1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

99 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Ngoài Toà Án
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 78,72 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tai c.cicccccscsesesssssesesesseseseseeees "`" (5)
  • 2. Tình hình nghiên cứu dé tài................... 6c 2t tt 0122111212111 (6)
  • 3. Phạm vi nghiờn CỨU......................e ơ— ơ 3 4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghién CỨU..................... c1 c5. 1111 31 v1 1 2 1y ray 3 4.1. Mục tiêu nghiÊn CỨU.................... HH HT HT TH HH TH HH nà 3 4.2. Nhiệm vụ nghiÊn CỨU................... Q11 ng HT HS TH ng n0 001110 10 3 _ 5, Phương pháp nghiên CỨU.......................- c5 S2 c3 321 212123E231111 2121121111511 111111. ree 4 6. Kết cấu của đề tài............... "ơ 4 (0)
  • CHUONG I. NHUNG LÝ LUẬN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYÉT TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN...................... ch HH HH HH gu, 5 1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp ngoài Toà án ...................- ¿5 cS+2cxExcEeExererkerrerrkee a 1.2. Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà Ôi nà nà ga nà ng hung g2 átan: 7 1.3. Vai trò và hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án (0)
    • 1.3.1. Vai trò của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án.......................-.--c (14)
      • 1.3.1.1. Chi phí giái quyết tranh chấp thấpp.................--¿-- 2 5t 12t kg x11 erxrrkrrrrred 9 1.3.1.2. Đảm bảo cho cỏc bờn tiết kiệm được thời gian của mỡnh ....................---.‹‹ôss<ôs<+s+2 11 1.3.1.3. Bao dam tính bí mật của vụ việc va danh tiếng của các bên tranh chấp Bữi ĐH 86853554 12 1.3.1.4. Đảm bảo được quan hệ hợp tác giữa các ĐÊn..................... - x2 re, 13 1.3.1.5. Về hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp veces 14 1.3.2. Hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án (0)
    • 1.4. Cơ sở khoa học của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toa án (21)
      • 1.5.1.1. Khái niệm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (24)
      • 1.5.1.2. Các hình thức trọng tài.................-- c1 HH E1 0011101111011 111 1xcttkeryeg 21 1.5.2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải......................-5- 5c cscscerred pon oo 1.5.3. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương IWONG......scecsessessessesesseseseeteeeeeees 27 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIỆT NAM VE PHƯƠNG THỨC GIẢI (26)
      • 2.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.......................-- ¿c2 55¿ 29 2.1.2. Thâm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại......................--. . esses 34 2.1.3. Trinh tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bang trọng tài thương mại................... -.-- ay 2.1.3.1. Khởi KIM ececsscsssssssssesssssssesssnsseenvereen (34)
        • 2.1.3.2. Thành lập Hội đồng trong tài................................scccccoe ơ 40 2.1.3.3. Chuẩn bị Xét XỬ...................v k0 121111 ae 43 2.1.3.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp.................... " (45)
        • 2.1.3.5. Thi hành phán quyết trọng tài...................-¿- +2 Sẻ SxSk 1S 3 111111 111101101111E 1111111 crk. 48 2.1.3.6. Hủy phán quyết trọng mm (53)
    • 2.2. Quy định của pháp luật về giải quyết giải tranh chấp bằng hoà giải (55)
      • 2.2.1. Quy định của pháp luật về hoà giải Ở CO SỞ..................-s. 2 55c 2s E2 sườn 50 1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở CO SỞ.................- 6-5 St cv ksEerksrervered 54 2. Trình tự, thủ tục tiễn hanh hòa giải 6 CO SO vececesesssscsssssesseesssessessssecatsvesesseeaes 58 2.2.2. Quy định của pháp luật về hoà giải thương Mai -ceccccccsssssssssssseessssesssssseeesseeeseeeen 65 2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại (55)
    • 2.3. Quy định của pháp luật về giải quyết giải tranh chấp bằng thương lượng (78)
  • CHƯƠNG III: THỰC TIEN THUC HIEN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIEN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN (0)
    • 3.1. Thực tiễn thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án (82)
      • 3.1.1. Thực tiễn thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng trong tài (82)
      • 3.1.2. Thực tiễn thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải (84)
      • 3.1.3. Thực tiễn thực hiện phương thức giải quyết tranh chap bằng thương lượng (87)
      • 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện khung pháp luật, tăng cường khả năng sử dụng các hình thức (0)

Nội dung

Khi tham gia các quan hệ thương mại, cáctranh chấp phát sinh là điều không thé tránh khỏi và cần được giải quyết kịp thời.Pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đã

Tính cấp thiết của đề tai c.cicccccscsesesssssesesesseseseseeees "`"

Công cuộc đôi mới và mở cửa nền kinh tế do Dang Cộng sản Việt Nam dé xướng từ Đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã hội Nền kinh tế nước ta sau hơn ba mươi năm đổi mới đã có những chuyên biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa đạng và phức tạp Các quan hệ này không chỉ được thiết lập ở trong nước mà còn mở rộng với nước ngoài Khi tham gia các quan hệ thương mại, các tranh chấp phát sinh là điều không thé tránh khỏi và cần được giải quyết kịp thời.

Pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hoà giải, Toà án hay trọng tài. Trong đó, với nhiều ưu thế vượt trội nên phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn và ngày càng trở thành các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có chú trọng đến mảng pháp luật về giải quyết tranh chấp Điều này được thé hiện trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm

2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Các nghị quyết này đều hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hoà giải, trọng tài nhằm góp phần xử lí đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền, lợi ích hợp pháp giữa các bên tranh chấp.

Theo Báo cáo Tổng kết năm 2018 của ngành Toà án, Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018, các Tòa án đã giải quyết được 499.013 vụ việc trong tổng số 558.152 vụ việc đã thụ ly (đạt tỷ lệ 89,4%); số vụ việc còn lại là 59.139 vụ (chiếm ty lệ 10,6%) còn chưa được giải quyết, hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật và đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.' Qua đó, ta thấy với số lượng vụ việc thụ lý không lồ như vậy, Toa án đang bi quá tải, phải chịu sức ép rất lớn Tuy nhiên, cùng với sự tồn tại và phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án sẽ giúp cho Toà án phần nào giảm nhẹ công việc, không bị quá tải, cũng như giúp cho các cơ quan chức năng khác không phải chịu áp lực lớn.

' Xem: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-hanh?dDocName=TAND058489

So với phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Toà án, thì phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án lại có nhiều ưu điểm, có tính ưu việt hơn Các phương thức này giúp cho các bên tranh chấp tiết kiệm được thời gian, không tốn kém tiền bạc, giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn, hiệu quả, linh hoạt, giữ được uy tín của các bên, đặc biệt là bảo vệ được bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp Đồng thời, đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, giữ gìn được mối quan hệ hợp tác lâu dài, tránh mất hoà khí Từ đó, các bên tranh chấp cùng nhau góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển Vì vậy, phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trở thành phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn, phố biến rộng rãi nhất để giải quyết tranh chấp của minh.

Có thê nói pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực này dang từng bước hoàn thiện theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và các cam kết của Nhà nước ta khi tham gia các điều ước quốc tế Tuy nhiên, pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án ở Việt Nam còn có nhiều quy định chưa rõ ràng, cụ thể, chưa dự liệu hết được những trường hợp xảy ra trên thực tế Vì vậy, việc cần hoàn thiện quy định pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp này có những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp là việc hết sức cần thiết, chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Tình hình nghiên cứu dé tài 6c 2t tt 0122111212111

Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là vấn đề có tính thời sự cao.

Do đó, từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới vấn đề này thông qua các cấp độ khác nhau như luận văn, luận án hay các sách tham khảo, sách chuyên khảo, các bài báo tạp chí chuyên ngành luật.

Các tác phẩm dién hình liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án của các học giả nước ngoài có thé kế đến như: Report Alternative Dispute

Resolution: Mediation and Conciliation của The Law Reform Commission (2010) hoặc

Alternative Dispute Resolution cia Borut Strazisar (2018); tac pham Commercial Dispute

Processing and Japan của Yasunobu Sato (2001) được sản xuất bởi Kluwer acdemic publishers; tác phẩm Alternative Dispute Resolution (ADR) guidelines của Administrative appeals tribunal (2006 — Australia); v.v Những tác phẩm trên đã dé cập tới các vấn đề hoặc từng vấn đề riêng rẽ của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng. Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án của nhiều tác giả đã được công bố, có thê kể đến như: cuốn sách tham khảo Cơ chế giải quyết tranh chấp thay thé đối với các quan hệ thương mại ở Việt Nam — Lý luận và thực tiễn của TS Dương Quỳnh Hoa xuất bản năm 2015 bởi nhà xuất bản chính trị quốc gia; Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thé của Đỗ Hải Hà, Số chuyên đề về Trọng tài thương mại, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6/2007; luận văn thạc sĩ luật học Gidi quyết tranh chấp thương mại bằng Phương thức thương lượng, hoà giải - Những van đề lý luận va thực tiễn của Trần Đình Hào năm 2004; sách chuyên khảo Pháp luật về trong tài thương mai của Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải năm 2011 bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia; luận văn thạc sĩ luật học Gidi quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam của Phạm Hải Vân năm

Hầu hết các tác phẩm và công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập tới một số vấn đề riêng lẻ của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án Hay cũng có một số tác phẩm thi chi đề cập vấn đề một cách chung chung, khái quát, chưa cụ thể, rõ rang và còn chưa cập nhật kịp hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển của các phương thức này Do đó, chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện van dé về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là một trong những lĩnh vực rất rộng và có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu Trong khuôn khổ bài nghiên cứu khoa học này sẽ không đi sâu tất cả các vấn đề liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án mà chỉ nêu những vấn đề lý luận cơ bản về các phương thức này và tập trung phân tích, đánh giá những quy định pháp luật thực định về giải quyết tranh chấp tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án, chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đưa ra giải pháp hoàn thiện.

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án Trên cơ sở đó, phân tích và chi ra những bat cập, tồn tại của pháp luật Việt Nam về các phương thức này Cuối cùng là đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án.

- Làm sáng tỏ thêm khái niệm và đặc điểm, vai trò, cơ sở và nội dung của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án.

- Phân tích, đánh khách quan các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án thông qua ba phương thức chủ yếu là thương lượng, hoà giải, trọng tài.

- Khái quát thực trạng của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án Từ đó, phát hiện ra những ưu điểm, hạn chế, tồn tại rồi đề xuất những giải pháp hoàn thiện cho việc vận hành các phương thức này.

5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đánh giá, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia Các phương pháp này được sử dụng kết hop khi phân tích các van đề lý luận và thực tiễn hướng tới các mục đích nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp được sử đụng phổ biến khi triển khai nghiên cứu các quy định của pháp luật của một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định về phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án Ngoài ra, phương pháp chuyên gia được sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác để làm sâu sắc thêm các phân tích, đánh giá của bài nghiên cứu.

6 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được kết cầu thành ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

Chương 3: Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện về phương thức giải quyết tranh châp ngoài Toà án

CHUONG I NHỮNG LÝ LUẬN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH

CHÁP NGOÀI TOÀ ÁN 1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc muốn xây dựng lòng tin, duy trì mối quan hệ kinh tế một cách lâu dài nhằm bảo đảm cho cho hoạt động kinh doanh, thương mại của họ được én đỉnh va phát triển Tuy nhiên, vì nhiều lí đo chủ quan và khách quan, trong quan hệ kinh tế cũng không thể tránh khỏi những tranh chấp Để tránh những hậu quả tiêu cực mà các tranh chấp có thể gây ra, việc hình thành phương thức giải quyết các tranh chấp là một nhu cầu khách quan Các phương thức giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng, phong phú Cùng với đó là sự tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng thì xuất hiện một số phương thức giải quyết tranh chấp như trung gian, thương lượng, hoà giải, trọng tài Những phương thức giải quyết tranh chấp này ngày càng phát triển, được phổ biến rộng rãi từ những năm 90 của thế ky 20 Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án đã trở nên phổ biến, lúc đầu được coi là phương thức để giảm bớt các vụ việc còn tồn đọng trong Toà án.” Những phương thức giải quyết đó không gan liền với hoạt động tố tụng của Toà án, thường được gọi chung dưới một cái tên tiếng Anh là “Alternative Dispute Resolution — ADR”.

Thuật ngữ “Alternative Dispute Resolution — ADR” này về mặt học thuật có nhiều cách hiểu, chưa được thống nhất Một số tác giả gọi đó là các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn Một số tác giả gọi đó là các phương thức giải quyết tranh chấp thay thé Theo nghiên cứu của người viết, “Alternative Dispute Resolution - ADR” được gọi là các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án.

Xét về mặt nguồn gốc, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án như thương lượng, hoà giải, trọng tài xuất hiện từ rất sớm Nguồn gốc đầu tiên của giải quyết tranh chấp ngoài Toà án có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, đó là hoà giải Nó có nguồn gốc từ Nho giáo.” Hòa giải ở Trung Quốc lúc đó không chỉ nhằm đáp ứng một thỏa thuận khi được đặt ra, mà còn dùng để ngăn chặn những tranh chấp có thể xảy ra Hòa giải nhằm mục đích giải quyết các vấn đề - đưa mọi thứ đạt đến trạng thái hài hòa Người hoà giải thường là một người được coi là người có thâm quyền to lớn trong cộng đồng Nếu một trong hai bên tranh chấp từ chối lời hoà giải của người hoà giải thì người hoà giải đó sẽ không chỉ mat uy tín trước mặt hai bên tranh chấp, mà còn trước cả cộng đồng Y định của hòa giải là để tránh thiệt hại, đành sự đồng cảm, cảm thông, quan tâm, tôn trọng

? Xem: Borut Strazisar, Alternative Dispute Resolution, Pravo Zhurnal Vysshey shkoly ekonomiki, no 3, pp 214.

Xem: Borut Strazisar, Alternative Dispute Resolution, Pravo Zhurnal Vysshey shkoly ekonomiki, no 3, pp 215.

48 TS Nguyễn Thị Dung, Lê Hương Giang, Bình luận một số nội dung mới của Luật TTTM 2010, Tạp chí Luật học, s6 6/2011.

Trang thông tin điện tử: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/home https://tinnhanhchungkhoan.vn/ http://moj.gov.vn/Pages/home.aspx http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php https://tapchitoaan.vn/ http://bttp.moj.gov.vn/Pages/trang-chu.aspx http://viac.vn/ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/ https://phapluatxahoi.vn/ http://tks.edu.vn/ https://dantri.com.vn/ http:/pbgdpl.moJ.gov.vn/Pages/Trang-chu.aspx https://hocluat.vn/ | hftp://sotuphap.phutho.gov.vn/ người khác và sự khiêm tốn cho bản thân.” Wolaver mô tả rằng dấu vết của trọng tài có thé được tìm thấy ở Hy Lap và La Mã cỗ dai.” Khi có Nhà nước và pháp luật thì những phương thức giải quyết tranh chấp mang tính quyền lực Nhà nước được coi là hình thức chính thức, thể hiện chủ quyền tài phán quốc gia, còn những phương thức dựa trên sự tự do ý chí, tự do hợp đồng như thương lượng, hoà giải, trọng tài lại không được coi là không chính thức Khi các tranh chấp xảy ra, các chủ thé tham gia có quyền quyết định sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp đó Các chủ thê cũng có thể lựa chọn nhũng phương thức không chính thức để thay cho việc giải quyết thông qua Toà án."

Như vậy, phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là gì?

NHUNG LÝ LUẬN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYÉT TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN ch HH HH HH gu, 5 1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp ngoài Toà án - ¿5 cS+2cxExcEeExererkerrerrkee a 1.2 Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà Ôi nà nà ga nà ng hung g2 átan: 7 1.3 Vai trò và hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

Vai trò của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án .-. c

Trong cuộc sống hiện nay, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trở thành những giá trị chung của thương mại toàn cầu Việc lựa chọn phương thức này sẽ đem lại nhiều hiệu quả lớn cho việc giải quyết tranh chấp của các chủ thể Vậy, vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án được xem xét ở những phương điện sau đây:

1.3.1.1 Chỉ phí giải quyết tranh chấp thấp

Chi phí giải quyết tranh chấp ngoài Toà án nhìn chung thường thấp hon so với giải quyết tranh chấp bằng tranh tụng tại Toa án Ví du: chỉ tính riêng việc hoà giải do Toà án thực hiện nhưng trước khi mở phiên toà xét xử sơ thâm thì các bên chỉ chịu 50% mức án phí sơ thâm giải quyết theo thủ tục thông thường.” Còn đối với hoạt động hoà giải ngoài Toà án, chi phí để giải quyết vụ việc thông thường là mức chi phi cho từ một hoà giải viên làm việc trong một khoảng thời gian ngắn để thực hiện việc hoà giải Trong một số trường hợp do các bên tranh chấp lựa chọn, thủ tục hoà giải có thể được thực hiện bằng ba hoà giải viên nhưng mức chi phí thường cũng thấp hơn nếu phải thuê những người có cùng năng lực, trình độ tương đương để tham gia giải quyết tranh chấp theo các thủ tục tố tụng khác |

Một nghiên cứu gần đây cho biết chỉ phí cho các tranh chấp được giải quyết thông qua phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án thường chỉ bằng 10% chi phí cho các tranh chấp tương tự được giải quyết bằng toà án '' Tuy nhiên, kết luận này không phải lúc nào cũng chính xác vì có nhiều trường hợp chỉ phí cho trọng tài có thể cao hơn nhiều so với giải quyết tranh chấp tại toà án.'” Tứ nhất, phí và các chi phí của các trọng tài viên (không giống như lương của các thâm phán) do các bên chi trả; và trong các vụ trong tài thương mại quốc tế quan trọng, những khoản tiền này có thể là nhiều Thi? hai, có thể phải trả chi phí hành chính cho một tô chức trong tài và những chi phí này cũng có thể lớn, đặc biệt khi chúng được tính dựa trên giá trị tranh chấp Nếu các dich vụ của một t6 chức trọng tài không được sử dụng thì việc chỉ định một thư ký hoặc người giữ hồ sơ để quản lý các thủ tục trọng tài có thé là cần thiết Một lần nữa cũng phải trả một khoản phí Và việc phải thuê địa điểm để tổ chức các cuộc họp và phiên họp giải quyết tranh chấp mà không thể sử dụng các cơ sở công cộng của Toà án Tuy nhiên, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp “một lần”, phán quyết của trọng tài có giá trị thi hành, các bên không có quyền kháng cáo lên bất kỳ một cơ quan hay tổ chức nào (trừ khi có sự vi phạm về tố tụng thì các bên được quyền yêu cầu Toà án xem xét huỷ phán quyết trọng tài), do đó mặc dù chỉ phí của nó có thê không ít hơn so với tố tụng tại toà án nhưng phán quyết của trọng tài không có hàng loạt các hoạt động kháng cáo tốn kém lên các Toà án cấp trên 'Š Điều này không thể có nếu vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Toà án, nơi thủ tục t6 tung quy định là hai cấp xét xử, ngoài ra còn có giám đốc thâm, tái thẩm, dẫn đến các bên phải mat nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc vì phải theo đuổi vụ kiện kéo dai từ cap này đên cap khác.

© Xem: Khoản 3 Điều 147 Bộ luật Tế tụng dân sự 2015

'® Xem: Russell Caller (2002), ADR and Commerical Dispute, p.3; Đỗ Hai Hà, Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, Số chuyên đề về Trọng tài thương mại, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6/2007, tr.28.

! Xem: Alan Redfern, Martin Hunter, Murray Smith (1991) The law and practice of International Commerical

Arbitration, ed.2, London, Sweet & Maxwell, tr.24.

' Xem: Alan Redfern,Martin Hunter & Nigel Blackaby, Constantine Partasides (2004), Law and practice of

International Commerical Arbitration, ed.4, London, Sweet & Maxwell, tr.28.

Tương tự như vậy, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hoà giải thông qua thường là tiết kiệm được chỉ phí hơn so với giải quyết bằng toà án, nhưng đôi khi chỉ phí cho việc giải quyết thông qua những hình thức này cũng sẽ tăng cao trong trường hợp thương lượng và hoà giải không thành.

1.3.1.2 Đảm bảo cho các bên tiết kiệm được thời gian của mình

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh ngoài Toà án có thé thu hút sự chú y và quan tâm của các bên tranh chấp vào vấn đề chính, cơ bản của nội dung tranh chấp và hạn chế tối đa sự hao phí thời gian vào các vẫn đề mang tính chất tố tụng.

Mỹ là nước đi tiên phong trong việc phát triển các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trong giải quyết tranh chấp thương mại Trong “Sách thực hành ADR”, John J Wilkinson viết: “Trude tiên và trên hết, các phương pháp này tiết kiệm đáng kế chỉ phí của các bên tranh chấp Rõ ràng là chỉ phí kiện tụng có thé giảm di đáng kế nếu như các bên có thể giải quyết những bat đồng của mình trong vòng sdu tháng thay vì kiện tụng kéo đài hàng năm”.

Chúng ta đều biết, các bên tranh chấp, đặc biệt là các nhà kinh doanh là những người làm ra hàng hoá, cung cấp địch vụ cho xã hội với mục đích kiếm được nhiều lợi nhuận càng nhiều, càng nhanh, càng tốt Đối với họ, thời gian là “vàng, bạc” nên khi có tranh chấp xảy ra thì yêu cầu của họ là tranh chấp đó phải được giải quyết nhanh chóng.

"Nếu quá tập trung vào việc giải quyết tranh chấp các bên có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mà giá trị của nó có thể còn lớn hơn giá trị đang tranh chấp Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp không nhanh chóng có thé sẽ gây tâm lý căng thang kéo dai cho các nhà kinh doanh, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án với việc áp dụng thủ tục linh hoạt, đơn giản hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này của các nhà kinh doanh.

Ngoài ra, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án còn cho phép các bên tranh chấp lựa chọn cho mình chủ thể giải quyết tranh chấp cho mình. Những chủ thể đó đều có năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ giỏi, có nhiều kinh nghiệm, giành được nhiều sự tin tưởng từ phía các bên tranh chấp Từ đó sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

Giải quyết tranh chấp thông qua phương thức ngoài Toà án thường được cho là nhanh gọn hơn quá trình xét xử tại toà án Theo đết qua điều tra được tiến hành bởi một số nhà nghiên cứu Australia, thì thời gian trung bình cho một vụ xét xử tại toà án cao hơn thời gian trung bình cho việc giải quyết một vụ tranh chấp bằng phương thức giải quyết

!® Xem: John J Wilkinson (1990), ADR practice Book, Wiley Law Publication. tranh chấp ngoài Toà án.”” Tat nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng ưu điểm về mặt thời gian này chỉ có được trong trường hợp việc giải quyết bằng phương thức ngoài Toà án thành công Nếu không thành công thì có thé thời gian giải quyết tranh chấp sẽ bị kéo dài hơn vì các bên cuối cùng sẽ phải đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tại toà án Mặt khác, nếu trong trường hợp các bên đã đạt được thoả thuận, cam kết nhưng do không có sự can thiệp hay giám sát từ phía cơ quan Nhà nước nên một bên có thể không thực hiện cam kết và bên kia lại phải khởi kiện ra toà án Như vậy, có thé nói rằng nếu một bên tranh chấp không có thiện chí thì việc sử đụng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án rat dé bị lạm dụng như một kế sách hoãn binh kéo dai thời gian giải quyết tranh chấp để đạt được mục đích, ý đồ nhất định hoặc vô hiệu hoá quá trình giải quyết tranh chấp.

1.3.1.3 Bảo đảm tính bí mật của vụ việc và danh tiếng của các bên tranh chấp Tính bí mật và bảo đảm danh tiếng của các bên tranh chấp được coi là một trong những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án Đây cũng chính là nguyên tắc chính và là nghĩa vụ của các chủ thể giải quyết tranh chấp.”' Bảo đảm bí mật về vụ việc được coi là một điều kiện tiên quyết trong hoạt động hoà giải chuyên nghiệp trên thế giới và là một đặc điểm khác biệt so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác Không như tố tụng tại Toà án, nơi mà phóng viên và công chúng có quyền có mặt do chính các nguyên tắc tố tụng tư pháp luật quy định (xét xử công khai, nhân chứng, ), các thủ tục thương lượng, hoà giải hay trọng tài không phải thủ tục công khai Về bản chất thì đó là một thủ tục kín Điều này có nghĩa là các thủ tục này chỉ cho phép những người không liên quan đến tranh chấp tham gia phiên họp giải quyết khi được các bên tranh chấp đồng ý Điều này giúp các bên hạn chế được sự tiết lộ bí quyết kinh doanh, giữ được uy tín của bên trên thương trường Đây cũng là đặc điểm khác biệt so với việc giải quyết tranh chấp tại toà án và là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án nói chung Có thê coi đây là sự khác biệt làm cho phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh Bởi lẽ, trong kinh doanh không ai muốn xảy ra tranh chấp, nhưng khi đã có tranh chấp thì tâm lý chung của các nhà kinh doanh là không bao giờ muốn người khác biết được họ đang phải theo đuổi một vụ tranh chap với đôi tác, đặc biệt về nội dung tình tiết cụ thê vụ việc Nguyên tac bí

?° Xem: Đỗ Hải Hà, Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, Số chuyên dé về Trọng tài thương mai, Tạp chí

Dân chủ và pháp luật số 6/2007, tr.29.

?! Xem: ví dụ tại Điều 4, Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại Theo đó: các thông tin liên quan đến vụ việc hoà giải phải được giữ bí mật Nghĩa vụ của hoà giải viên là phải bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hoà giải. mật của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án đáp ứng được nhu cầu này; nói cách khác, là thoả mãn nhu cầu mang tính nghề nghiệp của các nhà kinh doanh, luôn luôn tìm cách bao vệ uy tín nghề nghiệp và bí mật kinh doanh.

Trong quy tắc hoà giải của UNCITRAL có quy định, hoà giải viên có thể công bố nội đung của bất kỳ thông tin thực tế nào mà hoà giải viên đó nhận được để cho bên kia có cơ hội đưa ra những giải thích mà họ cho là thích hop.” Tuy nhiên, quy tắc hoà giải của UNCITRAL cũng quy định rằng một bên có thé cung cấp thông tin cho hoà giải viên với điều kiện đặc biệt là bảo mật thông tin, trong trường hợp này hoà giải viên phải tuân thủ điều kiện giữ bí mật đó.”

Cơ sở khoa học của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toa án

hệ thong pháp luật về giải quyết tranh chấp ngoai Toà án là một nhu cầu tất yếu của nhà nước pháp quyền. Đường lối của đảng cầm quyền được thể hiện chủ yếu trong các nghị quyết của Dang Đường lối chính trị là kim chỉ nam trong việc chỉ đạo xây dựng pháp luật và là hạt

”“ Xem: Điều 9, Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

”® Xem: Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP. nhân của pháp luật, trong đó có pháp luật về giải quyết tranh chấp ngoài Toà án Ở nước ta, ké từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chính sách đổi mới với quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng đã định hướng cho sự đối mới căn bản trong nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp, đồng thời xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thời gian tới. Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại đang rất quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó chú trọng đến mảng pháp luật về giải quyết tranh chấp Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49- NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đều hướng tới khuyến khích nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp và đa dạng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án như hoà giải, thương lượng, trọng tài; Toà án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó nhằm góp phan xử ly đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ công việc cho Toà án và các cơ quan Nhà nước khác Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật về các phương thức -giải quyết tranh chấp ngoài Toà án cần được quan tâm nghiên cứu nhằm tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp ngoài Toa án.

Theo Báo cáo Tổng kết năm 2018 của ngành Toà án, Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 30/11/2018, các Tòa án đã giải quyết được 499.013 vụ việc trong tổng số 558.152 vụ việc đã thụ lý (đạt tỷ lệ 89,4%); số vụ việc còn lại là 59.139 vụ (chiếm tý lệ 10,6%) còn chưa được giải quyết, hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật và đang được tiếp tục xem xét, giải quyết So với cùng kỳ năm 2017, số vụ việc đã thụ lý tăng 5.086 vụ (tăng 0,9%) Riêng công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động, các Tòa án nhân dân đã thụ lý 439.546 vụ việc.

Trong đó, thụ ly theo thủ tục so thâm 422.358 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm

Các vụ việc dân sự mà Tòa án phải thụ ly, giải quyết theo thủ tục so thẩm là 140.108 vụ việc (tăng 2.718 vụ việc so với năm 2017), chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản (38.917 vụ), tranh chấp về quyền sử dụng đất (15.192 vụ), tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (9.469 vụ), tranh chấp đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lan chiếm (5.625 vụ) Các vụ án hôn nhân va gia đình mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thâm là 262.906 vụ (tăng 2.830 vụ so với cùng kỳ năm trước), trong đó ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm tới 73,6% tổng số các vụ án ly hôn mà Tòa án đã giải quyết Các vụ án kinh doanh thương mại mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thâm là 15.439 vụ việc (tăng 1.423 vụ việc), chủ yếu là tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng (chiếm 32,77%), mua bán hàng hóa (chiếm 21,32%) Các vụ án lao động mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 3.665 vụ việc (giảm 1.248 vụ so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu là tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương cham dứt hợp đồng lao động (chiếm 26%).

Các Tòa án cũng đã thụ lý 240 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó: ra quyết định không mở thủ tục phá sản đối với 43 trường hợp, ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với 95 trường hợp (trong đó, đã tuyên bố phá sản 37 trường hợp, đình chỉ 17 trường hợp), các trường hợp còn lại đang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, qua số liệu như trên, ta thấy được với số lượng vụ việc đân sự nhiều như vậy sẽ dẫn đến ngành Toà án bị quá tải, việc xét xử chậm chạm, vẫn còn tình trạng vụ việc xét xử bị quá hạn (tính đến ngày 30/11/2018 còn 26 vụ quá hạn do lỗi chủ quan của Tòa án) Từ đó, gây thiệt hại lớn tới uy tín, quyền và lợi ích của các bên tranh chấp Vì vậy, sự tồn tại và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là một nhu cầu tất yếu, giúp cho ngành Toà án không bị quá tải, hỗ trợ hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp cho các bên khi có tranh chấp xảy ra.

Xuất phát từ tính chất của quan hệ pháp luật dân sự là sự bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, tự định đoạt nên các bên tranh chấp thường lựa chọn phương thức thỏa thuận để giải quyết tranh chấp Hơn nữa, chỉ có phương thức thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích gitta các bên. Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình với lợi ích của chủ thể kia Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế ma dam bảo cho lợi ích của bên kia.

Bên cạnh đó, phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án lại có rất nhiều ưu điểm, mang tính ưu việt hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Toà án. Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án giúp cho các bên tranh chấp tiết kiệm được chi phi cho việc giải quyết tranh chấp, tiếm kiệm được thời gian, công sức, đảm bảo được tính bí mật, uy tín của các bên, làm cho mối quan hệ của các bên tranh chấp trở nên hài hoà, không còn xung đột Phương thức này giúp cho các bên phát huy hết mức tối da quyền tự định đoạt của mình; được quyền lựa chọn chủ thể giải quyết tranh chấp có nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ tốt, có uy tín; được quyền lựa chọn thủ tục áp dụng kinh hoạt Từ đó, phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

?® Xem: https:/Avww.toaan 8ov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-hanh?đDÐocName=TAND058489 giúp cho các bên giải quyết được tranh chấp một cách hiệu quả, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng mạnh mẽ, pháp luật _ thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với pháp luật quốc gia nói chung và pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án nói riêng Từ đó, giúp cho pháp luật quốc gia Việt Nam được hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đây nền kinh tế phát triển.

Như vậy, xuất phát từ những cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn trên, ta thấy được phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án là một nhu cầu khách quan, không thé thiếu đối với pháp luật, đối với cộng đồng.

1.5 Nội dung của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án ở Việt Nam 1.5.1 Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

1.5.1.1 Khái niệm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm đứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thoả thuận lựa chọn dé giải quyết tranh chấp thương mai mang các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài Khi tranh chấp phát sinh, các bên có quyền yêu cầu giải quyết vụ việc tranh chấp bằng trọng tài. Đây là một trong những quy định quy định đảm bảo quyền định đoạt của các bên trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên được ghi nhận bằng thoả thuận trọng tài Các tranh chấp thuộc tham quyền giải quyết của trọng tài bao gồm: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong do it nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định duoc giải quyết bằng trọng tài.

Tuy nhiên, các bên có thoả thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì vụ tranh chấp thuộc thâm quyền của Toà án trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác như: Có quyết định của Toà án huỷ phán quyết trọng tài, huỷ quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thoả thuận của các bên; Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài Trung tâm trọng tài được quy định tại Khoản 1 Điều 43, các điểm a, b, đ và đ Khoản 1 Điều 59 Luật Trọng tài thương mại 2010; Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/03/2014 của Hội đồng thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại Tại Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ đưa ra hai loại tranh chấp có thể được áp dụng theo thủ tục trọng tài, đó là tranh chấp thương mại và tranh chấp đầu tu.°°

Quy định của pháp luật về giải quyết giải tranh chấp bằng hoà giải

2.2.1 Quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở

Hoà giải đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận ngay từ năm 1946” và tiếp tục được Hiến pháp Việt Nam 1980 đã lần đầu xác định: “ở cơ sở, thành lập các tô chức thích hop của nhân dân dé giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật" và tiếp tục được được Hiến pháp 1992 ghi nhận Š Ban.

Bí thư Trung ương Dang” trong Chi thị về tăng cường sự lãnh đạo của Dang trong công tác phố biến, giáo đục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân đân cũng đặc biệt chỉ đạo cần tằng cường hoạt động hoà giải ở cơ sở Bộ luật Dân sự 1995*° đã coi việc hoà giải dé giải quyết các tranh chấp dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam: “Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích Không ai được dùng vũ lực hoặc de doa ding vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự”.

Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở 1998 đã được nâng lên thành luật năm 2013, khẳng định rõ: “Hoa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vỉ phạm pháp luật theo quy định của Luật này°."" Qua khái niệm này cho thấy hoà giải chi xây ra khi: (i) có sự tranh chấp hoặc xung đột lợi ích (cá nhân, mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật); (ii) có một quá trình hoạt động xã hội với mục đích thuyết phục (hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giir quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật); (iii) phải có ba bên chủ thé, trong đó hai bên (hoặc các bên) có tranh chấp, xung đột, xích mích hay mẫu thuẫn với nhau (các bên là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật) và bên thứ ba đóng vai trò trung gian, độc lập với hai bên, giải quyết vấn đề của hai bên (hoặc các bên — Hoà giải viên là người được công nhận theo quy định của luật để thực hiện hoạt động hoà giải ở co sở); (iv) có yêu cầu hoặc tình nguyện của một hay nhiều bên; (v) cơ sở là thông, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, t6 dân phố, khu phố, khối phố va cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dan phố).

Việc nắm chắc được phạm vi hoà giải” theo quy định của pháp luật cho phép chúng ta hình dung rõ hơn quy trình hoà giải cũng như yêu cầu cần và đủ về trình độ và năng lực

TM Xem: Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 và Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946

” Xem: Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003

39 Xem; Điều 11 Bộ luật Dân sự 1995 Š' Xem: Điều 2 Luật Hoà giải ở cơ sở 2013 ®* Xem: Xem Khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở của hoa giải viên Vì hòa giải ở cơ sở chỉ được tiến hành trong phạm vi các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:

- Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình

- không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dung lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mat vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

Ví dụ: Nhà ông A và nhà bà B ở cùng khu tập thể Nhà ông A ở tầng 1, bà B ở tầng

5 Bà B có trồng mấy chậu hoa ở ban 13 công Mỗi khi bà tưới hoa, nước lại chảy từ các chậu cây xuống nhà ông A Mặc dù ông A đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng bà B không tiếp thu, vẫn dé nước chảy xuống nhà ông A Giữa hai bên thường xuyên to tiếng, cãi vã nhau vì chuyện nay, gây mắt trật tự trong khu tập thê.

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

Ví dụ: Ông C cho người em họ là anh K mượn chiếc xe đạp Khi biết anh K ngày nào cũng dùng chiếc xe đạp đó để chở hàng ra Hà Nội bán, bà M vợ ông C đã sang nhà anh K đòi chiếc xe về Anh K không trả xe cho M vi cho rằng xe là do ông C cho anh mượn nên anh chỉ trả cho ông C mà thôi Không đòi được xe, bà M đã lớn tiếng chửi anh

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông ba ngoại và cháu, giữa anh, chi, em và gitta các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

Ví dụ: Bà H năm nay đã ngoài 70 tuổi, bà sống với vợ chồng anh P con trai cả của bà Tuy nhiên, do vợ anh P thường nói hỗn và đối xử không tốt với bà H nên cô L, con gái bà H muốn đón bà về ở với vợ chồng cô Khi cô L tới nói chuyện thì vợ chồng anh P đã phản đối rất gay gắt, họ cho rằng cô L đón 14 bà về nuôi là mong sau này bà để lại cho ngôi nhà Không những thế, vợ anh P còn khoá trái cửa buồng bà H lại, không cho bà ra ngoài gặp con gái Mâu thuẫn giữa vợ chồng anh P và cô L ngày càng gay gắt.

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

- Vị phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:

Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 157 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thâm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Ví dụ: H - 12 tuổi có hành vi trộm cắp máy tính bảng của ông B, vì H có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng H chưa đủ tuôi chịu trách nhiệm hình sul nên thuộc trường hợp không bị khởi tố hình sự, hòa giải viên có thể tiễn hành hòa giải vụ, việc này.

Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thâm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Quy định của pháp luật về giải quyết giải tranh chấp bằng thương lượng

có sự can thiệp của bat kì tô chức hay cá nhân nào khác mà do các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tự bàn bạc, cân nhắc, đàm phán với nhau để đi đến cách giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở đồng thuận của tất cả các bên. Ở bất cứ một tranh chấp nào thì thương lượng bao giờ cũng là biện pháp giải quyết đầu tiên được các bên lựa chọn, vì nó ít tốn kém, nhanh chóng, giữ được bí mật, uy tín của nhau Đồng thời, khi thương lượng đạt kết qua thì vụ việc được giải quyết đứt điểm trên cơ sở tự nguyện thi hành của các bên Chỉ khi nào phương thức này không đạt được kết quả mong muốn thì các bên mới lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác. Điều này thê hiện sự tự đo thoả thuận, tự do giao kết hợp đồng và tự đo định đoạt của các bên trong g1ao lưu dân sự nói chung.

Hiện nay, trong lĩnh vực thương mại, thương lượng được quy định như một phương thức giải quyết tranh chấp bên cạnh hoà giải, trọng tài và Toà án Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định thương lượn giữa các bên là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp Khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư 2014 cũng quy định: “Tranh chấp liên quan đến hoạt động dau tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa gidi ”.

Pháp luật Việt Nam không bắt buộc các bên phải thương lượng trước khi đưa ra vụ việc đến cơ quan tố tụng mà khuyến nghị các bên trước hết nên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng Điều 9 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Tzong quá trình tổ tụng trọng tai, các bên có quyên tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cau Hội động trọng tài hòa giải dé các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp” Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyên chấm dứt, thay đổi yêu cẩu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cắm của luật và không trái dao đực xã hộ".

