Nếu như trong CT hiện hành, HS được dạy đọc chủ yếu hai loại VB chính: VB văn học và VB nhật dụng thì với CT Ngữ văn 2018 có sự khác biệt nhất định, HS được hướngdẫn đọc hiểu đối với ba
Trang 1PHAN PHƯỚC NHIÊUKHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÈ TÀI:
MOT SO BIEN PHAP HUONG DAN HOC SINH TRUNG HOC
TIM HIẾU CAC PHƯƠNG TIEN PHI NGON NGỮ
TRONG DOC HIEU VAN BAN THONG TIN
Chuyên ngành: Li luận va Phương pháp day học Ngữ van
Thanh phó Hồ Chí Minh, 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
HƯỚNG DAN HỌC SINH TRUNG HỌC
TÌM HIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ TRONG
ĐỌC HIỂU VĂN BAN THONG TIN
GVHD: ThS Lê Thị Ngọc Chỉ
SV thực hiện: Phan Phước Nhiều
MSSV: 44.01.601.033
Thành phó Hồ Chí Minh, 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Mot số biện pháp hướng dan học sinh
trung học tim hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc hiểu văn bản thông
tin” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tat ca các kết quả và số liệu nghiên
cứu trong khóa luận này hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kìcác công trình nghiên cứu khoa học nào khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
£ >
néu có Xảy ra sự sai sót nào.
Người cam đoan
Phan Phước Nhiều
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ThS Lê Thị Ngọc Chi, giảng viên tô Li
luận và Phương pháp dạy học Ngữ văn, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
Thành Phố H6 Chi Minh đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi một cách nhiệt tình trong suốtquá trình thực hiện khóa luận này Đồng thời, xin trân trọng cám ơn Ban Giámhiệu, các cơ sở, văn phòng đã tạo điều kiện thuận lợi đề tôi có thé được học tập
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin cảm ơn cô Huỳnh Thị Kim Ngân, giáo viên trường THPT Nguyễn Du
(Quận 10, TP HCM) và tập thé lớp 10A6 đã tạo điều kiện dé tôi có thé tiền hànhthực nghiệm khóa luận cũng như đã có những ý kiến, nhận xét quý báu về một số
nội dung và kết quả thực nghiệm của đê tài
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIET TAT
DANH MỤC BANG BIEU, HINH ANH, SƠ DO
0810000137 ẽ.ẻẽ ẻẻẻ |
ỦIG,IUI0N151600 000000101 HlL622.0021605460212050821122121213053512111220212943)53218505)23512381506131539831205 3
03 Mục đích và nhiệm vụ nghiền cứu ccc.c 13
0.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-22 s22 £ +Z+z2tzezvzrvzee- 13
ID 820g) 6/1 0 4 Ô 140.6 Giả thuyết nghiên COU cccsssescsseesssesesseesssecesseesssecsssvsesseesssusesneesnsecesneeests 14
OFF: PIONS fo ee MMe NN acesctecsncassassssssascacsesazessaasaeessseasssesassinisearsisaniesertans 15
0'8IBBion6iEHRIHIED sec ninioiionisniieaniisresinsiieieia 16
CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VA THUC TIEN VE VIỆC TIM HIẾU PHU ONG TIEN PHI NGON NGU TRONG QUA TRINH ĐỌC HIẾU VAN BAN THONG TÍN gunnggaanasnnrsnnotiodttioiiitiisogliggsitiosigoteeisgtsrgi 17
VD CO SỞ LÍ TUẬ]¿¿:is:z:ccss:i:t2s22:22212122055512351551423551665581512515584565552543818156858ã8123858555 17
1.1.1 Phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp -. -5scccscss2 17
DRED TT HÌỆH Ï:tctiititioiaiaistotasE110123161515123553181818185855395369555151655581835181858558858 17
PD D2: PRA | LÍ) :t2t51314121636151518334542351515523565616581833384E2E5851552343659531858482928515ã58 20 J,JI.Z Saath A GINS UD sss sass csasssasaasscasacesesasssasaaasaassnscsnasansssnccasasasnsasaacacaca 24
Ï.1:2:Ï KHẨÏ-HÌÔMÌ:ticcaiaiaiataiä14353532343131414635353:33838883555553653815853553183535585855554ã58 24
1.1.2.2 Đặc điểm của văn bản thông tỉn ccscScScccccccevrvevreeecree 27
I.1.3 Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn ban thông tin 34
1.1.3.1 Một số phương tiện phí ngôn ngữ được su dụng trong văn ban thông
1.1.3.2 Vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin 40
1.2 Cơ sở thực tiỂn s t3 xxx c3 TH HT HT cưng 44
1.2.1 Yêu cầu cần đạt về đọc hiệu VBTT có sự kết hợp phương tiện phi ngôn
ngữ trong Chương trình Ngữ văn 201l8::::o:oc::ciccooooooooocooooioiooooooooooaoooro 44
Trang 61.2.1.1 Yêu cầu can đạt về đọc hiểu VBTT có sự kết hợp các phương tiện
phi ngôn ngữ ở cấp THCS c.cccccccscssscesssesseessessessseessesssesseessesssesssessesssesseessecs 45
1.2.1.2 Yêu câu can đạt về đọc hiểu VBTT có sự kết hợp các phương tiện phí ngôn ngữ ở cấp TPT -:-:c::c::ccccccresscacciaistatSE2L555583g558.1852665658585655525558ã886 47
1.2.2 Định hướng về phương pháp dạy đọc trong Chương trình Ngữ văn 2018
š893)8989153995985958560888383858838999593583395880898849958839393989389950898935975853998595835590355055875883859385 48
1.2.3 Xu hướng quốc tế về việc dạy học các phương tiện phi ngôn ngữ trong
đọc hiểu văn bản thông tỉn c5: 555v 2212 2E 1E71211211150212121 1121 xe, 5I
minikitEiw/Bl -ằ-ẽằẽêẽẽeẽẽeẽễ-ẽễêẽẽe sẽ 58
CHUONG 2 DE XUAT MOT SO BIEN PHÁP HUONG DAN HỌC SINH
TIM HIEU CAC PHUONG TIEN PHI NGON NGU TRONG QUA TRINH
ĐỌC HIỂU VAN BAN THONG TIN sccsssssssssessssssscssscsssesscssscsescsesesesenecesees 59
2.1 Nguyên tắc đề xuất các biện Php cccceccsessecseecseesseessesseesseessesenesseesseeseees 59
2.1.1 Bam sát đặc điểm của VBTT và đặc điểm của phương tiện phi ngôn
PURE H0 VI 1.0 snacassensstesesesuinendescsnseasucesnsscascaciusniasnassnaiusatatassiuasdaisisaeain 59
2.1.2 Đảm bảo mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình Ngữ văn 2018
vẻ dạy đọc hiểu văn bản thông tin có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ
2.1.3 Phối hợp linh hoạt nhiều biện pháp trong hướng dan học sinh tìm hiểu
3210169221941 7 LÍ]vi D) 1121010114117 11707 70171 01117111117/171/1//10//1 1111.1711 /7//11111 11.10111717 60
2.1.4 Kết hợp day đọc, viết, nói và nghe trong quá trình hướng dẫn học sinhtìm hiểu phương tiện phi ngôn ngữ - 5-55-ccc<ccveccvetrkerrrerred 61
2.2 Một số biện pháp dé xuất hướng dan học sinh tìm hiểu các phương tiện phi
ngôn ngữ trong văn bản thông tin - - <5 Ăn ng sex 62
2.2.1 Biện pháp hướng dẫn học sinh nhận biết các phương tiện phi ngôn ngữ
ifoRE Velen ANUS [sessaassnsasstnirsioiossitsitnit2i6051206001010105720202120301023055051885505 62
2.2.1.1 Ste dụng câu hỏi hướng dan học sinh liên hệ kien thức nén ve phhrững tiện PAE HEỖNH HGÏỄ:.:.:.:-cccccecccocsiiieietotnietateiosiei5163206126585363858983834683864 63
Trang 72.2.1.3 Sử dụng câu hỏi hướng dan học sinh nhận biết các phương tiện phi
ngôn ngữ trong văn bản thông fÌT4 << Si 67
2.2.2 Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu thông tin từ các phương tiện
phi ngôn ngữ trong văn bản thông Lin << << se eeeereeeere 70
2.2.2.1 Sứ dụng phiếu học tập hướng dan học sinh “doc” và theo dõi qua
trình “doc” thông tin từ các phương tiện phi ngôn ngữ 702.2.2.2 Sie dụng câu hỏi hướng dan học sinh xác định thông tin được biểuđạt từ phương tiện phi HgÔN HgÏỄ HT HH nh như 76
2.2.3 Biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiệu quả biêu đạt của các
phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin «5< 82
2.2.3.1 Sứ dung câu hỏi hướng dan học sinh tìm hiểu vai trò của các
phương tiện phí ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản 83
2.2.3.2 Sử dung bài tập hướng dan học sinh khái quát vai trò của các
phương tiện phi NQON Hgữ + St nh HH «nh nh nh 88
MU i Mee Wa nD cnc cccecc csc cece cececzsnenccccocencecanssececeeuemsteecstossazeiecsesesenene 96
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 22-©222sc22ZvzccEzvecrre 98
SoM), Me STA US SIG sss issssssasesessscacssssesscacsssasasavesscasasacanssscesesasesanezeosacs 983.2 Đồi tượng và thời gian thực nghiệm - 22 2 ©sz2czezvzcvzrrxzcrsee 98
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm -.-.-:- 2 22©vz+2S2v2222vxtevzvzrzrrrrrrvree 98
3.2.2 Thời gian thực NPMIEM ceccseserssssesseserssesesssosessessnssesenssesesessseseasseseane 99 3.3 Cách thức thực nghiệm c.cccsssssssssssscsssesessseserssesesssscnssesesssesesssesesesssaseasase 99
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm - 2-6 5s 2z ctcxtcExcrxeckrrrkreee 100
3.4.1 Kết quả từ bài kiểm tra trước khi tiễn hành day thực nghiệm 100
3.4.2 Kết qua từ tiết dạy thực nghiệm 2- s2©cse©vzvcxzvcsecrsee 102
3.4.2.1 Mô tả kế hoạch bài dạy thực Hg hiỆMH ào Sc-c Sex 1023.4.2.2 Phân tích kết QTE DAL AE ihữfTIENIiieaaaaraaaerreaararaaaerser 104
3.4.2.3 Phỏng van GV về tiết day thực nghiệm ccccccecsecvee 106
