1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán qua Mobilepay của người tiêu dùng tại Việt Nam

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Thanh Toán Qua Mobilepay Của Người Tiêu Dùng Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Khánh Huyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Trung
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 28,93 MB

Nội dung

Mặc dù vậy những số liệu điều tra và nghiên cứu về phản ứng, thái độ của người tiêu dùng Việt Nam khi tiếp nhận phương thức thanh toán này vẫn còn hạn chế ở một số địa phương, việc nghiê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đình Trung

Họ và tên: Nguyễn Khánh Huyền

Mã sinh viên: 19050670

Lớp: QH2019E TCNH CLC 1

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp là do cá nhân tôi nghiên cứu và dưới sự hướng dẫn

của TS Nguyễn Đình Trung Các số liệu có trong luận văn đều đảm bảo được thu thập thực

tế Có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy nhất để xử lý trung thực và khách quan nhất Tôixin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về nghiên cứu của chính mình.

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Sinh ViênNguyễn Khánh Huyền

Trang 3

MỤC LỤCDANH MUC BANG 2 1+22, ,)àH,,,HH,),H,H, ÔỎ 1

DANH MỤC HINH, SƠ DO, BIỂU ĐỒ 2.221 E1 grrrrrrrr 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DE TÀI NGHIÊN CỨU 5 5 s2t2zt rrtreree 2

1.1 Ly do Chom 1 7 2 1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề taiiz.essssssssssessesssesesessntssnessstnsessstssstsasesnsessntisntisnssnsnetssstsen 31.3.Câu hỏi nghiên COU sssssseessccsssssesseesssseseeccnssseseeessssseseeessssneseesssssesseessseeseessssseeeesssnsneeessssneeesessnaeeeess 3

1.4.Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - ccccc c cccvvvvvvveeeeeterrrrrrrvrreerirtrtrtttrrrrrrrrsrrrrrrriie 3

1.5.Phương pháp nghiên COU sesesssssescsssesscsseessssseesesseesssnescsssecessnessesueeesenneesssneeesesntesssnneeseanseessansess 3

1.6.Đóng góp của nghiên CUE ecseesscsssssescsssecsssseccssseecessssecessseesessueeesssueecessutecessseeessuseeeessseeessstecessueessessseesey 4

1.7.Kết cấu của bài nghiên cứu: cc -cc-eeexeeitttrtiittttrriiiiiiiiiiiriirrrrrrrree 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NHÂN TO ANH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT

ĐỊNH SỬ DỤNG THANH TOÁN QUA MOBILE PAY CUA NGƯỜI TIÊU DUNG

VIỆT NAM cissssssssssssscssssssssscssssssssssssssssssssssssssssssussssssssssssessesssssssesssussssssessesssssssssesssessssaessssesssessssasseseeeessissesssseee 5

2.1 Thanh toán qua Mobile Pay.w sessssssssscssssssssssessssstesssssteecssnesssssstessssseesssseesssnesessstesessnesseaneesesnseesseass 5

2.1.1 Cac Khai Mi6M CO’ DAN 5a ca 5

2.1.2 Những lợi ích của việc thanh toán qua Mobile Pay .ccxeeeeeerreeerree 6

2.1.3 Rủi ro khi thanh toán bằng Mobile Pay: -cc-ccccceeeeevvvetrrriirrrersrrrrrrrree 8

2.2 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận -cccccccvvveeeeeieerrrrrrrvrreerrrrrrrrrrrrs 10

2.2.1 Các hướng nghiên cứu về dich vụ thanh toán qua Mobile Pay 102.2.2 Các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ

thanh toán qua Mobile Pay sssssssssssssssssssssesssssssssesssssssessessssseesessssnesssessssesseessnsseeesssnneeeeesnnsess 11

2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyẾt -ccccccccrrrrrrrrerrrrrrrrrrrrrrrrrirrrrrrrrrrrrrrrrree 13

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU siserieereerrrerrerrrerrrerrrerrre 18

3.1 Thực trạng thanh toán qua thiết bị di động ở Việt Nam -ee 18

3.2 Nghiên cứu định lượng chính thứỨcC -seecrrrerrrrrrrrrtiirrrriirirriiirrrirrrrrirrrri 18

CHƯƠNG IV: KET QUA NGHIÊN CỨU s.sett ettitetererertrrretrerrerrerererereersree 24

4.1 Đặc điểm mẫu khảo SAteccccssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesessssseeessseessssseseesssssee 24

Trang 4

4.1.2 Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu học c-.-c-cc ccc++exerrrrrrrrrrrrree 244.1.3 Thống kê mô tả các nhân tỐ -c552cSEEEEEEEEtErrrrrtrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 29

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đO -ccc<cscEriirrtEiirrriiiiiiiiiiiiirrrriie 30

4.2.1 Đánh giá bằng Cronbach’s Alpha ssssssssssuesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesessesees 30

4.2.2 Phân tích nhân tố khám pha (EFA) cccc cccccccvvvveeeeeeirerrttrrrrrreesrrrrrrte 33

4.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .-. e 37

4.2.4 Kiểm định bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tinh (SEM) 42

4.2.5 Kiểm định độ tin cậy của mô hình với phương pháp Bootstrap 444.2.6 Kiểm định giả thuyẾT -ccccerrrrrrrrriiiiiiiiiiiiiiiirrrrrrrrrrriee 45CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -.-22:+s2teEtrEEErrEEErrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrer 47

5.1 Tóm tat và thảo luận kết quả nghiên cứu ccccccccerrrreeeeeeerrrrrrriireerrrrrrrree 47

5.2 Khuyến nghị một số giải pháp phát triển thanh toán qua thiết bị di động ở Việt

E0 - ,ÔỎ 47

V.180)30009:7.)/8.47 00057 - àH)àỆHH))H)H,pHpHẬH,H, ,ÔỎ 51PHU LUC 1 .ÔỎ 55

XÁC NHAN CUA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN - ,.t E 11 11 1E0.ice 62

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1 Bảng 3.1: Thang đo chính thức 19

2 Bảng 4.1: Thông tin chung mẫu nghiên cứu 24

3 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử 29

dụng thanh toán qua Mobile Pay

4 Bảng 4.3: Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức với 30

hệ số Cronbach's Alpha

5 Bảng 4.4: Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân 33

tích nhân tố EFA đối với biến độc lập

6 Bảng 4.5: Bảng kiểm định KMO và Bartlett 36

7 | Bảng 4.6: Phân tích EFA của biến Ý định sử dụng 36

8 Bảng 4.7: Kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích 39

9 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa thành phần của 40

thang đo

10 | Bảng 4.9: Hệ số mô hình cấu trúc 43

11 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình qua Bootstrap với n = 1000 44

12_ | Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết 45

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT Tên hình, sơ đồ, biểu đồ Trang

1 Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý - TRA 12

2 Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM 13

6 Biểu đồ 4.3: Khả năng mua hàng qua Mobile Pay của khách hàng 28

7 Hình 4.1: Kết qua phân tích nhân tố khẳng định CFA 38

8 Hình 4.2: Kết quả SEM của mô hình lý thuyết 42

Trang 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DE TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Theo dữ liệu của We are Social và Hootsuite cho biết hiện nay trên thế giới có khoảng 5 tỉ

