Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trang 2 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG DƯƠNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp
Khái niệm TNXH được đề cập lần đầu tiên bởi Bowen (1953), trong tác phẩm “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen), qua đó, ông đề cập rằng “người quản lý doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh ngoài việc không làm tổn hại đến xã hội còn phải có lòng từ thiện và phải bồi thường cho những thiệt hại doanh nghiệp gây ra cho người lao động, nhà cung cấp” Từ đó, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này
Hiểu một cách tổng quát, TNXH là khái niệm đề cập “những lợi ích dài hạn, tuân thủ pháp luật, tình nguyện, và vượt ra khỏi sự trông đợi của xã hội” (Anh và Nghĩa, 2020) Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (2010) nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm bốn khía cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường, với thị trường và người tiêu dùng, với người lao động, và với cộng đồng
Cùng với việc phát triển mô hình về TNXH, Carroll (1991) cho rằng CSR là một khái niệm liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp về mặt pháp lý, kinh tế, đạo đức và những khía cạnh khác trong xã hội mà doanh nghiệp được mong đợi sẽ thực hiện trong một thời điểm nhất định Cũng theo Carroll (1991), học giả này đã phát triển mô hình kim tự tháp CSR về TNXH, với bốn thành phần tạo nên CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện (thực chất, đây là yêu cầu tuân thủ của doanh nghiệp) Trong đó, tầng cuối cùng của tháp CSR là trách nhiệm kinh tế, phản ảnh rằng động cơ của doanh nghiệp về căn bản vẫn là việc theo đuổi các mục tiêu lợi nhuận Dựa vào trách nhiệm kinh tế, doanh nghiệp sẽ triển khai thực hiện các trách nhiệm khác Nằm trên trách nhiệm kinh tế là bậc thang trách nhiệm pháp lý Bậc thang này phản ánh kỳ vọng của xã hội đối với việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật khi theo đuổi mục
12 tiêu kinh tế Trên bậc thang trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm đạo đức, phản ánh việc TNXH của DN sẽ được đánh giá qua việc doanh nghiệp có thực hiện những hoạt động được xã hội kỳ vọng, hoặc liệu doanh nghiệp có thực hiện những hoạt động vi phạm đạo đức, bị xã hội lo ngại không Tầng trên cùng của tháp CSR là trách nhiệm từ thiện, bao gồm những cam kết của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng của toàn xã hội
Với bối cảnh Việt Nam, có thể hiểu tổng quát, TNXH là một khái niệm liên quan đến những trách nhiệm của doanh nghiệp với các đối tượng chủ thể khác trong xã hội, như người lao động, quốc gia, khách hàng, v.v… (Nguyen và cộng sự, 2018), và được hiểu như “sự cam kết của DN trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường Theo đó, trách nhiệm xã hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh, có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của DN” (Thành và cộng sự, 2019)
1.1.2 Nội dung của TNXH của doanh nghiệp
TNXH của doanh nghiệp có thể cụ thể hóa như sau:
- Bảo vệ môi trường: phát triển bền vững mà không làm tác động và làm tổn hại đến môi trường, điều kiện tự nhiên
- Đóng góp cho cộng đồng và xã hội: đóng thuế đầy đủ và trung thực, thực hiện các công trình công cộng, từ thiện, an sinh xã hội khác
- Thực hiện tốt trách nhiệm với các đối tác: bao gồm việc đảm bảo tuân thủ đúng hợp đồng và các điều khoản đã ký kết, bảo đảm lợi ích cho khách hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thông qua việc tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, đảm bảo thu nhập, đảm bảo các chính sách phúc lợi tốt và ổn định, đảm bảo người lao động được học tập và đào tạo để phát triển chuyên môn; đảm bảo lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư Như vậy có thể thấy rằng, đối với từng chủ thể, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đều được thực hiện thông qua một
13 hoặc nhiều các trách nhiệm về: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện Các trách nhiệm này được thực hiện song song và có tác động đến nhau, không thể tách rời
Hiện nay, TNXHDN đang trở thành một việc “cần làm” đối với các doanh nghiệp nhằm giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Việc thực hiện tốt TNXH chính là tạo sự khác biệt trong cạnh tranh Thực hiện TNXHDN là một trong những nền tảng vô cùng quan trọng cho việc phát triển bền vững của doanh nghiệp
1.1.3 Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội a Giảm chi phí, tăng năng suất
Bằng cách ứng dụng những công nghệ thân thiện với môi trường, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí điện, nước Việc tăng cường xử lý nguồn chất thải nước và khí cũng có thể giúp doanh nghiệp tận dụng hoặc tái chế nguồn nguyên liệu, nhờ đó giảm chi phí nguyên vật liệu, hoặc những chi phí liên quan bệnh nghề nghiệp Thay vào đó doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn chi đó để thực hiện tái đầu tư, nâng cao phúc lợi cho người lao động hoặc đóng góp cho xã hội b Tăng giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu của một công ty ngoài việc được đo lường thông qua giá trị tổng tài sản, lợi nhuận thường niên, bản quyền thương hiệu…còn được đo lường thông qua niềm tin, đánh giá của người tiêu dùng
Theo khảo sát của Niesen Holdings (Một công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu) vào năm 2014, lấy ý kiến hơn 30.000 người tiêu dùng tại
60 quốc gia, đa phần người tiêu dùng đều sẵn sàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp có cam kết phát triển cộng đồng và môi trường Riêng tại Việt Nam, 73% người được hỏi sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm và dịch vụ của công ty có cam kết phát triển cộng đồng và môi trường Như vậy, khi một
14 công ty thực hiện các hoạt động CSR, dù là đối nội hay đối ngoại thì đều được cộng đồng đánh giá rất cao c Thu hút lao động có chất lượng, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, tăng mức độ gắn bó của người lao động
Thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những yếu tố góp phần thu hút và giữ chân nguồn lao động Có được những nhân viên có chất lượng đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều Chính vì vậy, một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp đó là việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt Lợi ích dài hạn mà TNXHDN mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến là giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, giảm bớt tai nạn lao động, gia tăng sự hài lòng của nhân viên, nhờ đó cải thiện quan hệ trong công việc d Duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp ngày càng hướng đến sự phát triển và cạnh tranh gay gắt Nhu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp ngày càng hướng đến sự phát triển bền vững Sự phát triển bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng…
1.1.4 Một số bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp a Bộ quy tắc ứng xử BSCI BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh)
PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH
Hoạt động CSR của công ty
Hình 2.13: Mức tiêu thu nước theo nhà máy
2.2.2 Trách nhiệm với cộng đồng
Hãng cũng đã giúp lắp đặt đồng hồ nước miễn phí cho tất cả 94 gia đình nghèo ở xã Vân Tảo, huyện Thường Tín Đến nay, HEINEKEN đã tài trợ tới 13 tỷ đồng cho các chương trình xây dựng 23 trạm đấu nối cấp nước để cung cấp nước cho hàng nghìn hộ gia đình trên cả nước
Hiện nay 100% tủ lạnh trên thị trường đều thuộc loại thân thiện với môi trường Toàn bộ vỏ chai thủy tinh tại các nhà hàng, quán ăn đều được thu hồi trở lại về nhà máy, trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh để có thể tái sử dụng
Chương trình “1 phút tiết kiệm, triệu niềm vui” nằm trong khuôn khố dự án bảo tồn nguồn nước tại Lai Châu, đã tổ chức các buổi huấn luyện, hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật nhằm trang bị cho người dân địa phương những kiến thức cần thiết về tình trạng khan hiếm nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Bên cạnh đó là cách phân loại và xử lý chất thải đúng cách trong các hoạt động nuôi trồng, nông nghiệp và trong sinh hoạt hằng ngày
Thí điểm thu hồi CO2 lỏng từ quá trình lên men với Nhà máy bia tại Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đạt được thành công rực rỡ Công ty hiện có thể tối ưu hóa quy trình lên men để tách CO2 và chế thành CO2 lỏng sử dụng cho nhà máy
40 hoặc cho các quy trình công nghiệp khác Việc thu hồi CO2 không những giúp HEINEKEN giảm phát thải CO2 trong quá trình lên men, giảm lượng khí thải CO2 tại nhà máy mà còn giúp các công ty khác giảm bớt khí thải CO2 từ quá trình sản xuất CO2 lỏng bằng nhiên liệu hóa thạch
Heineken đã thể hiện trách nhiệm cộng đồng qua các hoạt động sau: a Tạo công ăn việc làm và đóng góp cho nền kinh tế
HEINEKEN Việt Nam có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế qua việc hỗ trợ việc làm (trực tiếp và gián tiếp) trong chuỗi giá trị và đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia bằng việc: Đóng thuế: HEINEKEN Việt Nam là một trong 5 công ty nộp thuế hàng đầu tại Việt Nam trong nhiều năm
Sử dụng nguyên liệu nội địa: 85% nguyên vật liệu đầu vào được cung ứng từ các nhà cung cấp nội địa Đóng góp kinh tế: Năm 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của HEINEKEN bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, cùng với thiên tai khu vực miền Trung, đóng góp vào GDP và việc làm của Công ty tại Việt Nam giảm nhẹ so với năm 2019 Cụ thể, HEINEKEN Việt Nam đóng góp 0,87% GDP và hỗ trợ 183.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị b Thúc đẩy văn hóa kinh doanh có trách nhiệm
Là một nhà sản xuất bia có trách nhiệm, HEINEKEN cam kết hoạt động sản xuất kinh doanh với sự liêm chính và công bằng, đề cao các thực hành kinh doanh đạo đức và sự minh bạch trong chuỗi giá trị của mình