3.4.3 Kết qua từ bai kiểm tra sau khi tiền hành day thực nghiệm 108
3:5 Đề xui biện pháp HAG BHỤE:ccccoccciiobiibiobiiiiLiL0020110101226080.3308301 110
Trang 9DANH MỤC TỪ VIET TAT
Trang 10DANH MỤC BANG BIEU, HINH ANH, SƠ DO
DANH MUC BANG
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại các phương tiện giao tiếp của Hargie 22
Bang 1.2: Các hình thức kết cau VBTT trong Sách giáo khoa của Hoa Kỳ 32Bảng 1.3: Một số PT phi ngôn ngữ tiêu biéu được sử dụng trong VBTT 38Bảng 1.4: Một số kiểu PT phi ngôn ngữ tiêu biêu được sử dung trong VBTT ở
Bảng 2.3: Một số câu hỏi gợi ý nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của PT phi
ON ngữ CONS NET assssssscssssasscasasasasssssessssssssevassscensasaesssseassoasssavasavasasseseeesssssses 85
Bang 2.4: Bang kiểm đánh giá kỹ nang str dụng PT phi ngôn ngữ trong tao lập
WE COB Hồ Gipiiiairiosiiirtiittiitittiitiitittitiiiiitiiti1140100111110111010394081615181816963818364816168 92
Bang 2.5: So sánh VBTT chi sử dung PT ngôn ngữ và VBTT có sử dụng kết hợp
VOIIETTIDTMIREONIRIEDESaisiiiiisxi01010505020611050516202320105111203)29501160456292050382131262081865092828315 95
Bang 2.6: Một số biện pháp đề xuất hướng dan HS tìm hiểu PT phi ngôn ngữ
cogs equi EF ei CR HLA WT ccs sc ceacecssccsscsanssncnscoesccascasscozscssscescensessszict 97 Bang 3.1: Kết qua bài kiểm tra đánh giá NL đọc hiểu PT phi ngôn ngữ trước và
SiR Tin Dey ii npiiiiTflisssssssssssssrsirisiaiarniriiiripiiirriiiitioirttirioitiripiraiiritgiitarrtstnise 100
Trang 11Bảng 3.2: Một số biện pháp hướng dẫn HS đọc hiểu PT phi ngôn ngữ được sử
dụng trong KHBD thực nghiệm Q5 Ăn HH HH, 102
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Anh chụp trang báo Thé thao và văn hóa — Cuối tuần, số 53, 30/12/2016
(VBTT Gan Hljkeeeireeonaiiaiieroooioirooroiioriintiitoiittiiti110305835598550858885630505 35
Hình 1.2: Một số hình anh minh họa cho VB “Ha Long: Đường đến “ngôi vương”
dù lịch Việt không CỒn Ka ¡occccccccoiinoiinoioioiiioioiaiaiaioi20212200221606131216)5169836181238554 36Hình 1.3: Hình ảnh minh họa VB “Người Ma quay về với nhà đài" 37
Hình 1.4: Hình ảnh minh hoa VB “Khi đại dương ngập ngụa rác nhựa” 43
Hình 2.1: PT phi ngôn ngữ (hình anh) trong VB “Khi đại dương ngập ngụa rác DUA” :áccttseiiitisoatiai2121616161101453661613141565838165385695946695953805553886855305669538345558583885181836858 76
Hình 2.2: PT phi ngôn ngữ (biểu đồ) trong VB “Khi đại dương ngập ngụa rác
HT tĩingg1250605035166185515153355536558655553558886859585853633563695355858385838585565585363558551835885868185 5505 8l
Hình 2.3: PT phi ngôn ngữ (hình ảnh) trong VB “Can nguyên lũ lụt, sat lở đất"
98151582887818313848345053518158535158588585325295381885381515851818688405859595351518353518594E4E278158515128535i812937835335 87
DANH MUC SO DO
Sơ đỗ 1.1: Sơ đồ phân loại các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ 24
Sơ đồ 1.2: Khái quát hóa vai trò của PT phi ngôn ngữ trong VBTT 40
DANH MỤC BIEU DOBiéu đồ 3.1: Kết qua bài kiểm tra của HS trước khi tiến hành day thực nghiệm
§8i3iZ0535780508781585587E818385351585ã83885535855875856858878378558559585ã835357515887818885985789595512853578555578185 109 Bicu đô 3.3: Tan sô điệm của HS qua các bài kiêm tra trước và sau khi dạy thực
BEHHÔTÏLxi5851551555631203160111750215151191311316133110081515505059503739505050308889719495837495953858759873855755 110
Trang 12MỞ DAU
0.1 Lí do chọn đề tài
PT phi ngôn ngữ có một vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp nói chung
và trong day học tiếp nhận VB trong nhà trường nói riêng Bên cạnh ngôn ngữ,
PT phi ngôn ngữ được xem như một phương tiện giao tiếp quan trọng của con
người Theo đó, các PT phi ngôn ngữ phát huy được tính hiệu quả trong cả hai
hình thức giao tiếp, thông qua VB dang nói va dang viết Hall tuyên bố rằng 60%trong số toàn bộ giao tiếp của con người thuộc về phi ngôn từ (Hall, 1959, trích
dẫn trong Nguyễn Quang, 2007) Trong thời đại khoa học kĩ thuật tiền bộ hiệnnay, người ta thường xuyên phải tiếp xúc với các VB ở dang đa phương tiện, PT
phi ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng giúp con người có thé gửi đi nhữngthông điệp mà ngôn ngữ khó có thé mang lại hiệu quả Bên cạnh đó PT phi ngôn
ngữ cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp thông qua VB trong nhà
trường HS thường xuyên tiếp xúc với các VB viết có sử dụng PT phi ngôn ngữ
do đó GV cần phải cung cấp trí thức và hướng dẫn cách thức tiếp nhận các PT phi
ngôn ngữ trong VB cho HS.
VBTT là một loại VB có vị trí quan trọng trong CT Neữ văn 2018 Nếu như
trong CT hiện hành, HS được dạy đọc chủ yếu hai loại VB chính: VB văn học và
VB nhật dụng thì với CT Ngữ văn 2018 có sự khác biệt nhất định, HS được hướngdẫn đọc hiểu đối với ba loại VB gồm VB văn hoc, VB thông tin và VB nghị luận.Trong đó, VBTT không phải là loại VB mới mẻ hoàn toàn, các VB cung cấp tri
thức đọc hiéu về tác gia, tác phẩm (Tiéu dẫn) trong SGK của CT hiện hành thựcchất là một dạng VBTT; tuy nhiên, CT hiện hành van chưa xác định các mục tiêu
cụ thê đối với việc dạy HS đọc các VB nay VBTT trong CT Ngữ văn 2018 được
đưa vào giảng dạy như một loại VB độc lập tương đương với VB văn học và VB
nghị luận với các YCCD cụ thé theo từng cấp lớp Bên cạnh đó, CT cũng xác định
rõ thời lượng đành nhiều hơn cho dạy đọc VB văn học, tuy nhiên không vì vậy
mà VBTT trở nên kém quan trọng trong dạy đọc hiểu Việc chú trọng dạy HS đọc
VBTT trong CT Ngữ văn theo định hướng NL nhằm đáp ứng xu thế chung của
Trang 13thế giới VBTT được yêu cau day ở tất cả các cấp lớp với mức độ phân bố có sựtăng dần từ cấp Tiêu học đến THPT Trong cuộc sông, HS thường xuyên tiếp xúc
với nhiều dang VBTT khác nhau, day đọc VBTT trong nhà trường góp phan rèn
luyện kĩ năng đọc cho HS, từ đó có thể vận dụng vào tiếp nhận và tạo lập VB này
trong cuộc sông Đặc biệt trong giai đoạn giáo dục định hướng nghé nghiệp, đọc
VBTT giúp HS sớm hình thành những kĩ năng cần thiết đối với VBTT, đáp ứng
thực tiễn hoạt động nghề nghiệp trong tương lai Theo đó, đọc VBTT giúp HS có
thê “chuyén hóa các thông tin hoặc kiến thức trong văn bản thành tri thức của
mình với mục đích sử dụng trong học tập và đời sống hoặc lam tư liệu cho mai
sau” (Vũ Thị Thu Hương, 2019, tr.26).
Theo định hướng cua CT Ngữ văn 2018, việc dạy học doc hiểu nói chung được
dựa trên đặc trưng của loại VB, bao gom: đọc hiểu nội dung và đọc hiểu hình
thức Đối với VBTT, các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB là mộttrong những yếu tổ hình thức noi bật cần được tìm hiểu CT Ngữ văn 2018 chú
trọng vào hướng dẫn HS cách đọc VB theo đặc trưng riêng của từng loại VB, với
các YCCD cu thé về đọc hiểu nội dung và hình thức Hình thức của VBTT cóphần đặc biệt so với các VB khác, bên cạnh các yếu tố như nhan dé, sapo, dé muc,
chữ in đậm, thì PT phi ngôn ngữ được xem như một yếu tô hình thức thường
được sử dụng trong VBTT Vì vậy, GV cân hướng dan HS tìm hiệu các PT phi
ngôn ngữ trong quá trình đọc hiệu Thông qua khai thác các thông tin và vai tròcủa hình ảnh, sơ đồ, bảng biéu, HS sẽ tiép nhận VB một cách hiệu quả hơn
Thực tiên nghiên cứu về các biện pháp dạy học đọc hiéu VBTT có sử dung các phương tiện phi ngôn ngữ trong nước còn hạn chế, nhiều vấn dé chưa được làm
rõ Cho đến nay, ở Việt Nam, nghiên cứu về VBTT và việc day đọc hiéu cũng
như tạo lập VBTT vẫn là một van đề tương đối mới mẻ Các nghiên cứu về biện
pháp dạy đọc hiéu VBTT, đặc biệt là các biện pháp hướng dẫn HS tìm hiéu các
PT phi ngôn ngữ trong VBTT còn hạn chế về số lượng Bên cạnh đó, một số vấn
dé về PT phi ngôn ngữ và phân loại PT phi ngôn ngữ trong VB dạng nói và viếtcòn chưa được phân biệt rạch ròi ngay trong định nghĩa.
bộ
Trang 14Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chon đè tài “M6t số biện pháp
hướng dẫn học sinh trung học tìm hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong
đọc hiểu văn bản thông tin” đề làm đẻ tài nghiên cứu của khóa luận.
0.2 Lịch sử nghiên cứu
Nhằm hỗ trợ cho việc xác định các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cho đề
tài “Một số biện pháp hướng dan học sinh trung học tim hiểu các phương tiện phi
ngôn ngữ trong đọc hiểu văn bản thông tin”, người viết chủ yêu tìm hiểu các
nghiên cứu, bao gồm ở Việt Nam và nước ngoài, xoay quanh hai vấn đề chính:
PT phi ngôn ngữ và hướng dẫn HS tìm hiểu các PT phi ngôn ngữ trong đọc hiểuVBTT.