52 triệu người dùng điện thoại cá nhân, trong đó ở Việt Nam, tỈ lệ người sử dụng điện thoại

thông minh so với số lượng những người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84% vào

năm 2023, tăng 10% so với một năm trước (78%) Việc sử dụng rộng rãi điện thoại diđộng trên toàn thế giới đã có một tác động đáng kể về xã hội và kinh tế và chắc chắn sẽ còn

tiếp tục như vậy trong những năm sắp tới Một trong những lĩnh vực hoạt động di động đã

trở thành trọng tâm trong vài năm trở lại đây đó chính là sử dụng điện thoại di động như

một phương tiện nhanh gọn để thanh toán, hay còn gọi là thanh toán qua mobile pay (thanh toán qua thiết bị di động ) Thanh toán qua mobile pay đang mở ra một cuộc cáchmạng toàn cầu về thương mại điện tử, mang lại nhiều cơ hội cho các tác nhân trong nềnkinh tế và là nhân tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện cho các quốc gia Điều nàycàng trở nên có cơ sở khi mà các nước trên thế giới đã, đang đi theo xu hướng cách mạng4.0 - dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh dé tối ưuhóa năng suất lao động, từ đó tiết kiệm được chỉ phí, mang lại nhiều hơn lợi ích cho ngườitiêu dùng Hiện nay đã có nhiều ngân hàng lớn nhỏ ở Việt Nam đã tích hợp hình thức dịch

vụ thanh toán này và các chủ thể ATM thuộc các ngân hàng đó hoàn toàn có thể sử dụng

dịch vụ một cách dễ dàng Mặt khác, dịch vụ thanh toán mobile pay còn đem lại lượng

doanh thu đáng kể cùng thị phần không hề nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng kícung cấp các dịch vụ liên quan đến hình thức thanh toán này, như Momo, VinID Pay, ZaloPay, VNPay, QR Code, Theo vccinews.vn, Trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, tổng số lượng

thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5%, giá trị thanh toán tăng 353%; thanh toán di

động tăng 1.000% về số lượng nhưng tăng tới 3.000% về giá trị Điều đó có thể thấy thanhtoán qua mobile pay là bước tiến kéo Việt Nam đến gần hơn xu hướng thanh toán hiện đại

trên thế giới nói chung khi mà tiền mặt đang dần trở nên lỗi thời, mang lại nhiều bất cập.

Mặc dù vậy những số liệu điều tra và nghiên cứu về phản ứng, thái độ của người tiêu dùng

Việt Nam khi tiếp nhận phương thức thanh toán này vẫn còn hạn chế ở một số địa phương,

việc nghiên cứu các nhân tố tác động lên quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán mobilepay của người tiêu dùng là vô cùng cần thiết để giúp các ngân hàng và doanh nghiệp đanghướng tới cách thức thanh toán này có cơ sở để phân tích, đánh giá cũng như áp dụng cóchọn lọc những giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình trên lãnh thổ ViệtNam Xuất phát từ lí do trên, tôi xin phép lựa chọn đề tài: “Nghién cứu các nhân tố ảnh

Trang 7

hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán qua mobile pay của

người tiêu dùng tại Việt Nam" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, mặt khác, nghiên cứu này

còn giúp tôi nắm vững và củng cố những kiến thức cơ bản của ngành Tài chính - Ngân hàng

nhằm phục vụ tốt cho viêc học tập cũng như công việc của bản thân trong tương lai.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của dé tai:

- Xây dựng mô hình với những nhân tố đặc thù của Việt Nam ảnh hưởng đến quyết định

sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán mobile pay

- Phân tích và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng của kháchhàng đối với dịch vụ thanh toán mobile pay

- Thông qua kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanhtoán mobile pay, đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho các doanh nghiệp liên quan và các

cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ trở nên tốt hơn tại thị trường

Việt Nam.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán qua mobilepay của người tiêu dùng tại Việt Nam gồm những nhân tố nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu của đềtài là: thanh toán qua mobile pay và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ

thanh toán mobile pay ở Việt Nam.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2023

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

- Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên

cứu định lượng thử nghiệm Từ cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình và thang đo sơ bộ Sửdụng kỹ thuật phỏng van sâu chuyên gia về marketing và ngân hàng về các nhân tố ảnhhưởng đến khách hàng để xác định đúng các nhân tố tác động và hoàn thiện bảng câu hỏikhảo sát Sau đó, phát bảng hỏi khảo sát trực tuyến trên địa bàn Hà Nội để kiểm định lại

mô hình và các biến quan sát.

- Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính chính thức và nghiên

cứu định lượng lượng chính thức Do có nhiều nghi vấn về kết quả kiểm định của nghiêncứu sơ bộ, em tiến hành phỏng vấn sâu lần hai với các chuyên gia trong lĩnh vực thanhtoán mobile payment Sau đó hoàn thiện bảng hỏi và khảo sát trực tiếp và khảo sát trựctuyến qua internet để thu thập thông tin từ khách hàng Phân tích dữ liệu và kiểm địnhthang đo, mô hình, giả thuyết.

1.6 Đóng góp của nghiên cứu:

- Xác định đúng và chỉ rõ mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử

dụng dịch vụ thanh toán mobile pay của khách hàng Từ đó sẽ đánh giá được hiện tại dịch

vụ có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng không để có thể cải thiện chất lượng dịch

vụ và biết được phân khúc khách hàng tiềm năng

- Đóng góp cho hoạt động nghiên cứu phát triển dịch vụ thanh toán mobile pay tại ViệtNam nói riêng và trên thế giới nói chung

1.7 Kết cấu của bài nghiên cứu:

Đề tài gồm có 5 chương được chia như sau:

- Chương I: Giới thiệu dé tài nghiên cứu

- Chương II: Tổng quan đề tài nghiên cứu

- Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

- Chương IV: Kết quả của mô hình nghiên cứu

- Chương V: Kết luận và kiến nghị

Trang 9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA CÁC NHÂN TO ANH HUONG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ

DỤNG THANH TOÁN QUA MOBILE PAY CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM

2.1 Thanh toán qua Mobile Pay

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

¢ Thanh toán trực tuyến qua Internet

Thanh toán trực tuyến qua Internet là hình thức thanh toán qua các thiết bị điện tử

có khả năng kết nối với mạng Internet (ví dụ như máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện

thoại, máy tính bảng, ) (Lê Phương Lan, 2015), khi đó, các giao dịch được thực hiện thông

qua việc chuyển tiền từ tài khoản người này sang tài khoản người khác, thường là các tài

khoản giao dịch, thẻ tín dụng và thanh toán bù trừ (ví dụ như Paypal, ) So với các hình

thức thanh toán truyền thống, thanh toán qua Internet được đánh giá là tiết kiệm thời gian,chi phí, đồng thời linh hoạt và tiện loi hon (Sorkin, 2001; Yu và cộng sự 2002) Phươngthức thanh toán trực tuyến thường được sử dụng qua giao dịch thương mại điện tử, về sau

khi công nghệ phát triển hơn, người tiêu dùng có thể mua sắm hàng hóa và thanh toán tại

cửa hàng qua thiết bị di động có kết nối Internet

Các phương thức thanh toán qua Mobile Pay hiện nay:

- Thẻ tín dụng (credit card): đây là một trong những hình thức thanh toán trực

tuyến phổ biến nhất hiện nay, đồng thời đây cũng là hình thức đơn giản nhất Các khách

hàng cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng thẻ tín dụng thanh toán trên mạng vì họ biết rằng

bên thứ ba (trung tâm phát hành thẻ hoặc ngân hàng) có tham gia, bảo vệ thông tin và các

giao dịch Còn đối với các doanh nghiệp và nhà bán lẻ, việc giao dịch sẽ trở nên đơn giản

và thu lại lợi nhuận cao hơn.

- Thẻ thông minh (smart card): tương tự như thẻ tín dụng, nhưng thẻ thông minh

lưu trữ thông tin trên một con chip gắn vào thay vì trên một dải từ ở mặt sau Người tiêudùng có thể nạp tiền vào tài khoản trên thẻ bằng cách sử dụng máy rút tiền tự động (ATM)

hoặc đặt thẻ vào khe trong một máy tính được trang bị tương thích Các con chip của thẻ

sẽ theo dõi số tiền được thêm vào và rút ra khỏi tài khoản Thẻ thông minh được sử dụngkhá phổ biến tại một số thị trường thương mại điện tử quốc tế.

