Theo bạn, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong vấn đề học nghè, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghè đối với người lao động được pháp luật lao động Việt Nam quy định như thế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC
LỚP HÀNH CHÍNH 46.B2
1996
TRUONG DAI HOC LUAT
TP HO CH! MINH
BAI THAO LUAN LAN 2
MON HOC: LUAT LAO DONG
GIANG VIEN HUONG DAN: THS LUONG MINH SON
NHOM:
STT Ho va tén Mã số sinh viên
1 Dang Thi Thao 2153801014243
2 Lương Thị Thanh Thảo (Nhóm trưởng) 2153801014246
3 Nguyễn Thị Thùy Trang 2153801014274
4 Lê Nguyễn Bảo Trân 2153801014279
Thành phố Hà Chí Minh, tháng 9 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I LÝ THHUYYÊTT 5 sẻ se 9S S9 S493 SE E9 S9 E9 E1 9 9 915 g1 gu v9 g se 1
1 Phân tích định nghĩa việc làm theo quy định pháp luật Việt Nam Hãy cho biết ý nghĩa pháp lý của những định nghĩa này 0 02 1221112112211 151 1151111111511 111111111181 1
2 So sánh trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 2
3 Phân tích trách nhiệm giải quyết việc làm của Nhà nước và của người sử dụng lao
4 Hãy cho biết ý nghĩa của Quỹ giải quyết việc làm đối với vấn đề giải quyết việc làm .5
5 Theo bạn, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong vấn đề học nghè, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghè đối với người lao động được pháp luật lao động Việt Nam
quy định như thế nảo) - S1 1 E1221111121111111121211 11 1E n1 ng ngay 6
1 Tình huống lÝ - + 1 21 1E 1121211112122 E11 11121211111 1 ngư ờg 9
2 Tình huống 2 St 1 11111102 211211 2212121111 n1 gang 11
3 Tinh hu6ng 3: ccccccscccccsscsessesecsvssvsscsesssecsvsssscsresesesevsussusevsussusevsussesevsensecsesseseveeseeeecees 13
Trang 3L LÝ THUYÉT
1 Phân tích định nghĩa việc làm theo quy định pháp luật Việt Nam Hãy cho biết ý nghĩa pháp lý của những định nghĩa này
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 BLLĐ 2019 thì việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cắm Để được xem là việc làm cần đáp ứng ba điều kiện Thứ
thử nhất, việc làm là hoạt động lao động được thê hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
chăng hạn như từ lao động tay chân, lao động trí óc Thứ hai, việc tạo ra thu nhập không chỉ là nhận từ người khác mà còn có thể có do họ tự tạo hoặc còn có thê là thu
nhập được hình thành trong tương lai Thứ ba, hoạt động lao động này cần đảm bảo không trái pháp luật, đây là đặc trưng của nhà nước pháp quyền, thượng tôn Hiến pháp
và pháp luật Theo đó, pháp luật quy định các nguyên tắc về bình đăng trong lao động,
giúp ngăn chặn sự phân biệt đối xử và đảm bảo mọi người đều có cơ hội việc làm công
x
bang
Ý nghĩa pháp lý: lựa chọn việc làm là quyền cơ bản của con người: nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền làm việc trong hiến pháp của mình, khăng định rằng việc làm là một
quyền cơ ban của công dân, trong đó có cả Việt Nam Tự do lựa chọn việc làm còn được
ghi nhận trong một số văn kiện quốc tế quan trọng, theo Điều 6 Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 mà Việt Nam là thành viên có ghi nhận:
“Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyên làm việc, trong đó bao gồm
quyên của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chon
hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thì hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyên này” Hiệu được tầm quan trọng của quyền tự do lựa chọn việc làm, Điều 35 HP
2013 đã ghi nhận: “Công dân có quyên làm việc, lựa chọn nghệ nghiệp, việc làm và nơi làm việc ” Điều này có nghĩa là mọi người có quyền quyết định họ muốn làm công việc
gì mà không bị ai ép buộc hoặc gây cản trở dưới bất kỳ hình thức nào Khi được lựa
Trang 4chọn việc làm, họ có thê xem xét công việc phù hợp với năng lực, trí lực, thể lực của bản thân, từ đó đóng góp tích cực và tạo ra giá tri chung cho xã hội,
2 So sánh trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
- Giống nhau: Trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc
làm đều giúp cơ quan Nhà nước thực hiện các chức năng (Khoản I Điều 36 Luật Việc
làm 2013):
+ Tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề
+ Cung ứng và tuyên dụng theo yêu cầu của người sử dụng lao động
+ Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động
- Khác nhau:
Tiêu chí Trung tâm dịch vụ việc làm Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
việc làm
Thành Được thành lập và hoạt động theo
quy định của Chính phủ (ND
23/202 1/ND-CP), do cơ quan quan ly
nhà nước quyết định thành lập
Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luât Doanh nghiệp