0.2.1 Nghiên cứu về phương tiện phi ngôn ngữ
e _ Một số nghiên cứu trong nước
GO Việt Nam, một số nghiên cứu về PT phi ngôn ngữ chỉ mới xuất hiện nhữngnăm gan đây và dua trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau Trong đó, chủ yếu
là tìm hiểu PT phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp Huỳnh Văn Sơn (2016)
trong “Giáo trình tâm lí học giao tiếp ” đã thé hiện quan điểm của mình về PT phingôn ngữ trong quá trình làm rõ đặc điểm giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi
ngôn ngữ Theo tac giả, cùng với ngôn ngữ, các PT phi ngôn ngữ là một PT được
sử dụng phô biến trong hoạt động giao tiếp và chủ yếu bao gồm các ngôn ngữ cơ
thê Cùng nghiên cứu vẻ PT phi ngôn ngữ gắn với hoạt động giao tiếp và các hiệntượng tâm lí trong giao tiếp, Chu Văn Đức (2005) đã đồng nhất giữa PT phi ngôn
ngữ và ngôn ngữ cơ thê Tuy nhiên, nêu dựa trên cơ sở này, thì vai trò của PT phingôn ngữ đối với hình thức giao tiếp gián tiếp rõ ràng bị phủ nhận hoàn toàn
Ngoài ra, trong “Ki năng giao tiếp (Bậc cao đăng chương trình Đại trà, chat lượng
cao)”, Nguyễn Thị Trường Hân (2020) sử dụng thuật ngữ “ngén ngữ không lời"
dé chỉ các PT phi ngôn ngữ và cho rằng: “Ngén ngữ không lời là phương tiện giao
tiếp được sứ dung pho biến nhất trên thé giới" (Nguyễn Thị Trường Hân, 2020,tr.9) Đóng góp nôi bật của tác giả này chính là chỉ ra được một số vai trò quan
trọng của ngôn ngữ không lời như: Thể hiện tốt thái độ của người nói; thể hiện
Trang 15thái độ của người nghe và sự tiếp nhận thông tin; đạt được kiến thức về các phân
tang lớp người trong xã hội; nhận biết được tình trạng của một người: truyền đạt
thông điệp chung đến tat cả mọi người;
Nghiên cứu PT phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp ở các lĩnh vực kháccũng mang lại những kết quả đáng ghi nhận Tác giả Nguyễn Minh Thuý trong
bài viết “Giao tiếp phi ngôn từ trong hoạt động du lich” cũng xem xét các PT phi
ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp (giao tiếp phi ngôn từ) với sự chi phối của các
thành tố tương tự như trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ Dựa trên quan điểm
của các tác giả khác, Nguyễn Minh Thuý cũng giới hạn các PT phi ngôn ngữ là
các yếu t6 cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ Đồng thời, tác giả này cũng lưu ý
đến quá trình tiếp nhận các PT phi ngôn ngữ trong giao tiếp: “Chiing ta không chỉxem xét diễn giải một hiện tô phi ngôn từ hay một cu chỉ đơn lé mà phải xem xétching trong mỗi tương giao với một loạt các yếu tổ thời gian, không gian, quan
hệ, dé tài trao doi, ” (Nguyễn Minh Thuý, 2013, tr.73)
Nguyễn Thanh Sơn (2019) trong “Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc
sử dung yếu tổ phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa tiếng Nga,
Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Hué” đã nghiên cứu và vận dụng các PT phingôn ngữ trong day học tiếng Nga Qua đó, tác giả nhận thấy được sự hiệu quả
của nó mang lại, chủ yếu thông qua ngôn ngữ cơ thê trong dạy học và các PT trựcquan trong dạy học như hình ảnh, phim ngắn Tuy nhiên, bài viết chủ yêu nghiêncứu tác động của việc áp dụng hành vi phi ngôn ngữ trong dạy học tiếng Nga cũngnhư cách áp dung PT phi ngôn ngữ hiệu quả trong giao tiếp Trong “Chui dé “giao
tiếp phi ngôn ngữ” trong một số giáo trình giảng dạy tiếng Đức”, Vũ Thị Thu An
(2019) đã cung cấp được một số nội dung cơ bán về giao tiếp phi ngôn ngữ, trên
cơ sở đó tìm hiệu về chủ dé “giao tiếp phi ngôn ngữ” trong hai giáo trình Tangramaktuell 3 va studio d BI Qua bài viết, tác giả nay đã thé hiện được sự chi phối
của các PT phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thé có sự ảnh hưởng đến việc giao tiếpliên văn hóa.
Nguyễn Quang (2007) đã tông hợp nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp phi
Trang 16ngôn ngữ trên thé giới, qua đó cũng thê hiện được ý kiến của mình về các PT được
sử dung (PT phi ngôn ngữ) Tác giả đã xác định phạm vi các yếu tố này thuộc về
hai kênh (ngôn thanh và phi ngôn thanh) bao gồm các yêu t6 cận ngôn và ngoại ngôn Đồng thời, tác giả cũng thừa nhận hiệu quả của các PT phi ngôn ngữ trong
việc biéu lộ tình cam, thái độ và quan hệ của các đối tượng giao tiếp Đặc điềm
và lưu ý khi sử dụng các PT này trong “giao tiếp nội văn hóa" và “giao tiếp liên
vấn hóa" cũng được tác giả bàn luận rất rõ ràng Theo đó, việc sử dụng các PT
phi ngôn ngữ trong giao tiếp liên văn hóa là vấn dé cần được cân nhắc bởi “giao
tiếp phi ngôn từ văn hóa là hành vi theo nguyên tắc (rule-governed) Các quy tắcnày khong chế cả các yếu tố ngôn từ và phi ngôn từ cua các thông điệp đượctruyền tai” (Nguyễn Quang, 2007, tr.79)
Như vay, qua tìm hiéu một số nghiên cứu về PT phi ngôn ngữ ở trong nước, da
phan các tác giả đều thống nhất PT phi ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động giao
tiếp chủ yếu là ngôn ngữ cơ thé Trong đó, nghiên cứu của Nguyễn Quang (2007)
có đóng góp nôi bật về việc xác định các PT phi ngôn ngữ thông qua hệ thốngphân loại của mình (gồm các đặc tính ngôn thanh, ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ vật
thể và ngôn ngữ không gian) Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc
xem xét các PT phi ngôn ngữ trong hình thức giao tiếp phô biến, giao tiếp trực
tiếp, mà chưa bao quát đến hình thức giao tiếp gián tiếp thông qua VB viết Mặc
dù vậy, các nghiên cứu đã bước đầu nhận thức được vai trò cũng như giá trị biểu
đạt tình cảm, cảm xúc của các PT thuộc ngôn ngữ cơ thé trong hoạt động giao
tiếp
e©_ Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Về PT phi ngôn ngữ, một số nghiên cứu của các nước khác trên thế giới cũngtồn tại nhiều quan điểm khác nhau Tiêu biểu có tài liệu Nonverbal
Communication: Third Edition của Miller (1981), theo tác gia việc sử dụng PT
phi ngôn ngữ trong giao tiếp là thực sự cần thiết bởi vai trò của chúng trong một
số trường hợp giao tiếp mà ngôn ngữ khó mang lại hiệu quả, với một số hình thức
như nét mặt, mat, ngữ điệu giọng nói tiếp xúc (va cham), tr the và chuyên động
Trang 17cơ thể, trang phục và không gian Hai tác già Ambady và Rosenthal (1998) cũng
nghiên cứu về hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ (Nonverbal Communication), theo
đó, các PT phi ngôn ngữ được xem như các tín hiệu liên quan đến truyền đạt thông
tin cũng như việc tiếp nhận thông tin (Ambady & Rosenthal, 1998) Các tác giả
này cũng liệt kê một số kênh giao tiếp cơ bản như khuôn mặt, cơ thể, cứ chi, giọng
nói và đặc biệt nhấn mạnh hai kỹ năng quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ
chính là Ai năng mã hóa (encoding skills) và ki năng giải mã (decoding skills).Nói về mã trong hoạt động giao tiếp phi ngôn ngữ, Burgoon, Guerrero và Floyd
(2016) trình bày rõ ràng hơn: “Md là tập hợp các tín hiệu thường được truyền quamột phương tiện hoặc kênh cụ thé” và vì vậy nên “Cac mã giao tiếp phi ngôn ngữ
được xác định bởi giác quan của con người hoặc các giác quan mà chúng kích thích” (Burgoon, Guerrero & Floyd, 2016, tr.I9) Nhu vậy, PT phi ngôn ngữ qua
các nghiên cứu trên có thê được xem như các phương thức (modes) hoặc thậm chi
là mã giao tiếp phi ngôn ngữ (Nonverbal communication codes) được sử dung
trong hoạt động giao tiếp
Việc con người ngày càng được tiếp xúc với các VB đa phương thức là cơ sở
cho một số nghiên cứu khác bắt dau tìm hiều về các PT phi ngôn từ trong VB viết.Nồi bật nhất là tài liệu “Reading Images, The Grammar of Visual Design” của
Kress và van Leeuwen (1996, 2006), hai tác giả này đã dựa trên lí thuyết về kíhiệu học và các chức năng ngôn ngữ của Halliday cho rằng các thiết kế trực quan,
đặc biệt là hình ảnh trong VB, là một đơn vị thuộc kí hiệu học và nó hoàn toàn có
y nghĩa (ngữ pháp và ngữ nghĩa) Trong một nghiên cứu khác, “Multimodality, A social semiotic approach to contemporary communication”, Kress (2010) cô định
nghĩa rõ hơn về PT giao tiếp, trong đó điểm khu biệt PT phi ngôn ngữ với PT
ngôn ngữ chính là các PT ngoại trừ chữ viet: “Phuong thức (mode) la mot nguontài nguyên kí liệu học được định hình về mặt xã hội và văn hóa để tạo ý nghĩa
Hình ảnh, chữ viết, bố cục, âm nhạc, cử chủ, lời nói, hình anh, chuyền động, nhạc
phim và các đối tượng 3D là ví dụ về các phương thức được sử dụng trong trình
bày và giao tiếp” (Kress, 2010, tr.79)
Trang 18Các công trình nghiên cứu khác như Norman (2010), Jing Liu (2013), Serafini
(2011) chủ yếu dựa trên quan điểm của Kress và Leeuwen và chỉ chú trọng vào
các PT trực quan được sử dụng trong VB đa phương thức Trong đó, Norman
(2010) có đóng góp quan trọng qua việc trình bày 6 chức năng phô biến của đồhọa bao gôm: trang ti (decoration), điển ta (representation), tổ chức
(organization), giải thích (interpretation), chuyển đổi (transformation) và mở
rộng (extension).