- Tiền điện tử (digital cash): là một hình thức tiền tệ được số hóa có phương thứchoạt động như thẻ ghi nợ Các khách hàng có thể chuyển khoản từ tài khoản tiết kiệm 19

và tài khoản thanh toán sang tài khoản trực tuyến của mình rồi dùng tài khoản đó để thanhtoán trực tuyến Công nghệ cơ bản của các giao dịch tiền điện tử là mã khóa công khai cho

Trang 10

- Séc điện tử (E-check): là một hình thức điện tử của séc giấy E-check được xử lý

qua một hệ thống thanh toán tự động (ACH), giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng và antoàn.

- Cam kết với bên thứ ba và ngân hàng trực tuyến: Dé dam bảo tinh bảo mật va đápứng các nhu cầu khách hàng, nhiều ngân hàng đã cung cấp những dịch vụ trực tuyến Cácbên thứ ba có thể là các ngân hàng hoặc các tổ chức đóng vai trò trung gian trong giao dịchtài chính giữa các doanh nghiệp và khách hàng Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc thựchiện các giao dịch thông qua bên thứ ba sẽ giúp họ tiết kiệm chỉ phí lập website và tăng độ

uy tín Ñgoài ra, các bên thứ ba cũng sẽ bảo vệ người tiêu dùng trong trường hợp các doanh

nghiệp không xử lý các giao dịch của họ.

2.1.2 Những lợi ích của việc thanh toán qua Mobile Pay

Trên thực tế, sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của thanh toán qua MobilePay chính là minh chứng cho những lợi ích mà thanh toán di động có thể mang lại cho đờisống Tuy nhiên, tùy từng đối tượng tham gia mà thanh toán di động có thể mang lại những

giá trị gia tăng khác nhau.

e _ Đối với người tiêu dùng

So với những hình thức thanh toán truyền thống trước đây, thanh toán qua thiết bị

di động đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng hơn cả, đó là tính linh hoạt, dễ sử dụng, giao dịch nhanh chóng và thuận lợi Cụ thể, hệ thống thanh toán bằng thiết bi di động

đã tối giản hóa các thao tác, thủ tục thanh toán giúp cho người tiêu dùng có thể sử dụngdịch vụ một cách nhanh chóng mà không cần trải qua các quy trình phức tạp Theo nghiêncứu của Polasik và cộng sự (2012), phương thức thanh toán này có tốc độ nhanh hơn từ

15 đến 30 giây so với việc quẹt thẻ và ấn mã PIN Khi thanh toán bằng thiết bị di động,

người dùng có thể kết hợp nhiều dịch vụ thanh toán Như ví điện tử có thể tích hợp nhiềuloại thẻ, vé, hóa đơn, giúp người tiêu dùng không cần phải mang theo ví dày với nhiềuloại giấy tờ và thẻ trong người Như vậy, một thiết bị di động có thể sử dụng nhiều hìnhthức thanh toán như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp thẻ, thanh toán vay ngân

hàng,

Nhìn chung, đối với người tiêu dùng, việc sử dụng thiết bị di động để thanh toán sẽ

mang đến nhiều lợi ích và tiện lợi hơn trước hình thức thanh toán trực tiếp.

e Đối với các nhà bán lẻ

Thanh toán qua Mobile Pay sẽ giúp các nhà bán lẻ tiết kiệm rất nhiều chi phí giaodịch so với các phương thức thanh toán truyền thống, đồng thời cũng giúp họ thu được

Trang 11

lợi nhuận Theo thống kê của Cebr (Center for Economics and Business Research) vào năm

2014, việc chuyển từ hình thức thanh toán truyền thống sang thanh toán bằng thiết bị di

động đã giúp các nhà bán lẻ tại Anh tiết kiệm được 463 triệu bảng từ chỉ phí giao dịch.

Ngoài ra, nhờ vào tính linh hoạt và tiện lợi của thiết bị di động, thanh toán qua hình

thức này giúp khách hàng có thể mua sắm một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp họ

hài lòng với trải nghiệm mua sắm và tăng số lượng khách hàng trung thành Hơn nữa, các

doanh nghiệp cũng có thể đẩy nhanh tốc độ thanh toán nhờ thanh toán bằng di động Cebr cũng đã thống kê rằng thời gian thanh toán giảm đã giúp doanh số bán lẻ của các doanh

nghiệp tại Anh tăng lên 1 tỷ bảng vào năm 2019 Đồng thời, thanh toán di động cũng cóthể số hóa các hành vi và dữ liệu của khách hàng như số lần họ đến, số tiền họ chi, cáchthức thanh toán, Các nhà bán lẻ có thể theo dõi thông tin, cải thiện dịch vu va ưu đãi cho

các khách hàng thân thiết bằng chương trình khuyến mãi, mã giảm giá, điểm thưởng,

e _ Đối với ngân hàng

Thanh toán qua Mobile Pay là hình thức thanh toán mà không phải sử dụng tiềnmặt, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và ngân hàng có thể lưu thông tiền tệ nhanh hơn

và dễ kiểm soát, đồng thời ngân hàng cũng không phải chịu áp lực về cung cấp tiền mặt ra thị trường, đặc biệt vào các dịp trọng điểm như lễ, tết Như vậy, nhờ thanh toán bằng di

động, các ngân hàng có cơ hội mở rộng thêm thị phần và có thể thiết lập mối quan hệ chặt

chẽ với khách hàng thông qua kênh thanh toán bằng thiết bị di động.

e _ Đối với nền kinh tế nói chung:

Thanh toán qua Mobile Pay không chỉ giúp tăng trưởng nền kinh tế và mà còn làm

tăng khả năng sinh lời Theo nghiên cứu của NTT Data (2019), có hơn 2300 doanh nghiệp

trên thế giới tham gia, trong số 11% doanh nghiệp có tăng trưởng về doanh thu, 43% có

sử dụng ứng dụng hỗ trợ mua hàng và thanh toán Trước hết, thanh toán bằng Mobile Pay

sẽ giúp giảm áp lực chi phí từ việc sử dụng tiền mặt như việc phát hành và lưu thông tiền Ngoài ra, hình thức thanh toán này còn góp phần đảm bảo cho nền kinh tế ổn định Cụ thểnhư: hạn chế gian lận trong kinh doanh; giảm chỉ phí giao dịch; kiểm soát người tiêu dùng,dòng tiền và tỷ lệ lạm phát Đồng thời, thanh toán di động còn có thể giúp Nhà nước quản

lý và tránh tình trạng trốn thuế khi mọi thông tin giao dịch đều được mình bạch Tất cả cáckhoản giao dịch đều sẽ được ghi lại rõ ràng như tiền trợ cấp, tiền phúc lợi và các khoảnchuyển khoản khác

Một lý do khác khiến thanh toán bằng thiết bị di động được nhiều nước trên thế giới quan tâm là khả năng hỗ trợ tiếp cận tài chính cho các khách hàng khó tiếp cận các

Trang 12

khăn, ) Ở các nước đang phát triển, vì cơ sở hạ tầng về tài chính và công nghệ còn hạnchế khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhưngnhờ vào sự trợ giúp của các thiết bị di động - trở thành một công cụ hữu dụng để kết nốivới các kênh cung ứng dịch vụ tài chính, người dân có thể mở rộng khả năng tiếp cận tàichính giúp đất nước phát triển toàn diện, không phân hóa giàu nghèo và giải quyết các vấn

đề xã hội.

