoặc anh Quốc đổi ý không bán máy?
2 2 bên đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bán máy, theo đó hẹn giao máy vào 20/6/2021, thanh toán vào 20/7/2021 Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, hai bên thống nhất anh Nhuận sẽ dùng chậu cây cảnh (trị giá 75tr) làm vật bảo đảm thanh toán
Hãy xác định hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm trong 2 trường hợp sau:
a/ Ngày 19/6/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu
b/ Ngày 15/7/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu, lúc này 2 bên đã tiến hành giao nhận tài sản nhưng chưa làm thủ tục thanh toán
Trang 5giải:
1 Hai bên thống nhất anh Nhuận là bên mua sẽ đặt cọc 1 chậu cây cảnh (trị giá 75tr) để bảo đảm 1 tuần sau sẽ ký kết hợp đồng mua bán máy Tuy nhiên, 3 ngày sau đó chậu cây cảnh đặt cọc bị phát hiện là tang vật của một vụ ăn cắp và buộc phải hoàn trả cho chủ sở hữu, giao dịch bảo đảm vô hiệu.
a/ Hãy xác định hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán máy nói trên?
Theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc, trong trường hợp này ta xét thấy vật đặt cọc là chậu cây cảnh trị giá 75 triệu được dùng để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa anh Nhuận và anh Quốc Theo Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng giữa anh Nhuận và anh Quốc gồm 2 phần là hợp đồng chính và hợp đồng phụ:
Hợp đồng chính giữa anh Nhuận và anh Quốc là hợp đồng mua bán tài
sản với nội dung là: 5 chiếc máy may với giá trị là 125 triệu đồng anh Quốc có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu 5 chiếc máy may của mình cho anh Nhuận, đồng thời có quyền nhận lại 125 triệu đồng từ anh Nhuận Về phía anh Nhuận, có nghĩa vụ thanh toán 125 triệu đồng cho anh Quốc, đồng thời nhận được quyền
sở hữu 5 chiếc máy may
Hợp đồng phụ giữa anh Nhuận và anh Quốc là hợp đồng bảo đảm với nội
dung dùng chậu cây cảnh trị giá 75 triệu đồng để đặt cọc nhằm bảo đảm cho việc ký kết hợp đồng chính Tuy nhiên, 3 ngày sau khi thỏa thuận về hợp đồng phụ thì chậu cây cảnh được phát hiện là tang vật của một vụ ăn cắp và buộc phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu nên giao dịch bảo đảm vô hiệu Tức là hợp đồng phụ giữa anh Nhuận và anh Quốc đã bị vô hiệu
Trang 6Để có thể xác định hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán máy nói trên,
ta chia làm 2 trường hợp:
+) TH1: Anh Nhuận không biết chậu cây là tang vật của vụ ăn cắp Hợp đồng phụ đã vi phạm Khoản 1 Điều 295: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu tài sản” do đó hợp đồng phụ vô hiệu;
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 402, cũng chỉ ra rằng hợp đồng chính có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ và Khoản 3 Điều 407 quy định về hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng chính vẫn có hiệu lực thực hiện còn hợp đồng phụ bị
vô hiệu
Kết luận:
Hợp đồng mua bán 5 máy may công nghiệp trị giá 125 triệu đồng giữa anh Nhuận và anh Quốc vẫn có hiệu lực Và hợp đồng phụ bảo đảm đặt cọc bằng chậu cây trị giá 75 triệu đồng bị vô hiệu
+) TH2: Anh Nhuận biết chậu cây là tang vật của vụ ăn cắp
Mặc dù biết rằng mình không có quyền sở hữu tài sản này nhưng anh Nhuận vẫn đem ra đặt cọc cho giao dịch của mình mà không cho anh Quốc biết
Về mặt pháp lý, anh Nhuận có hành vi ở những Điều 123,124,127, đồng thời vi phạm Khoản 1 Điều 295 quy định về tài sản đảm bảo
Kết luận:
Hợp đồng chính và phụ đều bị vô hiệu
b/ Giả sử 2 bên thỏa thuận chậu cây cảnh không chỉ dùng làm tài sản đặt cọc mà còn được dùng để trừ vào thanh toán tiền máy khi ký kết hợp đồng, hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bản máy nói trên được xác định như thế nào?
Trang 7+) TH1: Anh Nhuận biết chậu cây là tang vật của vụ ăn cắp
Theo Khoản 1 Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vỡ hiệu” Do chậu cây cảnh là tang vật của một vụ trộm cắp và phải
hoàn trả cho chủ sở hữu nên trong trường hợp này chậu cây cảnh là “đối tượng không thể thực hiện được”, tức là không thể đem ra thanh toán tiền máy may được
Kết luận:
Hợp đồng mua bán máy may giữa anh Nhuận và anh Quốc bị vô hiệu
+) TH2: Anh Nhuận không biết chậu cây cảnh là tang vật của một vụ ăn cắp
Căn cứ theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản đảm bảo trong trường hợp này, hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi chậu cây cảnh được phát hiện
là tang vật của một vụ ăn cắp
Kết luận:
Chậu cây cảnh sẽ không thể sử dụng để đặt cọc và trừ vào thanh toán tiền máy may được Nếu anh Nhuận và anh Quốc vẫn muốn tiếp tục mua bán máy may, họ có thể tạo lập một hợp đồng mới
c/ Giả sử chậu cây cảnh thuộc quyền sở hữu hợp pháp của anh Nhuận, xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp anh Nhuận đổi ý không mua máy hoặc anh Quốc đổi ý không bản máy?
- Căn cứ pháp lý:
Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, ta có thể xác định: tài sản đặt cọc trong tình huống này chính là chiếc chậu cây cảnh trị giá 75 triệu đồng
Trang 8Bởi anh Nhuận (bên đặt cọc) giao cho anh Quốc (bên nhận đặt cọc) chiếc chậu cây (tài sản đặt cọc) trong thời gian 1 tuần để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán máy may
Nếu một trong hai bên, anh Nhuận hoặc anh Quốc đổi ý không mua máy hoặc không bán máy thì hậu quả pháp lý sẽ được giải quyết như sau:
Theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:
+ TH1:
Nếu anh Nhuận – bên đặt cọc đồi ý không mua máy may nữa, tức là anh Nhuận đã từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, chậu cây cảnh (tài sản đặt cọc) thuộc về bên nhận đặt cọc là anh Quốc, trừ trường hợp 2 người có thuận khác
+ TH2:
Nếu anh Quốc – bên nhận đặt cọc đôi ý không bán máy may nữa, tức là anh Quốc đã từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, phải trả cho anh Nhuận (bên đặt cọc) chậu cây cảnh (tài sản đặt cọc) và một Khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc tức 75 triệu đồng, trừ trường hợp 2 người có thỏa thuận khác
2 Hai bên đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bán máy, theo đó hẹn giao máy vào 20/6/2021, thanh toán vào 20/7/2021 Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, hai bên thống nhất anh Nhuận sẽ dùng chậu cây cảnh (trị giá 75 triệu đồng) làm vật bảo đảm thanh toán
Hãy xác định hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm trong 2 trường hợp sau:
a/ Ngày 19/6/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu.
- Căn cứ pháp lý:
Trang 9Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, hai bên thống nhất anh Nhuận sẽ dùng chậu cây cảnh (trị giá 75 triệu đồng) làm vật bảo đảm thanh toán nên theo Điều
309 Bộ luật Dân sự 2015 thì đó là hình thức cầm cố tài và có thể xác định chậu cây đó là tài sản đặt cọc theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015
+) Căn cứ vào điểm a Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
“2 Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau: Các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm chấm dứt”
- Mà ngày 19/6/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu - tức là hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu vì hai bên chưa thực hiện hợp đồng mua bán (giao máy ngày 20/6/2021 và thanh toán ngày 20/7/2021)
- Như vậy, theo Khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 hai bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu
Đối với việc bồi thường, cần xác định bên có lỗi trong tình huống trên:
- TH1: Nếu hợp đồng vô hiệu mà không phải do lỗi của bên nào thì sẽ
không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- TH2: Nếu một bên chủ thể gây ra lỗi, người gây lỗi phải bồi thường
thiệt hại theo mức độ lỗi của mình gây ra theo Điều 413 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên Mức bồi thường
cụ thể sẽ do hai bên chủ thể thỏa thuận với nhau Ngoài ra nếu không thể thỏa thuận được, hai bên có thể sử dụng biện pháp trọng tài và biện pháp cuối cùng
là khởi kiện ra Tòa ản yêu cầu giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại
Trang 10b/ Ngày 15/7/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu, lúc này 2 bên đã tiến hành giao nhận tài sản nhưng chưa làm thủ tục thanh toán.
Trong trường hợp này, hai bên không làm hợp đồng bảo đảm và cũng không có thỏa thuận khác nên hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm là từ thời điểm hai bên thỏa thuận xong hợp đồng mua bán máy may
Căn cứ pháp lý: điểm b, Khoản 2, Điều 29, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ:
“Điều 29 Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên
có nghĩa vụ đối với mình.”
2 Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau:
b) Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa
vụ đối với mình”
Như vậy, ngày 15/7/2021 hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt vì:
Khi hợp đồng mua bán máy may bị tuyên vô hiệu thì hai bên đã tiến hành giao nhận tài sản (giao máy vào ngày 20/06/2021), mặc dù hai bên chưa làm thủ tục thanh toán nhưng đã thực hiện được một phần hợp đồng mua bán máy Vì vậy, hai bên có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản đã nhận hoặc giá trị tương đương tài sản đã nhận
Kết luận:
Trang 11Hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm được tính từ thời điểm hai bên thỏa thuận xong hợp đồng mua bán máy, khi hợp đồng mua bán máy bị tuyên
vô hiệu ngày 15/07/2021 thì hợp đồng bảo đảm không vô hiệu vì anh Nhuận và anh Quốc đã thực hiện được một phần hợp đồng và hợp đồng bảo đảm sẽ chấm dứt khi hai anh thực hiện xong việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
BÀI TẬP 4
Trên đường đi học về, Nam (16t) nghênh ngang phóng xe đạp trên vỉa hè,
do không chú ý đã đâm vào ông Mạnh (80t) đang đứng trước cửa hàng tạp hóa cạnh nhà Kết quả ông Mạnh bị gẫy cột sống, mặc dù đã được điều trị tích cực nhưng ông vẫn phải nằm liệt, không đi lại được Cửa kính của cửa hàng bị xe đâm vào nên vỡ nát, mảnh kính bắn vào bên trong làm hỏng một ít hàng hóa, cửa hàng phải dừng hoạt động 2 ngày để sửa chữa
1 Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tình huống trên?
2 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Giả sử trên xe còn có Quý (26t), khi đó Nam ngồi trên yên và đạp pê đan, Quý ngồi trên gióng ngang điều chỉnh tay lái, do mải cười đùa nên đã gây tai nạn cho ông Mạnh và thiệt hại cho cửa hàng, trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
3 Xác định thiệt hại trong tình huống trên? Nếu không thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại, ông Mạnh và chủ cửa hàng tạp hóa có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
4 Giả sử Nam đi dưới lòng đường, đúng tốc độ và phần đường quy định, ông Mạnh do say rượu, lảo đảo chạy từ vỉa hè xuống lòng đường, quá bất ngờ
Trang 12nên Nam làm ông Mạnh bị thương, phải nằm liệt Trong trường hợp này Nam
có phải bồi thường thiệt hại cho ông Mạnh hay không? Vì sao?
1 Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tình huống trên.
1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường:
- Hành vi trái pháp luật: Nam đã có hành vi phóng xe đạp nghênh ngang trên vỉa hè, không chú ý và gây ra tai nạn cho ông Mạnh Hành vi này vi phạm quy tắc giao thông và gây thiệt hại cho người khác Luật giao thông đường bộ
năm 2008 của nhà nước quy định: “Những người tham gia giao thông phải đi theo chiều bên phải của mình, đồng thời điều khiển phương tiện đi đúng làn đường, phần đường đã quy định và phải chấp hành theo hệ thống biển báo đường bộ.” Cũng theo Thông tư số 04/2008/TT-BXD đã quy định, khu vực vỉa
hè hay hè phố là một bộ phận của đường đô thị, nhằm phục vụ nhu cầu chủ yếu cho người đi bộ và đồng thời nó còn là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến Như vậy có thể thấy trong quy định của Thông tư trên vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp hay bất cứ phương tiện giao thông nào di chuyển ở đó Chính vì thế, khi gặp các lý do tắc đường hay vì bất kì lý do gì thì việc đi xe đạp lên trên vỉa hè là không đúng quy định
- Thiệt hại thực tế: Ông Mạnh bị gãy cột sống và không thể đi lại, đây là thiệt hại về sức khỏe Ngoài ra cửa kính của cửa hàng bị vỡ, gây thiệt hại về tài sản
- Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của Nam đã trực tiếp dẫn đến việc ông Mạnh bị thương và cửa hàng bị hư hại