Bên cạnh các hình ảnh trực quan, O’Brien, Anstey và Bull (2013) đã liệt kê
năm hệ thống kí hiệu học, ngoại trừ ngôn ngữ và trực quan còn có âm thanh, cử
chỉ chuyển động và không gian Như vậy, có thê thấy các PT phi ngôn ngữ mà tác
giả này dé xuất hoàn toàn có thé được sử dụng trong cả hình thức giao tiếp trựctiếp và giao tiếp gián tiếp Chia va Chan (2017), “Re-defining “Reading” in 21"
Century: Accessing Multimodal Texts” cũng phan loại và mô tả các phương thức
kí hiệu học thành có thé xem như một “phương tiện” dé GV và HS đọc nghe,
xem và hiểu các loại VB khác nhau, bao gồm: ngôn ngữ, lời nói, audio, hình ảnh
trực quan, không gian và chuyển động (Chia & Chan, 2017) Tuy nhiên, có théthay các phương thức kí hiệu học của O’Brien, Anstey và Bull là phù hợp nhất, vìngôn ngữ có thê được tôn tại ở dạng viết và dạng lời nói, vì vậy mà một số PT phi
ngôn ngữ có thê bao gồm các PT thuộc frực quan, âm thanh, cứ chi chuyển động
và không gian Như vậy, có thê thấy qua một số nghiên cứu thuộc phạm vi nước
ngoài, van dé về PT phi ngôn ngữ được nghiên cứu một cách kỹ càng hơn Cáctác giả đã bắt đầu xem xét đến các PT thuộc về phạm vi của kí hiệu học, bên cạnh
đó, các PT phi ngôn ngữ được đề xuất cũng hoản toàn phù hợp, đáp ứng được van
dé tiếp nhận và tạo lập VB trong các hình thức giao tiếp hiện nay
Tóm lại, qua tìm hiểu một số nghiên cứu trong và ngoài nước về PT phi ngônngữ, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu đều đã giới hạn được phạm vi của PT
phi ngôn ngữ từ đó trình bày hệ thống phân loại các PT phi ngôn ngữ Đồng thời,
các nghiên cứu cũng đã khái quát được một số vai trò của PT phi ngôn ngữ trong
hoạt động giao tiếp (bao gồm cả giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp)
Trang 190.2.2 Nghiên cứu về việc hướng dẫn hoc sinh tìm hiểu các phương tiện phingôn ngữ trong day đọc hiểu văn bản thông tin
e© Mot số nghiên cứu trong nước
Sự xuất hiện các quan điểm khác nhau về VBTT trên thé giới ké từ nghiên cứucủa Duke (2000) đã thúc đây việc nghiên cứu ở Việt nam trở nên mạnh mẽ hơn
CT Ngữ van theo định hướng phát triển PC, NL (gọi tắt là CT Ngữ van 2018) xác
định yêu cầu đọc hiéu đối với một số loại VB, trong đó, VBTT có một vị trí quan
trọng Trong “Phác tháo Chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng fue”, Bùi Mạnh Hùng xác định: “VB thông tin được hiểu theo nghĩa rộng của thuật ngữ này, bao gồm ca những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh
ảnh, biểu đồ, logo, ma trận, phù hiệu, ” (Bùi Mạnh Hùng, 2014, tr.30-31) Ngoài
ra, một số tác giả khác cũng có những đóng góp quan trọng trong việc làm rõ cácđặc điêm của VBTT nhằm hướng đến việc dạy đọc hiểu trong nhà trường nhưDương Thị Hồng Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Nam (2015) với bài viết “Van ban và
việc phân chia các loại văn ban”; Trinh Thi Lan (2017) với “Ng6én ngữ học văn
ban và việc dạy đọc hiểu văn bản thông tin ở trường phổ thông”: Nguyễn ThịNgọc Thuý (2019) với “Vấn đề khái niệm và định hướng day học van bản thôngtin trong một số chương trình Ngữ văn của một số nước trên thé giới" và Vũ ThịThu Hương (2019) với “Van bản thông tin và vấn đề phát triển năng lực dạy học
đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học”: Điêm thông nhất
của các nghiên cứu trên đó là đồng thời thừa nhận mục đích chính của VBTT
nhằm cung cấp thông tin về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sông tự nhiên, xã
hội Bên cạnh đó, VB này cũng được chú ý bởi những đặc điềm riêng về nội dung
và hình thức.
Nghiên cứu về day đọc hiéu VBTT trong nhà trường cũng có những đóng góp
quan trọng; tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu vẫn còn hạn chế do tính mới mẻcủa đối tượng Trong bài viết “Dinh hướn 2 về day học đọc hiéu văn bản thông tin
trong các môn học ở trường pho thông” Pham Thi Thu Hiền (2020) đã trình bày
quan điềm về đạy các VB được xem là VBTT trong CT hiện hành:
Trang 20“Nhiều bài học trong SGK môn Neit văn được biên soạn dưới dạng các VBTT
(như các bài nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ, các bài hướng dẫn HS kĩ năng
viết, các bài có chủ đề về các van dé xã hội, ), nhưng khi dạy các bài này, GV
chưa coi đó là VB mà HS cần đọc, không yêu câu HS sử dụng các chiến thuật, kĩ
năng doc VB để nhận biết, phân tích, đánh giá và sử dụng thông tin đó” (Phạm
Thị Thu Hiên, 2020, tr.33).
Ngoài ra, tác giả này đã trình bày một cách khái quát về các định hướng dạy
đọc hiệu VBTT trong nhà trường ở các khía cạnh gồm: mục tiêu đọc hiểu, chuẩnđọc hiểu, VB đọc hiểu, PPDH đọc hiểu Trong đó, PPDH đọc hiéu được tác giả
dé cập một cách chung chung, đó là các “PPDH bộ môn" mà GV có thê sử dụng
Hai công trình nghiên cứu của Lã Thị Thanh Huyền (2018) và Ngô Thị Tiệp
(2020) về day đọc hiệu VBTT trong nhà trường THCS cũng trình bày được một
số dé xuất trong việc giúp HS hiểu được nội dung của VBTT: mặc dù vay, các
nghiên cứu vẫn chưa tập trung vào việc tìm hiéu các PT phi ngôn ngữ đối với các
VBTT có sử dụng kết hợp phương thức thê hiện khác nhau ngoài PT ngôn ngữ
ĐỗN goc Thong (2018) qua tài liệu “Day học phát triển năng lực môn Ngữ văn
trung học cơ sở" cũng định hướng tô chức cho HS đọc hiểu VBTT: xem xét đặc
diém hình thức nội dung và đánh giá về hình thức nội dung của VB Trong đó,
vẻ hình thức, tác giả nhân mạnh vẻ yêu cầu đối với việc nghiên cứu các tranh ảnh,
biéu đô, đô thi, bản đò Trong “Dạy đọc hiểu văn bản thông tin ở tiéu hoc”, Đỗ
Xuân Thảo (2021) cũng có cùng quan điểm: Việc dạy VBTT cần chú ý đến các
đặc điểm thuộc về hình thức của VB (các yếu tố hình thức ấy bao gồm cả các PT
phi ngôn ngữ): đồng thời, tìm hiểu vai trò, tác dụng của chúng trong việc thê hiện
nội dung thông tin (Đỗ Xuân Thảo, 2021, tr.1).
Tran Thị Ngọc (2016, 2017 2020, 2021) là tác giả có nhiều đóng góp quan
trọng, toàn điện về VBTT! và day đọc hiểu VBTT trong môn Ngữ văn Trong bài
việt “Yêu câu của việc day học đọc hiệu van ban đa phương thức trong môn Ngữ
' Trong các nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng thuật ngữ “VB da phương thức thuộc link
vực thong tin’ ` để nói về VBTT có kết hợp nhiều phương thức thẻ hiện khác nhau và thường
gọi tat là “VB đa phương thức”.
Trang 21vấn", Tran Thi Ngọc (2020a) nhắn mạnh việc cần phải khai thác mối quan hệ giữakénh chữ và kênh hình tinh, đồng thời HS cần “néu được sự độc đáo của các hình
thức biểu đạt và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung, tir
tirong, ” (Tran Thị Ngoc, 2020a, tr.25) Trong một bai viết khác, tác giả nay đã
đề xuất sử dụng chiến thuật “Céng tác ghi chú (thảo luận)” và “Câu hỏi kết nỗitong hợp” nhằm khai thác các phương thức biéu dat/ kênh trong VBTT (Tran ThịNgọc, 2020b) Tuy nhiên, việc đề xuất biện pháp chỉ dừng lại ở mức khái quát,chưa có hướng dẫn, về yêu cầu cũng như cách thức thực hiện cụ thẻ Công trình
nghiên cứu “Day học đọc hiểu văn ban đa phương thức trong Chương trình Ngữ
văn trung học cơ sở của Trần Thị Ngọc (2021) là một nghiên cứu mang lại nhiều
đóng góp và gần như day đủ nhất dựa trên sau các bài viết trước Theo đó, các
biện pháp được đề xuất tô chức trong dạy đọc hiểu VB đa phương thức như: Tìm
hiệu cách thê hiện thông tin bằng nhiều kênh đa dang; tìm hiéu bố cục của các
kênh biêu đạt
Như vay, từ các nghiên cứu trong nước có thẻ thấy việc dạy HS tìm hiểu PTphi ngôn ngữ trong VBTT thực chat là khai thác yếu tố hình thức của VB Một số
nghiên cứu cũng bước dau chú trọng vào việc tìm hiéu các vai trò, hiệu quả bieu
đạt của PT phi ngôn ngữ đôi với VBTT
¢ Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Ở một số nước có nên giáo dục tiền bộ, sự ý thức về vai trò, hiệu quả biéu đạt
của các PT phi ngôn ngữ là cơ sở cho việc định hướng các biện pháp hướng dẫn
HS tìm hiểu các PT phi ngôn ngữ trong đọc hiểu VBTT ở nhà trường Trong
nghiên cứu của mình, Liebfreund và Conradi (2016) đã tiền hành khảo sát HS tiêu
học và chú trọng vào việc rèn luyện cho HS một số kĩ năng trong quá trình đọc
hiệu VBTT (Liebfreund & Conradi, 2016), trong đó một số kĩ năng có thé được
sử dụng đê hướng dẫn khai thác các PT phi ngôn ngữ như kĩ năng giải mã, kiếnthức nén tang, Bén cạnh đó, việc phát trién các kỹ năng đọc hiệu trực quan cho
HS trong quá trình đọc có thé được thé hiện qua việc yêu cầu HS “doc hoặc giải
mã hình ảnh trực quan băng cách thực hành các kĩ thuật phân tích thị giác” và
10
Trang 22“viet hoặc mã hóa hình ảnh nhu một cong cu giao tiếp ”(Heinich, Molenda, Rusell
& Smaldino, 1999, trích dan trong Westraadt, 2016) Hoạt động quan trọng trong hướng dan HS tìm hiểu PT phi ngôn ngữ trong đọc hiệu VBTT còn là hướng dẫn
HS quan sát.
Dự án “Viewing and Representing in the Middle Years” xem xét các phương
phap giang day va phan hồi của GV Canada theo yêu cầu của CT mới, trong đó hướng dẫn HS quan sát các phương tiện là rất cần thiết “Quan sát là một quá trình
tích cực tham gia và lĩnh hội các phương tiện trực quan như truyền hình, hình ảnh
quảng cáo, phim, sơ do, biểu tượng, ảnh, video, kịch, bản vẽ, điều khắc và tranh
vế” (Begoray, 2002, tr.4).