Bộ Quy tắc Ứng xử trong Kinh doanh của HEINEKEN giúp định hướng hành vi cho nhân viên Quy trình 4 bước của Bộ Quy tắc Nhà Cung cấp HEINEKEN với những hướng dẫn cụ thể về Sự Liêm chính và Ứng xử trong kinh doanh, Quyền Con người và Môi trường c Hỗ trợ đối tác thương mại và nhà phân phối
Chính sự phát triển không ngừng của các đối tác thương mại và nhà phân phối sẽ làm nên sự thành công của chúng tôi HEINEKEN xây dựng các quan hệ hợp tác lâu bền với các đối tác, hỗ trợ nâng cao năng lực, và đồng hành cùng phát triển
Chương trình phát triển nhà phân phối nhằm phát triển năng lực phân phối - chẳng hạn tối ưu hóa hoạt động kho vận và tổ chức hội nghị nhà phân phối hàng năm để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm Đào tạo đội ngũ kế thừa nhà phân phối nhằm trang bị kỹ năng quản lý trong thời đại số và đảm bảo đội ngũ kế thừa được trang bị đầy đủ năng lực để thành công
2.2.4 Các hoạt động khác a Chăm sóc & phát triển nhân viên
Từng ngày một, HEINEKEN Việt Nam tìm cách tối đa hóa tiềm năng của nhân viên và mang đến cho họ một nơi làm việc an toàn, đầy ý nghĩa để không ngừng học tập và phát triển Công ty áp dụng một nền văn hóa đề cao sự đa dạng, công nhận tài năng và trau dồi những kỹ năng cần thiết để đương đầu với những thách thức trong tương lai Công ty phát huy những giá trị tốt nhất của nhân viên và hướng những giá trị đó tương thích với những giá trị tốt nhất của HEINEKEN Trong n ăm 2020, Hein eken đ ã th ực hi ện nhi ều ch ương tr ình ph át tri ển nh ân vi ên, c ụ th ể nh ư:
- Hội nhập và hòa nhập Bắc – Nam: nhằm mục tiêu giúp nhân viên có môi trường trao đổi văn hóa
- Nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông, hãng thực hiện chương trình Tối ưu hóa quãng đường di chuyển của nhân viên giới thiệu sản phẩm bằng cách rút ngắn quãng đường từ nhà đến điểm bán còn tối đa 10km
- Đào tạo nhà quản lý và thay đổi phương pháp đánh giá nhân viên, cụ thể là bổ sung các đánh giá về kỹ năng lãnh đạo b Sức khỏe, an toàn, và an sinh
42 Đảm bảo sự an toàn cho nhân viên là tối quan trọng và đòi hỏi nỗ lực không ngừng Mục tiêu của HEINEKEN là không có tai nạn tử vong và đưa “An toàn Trên hết" làm hành vi ưu tiên hàng đầu trong công ty Trong những năm qua, HEINEKEN đã có những nỗ lực đáng kể để cải thiện văn hóa an toàn Từ năm
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Một số kiến nghị
Trong giai đoạn kinh tế phát triển đa chiều như hiện nay, Nhà nước cần tạo điều kiện thông thoáng cho tất cả các thành phần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng nắm bắt cơ hội để phát triển Để thực hiện được điều đó, về phía Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể sau:
Tăng cường thông tin, tuyên truyền và giáo dục lại các doanh nghiệp, để những người liên quan nhận thức được tầm quan trọng của TNXH Làm cho chủ doanh nghiệp thấy được rằng TNXH không chỉ là thực hiện theo pháp lý hay khía cạnh nào đó mà phải xuất phát từ chính cái tâm của doanh nghiệp, làm cho nó trở thành động cơ chính theo định hướng lâu dài của doanh nghiệp Đây là việc làm cần thiết, để có hành vi đúng trong việc bảo vệ và giải quyết tốt những vấn đề về môi trường, trước hết các doanh nghiệp cần phải có nhận thức đúng đắn, từ đó họ mới có thái độ, ý thức tích cực, tự giác trong các hoạt động bảo vệ môi trường Việc thực hiện TNXH trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức
Xây dựng hệ thống hành lang pháp lý đủ sức răn đe với các doanh nghiệp vi phạm, và bắt buộc các doanh nghiệp thực thi TNXH Môi trường pháp lý ổn định đảm bảo được sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ được tiêu cực trong kinh doanh Mặt khác, các chính sách kinh tế đúng đắn, phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên môi trường kinh tế ổn định cho các thành phần kinh tế của đất nước Từ đó, thu hút được đầu tư từ nước ngoài, góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh tế của đất nước
Tập trung hơn vào công tác bảo vệ môi trường, công tác đào tạo các cán bộ quản lý bộ phận TNXH để hoàn thiện hệ thống bộ máy trơn tru Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các địa phương bao gồm công tác đào tạo cán bộ quản lý nghiệp vụ, hoàn chỉnh hệ thống quản lý môi
56 trường từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, cơ sở sản xuất Phát huy vai trò của các cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lý về bảo vệ môi trường Cần ban hành pháp luật, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ môi trường, đồng thời, các cơ quan có trách nhiệm cần quản lý và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về bảo vệ môi trường mới có thể nâng cao được TNXH của các doanh nghiệp về vấn đề này
Tổ chức các cuộc hội thảo, đối thoại nhằm thống nhất nhận thức về CSR các cơ quan quản lý, các tổ chức – doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp hợp lí hóa nhất cho các bên
Tiến hành cải cách hành chính sao cho thủ tục trở nên gọn nhẹ, thuận tiện, rõ ràng và đúng đắn, giảm bớt tham ô cửa quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.