2.1.3 Rủi ro khi thanh toán bằng Mobile Pay:

Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ đang ngày một phát triển, kéo theo đó là vấn đề

an ninh mạng/công nghệ đang ngày càng trở nên nhức nhối Quá trình thanh toán di độnggồm nhiều thực thể tham gia và có nhiều bước chuyển giao điện tử, điều này làm tăng mối

lo ngại về vấn đề bảo mật Giao dịch bao gồm người mua, công ty phát hành thẻ, công tycung cấp dịch vụ thanh toán, nhà cung cấp mạng, , các bước tiếp nhận và chuyển giao tiềnqua tài khoản, các tội phạm công nghệ cao luôn có thể lợi dụng mọi kẽ hở để xâm nhập hệ

thống Mặc dù mọi tổ chức, doanh nghiệp đều đang nỗ lực để bảo vệ an ninh mạng, ứng

dụng và dữ liệu của họ nhưng vấn đề bảo mật có thể tồn tại mọi lúc mọi nơi và rất khó đểphát hiện Hơn nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng có hệ thống bảo mật tốt Sự phổbiến của các thiết bị di động đang ngày càng gây áp lực cho các công ty phải phát hành ứngdụng nhanh nhất có thể và tâm lý "vội vàng” đã làm cho quá trình xây dựng hệ thống bảo

mật không được kiểm tra đầy đủ Mọi sự sai sót nhầm lẫn đều có thể xảy ra trong quá trình

phát triển, thử nghiệm và chạy các ứng dụng di động

Rủi ro về thanh toán qua Mobile Pay có thể chia thành loại sau: rủi ro về vấn đề liênquan đến khách hàng, rủi ro liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và nền kinhtế.

e Rủi ro liên quan đến khách hàng:

Những rủi ro có thể ảnh hưởng đến khách hàng là những vấn đề liên quan đến quyềnbảo mật, quyền riêng tư và tổn thất tài chính Những rủi ro mà khách hàng có thể cảm nhận

rõ nhất khi sử dụng một thiết bị công nghệ chính là khi cung cấp thông tin cá nhân Tội

phạm có thể dễ dàng mua hàng và truy cập thông tin cá nhân trên một thiết bị bị mất hoặc

đánh cắp mà chủ nhân thông tin đó hoàn toàn không hay biết Các chương trình gián điệp

va phần mềm độc hai có thể thông qua lỗ hổng an ninh trên thiết bi mà ăn cắp thông tin đăng nhập của người dùng, chẳng hạn như mã PIN, mật khẩu, thông tin thẻ hoặc bất kỳ dữ

liệu thanh toán nào khác Mặc dù các thiết bị di động chịu ít rủi ro hơn máy tính nhưng với

sự phổ biến và phát triển của ứng dụng trên điện thoại, các thiết bị nhất là điện thoại diđộng đang ngày càng có nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công Hầu hết các phần mềm

Trang 13

độc hại nhắm mục tiêu tấn công ứng dụng thanh toán qua điện thoại di động sẽ xâm nhập vào thiết bị của người dùng bằng cách lừa họ nhấn vào tin nhắn văn bản, email hoặc giả

mạo dưới dạng ứng dụng Adobe Flash, trò chơi phổ biến hoặc một số tiện ích khác đượctải xuống qua các ứng dụng của bên thứ ba Các chiêu thức này thường giả mạo các ứng

dụng hợp pháp, sau đó bắt chước từng ứng dụng mà chúng có ý ăn cắp thông tin Khi người

dùng nhập thông tin, nó được gửi đến máy chủ của tội phạm, màn hình sẽ biến mất và ứng

dụng độc hại cho phép ứng dụng hợp pháp mở ra Ngoài ra những lỗi khiến cho thông tin

của khách hàng bị xâm nhập có thể là do: thiết bị di động bảo mật yếu, sử dụng wifi cộngcộng, lan truyền từ những người xung quanh, hacker, Toàn bộ hệ thống thanh toán di

động giúp người tiêu dùng dễ dàng mua hàng hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bọn tội phạm dễ dàng thực hiện hành vi trái phép hơn.

e Rủi ro liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và nền kinh tế:

Với sự gia tăng và phát triển của thương mại điện tử, thiết bị di động và các vấn đề

về bảo mật, thanh toán qua thiết bị di động chắc chắn sẽ vượt qua các phương thức thanh toán truyền thống Tuy nhiên, rủi ro về gian lận vẫn là một vấn đề lớn cần được bận tâm

hàng đầu, các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cần nhận thức và hiểu rõ về rủi ro

gian lận trong thanh toán bằng di động để có thể ngăn ngừa chúng kịp thời Khách hàng sẽ

chỉ chấp nhận việc sử dụng dịch vụ nếu nhà cung cấp có thể đảm bảo an toàn cho tài khoản

và thông tin của họ Phía nhà cung cấp có thể áp dụng một số biện pháp bảo mật thông tinnhư: mã hóa, vô hiệu hóa hoặc xóa sạch những thông tin nhạy cảm lưu trên thiết bị di động

nếu như thiết bị đó bị mất hoặc bị đánh cắp Theo nghiên cứu của LexisNexis (2015), các

doanh nghiệp nhỏ sẽ mất doanh thu do gian lận trong thanh toán di động nhiều hơn hơncác doanh nghiệp lớn vì họ ít có khả năng tự bảo vệ mình Phần mềm độc hại trên các thiết

bị di động là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với các doanh nghiệp này vì họ không thể thuêđầy đủ nhân viên công nghệ thông tin để xử lý các mối đe doạ trên mạng Nghiên cứu của

LexisNexis cũng cho rằng 58% các giao dịch lừa đảo liên quan đến thẻ tín dụng, trong khi

đó chỉ có 23% là thẻ ghi nợ.

Vấn đề khác của các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan là về rủi ro tín dụng Do

sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý tài chính và đa phần các công ty viễn thông tập trung vào các dịch vụ trả trước để dễ dàng quản lý và giảm thiểu những rủi ro thanh khoản, nên rủi ro tín dụng dễ dàng diễn ra đối với thanh toán trả sau Bên cạnh đó, công nghệ cũng là

một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm Những rủi ro này liên quanđến thiết bị thanh toán POS, công nghệ NFC,

Trang 14

2.2 _ Tổng quan nghiên cứu va cơ sở lý luận

2.2.1 Các hướng nghiên cứu về dịch vụ thanh toán qua Mobile Pay

e Nghiên cứu tập trung vào giới thiệu và phân tích dich vụ thanh toán qua Mobile

Pay

Đại diện cho hướng nghiên cứu này có một số nghiên cứu như nghiên cứu của Ondrus

và Pigneur (2007), Soon (2008), Gao (2009), Dahlberg và cộng sự (2008), Antovski, L và

Gusev, M (2003), Carat, G (2002), Huber, A (2004), Gũnther Horn và Bart Preneel (2006),

S Karnouskos (2004), Những nghiên cứu nay cho người doc một cái nhìn rõ nét và day

đủ về khái niệm, cách hoạt động của dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động Đi cùng với

đó là quá trình hình thành, phát triển của dịch vụ mới và đang phát triển này Đồng thờicác nhà nghiên cứu cũng cung cấp các dự đoán của riêng họ về tương lai của dịch vụ thanhtoán qua thiết bị di động

Mỗi bài nghiên cứu đều có tính mới khác nhau, nhưng nhìn chung đều góp phần

làm rõ hơn các khái niệm của dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động Dịch vụ này ngày

càng phát triển và càng có nhiều công nghệ mới hơn được ra đời Mỗi khi có thêm một

công nghệ thanh toán qua thiết bị di động được phát triển, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu,giải thích, dự đoán sự phát triển của nó Điều này đóng góp một phần không nhỏ vào sựphát triển của ngành công nghệ này trong hiện tại và tương lai

Tuy nhiên, khoa học công nghệ vẫn tiếp tục phát triển hằng ngày, hằng giờ Bên cạnh

đó dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động vẫn là một ngành mới trên thế giới và vẫn đang

tiếp tục được đầu tư phát triển và nghiên cứu Nên hướng nghiên cứu này để lại rất nhiềukhe hở cho các nghiên cứu sau tiếp tục phát triển

e Nhóm nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dich vụ thanh toán

qua Mobile Pay

Các nghiên cứu của Schierza và cộng sự (2010); Shuiqing Yang và cộng sự (2012);

Dahlberg và cộng sự (2003); Niina Mallat (2007); Jiajun Jim Chen và Carl Adams (2005);

[kram Dastan va Cem Giirler (2016); Yu Zhao và Sherah Kurnia (2014); André (2017),

dai diện cho hướng nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dung dịch vụthanh toán qua thiết bị di động của khách hàng Các nghiên cứu này sử dụng các lý thuyếtnhư Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Lý thuyết hành vi dự kiến (TRA), Mô hình lý thuyếtphổ biến sự đổi mới (IDT), Lý thuyết kết hợp về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

và Mô hình Chấp nhận Công Nghệ (TAM) để giải thích sự chấp nhận sử dụng dịch vụ thanhtoán qua thiết bị di động.

Trang 15

Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sửdụng của khách hàng tiềm năng, trong khi các yếu tố ảnh hưởng tới khách hàng hiện tạichưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc chưa được nghiên cứu Việc xác định các yếu tố ảnhhưởng cũng có sự khác nhau do các nghiên cứu sử dụng các lý thuyết khác nhau và phạm

vi nghiên cứu khác nhau.

2.2.2 Các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu hành vi chấp nhận sử dụng dịch vu

thanh toán qua Mobile Pay

a Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) là một lý thuyếtđược phát triển để giải thích và dự đoán hành vi của con người trong các tình huống khác

nhau Lý thuyết này cho rằng ý định của người tiêu dùng để thực hiện một hành động nào

đó phụ thuộc vào hai yếu tố chính là thái độ và áp lực xã hội

Thái độ là những quan điểm hoặc đánh giá của người tiêu dùng về một hành động

cụ thể Thái độ này có thể được hình thành từ các kinh nghiệm trước đó, các giá trị và niềm

tin của người tiêu dùng Áp lực xã hội bao gồm những yếu tố liên quan đến những áp lực

từ những người xung quanh, ví dụ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc môi trường xã

hội nói chung.

TRA cho rằng ý định của người tiêu dùng để thực hiện một hành động cụ thể sẽ dẫn

đến hành động đó Ngoài ra, lý thuyết này cũng cho rằng các yếu tố bên ngoài như giới

tính, tuổi tác và trình độ học van có thể ảnh hưởng đến thái độ và áp lực xã hội của người

tiêu dùng.

Ứng dụng của TRA đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cảmarketing, quản lý, và tâm lý học Ví dụ, lý thuyết này có thể được áp dụng để giải thíchhành vi mua hàng của người tiêu dùng, hoặc để đánh giá hiệu quả của các chương trìnhgiáo dục và tư vấn về sức khỏe

Trang 16

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý - TRA

Nguồn: Ajzen và Fishbein (1980)

b Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) là một mô hình

lý thuyết để giải thích quá trình chấp nhận và sử dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ

liên quan đến thông tin và viễn thông.

TAM được phát triển bởi Fred Davis vào những năm 1980 dựa trên nghiên cứu củacác lý thuyết trước đó, như Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

và Lý thuyết hành vi dự kiến (Theory of Planned Behavior - TPB) Mô hình này cho rằng

sự chấp nhận và sử dụng công nghệ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là độ dễ dàng trong

việc sử dung (perceived ease of use) và độ hữu ích của công nghệ (perceived usefulness).

Độ dễ dàng trong việc sử dụng được xem là một yếu tố quan trọng trong việc xác định sự chấp nhận công nghệ Nếu người sử dụng cảm thấy rằng công nghệ là dễ sử dụng

và không gây ra quá nhiều khó khăn, thì họ sẽ có xu hướng sử dụng công nghệ đó hơn Độ

hữu ích của công nghệ cũng rất quan trọng Nếu người sử dụng có cảm giác rằng công nghệ

đó có thể giúp họ thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn hoặc mang lại lợi ích cho cuộcsống của họ, thì họ sẽ có xu hướng chấp nhận và sử dụng công nghệ đó

Các ứng dụng của TAM đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cảmarketing, quản lý, và tâm lý học Ví dụ, mô hình này có thể được áp dụng để đánh giá hiệuquả của các chương trình đào tạo hoặc đánh giá sự chấp nhận của người dùng đối với cácsản phẩm công nghệ mới

Trang 17

Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM

c Lý thuyết lựa chon làm nền tảng cho nghiên cứu

Trong đề tài này, TAM có thể được áp dụng để giải thích quyết định của người tiêu dùng

Việt Nam khi sử dung Mobile Pay Cụ thể, độ dé dang trong việc sử dung (perceived ease

of use) của Mobile Pay sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của người tiêu dùng Nếu

người dùng cảm thấy Mobile Pay dễ sử dụng và không gây ra quá nhiều khó khăn, thì họ

sẽ có xu hướng sử dụng nó hơn.

Ngoài ra, độ hữu ích của Mobile Pay (perceived usefulness) cũng là một yếu tố quantrọng Nếu người dùng cảm thấy Mobile Pay có thể giúp họ thực hiện thanh toán một cáchtiện lợi và an toàn hơn so với các phương thức thanh toán truyền thống, thì họ sẽ có xuhướng chấp nhận và sử dụng Mobile Pay

Ngoài hai yếu tố chính của TAM, nghiên cứu này cũng có thể xem xét một số yếu tốkhác có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Mobile Pay của người tiêu dùng, như sựtin tưởng vào tinh an toàn và bảo mật của Mobile Pay, chi phí sử dụng và sự phổ biến củaMobile Pay trong cộng đồng.

Vì vậy, TAM là một mô hình lý thuyết phù hợp để giải thích và dự đoán quyết định

sử dụng Mobile Pay của người tiêu dùng Việt Nam trong đề tài nghiên cứu này

2.3 Mô hình nghiên cứu va giả thuyết

Nghiên cứu sử dụng Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis và cộng sự(1989) làm nén tảng lý thuyết nghiên cứu để giải thích hành vi khách hang sử dụng dich

vụ thanh toán qua thiết bị di động ở Việt Nam Mô hình nghiên cứu được thiết lập dụa vàoviệc tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ thanh toánqua thiết bị di động Cụ thể, mô hình nghiên cứu của đề tài này được xây dựng và thể hiện

ở hình 2.3.

Trang 18

Hình 2.3: Mô hình đề xuất

Tính di động (H5)

Định nghĩa: Ý định sử dụng là một khái niệm trong tâm lý học và marketing, đề cập

đến dự định, ý chí hoặc quyết tâm của một cá nhân để sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụtrong tương lai gần hoặc xa

Ý định sử dụng thường được xem là một chỉ báo quan trọng để dự đoán hành vi

tiêu dùng, bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của mộtngười Nó được coi là một yếu tố quan trọng trong các mô hình dự đoán hành vi tiêu dùng,như Lý thuyết hành vi dự kiến (Theory of Planned Behavior) và Lý thuyết hành động hợp

lý (Theory of Reasoned Action).

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng, bao gồm những đánh giá cá nhân

về sản phẩm hoặc dịch vụ, những kinh nghiệm trước đó với sản phẩm hoặc dịch vụ tương

tự, yếu tố xã hội, giới tính, độ tuổi, thu nhập và nhiều yếu tố khác Các nhà tiếp thị và nhà

Trang 19

lường và dự đoán ý định sử dụng của người tiêu dùng, nhằm đưa ra các chiến lược quảng

cáo và marketing hợp lý để tăng cường sự chấp nhận và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ

Như vậy, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng ý định sử dụng, trong nghiên cứu này,

Ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động là sự sẵn sàng của một người chấp

nhận sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động

e _ Độ hữu ích

Định nghĩa: Theo Davis và cộng sự (1989) “Độ hữu ích được cảm nhận là khả năng

chủ quan của người sử dụng mà khi sử dụng dịch vụ của một hệ thống ứng dụng cụ thể sẽtăng hiệu suất công việc của mình”

Từ các cuộc phỏng vấn, Mallat (2007) tìm hiểu được rằng các dịch vụ thanh toán

qua thiết bị di động được định vị là hữu ích và tạo lợi thế nên người dùng thường mangtheo điện thoại thông minh, phát huy được sự tiện dụng của thanh toán di động ở hầu hết

các tình huống Đối nghịch với thanh toán tiền mặt, người dùng cho rằng không cần phải

mang theo ví tiền lẻ để sử dụng máy bán hàng và phương tiện giao thông công cộng, traođổi thấp ở các cửa hàng

Độ hữu ích được cảm nhận được cho là một trong những yếu tố quyết định cơ bản của

sự chấp nhận và sử dụng của dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động để mang lại hiệu quảcao nhất trong công việc của khách hàng

Giả thuyết:

> H1: Độ hữu ích được cảm nhận có ảnh hưởng thuận chiều đến Ý định sử dung dịch

vụ thanh toán qua thiết bị di động của khách hàng.

e Khả năng tiếp can

Định nghĩa: Khả năng tiếp cận của các thiết bị di động giúp mọi người có thểliên lạc mọi lúc mọi nơi và cung cấp cho người dùng lựa chọn giới hạn khả năng tiếp cậncủa họ đối với những người hoặc thời điểm cụ thể (Au &; Kauffman, 2008; Ng-Kruelle,Swatman, Rebme, &; Hampe, 2002; Ondrus &; Pigneur, 2006) Khả năng tiếp cận này giúp

các nhà cung cấp dịch vu di động dễ dàng liên hệ với người dùng m-payment cho mục đích

thông tin, làm rõ bằng các cuộc gọi và email thông qua thiết bị di động Do đó, với khả năng

tiếp cận lớn hơn được cung cấp bởi các hệ thống thanh toán , người dùng sẽ có xu hướng

sẵn sàng tham gia vào thanh toán di động hơn.

Giả thuyết:

Những quan sát này dẫn đến giả thuyết sau:

>> H2: Khả năng tiếp cận có mối quan hệ thuận chiều đến Độ hữu ích được cảm nhận.

Trang 20

e Tính bảo mật

Định nghĩa: Tính bảo mật là một khái niệm phức tạp, đã được định nghĩa bởi một

số nhà nghiên cứu với nhiều cách định nghĩa khác nhau Nói chung, tính bảo mật đượcđịnh nghĩa là bảo vệ chống lại các mối đe dọa an ninh

Trong thương mại điện tử, mối đe dọa sẽ được định nghĩa là một sự kiện có thể pháhuỷ, sửa đổi, lãng phí, từ chối hoặc tiết lộ thông tin hoặc làm giảm hiệu quả của dữ liệu vàtài nguyên mạng (Belanger và cộng sự, 2002) Những mối đe dọa này có thể xuất hiện ở

phía máy khách hoặc máy chủ (Oppliger, 1999) và có thể xuất phát từ lỗi của con người,

hệ thống hoặc truyền thông (Bargh và cộng sự, 2002)

Tính bảo mật thể hiện sự chứng thực (trao đổi dữ liệu trong giao dịch chỉ giới hạncho người sử dụng hợp pháp và đã được ủy quyền), bảo mật (dữ liệu trao đổi trong quátrình giao dịch được đọc và hiểu chỉ bởi người dùng dự định sử dụng) Vì vậy, tính bảo mật

bảo vệ hai điểm dé bị tổn thương trong các hệ thống thương mại điện tử, đó là: cơ sở hạ tầng công nghệ không chắc chắn và những người dùng không tin cậy của hệ thống(Grabner-Krautera & Kaluscha, 2003).

Giả thuyết:

> H3: Tính bảo mật có mối quan hệ thuận chiều đến Ý định sử dung dich vụ thanh toán

qua thiết bị di động của khách hàng.

e Tính tương thích

Định nghĩa: Nhân tố này được nghiên cứu bởi Chen (2008) và Schiertz và cộng sự(2010) qua việc đưa ra các câu hỏi để những người trả lời về MPS phù hợp với lối sống của

họ cũng như so sánh nó với hiện tại và các lựa chọn thay thế Một số nghiên cứu đáng kể

đã chỉ ra rằng tính tương thích là một khía cạnh quan trọng của việc thông qua đổi mới

công nghệ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định của một người sử dụng công nghệ mới,chỉ trong bối cảnh IT / IS chung, mà còn trong bối cảnh dịch vụ điện thoại di động (Chen,2008; Mallat và Tuunainen, 2008; Schierz và cộng sự, 2010; Wu và Wang, 2005) Đối với

dịch vụ mới như thanh toán di động, khả năng của người tiêu dùng trong việc tích hợp

chúng vào thói quen mua sắm và lối sống hằng ngày là một yếu tố quan trọng, là một trong

các nhân tố quyết định tớ thành công khi gia nhập thị trường của các doanh nghiệp pháttriển (Teo và Pok, 2003)

Giả thuyết:

> H4: Tính tương thích có mối quan hệ thuận chiều đến Độ hữu ích được cảm nhận.

Trang 21

e Tính di động

Định nghĩa: Tính di động là yếu tố quyết định được sử dụng để đo mức độ mà một

cá nhân nhận thức được lợi ích trong bối cảnh thời gian, không gian và dịch vụ tiếp cận.Công nghệ di động đã cung cấp thiết bị, cơ sở hạ tầng và giao thức có thể giúp người dùngliên lạc và trao đổi dữ liệu bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào mà không cần người trung gian

(Lim, 2003).

Các dịch vụ di động hoàn toàn phù hợp với lối sống di động; cung cấp một phươngtiện thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ trong bất kỳ tình huống nào của cuộc sống.Một trong những yếu tố quan trọng của công nghệ di động là tính di động Đây là một lợi

thế lớn của dịch vụ thanh toán di động để cung cấp cho người tiêu dùng khả năng sử dụng

dịch vụ ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào họ muốn khi so sánh với các phương thức thanhtoán truyền thống (Amberg và cộng sự, 2004).

Phương thức thanh toán qua thiết bị di động mới rất linh hoạt để sử dụng bất kể thời

gian, không gian nào và phù hợp với phong cách sống hiện nay Nó cho phép khách hàngtruy cập vào các dịch vụ thông qua mạng không dây và một loạt các thiết bị di động baogồm điện thoại thông minh (Au và Kauffman, 2008)

Giả thuyết:

>> H5: Tính di động có mối quan hệ thuận chiều đến Độ hữu ích được cảm nhận

e Ảnh hưởng xã hội

Định nghĩa: Theo Venkatesh và cộng sự (2003), “Ảnh hưởng xã hội” được cho là

sự tác động của người khác tới cảm nhận của cá nhân sẽ có tác động mạnh tới việc họ sử

dụng hệ thống mới Có nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng “Ảnh hưởng xã hội” đểnghiên cứu sự tác động tới ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di

động của khách hàng như Shuiqing Yang và cộng sự (2012), André (2017), Yu Zhao và

Sherah Kurnia (2014).

Giả thuyết:

H6: Ảnh hưởng xã hội có tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng dịch vụ thanh toán

qua thiết bị di động của khách hàng.

Trang 22

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Thực trạng thanh toán qua thiết bị di động ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của công nghệ trên thiết bị điện thoại di động, và sự phát triển

của các ứng dụng thanh toán di động kèm theo đã tạo thành thói quen với người sử dụng.

Theo số liệu của Statista, giá trị giao dịch thanh toán qua di động toàn cầu đạt khoảng 224,4 tỉ USD năm 2020 và đạt mức tăng trưởng dự kiến hàng năm khá cao với mức tăng

trung bình hơn 40%/ năm trong giai đoạn 2021 - 2023 Đây là phương thức thanh toán

mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như bảo mật, đơn giản, dễ sử dụng, thuận tiện khi

sử dụng chính điện thoại di động để thanh toán mà không cần đến thẻ hay tiền mặt, Vìthế, khả năng chuyển hóa trải nghiệm thanh toán mà thanh toán qua di động mang lại chongười dùng được đánh giá rất cao.

Đối với thị trường Việt Nam, đây là thị trường đầy tiềm năng để phát triển phươngthức thanh toán qua thiết bị di đông Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sựtăng trưởng nổi bật của thị trường thanh toán bán lẻ nói chung, sự tăng trưởng của giao

dịch thanh toán bằng thẻ nói riêng và sự phổ biến của điện thoại thông minh Việt Nam

nằm trong top 3 điểm đến của các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bán lẻ châu Á Ở

các thành phố trọng điểm như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang,

Cần Thơ số lượng người dùng điện thoại thông minh thường cao hơn các tỉnh thành

khác.

3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện ngay sau khi có kết quả củanghiên cứu định tính chính thức với mục đích nhằm kiểm định lại mô hình, Giả thuyết, xuhướng, mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố theo những phương pháp tínhtoán và số liệu thu thập được bằng phương pháp dùng phương pháp thu thập thông tin

qua bảng hỏi Ngoài ra phần nghiên cứu này sẽ xét thêm đặc điểm nhân khẩu học: giới tính,tuổi, thu nhập, trình độ học vấn được kỳ vọng có tác động lên những biến độc lập và ý định

sử dụng thanh toán di động của khách hàng.

Trang 23

Dùng MP khiến việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn

MP giúp việc thanh toán trên các ứng dụng di động nhanh chóng, tiện lợi hơn (ví dụ: mua vé máy bay, vé xem phim,

thẻ điện thoại )

Nhờ sử dụng dịch vụ MP, lựa chọn của tôi với tư cách khách hàng được cải thiện (ví dụ: linh hoạt hơn, nhanh hơn, )

Tôi thấy (cảm thấy) bản thân có thể nhanh chóng thành

thạo thao tác sử dụng của các dịch vụ MP

Tôi thấy (cảm thấy) các bước cài đặt sử dụng dịch vụ MP

như Momo, SamsungPay, )

Ít rủi ro thông tin cá nhân của tôi bị lạm dụng khi sử dụngdịch vụ MP (ví dụ: tên đối tác, số tiền chuyển khoản, tên

người nhận)

Trang 24

¬ ©

Tính tương

thích(TT)

Việc sử dụng MP đáp ứng được lối sống sinh hoạt của tôi | TT1

Việc sử dụng MP phù hợp với cách tôi thường mua sắm TT2

Tôi ưa chuộng sử dụng MP hơn các dịch vụ thanh toán | TT3

khác

Tôi có thể làm nhiều việc cùng một lúc với MP

Tôi có thể thanh toán ở bất cứ nơi đâu nhờ MP

Tôi có thể thanh toán bất cứ lúc nào nhờ MP DD3

Tôi sẽ sử dụng MP nếu những người quan trọng với tôi

khuyên tôi nên sử dụng MP (ví dụ: gia đình, bạn bè, người yêu, )

Tôi sẽ sử dụng MP nếu những người ảnh hưởng đến hành

vi của tôi (lãnh đạo, quản lí, giáo viên) nói tôi nên sử dụng

MP

Tôi nghĩ những người sử dụng MP là những người bắt kịp

xu hướng công nghệ

Nếu có cơ hội, tôi sẽ sử dụng MP YD1

Tôi sẵn sàng tiếp tục/đăng ký sử dụng MP trong tương lai

gần

Tôi có ý định sử dụng MP khi có nhu cầu YD3

e _ Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Phương pháp thống kê mô td theo các biến nhân khẩu học

Xác định số lượng, tỷ lệ phần trăm câu trẻ lời đặc điểm nhân khẩu học của nhữngngười được khảo sát Mục đích của phương pháp này, đầu tiên chính là giới thiệu đặc điểm

Trang 25

nhân khẩu học của những người được tham gia khảo sát bằng biểu đồ để so sánh dữ liệu,

tiếp theo là chia thành 2 nhóm đối tượng khảo sát là khách hàng chưa sử dụng và kháchhàng đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động.

Kiểm định Cronbach s Alpha

Cronbach's alpha là một thước đo độ tin cậy của một bộ đo (scale) hoặc một tập

hợp các câu hỏi trong nghiên cứu khoa học Nó được sử dụng để đánh giá độ đồng nhất và

độ ổn định của các câu hỏi trong bộ đo, tức là đo lường xem các câu hỏi trong bộ đo có đolường cùng một khái niệm hay không, và đo lường xem các câu hỏi trong bộ đo có cho kết

quả tương tự nhau khi được áp dụng vào một mẫu khác nhau.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với mức trung bìnhcủa biến khác trong cùng một thang đo, cho nên hệ số này đồng biến với sự tương quancủa biến này với các biến khác trong nhóm Theo Nunnally & Burnstein (1994), hệ sốtương quan các biến sẽ có các mức độ phân loại theo các mức sau:

+0.01 đến +0.1: Mối tương quan quá thấp, không đáng kể+0.2 đến +0.3: Mối tương quan thấp

+0.4 đến +0.5: Mối tương quan trung bình+0.6 đến +0.7: Mối tương quan cao

+0.8 trở lên: Mối tương quan rất cao Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) làmột phương pháp thống kê được sử dụng để giảm số lượng biến (variables) trong một tập

dir liệu lớn bằng cách tìm ra các nhân tố (factors) chung giữa chúng EFA được sử dụng để

tìm ra cấu trúc ẩn của tập dữ liệu và giúp hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa các biến

EFA thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn để giảm số lượng biến trong một tập dữ liệu lớn và phức tạp, chẳng hạn như các câu hỏi trong các bộ khảo

sát hoặc các chỉ số trong báo cáo tài chính Khi sử dụng EFA, một tập dữ liệu lớn sẽ đượcphân tích để tìm ra các nhân tố chung giữa các biến, giúp giảm số lượng biến và tạo ra cácnhân tố mới có ý nghĩa hơn để giải thích dữ liệu

Thang tiêu chuẩn Kaiser (1974) đề nghị:

Trang 26

0.80 <= KMO < 0.90: tốt;

0.70 <= KMO <0 80: được;

0.60 <= KMO <0 70: tạm được;

0.50 <= KMO <0 60: xấu;

KMO <0 50: không chấp nhận được

Kiểm định Bartlett được sử dụng để kiểm tra giả thuyết về sự đồng nhất của các

biến trong một tập dữ liệu Kiểm định Bartlett kiểm tra giả thuyết rằng tất cả các biến trong

tập dữ liệu đều có mối tương quan với nhau Nếu giá trị p của kiểm định Bartlett nhỏ hơn

một ngưỡng xác định (thường là 0,05), thì ta có thể bác bỏ giả thuyết rằng tất cả các biến trong tập dữ liệu đều có mối tương quan với nhau và kết luận rằng tập dữ liệu không đồng

nhất

Công thức tính toán của kiểm định Bartlett như sau:

- HO: Các biến trong tập dữ liệu không có mối tương quan với nhau

- H1: Các biến trong tập dữ liệu có mối tương quan với nhau

Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)

là một phương pháp thống kê được sử dụng để xác nhận một mô hình nhân tố đã được đềxuất trước đó CFA được sử dụng để kiểm tra tính phù hợp của một mô hình nhân tố với

dữ liệu và giúp kiểm tra xem các biến có phân loại đúng vào các nhân tố dựa trên giả thuyếtđược đề xuất hay không Bao gồm các chỉ số:

Chi-square (CMIN);

Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df);

Chỉ số thích hợp so sánh (CFI_ Comparative Fit Index)

Chỉ số Tucker và Lewis (TLI_Tucker và Lewis Index);

Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation)

Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM)Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM)

là một phương pháp thống kê được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các biến trongmột mô hình lớn hơn SEM kết hợp các phương pháp phân tích tuyến tính và các mô hình

cấu trúc để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến và tìm ra các yếu tố ẩn (latent factors) đằng

sau các biến quan sát

SEM là một công cụ mạnh mẽ để xác định mối quan hệ giữa các biến trong một mô

Trang 27

hình lớn hơn SEM được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn để giải thích các mối tương quan phức tạp giữa các biến và tim ra các yếu tố ẩn dang sau các biến

quan sát Tuy nhiên, để đảm bảo tính đúng đắn của kết quả, cần phải sử dụng kết hợp với

các phương pháp khác để đánh giá tính phù hợp của mô hình và giải thích các mối tươngquan giữa các biến

Trang 28

CHƯƠNG IV: KET QUA NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát

4.1.1 Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lượng chính thức

Trong thời gian khảo sát, tổng số câu hỏi khảo sát gửi đi là 480 mẫu trong đó có 64 mẫu không hợp lệ do điền thiếu thông tin và không trung thực, có 416 mẫu hợp lệ, điền đầy đủ thông tin và thể hiện rõ quan điểm của khách hàng Như vậy, số mẫu đưa vào nghiên cứu là 416 mẫu, đạt tỷ lệ 86,7% đảm bảo điều kiện chọn mẫu cho phép Trong đó có 190 mẫu thuộc thành phố Hà Nội, 119 mẫu thuộc thành phố Hồ Chí Minh và 107 mẫu thuộccác tỉnh thành khác.

4.1.2 Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu học

Biến nhân khẩu học

Bảng 4.1 : Thông tin chung mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu n = 416

Trang 29

Nội tro/nghi hưu

Sinh viên/ học sinh

Tổng

Nơi sinh TP Hà Nội

sống

Trang 30

(Nguồn: Tác giả phân tích)

Mẫu tập trung ở độ tuổi từ 18-30, chiếm 63%, đa phần là đại học chiếm 75,2%, sau

đó là sau đại học chiếm 14,9% Đối tượng khảo sát chủ yếu là học sinh sinh viên và nhânviên công chức chiếm 74,5% nên mức thu nhập lớn nhất là dưới 3 triệu một tháng (chiếm35,6%) và từ 6 triệu đến 10 triệu đồng (chiếm 20,2%) Điều này cho thấy học sinh, sinhviên, nhân viên, công chức là nhóm đối tượng trẻ, trưởng thành, có trình độ học vấn cao,đang ở độ tuổi lao động, có thể tạo ra thu nhập và rất nhanh trong việc tiếp thu công nghệmới, họ có thể nhận thấy rõ những lợi ích mà thanh toán di động mang lại không chỉ cho

cá nhân nói riêng mà còn cho nền kinh tế nước nhà nói chung nên ty lệ sử dụng thanh toán

di động cao Vì vậy đây là những khách hàng tiềm năng cần được chú trọng

Ngoài ra có 31,3% khách hàng thuộc độ tuổi từ 31-50, đây là nhóm khách hàng cóthu nhập lớn (từ 10 triệu đồng trở lên hàng tháng) và địa vị xã hội cao (quản lý cấp trung

và cấp cao), họ có ít thời gian rảnh nên rất quan tâm đến dịch vụ thanh toán di động vì nómang lại sự tiện lợi, nhanh chóng và di động Đây cũng là nhóm khách hàng cần được quan

tâm.

Còn tỷ lệ về giới tính, nam 47,6% và nữ 52,4% không có sự chênh lệch nhiều donhu cầu thanh toán và sử dụng thanh toán di động của nam và nữ là như nhau Bên cạnh

đó, nhóm đối tượng ở độ tuổi dưới 18, học sinh trung học phổ thông do chưa tạo được thu

nhập, chưa có nhu cầu mua sắm cao nên đối tượng này chiếm tỷ lệ ít (1,9%), nhóm độ tuổi

trên 60 chỉ chiếm 0,5% do họ đã giữ thói quen sử dụng tiền mặt, đồng thời do khả năngtiếp nhận công nghệ mới yếu so với giới trẻ

- Về thời gian sử dụng điện thoại thông minh của khách hàng: đa số khách hàng đều

đã sử dụng điện thoại trên 4 năm, chiếm 67,3%, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh

từ 2-4 năm là 24%, tỷ lệ dưới 2 năm rất ít chỉ 8,7% và không có ai không sử dụng điện

thoại thông minh.

Trang 31

Biểu đồ 4.1: Thời gian sử dụng điện thoại thông minh của khách hàng (đơn vị:%)

m Không sử dụng

= Dưới 2 năm

= Từ 2-4 năm

m Trên 4 năm

(Nguồn: Tác giả phân tích)

- Về thời gian sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày của khách hàng: mỗi ngày đa

phần khách hàng đều dành 4 tiếng sử dụng điện thoại, chiếm 46,4%, tỷ lệ khách hàng sửdụng điện thoại từ 2-4 tiếng một ngày là 45,4% ít hơn so với 4 tiếng một ngày nhưng không

đáng kể, còn lại 7,5% sử dụng dưới 2 tiếng và chỉ có 0,7% là không sử dụng

Biểu đồ 4.2: Thời gian sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày của khách

(Nguồn: Tác giả phân tích)

Qua đây, ta có thể thấy đa phần đối tượng khảo sát đều quen thuộc và sử dụng thiết

bị di động rất nhiều Họ đều có xu hướng tốt về điện thoại di động và Internet, chiếm 3⁄4trên tổng số đối tượng khảo sát, phần lớn đều đã dùng điện thoại thông minh trong thời

gian dài và dành trên 2 tiếng mỗi ngày để sử dụng điện thoại, điện thoại đã trở thành một

Trang 32

nén tang tốt để phát triển tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp và các nhà cung ứngdịch vụ cần lợi dụng yếu tố này để có thể phát triển hệ thống thanh toán di động trong

nước ngày càng lớn mạnh.

Khả năng thanh toán của mẫu điều tra

- Về khả năng mua hàng trên điện thoại thông minh: đa phần khách hàng đánh giákhả năng của mình là bình thường, chiếm 45,7% Tuy nhiên xu hướng đánh giá tốt (31,3%)lớn hơn so với không tốt (8,9%) khoảng 22,4%

Biểu đồ 4.3: Khả năng mua hàng qua Mobile Pay của khách hàng

(Nguồn: Tác giả phân tích)

Qua đây, ta thấy được nhu cầu mua sắm, thanh toán của người dân Việt Nam rất

lớn Đa phần đối tượng khảo sát đều đã có kinh nghiệm mua hàng qua điện thoại và mua

hàng bằng thẻ Khả năng mua hàng trên điện thoại thông minh của họ cũng được đánh giá

tương đối tốt từ ‘binh thường" đến ‘rat tot’ chiếm 89,5% trên tổng số 416 người Day là

một lợi thế lớn cho thanh toán qua thiết bị di động phát triển ở Việt Nam trong tương lai

Trang 33

4.1.3 Thống kê mô tả các nhân tố

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh

toán qua Mobile Pay

Biến quan sát | N Nhỏ nhất | Lớn nhất | Trung | Độ lệch

Ngày đăng: 17/01/2025, 11:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN