1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp
1.1.1.1. Khái niệm
PT phi ngôn ngữ hay PT giao tiếp phi ngôn ngữ đã trở thành một đối tượng
được các nhà nghiên cứu tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, dựa
trên bình diện ngữ dụng học thuộc nghiên cứu ngôn ngữ, Nguyễn Thiện Giáp
cho rằng:
“Bên cạnh các phương tiện bằng lời còn có các phương tiện phi lời và những yéu 16 đó bao gồm: bối cảnh, điện mạo, cách ăn mặc, tư thé, điệu bộ, cứ chỉ, khoảng cách. Đồng thời. Ông cũng nhắn mạnh rằng khi phân tích hội thoại cần nghiên cứu
các yêu tổ phi lời và người ta chỉ có thé hiểu được cách sử dụng một ngôn ngữ khi
các yếu tô phi lời được nghiên cứu day du” (Nguyễn Thiện Giáp, 2005, trích dẫn
trong Nguyễn Thanh Sơn, 2019).
Nguyễn Quang (2007, 2008) qua hai bài viết Giao tiếp phí ngôn từ và Cứ chỉ trong giao tiếp cũng có nhiều điểm thống nhất với Nguyễn Thiện Giáp. Tuy nhiên, tác giả này có sự đóng góp nhất định trong việc phát triển quan điểm của mình:
theo đó, PT phi ngôn ngữ (phi ngôn từ) được xem như là “mot bộ phan kiến tao nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal code), có nghĩa là không được mã hóa bằng từ ngữ, nhung có thể thuộc về cả hai kênh (channels) ngôn thanh (vocal) và phi ngôn thanh (non-vocal) ” (Nguyễn Quang, 2007, tr.77). O phương diện này,
chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Nguyễn Quang về vị trí và phạm
vi của PT phi ngôn ngữ.
Ở góc độ nghiên cứu kĩ năng giao tiếp hay tâm lí học giao tiếp. Chu Văn
Dức trong Giáo trình kĩ năng giao tiếp dùng trong các trường trung học chuyên
nghiệp bày to quan điểm như sau: “Trong giao tiếp, bên cạnh ngôn ngữ còn có
17
các phương tiện phi ngôn ngữ hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ không
có âm thanh" (Chu Văn Đức (Chủ biên), 2005, tr.49). Huynh Văn Sơn (2016) chi
ra rằng: “Các kí hiệu phi ngôn ngữ là một loạt phương tiện quan trong cua sự
biểu dat. Đó là các kích thích bên ngoài nhưng không phải là lời nói, chữ viết mà bao gém tat cá những yếu tổ thuộc về cử chỉ điệu bộ và những chuyển động biểu cảm khác ” và tác giả cũng cho thấy được vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp “không chi trong việc truyền dat thông tin mà còn biểu hiện tâm trạng, xúc cảm, tình cảm, thái độ,...của chủ thé giao tiếp” (Huỳnh Văn
Sơn (Chu biên), 2016). Trong một nghiên cứu khác, Nonverbal Communication,
các tac giả Burgoon, Guerrero và Floyd đã đề cập đến thuật ngữ “md giao tiếp phi
ngôn ngữ` (Nonverbal communication codes):
“Ma là một tập hợp các tín hiệu thường được truyền qua các phương tiện hoặc kênh cụ thể. Các mã giao tiếp phi ngôn newt được xác định bởi giác quan của con
người hoặc các giác quan mà chúng kích thích (Ví du: cảm giác thị giác) và/ hoặc
vật mang tín liệu (Ví dụ: cơ thể người hoặc các dé vật). Các mã khác nhau kết
hợp với nhau tạo thành cau trúc của giao tiếp phi ngôn ngữ" (Burgoon, Guerrero
& Floyd, 2016, tr.19).
Hai tác giả Ambady va Rosenthal (1998) cũng đồng ý rằng PT phi ngôn ngữ là bat kì các phương tiện nào khác trừ ngôn từ, nó được thể hiện thông qua các kênh giao tiếp hành vi hoặc biéu cảm và các tín hiệu này liên quan đến việc “truyền đạt
(còn được gọi là mã hóa hoặc phát tín hiệu) thông tìn cũng như việc giải thích
(hoặc giải mã hoặc tiếp nhận) thông tin’ (Ambady & Rosenthal, 1998).
Như vậy, có thể thấy hầu hết quan điểm của các tác giả đều tập trung vào việc khăng định tính “phi ngôn” của PT này. những “ki hiệu” không thuộc hệ thống ki hiệu ngôn từ. Bên cạnh đó, các quan điềm trên chỉ nhằm khang định vai trò, vị trí của PT phi ngôn ngữ trong một hình thức giao tiếp chủ yếu, giao tiếp trực tiếp và hau hết déu cho rang PT phi ngôn ngữ là các cử chỉ, điệu bộ,... thuộc ngôn ngữ cơ thê. Trong thực tế, hình thức giao tiếp gián tiếp thông qua văn bản viết cũng là
một hình thức giao tiếp khá phô biến, quan điểm của các tác giả về PT phi ngôn ngữ chưa có sự bao quát nhất định đối với hình thức giao tiếp này. Tuy nhiên,
18
điểm đóng góp đáng chú ý của các tác giả trên là đồng thời thừa nhận giá trị biêu nghĩa của PT phi ngôn ngữ và bước đầu ý thức được vai trò của chúng trong hoạt
động truyền đạt và tiếp nhận các thông tin trong hoạt động giao tiếp.
Ở góc độ nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho việc giáng day trong nhà trường trung học, Chương trình giáo duc phổ thông môn Ngữ văn (gọi tắt là Chương trình Ngữ văn 2018) đã định nghĩa về PT phi ngôn ngữ một cách ngắn gọn như
sau: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm “những hình ánh, số liệu, do thi, bảng biểu,... góp phan biểu nghĩa trong giao tiếp" (Bộ Giáo dục và Đào tao (Bộ GD & ĐT], 2018, tr.87). Dựa trên định hướng của chương trình, một số bộ SGK trién khai thực hiện CT Ngữ văn 2018 ở lớp 6 cũng đã dé xuất khái niệm về PT phi ngôn ngữ. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, bộ Kết nổi tri thức với cuộc sống đã giải thích về phương tiện phi ngôn ngữ là “những hình ánh, số liệu, đô thị, bảng biéu,... góp phan biéu nghĩa trong giao tiếp" (Bùi Mạnh Hùng (Tông chủ biên), 2020, tr.111). Có thê thấy, khái niệm này có phần gần gũi với định
hướng của Chương trình Ngữ văn 2018. Bên cạnh đó, nhóm tác giả biên soạn
Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo đã giải thích về phương tiện phi ngôn ngữ trong phan Tri thức tiếng Việt một cách chi tiết hơn: “Phương tiện phi ngôn ngữ là các hình anh, sơ đô, số liệu,...được sứ dụng trong văn ban.
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích bồ sung thông tin dé làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dé dang hon” (Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ
biên), 2020, tr.84).
Trong việc nghiên cứu vẻ PT giao tiếp phi ngôn ngữ trong nhà trường, PT này chú yêu được đặt trong ngữ cảnh của hoạt động giao tiếp thông qua văn bản viết (giao tiếp gián tiếp), chính vì vậy mà PT phi ngôn ngữ được hiéu là những yếu tô thuộc hình thức văn bản như hình anh, sơ đô, bảng biéu,...Khai niệm về PT phi
ngôn ngữ được sử dụng trong bộ sách Chấn trời sáng tạo đã phần nào trình bày được vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ trong hoạt động tiếp nhận VB.
Mặc dù diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng các quan điểm trên ton tại
19
nhiều điểm gặp gỡ, bô sung nhằm làm rõ vấn đẻ. Theo đó, PT giao tiếp phi ngôn ngữ được hiểu là:
e Những kí hiệu không thuộc mã ngôn từ;
¢ Được sử dụng trong các hoạt động giao tiếp (gôm giao tiếp trực tiếp va glao tiếp gián tiếp);
¢ Có khả năng biéu hiện thông tin, ý nghĩa nhằm thực hiện mục dich giao tiếp nhất định;
© Tôn tại với nhiều hình thức biêu hiện qua các kênh giao tiếp đa dạng.
