-a a
a -Bµi tiÓu luËn
Ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng t¹i
HUYÖN §¶O C¤ T¤
Trang 2PHẦN I: KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Khái niệm về du lịch bền vững :
Để quản lí và phát triển du lịch bền vững một cách hiệu quả thì việc hiểu rõ bản chất của nó là gì là điều rất quan trọng Tuy nhiên, để tìm được một định nghĩa chính xác về du lịch bền vững là điều rất khó, bởi hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm về vấn đề này Khái niệm về
du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây
Theo Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng các nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de
janeiro 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế – xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuôc sống con người”
Mặc dù còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, song phần lớn ý kiến cho rằng du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên
Trang 3và văn hoá nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của du khách, hay nói cách khác là đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được trong hiện tại và không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Điều này được thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác động xấu đến môi trường cũng như đảm bảo đem lại những lợi ích lâu dài cho xã hội
Đây là khái niệm không nằm ngoài khái niệm chung về sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội nói chung và của một ngành kinh tế nào đó nói riêng
1.2 Mục tiêu của du lịch bền vững :
Du lịch hiện đang được coi là một ngành kinh tế lớn và phát triển nhanh nhất trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hoá có tính toàn cầu cũng như có tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và môi trường Sự phát triển bền vững của ngành du lịch hay bất kỳ một ngành nào khác đều nằm trong sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội nói chung, cần đạt được ba mục tiêu cơ bản :
Bền vững về kinh tế
Bền vững về tài nguyên và môi trường
Bền vững về văn hoá - xã hội
Cũng trên cơ sở này ngành du lịch bền vững đặt ra những mục tiêu sau :
+ Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường
Trang 4+ Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
+ Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
+ Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách
Như vậy phát triển du lịch bền vững đã được xem như là sự phát triển ổn định lâu dài của ngành du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương Nếu không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương thì sẽ không có lí do để họ bảo vệ những gì du khách muốn được hướng từ du lịch Mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch thì họ sẽ có lí do
để bảo vệ nguồn tài nguyên này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để khách du lịch tiếp tục tới Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là một phương cách tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng cường kinh tế ở những vùng còn nhiều khó khăn
Trang 5PHẦN II: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở
HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ
1.Kh¸i qu¸t chung
Cô Tô là tên một quần đảo nằm ở phía đông của đảo Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh, diện tích 46,2 km², dân số hơn 4.985 người Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đá lớn nhỏ gồm có các đảo như sau: Cô Tô Con, Cô Tô Lớn, Cồn Ba Đỉnh Con, Cồn Chân Kiểng
Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá Đầu thời Nguyễn, một số dân cư Trung Quốc đánh bắt được những toán cướp biển và xin được nhập cư sinh sống
Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển Dân cư đông dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông,Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến
Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đôngtỉnh Hải Ninh Sau ngày Nhật đảo chính, Pháp quay lại chiếm đóng Cô Tô Từ Cô Tô và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến
Trang 6Pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và cảng Hải Phòng. Tháng
11 năm 1946, Đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu
chiến Le Créyac mới chiếm được của Hải quân Pháp tiến ra giải
phóng Cô Tô nhưng không thành công Cho đến cuối năm 1955, thực hiện Hiệp định Genève, quân Pháp mới rút khỏi
Trước năm 1978, quần đảo Cô Tô - Thanh Lân là vùng đảo sầm uất, dân số đông tới 6740 người Trong đó có 545 hộ, 3200 người,
1424 lao động sống bằng nông nghiệp, 548 hộ, 3141 người, 1236 lao động sống bằng nghề đánh bắt cá Nửa cuối năm 1978, người gốc Hoa về Trung Quốc, trên đảo chỉ còn lại 10% dân số, mọi hoạt động sản xuất suy giảm
Từ năm 1994 đến nay nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ
về giá điện, giá xăng dầu, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, hàng ngày đều có tàu khách Vân Đồn - Cô Tô, làm cho đời sống nhân dân nơi đây không ngừng được cải thiện
Cô Tô có địa hình đồi núi Đỉnh giáp Cáp Cháu trên đảo Thanh Lân cao 210 m, đỉnh đài khí tượng trên đảo Cô Tô lớn cao 160 m Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là những đồi núi thấp và những cánh đồng hẹp, ven đảo là những bãi cát nhỏ và vịnh nhỏ Đất đai chủ yếu là đất pheralit trên sa thạch Đất rừng rộng 2.200 ha, đất có khả năng nông nghiệp (771 ha) chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong
đó một nửa số có khả năng cấy lúa, trồng màu, gần nửa có khả năng chăn thả gia súc và trồng cây ăn quả
Trang 7Cô Tô ít sông suối, đã đắp đập hình thành 11 hồ nhỏ Nước ngầm rất phong phú, chất lượng tốt Thảm thực vật trên các đảo khá phong phú chủng loại Rừng tự nhiên đa dạng với nhiều loại gỗ tốt và nhiều song mây, ràng rang Rừng trồng gồm phi lao, bạch đàn, thông đuôi ngựa Trên đảo Thanh Lân còn có cam, quýt, chuối đã nhiều năm thành sản phẩm hàng hoá nổi tiếng trong tỉnh Có nhiều loại dược quí hiếm như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo Động vật rừng từ xa xưa khá nhiều nay ở đảo Thanh Lân còn có đàn khỉ vàng chừng 100 con, một ít trăn, tắc kè Nghề đánh bắt tôm,
cá, mực ở đảo Cô Tô đã ở giai đoạn cạn kiệt nên nhiều loại hải sản bị cấm khai thác.
Trang 82.Phát triển du lịch theo hớng bền vững tại
huyện đảo Cô Tô
Huyện đảo Cụ Tụ được đỏnh giỏ là giàu tiềm năng phỏt triển du lịch bởi cảnh quan thiờn nhiờn kỳ vĩ với những bói tắm hoang sơ tuyệt đẹp Để phỏt huy giỏ trị tiềm năng về kinh tế biển đảo, Cụ Tụ đang tập trung phỏt triển du lịch cộng đồng hướng tới bền vững
Trong những năm gần đõy, Cụ Tụ ngày càng trở thành một địa chỉ quen thuộc của du khỏch mỗi khi đến với Du Lich Ha Long Quảng Ninh Cụ Tụ được thiờn nhiờn ban tặng cho nhiều cảnh quan thiờn nhiờn tuyệt đẹp mà ớt nơi cú được Nơi đõy cú những bói tắm đẹp, dài hàng chục ki-lụ-một, cỏt trắng mịn, cũn hoang sơ hoà vào làn nước biển xanh trong như bói Vàn Chảy nằm phớa tõy đảo, bói Hồng Vàn nằm phớa đụng của đảo Đảo Cụ Tụ cũn hoang sơ, kỳ bớ với khu Cầu
Mỵ gồm nhiều dải đỏ chạy dài hướng ra biển lớn tạo nờn khung cảnh
vụ cựng tuyệt đẹp, hấp dẫn du khỏch mỗi khi đến đõy
Để khai thỏc hiệu quả tiềm năng đồng thời gỡn giữ bản sắc văn hoỏ
và mang lại lợi ớch trực tiếp cho người dõn địa phương, huyện Cụ Tụ đang tập trung phỏt triển du lịch cộng đồng hướng tới bền vững, dựa trờn tiềm năng và khắc phục những khú khăn về cơ sở hạ tầng hiện tại trờn đảo
Cụ Tụ xõy dựng chương trỡnh du lịch cộng đồng bằng nhiều dịch
vụ hấp dẫn như được tham quan khỏm phỏ vẻ đẹp hoang sơ của đảo, tỡm hiểu đời sống sinh hoạt của người dõn nơi đõy Du khỏch sẽ được
bố trớ đến ở tại nhà dõn để trải nghiệm cuộc sống, tham gia đỏnh cỏ,
Trang 9câu mực… như những ngư dân thực thụ; tham gia các hoạt động tập thể như đốt lửa trại, hoạt động xã hội, tình nguyện trên địa bàn huyện đảo
Cô Tô có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, bởi ngoài tiềm năng vốn có của địa phương, người dân nơi đây rất thân thiện, hiếu khách Du lịch cộng đồng sẽ tăng cường tính đoàn kết giữa doanh nghiệp du lịch và người dân, đem lại cho nhiều gia đình thêm nhiều khoản thu nhập Nhưng, điều quan trọng nhất là việc phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn các giá trị văn hoá, vẻ đẹp tự nhiên của địa phương để phát triển bền vững
Để làm được điều này, chính quyền địa phương đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông, hoàn thiện cơ
sở hạ tầng để phát triển du lịch Năm 2010, tàu cao tốc chất lượng được đưa vào sử dụng, giao thông đến đảo Cô Tô không còn gặp khó khăn như trước Nếu đi tàu cao tốc, du khách chỉ mất khoảng 1, 5 giờ
là đã được đặt chân lên đảo
Trong thời gian tới, UBND huyện Cô Tô tiếp tục đầu tư thêm 1 con tàu cao tốc vỏ hợp kim nhôm trị giá hơn 30 tỷ đồng sẽ góp phần rút ngắn hơn nữa thời gian tàu chạy từ Vân Đồn ra Cô Tô
Hệ thống thông tin trên đảo cũng được đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc của du khách Sau khi Viettel phủ sóng internet 3G năm
2010, vào tháng 2/2012, Cô Tô chính thức hoàn thành phủ sóng wifi toàn huyện và trở thành huyện đảo đầu tiên trong cả nước phủ sóng wifi toàn huyện Điều này càng làm cho Cô Tô gần với đất liền hơn
Trang 10Nhằm khắc phục khó khăn về vấn đề điện, nước của Cô Tô, hiện tại tỉnh đang đầu tư, triển khai 2 dự án lớn đó là dự án đưa điện lưới ra Cô Tô và dự án hồ chứa nước ngọt Trường Xuân Từ ngày 30/4/2012, huyện sẽ chạy máy phát điện 22h/ngày để phục vụ du khách
Công tác vệ sinh môi trường cũng được tăng cường nhằm giữ gìn cảnh quan môi trường cho đảo Trên địa bàn luôn có từ 20-30 lao động thu gom rác thải Tại xã đảo Thanh Lân, rác sẽ được vận chuyển bằng thuyền rồi tập kết và đưa vào xử lý bằng hệ thống đốt rác hiện đại
Bên cạnh đó, để giúp cho nhân dân hiểu được về kỹ năng phục
vụ khách du lịch khi tham gia vào chương trình du lịch cộng đồng, huyện đã cử các cán bộ của huyện, cán bộ, nhân viên của nhiều công
ty lữ hành tới từng hộ gia đình tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các kỹ năng phục vụ như việc giao tiếp, nấu ăn, vệ sinh, xây dựng đội văn nghệ… Ngoài ra, tham gia vào chương trình du lịch cộng đồng, người dân sẽ được hỗ trợ kinh phí để xây dựng sửa chữa nhà cửa, một phần phụ phí sinh hoạt ăn uống khi có khách đến ở
Trang 11Du lịch cộng đồng mới chỉ phát triển ở Việt Nam từ năm 1997 Trên thế giới đây là mô hình được nhiều nước áp dụng để phát triển
du lịch bền vững Lợi ích của việc phát triển du lịch tại Cô Tô từ chỗ người dân địa phương không biết “du lịch” là gì, thì nay đã có thể tham gia hoạt động du lịch, cải tạo nhà ở để có thể đón tiếp khách nghỉ đêm, nấu các món ăn phục vụ khách du lịch, kỹ năng đón tiếp khách du lịch và đặc biệt là có thu nhập đáng kể từ các hoạt động dịch
vụ du lịch mang lại Đời sống của cộng đồng cư dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, quan trọng hơn cả là chính người dân đã góp phần giữ gìn bảo vệ huyện đảo theo hướng phát triển bền vững./