1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu ngoại giao văn hóa trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Ngoại Giao Văn Hóa Trung Quốc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Người hướng dẫn Cô Vũ Thị Minh Ngọc, Giảng Viên Bộ Môn
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Ngoại Giao Văn Hóa
Thể loại Bài Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Trong thời gian gần đây, lãnh đạo Trung Quốc không chỉ thúc đẩy các hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường sức ảnh hưởng quốc tế, mà còn tập trung phát triển toàn diện sức mạnh tổng hợp qu

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu ngoại giao văn hóa Trung Quốc và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Ngoại giao văn hóa

Mã phách:

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Hành chính Quốc gia đã đưa học phần Ngoại giao văn hóa vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Vũ Thị Minh Ngọc, giảng viên bộ môn, đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học môn Ngoại giao văn hóa Nhờ cô, em đã học hỏi được nhiều kiến thức

bổ ích, và chắc chắn đây sẽ là hành trang quý giá giúp em vững bước trong tương lai

Học phần Ngoại giao văn hóa là một môn học thú vị và bổ ích, cung cấp những kiến thức thiết thực, gắn liền với nhu cầu thực tế của sinh viên

Tuy nhiên, vì vốn kiến thức của em còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, dù em đã cố gắng hết sức nhưng bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa chính xác

Em rất mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA 3

1 Khái niệm về ngoại giao văn hóa 3

2 Cơ cấu của ngoại giao văn hóa 3

2.1 Nội dung hoạt động của ngoại giao văn hóa 3

2.2 Nguyên tắc hoạt động của ngoại giao văn hóa 4

2.3 Hình thức của ngoại giao văn hóa 4

2.4 Chủ thể của ngoại giao văn hóa 4

2.5 Đối tượng của ngoại giao văn hóa 4

3 Vai trò của ngoại giao văn hóa 4

CHƯƠNG II 6

TÌM HIỂU VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRUNG QUỐC 6

1 Bối cảnh thế giới những năm đầu thế kỉ XXI 6

2 Quan điểm của Trung Quốc về vai trò của ngoại giao văn hóa 6

2.1 Ngoại giao văn hóa giúp nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế 6

2.2 Ngoại giao văn hóa là phương tiện để truyền bá văn hóa ra bên ngoài 7

2.3 Ngoại giao văn hóa giúp tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc 8

3 Các chính sách ngoại giao văn hóa 9

3.1 Chính sách Ngoại giao trong nước 9

3.2 Đối với các nước lớn và tổ chức trong khu vực 10

3.2.1 Với Mỹ: Ngoại giao văn hóa 'sưởi ấm' quan hệ 2 “kỳ phùng địch thủ” Mỹ-Trung Quốc 10

3.2.2 Với liên minh Châu Âu (EU) 11

3.2.3 Với ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) 12

Trang 4

3.2.4 Với Châu Phi 13

3.3 Đối với cộng đồng người Hoa ở nước ngoài 13

3.4 Đối với các nước láng giềng 14

3.5 Đối với Việt Nam 14

4 Thuận lợi và thách thức của ngoại giao văn hóa Trung Quốc 15

4.1 Thuận lợi 15

4.2 Thách thức 15

CHƯƠNG III 17

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM QUA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRUNG QUỐC 17

1 Bài học kinh nghiệm 17

2 Thực tiễn 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 5

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện được xem là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Với diện tích rộng lớn và dân số đông đảo, Trung Quốc từ lâu đã được biết đến như cái nôi của một nền văn minh rực rỡ trong lịch sử nhân loại Trong thời gian gần đây, lãnh đạo Trung Quốc không chỉ thúc đẩy các hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường sức ảnh hưởng quốc tế, mà còn tập trung phát triển toàn diện sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm chính trị, ngoại giao, văn hóa và quân sự Ngoại giao văn hóa

đã được xác định là một trong ba trụ cột chính của nền ngoại giao hiện đại Trung Quốc, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế Trước bối cảnhhội nhập sâu rộng và toàn cầu hóa, Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa như một yếu tố bền vững, có khả năng lan tỏa

và thẩm thấu lâu dài Là nước láng giềng gần gũi, Việt Nam có chung biên giới đất liền và lãnh hải với Trung Quốc, đồng thời có nhiều điểm tương đồng về vănhóa nhờ nền văn minh lúa nước Văn hóa Trung Quốc đã để lại dấu ấn sâu sắc tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử Việc nghiên cứu chiến lược ngoại giao vănhóa của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết Điều này không chỉ giúp đánh giá thực tiễn các hoạt động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc

mà còn cung cấp những bài học giá trị để tham khảo cho Việt Nam Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang định hướng phát triển ngoại giao toàn diện dựa trên ba trụ cột: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, việc rút ra kinh nghiệm từ Trung Quốc sẽ góp phần định hình các chính sách đốingoại hiệu quả hơn Đồng thời, đây cũng là cơ hội để xây dựng chiến lược ngoạigiao văn hóa mới, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ Việt - Trung

II Khái quát nội dung nghiên cứu

Trang 6

Chương 1 trong bài nghiên cứu đề cập đến khái quát về ngoại giao văn hóa, với các khái niệm, cơ cấu và vai trò Chương 2 bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về quan điểm của Trung Quốc về vai trò của ngoại giao văn hóa cũng như các chính sách ngoại giao trong nước của Trung Quốc và chính sách ngoại giao đối với các nước lớn, các tổ chức trong khu vực, các nước láng giềng và cộng đồng người Hoa tại nước ngoài và từ đó nhìn nhận lại được những thuận lợi và thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt Cuối cùng ở chương 3 từ những kinh nghiệm ngoại giao văn hóa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học

từ đó

Trang 7

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA

1 Khái niệm về ngoại giao văn hóa

Hiện nay, có rất nhiều các nhận định và khái niệm được đưa ra về khái niệm ngoại giao văn hóa ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới Theo nhận định của nhà nghiên cứu Nhật Bản O Ka-du-ô lại cho rằng: "Mục tiêu chủ chốt của ngoại giao văn hóa là tăng cường, cải thiện hình ảnh và uy tín của quốc gia thông qua các khía cạnh văn hóa" Còn theo Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCOcủa Bộ Ngoại giao Việt Nam định nghĩa: "Ngoại giao văn hóa là một hoạt động đối ngoại, được nhà nước tổ chức, ủng hộ hoặc bảo trợ Hoạt động này được triển khai trong một thời gian nhất định nhằm đạt được những mục tiêu chính trị,đối ngoại xác định, bằng các hình thức văn hóa như: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống, ẩm thực, phim, ấn phẩm, văn học"

Mặc dù các khái niệm và nhận định được nêu trên về ngoại giao văn hóa có sự khác biệt nhưng chúng đều có những điểm chung cơ bản, như vậy ngoại giao văn hóa có thể hiểu là một lĩnh vực của ngoại giao mà ở đó sử dụng công cụ vănhóa chủ đạo để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển đất nước về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh; đặc biệt ngoại giao văn hóa còn đóng vai trò cầu nối để vừa giúp quảng bá, nâng cao

uy tín, vị thế quốc gia, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm cho nền văn hóa nước nhà

2 Cơ cấu của ngoại giao văn hóa

2.1 Nội dung hoạt động của ngoại giao văn hóa

- Truyền bá, quảng bá các giá trị văn hóa

- Đàm phán ký kết, hợp tác về văn hóa

- Duy trì mối liên kết văn hóa

Trang 8

- Tiếp nhận, tiếp biến văn hóa nước ngoài

2.2 Nguyên tắc hoạt động của ngoại giao văn hóa

Các nguyên tắc của ngoại giao văn hóa bao gồm: thừa nhận, thấu hiểu, đối thoại – nghĩa là thừa nhận các giá trị văn hóa của nhau (việc thừa nhận này có thể do dựa trên tinh thần hữu nghị, hoặc do bị hấp dẫn bởi nền văn hóa của quốc gia khác), chia sẻ và cùng đối thoại vì các mục đích chung

2.3 Hình thức của ngoại giao văn hóa

- Tổ chức hoạt động truyền thông đối ngoại

- Tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật

- Tổ chức hoạt động triển lãm

- Tổ chức ngày/tuần/tháng/năm văn hóa tại nước ngoài

- Hoạt động của Trung tâm Văn hóa ở nước ngoài

2.4 Chủ thể của ngoại giao văn hóa

Chủ thể quan trọng nhất của NGVH là nhà nước Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong chỉ đạo, điều phối, triển khai thực hiện NGVH Ngoài ra còn

có sự tham gia của các chủ thể khác như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xuyên quốc gia, các doanh nghiệp…

2.5 Đối tượng của ngoại giao văn hóa

Ngoại giao văn hóa thường hướng tới chính phủ hoặc nhân dân của các quốc gia khác

3 Vai trò của ngoại giao văn hóa

Ngoại giao văn hóa thúc đẩy ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tếNgoại giao văn hóa tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia đồng thời còn có vai trò làm dịu căng thẳng về chính trị

Trang 9

Ngoại giao văn hóa góp phần nâng cao và củng cố sức mạnh mềm của quốc gia trên thế giới

Trang 10

CHƯƠNG II TÌM HIỂU VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRUNG QUỐC

1 Bối cảnh thế giới những năm đầu thế kỉ XXI

Toàn cầu hóa và bối cảnh quốc tế đã và đang tạo ra những điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển của ngoại giao văn hóa Thế giới trong những thập niên đầuthế kỷ 21 đang thay đổi rất nhanh chóng dưới tác động của tiến trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ Bên cạnh đó, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh “hạ màn”, vai trò của chủ thể chính trong quan hệ quốc tế là các quốc gia, dân tộc cũng như ngoại giao chuẩn mực truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ Với xu thế hội nhập, liên kết, mở cửa ngày càng sâu rộng, các quốc gia ngày nay phải xử lý một mạng lưới các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, đa chiều Song song với xu hướng hội nhập, hợp tác, liên kết nói trên, thế giới “hậu Chiến tranh lạnh” còn chứng kiến xu hướng độc lập,

tự chủ của các quốc gia, dân tộc trong việc xác lập, tạo dựng cho mình các giá trị, bản sắc nhằm chống lại những tác động, hệ lụy tiêu cực của tiến trình toàn cầu hóa Nếu được hiểu một cách đầy đủ và được dành một vị trí xứng đáng trong chính sách đối ngoại của một quốc gia, ngoại giao văn hóa được sẽ có đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng bản sắc, hình ảnh, nâng cao uy tín

và ảnh hưởng của quốc gia đó trên trường quốc tế hay còn được gọi là “Sức mạnh mềm” Trong bối cảnh nguồn lực quyền lực đang thay đổi, Trung Quốc đã

có những bước đi đáng chú ý

2 Quan điểm của Trung Quốc về vai trò của ngoại giao văn hóa

2.1 Ngoại giao văn hóa giúp nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế

Từ những năm 90 thế kỷ XX, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 , Trung Quốc đã coi việc xây dựng hình tượng “nước lớn có trách

Trang 11

nhiệm” là mục tiêu chiến lược nhằm nâng cao địa vị quốc tế của mình Nửa cuốinhững năm 90, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm làm dịu bớt mối lo ngại của các nước trên thế giới về sự trỗi dậy của Trung Quốc, tạo ra môi trường hoà bình, ổn định xung quanh để phát triển kinh tế, đồng thời điều chỉnh chính sách với các nước láng giềng, chấp nhận các biện pháp mềm dẻo hơn trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp biên giới, lãnh thổ và lãnh hải Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã thay đổi từ một nước bị nhận viện trợ thành nước viện trợ, Chính phủ Trung Quốc viện trợ kinh tế, viện trợ duy trì hoà bình cho các nước và khu vực khác trên thế giới, viện trợ cho nước ngoài tăng ở mức hai con số Đồng thời, Trung Quốc cũng rất chú trọng tăng cường tuyên truyền văn hoá Trung Hoa ra khắp các châu lục Điều đó đã giúp Trung Quốc cải thiện đáng kể địa vị quốc tế của mình Trung Quốc ngày càng

để lại ấn tượng quốc tế tích cực trong lòng người dân các nước trên thế giới

2.2 Ngoại giao văn hóa là phương tiện để truyền bá văn hóa ra bên ngoài

Thành tựu kinh tế to lớn đạt được trong những thập kỷ qua, cùng với văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống làm cho sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với thế giới ngày càng lớn Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt chính sách hấp dẫn đối với các quốc gia khác, rõ nhất là đối với các nước Đông Nam Á Trong

10 năm gần đây, số lượng lưu học sinh nước ngoài du học ở Trung Quốc đã tănggấp 3 lần, trong đó, số lượng du học sinh đến từ các nước phát triển như Mỹ…

có xu hướng tăng rõ rệt, lưu học sinh đến từ châu Á nhiều nhất,chiếm trên tổng

số lưu học sinh nước ngoài ở Trung Quốc Hiện nay, tổng số lưu học sinh nước ngoài ở Trung Quốc là 141 nghìn người, trong đó, số lưu học sinh Hán ngữ là 86.697 người

Ngoài ra, thông qua việc thành lập Học viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã thành công trong việc tăng cường sức hấp dẫn

Trang 12

của văn hoá Trung Quốc Điều đó thể hiện ở cơn sốt học tiếng Hán đã lan toả ở nhiều nơi trên thế giớie Trước hết có thể thấy ở các nước Đông Nam Á, trừ một

số nước có nhiều người Hoa sinh sống nhất như Singapo, Malaixia, một số nướckhác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia…trào lưu học tiếng Hán đã pháttriển rất nhanh chóng

Sự gia tăng số người học tiếng Hán cũng như lượng lưu học sinh nước ngoàikhông chỉ thể hiện sức hấp dẫn của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, mà còn chứng tỏ Trung Quốc đã trở thành thanh nam châm văn hoá của châu Á cũng như của thế giới Văn hoá truyền thống Trung Quốc có sức hút mạnh mẽ và hiệnnay đã hoà nhập vào sự phổ biến văn hoá chung của toàn nhân loại Điều đó có được một phần không nhỏ nhờ vào việc thực hiện thành công các biện pháp ngoại giao văn hoá

2.3 Ngoại giao văn hóa giúp tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc

Tại Đại hội lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm "sức mạnh mềm" lần đầu tiên được đưa vào nội dung của “Báo cáo chính trị”, khẳng định đây là một yếu tố quan trọng cấu thành sức mạnh tổng hợp của quốc gia Báo cáo cũng nhấn mạnh nhiệm vụ “vực dậy sức sống sáng tạo của văn hoá toàndân tộc, nâng cao sức mạnh mềm của văn hoá quốc gia” Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã coi sức mạnh mềm là một ưu tiên chiến lược Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhiều lần khẳng định rằng “nâng cao sức mạnh mềm của quốc gia là một bài toán trọng đại, thực tế đặt ra trước mắt chúng ta”Trong quá trình hội nhập quốc tế và vươn lên trở thành cường quốc, văn hóa nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc Với bề dày lịch sử, đặc biệt là văn hóa truyền thống xoay quanh hạt nhân văn minh Nho giáo, Trung Quốc sở hữu sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu Học giả

Trang 13

người Mỹ Joseph Nye nhận định rằng: văn hoá truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt là văn hoá Nho gia luôn có ảnh hưởng lớn trên thế giới, văn hoá Trung Quốc có sức hấp dẫn lớn trên nhiều phương diện Ngoài văn hoá truyền thống, văn hoá hiện đại của Trung Quốc ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý củanhiều nước trên thế giới

Nhận thấy lợi thế này, Trung Quốc đã tích cực lồng ghép hợp tác văn hóa vào chiến lược phát triển hòa bình Trong những năm gần đây, nước này đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tại các quốc gia khác, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa nhân dân Trung Quốc và bạn bè quốc tế Những nỗ lực này đã mở ra kênh đối thoại giữa các nền văn hóa khác nhau, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau Thực tiễn cho thấy, ngoại giao văn hóa đã giúp Trung Quốc đạt được nhiều thành công đáng kể, từ đó nâng cao đáng kể sức mạnh mềm của mình trong khu vực và trên thế giới

3 Các chính sách ngoại giao văn hóa

3.1 Chính sách Ngoại giao trong nước

Chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc trong nước tập trung vào việc quảng bá và củng cố giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và hiện đại hóa văn hóa Trung Quốc đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường giao lưu văn hóa, như tổ chức các sự kiện nghệ thuật, lễ hội,

và khuyến khích học tập ngôn ngữ, lịch sử Trung Hoa Ngoài ra, Trung Quốc còn chú trọng phát triển các sản phẩm văn hóa hiện đại, như phim ảnh, âm nhạc,

để phản ánh sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại Việc thành lập các Học viện Khổng Tử trên toàn cầu cũng là một phần trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Trung Quốc, nhằm giới thiệu ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa đến với thế giới

Ngày đăng: 18/01/2025, 23:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w