2020
Tên gọi
Là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư
cách pháp nhân, con đấu và tài khoản
riêng Tên gọi phải bao gồm “Trung
tâm dịch vụ việc làm” kèm theo tên
địa phương hoặc tên khác do cơ quan
quyết định thành lập đề xuất (Điều 6
NÐ 23/2021/NĐ-CP) Là doanh nghiệp tư nhân Tên gọi
bao gồm tên loại hình doanh
nghiệp và tên riêng (Điều 37 Luật
Doanh nghiệp 2020)
Trang 5
Điều
kiện
Không cần phải có giấy phép nhưng
phải đảm báo đủ điều kiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo
theo quy định (Điều 3 ND
23/2021/NĐ-CP)
Phải có giấy phép hoạt động dịch
vụ việc lam do co quan quan ly nhà nước về lao động cấp tính cấp
khi có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và
ký quỹ 300.000.000 đồng (Điều
14 ND 23/2021/ND — CP)
Muc
dich
Tư vấn hỗ trợ, giới thiệu việc làm, là
câu nói giữa người lao động và người
sử dụng lao động, để vận hành thị
trường hàng hóa sức lao động
Là loại hình doanh nghiệp giới
thiệu việc làm nhằm kinh doanh
địch vụ việc làm, thu lợi nhuận
Trách
nhiệm
-Xây dựng và thực hiện kế hoạch
hoạt động hằng năm đã được cấp có
thâm quyền phê duyệt
-Cung cấp thông tin về thị trường lao
động cho các cơ quan tô chức, phân
tích dự báo thị trường lao động phục
vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tê xã hội - Báo cáo về tình hình hoạt động
của doanh nghiệp 6 tháng, hàng
năm
Trang 6
Bảo Được tiếp nhận hồ sơ về trợ cấp thất | Không được tiếp nhận hồ sơ hiểm nghiệp để trình cơ quan nhà nước có
thất thấm quyền (Khoản 2 Điều 3§ Luật
ca Việc làm 2013)
nghiệp
3 Phân tích trách nhiệm giải quyết việc làm của Nhà nước và của người sử dụng lao động
- Trách nhiệm giải quyết việc làm của Nhà nước:
+ Nhà nước kế hoạch hóa bằng cách tạo ra chỉ tiêu việc làm mới Việc định ra chỉ
tiêu việc làm mới là bước đầu tiên trong chính sách giải quyết việc làm cho người lao
động Từ đó mà Nhà nước có thể đánh giá được mức độ cung — cầu của thị trường lao động đề Nhà nước có các kế hoạch phát triển kinh tế Tạo nên mạng lưới đào tạo nghề
dé dam bao cầu đủ cho cung và cung đáp ứng được câu
+ Nhà nước chương trình hóa các kế hoạch việc làm bằng cách lập chương trình giải quyết việc làm và quỹ giải quyết việc làm Quốc gia để hỗ trợ tạo ra việc làm cho người lao động Nhà nước lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đi dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm Chương trình việc làm bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu tạo việc làm mới, các chính sách, nguồn lực, hệ thống tổ chức và các biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình Quỹ quốc gia về việc làm lập từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác như trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế và cả nhân nước ngoài; của các đơn vị và cá nhân trong nước
hỗ trợ giải quyết việc làm Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích:
Hỗ trợ các tổ chức dịch vụ việc làm; Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho người lao động không bị mắt việc làm
Trang 7chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm đề thu hút và sử đụng lao động là người dân tộc thiểu số Ngoài ra, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính, cho vay vốn, giảm, miễn thuế và các biện pháp khuyến khích để người có khả năng lao động tự giải quyết việc
làm, để các tô chức, đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề
mới nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động
+ Nhà nước lập và phát triển hệ thống tô chức dịch vụ việc làm Phát triển hệ thông
tô chức dịch vụ việc làm thì Nhà nước có chính sách triển khai thành lập và kiểm tra
giám sát hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm
- Trách nhiệm giải quyết việc làm của người sử dụng lao động:
+ Trách nhiệm giải quyết việc làm chung cho xã hội: Người sử dụng lao động liên kết với các cơ quan nhà nước, các trung tâm giới thiệu việc làm để tuyên dụng lao động
Hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho họ hòa nhập vào môi
trường làm việc Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho một số đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động khuyết tật, lao động cao tuôi
+ Trách nhiệm đảm bảo việc làm cho người lao động đang sử dụng: Trách nhiệm giải quyết việc làm của người sử dụng lao động thê hiện ở nghĩa vụ đảm bảo việc làm cho người lao động như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động Công việc phải làm là điều khoản quan trọng của hợp đồng lao động, do vậy người sử đụng lao động phải đảm bảo bố trí đứng công việc cho người lao động trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực
4 Hãy cho biết ý nghĩa của Quỹ giải quyết việc làm đối với vấn đề giải quyết việc làm
Theo quy định tại khoán 5 Điều 12 BLLĐ 2019 về chính sách của Nhà nước hỗ trợ
giải quyết việc làm, Quỹ quyết định việc làm có ý nghĩa:
- Đóng vai trò là hạt nhân trong quá trình giải quyết việc làm quốc gia;
Trang 8kiện vay vốn theo quy định để giải quyết việc làm tạm thời cho người lao động trong khoảng thời gian ngắn hoặc đề thu hút thêm lao động:
- Hỗ trợ trực tiếp, duy trì và tạo việc làm cho người lao động và người sử dụng lao
động;
- Nguồn trợ giúp các chương trình, dự án tạo việc làm, trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, trung tâm áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyền giao công nghệ sử dụng lao
động:
- Quỹ được sử dụng làm vốn cho vay đề giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương, hỗ trợ cho giải quyết việc làm cấp
huyện
5 Theo bạn, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong vấn đề học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề đối với người lao động được pháp luật lao động
Việt Nam quy định như thế nào?
Trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu cần nguồn lao động có trình độ, tay nghề, chuyên môn cao ngày càng tăng Tuy nhiên, trên thực tế trình độ người lao động Việt Nam ở mức trung bình đang chiếm phần lớn, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Chính vì vậy, vấn đề học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghè đối với người lao động được đặt ra như một bài toán phải giải quyết của người sử dụng lao động để hạn chế tình trạng dôi dư nguồn nhân lực Cũng từ đây, nghĩa vụ của người sử dụng lao động phát sinh và được xây dựng thành các chế định pháp lý quy định trong pháp luật lao động Việt Nam Hiện nay nghĩa vụ của người sử dụng lao động về vẫn đề học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề đối với người lao động được quy định như sau:
- Học nghề đề làm việc cho doanh nghiệp:
+ Theo quy định tại khoản 1, khoán 3 Điều 61 BLLĐ 2019, đối với hình thức học
nghề này, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng đào tạo (HĐĐT) nghề theo quy
Trang 9định của Luật Giáo dục nghề nghiệp bởi vì quan hệ học nghề được xem là hoạt động đào
tạo trước quan hệ lao động
+ Căn cứ khoản 3 Điều 6l BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động phải đào tạo người học nghề từ kinh phí của mình mà không được thu học phí Thêm vào đó, khoản 5 Diéu 61 BLLD 2019 quy định trong trường hợp người học nghề có tham gia trực tiếp vào sản xuất, lao động và tạo ra sản phẩm thì người sử dụng lao động phải trả lương theo mức
thỏa thuận cho người học nghề
+ Căn cứ khoản 6 Điều 61 BLLĐ 2019 khi hết thời hạn học nghề người sử dụng lao động với người lao động phải ký kết HĐLĐ khi đủ các điều kiện luật định
+ Việc tuyên người học nghề dựa trên nhu cầu và khả năng của người sử dụng lao động vì vậy họ không có nghĩa vụ phải lên kế hoạch hằng năm
- Đảo tạo, bồi đưỡng, nâng cao trình độ nghè cho người lao động:
+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm là đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề của người lao động trong quá trình sử đụng lao động Căn cứ khoản 1 Điều 62 thì người sử dụng lao động với người lao động phải ký kết HĐĐT nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động kê cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động
+ Theo quy định tại Điều 60 BLLĐ 2019 người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch, phương án hằng năm về việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ,
kỹ năng nghề, phát triên kỹ năng nghề cho người lao động Đồng thời, phải thực hiện đúng theo phương án đã được lập hằng năm
+ Người sử dụng lao động dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình Liên quan đến đào tạo cho người lao động trước khi chuyên làm nghề khác cho mình thì đây là nghĩa vụ, trách nhiệm đào tạo của người sử dụng lao động giúp người lao động được
Trang 10đó, phải sử dụng kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích theo đúng với phương án đã đề
ra
+ Căn cứ khoản 2 Điều 60 BLLĐ 2019 thì hằng năm người sử dụng lao động sẽ phải thông báo kết quả đào tạo, bồi đưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan
chuyên môn về lao động thuộc ƯBND cấp tỉnh
+ Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề cho NLĐ thì người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả tô chức đào tạo cho CỌNN có thâm quyền nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động