Những bat cập, hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật về giảiquyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án ....
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRẢN HÀ LINH
GIẢI QUYET TRANH CHAP GIỮA THƯƠNG NHÂN VỚI NGƯỜI TIEU DUNG
BANG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Hà Nội - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRAN HÀ LINH
GIẢI QUYẾT TRANH CHAP GIỮA THƯƠNG NHÂN
VỚI NGƯỜI TIEU DUNG BANG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYET TRANH CHAP NGOÀI TOA AN
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Ma số : 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Vinh Hưng
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học
Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại Học Luật xem xét
dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Hà Linh
Trang 4BANG DANH MỤC CAC TỪ VIET TAT
Alternative Dispute Resolution
ADR oo, : :
(Phương thức giải quyét tranh chap thay thê)BLTTDS Bộ luật tô tụng dân sự
BVQLNTD Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng
EU Liên minh Châu Âu
Online Dispute Resolution ODR
(Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến)
Trang 5MỤC LỤC
LOT CAM DOAN :- 2c 222 tt 211.1 |
MO 00 |
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu - 2-2 2 +++x++Ez+£x+rxezxezrxerxee 1
2 Tình hình nghiên cứu của dé tài ¿5S E+EE£EE£EE£EE2EE2EEEErEerrrkered 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5+ + 22+ ***+*vEE+eeEEeeereeeerersss 6
3.1 /000i19i8:140i5i0ui 011177 6
3.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - - c2 331133113311 1391 13 31111111 key 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2+£+++£E£+E£+Ex+rxezxzrxsrxee 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu ¿- 2 + +E£+E2+EE£EESEEEEEEE121121121171 21.1 re 7
4.2 Phạm vi nghién CỨU - <2 2c 3321833318392 E5EEEEEEEerrrsee 8
5 Phương pháp luận va phương pháp nghiên cứu - «+ +s«++s++s+ 8
6 Tính mới và những đóng GOP - - - 6+3 E1 2119 1v nh nưnưyp 9
7 Kết Cau luận văn set St E191 EE11E15155111111111111112111 11.1111 10
CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH
CHÁP GIỮA THƯƠNG NHÂN VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG CÁC
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NGOÀI TOA AN THEO
PHAP LUAT VIET NAM 0002527 11
1.1 Khái quát về tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng
1.1.2 Đặc điểm tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng 15
1.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng
băng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án - 21
1.2.1 Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người
tiêu dùng bang các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án 21
1.2.2 Đặc điểm va yêu cầu của giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với
người tiêu đùng băng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án
11 11
Trang 61.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết tranh chấp giữa thươngnhân và người tiêu dùng bang các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài
1.2.4 Pháp luật quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về giải quyếttranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phương thức giảiquyết tranh chấp ngoài Tòa án ¿2-2 + ©E+EE+EE+EE2EE£EEEEEEEEerEerkerkrred 32Kết luận Chương L - 2-2 2 2 E£+E£+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEE1211212212 2121 cxee 38
CHƯƠNG 2: THUC TRANG PHAP LUAT VÀ THỰC TIEN ÁP DỤNG
PHAP LUAT VE GIẢI QUYÉT TRANH CHAP GIỮA THƯƠNG NHÂNVỚI NGƯỜI TIEU DUNG BẰNG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYETTRANH CHAP NGOÀI TOA AN THEO PHAP LUẬT VIỆT NAM 402.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa thươngnhân và người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài
2.1.3 Quy định pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tải
0100951500117 48
2.1.4 Quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 và Luật bảo vệ ngườitiêu dùng 2023 về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùngbăng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án - 512.2 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại giữa thương
nhân và người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài
2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc thi hành pháp luật về giải quyếttranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng băng các phương thức giảiquyết tranh chấp ngoài Tòa án - ¿2-2 + E+EE+EE+EE2EE£EEEEEEEEEEerEerkerkred 57
Trang 72.2.2 Những bat cập, hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật về giải
quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phương thức
giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án 2- 2 52+S2+EE2E2EE2E2EEEcEEerkerkrred 59
Kết luận Chương 2 - ¿2 2S SSE9EEEEEE 1E 19E151121121121111511111111 11111111 0
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP GIỮA THƯƠNG NHÂN VỚI NGƯỜI
TIÊU DÙNG BẰNG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP
NGOÀI TOA AN THEO PHÁP LUAT VIỆT NAM -. -2- 5-52 67
3.1 Dinh hướng hoàn thiện va nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phương thức
giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án ¿2 2© +E£+EE+EE£EE£EEEEEEEErErrkrrkrree
3.1.2 Cơ sở kinh té - xã NOL eeseeeeesseeeeesssecessneeessneeessneessneessneeessneeesneeessneess 75
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý về ADR -2- 2 2 2+£2+£++x+zxezxered 77
3.2.2 Nâng cao năng lực của các tổ chức ADR 2 2 2©5z+xecxeced S0
3.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ADR 83
3.2.4 Một số giải pháp khác -+© ¿+ s+E+EE+2EE2EEEEECEEEEEEEEEerkrrkrrrkee 86
Kết luận chương 3 vo.seeseeccscessessessessessessessessessesscssesscsucsucsecssssessessessesseesessessessesseseeseeesKET LUẬẬN 6 Set St tk EEEkE 3T T11 1111111111111 11111111 Txcrrrki 91
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế phát triển, hội nhập của nền kinh tế, Tranh chấp kinh tế,
đặc biệt là các tranh chấp kinh doanh, thương mại là hiện tượng rat phô biến
trong nền kinh tế thị trường Sự cạnh tranh sôi động và khốc liệt của thịtrường là nguyên nhân làm xuất hiện ngày càng nhiều các tranh chấp giữa
thương nhân và người tiêu dùng Vì lẽ đó, pháp luật về giải quyết tranh chấp
kinh tế phải được thiết kế đáp ứng được các yêu cầu khách quan của việc giảiquyết các tranh chấp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tranh chấp giữa
thương nhân và người tiêu dùng có thể được giải quyết thông qua các phương
thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Mỗi phương thức có sự khác
nhau nhất định về tính chất pháp lý cũng như nội dung của thủ tục, trình tựtiến hành Các bên tranh chấp có quyền tự do trong việc lựa chọn phươngthức giải quyết tranh chấp Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
phụ thuộc vào lợi thé của bản thân phương thức đó cũng như mức độ phù hợp
của phương thức giải quyết tranh chấp đối với nội dung, tính chất của vụ việc
cụ thê Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh
chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bang phương thức ngoài tòa án détối ưu thời gian thực hiện cũng như trình tự thủ tục Tuy nhiên, việc giải quyếttranh chấp kinh doanh, thương mại bằng cơ chế này vẫn còn gặp nhiều những
bất cập, hạn chế dẫn đến việc áp dụng không đạt được hiệu quả.
Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải tiếp tục đổi mới
cả trong nhận thức và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, nhà
nước pháp quyền, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đổi mới cơ chế hoạch
Trang 9định và thực thi chính sách, pháp luật Trong đó, tiếp tục xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật dé đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng đất nước dân chủ, văn minh, giàu mạnh là hết sứcquan trọng và cũng là nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong thời gian tới Nghị
quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XIII đề ra mục tiêu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đượcthực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật Đồngthời nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, hoànthiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là xây dựng hệ thống pháp luật
dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công
khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các
quan hệ xã hội, lay quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tô
chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc day đổi mới sáng tạo Với quan điểmtiếp cận tổng thể, bao trùm, toàn diện từ quan điểm, mục tiêu đến nhiệm vụ,giải pháp, Nghị quyết số 27 không chỉ đưa ra cách tiếp cận mới về pháp luật,
hệ thống pháp luật và tô chức thực hiện pháp luật mà còn đưa ra những đòihỏi cao hơn đối với công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng
yêu cầu xây dung Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên nhận thấy cần có sự nghiên cứuchuyên sâu về đề tài “Gidi quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêudùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án theo pháp luậtViệt Nam” Việc nghiên cứu đề tài không những bổ sung vào hệ thống lý luậnkhoa học mà còn góp phần tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phápluật.