Van đẻ hình thành và phát triển kỹ năng đọc hiểu trực quan cho HS thông qua
hướng dẫn tìm hiéu các PT phi ngôn ngữ trong VBTT còn được cụ thê hóa thông
qua sử dụng các chiến lược day đọc Duke (2004) trong “The case for
Informational text” da dé xuat 8 chién luge da qua thực nghiệm va nhận thấy có
hiệu quả trong đọc hiệu VBTT nói chung bao gồm:
Theo dõi và điều chỉnh khi cần thiếtKích hoạt và áp dụng các kiến thức nên có liên quan
Đặt câu hoi Think aloud
Khám phá cau trúc VB
Đưa ra suy luận
Thiết kế các trình bày trực quanTóm tắt
(Duke, 2004, trích dan trong Knoenig, 2018)
Tương tự, Westraadt (2016) đã dựa trên các chiến lược nhận thức của một số
tác giả (Block, Grambrell & Pressley, 2002; Duke & Pearson (2002)) và xác định
các chiến lược có thê áp dụng cho phân tích nghệ thuật”: Kích hoạt kiến thức nên;
*“Nehé thuật" Art’ hay “Visual art ’) được tác gia sử dụng với nghĩa là các hình thức nghệ
thuật trực quan được tác giả/ nghệ sĩ thiết kế như ảnh chụp, tranh vẽ, d6 họa được thiết kẻ,
Trang 23theo dõi sự hiểu biết; đặt câu hỏi; đưa ra suy luận; kết nói; tổng kết và đúc kết
suy luận; tổng hợp Theo đó các chiến lược này cần được sử dụng một cách tuần
tự, bám sat quá trình bắt đầu từ trước khi đọc đến xử lý và trình bày kết luận thé
hiện sự hiểu biết
Sử dụng câu hỏi trong hướng dẫn HS đọc hiéu VBTT cũng là một chiến lược
hiệu quả mà nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ James và Carter
(2006) tập trung làm rõ các kiêu câu hỏi trong hướng dẫn HS hiệu VBTT như:
Câu hỏi đối ứng (REQUEST), Câu hỏi — Trả lời — Phản hôi (OAR), và đặt câu
hỏi cho tác gid (OtA) Bài viet “Visual Images Interpretive Strategies inMultimodal Texts” của Jing Liu đã có nhiều đóng góp qua các chiến lược diễn
giải hình ảnh trong VB đa phương thức gồm: Chiến lược siêu điển giải; chiếnlược trí giác; chiến lược phân tích và chiến lược văn hóa xã hội Trong đó, công
cụ chính vẫn là câu hỏi nhằm khai thác những phản hồi và điều hướng HS timhiệu hình ảnh trong VB Cũng nghiên cứu về câu hỏi trong hướng dẫn HS đọc
hiệu các PT trực quan trong VB đa phương thức Serafini (201 1) bày tỏ quan điểm
về sử dụng câu hỏi trong quá trình day học, tập trung vào hướng dan HS phân tích
các yêu tổ trong hình ảnh gồm bồ cục, phối cảnh và biểu tượng trực quan Ví dụ:
“Cái gì gây chú ý bạn đầu tiên khi quan sát?; màu sắc chủ đạo là gì? Chúng có
tác dụng gì đối với ban trong tư cách là người đọc?; tác gid đang cổ gang thu hútbạn về điều gì thông qua các đường nét, màu sắc, độ tương phản, cử chỉ và ánh
sáng chủ đạo ? ` Nhu vậy, qua một sỐ nghiên cứu có thê thấy việc sử dụng phối
hợp các chiến lược khác nhau trong day HS tìm hiểu các PT phi ngôn ngữ trong
đọc hiểu VBTT là võ cùng quan trong; trong đó, việc sử dụng câu hỏi mang lại
hiệu quả đặc biệt trong việc định hướng hoạt động nhận thức và theo dõi khả năng
hiệu của HS trong quá trình đọc các VBTT ở dang đa phương thức
Dựa trên kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước, người viết nhận
thay tình hình nghiên cứu vẻ PT phi ngôn ngữ và van đề day HS tìm hiệu PT phi
ngôn ngữ trong đọc hiểu VBTT trong nhà trường tồn tại một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, cho đến nay, PT phi ngôn ngữ đã trở thành một đối tượng được
Trang 24nghiên cứu rộng rãi cả trong và ngoài trước (mặc đù số lượng nghiên cứu trong
nước vẫn còn hạn chế) Đồng thời qua các nghiên cứu, có thé thấy PT này cũng
được xác định một số vai trò nồi bật như: Kha năng biêu nghĩa (mang thông tin)
và biểu đạt tình cam, cảm xúc; khả năng tác động nhận thức, tâm lý đến đôi tượngtiếp nhận: Tuy nhiên, một số tác giả chỉ đơn thuần chú trọng vào hiệu quả sử
dụng PT phi ngôn ngữ trong một hình thức giao tiếp chủ yếu (giao tiếp trực tiếp)
Thứ hai, việc day HS tìm hiệu các PT phi ngôn ngữ trong đọc hiệu VBTT đặt
ra vấn đề về sử dụng chiến lược đọc, theo đó, nhiều nghiên cứu cũng dé xuất được
một số chiến lược có thé mang lại hiệu quả cho giờ đọc hiểu VBTT có sự kết hợpnhiều phương thức thê hiện khác nhau
0.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực nghiệm nghiên cứu này nhằm đề xuất một số biện pháp hướng
dẫn HS tìm hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc hiểu văn bản thông tin.
0.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung vào những nhiệm
vu Sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở khoa học (cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn) làm căn
cứ đề xuất các biện pháp
Thứ hai, đề xuất các biện pháp hướng din HS tìm hiểu các phương tiện phi
ngôn ngữ trong đọc hiéu văn bản thông tin.
Thứ ba, thiết kế KHBD và tiền hành thực nghiệm Qua đó đánh giá tinh khathi của các biện pháp và dé xuất giải pháp điều chỉnh (néu có)
0.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
0.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề thực hiện đẻ tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính là cácbiện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc hiểuVBTT.
0.4.2 Phạm vi nghiên cứu
13
Trang 25Căn cứ trên đối tượng nghiên cứu, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của
đẻ tài và các van đẻ có liên quan đến việc nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các biện pháp hướng dẫn HS tim hiểu PT phi ngôn ngữ trong đọc
hiểu VBTT mà chúng tôi sẽ dé xuất chủ yếu tập trung vào các YCCĐ về đọc hiểu
VBTT trong CT Ngữ văn 2018, thé hiện qua một số YCCĐ về đọc hiểu hình thức
(đối với cấp THPT) và liên hệ, so sánh, kết nói (đối với cấp THCS) Bên cạnh đó,các biện pháp hướng dẫn HS tìm hiéu về PT phi ngôn ngữ tập trung vào các khíacạnh như nhận biết PT phi ngôn ngữ, đọc hiểu thông tin từ PT phi ngôn ngữ và
tìm hiệu hiệu quả biêu đạt của các PT phi ngôn ngữ.
Thứ hai, phạm vi các VBTT được khai thác và tìm hiểu xoay quanh các dạng VBTT mà CT Ngữ văn đã yêu cầu day HS doc ở cấp THCS và THPT, tiêu biểu
như; VBTT thuật lại một sự kiện (Lớp 6); VB giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong
trò chơi, hoạt động (Lớp 7); VBTM giải thích một hiện tượng tự nhiên (Lớp 8);
VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử (Lớp 9), VBTT tônghợp: VBTM có lòng ghép một hay nhiều yếu tố tự sự, miêu tả, biéu cam, nghị
luận (Lớp 10, 11 12).
Thứ ba, phạm vi thực nghiệm các biện pháp hướng dẫn HS tim hiểu PT phi
ngôn ngữ trong đọc hiệu VBTT mà chúng tôi giới han là đối tượng HS cấp THPT,
+ Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp dé xuất
0.6 Giá thuyết nghiên cứu
Với dé tài nghiên cứu “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học tìm
14
Trang 26hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc hiểu văn bản thông tin” chúngtôi đặt ra giả thuyết như sau:
Nếu các biện pháp hướng dan HS tìm hiéu PT phi ngôn ngữ trong quá trình đọc
hiểu VBTT được vận dụng trong nha trường các cấp trung học thì sẽ góp phangiúp HS phát triển kĩ năng đọc hiéu VBTT có kết hợp các PT phi ngôn ngữ, cụ
thê là Ai năng nhận biết PT phi ngôn ngữ, kĩ năng nhận biết và phân tích nội dung
thông tin được thể hiện qua PT phi ngôn ngữ kĩ năng phân tích tác dung cúa PT
phi ngôn ngữ kĩ năng đánh giá vai trò/ hiệu quả biểu đạt của PT phi ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018
0.7 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn và sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
0.7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, phân tích và tông hợp cácnguồn tài liệu như sách, tap chí, các nghiên cứu trong và ngoài nước, dé thuthập các thông tin có liên quan đến đối tượng nghiên cứu Dựa trên cơ sở đó, tiền
hành khái quát và hệ thong quá thành cơ sở lí luận dé định hướng cho việc dé xuấtcác biện pháp hướng dan HS trung học tìm hiệu PT phi ngôn ngữ trong quá trình
đọc hiéu VBTT
0.7.2 Phương pháp thực nghiệm:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiêm tra tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp đã đẻ xuất trong việc hướng dan HS tìm hiéu PT phi ngôn ngữ trongđọc hiệu VBTT Dựa trên kết quả thu được sau thực nghiệm, chúng tôi tiền hànhphân tích, đánh giá và đề ra một số giải pháp và kiến nghị đảm bảo việc sử dụng
các biện pháp: được hiệu quả.
0.7.3 Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi sử dụng phương pháp này vào giai đoạn sau thực nghiệm, tiến hành
thiết kế các công cụ phỏng van, lay ý kiến của GV về tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu PT phi ngôn ngữ trong VBTT được thê hiện
15
Trang 27sau gid day thực nghiệm.
0.8 Bố cục khóa luận
Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của khóa luận gồm
có 3 chương, cụ thé như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc tìm hiểu phương tiện phingôn ngữ trong quá trình đọc hiểu văn bản thông tin
Nội dung chính của chương này là trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm làm
cơ sở cho việc dé xuất các biện pháp hướng dan HS trung học tìm hiệu các PT phi
ngôn ngữ trong quá trình đọc hiểu VBTT
- Chương 2: Đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu cácphương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình đọc hiểu văn bản thông tin
Nội dung chính của chương nay là trình bay các nguyên tac dé xuất biện pháp
và một số biện pháp hướng dan HS tìm hiểu PT phi ngôn ngữ trong đọc hiểuVBTT, gồm: biện pháp hướng dẫn HS nhận biết các phương tiện phi ngôn ngữtrong VBTT: biện pháp hướng dan HS đọc hiểu thông tin từ các phương tiện phi
ngôn ngữ: biện pháp hướng dan HS tìm hiểu hiệu quả biéu đạt của các phương
tiện phi ngôn ngữ trong VBTT.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Nội dung chính của chương này là thực nghiệm dé kiêm chứng tính khả thi vàtính hiệu quả của các biện pháp hướng dẫn HS trung học tìm hiéu PT phi ngôn
ngữ trong đọc hiểu VBTT đã dé xuất
16
Trang 28CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN VE VIỆC
TÌM HIẾU PHƯƠNG TIEN PHI NGÔN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH ĐỌC HIẾU VAN BAN THONG TIN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp
1.1.1.1 Khái niệm
PT phi ngôn ngữ hay PT giao tiếp phi ngôn ngữ đã trở thành một đối tượng
được các nhà nghiên cứu tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau Trước hết, dựa
trên bình diện ngữ dụng học thuộc nghiên cứu ngôn ngữ, Nguyễn Thiện Giáp
cho rằng:
“Bên cạnh các phương tiện bằng lời còn có các phương tiện phi lời và những yéu
16 đó bao gồm: bối cảnh, điện mạo, cách ăn mặc, tư thé, điệu bộ, cứ chỉ, khoảng
cách Đồng thời Ông cũng nhắn mạnh rằng khi phân tích hội thoại cần nghiên cứu
các yêu tổ phi lời và người ta chỉ có thé hiểu được cách sử dụng một ngôn ngữ khi
các yếu tô phi lời được nghiên cứu day du” (Nguyễn Thiện Giáp, 2005, trích dẫn
trong Nguyễn Thanh Sơn, 2019).
Nguyễn Quang (2007, 2008) qua hai bài viết Giao tiếp phí ngôn từ và Cứ chỉ
trong giao tiếp cũng có nhiều điểm thống nhất với Nguyễn Thiện Giáp Tuy nhiên,tác giả này có sự đóng góp nhất định trong việc phát triển quan điểm của mình:theo đó, PT phi ngôn ngữ (phi ngôn từ) được xem như là “mot bộ phan kiến tao
nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal code), có nghĩa là không được mã
hóa bằng từ ngữ, nhung có thể thuộc về cả hai kênh (channels) ngôn thanh (vocal)
và phi ngôn thanh (non-vocal) ” (Nguyễn Quang, 2007, tr.77) O phương diện này,
chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Nguyễn Quang về vị trí và phạm
vi của PT phi ngôn ngữ.
Ở góc độ nghiên cứu kĩ năng giao tiếp hay tâm lí học giao tiếp Chu Văn
Dức trong Giáo trình kĩ năng giao tiếp dùng trong các trường trung học chuyên
nghiệp bày to quan điểm như sau: “Trong giao tiếp, bên cạnh ngôn ngữ còn có
17
Trang 29các phương tiện phi ngôn ngữ hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ không
có âm thanh" (Chu Văn Đức (Chủ biên), 2005, tr.49) Huynh Văn Sơn (2016) chi
ra rằng: “Các kí hiệu phi ngôn ngữ là một loạt phương tiện quan trong cua sự
biểu dat Đó là các kích thích bên ngoài nhưng không phải là lời nói, chữ viết mà
bao gém tat cá những yếu tổ thuộc về cử chỉ điệu bộ và những chuyển động biểucảm khác ” và tác giả cũng cho thấy được vai trò của phương tiện phi ngôn ngữtrong hoạt động giao tiếp “không chi trong việc truyền dat thông tin mà còn biểuhiện tâm trạng, xúc cảm, tình cảm, thái độ, của chủ thé giao tiếp” (Huỳnh Văn
Sơn (Chu biên), 2016) Trong một nghiên cứu khác, Nonverbal Communication,
các tac giả Burgoon, Guerrero và Floyd đã đề cập đến thuật ngữ “md giao tiếp phi
ngôn ngữ` (Nonverbal communication codes):
“Ma là một tập hợp các tín hiệu thường được truyền qua các phương tiện hoặc kênh cụ thể Các mã giao tiếp phi ngôn newt được xác định bởi giác quan của con
người hoặc các giác quan mà chúng kích thích (Ví du: cảm giác thị giác) và/ hoặc
vật mang tín liệu (Ví dụ: cơ thể người hoặc các dé vật) Các mã khác nhau kết
hợp với nhau tạo thành cau trúc của giao tiếp phi ngôn ngữ" (Burgoon, Guerrero
& Floyd, 2016, tr.19).
Hai tác giả Ambady va Rosenthal (1998) cũng đồng ý rằng PT phi ngôn ngữ là
bat kì các phương tiện nào khác trừ ngôn từ, nó được thể hiện thông qua các kênhgiao tiếp hành vi hoặc biéu cảm và các tín hiệu này liên quan đến việc “truyền đạt
(còn được gọi là mã hóa hoặc phát tín hiệu) thông tìn cũng như việc giải thích
(hoặc giải mã hoặc tiếp nhận) thông tin’ (Ambady & Rosenthal, 1998)
Như vậy, có thể thấy hầu hết quan điểm của các tác giả đều tập trung vào việckhăng định tính “phi ngôn” của PT này những “ki hiệu” không thuộc hệ thống ki
hiệu ngôn từ Bên cạnh đó, các quan điềm trên chỉ nhằm khang định vai trò, vị trícủa PT phi ngôn ngữ trong một hình thức giao tiếp chủ yếu, giao tiếp trực tiếp vàhau hết déu cho rang PT phi ngôn ngữ là các cử chỉ, điệu bộ, thuộc ngôn ngữ
cơ thê Trong thực tế, hình thức giao tiếp gián tiếp thông qua văn bản viết cũng làmột hình thức giao tiếp khá phô biến, quan điểm của các tác giả về PT phi ngônngữ chưa có sự bao quát nhất định đối với hình thức giao tiếp này Tuy nhiên,
18
Trang 30điểm đóng góp đáng chú ý của các tác giả trên là đồng thời thừa nhận giá trị biêunghĩa của PT phi ngôn ngữ và bước đầu ý thức được vai trò của chúng trong hoạt
động truyền đạt và tiếp nhận các thông tin trong hoạt động giao tiếp.
Ở góc độ nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho việc giáng day trong nhà trườngtrung học, Chương trình giáo duc phổ thông môn Ngữ văn (gọi tắt là Chươngtrình Ngữ văn 2018) đã định nghĩa về PT phi ngôn ngữ một cách ngắn gọn nhưsau: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm “những hình ánh, số liệu, dothi, bảng biểu, góp phan biểu nghĩa trong giao tiếp" (Bộ Giáo dục và Đào tao
(Bộ GD & ĐT], 2018, tr.87) Dựa trên định hướng của chương trình, một số bộSGK trién khai thực hiện CT Ngữ văn 2018 ở lớp 6 cũng đã dé xuất khái niệm về
PT phi ngôn ngữ Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, bộ Kết nổi tri thức với cuộcsống đã giải thích về phương tiện phi ngôn ngữ là “những hình ánh, số liệu, đô
thị, bảng biéu, góp phan biéu nghĩa trong giao tiếp" (Bùi Mạnh Hùng (Tông
chủ biên), 2020, tr.111) Có thê thấy, khái niệm này có phần gần gũi với địnhhướng của Chương trình Ngữ văn 2018 Bên cạnh đó, nhóm tác giả biên soạn
Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo đã giải thích về phương
tiện phi ngôn ngữ trong phan Tri thức tiếng Việt một cách chi tiết hơn: “Phươngtiện phi ngôn ngữ là các hình anh, sơ đô, số liệu, được sứ dụng trong văn ban
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích bồ sung thôngtin dé làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếpnhận thông tin một cách trực quan và dé dang hon” (Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ
biên), 2020, tr.84).
Trong việc nghiên cứu vẻ PT giao tiếp phi ngôn ngữ trong nhà trường, PT này
chú yêu được đặt trong ngữ cảnh của hoạt động giao tiếp thông qua văn bản viết(giao tiếp gián tiếp), chính vì vậy mà PT phi ngôn ngữ được hiéu là những yếu tô
thuộc hình thức văn bản như hình anh, sơ đô, bảng biéu, Khai niệm về PT phingôn ngữ được sử dụng trong bộ sách Chấn trời sáng tạo đã phần nào trình bàyđược vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ trong hoạt động tiếp nhận VB
Mặc dù diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng các quan điểm trên ton tại
19
Trang 31nhiều điểm gặp gỡ, bô sung nhằm làm rõ vấn đẻ Theo đó, PT giao tiếp phi ngônngữ được hiểu là:
e Những kí hiệu không thuộc mã ngôn từ;
¢ Được sử dụng trong các hoạt động giao tiếp (gôm giao tiếp trực tiếp va glao
tiếp gián tiếp);
¢ Có khả năng biéu hiện thông tin, ý nghĩa nhằm thực hiện mục dich giao tiếp
nhất định;
© Tôn tại với nhiều hình thức biêu hiện qua các kênh giao tiếp đa dạng
Dựa trên những đặc điểm được xâu chuỗi như trên, có thé phát trién thành mộtkhái niệm về PT giao tiếp phi ngôn ngữ như sau:
PT phi ngôn ngữ hay PT giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình thức biéu hiện
không thuộc phạm vì của kí hiệu ngôn từ (tức thuộc về cận ngôn va ngoại ngôn),thường mang thông tin và ý nghĩa nhất định PT phi ngôn ngữ là PT hỗ trợ chohoạt động giao tiếp, chủ yếu là hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản (ở cá dang
nói và dạng viết) thông qua các kênh giao tiếp khác nhau
1.1.1.2 Phân loại
Tùy thuộc vào từng quan điểm khác nhau mà mỗi tác giả khi nghiên cứu về PT
giao tiếp phi ngôn ngữ có những hệ thống phân loại riêng Trong nội dung này,
người viết tập trung xem xét về tiêu chí phân loại và hệ thống phân loại các PTphi ngôn ngữ của một số tác giả tiêu biểu, đồng thời có sự đối sánh nhất định délàm rõ một số van đẻ trong cách thức phân loại
Qua việc khảo sát và tìm hiéu cách thức phân loại PT phi ngôn ngữ của một số
tác giả như Nguyễn Quang (2008), Chu Văn Đức (2005), Huỳnh Văn Sơn (2016),
* Theo Doan Tiến Luật (2017): "Kí hiệu (sign) có thể là bắt cứ thứ gì hiện điện xung
quanh chúng ta như cứ chỉ, ánh mat, lời nói của những người chúng ta gdp hẳng ngày,
nhãn hàng trên lọ/ gói thực phẩm trong gian bếp mỗi nhà hay các biển hiệu quảng cáo
day đặc trên các đường pho,y v Tuy nhiên, một chất liệu nào đó chỉ trở thành kí hiệu
khi nó được sử dụng nhà im biểu đạt một ¥ nghĩa nào đó ngoài nó và thuộc vào một hệ
thông thông tin, giao tiếp nhất định Khi dy, kí hiệu sẽ la một thực thé gom hai thành tô
sắn bó khang khít với nhau cầu thành, đó là cái biêu đạt (signifier) và cái được biéu đạt
(sigmified)`.
20
Trang 32Ruesch và Kees (1956), Owen Hargie (2011), Ambady va Rosenthal (1998),
người viết nhận thay có hai căn cứ được các tác giả sử dung làm tiêu chí cho việc
phân loại các PT phi ngôn ngữ:
Thứ nhất, dựa trên đặc điểm của chủ thé và hoàn cảnh giao tiếp để quyết
định đến việc phân loại các PT giao tiếp phi ngôn ngữ Dac điềm của cách thứcphân loại này là xem xét các PT phi ngôn ngữ gắn liền với việc ứng dụng thực
tiễn trong hoạt động giao tiếp (và chỉ chú trọng vào hình thức giao tiếp trực tiếp).
Tiêu biéu là cách phân loại của Huỳnh Văn sơn (2016), tác giả cho rằng: “Các
phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp có thể làngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, nụ cười, dáng vẻ bên ngoài, cử động cua
dau, cứ chi, tư thé, tiếp xúc thân thé, là giọng nói, là khung cảnh giao tiếp như
khoảng cách, vị trí, bàn ghé ” (Huỳnh Văn Son, 2016) Nguyễn Thị TrườngHân (2020) cũng có cách phân loại tương tự Theo tác giả này, giao tiếp không lời
bao gồm: giao tiếp bằng mắt; biéu cảm khuôn mat; cử chỉ: tư thé và định hướng
cơ thé; không gian và khoảng cách: điện mạo: một số ngôn ngữ khác (giọng nói
sự động cham, im lặng, biêu tượng) (Nguyễn Thị Trường Han, 2020).
Bên cạnh đó, trong bài viết Nonverbal Communication, hai tác gia Ambady vàRosenthal đã phân loại PT phi ngôn ngữ qua việc liệt kê một số kênh giao tiếp cơbản: khuôn mặt (face), cơ thể (body), cử chỉ (gestures), giọng nói (voice) (Ambady
& Rosenthal, 1998, tr.776 — 777) Miller (1988) cũng bày tỏ quan điểm về một số
PT phi ngôn ngữ được sử dụng phô biến trong lớp học bao gồm: sét mặt (facial
expressions), ánh mắt (eyes), ngữ điệu lời nói (vocal intonation), động cham
(touching), tư thé và chuyển động của cơ thé (body postures and movements), trang phục (dress) và không gian (space) Như vậy, hệ thông phân loại của các
tác giả trên gần như tương đông với nhau, đều dựa trên các kênh giao tiếp gắn với
chủ thê giao tiếp và chủ yếu xoay quanh các phương tiện thuộc ngén ngữ cơ thể,
âm thanh và các yếu tố thuộc về không gian.
Thứ hai, phân loại các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ dựa trên thuộc
tính của chúng, có nghĩa là bàn đến các PT thuộc phạm vi cận ngôn và ngoại
Trang 33ngôn Hargie (2011) trong Skill Interpersonal Interaction: Research, Theory, and
Practice đã phân loại các PT phi ngôn ngữ trong sự đối lập với các PT ngôn ngữ,
cụ thể như sau:
Bang 1.1: Hệ thông phân loại các phương tiện giao tiếp của Hargie
Giao tiếp bằng ngôn ngữ — Giao tiếp phi ngôn ngữ
Ngôn thanh Lời nói Giọng nói (cao độ, âm lượng,
(Vocal) tốc độ nói, ) _Phi ngôn thanh Chữ viết, ngôn ngữ Ngôn ngữ cơ thê (cử chỉ, nét.
(Nonvocal) ký hiệu mặt, giao tiếp băng mắt, )
(Hargie, 2011, trích dan trong University of Minnesota, 2016)
Xem xét cach thức phan loại của các tác gia Ruesch va Kees (1956) trong tài liệu Nonverbal Communication: Notes on the Visual Perception of Human
Relations, hai tac gia nay đã nhóm các tín hiệu phi ngôn ngữ thành 3 loại:
© Ngôn ngữ ký hiệu (sign language): bao gồm bat kỳ loại cử chỉ nào thay thé
các từ, số hoặc dấu chấm câu;
®- Ngôn ngữ hành động (action language): bao gồm tat cả các chuyên động
cơ thê khác:
© Ngôn ngữ đối tượng (object language): bao gồm việc hiển thị có chủ đích
hoặc không của các đối tượng (Ruesch & Kees, 1956)
Diém khác biệt trong cách phân loại các PT phi ngôn ngữ của Ruesch và Kees
là xếp các ngôn ngữ kí hiệu vào nhóm các PT giao tiếp phi ngôn ngữ Về phươngdiện này, người viết hoàn toàn đồng ý với tác giả, bởi nêu “ngôn ngữ` được hiểu
theo nghĩa rộngÝ, thì các kí hiệu tôn tại ở dang không phải là ngôn từ (chữ viếU
và có giá trị biéu nghĩa đều được coi như một đơn vị thuộc ngôn ngữ (gọi chung
là ngôn ngữ kí hiệu) Trong các trường hợp giao tiếp thông qua văn bản như thư
từ, thông báo, chỉ thi, thì các hình thức biéu hiện ở dạng này hoàn toàn có thé
đảm nhiệm được các vai trò như các PT phi ngôn ngữ khác.
Dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa, Nguyễn Quang (2007, 2008) xác định các
# Trong Giáo trình dan luận ngôn ngữ học, các tác giả Hoàng Dũng và Bùi Mạnh Hùng
(2007) cho răng ngôn ngữ là một hệ thông dấu hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện tư duy
và phương tiện giao tiếp của con người.
sa bộ
Trang 34phương tiện phi ngôn ngữ bao gồm các yếu tố cận ngôn (thuộc ngôn thanh) và
ngoại ngôn (thuộc phi ngôn thanh) Trong đó, các yếu t6 cận ngôn như (ốc độ,
cường độ, ngữ Ìưu, và các yêu tô ngoại ngôn gồm:
e©_ Ngôn ngữ cơ thể (dáng điệu, cử chỉ, biểu hiện nét mặt, );
© Ngôn ngữ vật thể (áo quan, trang sức, nước hoa, quà tặng, );
© Ngôn ngữ môi trường (đối thoại, địa diém giao tiếp, )
Đồng thời, tác giả này cũng đặc biệt nhân mạnh tính phô biến của ngôn ngữ cơthé trong số các PT giao tiếp phi ngôn ngữ (Nguyễn Quang, 2007, tr.80)
Trường hợp giao tiếp trong phạm vi lớp học, bên cạnh hình thức giao tiếp trực
tiếp trong hoạt động day và học, GV và HS còn gián tiếp giao tiếp với nhau thôngqua VB tôn tại ở dạng viết, cụ thé như trong giờ day phân môn Lam văn (CT hiện
hành) hoặc giờ dạy ki năng viết (CT Ngữ văn 2018) Bên cạnh đó, trong giờ dayđọc hiéu, HS cũng được tham gia vào hoạt động giao tiếp có sự tương tác haichiều giữa tác giả - người đọc (HS), GV va HS, HS và HS, thông qua VB Chính
vì vậy mà các PT giao tiếp phi ngôn ngữ cũng phải bao hàm những kênh giao tiếpđáp ứng được hình thức giao tiếp đặc biệt này O’Brien, Anstey va Bull (2013)
cho rằng: Cùng với ngôn ngữ, các phương tiện trực quan, âm thanh, cử chỉ vàkhông gian cũng được xem như những hệ thống kí hiệu học Ngoài ra, các nghiên
cứu của Kress và Leeuwen (1996, 2006) đã đồng ý rằng các hình ảnh, màu sắc,
âm nhạc, kiêu chữ và các phương thức trực quan khác tương tự có thé hoàn toàn
đáp ứng và thực hiện được các chức năng giao tiếp như ngôn ngữ Nhằm nghiên
cứu một cách thức phân loại các PT phi ngôn ngữ dé tạo cơ sở cho việc dé xuất
các biện pháp phù hợp với đối tượng HS trung học, người viết điều chỉnh một số
điềm trong hệ thông phân loại và được trình bày cụ thé như sơ đồ bên dưới:
Trang 35So dé 1.1: Sơ dé phân loại các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
1.1.2 Văn bản thông tin
1.1.2.1 Khái niệm
Hiện nay, VBTT ngày càng được quan tâm và đưa vào chương trình giảng day
ở các cấp học của nhiều quốc gia phát trién trên thế giới Tuy nhiên, van đề sử
dụng thuật ngữ và trình bày khái niệm cho đến nay vẫn chưa có sự thông nhất.Trong nội dung này, người viết chủ yếu điểm qua một số khái niệm nồi bật về
VBTT của các nghiên cứu và CT giáo dục tiêu biéu; đồng thời, chỉ ra những điểm
thống nhất trong các quan điểm, làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm VBTT
CT tiếng Anh của Australia đã phân chia VB tủy theo các mục đích cụ thê được
phân thành các loại VB bao gồm: VB phân tích (Analytical texts), VB tưởng
tượng (Imaginative texts), VB giải thích (Interpretive texts), VB thuyét phuc
(Persuasive texts) Trong đó, VB giải thích (Interpretive texts) có mục đích chính
là giải thích và dién giải các sự kiện, ý tưởng hoặc khái niệm, chúng bao gồm các
loại VB như tự truyện, tiêu sứ, các bài báo nỗi bật trên phương tiện truyền thông,
phim tài liệu và các văn bản phi hư cầu khác Ngoài ra, CT còn chú trọng vào các
VB có tính chất giải thích hon là cung cấp thông tin đối với những nam cuối cấp(Australian Curriculum, Assessment and Reporting Authority [ACARA], 2020).Nhìn chung, VB giải thích ma CT tiếng Anh của Australia xác định về nội hàm
có phần giống với VBTT trong CT Giáo dục của một số quốc gia khác
24
Trang 36CT Ngữ văn của Mỹ xác định VBTT (informational texts) là “van ban với muc
đích chính là cung cấp thông tin về nghệ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội VB này bao gém các bài báo, tạp chí, văn bản kĩ thuật số, sách phi hư cau,
sách giáo khoa, tài liệu tham khao” (Young & Ward, 2012, tr.3 1).
CT Ngữ văn của Singapore chia VBTT (informational text) hay còn gọi là VB chức năng (functional text) thành:
e VBTT {informational text): VB này thường trình bày các ý chính và có các chi
tiết hỗ trợ làm rõ, bao gom các loại VB hành chính, VB kê lại sự that việc that,
VB tường thuật thông tin và VB giải thích.
© VB chức năng (exposition): VB nhằm trình bày bình luận hoặc đánh giá mỗi liên
hệ giữa các lập luận, bao gồm tiểu sử, các bài báo, tạp chí, tập san, (Dễ Ngọc
Thống 2019, tr.86)
Dựa trên những nghiên cứu về VBTT của các CT Giáo dục ở một số nước, có
thé dé dang nhận thay sự tương đồng trong quan điểm về VBTT của chương trình
Australia và Mỹ Chương trình của hai quốc gia này déu phân loại VB theo mụcđích tạo lập văn bản, và vì vậy nên VBTT được cho là những VB nhằm cung cấp
thông tin hoặc giải thích vẻ một sự vật hiện tượng nao đó thuộc tự nhiên và xa
hội Bên cạnh đó, CT Ngữ văn của hai quốc gia này đã sử dụng thuật ngữ theo
nghĩa rộng (bao gồm cả tiểu sử và tự truyện) và bắt đầu có sự xuất hiện của yếu
tô phi hư cấu khi nói về VBTT (đối với CT của Mỹ) và VB giải thích (đối với CTcủa Australia) Về mặt hình thức của VBTT thì CT của Mỹ cũng xác định rõ về
sự có mặt của các PT phi ngôn ngữ như sơ đồ, bảng biều,
Ngoài ra, Nell K Duke (2000, 2003, 2009), tác giả có nhiều nghiên cứu đóng
góp quan trọng về VBTT đã bày tỏ quan điểm: VBTT là một tiêu loại của cácphạm trù phi hư cau rộng lớn Nhằm lí giải về điều này, Duke cho rằng “những
VB phi hư cau có tính chất kê chuyện hoặc là “những câu chuyện kế về sự thật”
cũng la VB phi hư cấu chứ không phải là VBTT vì mục dich chính là kế về một sựkiện hoặc một chuối các sự kiện đã xay ra” (Duke, 2003, trích dan trong NguyễnThị Ngọc Thuý, 2019) Bên cạnh đó, tác giả khang dinh muc dich chinh cua VBTT
nhằm cung cấp thông tin cho người đọc về thế giới tự nhiên hay xã hội do đó,
25
Trang 37VBTT mang những đặc điêm riêng của VB dé thực hiện mục đích đó VBTT được
định nghĩa cụ thé như sau:
"Văn bản thông tin là:
- Loại van ban ma muc đích chính của nó là chuyển tái thông tin về thé giới tự
nhiên và xã hội.
- Loại văn bản có những nét đặc trưng tiêu biểu chẳng hạn như hướng đến toàn
bộ các lớp, loại của sự vật trong cách tiếp can, không chịu sự chỉ phối bởi những
yếu tô thời gian.
- Loại văn bản được thể hiện dưới nhiêu hình thức khác nhau, gồm có: sách, tạp
chi, thông cáo, ban tin, tài liệu quảng cáo, CD-ROMs, và Internet” (Duke,
Armistead & Pearson, 2003, trích dan trong Nguyễn Thị Ngọc Thuý, 2019).
Như vậy, về khái niệm VBTT đến nay vẫn tồn tại nhiêu van đề chưa đi đến
thong nhất Qua một số nghiên cứu của các tác giả, có thé nhận thay ít nhất tồn tại
3 quan điểm sau về VBTT:
© Quan điểm thứ nhất: VBTT thuộc phạm trù VB phi hư cau (non-fiction texts).
Với các tác giả như: Nell K.Duke, I wai Y, Katie Surber, Andrew Sedilo.
© Quan điểm thứ hai: VBTT gồm nhiều loại VB, trong đó có VB phi hư cau
(non-fiction) Với các tác giả như: I L Beck, MG Mekeown, C Sandora, L Kucan, J.
Worthy.
© Quan điểm thứ 3: VBTT là một trong hai loại VB chính xét theo phương diện
nội dung (VB văn chương và VBTT) Với các tác giả như Langer, Michael R.
Graves (Vũ Thị Thu Hương, 2019).
Ở Việt Nam, một số quan điểm về VBTT chủ yếu đều dựa trên mục đích tạo
lập VB Trong “Gido trình phương pháp day doc văn bản", Nguyễn Thị HồngNam và Dương Thị Hồng Hiểu (2020) đã thê hiện quan điêm về VBTT như sau:
“các loại VB không chứa yếu tổ hư cấu và có mục đích chính là cung cấp thôngtin về các chủ dé, van dé, sự kiện, quá trình cụ thé’ (Nguyễn Thị Hồng Nam &Dương Thị Hồng Hiếu, 2020 tr.15) CT Ngữ văn 2018 đã có sự tiếp thu những
thành tựu của một số nên giáo dục tiền bộ, định nghĩa về VBTT một cách ngắngọn dựa trên mục đích tạo lập VB, theo đó VBTT là “văn ban chủ yếu dùng dé
Trang 38cung cấp thông tin" (Bộ GD & ĐT, 2018, tr.88).
Mặc dù còn một số điểm chưa thống nhất trong khái niệm của các tác giả Tuy
nhiên, vẫn tồn tại một số điểm chung cơ bản về VBTT, gồm:
e©_ Mục đích chính nhằm cung cấp thông tin;
e© Không chứa các yếu té hư cau;
© Có sự xuất hiện của các phương tiện hỗ trợ, thường là các phương tiện phi
ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đô, bang biêu,
Dựa vào những đặc điểm trên, người viết đề xuất khái niệm về VBTT nhằm
phù hợp với đối tượng HS trung học Đông thời, làm cơ sở cho việc dé xuất các
biện pháp hướng dẫn HS tìm hiéu PT phi ngôn ngữ trong VBTT, cụ thé như sau:
VBTT là loại VB được tạo lap chu yếu nhằm cung cấp thông tin về các vấn đề
tự nhiên và xã hội VBTT không chứa các yếu tổ hư cau, chính vì vậy, thông tin
can chính xác và dua trên sự thật Bên cạnh đó, VBTT thường sử dụng các phương
tiện hỗ trợ phù hợp với một sO mục dich nhất định.
1.1.2.2 Đặc điểm của văn bản thông tin
Mục đích chính của VBTT nói chung nhằm truyền đạt thông tin; tuy nhiên, tùy
thuộc vào từng dạng VBTT mà tồn tại một số đặc trưng khác nhau Trong nội
dung này, người viết chủ yêu làm rõ đặc điểm của VBTT thông qua một số điểmnôi bat của VB như: phân loại, đề tài, ngôn ngữ, hình thức trình bày, bồ cục, kếtcầu
a Phân loại
Ngày nay tùy thuộc vào những tiêu chí khác nhau mà người ta phần loại VBTT
theo nhiều cách khác nhau:
CT Ngữ văn của Mỹ phân loại VBTT thành các loại cụ thé, bao gồm:
© VB phi hư cau có tính văn chương (Literacy nonfiction);
© VB trình bày, giải thích (Expository);
© VB thuyết phục (Argument or persuasion);
e VB thi tục (Procedural) (Young & Ward, 2012, 31).
CT Ngữ văn của Australia phân loại VBTT bao gồm các loại VB như: “VB giải
Trang 39thích và miêu ta các hiện tượng tự nhiên, VB thuật lại các sự kiện, VB hướng dan,
VB trình bày các quy tắc và luật lệ, quy định cũng như những VB tường thuật tin
tức ngắn gọn ” (Đỗ Ngọc Thống, 2018, tr.87).
CT Ngữ van của Singapore phân loại VBTT gồm: “VB hành chính, VB kể lại
sự thật, việc thật, VB tưởng thuật thông tin va VB giải thích ” (Nguyễn Thị Ngọc
Thúy, 2019, tr.32)
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, các tác giả Dương Thị Hồng Hiếu và Nguyễn Thị
Hồng Nam (2015) trong “Van bản và việc phân chia các loại văn bản" đã phân
loại VBTT thành các loại VB như: “VB giải thích và mô tả những hiện tượng tự
nhiên, kê lại những sự kiện, hướng dan và chỉ thị, quy tắc và luật lệ, các ban tin,
thông bao, ” (Duong Thị Hồng Hiếu & Nguyễn Thị Hồng Nam, 2015, tr 104)
Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, Phạm Thị Thu Hiền (2020) đã chia VBTT
thành các loại: “VB trong thuật; thuyết mình/ giới thiệu; luận/ tranh luận; diễn
thuyết phát biéu/ nêu ý kiến, ” (Phạm Thị Thu Hiền, 2020, tr.30)
Tuy nhiên, trong phạm vi dạy học đọc hiểu VBTT trong nhà trường trung học
chúng tôi nhận thấy việc phân loại VBTT dựa trên phương thức biểu đạt là phù
hợp hơn hết Theo đó, chúng tôi dé xuất phân loại VBTT thành nhiều loại khácnhau, bao gồm:
e VB giới thiệu: VB giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nảo đó trong cuộc
sông (danh lam thắng cảnh, một quy tắc, luật lệ, quảng cáo, tờ rơi, ):
« VB tường thuật (phi hư cấu): VB kẻ lại một sự việc có thật:
¢ VB giải thích: VB giải thích một hiện tượng tự nhiên, xã hội:
¢ VB hành chính: đơn từ, kiến nghị, tường trinh, ;
¢ VBTT tổng hợp: VBTM có lông ghép một hay nhiều yếu tố miêu tả, tự
sự, biêu cảm, nghị luận;
e VB báo cáo kết quả nghiên cứu: tiêu luận, bài báo khoa học, báo cáo
nghiên cứu vẻ một van dé tự nhiên hoặc xã hội
Trong đó, đối với mỗi dạng VBTT đều mang những đặc điểm về nội dung và
hình thức riêng biệt.
Trang 40b Đề tài
Đề tài là các sự vật, hiện tượng được thẻ hiện thông qua VB Nói cách khác, dé
tài bao gồm những đối tượng hay van dé ma VB thé hiện Đề tài của VBTT có thé
được nhận biết qua nhiều yếu tô khác trong VB như nội dung của VB, Sapo, nhan
đề hoặc các PT phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đô, bảng biểu,
VBTT thường đề cập đến những nội dung liên quan đến đời sống, xã hội vàthường mang tính thời sự Chính vì vay, VBTT có dé tài vô cùng phong phú vathường ít bị giới hạn về phạm vi dé tài Bat kì đối tượng, sự vật, sự việc nào thuộc
các lĩnh vực trong đời sống (tự nhiên và xã hội) đều có thé trở thành đối tượng
phản ánh của VBTT.
Ví dụ:
- Đề tài thuộc lĩnh vực môi trường: Bảo vệ môi trường, ô nhiễm nguồn nước,
rác thải sinh hoạt
- Dé tài thuộc lĩnh vực đời sống, xã hội: tắm gương yêu nước, tam lòng nhânđạo
- Đề tài thuộc lĩnh vực giáo dục: sách và cuộc song, một số thành tựu văn học
1930-1945, tiêu sử tác giả
- Đề tài thuộc lĩnh vực văn hóa: 4m thực vùng miễn, các loại hình nghệ thuật
dân tộc như tuông, ca trù,
c Ngôn ngữ
Khác với VB văn học hay VB nghị luận, ngôn ngữ được sử dụng trong các
VBTT thường mang tính chính xác cao, thường là các từ toàn dan, nhằm hướng
đến nhiều đôi tượng người đọc khác nhau trong xã hội Bên cạnh đó, ngôn ngữ
trong VBTT thường mang tính khoa học và thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau,
thiên về tính học thuật Nhằm đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và khách quan,
ngôn từ được sử dụng trong VBTT cũng thường ít mang tính hình tượng như VBvăn học, nghĩa là rất ít sử dụng các từ ngữ mang màu sắc ân dụ, hoặc giàu sắc thái
biêu cảm.
d Hình thức trình bay