Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bang các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 28 - 104)

CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHÁP GIỮA THƯƠNG NHÂN VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP NGOÀI TOA AN THEO

1.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng băng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án

1.2.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bang các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án

người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa

2

an

Trong đời sống xã hội, không thé tránh khỏi việc phát sinh các mâu thuẫn, khi các mâu thuẫn phát sinh các bên cần có các căn cứ dé dựa vào đó

giải quyết mâu thuẫn của mình. Khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất.

Mỗi quốc gia có cách xây dựng hệ thống pháp luật riêng trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn khách quan và quy luật vẫn động phát triển của đời sông. Nhìn chung mục đích của pháp luật là tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, là công cụ để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Với những đặc trưng của mình như tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc, tính cưỡng chế pháp luật có khả

21

năng được phô biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả thông qua các chính sách phổ biến pháp luật. Pháp luật hiểu theo cách khái quát nhất là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và mang tinh bắt buộc thực hiện đối với mọi chủ thé trong xã hội, thé hiện ý chí của giai cấp thống trị; pháp luật là công cụ để quản lý xã hội, điều chỉnh quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp.

Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam Đảng và Nhà nước ta trong các văn kiện của Đảng đã đề rõ mục tiêu, quan điểm, trọng tâm và các nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Cụ thể tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành nghị quyết số 27/NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Xây dựng hệ thống pháp luật thé hiện sự quan tâm sâu sắc, toàn diện đến đối tượng điều chỉnh, hệ thống pháp luật bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Muốn vậy phải xây dựng được hệ thống pháp luật dân chủ, công

băng, văn minh, đầy đủ, kip thời, đồng bộ, thống nhất, nhân đạo. Chính sách

pháp luật tiếp tục đôi mới hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đảm bảo tính khoa học, khắc phục hạn chế của các đạo luật đã ban hành. Đó là một trong những trọng tâm của nghị quyết dé bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao chất lượng nguồn nguồn nhân lực pháp luật, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tô chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán.

Kế thừa những tư tưởng nền tảng của Đảng, pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở hệ thống pháp luật bảo vệ

quyên lợi người tiêu dùng và hệ thống thiết chế thực thi pháp luật de các cấp

22

độ quốc tế, khu vực và quốc gia. Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: các cơ quan có thâm quyền khác như Bộ, Cơ quan ngang bộ,

Sở... cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính

trong lĩnh vực tiêu dung góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu dùng tại Việt Nam. Nhìn chung, Pháp luật về lĩnh vực tiêu dùng điều chỉnh các quan hệ xã hội trên tất cả lĩnh vực về tiêu dùng. Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng là một trong những nhánh cụ thể của pháp luật. Như đã đề cập ở trên, tranh chấp giữa thương

nhân với người tiêu dùng là sự mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về lợi ích,

quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch tròn quan hệ pháp luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng. Mà trong đó người tiêu dùng thường là nạn nhân — bên bị thiệt hại hoặc cho rằng bị thiệt hại đòi hỏi quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng nghĩa là các bên cùng nhau (có thể có hai bên gặp nhau trao đổi, đàm phán, thỏa thuận đi đến kết quả giải quyết quyết cùng)

hoặc thông qua bên thứ ba thương nhân với người tiêu dùng tự do lựa chọn

phương thức thích hợp mà pháp luật quy định, áp dụng các biện pháp đề loại bỏ mâu thuẫn, xung đột bất đồng để bảo vệ, khôi phục quyền lợi và các tổn thất được bảo đảm để xảy ra ở mức thấp nhất nếu không thé loại trừ khả năng

có tồn thất.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài Tòa án theo pháp luật Việt Nam là việc thương nhân và người tiêu dùng giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động tiêu dùng bằng cách sử dụng các phương thức đã được pháp luật Việt Nam quy định nhưng không sử dụng giải quyết tranh chấp bằng cơ chế giải quyết tại

Tòa án. Tóm lại, Pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài Tòa án là hệ thống các nguyên tắc

23

và quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng thông qua các phương thức được quy định và thừa nhận như thương lượng, hòa giải, trọng tài, và khiếu nại tiêu dùng nhằm loại bỏ mâu thuẫn, xung đột và bảo vệ quyền và lợi ích

chính đáng của người tiêu dùng.

1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu của giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài

Tòa án

Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng bằng

phương thức ngoài tòa án là việc người tiêu dùng — người mua sử dụng hàng

hóa, dịch vụ không nhằm mục đích thương mai và thương nhân — tô chức, cá nhân kinh doanh lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp gồm thương

lượng, hòa giải, trọng tài, khiếu nại tiêu dùng để giải quyết các mâu thuẫn, bất

đồng, xung đột lợi ích giữa các bên tạo lại sự cân bằng về mặt lợi ích và các

bên có thể chấp nhận được. Hoặc có thê hiểu giải quyết tranh chấp tiêu dùng ngoài tòa án là giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng mà không có sự

tham gia của tòa án.

Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án phải thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:

Thứ nhất, khi tham gia giao dịch về tiêu dùng, người tiêu dùng luôn trong vị thế yếu thé hơn so với thương nhân vì những bat lợi đã đề cập đến bên trên như thiếu thông tin, kinh nghiệm, khả năng đàm phán, khả năng hiểu biết về ngành, vì thế yêu cầu về khắc phục vị thế bất cân xứng của người tiêu dùng được đặt ra đầu tiên khi giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng ngoài Tòa án thì yêu cầu bảo đảm cân

bang vi thê giữa bên mua và bên bán càng phải được đê cao bởi thiêu di biện

24

pháp cưỡng chế mà Tòa án đặt ra thì liệu quyền lợi của người tiêu dùng có thé

được đảm bảo. Ví dụ khi thương nhân với người tiêu dùng sử dụng biện pháp

thương lượng dé giải quyết mâu thuẫn. Phương thức giải quyết tranh chap này không cần đến sự tham gia của bên thứ ba mà các bên tự cùng nhau bàn bạc, thảo luận nói lên ý kiến, cùng tìm ra giải pháp giải quyết hiệu quả và tự mình giải quyết. Kết quả thương lượng thường là các biên bản, cam kết của hai bên.

Như vậy, nếu sau khi thương lượng xong mà thương nhân không thực hiện đúng cam kết thì thương lượng bất thành và lại mất thời gian để lựa chọn phương thức khác giải quyết. Càng kéo đài thời gian giải quyết tranh chấp thì

càng bất lợi cho người tiêu dùng.

Thứ hai, chính vì người tiêu dùng luôn ở vị thé dé bi tốn thương nên việc

huy động sức mạnh của toàn xã hội trong đó có vai trò tích cực của bản thân

mỗi người tiêu dùng. Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam luôn khuyến khích, vận động người tiêu dùng tự lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình. Có như vậy các cơ quan nhà nước, tô chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới biết và có cơ sở vào cuộc. Bản chất của việc bảo vệ người tiêu dùng bắt đầu từ định chuẩn, đăng ký chuẩn, hỗ trợ liên kết sức mạnh của người tiêu dùng cho tới khi thực thi pháp luật những công việc như vậy thuộc nhiều tổ

chức, cơ quan như hiệp hội, báo chí, truyền thông... Sức mạnh này được củng

có và gây sức ép đối với các doanh nghiệp mỗi khi người tiêu dung có ý thức chủ động và trách nhiệm xã hội trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hang hóa.

Các cơ quan chức năng có thâm quyền trong việc giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn chủ trương, xác định hình thức tập trung xuyên suốt là phối hợp với các cơ quan báo chí dé tạo ra nội dung, cách thức tuyên truyền chất lượng, đáng tin cậy, dễ tiếp cận về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thông qua định hướng phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan báo chí hiệu quả tuyên

25

truyền, phổ biến pháp luật sẽ tiếp tục được phát huy. Nhờ đó tạo sự đồng thuận trong xã hội, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng.

Thứ ba, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, khi giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng biện pháp ngoài tòa án cũng phải đáp ứng yêu cầu

đảm bảo sự hai hòa lợi ích giữa thương nhân và người tiêu dùng. Bảo vệ

người tiêu dùng chặt chẽ nhưng không phải bảo vệ bất chấp bỏ qua các quyền

và lợi ích chính đáng của thương nhân.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp giữa thương

nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài Tòa án. Thông thường, khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, người tiêu dùng thường có xu thế lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng một trong các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài, khiếu nại tiêu dùng. Bởi đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì phán quyết của Tòa án thường khó nhận được sự công nhận quốc tế bởi pháp luật mỗi quốc gia có quy tắc riêng. Thêm vào đó, nguyên tắc xét xử công khai trong một số trường hợp có thê gây bất lợi cho các bên làm lộ bí mật cá nhân,

giảm uy tín doanh nghiệp... và thủ tục tố tung tại Toà án đã được pháp luật tố tụng quy định cụ thể theo một trình tự thời gian nhất định đặc biệt khi phán quyết của tòa án bị kháng cáo quá trình tố tụng có thé bị trì hoãn, kéo dai, trải qua nhiều cấp xét xử nên thiếu linh hoạt, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các bên. Tuy nhiên, không phải phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án nào cũng thực sự hiệu quả đối với người tiêu dùng. Đối với phương thức thương lượng với bản chất phụ thuộc rất lớn vào ý chí tự nguyện của các bên tham gia tranh chấp nhưng pháp luật Việt Nam hiện nay lại chưa có quy định nào mang tính bắt buộc các bên thực hiện nghĩa vụ của mình sau

26

khi có kết quả thương lượng thành trong biên bản thương lượng. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành các quy định pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án cần được hoàn thiện sao cho nâng cao hiệu quả giải quyết của các phương thức này để người tiêu dùng có thé tự do lựa chon phương thức giải quyết phù hợp với điều kiện của mình mà không phải lo

nghĩ mà không phải lo nghĩ liệu biện pháp đó có hiệu quả hay không.

Việc tiếp cận các cơ chế giải quyết tranh chấp tiêu dùng sẵn có ngoài Tòa án là nhu cầu chính đáng cơ bản của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Cơ chế giải quyết tranh chấp và bồi thường phải được cung cấp cho người tiêu dùng một cách công bằng, hợp lý và nhanh chóng, đồng thời bảo vệ các

quyền liên quan của người tiêu dùng trong suốt quá trình. Phải đảm bảo cơ

chế công bằng, hiệu quả, minh bạch khách quan dé giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

Với những yêu cầu như trên, việc giải quyết tranh chấp giữa thương

nhân và người tiêu dùng có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, phán quyết dựa vào sự đàm phán và dé cao quyên tự định đoạt của các bên. Nhìn chung các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án đều phụ thuộc vào sự thiện chí giữa các bên. Sự thiện chí thể hiện qua quá

trình đàm phán và quá trình thực hiện nghĩa vụ sau đàm phán. Phương thức

giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án đều tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt, tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyên và lợi ich hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình giữ bí mật thông tin đời tư của các bên [33, Điều 4]. Trong quá trình tố tụng trọng tải, các bên có quyền tự do, thương lượng, thỏa thuận

với nhau vê việc giải quyét tranh chap hoặc yêu câu Hội đông trọng tài hòa

27

giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. [34, Điều

9].

Thứ hai, tinh linh hoạt và cố định của thủ tục giải quyết tranh chấp. Các thủ tục giải quyết tranh chấp về tiêu dùng ngoài Tòa án đều có thời gian giải

quyết ngắn hơn thời gian tố tụng tại Tòa án và các bên có thé thỏa thuận lựa chọn thời gian địa điểm giải quyết vụ việc. Với biện pháp thương lượng người tiêu dùng gửi yêu câù thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ

quyên lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng trong một số trường hợp được quy định hoặc gửi trực tiếp tới tổ chức, cá nhân kinh doanh và trong thời hạn 07 ngày ké từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng thì tô chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành thương lượng với người tiêu dùng. [36, Điều 57]. Với biện pháp hòa giải người tiêu dùng và doanh nghiệp có thé chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, lựa

chọn hòa giải viên tiễn hành hòa giải, yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hay không công khai. [36, Điều 17]. Nếu các bên không dé xuất hòa giải viên tiến hành hòa gải thì tổ trưởng tổ hòa giải sẽ tiến hành phân công hòa giải viên, trong thời hạn 03 ngày ké từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải [33, Điều 20]. Với phương thức giải quyết tranh chấp về lĩnh vực tiêu dùng tại trọng tài thương mại, theo quy định của pháp luật thời gian giải quyết tranh chấp tại trọng tài kéo dài 03 tháng đến 04 tháng [34, Điều 31 đến Điều 61]. Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động các trung tâm trọng tài luôn xem thời gian giải quyết tranh chấp là một ưu tiên hàng đầu, linh hoạt trong thủ tục để vụ kiện được giải quyết nhanh chóng trong thời gian tối đa là 03 tháng. Khi giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án Giai đoạn sơ thâm, quá trình thụ lý và xét xử: 04 đến 06 tháng (Điều 203 BLTTDS 2015). Giai đoạn phúc thẩm: 04 đến 05 tháng (Điều 286 BLTTDS 2015). Ngoài ra, Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ không thời hạn giải

28

quyết vụ kiện (Điều 214, 288 BLTTDS 2015). Bản án còn có thể bị xem xét theo các thủ tục giám đốc thâm trong 04 tháng (Điều 339 BLTTDS 2015) hoặc tái thâm trong 04 tháng (Điều 357 BLTTDS 2015). Tuy nhiên thực tế thời gian giải quyết dài hơn quy định, các tranh chấp kinh doanh thương mại

có thê kéo dài qua nhiêu năm.

Thứ ba, tính đơn giản trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương

thức ngoài tòa án giữa thương nhân với người tiêu dùng. Việc nộp đơn yêu

cầu giải quyết tranh chấp không phức tạp, có thé sử dụng mẫu đã có sẵn. Các tổ chức hòa giải hay các trung tâm trọng tài thương mại thường soạn sẵn các biéu mẫu (ví dụ mẫu đơn khởi kiện tại trọng tài thương mại, mẫu đơn yêu cầu hòa giải viên) cho các bên sử dụng, đảm bảo đầy đủ các nội dung được quy

định trong luật chuyên ngành.

Thứ tư, tính bảo mật trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng phương thức ngoài tòa án. Các chủ thể có thâm quyền giải quyết tranh chấp luôn bảo mật hồ sơ trong các vụ kiện, thông tin trong quá trình tranh chấp. Ví dụ như khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. [34, Khoản 4, Điều 4]. Đây có lẽ chính là một trong những lý do mà các bên thường lựa chọn các biện pháp ngoài Tòa án để giải quyết tranh chấp.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh

chap ngoài Tòa án

Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càng

được xây dưng, hoàn thiện, củng cô qua nhiêu năm nhăm đạt được mục tiêu

29

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 28 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)