Trang 102 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng là một đề
tài thu hút được sự quan tâm, chú ý của không ít nhà nghiên cứu và các học
giả Tùy từng cách tiếp cận, mỗi công trình nghiên cứu lại phân tích, tìm hiểu
dưới từng góc độ khác nhau Trong khả năng giới hạn, học viên có thể tìm
thấy một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có sự liên quan nhất định đến dé
tài như sau:
Các nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ, luận Gn tiên sĩ:
- Luận án tiến sĩ đề tài: Giải quyét tranh chấp giữa thương nhân vớingười tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay của tac giả Nguyễn Trọng Điệp năm
2014 tại Viện han lâm khoa học xã hội — Học viện khoa hoc xã hội Với đề
tài này tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận quan hệ pháp luật tiêu
dùng, phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng cơ chế bảo vệ người tiêuding; hệ thống quy định pháp luật của Việt Nam và thé giới về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng; thực tiễn và kinh nghiệm pháp lý nước ngoài trong xây
dựng cơ chế giải quyết tranh chấp người tiêu dùng
- Luận án tiến sĩ đề tài: Pháp luật của Lào và Việt Nam về giải quyết
tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng dưới góc độ so sánh (2023) của tác giả Khamkeng Lorbriayao tại Trường đại học Luật Hà Nội Với đề tài
này tác giả đã dé cập tới những van dé lý luận và pháp luật dưới góc độ so
sánh về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng; thực tiễn
thực thi pháp luật và so sánh quy định pháp luật của Lào và Việt Nam về việcgiải quyết tranh chấp này từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiệnpháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dung cho
Việt Nam và Lào.
Trang 11- Luận án tiến sĩ đề tài: Pháp luật về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng
trong thương mại điện tử ở Việt Nam (2022) của tác giải Nguyễn Ngọc Quyên
tại Trường đại học Luật Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề ly luận
và thực tiễn thi hành pháp luật vệ quyên lợi người tiêu dùng trong thương mạiđiện tử, chỉ ra những vướng mắc bất cập của pháp luật và đưa ra định hướnghoàn thiện pháp luật.
- Luận văn thạc sĩ đề tài: Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với
người tiêu dùng liên quan đến quyên lợi người tiêu dùng tại tòa án (2017) củatác giả Nguyễn Huy Tuấn tại Viện đại học mở Hà Nội Tác giả làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người
tiêu dùng tại Tòa án, phân tích các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết
tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng tại Tòa án, chỉ ra những bấtcập, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoàn thiện và thực thipháp luật về việc giải quyết những tranh chấp trên
- Luận văn thạc sĩ đề tài: Trách nhiệm của thương nhân trong kinhdoanh hàng hóa đổi với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (2018) củatác giả Mai Van Phuong tại Trường đại học Luật — Dai học Huế Với nghiên
cứu khoa học này tác giả đã góp phần vào việc đưa ra một số cơ sở khoa học
trong quá trình hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luậttrách nhiệm của thương nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối vớingười tiêu dùng ở Việt Nam; góp phần giúp hoàn thiện chính sách pháp luật
về trách nhiệm của thương nhân nói chung
Các nghiên cứu dưới dạng bài báo, sách tham khảo:
- Kiều Oanh (2022) Một số nội dung chủ yếu v giải quyết tranh chấpgiữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trong pháp luật bảo vệ
quyên lợi người tiêu dùng Tạp chí công thương Trong bài viết này tác giả
Trang 12mang đến cho người đọc những thông tin cơ bản về bốn phương thức giảiquyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng theo luật bảo vệquyên lợi người tiêu dùng Việt Nam 2010 Tác giả cũng đưa ra một số lưu ýđối với người tiêu dùng khi tiến hành giải quyết tranh chấp.
- Vũ Thị Hồng Vân, KhamKeng Lorbriayao (2021) Hoàn thiện phápluật Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng.Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 03 (48) 2021 Bài viết nêu rõ thực trạng phápluật Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu ding
từ đó đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo vệ
tôt hơn nữa quyên lợi của người tiêu dùng.
- Nguyễn Phương Thao (2023) Trach nhiệm của tổ chức, cá nhân kinhdoanh trong giao dịch từ xa theo Luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng năm
2023 Tạp chí công thương — Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng
công nghệ số, số 27 tháng 12 năm 2023 Bài viết giải thích khái niệm giao
dịch từ xa, thuật ngữ chưa được ghi nhận một cách chính thức trong luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 Sau đó tác giả đi phân tích chi tiết vềtrách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức cá nhân kinh doanh trong giao
dịch từ xa và trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung
gian trong giao dịch trên không gian mạng.
- Nguyễn Như Phát (2010) M6t số vấn dé lý luận xung quanh luật bảo
vệ quyên lợi người tiêu dùng tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2 (262) Bàiviết này tác giả đã dé cập đến van đề bình dang giữa thương nhân với ngườitiêu dùng trong giao dịch tiêu dùng khó mà ở vị thế cân bằng bởi thông tin bất
cân xứng mà người tiêu dùng tham gia vảo.
- La Trường Anh (2016) Một số van dé pháp lý cơ chế bảo vệ quyên lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 03
Trang 13(34) 2016 Tác giả cho rằng khó có thé cho răng t6 chức ở bên vi thế yếu cần
được bảo vệ bởi tổ chức mang tính quy mô có bộ máy, cơ cau chặt chẽ, thống
nhất Qua việc đề cập đến khái niệm người tiêu dùng và một số vấn đề pháp
lý khác tác giả làm rõ luận điểm trên
- Nguyễn Vinh Hưng và Nguyễn Phúc Thiện (2022) Nâng cao hiệu quả
áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ởViệt Nam hiện nay trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 09 Trong bài viết,nhóm tác giả đi sâu phân tích về ưu, nhược điểm của các phương thức giảiquyết tranh chấp kinh doanh, thương mại Trong số đó, các phương thức giải
quyêt ngoài Tòa án được nhóm tác giả thê hiện khá sâu sắc.
Từ những công trình nghiên cứu trên, học viên nhận thay cân tiêp tục
kê thừa và phát triên các nghiên cứu đi trước Đây là cơ sở đê học viên hoàn thành đê tài nghiên cứu này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Dé tài nghiên cứu hướng đên mục dich cụ thê như sau:
- Nghiên cứu những đề lý luận về giải quyết tranh chấp giữa thương
nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án theo pháp luật
Việt Nam để rút ra những yếu tố cốt lõi về giải quyết tranh chấp giữa
thương nhân với người tiêu ding bằng phương thức giải quyết tranh
chấp ngoài tòa án
- Sau đó, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật của Việt Nam hiện
hành quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp giữa thươngnhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án để từ đó đưa
ra xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
Trang 14giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng băngphương thức ngoài tòa án nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, vai tròcủa các phương thức giải quyết tranh chấp này trong việc giải quyếttranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đê đạt được mục đích nghiên cứu như trên, đê tài có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê như sau:
Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp giữathương nhân và người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án tại ViệtNam.
Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết bằng các phương thức ngoài
tòa án trong việc giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu
dùng Việt Nam hiện nay.
Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn,vướng mắc này trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa thương nhân
và người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án tại Việt Nam
Phân tích các quy định của hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấpgiữa thương nhân với người tiêu dùng bang phương thức ngoài tòa ántheo pháp luật Việt Nam hiện nay, căn cứ từ đó sẽ thấy được hiệu quả
ra sao, đồng thời đưa ra được những hạn chế và nguyên nhân cụ thể.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoàn thiện pháp luậttrong quá trình giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêudùng bằng phương thức ngoài tòa án theo pháp luật Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trang 15Về cơ bản, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật
về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng phương
thức ngoài tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay trong đó tập trung nghiên
chủ đạo là Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2023.
4.2 Pham vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với
người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án
thông qua việc xem xét các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật Bảo
vệ Người tiêu dùng năm 2023, cùng với các văn bản pháp luật liên quan khác.
Đề tránh việc nghiên cứu quá dàn trải, đề tài hướng tới tập trung nghiên
cứu các số liệu về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng
bằng phương thức ngoài tòa án tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2022 cho đến nay theo báo cáo thường niên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
(VIAC), Trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC) và một số tô chức khác
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu dé tài này, học viên đã vận dụng và dựa vào phương pháp luận chủ yếu là phép duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lénin Bên cạnh đó là lay tư
tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh làm nền tang Đồng thời dé tài còn thường
xuyên vận dụng các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng cộng sản ViệtNam một cách thống nhất làm định hướng cho việc nghiên cứu và đề xuấtcác kiến nghị hoàn thiện pháp về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân vàngười tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án theo pháp luật Việt Nam
Về các phương pháp nghiên cứu cụ thé: Các phương pháp chính đượchọc viên sử dụng trong quá trình nghiên cứu như sau:
Trang 16Phương pháp phán tích quy phạm và phương pháp đánh giá thực trạng
pháp luật: Phương pháp này được học viên chủ yếu sử dụng trong quá trìnhnghiên cứu và thực hiện đề tài trên Dựa vào các phương pháp nghiên cứutrên sau quá trình nghiên cứu học viên có thể thấy được những phần hạn chế,thiếu xót và bất cập của những quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
giữa thương nhân và người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án theo
pháp luật Việt Nam.
Phương pháp tong hợp: Trên cơ sở đánh giá, nhìn nhận đa chiều dé cóthé bao quát các vấn đề liên quan đến đề tài, học viên kết hợp trình bay tổnghợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau về giải quyết tranh chấp giữa thươngnhân và người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án theo pháp luật Việt
Nam hiện nay Song song với đó thì trong quá trình nghiên cứu của mình, học
viên có kết hợp sử dụng các phương pháp tổng hợp cùng một số nhữngphương pháp nghiên cứu khác với mong muốn nhằm thấy được một cách cókhoa học mang tính hệ thống nhất nhưng cũng toàn diện và đầy đủ hơn cácvan đề nghiên cứu của đề tài
Phương pháp xã hội học: Đề có được những số liệu quan trọng phục vụ
cho quá trình nghiên cứu đề tài và từ đó, đưa ra các đánh giá, nhìn nhận làm
cơ sở cho các đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
giữa thương nhân và người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án theopháp luật Việt Nam.
Tóm lại, các phương pháp nghiên cứu trên luôn được học viên sử dụng và kếthợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý để cùng giải quyết tốt nhất các vẫn đề nghiên
cứu của dé tai.
6 Tinh mới và những đóng góp
Trang 17Thứ nhất, luận văn đề ra quan điểm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng cácphương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án qua việc phân tích, kế thừamột số công trình nghiên cứu trước về giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng,đồng thời làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nội dung liên quan đến cácbiện pháp giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án giữa thương nhân với ngườitiêu dùng.
Thứ hai, luận văn đánh gia về hệ thống thực trạng, thực tiễn áp dụngpháp luật đối với giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùngbằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án theo pháp luật ViệtNam hiện nay để từ đó nêu ra những vấn đề đạt được và những vấn đề bất
cập của pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, luận văn đưa ra một số giải pháp kiến nghị cụ thể với mục đíchhoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân vớingười tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án
hiện nay.
7 Kêt cau luận văn
Ngoài phân Mo dau và phân Kêt luận, luận van gôm 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân
với người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa
án theo pháp luật Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phương thức giải
quyết tranh chấp ngoài Tòa án theo pháp luật Việt Nam
10
Trang 18Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về giải
quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phươngthức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án theo pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG 1
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYÉT TRANH CHAP GIỮA THƯƠNG NHÂN VỚI NGƯỜI TIEU DUNG BANG CÁC PHƯƠNG
THỨC GIẢI QUYET TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái quát về tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng
Dé làm rõ khái niệm tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng,trước hết cần hiểu về ba định nghĩa: người tiêu dùng: thương nhân; và tranh
chấp.
Định nghĩa người tiêu dùng:
Người tiêu dùng là khái niệm rộng có thể hiểu đưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế:
Người tiêu dùng là phạm trù chỉ những chủ thé tiêu thụ của cải đượctạo ra bởi nền kinh tế Người tiêu dùng là người mua nhưng khác với muanguyên liệu hoặc mua hàng dé bán lại họ là những người sử dụng hàng hóa,
dịch vụ cuối cùng và làm chúng tiêu hao hoặc biến mất qua việc sử dụng đó
[2 tr.7] Hay theo từ điển Kinh tế học hiện đại định nghĩa:
“Người tiêu dùng là bat cứ don vị kinh té nào có nhu cau tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng , thông thường, người tiêu dùng được coi là
một cả nhân nhưng trên thực tế, người tiêu dùng có thê là cơ quan, các ca
11
Trang 19nhân và nhóm cá nhân Trong trường hợp cuối cùng, điều đáng lưu ÿ là, để
có quyết định, đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình chứ không phải là cá nhân ” [§,tr.193]
Dưới góc độ pháp lý:
Tại Việt Nam, khái niệm pháp lý người tiêu dùng được đề cập đến đầutiên trong Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 [29, Điều 1] Sau này,khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được ban hành thay théPháp lệnh, nhiều nội dung đã được sửa đổi, bổ sung Tuy nhiên, khái niệm
“Người tiêu dùng” vẫn được quy định như trong Pháp lệnh Theo đó, Khoản 1Điều 3 quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ
cho mục dich tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức” Đến Luật
Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực ngày 01/7/2024 đã tiếp tục bốsung định nghĩa về người tiêu dùng tại Khoản 1 Điều 3 quy định: “Người tiéu
dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sinh
hoạt của cá nhân, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại” Bồsung tiêu chí “không vì mục đích thương mai” đề xác định rõ người tiêudùng, tạo căn cứ thống nhất trong quá trình xác định người tiêu dùng Như
vậy các khách hàng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ có liên quan tới mục đích thương mại sẽ không được coi là người tiêu dùng theo luật mới.
Hiểu rõ khái niệm về người tiêu dùng không chỉ là vấn đề lý luận màcòn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn áp dụng pháp luật, giúp xác địnhđúng đối tượng tượng bảo vệ của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng bởi người tiêu dùng được hưởng sự ưu tiên hơn so với các chủ thể luật
dân sự khác trong các giao dịch cũng như trong giải quyết các tranh chấp Xácđịnh một chủ thể là người tiêu dùng thường dựa vào các đặc điểm sau: Thứnhât, người tiêu dùng là cá nhân Trong việc tự bảo vệ quyên lợi của mình
12
Trang 20năng lực của tô chức thường tốt hơn cá nhân Xác định người tiêu dùng là cánhân xuất phát từ chính mục đích ra đời của lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng
là hỗ trợ những người tiêu dùng yếu thế trong quan hệ với nhà cung cấp hàng
hóa, dịch vụ Thứ hai, đối tượng của giao dịch là các hàng hóa, dịch vụ đáp
ứng được nhu cầu sinh hoạt vật chất va tinh thần của cá nhân con nguoi.
Những hang hóa dịch vu thiết yếu của con người như đồ ăn, thức uống, thuốc
chữa bệnh được coi là đối tượng đương nhiên của giao dịch đối với người
tiêu dùng Khi đó, các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn đối với sứckhỏe con người được áp dụng Thứ ba, việc mua hàng hóa, dịch vụ nhằm mụcđích tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình và không nham mục đích
thương mại Mục đích tiêu dùng, sinh hoạt ở đây có nghĩa là người tiêu dùng
mua hàng hóa, dịch vụ dé sử dụng cho nhu cau của cá nhân, gia đình mình.Mục đích tiêu dùng, sinh hoạt không phải là phục vụ cho việc mua đi bán lạihay hay cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác hoặc các hoạt động nghềnghiệp Người tiêu dùng cũng có thé là bên thứ ba được hưởng quyền lợi Họ
có thể không có quan hệ trực tiếp với nhà cung cấp không tham gia giao dịch
mua bán nhưng vẫn là người tiêu dùng Họ có thê được người mua tặng, cho,
cấp phát Ví dụ như: mẹ mua quà cho con, học sinh được nhà trường tặngphần thưởng
Định nghĩa thương nhân:
Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa về thương nhân khác nhaunhưng có hai cách hiểu về thương nhân được sử dụng rộng rãi Cách định
nghĩa thứ nhất: định nghĩa theo bản chất thương mại của hành vi (thực hiện
hành vi thương mại) và cách định nghĩa thứ hai: theo bản chất thương mại củahành vi và hình thức đăng ký chủ thé của hành vi Cộng hoà Pháp, Brazil,Italy, Bi là những quốc gia sử dụng cách định nghĩa thứ nhất trong khi Cộng
13
Trang 21hoà Liên bang Đức, Hoa kỳ, Hà Lan, Thuy Sỹ, Thuy Điển và Cộng hoà Czech
là những quốc gia sử dụng cách định nghĩa thứ hai [7, tr 66- 69]
Ở Việt Nam, khái niệm thương nhân lần đầu tiên được quy định trong
Luật Thương mại năm 1997, theo đó “7#zzơng nhân gom cá nhân, pháp nhân,
tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng kỷ kinh doanh hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên” [30, Khoản 6 Điều 5] Khi Luật Thương mainăm 2005 được ban hành thay thế cho Luật Thương mại năm 1997, khái niệm
thương nhân được quy định với nội dung “Thương nhân bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cáchđộc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [31, Điều 6] Về cách thứcđịnh nghĩa, Luật Thương mai năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005 đềuđịnh nghĩa khái niệm thương nhân căn cứ vào bản chất thương mại của hành
vi do chủ thé thực hiện và hình thức đăng ký (đăng ký kinh doanh) của chủthê thực hiện hành vi
Định nghĩa tranh chấp:
Tòa án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice — ICJ) tiềnthân là Tòa án thường trực công lý quốc tế PCIJ trong các án lệ của mình địnhnghĩa răng: “Mộ ranh chấp là một sự bat đồng về một van dé pháp lý haythực tế, một sự xung đột về quan điểm pháp lý hay lợi ích giữa hai bên ” [44]
Như vậy, ở góc độ chung nhất, có thể hiểu tranh chấp giữa Thương
nhân với người tiêu dùng là sự bắt đồng, mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các
chủ thé trong quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng trong đóNgười tiêu dùng với tư cách là một bên trong quan hệ pháp luật bảo vệ quyềnlợi Người tiêu dùng, là bên bị thiệt hại hoặc cho rằng bị thiệt hại đòi hỏiquyên và lợi ích hợp pháp của mình
14
Trang 22Dựa trên quan niệm tranh chấp giữa Thương nhân với người tiêu dùng,pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam được áp dụng dé giaiquyết các tranh chap sau:
- Các tranh chấp giữa Thương nhân với người tiêu dùng liên quan đến
nội dung tranh chấp như: Tranh chấp liên quan tới chất lượng hàng hóa,dịch vụ; Tranh chấp liên quan tới hợp đồng được giao kết giữa Thươngnhân với người tiêu dùng: Tranh chấp liên quan tới các nghĩa vụ bán
hàng của thương nhân.
- Cac tranh chấp giữa Thương nhân với người tiêu dùng liên quan tới chủ
thé tranh chấp như: Tranh chấp giữa Người tiêu dùng với nhà phânphối bán buôn, nhà nhập khẩu; Tranh chấp giữa Người tiêu dùng vớinhà phân phối bán lẻ
1.1.2 Đặc điểm tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng
Bắt nguồn từ sự bất cân xứng về vị thế giữa thương nhân với người tiêu
dùng trong quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật giảiquyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng đảm bảo quyền tự
định đoạt trước hết của người tiêu dùng Xu hướng bắt cân xứng giữa thương
nhân với người tiêu dùng có thê là bất cân xứng về thông tin; bất cân xứng vềnăng lực tài chính; bất cân xứng về năng lực đàm phán; bất cân xứng về năng
lực chịu rủi ro; bất cân xứng về khả năng tiếp cận pháp luật Quyền tự định
đoạt trước hết của người tiêu dùng được thể hiện ở khía cạnh khi phát sinhtranh chấp, người tiêu ding — một bên chủ thé tham gia giao dịch/hợp đồngtiêu dùng này không có mục đích lợi nhuận được quyền ưu tiên lựa chọnphương thức giải quyết tranh chấp phù hợp ngay cả khi thỏa thuận trọng tàiđược ghi nhận trong giao dịch/hợp đồng đã giao dịch Điều này cho phép
người tiêu dùng được tùy nghi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
15
Trang 23phù hợp với điều kiện của mình mà không bị ràng buộc bởi phương thức giảiquyết tranh chấp do thương nhân ấn định trong hợp đồng Đồng thời, phápluật để điều chỉnh cho giao dịch/hợp đồng tiêu dùng này sẽ do bên không cómục đích lợi nhuận — người tiêu dùng lựa chọn, tuy nhiên quyền tự định đoạt
nay của người tiêu dung cũng có những hạn chế nhất định liên quan tới các
phương thức giải quyết tranh chấp được lựa chọn để giải quyết tranh chấp
Khác với các lĩnh vực pháp luật khác, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống Vì vậy, khó có một văn
bản pháp luật nào điều chỉnh hết tất cả các lĩnh vực này mà phải tạo dựng một
hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng Bên cạnh Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ta có thé liệt kê một số đạo luật điều chỉnh lĩnh vực này như:
Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật bảo hiểm xã hội, Luật An toàn thực
phẩm, Luật Quảng cáo, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Cạnh
tranh, Ngoài việc tạo một hành lang pháp lý để người tiêu dùng tự bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của mình các đạo luật này còn can thiệp vào quytrình sản phẩm từ khâu sản xuất đề đạt được mục đích bảo vệ người tiêu dùng,bắt buộc thương nhân phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định về sản phẩm trước
và sau khi đưa sản phâm vào lưu thông.
Quan hệ pháp luật tiêu dùng là quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi hệ
thong pháp luật dân sự Việt Nam Tham gia vào quan hệ pháp luật tiêu dungbao hàm hai đối tượng là người tiêu dùng - người mua, sử dụng sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sinh hoạt của cá nhân, cơ quan, tô chức vàkhông vì mục đích thương mại [36, Khoản 1 Điều 3] và thương nhân - tổ chứckinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độclập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Giống như các quan hệ phápluật dan sự khác, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tiêu dùng phải dam
16
Trang 24bảo tuân theo các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015
gôm các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bình đăng (khoản 1) Nguyên tắc bình dang trong quan hệ
dân sự là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự được
áp dụng trong các quan hệ pháp luật dân sự nói chung và trong từng
chế định, quy phạm của pháp luật dân sự Trong quan hệ pháp luật dân
sự, các chủ thể đều bình đăng không được lấy bất cứ lý do nào về sựkhác biệt dé đối xử bất bình dang Moi cá nhân đều có năng lực phápluật dân sự như nhau Mọi pháp nhân đều có năng lực trách nhiệm dân
sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình, cụ thể ở các khía cạnhnhư bình đẳng trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự không phụthuộc vào giới tinh, dia vi xã hội Bình dang về quyền và nghĩa vụ khi
chúng được xác lập Các bên phải thực hiện nghĩa vụ với người có
quyền Bình đăng về trách nhiệm dân sự, nếu bên có nghĩa vụ khôngthực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm
dân sự với bên có quyền Tuy nhiên bình đăng không có nghĩa là cào
băng, ngang bằng Trong một số trường hợp Bộ luật dân sự quy địnhnhững ưu tiên nhất định cho một số đối tượng tham gia quan hệ dân sự
Vi dụ trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõrằng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bat lợi khi giải thích
điều khoản đó [35, Khoản 2 Điều 405]
- _ Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (khoản 2) Nguyên tắc
này thé hiện tinh thần của hợp đồng là tôn trọng sự tự do thỏa thuậngiữa các bên Moi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cam của
luật, không trái đạo đức xã hội sẽ có hiệu lực và các bên phải tôn trọng,
thực hiện Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kêt, thỏa
17
Trang 25thuận Nghĩa là các chủ thể tự do giao dịch trong một khuôn khổ nhất
định Các bên toàn quyền quyết định việc tham gia của mình vào hợp
đồng, giao dịch dân sự các chủ thể khác không được ngăn cản, cưỡng
ép, de dọa, áp đặt, cấm đoán ý chí của các bên tham gia Pháp luật bảo
vệ sự tự do, cam kết, thỏa thuận giữa các bên băng các chế định cụ thê.Nguyên tắc thiện chí, trung thực (Khoản 3) Trong quá trình tạo lập vàgiao kết hợp đồng các bên phải hợp tác, thiện chí, trung thực giúp đỡlẫn nhau Thể hiện ở sự thân thiện, mong muốn được hoàn thành, tôntrọng khách quan, tôn trọng những điều kiện thực tế Mỗi bên khôngchỉ quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn cần quantâm đến lợi ích của người khác, lợi ích của Nhà nước và xã hội Tìm
mọi biện pháp khắc phục và hạn chế thiệt hại Các bên trong quan hệ
dân sự được suy đoán là thiện chí, trung thực nếu một bên cho rằng bên
kia không thiện chí, trung thực thì phải chứng minh.
Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyên,lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 4) Như đã đề cập ở trên, việc
xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dân sự của các bên
tham gia hợp đồng, giao dịch dân sự không được xâm phạm đến lợi íchquốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác Quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được hiểu là
những lợi ích, xử sự mà pháp luật ghi nhận và cho phép thực hiện.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (khoản 5) Mỗi chủ thé tham giađều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Chủ thể không chịuthực hiện trách nhiệm do giao dịch dân sự, hợp đồng mà mình tự thamgia có thé bị cưỡng chế thi hành nghĩa vụ bôi thường thiệt hại Bên viphạm gây thiệt hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm về hậu quả dohành vi vi phạm mà mình gây ra Cho nên khi thực hiện quyền của
18
Trang 26minh các chủ thé phải ý thức được việc phải thực hiện nghiêm túc,đúng phần nghĩa vụ của mình.
Về phạm vi tranh chấp: Tranh chấp giữa thương nhân với người tiêudùng phát sinh trong lĩnh vực tiêu dùng trong mối quan hệ này người tiêu
dùng luôn ở vị thế yếu hơn so với các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa dịch vụ và luôn có nguy cơ gặp phải những rủi ro nhất định như việc thương
nhân thay đổi chính sách bán hang, thay đổi chính sách bao hàng đã cam kếttrong hợp đồng, mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Giữathương nhân với người tiêu dùng lúc này phát sinh mâu thuẫn và cần đượcgiải quyết để bảo đảm về quyên lợi
Về chủ thé, tranh chấp trong hoạt động tiêu dùng có một bên tham gia
là thương nhân và một bên tham gia là người tiêu dùng Người tiêu dùng là
chủ thể bắt buộc trong quan hệ tranh chấp tiêu dùng Sự tham gia của người
tiêu dùng giúp phân biệt các tranh chấp trong lĩnh vực tiêu dùng và tranh chấp
trong lĩnh vực thương mại giữa các thương nhân nhằm mục đích tìm kiếm lợinhuận với nhau Hoặc có những trường hợp các tổ chức bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng sẽ thay mặt người tiêu dùng tham gia chấp tiêu dùng dé bảo
vệ quyên và lợi ích của người tiêu dung ở một số nội dung pháp luật quy định.
Về thời điểm phát sinh tranh chấp, Các tranh chấp tiêu dùng phát sinhthường xuyên nhất từ khi thương nhân đưa hàng hóa, dịch vụ vào lưu thông.Tức là người tiêu dung mua hàng hóa của các tổ chức kinh doanh, cá nhânkinh doanh về sử dụng Trong quá trình sử dụng sản pham, dịch vụ người tiêudùng phát hiện sản pham, dich vụ là hàng giả, nhái, chất lượng kém, khôngđảm bao các tiêu chuân cam kết của nhà cung cấp hay sản phẩm không giốngquảng cáo, sản phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng Trongmột số trường hợp, tranh chấp có thể phát sinh trước khi thương nhân đưa
19
Trang 27hàng hóa, dịch vụ vào lưu thông Ví dụ khách hàng đặt cọc sản phẩm tai tổchức kinh doanh khi sản phẩm chưa được sản xuất, sản phẩm chỉ có dự kiến
kế hoạch sản xuất, hình ảnh, thông số qua quảng cáo của nhà bán hàng Khibắt đầu sản xuất sản phâm và đưa ra thị trường thì mới phát sinh các vấn đềgây thiệt hại tới lợi ích của người tiêu dùng như là sản phẩm không giống như
trong cam kết, sản phẩm lỗi không hoạt động, sản phẩm không được giao
hàng theo dự kiến Các tranh chấp về tiêu dùng trong thời gian gần đây chủyếu tồn tại đưới dạng tranh chấp về số lượng, chất lượng, nghĩa vụ bảo hành
và hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ
Về nội dung tranh chấp: Các tranh chấp giữa thương nhân với ngườitiêu dùng chủ yếu liên quan tới nghĩa vụ của thương nhân trong quá trình đưasản phẩm, dịch vụ vào lưu thông trên thị trường Người tiêu dùng ở vị thế bấtlợi về thông tin, năng lực tài chính, năng lực đàm phán, kiến thức pháp luật về
lĩnh vực thương nhân hoạt động mà thường là nạn nhân của các chiêu trò
truyền thông ban, kinh doanh không lành mạnh của một bộ phận không nhỏcác thương nhân Tranh chấp của người tiêu dùng chủ yếu về quyền lợi,không vì mục tiêu lợi nhuận Điều này khác với các tranh chấp trong kinhdoanh thương mại, tranh chấp dân sự Các bên trong tranh chấp kinh doanhthương mại, tranh chấp dân sự thường đứng ở vị thế ngang băng nhau màkhông ở vị thế bất cân xứng như người tiêu dùng
Mặc dù người tiêu dùng luôn đứng ở vị trí yếu thế so với thương nhân
nhưng về hệ quả xã hội người tiêu dùng là một trong những nhân tố chủ chốtquyết định sự tồn tại của thương nhân Tranh chấp giữa thương nhân với
người tiêu dùng có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực của cộng đồng người
tiêu dùng và toàn xã hội Một thương nhân thường xuyên xảy ra mâu thuẫn
với người tiêu dung sẽ mat uy tín trên thị trường Nếu bị tay chay, không có
20
Trang 28người mua hàng, không nhận được sự ủng hộ của dư luận thương nhân không
thé bán sản phẩm dẫn đến không thé thu hồi vốn làm doanh nghiệp rơi vàotình trạng khủng hoảng tài chính dẫn đến phá san Đặc biệt trong thời budi
công nghệ hiện đại, sự lan truyền nhanh chóng của thông tin trên các trang
mạng xã hội, trang thông tin điện tử, người tiêu dùng có thé dé dàng nhậnđược sự bảo hộ của dư luận Ngược lại nếu một thương nhân có uy tín, chấtlượng sản phẩm dịch vụ tốt, chính sách hậu mãi đảm bảo sẽ ngày càng đượcngười tiêu dùng ủng hộ và phát triển Phục vụ tốt người tiêu dùng là điều kiệnquan trong dé doanh nghiệp tồn tại và phát triển, việc giải quyết các tranhchấp tiêu dùng có ý nghĩa rất lớn đối với cả thương nhân và người tiêu dùng
và toàn xã hội Việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp thúc đây kinh tế - xãhội phát trién
12 Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêudùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án
1.2.1 Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với
người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa
2
an
Trong đời sống xã hội, không thé tránh khỏi việc phát sinh các mâuthuẫn, khi các mâu thuẫn phát sinh các bên cần có các căn cứ dé dựa vào đó
giải quyết mâu thuẫn của mình Khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất.
Mỗi quốc gia có cách xây dựng hệ thống pháp luật riêng trên cơ sở đảm bảo
sự phù hợp với thực tiễn khách quan và quy luật vẫn động phát triển của đờisông Nhìn chung mục đích của pháp luật là tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
sự tồn tại của nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, là công cụ để nhànước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội Với những đặc trưng của mìnhnhư tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc, tính cưỡng chế pháp luật có khả
21
Trang 29năng được phô biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả thông qua các chínhsách phổ biến pháp luật Pháp luật hiểu theo cách khái quát nhất là hệ thốngquy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và mang tinh bắt buộc thực hiệnđối với mọi chủ thé trong xã hội, thé hiện ý chí của giai cấp thống trị; phápluật là công cụ để quản lý xã hội, điều chỉnh quan hệ xã hội phù hợp với lợiích của giai cấp.
Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam Đảng và
Nhà nước ta trong các văn kiện của Đảng đã đề rõ mục tiêu, quan điểm, trọngtâm và các nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa trong giai đoạn mới Cụ thể tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấphành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành nghị quyết số 27/NQ/TW ngày09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới Xây dựng hệ thống pháp luật théhiện sự quan tâm sâu sắc, toàn diện đến đối tượng điều chỉnh, hệ thống phápluật bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanhnghiệp Muốn vậy phải xây dựng được hệ thống pháp luật dân chủ, công
băng, văn minh, đầy đủ, kip thời, đồng bộ, thống nhất, nhân đạo Chính sách
pháp luật tiếp tục đôi mới hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tếđảm bảo tính khoa học, khắc phục hạn chế của các đạo luật đã ban hành Đó
là một trong những trọng tâm của nghị quyết dé bảo đảm thượng tôn Hiếnpháp và pháp luật, nâng cao chất lượng nguồn nguồn nhân lực pháp luật, đặcbiệt là hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tô chức thực hiện pháp luậtnghiêm minh, nhất quán
Kế thừa những tư tưởng nền tảng của Đảng, pháp luật về giải quyếttranh chấp tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở hệ thống pháp luật bảo vệquyên lợi người tiêu dùng và hệ thống thiết chế thực thi pháp luật de các cấp
22
Trang 30độ quốc tế, khu vực và quốc gia Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng: các cơ quan có thâm quyền khác như Bộ, Cơ quan ngang bộ,
Sở cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính
trong lĩnh vực tiêu dung góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật vềtiêu dùng tại Việt Nam Nhìn chung, Pháp luật về lĩnh vực tiêu dùng điềuchỉnh các quan hệ xã hội trên tất cả lĩnh vực về tiêu dùng Pháp luật về giảiquyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng là một trong nhữngnhánh cụ thể của pháp luật Như đã đề cập ở trên, tranh chấp giữa thương
nhân với người tiêu dùng là sự mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về lợi ích,
quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch trònquan hệ pháp luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng Mà trong đó người tiêudùng thường là nạn nhân — bên bị thiệt hại hoặc cho rằng bị thiệt hại đòi hỏiquyền và lợi ích hợp pháp của mình Việc giải quyết tranh chấp giữa thương
nhân với người tiêu dùng nghĩa là các bên cùng nhau (có thể có hai bên gặp
nhau trao đổi, đàm phán, thỏa thuận đi đến kết quả giải quyết quyết cùng)
hoặc thông qua bên thứ ba thương nhân với người tiêu dùng tự do lựa chọn
phương thức thích hợp mà pháp luật quy định, áp dụng các biện pháp đề loại
bỏ mâu thuẫn, xung đột bất đồng để bảo vệ, khôi phục quyền lợi và các tổnthất được bảo đảm để xảy ra ở mức thấp nhất nếu không thé loại trừ khả năng
có tồn thất.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêudùng bằng phương thức ngoài Tòa án theo pháp luật Việt Nam là việc thươngnhân và người tiêu dùng giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động tiêudùng bằng cách sử dụng các phương thức đã được pháp luật Việt Nam quyđịnh nhưng không sử dụng giải quyết tranh chấp bằng cơ chế giải quyết tạiTòa án Tóm lại, Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân vớingười tiêu dùng bằng phương thức ngoài Tòa án là hệ thống các nguyên tắc
23
Trang 31và quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để giải quyếttranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng thông qua các phương thứcđược quy định và thừa nhận như thương lượng, hòa giải, trọng tài, và khiếunại tiêu dùng nhằm loại bỏ mâu thuẫn, xung đột và bảo vệ quyền và lợi íchchính đáng của người tiêu dùng.
1.2.2 Đặc điểm và yêu cầu của giải quyết tranh chấp giữa thương nhân
với người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài
Tòa án
Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng bằng
phương thức ngoài tòa án là việc người tiêu dùng — người mua sử dụng hàng
hóa, dịch vụ không nhằm mục đích thương mai và thương nhân — tô chức, cánhân kinh doanh lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp gồm thươnglượng, hòa giải, trọng tài, khiếu nại tiêu dùng để giải quyết các mâu thuẫn, bất
đồng, xung đột lợi ích giữa các bên tạo lại sự cân bằng về mặt lợi ích và các
bên có thể chấp nhận được Hoặc có thê hiểu giải quyết tranh chấp tiêu dùngngoài tòa án là giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng mà không có sựtham gia của tòa án.
Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằngphương thức ngoài tòa án phải thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
Thứ nhất, khi tham gia giao dịch về tiêu dùng, người tiêu dùng luôntrong vị thế yếu thé hơn so với thương nhân vì những bat lợi đã đề cập đếnbên trên như thiếu thông tin, kinh nghiệm, khả năng đàm phán, khả năng hiểubiết về ngành, vì thế yêu cầu về khắc phục vị thế bất cân xứng của người tiêudùng được đặt ra đầu tiên khi giải quyết tranh chấp tiêu dùng Đối với phươngthức giải quyết tranh chấp tiêu dùng ngoài Tòa án thì yêu cầu bảo đảm cân
bang vi thê giữa bên mua và bên bán càng phải được đê cao bởi thiêu di biện
24
Trang 32pháp cưỡng chế mà Tòa án đặt ra thì liệu quyền lợi của người tiêu dùng có thé
được đảm bảo Ví dụ khi thương nhân với người tiêu dùng sử dụng biện pháp
thương lượng dé giải quyết mâu thuẫn Phương thức giải quyết tranh chap nàykhông cần đến sự tham gia của bên thứ ba mà các bên tự cùng nhau bàn bạc,thảo luận nói lên ý kiến, cùng tìm ra giải pháp giải quyết hiệu quả và tự mìnhgiải quyết Kết quả thương lượng thường là các biên bản, cam kết của hai bên
Như vậy, nếu sau khi thương lượng xong mà thương nhân không thực hiện
đúng cam kết thì thương lượng bất thành và lại mất thời gian để lựa chọnphương thức khác giải quyết Càng kéo đài thời gian giải quyết tranh chấp thìcàng bất lợi cho người tiêu dùng
Thứ hai, chính vì người tiêu dùng luôn ở vị thé dé bi tốn thương nên việc
huy động sức mạnh của toàn xã hội trong đó có vai trò tích cực của bản thân
mỗi người tiêu dùng Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam luôn khuyếnkhích, vận động người tiêu dùng tự lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình Cónhư vậy các cơ quan nhà nước, tô chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng mới biết và có cơ sở vào cuộc Bản chất của việc bảo vệ người tiêu dùng
bắt đầu từ định chuẩn, đăng ký chuẩn, hỗ trợ liên kết sức mạnh của người tiêudùng cho tới khi thực thi pháp luật những công việc như vậy thuộc nhiều tổ
chức, cơ quan như hiệp hội, báo chí, truyền thông Sức mạnh này được củng
có và gây sức ép đối với các doanh nghiệp mỗi khi người tiêu dung có ý thứcchủ động và trách nhiệm xã hội trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hang hóa.Các cơ quan chức năng có thâm quyền trong việc giải quyết tranh chấp và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn chủ trương, xác định hình thức tập trungxuyên suốt là phối hợp với các cơ quan báo chí dé tạo ra nội dung, cách thứctuyên truyền chất lượng, đáng tin cậy, dễ tiếp cận về Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thông qua định
hướng phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan báo chí hiệu quả tuyên
25
Trang 33truyền, phổ biến pháp luật sẽ tiếp tục được phát huy Nhờ đó tạo sự đồng thuậntrong xã hội, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêudùng.
Thứ ba, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, khi giải quyếttranh chấp tiêu dùng bằng biện pháp ngoài tòa án cũng phải đáp ứng yêu cầu
đảm bảo sự hai hòa lợi ích giữa thương nhân và người tiêu dùng Bảo vệ
người tiêu dùng chặt chẽ nhưng không phải bảo vệ bất chấp bỏ qua các quyền
và lợi ích chính đáng của thương nhân.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp giữa thương
nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài Tòa án Thông thường, khixảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, người tiêu dùngthường có xu thế lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng một trong các biện phápgiải quyết tranh chấp ngoài Tòa án gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài,
khiếu nại tiêu dùng Bởi đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì phán
quyết của Tòa án thường khó nhận được sự công nhận quốc tế bởi pháp luậtmỗi quốc gia có quy tắc riêng Thêm vào đó, nguyên tắc xét xử công khai
trong một số trường hợp có thê gây bất lợi cho các bên làm lộ bí mật cá nhân, giảm uy tín doanh nghiệp và thủ tục tố tung tại Toà án đã được pháp luật tố
tụng quy định cụ thể theo một trình tự thời gian nhất định đặc biệt khi phánquyết của tòa án bị kháng cáo quá trình tố tụng có thé bị trì hoãn, kéo dai, trảiqua nhiều cấp xét xử nên thiếu linh hoạt, ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của các bên Tuy nhiên, không phải phương thức giải quyết tranh chấp
ngoài Tòa án nào cũng thực sự hiệu quả đối với người tiêu dùng Đối với
phương thức thương lượng với bản chất phụ thuộc rất lớn vào ý chí tự nguyện
của các bên tham gia tranh chấp nhưng pháp luật Việt Nam hiện nay lại chưa
có quy định nào mang tính bắt buộc các bên thực hiện nghĩa vụ của mình sau
26
Trang 34khi có kết quả thương lượng thành trong biên bản thương lượng Vì vậy, việcxây dựng và ban hành các quy định pháp luật về các phương thức giải quyếttranh chấp ngoài Tòa án cần được hoàn thiện sao cho nâng cao hiệu quả giải
quyết của các phương thức này để người tiêu dùng có thé tự do lựa chon phương thức giải quyết phù hợp với điều kiện của mình mà không phải lo
nghĩ mà không phải lo nghĩ liệu biện pháp đó có hiệu quả hay không.
Việc tiếp cận các cơ chế giải quyết tranh chấp tiêu dùng sẵn có ngoài
Tòa án là nhu cầu chính đáng cơ bản của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp
Cơ chế giải quyết tranh chấp và bồi thường phải được cung cấp cho ngườitiêu dùng một cách công bằng, hợp lý và nhanh chóng, đồng thời bảo vệ các
quyền liên quan của người tiêu dùng trong suốt quá trình Phải đảm bảo cơ
chế công bằng, hiệu quả, minh bạch khách quan dé giải quyết các tranh chấp,
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
Với những yêu cầu như trên, việc giải quyết tranh chấp giữa thương
nhân và người tiêu dùng có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, phán quyết dựa vào sự đàm phán và dé cao quyên tự định
đoạt của các bên Nhìn chung các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án đều phụ thuộc vào sự thiện chí giữa các bên Sự thiện chí thể hiện qua quá
trình đàm phán và quá trình thực hiện nghĩa vụ sau đàm phán Phương thứcgiải quyết tranh chấp ngoài Tòa án đều tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự tựnguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt, tôn trọng ý chí, quyền và lợi íchhợp pháp của các bên, quyên và lợi ich hợp pháp của người khác, không xâmphạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, khách quan, công bằng, kịpthời, có lý, có tình giữ bí mật thông tin đời tư của các bên [33, Điều 4] Trongquá trình tố tụng trọng tải, các bên có quyền tự do, thương lượng, thỏa thuậnvới nhau vê việc giải quyét tranh chap hoặc yêu câu Hội đông trọng tài hòa
27
Trang 35giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp [34, Điều
9].
Thứ hai, tinh linh hoạt và cố định của thủ tục giải quyết tranh chấp Cácthủ tục giải quyết tranh chấp về tiêu dùng ngoài Tòa án đều có thời gian giảiquyết ngắn hơn thời gian tố tụng tại Tòa án và các bên có thé thỏa thuận lựachọn thời gian địa điểm giải quyết vụ việc Với biện pháp thương lượng ngườitiêu dùng gửi yêu câù thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệquyên lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùngtrong một số trường hợp được quy định hoặc gửi trực tiếp tới tổ chức, cá nhânkinh doanh và trong thời hạn 07 ngày ké từ ngày nhận được yêu cầu thươnglượng thì tô chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành thương lượng với ngườitiêu dùng [36, Điều 57] Với biện pháp hòa giải người tiêu dùng và doanhnghiệp có thé chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, lựachọn hòa giải viên tiễn hành hòa giải, yêu cầu việc hòa giải được tiến hànhcông khai hay không công khai [36, Điều 17] Nếu các bên không dé xuấthòa giải viên tiến hành hòa gải thì tổ trưởng tổ hòa giải sẽ tiến hành phâncông hòa giải viên, trong thời hạn 03 ngày ké từ ngày được phân công, hòagiải viên bắt đầu tiến hành hòa giải [33, Điều 20] Với phương thức giải quyếttranh chấp về lĩnh vực tiêu dùng tại trọng tài thương mại, theo quy định củapháp luật thời gian giải quyết tranh chấp tại trọng tài kéo dài 03 tháng đến 04tháng [34, Điều 31 đến Điều 61] Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động các
trung tâm trọng tài luôn xem thời gian giải quyết tranh chấp là một ưu tiên
hàng đầu, linh hoạt trong thủ tục để vụ kiện được giải quyết nhanh chóngtrong thời gian tối đa là 03 tháng Khi giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa ánGiai đoạn sơ thâm, quá trình thụ lý và xét xử: 04 đến 06 tháng (Điều 203BLTTDS 2015) Giai đoạn phúc thẩm: 04 đến 05 tháng (Điều 286 BLTTDS2015) Ngoài ra, Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ không thời hạn giải
28
Trang 36quyết vụ kiện (Điều 214, 288 BLTTDS 2015) Bản án còn có thể bị xem xéttheo các thủ tục giám đốc thâm trong 04 tháng (Điều 339 BLTTDS 2015)hoặc tái thâm trong 04 tháng (Điều 357 BLTTDS 2015) Tuy nhiên thực tếthời gian giải quyết dài hơn quy định, các tranh chấp kinh doanh thương mại
có thê kéo dài qua nhiêu năm.
Thứ ba, tính đơn giản trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương
thức ngoài tòa án giữa thương nhân với người tiêu dùng Việc nộp đơn yêu
cầu giải quyết tranh chấp không phức tạp, có thé sử dụng mẫu đã có sẵn Các
tổ chức hòa giải hay các trung tâm trọng tài thương mại thường soạn sẵn cácbiéu mẫu (ví dụ mẫu đơn khởi kiện tại trọng tài thương mại, mẫu đơn yêu cầuhòa giải viên) cho các bên sử dụng, đảm bảo đầy đủ các nội dung được quy
định trong luật chuyên ngành.
Thứ tư, tính bảo mật trong quá trình giải quyết tranh chấp Trong quátrình giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằngphương thức ngoài tòa án Các chủ thể có thâm quyền giải quyết tranh chấpluôn bảo mật hồ sơ trong các vụ kiện, thông tin trong quá trình tranh chấp Ví
dụ như khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, quá trình giải
quyết tranh chấp được tiến hành không công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [34, Khoản 4, Điều 4] Đây có lẽ chính là một trong những lý
do mà các bên thường lựa chọn các biện pháp ngoài Tòa án để giải quyết
tranh chấp
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết tranh chấp giữathương nhân và người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh
chap ngoài Tòa án
Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càngđược xây dưng, hoàn thiện, củng cô qua nhiêu năm nhăm đạt được mục tiêu
29
Trang 37bảo vệ tôi ưu cho quyền lợi của người tiêu dùng Pháp luật về giải quyết tranhchấp tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở hệ thông pháp luật về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng và một số hệ thống thiết chế thực thi pháp luật ở các cấp
độ quốc tế, khu vực và quốc gia Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài Tòa án chịu ảnh
hưởng bởi các yêu tô sau:
Thứ nhất, yếu tô về kinh tế: Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế là quan
hệ quan hệ giữa một bộ phận của kiến trúc thượng tầng với một hiện tượngnăm trong cơ sở hạ tầng của xã hội Điều này có nghĩa, trong mối quan hệ vớipháp luật thì kinh tế giữ vai trò quyết định đối với sự ra đời và phát triển củapháp luật [20, tr103] Cùng với sự phát triển của kinh tế, sự bùng nỗ của cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) như trí tuệnhân tạo (AI) thúc day phát triển ngày càng phổ biến các hình thức kinh
doanh trực tuyến, thương mại điện tử Dẫn tới việc xuất hiện các phương thức
giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution — ODR) đã xuấthiện giải quyết nhu cầu của người hòa giải, trọng tài và người tiêu dùng, đồngthời khai thác tiềm năng của khối công nghệ trong quá trình giải quyết tranh
chấp Với sự hỗ trợ của công nghệ, các phương thức giải quyết tranh chấp
thay thé (Alternative Dispute Resolution — ADR) như thương lượng, hòa giải
có thê thực hiện một phần hoặc toan bộ trên không gian mạng Việc ra doi củaODR là là một trong những minh chứng phát triển của nền kinh tế, là hìnhthức tiến triển của các phương pháp giải quyết tranh chấp truyền thống, đáp
ứng được toàn diện hơn việc bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng.
Thứ hai, tính đặc thù trong quan hệ giữa thương nhân và người tiêudùng: Cùng với sự phát triển của kinh tế, quy định pháp luật về giải quyếttranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các biện pháp thay thế
30
Trang 38ngày càng được thiết kế đề thu hẹp, xóa bỏ sự bất cân xứng giữa thương nhân
và người tiêu dung đưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, điều chỉnh sao
cho phủ hợp dé hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan Với tư cách là chủ théđặc biệt trong quan hệ về tiêu dùng, tính đặc thù trong quan hệ giữa thươngnhân với người tiêu dùng chi phối xuyên suốt hệ thống pháp luật về bảo vệquyên lợi người tiêu dùng Xuất phát từ vai trò của người tiêu dùng trong kếtcau thị trường và tính bất cân xứng đối với thương nhân Pháp luật về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng đã quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của thươngnhân trước và sau khi đưa sản pham, dich vụ ra thị trường Các quy định về giảiquyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng được quy định sao chophù hợp với khả năng của người tiêu dùng như giải quyết tranh chấp theo thủtục rút gọn hay người tiêu dùng được tự do lựa chọn các phương thức giảiquyết tranh chấp tiêu dùng băng biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài
hoặc khiêu nại tiêu dùng.
Thứ ba, trình độ xây dựng pháp luật của Nhà nước: Xuất phát từ nhucầu của xã hội trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Hoạt động xây dựngpháp luật không những nằm trong quá trình vận hành chung của xã hội mà với
các quy phạm pháp luật được xây dựng chủ động mang tính phòng ngừa,
lường trước các nguy cơ có thé xảy ra Dé thực hiện được nhu cau điều chỉnh
này phụ thuộc rất lớn vào trình độ xây dựng pháp luật của Nhà nước Ngườilàm luật phải lường trước được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sông,điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với sự phát triển của xãhội Đặc biệt trong giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêudùng băng phương thức ngoài Tòa án đòi hỏi việc xây dựng quy định về cácphương thức này ngày càng hoàn thiện khắc phục những bat cập, hạn chế dé
bảo vệ tôi ưu quyên lợi người tiêu dùng.
31
Trang 391.2.4 Pháp luật quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về giải
quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các
phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án
Hệ thống pháp lý Liên minh Châu Au (EU): Trong chi thị số 2013/11/EU của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 21/5/2013 về giải
quyết tranh chấp thay thế đối với tranh chấp của người tiêu dùng đã quy định
về phương thức giải quyết tranh chấp thay thế đối với tranh chấp giữa thươngnhân với người tiêu dùng gồm những điểm chính như sau [41]:
- Cac nước EU phải đảm bao rằng tất cả các tranh chấp hợp đồng phát
sinh từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ giữa người tiêu dùng
cư trú tại EU và thương nhân thành lập tại EU đều có thể được giải
quyết bằng ADR Quy định này áp dụng cho cả tổ chức, cá nhân kinh
doanh cung cấp sản phẩm, dịch vụ qua hình thức trực tuyến và cảtruyền thống Mục tiêu của chỉ thị này là đảm bảo hoạt động đúng đắncủa thị trường chung EU ADR cung cấp cho người tiêu dùng một cáchgiải quyết tranh chấp nhanh chóng, đơn giản và hợp lý, chăng hạn nhưkhi thương nhân từ chối sửa chữa sản phẩm hoặc hoàn lại tiền mà
người tiêu ding có quyền được hưởng.
- Cac chủ thé có thâm quyền gai quyết tranh chấp giữa thương nhân với
người tiêu dùng băng ADR như hòa giải viên, trọng tài viên hoặc hộiđồng khiếu nại có thể giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục ADR tùythuộc vào quy định riêng của từng biện pháp mà bên trung lập có thê đề
xuất hoặc áp đặt giải pháp; tập hợp các bên lại với nhau dé họ tìm ra giải pháp Tất cả phương thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp
thay thế phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng gồm đảm bảo hoạt độnghiệu quả, công bằng, độc lập và minh bạch
32
Trang 40- Mỗi quốc gia EU phải chỉ định một hoặc một số cơ quan có thâm
quyền chịu trách nhiệm giám sát cấp quốc gia đối với các tổ chức cóthâm quyên tiến hành các biện pháp ADR và đảm bảo họ tuân thủ các
yêu cầu về chất lượng Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát có thâm quyền thiết lập danh sách các tổ chức có thâm quyền giải quyết tranh
chấp bằng phương thức thay thế trên phạm vi cả nước Chỉ những tổchức giải quyết tranh chấp tuân thủ các yêu cầu về chất lượng mới cóthê được đưa vào trong danh sách đó
- Thương nhân đồng ý hoặc có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp giải
quyết tranh chấp bằng phương thức ngoài Tòa án phải thông báo chongười tiêu dùng về việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấptrên trang web chính thức của họ.
- Vì lợi ích của sự minh bạch, các nước EU phải đảm bao rằng trang web
của các tổ chức ADR cung cấp thông tin rõ ràng và dé hiểu Điều này
bao gồm chỉ tiết liên hệ và các loại tranh chấp mà các đơn vi này có thégiải quyết, cũng như chi phí, thời gian trung bình và hiệu lực pháp lý
của kết quả của thủ tục ADR Các tổ chức ADR cũng phải công khai
trên trang web của mình các báo cáo hoạt động hàng năm có chứa
thông tin về các tranh chấp mà họ đã xử lý Các tổ chức ADR phải hợptác giải quyết tranh chấp trong EU Họ cũng phải trao đổi những thựctiễn tốt nhất giữa họ và với chính quyền quốc gia về việc giải quyếttranh chấp
Hệ thống giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án của Nhà nước Trung Quốc:
Điểm đáng chú ý trong cách thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu
dùng với nhà kinh doanh của nhà nước Trung Quôc là cung câp một nên tảng
33