Dựa trên những đặc điểm được xâu chuỗi như trên, có thé phát trién thành một khái niệm về PT giao tiếp phi ngôn ngữ như sau:
PT phi ngôn ngữ hay PT giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình thức biéu hiện không thuộc phạm vì của kí hiệu ngôn từ (tức thuộc về cận ngôn va ngoại ngôn),
thường mang thông tin và ý nghĩa nhất định. PT phi ngôn ngữ là PT hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp, chủ yếu là hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản (ở cá dang nói và dạng viết) thông qua các kênh giao tiếp khác nhau.
1.1.1.2. Phân loại
Tùy thuộc vào từng quan điểm khác nhau mà mỗi tác giả khi nghiên cứu về PT giao tiếp phi ngôn ngữ có những hệ thống phân loại riêng. Trong nội dung này,
người viết tập trung xem xét về tiêu chí phân loại và hệ thống phân loại các PT phi ngôn ngữ của một số tác giả tiêu biểu, đồng thời có sự đối sánh nhất định dé
làm rõ một số van đẻ trong cách thức phân loại.
Qua việc khảo sát và tìm hiéu cách thức phân loại PT phi ngôn ngữ của một số tác giả như Nguyễn Quang (2008), Chu Văn Đức (2005), Huỳnh Văn Sơn (2016),
* Theo Doan Tiến Luật (2017): "Kí hiệu (sign) có thể là bắt cứ thứ gì hiện điện xung
quanh chúng ta như cứ chỉ, ánh mat, lời nói của những người chúng ta gdp hẳng ngày,
nhãn hàng trên lọ/ gói thực phẩm trong gian bếp mỗi nhà hay các biển hiệu quảng cáo day đặc trên các đường pho,y. v... Tuy nhiên, một chất liệu nào đó chỉ trở thành kí hiệu
khi nó được sử dụng nhà im biểu đạt một ¥ nghĩa nào đó ngoài nó và thuộc vào một hệ
thông thông tin, giao tiếp nhất định. Khi dy, kí hiệu sẽ la một thực thé gom hai thành tô
sắn bó khang khít với nhau cầu thành, đó là cái biêu đạt (signifier) và cái được biéu đạt
(sigmified)`.
20
Ruesch và Kees (1956), Owen Hargie (2011), Ambady va Rosenthal (1998),...
người viết nhận thay có hai căn cứ được các tác giả sử dung làm tiêu chí cho việc
phân loại các PT phi ngôn ngữ:
Thứ nhất, dựa trên đặc điểm của chủ thé và hoàn cảnh giao tiếp để quyết định đến việc phân loại các PT giao tiếp phi ngôn ngữ. Dac điềm của cách thức phân loại này là xem xét các PT phi ngôn ngữ gắn liền với việc ứng dụng thực tiễn trong hoạt động giao tiếp (và chỉ chú trọng vào hình thức giao tiếp trực tiếp).
Tiêu biéu là cách phân loại của Huỳnh Văn sơn (2016), tác giả cho rằng: “Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp có thể là ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, nụ cười, dáng vẻ bên ngoài, cử động cua dau, cứ chi, tư thé, tiếp xúc thân thé, là giọng nói, là khung cảnh giao tiếp như khoảng cách, vị trí, bàn ghé....” (Huỳnh Văn Son, 2016). Nguyễn Thị Trường
Hân (2020) cũng có cách phân loại tương tự. Theo tác giả này, giao tiếp không lời bao gồm: giao tiếp bằng mắt; biéu cảm khuôn mat; cử chỉ: tư thé và định hướng cơ thé; không gian và khoảng cách: điện mạo: một số ngôn ngữ khác (giọng nói.
sự động cham, im lặng, biêu tượng) (Nguyễn Thị Trường Han, 2020).
Bên cạnh đó, trong bài viết Nonverbal Communication, hai tác gia Ambady và Rosenthal đã phân loại PT phi ngôn ngữ qua việc liệt kê một số kênh giao tiếp cơ bản: khuôn mặt (face), cơ thể (body), cử chỉ (gestures), giọng nói (voice) (Ambady
& Rosenthal, 1998, tr.776 — 777). Miller (1988) cũng bày tỏ quan điểm về một số PT phi ngôn ngữ được sử dụng phô biến trong lớp học bao gồm: sét mặt (facial expressions), ánh mắt (eyes), ngữ điệu lời nói (vocal intonation), động cham
(touching), tư thé và chuyển động của cơ thé (body postures and movements), trang phục (dress) và không gian (space). Như vậy, hệ thông phân loại của các tác giả trên gần như tương đông với nhau, đều dựa trên các kênh giao tiếp gắn với chủ thê giao tiếp và chủ yếu xoay quanh các phương tiện thuộc ngén ngữ cơ thể, âm thanh và các yếu tố thuộc về không gian.
Thứ hai, phân loại các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ dựa trên thuộc tính của chúng, có nghĩa là bàn đến các PT thuộc phạm vi cận ngôn và ngoại
ngôn. Hargie (2011) trong Skill Interpersonal Interaction: Research, Theory, and
Practice đã phân loại các PT phi ngôn ngữ trong sự đối lập với các PT ngôn ngữ, cụ thể như sau:
Bang 1.1: Hệ thông phân loại các phương tiện giao tiếp của Hargie
Giao tiếp bằng ngôn ngữ — Giao tiếp phi ngôn ngữ
Ngôn thanh Lời nói Giọng nói (cao độ, âm lượng,
(Vocal) tốc độ nói,....)
_Phi ngôn thanh Chữ viết, ngôn ngữ Ngôn ngữ cơ thê (cử chỉ, nét.
(Nonvocal) ký hiệu mặt, giao tiếp băng mắt,...)
(Hargie, 2011, trích dan trong University of Minnesota, 2016)
Xem xét cach thức phan loại của các tác gia Ruesch va Kees (1956) trong tài liệu Nonverbal Communication: Notes on the Visual Perception of Human Relations, hai tac gia nay đã nhóm các tín hiệu phi ngôn ngữ thành 3 loại:
© Ngôn ngữ ký hiệu (sign language): bao gồm bat kỳ loại cử chỉ nào thay thé các từ, số hoặc dấu chấm câu;
®- Ngôn ngữ hành động (action language): bao gồm tat cả các chuyên động cơ thê khác:
© Ngôn ngữ đối tượng (object language): bao gồm việc hiển thị có chủ đích hoặc không của các đối tượng (Ruesch & Kees, 1956).
Diém khác biệt trong cách phân loại các PT phi ngôn ngữ của Ruesch và Kees là xếp các ngôn ngữ kí hiệu vào nhóm các PT giao tiếp phi ngôn ngữ. Về phương diện này, người viết hoàn toàn đồng ý với tác giả, bởi nêu “ngôn ngữ` được hiểu theo nghĩa rộngÝ, thì các kí hiệu tôn tại ở dang không phải là ngôn từ (chữ viếU và có giá trị biéu nghĩa đều được coi như một đơn vị thuộc ngôn ngữ (gọi chung
là ngôn ngữ kí hiệu). Trong các trường hợp giao tiếp thông qua văn bản như thư từ, thông báo, chỉ thi,... thì các hình thức biéu hiện ở dạng này hoàn toàn có thé
đảm nhiệm được các vai trò như các PT phi ngôn ngữ khác.
Dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa, Nguyễn Quang (2007, 2008) xác định các
# Trong Giáo trình dan luận ngôn ngữ học, các tác giả Hoàng Dũng và Bùi Mạnh Hùng (2007) cho răng ngôn ngữ là một hệ thông dấu hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện tư duy
và phương tiện giao tiếp của con người.
sa bộ
phương tiện phi ngôn ngữ bao gồm các yếu tố cận ngôn (thuộc ngôn thanh) và ngoại ngôn (thuộc phi ngôn thanh). Trong đó, các yếu t6 cận ngôn như (ốc độ, cường độ, ngữ Ìưu,... và các yêu tô ngoại ngôn gồm:
e©_ Ngôn ngữ cơ thể (dáng điệu, cử chỉ, biểu hiện nét mặt,...);
© Ngôn ngữ vật thể (áo quan, trang sức, nước hoa, quà tặng,...);
© Ngôn ngữ môi trường (đối thoại, địa diém giao tiếp,...).
Đồng thời, tác giả này cũng đặc biệt nhân mạnh tính phô biến của ngôn ngữ cơ thé trong số các PT giao tiếp phi ngôn ngữ (Nguyễn Quang, 2007, tr.80).
Trường hợp giao tiếp trong phạm vi lớp học, bên cạnh hình thức giao tiếp trực tiếp trong hoạt động day và học, GV và HS còn gián tiếp giao tiếp với nhau thông qua VB tôn tại ở dạng viết, cụ thé như trong giờ day phân môn Lam văn (CT hiện hành) hoặc giờ dạy ki năng viết (CT Ngữ văn 2018). Bên cạnh đó, trong giờ day đọc hiéu, HS cũng được tham gia vào hoạt động giao tiếp có sự tương tác hai chiều giữa tác giả - người đọc (HS), GV va HS, HS và HS, thông qua VB. Chính vì vậy mà các PT giao tiếp phi ngôn ngữ cũng phải bao hàm những kênh giao tiếp đáp ứng được hình thức giao tiếp đặc biệt này. O’Brien, Anstey va Bull (2013) cho rằng: Cùng với ngôn ngữ, các phương tiện trực quan, âm thanh, cử chỉ và không gian cũng được xem như những hệ thống kí hiệu học. Ngoài ra, các nghiên
cứu của Kress và Leeuwen (1996, 2006) đã đồng ý rằng các hình ảnh, màu sắc, âm nhạc, kiêu chữ và các phương thức trực quan khác tương tự có thé hoàn toàn đáp ứng và thực hiện được các chức năng giao tiếp như ngôn ngữ. Nhằm nghiên cứu một cách thức phân loại các PT phi ngôn ngữ dé tạo cơ sở cho việc dé xuất
các biện pháp phù hợp với đối tượng HS trung học, người viết điều chỉnh một số
điềm trong hệ thông phân loại và được trình bày cụ thé như sơ đồ bên dưới:
Âm thanh
Tốc độ âm thanh;
Giọng điệu;
Nhịp điệu;
Cường độ,...
Cử chi/
chuyển động
Ngôn ngữ
cơ thẻ;
Hiệu. ứng
chuyên động của các doi
tượng (VB
dang viét);...
Địa điểm. đặc điểm của không = gian giao tiệp,...
Phương thức
sắp xếp, bo trí
các yêu tô (VB dang viê\)....
Hình ảnh động/
tinh;...
Sơ đô, biéu đỏ,
bản đồ:...
Bang số liệu;...
So dé 1.1: Sơ dé phân loại các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
1.1.2. Văn bản thông tin 1.1.2.1. Khái niệm
Hiện nay, VBTT ngày càng được quan tâm và đưa vào chương trình giảng day
ở các cấp học của nhiều quốc gia phát trién trên thế giới. Tuy nhiên, van đề sử dụng thuật ngữ và trình bày khái niệm cho đến nay vẫn chưa có sự thông nhất.
Trong nội dung này, người viết chủ yếu điểm qua một số khái niệm nồi bật về VBTT của các nghiên cứu và CT giáo dục tiêu biéu; đồng thời, chỉ ra những điểm thống nhất trong các quan điểm, làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm VBTT.
CT tiếng Anh của Australia đã phân chia VB tủy theo các mục đích cụ thê được phân thành các loại VB bao gồm: VB phân tích (Analytical texts), VB tưởng
tượng (Imaginative texts), VB giải thích (Interpretive texts), VB thuyét phuc
(Persuasive texts). Trong đó, VB giải thích (Interpretive texts) có mục đích chính
là giải thích và dién giải các sự kiện, ý tưởng hoặc khái niệm, chúng bao gồm các loại VB như tự truyện, tiêu sứ, các bài báo nỗi bật trên phương tiện truyền thông, phim tài liệu và các văn bản phi hư cầu khác. Ngoài ra, CT còn chú trọng vào các VB có tính chất giải thích hon là cung cấp thông tin đối với những nam cuối cấp
(Australian Curriculum, Assessment and Reporting Authority [ACARA], 2020).
Nhìn chung, VB giải thích ma CT tiếng Anh của Australia xác định về nội hàm có phần giống với VBTT trong CT Giáo dục của một số quốc gia khác.
24