Trong phương thức thương lượng, do đặc điểm của phương thức này là một quá trình đàm phán giữa các bên liên quan đến tranh chấp mà không có sự tham gia của bên thứ ba, là quá trình khép kín nên các bí mật thông tin không lộ ra ngoài.

Các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại còn được quy định trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 theo đó giải quyết tranh chấp hàng hải trong đó có các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải như hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành lý, hành khách và các loại hợp đồng khác được quy định tại Chương XIX có quy định tại Điều 338 nguyên tắc giải quyết tranh chấp: “Các bên liên quan có thé giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại Trọng tài hoặc

Tòa án có thấm quyên ” Trong Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sửa đổi, bé sung 2014 mặc dù không có quy định cụ thé về giải quyết tranh chấp hàng không bằng thương lượng trong các quan hệ thương mại mà chỉ có quy định về việc các bên có thé thoả thuận để giảm khả năng bồi thường thiệt hại khi có tranh chấp (Điểm a Khoản 1 Điều

Trong lĩnh vực lao động, thương lượng cũng là một trong những phương thức để giải quyết tranh chấp giữa các người lao động và người sử dung lao động Điều 194 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “7ôn trọng, bảo đảm dé các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động” (Khoản 1) và “Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hai hòa lợi ich của hai bên tranh chấp, 6n định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trét tự và an toàn xã hộ?” (Khoản 5) Quy định này phù hợp với tính chất của quan hệ lao động được thiết lập trên cơ sở tự do thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động, thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.

Trong hệ thống pháp luật hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định những loại tranh chấp nào thì không được thương lượng Do đó, trên thực tế có những tranh chấp phát sinh từ các giao dịch trái pháp luật thì các bên cũng vẫn thương lượng với nhau Thủ tục tiến hành thương lượng cũng đang bị bỏ ngó Mọi cuộc thương lượng giữa các bên tranh chấp hoà toàn mang tính tự phát, nhiều khi thương lượng thất bại khi do các bên không biết nên làm những gì khi thương lượng.

Pháp luật Việt Nam thừa nhận hình thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng nhưng lại không thừa nhận khả năng cưỡng chế thi hành những cam kết của các bên khi thương lượng Đây là rao can lớn nhất và trên thực tế nó loại bỏ phần lớn khả năng trao đổi, đàm phán trong các vụ tranh chấp.

Mặc dù pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể, nhưng giải quyết tranh chấp bằng thương lượng cần phải có những nguyên tắc giải quyết tranh chấp và trình tự giải quyết tranh chấp

*) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Nguyên tắc tự nguyện: Việc các bên đàn xếp vụ tranh chấp hoàn toàn dựa trên tỉnh thần tự nguyện Không bên nào được phép ép buộc bên kia phải thương lượng với mình về vụ tranh chấp Một bên có thê chấp nhận thương lượng hoặc rút lui khỏi cuộc thương lượng bất cứ khi nao.

Nguyên tắc thiện chí: Các bên phải tiễn hành việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở cùng nhau xây dựng, thái độ thân thiện và hợp tác Boi, giữa các bên đã và đang tồn tại các mâu thuẫn, do đó muốn tự đàn xếp vụ việc một cách thuận lợi, tinh thần và thái độ thiện chí là một nguyên tắc quan trọng để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động thương lượng.

Nguyên tắc không có sự can thiệp của bên thứ ba: Các bên khi đã lựa chọn giải pháp thương lượng để dàn xếp mâu thuẫn, cần lưu ý rằng đây là một phương thức tự giải quyết tranh chấp mà không có sự tham gia của bên thứ ba trung lập Do pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về phương thức này, việc các bên muốn cử đại diện pháp lý tham gia vào vụ tranh chấp sẽ hoàn toàn đo sự thỏa thuận Việc không có sự can thiệp của bên thức ba sẽ khiến vụ tranh chấp được giữ kín về mặt thông tin cũng như các bên tiết kiệm được chi phí thuê bên trung gian giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, nếu các bên không đảm bảo nguyên tắc thiện chí và có kiến thức pháp lý tốt thì hiệu quả giải quyết tranh chấp có thê sẽ không được đảm bảo.

Nguyên tắc bí mật: Dé giải quyết tranh chấp, các bên cần đưa ra những bằng chứng, thông tin, về vụ việc Khi bước vào quá trình giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, các bên cần lưu ý đảm bảo bí mật các thông tin này Tôn trọng nguyên tắc bí mật sẽ là một điều kiện rất thuận lợi để các bên thể hiện sự tôn trọng, tinh thần thiện chí và sự cởi mở chia sẻ các thông tin dé từ đó tháo gỡ các mâu thuẫn tranh chấp.

*) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Bước 1: Chuẩn bị thương lượng

-Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án nhưng có sự tham gia của bên thứ ba như hòa giải hay trọng tài, ở phương thức thương lượng, các bên không nhất thiết phải đạt được một thỏa thuận về việc sử dụng phương thức thương lượng trước khi tiến hành thương lượng Ở bước chuẩn bị thương lượng, có thê chỉ một trong các bên tranh chấp chuẩn bị cho quá trình này Việc có thể tiến hành thương lượng hay đạt được một kết quả cuối cùng hay không sẽ phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên với nhau Do đó, ở phương thức thương lượng, các bên không nhất thiết tồn tại một thỏa thuận về thương lượng ngay từ ban đầu, mà một bên sẽ khởi sướng về việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức này Bên khởi xướng giải quyết tranh chấp bằng thương lượng đóng vài trò rất quan trọng trong việc quyết định kết quả thương lượng Do tại thời điểm này, mối quan hệ giữa hai bên đã có xảy ra xung đột, nên bên khởi xướng thương lượng cần có kỹ năng đàm phán tốt Tuy nhiên các bên có thể cũng cùng nhau chuẩn bị cho quá trình tiễn hành thương lượng Nếu các bên cùng nhau đạt được sự đồng thuận để bước vào quả trình thương lượng, hiệu quả thương lượng có thể cao hơn Việc chuẩn bị thương lượng có thể có các công việc như: chuẩn bị tài liệu, nhân sự, địa diém, cho cuộc đàm phán. Bước 2: Tién hành thương lượng

THỰC TIEN THUC HIEN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIEN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NGOÀI TOA ÁN

Thực tiễn thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án

án bớt đi một phần gánh nặng khi số vụ việc phải thụ lí ngày càng tăng.

3.1.1 Thực tiễn thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Trong những năm qua, về mặt nguyên tắc, hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam được thực hiện thông qua các Trung tâm trọng tài thường trực và

Hội đồng trọng tài vụ việc Thực tiễn hoạt động trọng tài tại Việt Nam được đánh giá chủ yếu thông qua hoạt động của các Trung tâm trọng tài thường trực thành lập trong khuôn khô pháp luật về trọng tài Việt Nam Hiện tại, có 23 Trung tâm trọng tài phi chính phủ tại Việt Nam, bao gồm: Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam, Trung tâm trọng tài thương mai Thăng Long, Trung tâm trọng tài thương mại Thủ đô, Trung tâm trọng taig thương mại Gia Định, Trung tâm trọng tài tài chính Việt, Trung tâm trọng tài thương mại Đông Nam Á, Trung tâm trọng tài thương mại Thịnh Trí, Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam, Trung tâm trọng tài thương mại Cao Nguyên, Trung tâm trọng tài thương mại Phía Nam, Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ, Trung tâm trọng tài quốc tế

Thái Bình Dương, Trung tâm trọng tài thương mại tài chính ngân hàng Việt Nam, Trung tâm trọng tài thương mại tài chính, Trung tâm trọng tài thương mại Đông Dương, Trung tâm trọng tài thương mại toàn cầu, Trung tâm trọng tài thương mại Nam Việt, Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn, Trung tâm trọng tài thương mại công lý Việt Nam, Trung tâm trọng tài thương mại liên minh, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Trung tâm trong tài thương mại A Châu, Trung tâm thương mại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thống kê của một số Trung tâm Trọng tài, kể cả Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam thì số lượng vụ việc được giải quyết qua các Trung tâm Trọng tài cũng rat ít ỏi. Năm 2017, số lượng vụ việc đưa ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là

151 vụ.” Các lĩnh vực tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam phần lớn là những tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán (44%)”° Theo số liệu ma Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cung cấp thì trong năm 2017, trong số các vụ kiện được thụ lý

88 Xem; http://bttp.moj.gov.vn/qt/Pages/trong-tai-tm.aspx?Keyword=&Field=&&Page=l,2,3

*® Xem: http://viac.vn/thong-ke/thong-ke-tinh-hinh-giai-quyet-tranh-chap-tai-viac-nam-2017-a1 141.html

” Xem: http://viac.vn/thong-ke/thong-ke-tinh-hinh-giai-quyet-tranh-chap-tai-viac-nam-2017-al 141.html tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thì có (28,48%) số lượng tranh chấp có yếu tổ nước ngoài từ 60 quốc gia, vùng lãnh thé trên thế giới Trung Quốc, Hoa Kỳ va Singapore là những quốc gia có số lượng doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp nhiều nhất tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.”".

Trọng tài thương mại Việt Nam hiện nay mặc dù có sự phát triển, tiến bộ hơn trước, số lượng vụ việc giải quyết tranh chấp ngày càng tăng Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn chưa lớn, nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa tin tưởng và lựa chọn trọng tài, chưa hiểu biết các thuận lợi của trọng tài, chưa có thói quen lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Hoạt động ở trọng tài ở nước ta chưa thé hiện là một chế định giảm gánh nặng xét xử cho Toà án Trong khi ngành Toà án thì quá tải với khối lượng công việc khổng 16 thì số lượng vụ việc mà trọng tài thụ lý lạ chưa tương xứng với tiềm năng của các trung tâm. Theo thống kê, số vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài tại Việt Nam mới chỉ chiếm. chưa đến 1% trên tổng số vụ tranh chấp thương mại được tòa án thụ lý, xét xử hàng năm.” So với nhu cầu thực tiễn, việc giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài vẫn còn ở mức khiêm tốn Chất lượng đội ngũ trọng tài viên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế Một số trọng tài viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức thương mại quốc tế; còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp, nhất là các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế; số trọng tài viên có trình độ ngoại ngữ dé có thé tham gia tranh tụng tại các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế còn rất ít.

Các quy định của pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều quy định còn thiếu, chưa cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp.

Luật Trọng tài thương mại 2010 chưa quy định cụ thể về nội dung của thỏa thuận trọng tài Thực tiễn cho thấy, không ít những thỏa thuận của Trọng tài bị vô hiệu vì nội dung của nó không rõ ràng, cụ thể.”

Luật Trọng tài thương mại 2010 chưa quy định rõ về nội dung trong kết quả giải quyết tranh chấp của Trọng tài Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trong tài và một trong những nội dung của phán quyết trọng tài là kết quả giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, thực tế có những vụ giải quyết tranh chấp trong

?! Xem: http://vi ac.vn/thong-ke/thong-ke-tinh-hinh-giai-quyet-tranh-chap-tai-viac-nam-2017-a1141.html

*° Xem: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/201 8-06-07/so-vu-giai-quyet-qua-trong-tai-van-chua-tao- duoc-nhieu-ky-vong-5841 1 aspx

* Xem: _http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/862-hoan-thien-luat-trong-tai-thuong-mai-dap-ung- yeu-cau-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay.html quyết định trọng tài chỉ ghi “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn”,

“không chấp nhận yêu cầu kiện lại của bị đơn” mà không quy định cụ thé quyén, nghia vu của các bên như thé nào Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 thì “bén được thì hành phán quyết trọng tài có quyên làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài." Tuy nhiên, với phan quyết như nêu trên thì không biết cơ quan thi hành án dân sự sẽ thi hành như thế nào? Với phán quyết trọng tài khó có thé thực thi như trên, một trong các bên buộc phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài để khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng đân sự Tuy nhiên, theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010, để yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài thì phải có căn cứ chứng minh phán quyết đó thuộc một trong các trường hợp hủy quyết định trọng tài theo quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010. Đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn giải quyết tại Tòa án hiện nay thì vấn đề yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài quả thực rất khó khăn.”

3.1.2 Thực tiễn thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải Hoà giải luôn được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp quan trọng và có hiệu quả Ở Việt Nam, phương thức đã được sử dụng nhưng phạm vi và hiệu quả áp dụng vẫn còn ở mức khiêm tốn Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải, hoà giải ở cơ sở, hòa giải gắn với Tòa án Do đó, những vấn đề liên quan đến bên thứ ba đóng vai trò hoà giải hầu như đo các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng hoà giải tự động thoả thuận với nhau.

| | Về tô chức hoà giải tranh chấp thương mại ở Việt Nam hiện nay, nước ta đã có tô chức hoà giải thương mại với đúng nghĩa của hoà giải theo thực tiễn thương mại quốc tế Hiện nay, ở nước ta, có Trung tâm hoà giải Việt Nam (VMC) trực thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và có bộ quy tắc hoà giải riêng biệt VMC (có hiệu lực kế từ ngày

01/07/2018), Trung tâm hoà giải thương mại SuSan Trong năm 2017, tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã có 19 vụ tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải, theo đó, Hội đồng Trọng tài ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành giữa các bên và được các bên đánh giá cao Đáng lưu ý là các bên tranh chấp đã tự nguyện thi hành kết quả hòa giải.

Ngày đăng: 31/03/2024, 08:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN