1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ: nghiên cứu trường hợp giới trẻ trên địa bàn Hà Nội

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Giới Trẻ: Nghiên Cứu Trường Hợp Giới Trẻ Trên Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Vũ Thái Duy
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Thơ
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 50,89 MB

Nội dung

Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các nhân tố thực sự ảnh hưởng và tác động đến quyết định khởi nghiệp của giới trẻ từ đó có những gợi ý cho không chỉ những nhà khởi nghiệp, các nhà hoạch định

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI

CÁC NHÂN TỐ ANH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CUA GIỚI TRE: NGHIÊN CỨU TRUONG HỢP GIỚI TRE TREN DIA

BÀN HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Thơ

Sinh viên thực hiện : Vũ Thái Duy

Lớp : QH2019-E TCNH CLC 1

Hệ : Chất lượng cao

Mã sinh viên : 19050638

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI

CÁC NHÂN TỐ ANH HƯỚNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CUA GIỚI TRE: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HOP GIỚI TRE TREN DIA

BÀN HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Thơ

Sinh viên thực hiện : Vũ Thái Duy

Lớp : QH2019-E TCNH CLC 1

Hệ : Chất lượng cao

Mã sinh viên : 19050638

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng

danh dự rằng đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

của giới trẻ: nghiên cứu trường hợp giới trẻ trên địa bàn Hà Nội” này do tôi thực hiện và

không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Trang 4

LOI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy cô Khoa Tài chính

Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN đã tạo cơ hội cho em được học tập, rèn luyện

và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện khóa luận

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn Đỗ Thị Thơ đã tận tình chỉ dẫn,

theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em giải quyết được các vấn đề gặp phải

trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khóaluận khó tránh những thiếu sót Em rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Quý Thầy cô

Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công

trong công việc.

Trân trọng.

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 2.1 | Một số bài nghiên cứu tiêu biểu về các yếu tố xã hội học - nhân 29

khẩu học ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

Bảng 2.2 | Một số bài nghiên cứu về đặc điểm, tích cách cá nhân ảnh hưởng | 32

đến ý định khởi nghiệp

Bảng 2.3 | Một số nghiên cứu về hành vi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp | 34

Bảng 2.4 | Khái niệm về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất 43

Bảng 3.1 | Mô tả mẫu nghiên cứu (N = 204) 51

Bảng 3.2 | Thang đo và mã hóa thang đo hoàn chỉnh 52

Bảng 4.1 | Mô tả thống kê các thang do 55

Bảng 4.2 | Tổng hợp độ tin cậy và tổng phương sai trích của các thang do 58

Bảng 4.3 | Tổng hợp C.R; A.V.E của các thang đo trong mô hình 60

Bảng 4.4 | Kết quả kiểm định mô hình chưa có sự tác động của biến điều 61

tiết (chuẩn hóa)

Bảng 4.5 | Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến | 64

với bất biến từng phần theo giới tính của giới trẻBảng 4.6 | Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến | 67

với bất biến từng phần theo khối ngành của giới trẻ

Trang 6

Bảng 4.7 | Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến | 69

với bất biến từng phần theo kinh nghiệm làm việc của giới trẻ

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 2.1 | Nhân tố tác động quá trình phát triển hoạt động khởi nghiệp 23

Hình 2.2 | Giai đoạn trong quy trình phát triển hoạt động khởi nghiệp 24

Hình 2.3 | Phát triển khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2017 25

Hình 2.4 | Mô hình nghiên cứu của nhóm tác gia 36

Hình 2.5 | Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Thương 37

Hình 2.6 | Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của Drennan et al | 38

(2005)

Hình 2.7 | Mô hình nghiên cứu của Hussain and Norashidah (2015) 39

Trang 7

Hình 2.8 | Mô hình nghiên cứu của Indarti and Krinstiansen (2003) 40

Hình 2.9 | Mô hình nghiên cứu đề xuất 42

Hình 3.1 | Quy trình nghiên cứu 49

Hình 4.1 | Kết qua CFA thang đo mô hình đo lường tới han 59

Hình 4.2 | Kết quả phân tích mô hình SEM 60

Hình 4.3 | Phân tích đa nhóm theo giới tính của mô hình bất biến 63

Hình 4.4 | Phân tích đa nhóm theo giới tính của mô hình khả biến 63

Hình 4.5 | Phân tích đa nhóm theo khối ngành của mô hình bất biến 65

Hình 4.6 | Phân tích đa nhóm theo kinh nghiệm làm việc của mô hình bất 66

biến

Trang 8

Hình 4.7 | Phân tích đa nhóm theo kinh nghiệm làm việc của mô hình bất 68

biến

Hình 4.8 | Phan tích đa nhóm theo kinh nghiệm làm việc của mô hình khả | 68

biến

Trang 9

MỤC LỤC

LOT CAM KẾTT s, ,.1,, H QHHHH HH HH HH HH tre 1

LỜI CẢM 0) ee 2 DANH MUC BANG c00377 ÀL ,ÔỎ 3 DANH MUC HINH 07 - x.HBHBH HẬHỆHẬH)LH| 4MỤC LUG.occcccscssssssssssssssssssssssstsssstesssunsessssstsesstansstsessusessusessnsesssasestsessnseesiassenssssnaestsasesiasesiasssiset 7CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU c°°°°2t+£°+E+°£22£2222222222222222222222222222222222 9

1.1 Giới thiệu nghiÊn CỨU -ss-ccxccretrtirtrrirtrrirttrirtrriirtrriirrrirtrriirrrrirrrrrrrrrrrrrierrrree 9

1.2 Mục đích nghiên CỨU - 5< 5s< St tt HH 11g gykt 10 1.3 6000000604) ẽ 10

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU -25s+ccccveterrterrrrrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 10

In? ển ái) 5050 ẽẽ 10

1.4.2 Phạm vi nghiÊn CỨU -s s +s+Sx+rrtEkxtErxtrrkrtrkrtrkkttkrtrrkrrkkrrkkrrrkrrrkrrrkrrrkerrkerriee

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.6 Những đóng góp mới của đề tài

1.7 BG cuc a6)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HUONG ĐEN Y ĐỊNH KHƠI NGHIEP CUA GIƠI TRE - 5- Ă5555< <scsxeersxereree 14

2.1 Cơ sở lý thuyết về ý định khởi nghiệp cc -5ccccccxeeerrrrerrrrrrrrrrree 14

2.1.1 Khái niệm về khởi nghiỆp .cc¿-cccxveeerkkktirrtrrtirrtrriiirrrriiirrrriierrie 14

2.1.2 Hệ sinh thái khởi nghiỆp - 6c cc++LE HH1 rh 15 2.1.3 Các hình thức khởi nghiỆp ‹s ccxrrrirtrtirtrrirtrrirrriirrrirrrriirrrrirrrierrrke 16

2.1.4 Quy trình phát triển hoạt động khởi nghiệp . -c-eccccceccveeee 202.2 Tổng quan nghiên CỨu -cc+ +©++vvvrrtttrrrkrrrrrirttttriirrrirriirrrrrrrrrrrree 26

2.3 Một số mô hình nghiên cứu tiêu biểu +-vvse+cvvvveeeerrrveesrrrte 33

2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu trong nước -c-ee+ccxxverrrrrxeerrrrrkreerrrke 33

2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu nước ngoài -veeeccvxvvererrrxvesrrrrrreeree 36

2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu -c 555scccccxteerrtrttrrrrrrrrrrrrrrrrie 38

2.4.1 Khoảng trống nghiên Cứu cce-+5c++veerErkkktirrtrkiirrrriiiirrrriiiirrriiiirrie 38

2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất -c ccce+cccveerrrrterrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 39

Trang 10

2.4.3 Các giả thuyết nghiên CỨu -ccccc+cccxxeertrrrktirrttrirrtrriiirrrriiirrrrriirrrie 42

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .e se ri 47

3.1 Quy trình nghiên CỨU - 5-55 HH HH Hi gi rg 47

3.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu . « -«<cce 48

3.3 Thang do hoan u00 50

CHƯƠNG 4: KET QUA NGHIÊN COU cccccccsssssssssssssssssssssssssssssssessssssssessesssssssssseeeeusasssseneeesssnssset 53

4.1 Kết quả đánh giá thang đo chính thứcc ccsc5ccxxerrerrkiirrrrrriirrrriie 53

4.1.1 Đánh giá dạng thang đo chính thứỨc c csscscrvekxerkeeretkrererrrrrrrrerrree 53

4.1.2 Kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp EFA và Cronbach’s Alpha 56

4.1.3 Kết quả kiểm định CEA wu essssssssssssssssssssesssssecssssssssssscsssssscssssssessssecsssscsssssesssssecsssnceessneess 564.2 Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 58

4.2.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu -ecccc-csecccseeeeee 59

4.2.3 Kết quả phân tích đa nhóm để kiểm định giả thuyết H5 60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VA MOT SỐ KIEN NGHỊ -à- Series 69

Bw, Cai: Ô.,LÔỎ 69

5.2 Một số khuyến nghị để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở giới trẻ 71TÀI LIEU THAM KHẢO -+cc°©SEtt2EEEEEEEEEETE.EEEEEEEEEETiE.EEEEEEErrrirrrrrrrtrrrrrrrrrrrre 74

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu nghiên cứu

Trong bối cảnh kỷ nguyên số, thời đại số đang dần phát huy được sức mạnh, các

doanh nghiệp khởi tạo kinh doanh đang đóng vai trò vô cùng lớn trong công cuộc xây dựng

và phát triển kinh tế xã hội Trong những năm gần đây, nền kinh tế bắt đầu có xu hướng trẻ hóa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các chuỗi

bán lẻ quy mô lớn như: Luxstay, Shopee, Highlands, đáp ứng được những nhu cầu thựctiễn của người tiêu dùng về những giải pháp nhanh hơn, tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn còn là khái niệm quá mới

mẻ đối với người Việt Nam, họ chưa thực sự nhận được lòng tin đối với người tiêu dùng so

với các doanh nghiệp đã tồn tại lâu đời Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp hiện tại vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với đồng vốn, những khoản hỗ trợ cho các doanh

nghiệp khởi nghiệp Một phần vì chúng ta chưa có chính sách rõ ràng phù hợp với phần đa

các doanh nghiệp, phần còn lại là vì các thủ tục pháp lý hiện hành vẫn còn quá rườm rà và

lắt léo Tất cả đã góp phần tạo nên cái nhìn xấu cho các học sinh, giới trẻ hay giới trẻ ra

trường đối với khởi nghiệp, dập tắt nhiệt huyết đam mê của những dự án trứng kỳ lân.

Từ thực tiễn đó, tác giả cho rằng việc chọn đề tài này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và

thực tiễn phong trào khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các

nhân tố thực sự ảnh hưởng và tác động đến quyết định khởi nghiệp của giới trẻ từ đó có

những gợi ý cho không chỉ những nhà khởi nghiệp, các nhà hoạch định chính sách đưa ra

những giải pháp và kế hoạch hành động thiết thực để phong trào khởi nghiệp của giới trẻViệt Nam ngày càng phát triển và hiệu quả Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ đi sâu tìm hiểuxem có sự khác biệt trong các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp ở giới trẻ khối kỹthuật với khối kinh tế; giữa nam với nữ; giữa những giới trẻ đã đi làm so với giới trẻ chưa

đi làm Mục tiêu của nghiên cứu có thể giúp giới trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về khởi

nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp hay hệ sinh thái khởi nghiệp Tạo tiền đề phát triển

nên một cộng đồng giới trẻ khởi nghiệp rộng rãi và giàu tiềm năng.

Trang 12

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhkhởi nghiệp, đặc biệt xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻtrong độ tuổi từ 18-30 trên địa bàn Hà Nội Bên cạnh đó nghiên cứu còn xem xét xem liệu

có sự khác biệt giữa nam với nữ, giữa nhân lực khối kỹ thuật với khối kinh tế trong tácđộng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp hay không

1.3 Cau hỏi nghiên cứu

° Các yếu tố nào có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới ý định khởi

nghiệp của người trẻ?

° Có sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc đánh giá tác động của các yếu tố đến ý

định khởi nghiệp?

° Có sự khác nhau giữa người học tập và lao động trong khối ngành kỹ thuật với khối

ngành kinh tế trong việc đánh giá tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp?

Dựa vào kết quả nghiên cứu nói trên, đưa ra được lời khuyên và định hướng cho

giới trẻ về khởi nghiệp, cho các nhà hoạch định chính sách về những yếu tố để thúc đẩy

giới trẻ khởi nghiệp.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ trên địa bàn Hà Nội

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Khảo sát thanh thiếu niên từ độ tuổi 18-30 trên địa bàn Hà Nội

Pham vi thời gian: Khao sát được thực hiện trong khoảng thời gian thang 02/2023

đến tháng 4/2023 qua khảo sát trực tuyến

Trang 13

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Về dữ liệu nghiên cứu, bài luận sử dụng cả 2 dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp Với bảnchất dữ liệu và mục đích nghiên cứu, từng nhóm dữ liệu khác nhau sẽ có những phương

pháp xử lý đặc trưng khác nhau Trong đó:

° Dữ liệu thứ cấp tìm kiếm va thu thập qua các kênh chính thức từ Bộ GD&DT, BộKH&ĐT, báo cáo từ các trường đại học, các nghiên cứu đã công bố Những dữ liệu thứ cấp

được xử lý bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích.

° Dữ liệu định lượng sơ cấp được thu thập qua khảo sát trực tuyến người trẻ trong

độ tuổi từ 18-30 đang học tập hoặc làm việc trong ngành kinh tế và kỹ thuật tại Hà Nội, sau

đó được tiến hành làm sạch và phân tích với sự hỗ trợ của các phần mềm SPSS, AMOS.

° Dữ liệu định tính sơ cấp được thực hiện qua các phỏng vấn sâu với các chuyên gia

về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của giới trẻ, hệ sinh thái khởi nghiệp,

chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay.

Về phương pháp nghiên cứu, cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đều

được sử dụng Trong đó:

° Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là nghiên cứu thông qua việc phân tích

các dữ liệu thứ cấp nhằm giúp hệ thống hoá cơ sở lý thuyết của luận án, phân tích mô tả

hiện trạng tình hình thực hiện hoạt động khởi nghiệp trên cả nước đối với những sinh việc

thuộc khối ngành kỹ thuật hoặc kinh tế, quản trị hiện nay, xây dựng bảng hỏi nghiên cứu

và thang đo.

° Phương pháp nghiên cứu định lượng tập trung sử dụng những con số nhằm đánh

giá một cách khách quan về ý định khởi nghiệp của giới trẻ đã và đang bị ảnh hưởng bởicác nhân tố khác nhau Qua đây, cũng có thể so sánh mức độ tác động của các yếu tố đến ýđịnh khởi nghiệp thông qua các câu hỏi về Nhân khẩu học và Hành vi học

Trang 14

1.6 Những đóng góp mới của đề tài

Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học có tính xâu chuỗi, chặt chẽ, khảo sát và phân

tích những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam hầu hết mà cụ

thể là nhóm giới trẻ thuộc khối ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật; đánh giá, so sánh

mức độ sẵn sàng, khả năng tác động khởi nghiệp của hai nhóm đối tượng giới trẻ kể trên.Đóng góp về mặt học thuật, lý luận:

° Nghiên cứu đã chứng minh được các nhân tố sự tự tin vào năng lực cá nhân, nhu

cầu thành tích và sự sẵn sàng của các nguồn lực có ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp

của giới trẻ Thông qua kết quả nghiên cứu thực tế và phân tích tổng quan, các nhân tố ảnhhưởng trên tuy phức tạp nhưng đều đem lại ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệpcủa giới trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và giới trẻ hai khối ngành kinh tế, kỹ

thuật nói riêng.

° So với nghiên cứu trước (chẳng hạn nghiên cứu của (Indarti và Krinstiansen, 2003),

nghiên cứu này chỉ rõ sự khác biệt giữa giới trẻ nam và nữ, giữa giới trẻ hai khối ngànhkinh tế và kỹ thuật, giữa giới trẻ đã đi làm và chưa đi làm trong việc đánh giá tác động củacác nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ trên địa bàn Hà Nội

° So với các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu đã phát hiện và điều tra ra được nhân

tố nhu cầu thành tích cũng có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ Đồng

thời, chỉ ra mức độ tác động của nhân tố nhu cầu thành tích và sự sẵn sàng nguồn lực đến

ý định khởi nghiệp của giới trẻ.

Trang 15

° Tiếp nữa, nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu hữu ích cho các trường đại học trên toànquốc tổ chức các hoạt động bổ ích như cuộc thi về khởi nghiệp, công tác tuyên truyền,

thành lập trung tâm khởi nghiệp nhằm mở ra hướng tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả tới

các bạn giới trẻ, tạo môi trường khởi nghiệp.

° Nhà trường, Chính phủ Việt Nam nên nên có chiến lược và chương trình để xâydụng một môi trường khởi nghiệp hiệu quả, trong đó tập trung vào các yếu tố tiếp cận vốn,thông tin và mạng lưới xã hội Bởi những yếu tố này có tác động tích cực đến ý định khởi

nghiệp của giới trẻ.

° Bên cạnh đó, các bạn giới trẻ, nhóm giới trẻ dựa vào đề tài nghiên cứu, tạo cho mình

cái nhìn đúng đắn, nhận thức được bản thân thuộc nhóm đối tượng nào, từ đó đưa ra lựa

chọn khởi nghiệp một cách phù hợp nhất

° Ngoài ra, khuyến khích giới trẻ nhiệt tình tham gia vào các hội thảo khởi nghiệp,

đào tạo và tập huấn từ sự hỗ trợ của các vườn ươm doanh nhân dành cho giới trẻ Qua đó,

thúc đẩy tỉnh thần kinh doanh ở giới trẻ không chỉ là hành trang tốt để trở thành một nhân

viên giỏi mà còn là doanh nhân có trình độ.

1.7 Bố cục của nghiên cứu

Đề tài được trình bày thành 5 chương với những nội dung như sau:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định

khởi nghiệp của giới trẻ.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HUONG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CUA GIỚI TRE

2.1 Cơ sở lý thuyết về ý định khởi nghiệp

2.1.1 Khái niệm về khởi nghiệp

Khởi nghiệp là ý tưởng kinh doanh liên quan đến các cá nhân với tính cách và khả

năng độc đáo (Gartner, 1990) Bên cạnh đó, khái niệm “Khởi nghiệp” là một sự kết hợp

giữa mặt tích cực và tiêu cực Về mặt tích cực, nó bao hàm một khả năng đặc biệt, bẩm sinh

để cảm nhận và hành động tới cơ hội, kết hợp tư duy vượt trội với thương hiệu độc đáo

bằng quyết tâm tạo ra hoặc mang lại một giá trị mới cho thế giới Về mặt tiêu cực, ý tưởng

kinh doanh là một thuật ngữ cũ, bởi vì các hoạt động kinh doanh đòi hỏi một quá trình trước khi tác động thực sự của chúng được chứng thực (Martin và Osberg, 2007) Theo

Nafukho và cộng sự (2010), đối với một vài người, thuật ngữ “doanh nghiệp” và “khởi

nghiệp” là một hoặc tương tự; trong khi đối với những người khác, hai thuật ngữ này tươngđối khác biệt Về phương diện này, khởi nghiệp là một quá trình bùng nổ của tầm nhìn, đổimới và sáng tạo (Kuratko và Hodgetts, 2004); giả thuyết doanh nghiệp là khả năng sử dụng

nỗ lực có tổ chức để tạo ra giá trị trong trường hợp đó, việc tạo ra giá trị là khởi nghiệp Vì

thé, trong trường hợp này, doanh nghiệp và khởi nghiệp có khái niệm xen kẽ.

Mặt khác, đối với nhóm người cho rằng hai thuật ngữ này là khác nhau, “doanh

nghiệp là khái niệm liên quan đến các biện pháp khuyến khích các cá nhân trở thành doanh

nhân và trang bị cho họ những ki năng cần thiết để tạo nên thành công cho doanh nghiệp.”

(Mason, 2003) Về bản chất, doanh nghiệp là sự phát hiện ra các cơ hội, tạo những ý tưởngmới và có sự tự tin, khả năng để biến những ý tưởng này thành sự thật (Nixon, 2004) Mặtkhác, đối với một số người, doanh nghiệp là văn hóa khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp

hơn; do đó, doanh nghiệp đi trước khởi nghiệp (Chitty, 2009) Ông lập luận rằng những cá

nhân dám nghĩ dám làm và cộng đồng hiểu được vị trí hiện thời của họ có những ý tưởng

tốt hơn Ngoài ra, họ can đảm, tự tin, có kĩ năng, có tổ chức và hỗ trợ hành động để thu hẹp

khoảng cách giữa vị trí hiện thời của họ với nơi mà họ muốn trở thành Cụ thể hơn, khi các

Trang 17

cá nhân dám nghĩ dám làm thì khởi nghiệp sẽ nảy sinh Tóm lại, hai khái niệm tuy đan xen

những vẫn có khoảng cách nhất định.

Theo Reinert và Reinert (2006), trong thế kỷ 20, nhà kinh tế học có mối liên hệ chặt

chẽ nhất với thuật ngữ này là Joseph Schumpeter Ông mô tả các doanh nhân là những người đổi mới thúc đẩy quá trình “phá hủy sáng tạo” của chủ nghĩa tư bản Ông cho rằng:

“chức năng của các doanh nhân là cải cách hoặc cách mạng hóa mô hình sản xuất.” Họ có

thể làm điều này bằng nhiều cách “bằng cách khai thác một phát minh hay khái quát hơn

là một khả năng công nghệ chưa được thử nghiệm để sản xuất một mặt hàng mới hoặc sản

xuất một mặt hàng cũ theo một cách mới, bằng cách mở ra một nguồn cung cấp nguyên liệu mới hoặc một cửa hàng mới cho các sản phẩm, bằng cách tổ chức lại một ngành công

nghiệp và tương tự thế.” Các nhà khởi nghiệp của Schumpeter là những tác nhân thay đổi

trong nền kinh tế Bằng cách phục vụ thị trường mới hoặc tạo ra cách thức mới để làm thực

hiện mọi thứ, họ hiển nhiên dịch chuyển nền kinh tế Quả thật nhiều doanh nhân mà Say

và Schumpeter nhận thức đã hoạt động bằng cách bắt đầu các dự án kinh doanh mới, tìm kiếm lợi nhuận, nhưng bắt đầu kinh doanh không phải là bản chất của ý định khởi nghiệp Mặc dù các nhà kinh tế khác có thể đã sử dụng thuật ngữ này với nhiều sắc thái, học thuyết Say-Schumpeter nhận định các nhà khởi nghiệp là chất xúc tác và các nhà đổi mới đằng sau

sự tiến bộ kinh tế đã đóng vai trò là nền tảng cho việc sử dụng đương thời khái niệm này

(Dees, 1998).

Có thể dễ dàng nhận thấy, khái niệm “khởi nghiệp” có vô vàn cách hiểu và định nghĩakhác nhau; song, các nghiên cứu khoa học trên thế giới về khái niệm khởi nghiệp chung

quy lại khởi nghiệp là hành động tạo dựng và làm chủ một doanh nghiệp mới.

2.1.2 Hệ sinh thái khởi nghiệp.

Khái niệm “hệ sinh thái khởi nghiệp” là khái niệm còn quá mới mẻ với cộng đồng

người Việt nói chung và các nhà kinh tế nói riêng, tuy nhiên nhìn nhận ở góc độ quốc tế thì

thuật ngữ này lại không quá xa lạ Trong tác phẩm “Predators and Prey: A new Ecology ofCompetition” của Moore (1993), ông đã đề cập đến khái niệm Hệ sinh thái kinh doanh bao

Trang 18

gồm 4 giai đoạn phát triển: Ra đời (Birth); Mở rộng (Expansion); Dẫn dắt (Leadership); Tự

đổi mới (Self-Renewal) Trong đó giai đoạn “Ra đời” là giai đoạn đề cập đến các doanh

nghiệp “khởi nghiệp” nghĩa là đang khởi tạo kinh doanh.

2.1.3 Các hình thức khởi nghiệp

Trước hết, loại hình khởi nghiệp mà ta gọi là định hướng đổi mới ý định khởi nghiệpviệc tạo ra các doanh nghiệp định hướng đổi mới sáng tạo (IDEs), nó theo đuổi những cơhội toàn cầu dựa trên việc mang đến cho khách hàng những cải tiến mới có lợi thế cạnh

tranh rõ ràng và tiềm năng tăng trưởng cao Bằng việc đổi mới, tôi muốn nói đến những ý

tưởng mới của thế giới trong mô hình kỹ thuật, thị trường hay mô hình kinh doanh Kháiniệm về sự tồn tại đổi mới thúc đẩy là vô cùng quan trọng vì nó nhấn mạnh vào nhận thức

về nhu cầu của nhà khởi nghiệp để xây dựng lợi thế cạnh tranh, điều mà đối với một doanh

nhân chỉ có thể thực hiện được bằng cách tận dụng các nguồn lực ngày này và làm một điều

khác biệt với chúng Theo Schumpeter (1934) gọi đó là “những sự kết hợp mới mẻ”, hay

nói cách khác, tôi rất có ý thức không sử dụng thuật ngữ “Ý định khởi nghiệp dựa trên công

nghệ” bởi sự đổi mới không bị giới hạn trong công nghệ Sự đổi mới có thể có nhiều loạibao gồm công nghệ, quy trình, mô hình kinh doanh và hơn thế nữa

Đối với các nghiên cứu khác, hướng tới mô hình doanh nghiệp nhỏ - các doanh

nghiệp vừa và nhỏ (SME), phục vụ thị trường địa phương truyền thống, hiểu rõ ý tưởngkinh doanh và có lợi thế cạnh tranh hạn chế Thành công hay không còn tùy thuộc vào khảnăng nhạy bén trong kinh doanh, khả năng quản lý dự án của nhà quản lý và nhu cầu địa

phương hiện tại, nhưng không đối chiếu với các mặt của kỹ thuật, thị trường và rủi ro

doanh nghiệp mà các nhà quản lý phải đối mặt Điều đó đã tạo ra thách thức thực hiện cho

IDEs thậm chí trở nên vĩ đại hơn (Aulet và Murray, 2013).

Theo Blank (2011), loại hình khởi nghiệp được chia làm sáu loại: Khởi nghiệp

phong cách sống, khởi nghiệp kinh doanh nhỏ, khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng, khởi

nghiệp theo hướng chuyển nhượng, khởi nghiệp công ty lớn, khởi nghiệp xã hội

Trang 19

Khởi nghiệp phong cách sống - Làm việc với đam mê: Theo Blank (2011), nhữngnhà khởi nghiệp thuộc nhóm này là những cá nhân sống và làm việc theo sở thích và đammê; làm vì chính họ không vì ai khác, vừa làm việc vừa hưởng thụ cuộc sống Ví dụ như tại

thung lũng Sillicon, những người thiết kế web, nhà lập trình tự do làm việc, làm việc phần

lớn để phục vụ đam mê, sở thích cá nhân hơn là lợi nhuận

Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ - Làm việc để phục vụ gia đình: Đặc điểm của nhómnày là người sáng lập đồng thời là nhân công Các doanh nghiệp thuộc nhóm này là cửahàng tạp hóa, cửa hàng đồ gia dụng, nhà tư vấn, đại lý du lịch, cửa hiệu làm tóc, cửa hàngcung cấp dịch vụ Internet, thợ mộc, thợ ống nước, thợ điện và tương tự như thế Các nhàkhởi nghiệp ở nhóm này có xu hướng thuê nhân công địa phương hay chính nguồn lực giađình, hầu hết là không mang lợi nhuận hoặc không đáng kể Doanh nghiệp kinh doanh nhỏkhông phải để thay đổi, mở rộng quy mô mà mục đích của chủ sở hữu là quản lý doanh

nghiệp của riêng họ và “nuôi sống gia đình” Nguồn vốn duy nhất có sẵn là khoản tiền tiết

kiệm tự thân, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay kinh doanh nhỏ và khoản tiền vay từ giađình, họ hàng Những nhà khởi nghiệp thuộc nhóm này là đại diện rõ nét nhất cho “Tinhthần khởi nghiệp” dù không trở thành tỉ phú hay xuất hiện trong các tạp chí về nhà khởi

nghiệp giàu có.

Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng - Sinh ra để lớn mạnh: Minh chứng rõ nét nhấtcho nhóm này là Twitter, Facebook, Google và Skype Ngày từ đầu, nhà khởi nghiệp đã tin

rằng tầm nhìn của họ có thể làm thế giới thay đổi Mục tiêu của những nhà khởi nghiệp

thuộc nhóm này còn chú trọng vào việc tạo ra tính công bằng trong bộ máy tổ chức, một

doanh nghiệp có giá trị liên thành, tạo ra khoản lợi nhuận lên tới hàng triệu đô la Các

doanh nghiệp này cần đến sự hỗ trợ từ những nhà đầu tư mạo hiểm nhằm mục đích tìm ra

các mô hình Họ thuê những người xuất chúng nhất để làm việc Công việc của họ là tìm

kiếm mô hình kinh doanh có tính chu kì và mở rộng Một khi tìm thấy nó, việc tập trung

vào quy mô đòi hỏi nhiều vốn đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy sự phát triển Các doanh nghiệp

này có xu hướng tập trung thành cụm Bên cạnh đó, nguyên tắc rủi ro tương đương với lợi

nhuận của loại hình khởi nghiệp này thu hút các nguồn vốn mạo hiểm

Trang 20

Khởi nghiệp theo hướng chuyển nhượng - Sinh ra để dịch chuyển: Cụ thể cho loại

hình này việc Instagram nhượng lại cho Facebook Các ứng dụng trình duyệt web và di

động phát triển và việc chuyển nhượng trở nên hết sức thông thường Lợi thế của các

doanh nghiệp thuộc nhóm nay là giảm được chi phí cần thiết để xây dựng một sản phẩm,

giảm triệt để được thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và có bệ đỡ Mục tiêu của các công

ty này là phát triển ý tưởng rồi đem bán cho các bên kinh doanh lớn hơn chứ không phải

để tạo ra những doanh nghiệp tỉ đô

Khởi nghiệp công ty lớn - Đổi mới hoặc bay hơi: Các doanh nghiệp lớn có vòng đời

hữu hạn và ngày càng bị thu hẹp Phần lớn thông qua hình thái phát triển duy trì, cung cấpcác sản phẩm mới là các biến thể xung quanh sản phẩm cốt lõi Ví dụ như Sony và Google,các tác nhân tạo sức ép lên các doanh nghiệp, yêu cầu họ phải đưa ra các chính sách mới;tạo ra sản phẩm mới, tìm kiếm khách hàng mới tại thị trường mới Để giải quyết điều đó,các tập đoàn mua lại những doanh nghiệp nhỏ trên đà phát triển hay chuyển hướng kinhdoanh vốn Trớ trêu thay, quy mô và văn hóa doanh nghiệp khổng lồ khiến cho sự đổi mới

đột phá trở nên vô cùng khó khăn khi thực hiện.

Khởi nghiệp xã hội - Tạo sự khác biệt: Mục tiêu của các doanh nghiệp thuộc nhóm

này là tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, không chiếm thị phần và tạo ra sự giàu có cho nhàsáng lập Cụ thể là những tổ chức phi lợi nhuận hoặc thu về lợi nhuận cực tiểu

Ngoài ra, các hình thức khởi nghiệp cũng có thể chia thành từng nhóm khác nhau.Trước hết dựa vào mục đích lợi nhuận thì khởi nghiệp sẽ được chưa là tạo lập vì mục đích

lợi nhuận hay ngược lại Phần lớn việc thành lập doanh nghiệp với mục đích chính là đạt

được lợi nhuận cao Bắt nguồn từ ma lực của đồng tiền, các nhà khởi nghiệp khởi sự kinh

doanh để thu về lợi nhuận cho chính bản thân mình Song, số ít ngược lại khởi nghiệp vì xãhội mà không màng đến lợi nhuận hay còn gọi là khởi nghiệp xã hội Những chủ thể doanh

nghiệp này cống hiến công sức của mình nhằm mục đích nhân đạo, mang lại giá trị tốt đẹp

tới xã hội và lấy đó làm thước đo đánh giá sự thành công của doanh nghiệp

Trang 21

Bên cạnh đó, xét về phương diện thành viên tham gia khởi tạo doanh nghiệp, loạihình khởi nghiệp được chia ra làm khởi nghiệp cá nhân và khởi nghiệp đồng sáng lập haycòn gọi là hợp tác - từ hai cá thể trở lên cùng hợp tác, điều tiết kinh doanh.

Các lĩnh vực khởi nghiệp chủ yếu

Trong thời đại khoa học và phát triển như ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ tư bùng nổ, thế giới dần thu hẹp khoảng cách, trở thành một thế giới phẳng, xóa tan những rào cản phát triển bằng xu hướng trao đổi dữ liệu và tự động hóa trong công

nghệ sản xuất Trong tương lai không xa, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ là một lĩnh vựckhởi nghiệp thiết yếu làm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh đột phá

ý tưởng và đổi mới công nghệ

Theo Crumpton (2012), đổi mới được xem là quá trình tạo ra các ý tưởng, dịch vụsáng tạo và hiệu quả hơn hay văn hóa cũng góp phần hình thành nên sự đổi mới này Sự

đột phá được kết hợp với tính sẵn sàng thực hiện thay đổi các phương pháp, kĩ thuật hiện

có để đạt được lợi ích hiệu quả cao Tất nhiên, sáng tạo đi kèm với tính rủi ro nhưng chỉtrong ý nghĩ vượt qua sự sợ hãi khi làm điều gì đó khác biệt Do đó, lĩnh vực khởi nghiệp

đổi mới sáng tạo gắn với đặc thù là dựa trên sự đột phá, sáng tạo Hình thức khởi nghiệp

này được dự đoán có tốc độ tăng trưởng nhanh dựa trên việc khai thác hiệu quả sản phẩm

khoa học, tri thức, mô hình kinh doanh mới.

Trên thế giới, loại hình khởi nghiệp này là xu hướng phát triển chung của hầu hếtcác quốc gia trên thế giới, nguồn gốc của tính nâng cao khả năng cạnh tranh được xem là

sự sáng tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành, là mục tiêu thiết yếu trong

chiến lược phát triển kinh tế của hầu khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc,

Ấn Độ và đặc biệt là Thái Lan (Shah và cộng sự, 2014).

Đối với Việt Nam, theo Thương (2016), trong trọng tâm chủ trương, chính sách khởi

nghiệp sáng tạo của chính phủ, đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

quốc gia đến năm 2025” được góp vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm Bên cạnh đó,

nội dung xây dựng doanh nghiệp trong nước có tính cạnh tranh, phát triển bền vững được

Trang 22

đề cập trong Nghị quyết số 35 của chính phủ Đáng chú ý, khoảng gần 40% doanh nghiệpnước ta có hoạt động kinh doanh đổi mới sáng tạo và thuật ngữ “khởi nghiệp đổi mới sángtạo” được dùng để phân biệt với khởi nghiệp kinh doanh thông thường.

Cụ thể, theo Nam (2016) đã chỉ ra hai hình thức khởi nghiệp rộng rãi là khởi nghiệpkinh doanh truyền thống và khởi nghiệp trên nền tảng khoa học công nghệ Trước hết khởi

nghiệp kinh doanh thông thường là hình thức thành lập doanh nghiệp không dựa trên sự

phát triển Mục đích mà lĩnh vực khởi nghiệp này mang lại là chủ doanh nghiệp thu về

doanh thu lớn hơn chỉ phí, mang lại lợi nhuận tối ưu Đối với khởi nghiệp trên nền tảng

khoa học công nghệ hay còn biết đến với thuật ngữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tôichỉ ra ở trên, trong bối cảnh khoa học kĩ thuật tiên tiến như hiện nay, lĩnh vực này được dựđoán có bước tiến lớn, bùng nổ sự sáng tạo và đột phá trong thời gian tới

2.1.4 Quy trình phát triển hoạt động khởi nghiệp

Để tạo lập một doanh nghiệp, nó đòi hỏi một quá trình hình thành và phát triển chứ

không chỉ đơn thuần là một hành vi Theo Katz và Gartner (1988) đây là một quá trình kinh

doanh đòi hỏi tính phức tạp, một sự kiện theo ngữ cảnh và kết quả của nhiều yếu tố ảnh

hưởng Theo Kuratko và Hoskinson (2014), quy trình khởi nghiệp không chỉ khởi đầu với

điểm xuất phát - ý tưởng mà nó đòi hỏi một cơ hội cho quy trình ấy Khởi sự doanh nghiệpkhông phải lúc nào cũng đặt cược rủi ro cao mà khả năng thành công được đưa ra để đánh

giá.

Trang 23

Hình 2.1: Nhân tố tác động quá trình phát triển hoạt động khởi nghiệp.

Nguồn: Timmons và Spinelli (1999)

Mô hình nghiên cứu quá trình phát triển hoạt động khởi nghiệp của (Timmons vàSpinelli, 1999), đã chỉ ra ba nhân tố chủ đạo trong quy trình này lần lượt là cơ hội khởi

nghiệp, tài nguồn khởi nghiệp và đội ngũ khởi nghiệp Đặc biệt, người sáng lập hay doanh

nhân là thành phần mang yếu tố quyết định (Xu và cộng sự, 2011)

Nhân tố cơ hội: Dựa trên mô hình nghiên cứu của Timmons, ý định khởi nghiệp

chính là cơ hội hay thị trường định hình nên cơ hội Một ý tưởng tốt không nhất thiết phải

là một cơ hội kinh doanh lý tưởng mà nhu cầu thị trường căn bản mang tính quyết định

tiềm năng của ý định Một ý tưởng được sử dụng trong hàng hóa và dịch vụ, tăng giá trị chokhách hàng, hấp dẫn và lâu dài được coi là ý tưởng khả thi.

Nhân tố tài nguyên: Nhân tố này làm giảm tính rủi ro khi nhà sáng lập khởi tạodoanh nghiệp Nhân tố tối ưu mặc dù con khan hiếm; tuy vậy, các doanh nghiệp có cơ hội

tiềm năng cao và đội ngũ quản lý hiệu quả cũng sẽ không gặp trở ngại nào trong việc thu

hút vốn và các nguồn lực khác

Trang 24

Nhân tố đồng đội: Giai đoạn tiếp đến trong mô hình này sau khi nhà sáng lập xácđịnh được cơ hội, các chủ thể kinh doanh triển khai tập hợp nguồn lực, nhóm Quy mô vàtính chất của cơ hội sẽ quyết định đến quy mô và hình dạng của đội Đội ngũ có tâm ảnhhưởng đặc biệt quan trọng và là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

Một nhóm làm việc hiệu quả mở ra các cơ hội cao hơn, khai phá tiềm năng và quản lí được

áp lực liên quan đến tăng trưởng Cụ thể, một đội ngũ hiệu quả loại bỏ tính mơ hồ về cơ

hội bằng việc áp dụng tính sáng tạo, cung cấp khả năng lãnh đạo để quản lí các nguồn lực sẵn có một cách tối ưu nhất thông qua tương tác với bối cảnh thị trường vốn liên tục biến

đổi và các lực lượng ngoại sinh

Bên cạnh đó, theo Mishra và Zachary (2015), hai giai đoạn trong quy trình phát

triển hoạt động khởi nghiệp đã được nghiên cứu chỉ ra

L 2

— ee

Cơ hội Năng lực Thành quả

J— >>

Hình 2.2: Giai đoạn trong quy trình phát triển hoạt động khởi nghiệp

Nguồn: Mishra và Zachary (2015)

Ở giai đoạn thứ nhất: Dưới ảnh hưởng của ý định tạo lập doanh nghiệp, nhà sáng

lập phát hiện và khai thác cơ hội kinh doanh Giai đoạn này được lặp đi lặp lại cho đến khi

cơ hội thị trường thực sự được nhận biết và đủ năng lực kinh doanh để chuyển sang bướcgiai đoạn tiếp theo trong quy trình

Trang 25

Ở giai đoạn thứ hai cũng là giai đoạn cuối của nghiên cứu: Thiết kế mô hình kinh

doanh bao gồm tính đột phá và khả năng duy trì giá trị Nhà sáng lập kêu gọi, tập các nguồnlực ngoại sinh để đạt được lợi ích như kì vọng Ngoài ra, năng lực và sự năng động của của

doanh nghiệp được lặp đi lặp lại.

Đối với báo cáo nghiên cứu khởi nghiệp của GEM, Hương (2017) đã cho thấy ngoại

trừ lĩnh vực nông nghiệp, mọi hoạt động mang lại thu nhập cho bản thân, cho những người

xung quanh hay tạo ra việc làm đều nằm trong hoạt động kinh doanh Mô hình nghiên cứu

quy trình phát triển hoạt động của GEM chỉ ra ba giai đoạn phát triển chính Hương (2017)

Từ bỏ kinh doanh

| Giai đoạn khởi sự doanh nghiệp

Doanh Quản lý giai nhện Mãi

nhân tiềm —Bj Ydinh |——+ Khởisựg |——+ đoạnđầu _——+‡ nh

năng (<3,5 năm) (>3,5 năm)

Quan niệm Thành lập Ổn định

Hình 2.3: Phát triển khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2017

Nguồn: Hương (2017)

Ba giai đoạn chính được tác giả đề cập trước hết là giai đoạn ý định, ý định thành

lập doanh nghiệp được nảy sinh ở bước truyền cảm hứng, sau đó là đào tạo, đánh giá ý

tưởng và hình thành đội ngũ Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường,

bắt đầu, phát triển và cuối cùng là tung sản phẩm chính thức ra thị trường Giai đoạn cuối

Trang 26

cùng trong quy trình nghiên cứu này là tăng trưởng, thị trường ghi nhận, huy động nguồnvốn và tiếp tục tăng trưởng.

Tương tự, theo nghiên cứu của Krueger Jr và cộng sự (2000), ý tưởng khởi sự doanh

nghiệp là bước trước nhất, định hướng các hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp, đây

cũng là quá trình thay đổi tư duy và nhận thức

Có thể thấy, dưới góc độ của các học giả trong nước và quốc tế, khởi nghiệp nhìnchung là một quá trình đòi hỏi sự bền bỉ, lâu dài với điểm xuất phát là ý định cho đến hoạtđộng kinh doanh Đặc biệt ý định tạo lập doanh nghiệp là mấu chốt để triển khai, phát triểncác giai đoạn khởi nghiệp tiếp nối trong quy trình phát triển hoạt động khởi nghiệp

Theo Fishbein và Ajzen (1977), trước hết, ý định được cho là trạng thái nhận thức

trước khi thực hiện một hành vi nào đó Ý định được cấu thành từ bốn thành phần khác

nhau lần lượt là hành vi, mục tiêu, tình trạng và thời điểm Cụ thể, mục tiêu là vấn đề chủ

thể nhắm đến, tình trạng hành vi đang tiến hành và quá trình hành vi diễn ra là thời điểm.

Có thể thấy, ý định có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định dẫn đến hành vi, để

đi đến một hành động thì cá nhân phải có ý định trước khi tiến hành Do đó, theo Krueger

và Carsrud (1993), ý định chính là đại diện cho mức độ cam kết về hành động thực hiện

trong thời gian tới Bên cạnh đó, ý định còn là những dự đoán hoàn hảo nhất cho hành động

thực hiện (Franke và Lũthje, 2004) hay ý định là tiền đề cho hành vi dự định (Krueger Jr

và cộng sự, 2000)

Ý định khởi nghiệp được định nghĩa là quá trình triển khai kế hoạch và tiếp theo đó

là sự liên quan ý định để thành lập doanh nghiệp (Davidsson, 1995); là quá trình địnhhướng sự lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch lập thành doanh nghiệp (Gupta vàBhawe, 2007) Thế nhưng, ý định khởi nghiệp được giả định để dự đoán, mặc dù khônghoàn hảo, các cá nhân vẫn lựa chọn thành lập công ty riêng của họ (Davidsson, 1995) Sự nhận ra cơ hội, tận dụng nguồn lực sẵn có cùng tác động từ môi trường của những cá nhân

Trang 27

nghiệp của giới trẻ bắt nguồn từ những ý tưởng của giới trẻ và sự định hướng phù hợp từ

những người đào tạo và chương trình giáo dục (Schwarz và cộng sự, 2009).

Theo lập luận của Krueger Jr và cong sự (2000), ý định thành lập một doanh nghiệp

là một quyết định có ý thức và chủ đích Để gây dựng nên một doanh nghiệp đòi hỏi kế

hoạch bài bản, cân nhắc kĩ lưỡng, mức độ xử lý nhận thức cao (Hornsby và cộng sự, 1993) Bài viết khẳng định quá trình khởi nghiệp không thể được tiến hành và diễn biến nếu giai

đoạn đầu tiên - ý định chưa đủ độ chín mudi để chuyển sang giai đoạn thành lập, phát triển

kinh doanh hay không có vai trò của ý định khởi tạo doanh nghiệp.

Vì vậy, theo học giả Hornsby và cộng sự (1993), ý định khởi nghiệp là hành vi có kếhoạch và mô hình ý định phải lý tưởng Để củng cố thêm, Kolvereid và Isaksen (2006), yếu

tố mang tính quyết định sâu sắc tới quy trình phát triển hoạt động khởi nghiệp là ý định khởi tạo doanh nghiệp Thêm vào đó, lập luận của Krueger Jr và cộng sự (2000) chỉ ra rằng

vai trò của ý định trong quá trình khởi nghiệp là vô cùng to lớn, đóng vai trò là kết quả

trung tâm và được nghiên cứu rộng rãi.

Theo Moriano và cộng sự (2012), ý định khởi nghiệp hay tỉnh thần kinh doanh đượcxem là một trong những yếu tố mang tính quyết định nhất đóng góp cho quy trình pháttriển hoạt động khởi nghiệp, góp phần vào một nền kinh tế tăng trưởng và mang lại cho xã

hội những lợi ích nhất định Ý định khởi nghiệp thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, tạo việc làm,

phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân và đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Ý định khởi nghiệp là bước khởi đầu, là điểm mấu chốt mở ra quá trình hoạt động

khởi nghiệp của các cá nhân; nó lý giải nguồn gốc của hoạt động khởi sự kinh doanh được

hình thành, phát triển ra sao, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thế nào Do đó,

vai trò của ý định khởi nghiệp là vô cùng lớn lao cho quy trình tạo dựng doanh nghiệp đòi

hỏi sự lâu dài, bền vững (Jack và Anderson, 2002)

Khẳng định cho vai trò thiết yếu của ý định, ý định là dự đoán tối ưu duy nhất cho

bất kì một hành vi có kế hoạch nào, bao gồm cả tỉnh thần khởi nghiệp Nhận thức về các

tiền đề của ý định sẽ gia tăng sự hiểu biết của mỗi cá nhân về hành vi dự kiến Đặc biệt, sức

Trang 28

mạnh dự đoán là rất quan trọng để giải quyết bài toán khởi nghiệp, lý giải vì sao ý định có

tác động lớn, là bước tiên phong của quá trình khởi sự doanh nghiệp lâu dài (Obschonka

và cộng sự, 2010).

Một lần nữa, theo Krueger Jr và cộng sự (2000), những cố gắng và kì vọng của nhà

sáng lập đang dự tính trong tương lai để đi tới hành vi khởi nghiệp được dự đoán có căn

cứ bằng ý định khởi nghiệp Thúc đẩy được quá trình khởi nghiệp không thể không có sự

thúc đẩy của ý định (Elfving và cộng sự, 2009) Về phía lập luận của Baumol (2004), hành

động kinh doanh chỉ được diễn ra khi mà ý định đủ lớn để có bước chuyển mới

Theo đó, bằng tất cả những nghiên cứu, lập luận trên, ý định khởi nghiệp đóng vai trò

đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với quá trình phát triển hoạt động khởinghiệp với toàn xã hội nói chung và chủ yếu là giới trẻ, giới trẻ nói riêng Do đó, hành động

kinh doanh khả thi hay không phụ thuộc vào việc hình thành ý định khởi nghiệp; qua đây

ươm tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp để định hình ý định khởi nghiệp ở các cá nhân,

kích thích tăng trưởng kinh tế, phát huy năng lực của xã hội (Autio và cộng sự, 2001).

2.2 Tổng quan nghiên cứu

Ý định khởi nghiệp thể hiện được mức độ một cá nhân quan tâm đến các hoạt độngkhởi nghiệp Hơn nữa, từ các ý định ta có thể dự đoán các hành vi có thể xảy ra trong tương

lai một cách khá chính xác Vì vậy, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi

nghiệp là cực kỳ cần thiết cho việc giải thích các hành vi khởi nghiệp Do đó, trên thế giới

đã xuất hiện rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp, tuy nhiên

trong tất cả các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào ba nhóm yếu tố sau:

e - Những nghiên cứu về yếu tố xã hội học - nhân khẩu hoc

e _ Những nghiên cứu về đặc điểm, tính cách cá nhân

e _ Những nghiên cứu về hành viNhững nghiên cứu về yếu tố xã hội học - nhân khẩu học ảnh hưởng đến ý định

Trang 29

Trong lịch sử nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, các giả thuyết

về sự ảnh hưởng của các yếu tố mang đặc điểm xã hội học, nhân khẩu học đến hình thành,nuôi dưỡng ý định khởi nghiệp của một cá nhân Bảng 2.1 dưới đây tổng hợp một số bàinghiên cứu về đặc điểm, tích cách cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

Bảng 2.1: Một số bài nghiên cứu tiêu biểu về các yếu tố xã hội học - nhân

giới tinh va ý định khởi nghiệp được điều

Anh hưởng của giới , 5 eos

6 5 tiết bởi ba cấu trúc động lực thiết yếu Tức

P 5 (Subjective norm) va kiém soat hanh vi

han tich tong ho

P BileP (Perceived behavioral control).

Nghiên cứu cho thấy trung bình nam giới

có ý định khởi nghiệp cao hơn so với phụ

Trang 30

Tên tác giả

tiêu biểu

nữ Tuy nhiên, mặc dù quan trọng, sự khác

biệt giới tính trong khởi nghiệp và các cấutrúc động lực nhỏ còn quá nhỏ và không thể

giải thích một cách đầy đủ sự khác biệt

đáng kể khi khởi nghiệp

Riaz và cộng

sự (2016)

Tôn giáo và ý định kinh doanh: một cuộc

điều tra theo kinh

nghiệm

Riaz và cộng sự cho rằng tôn giáo là một yếu tố

quan trọng hình thành tính cách của cá

nhân Tôn giáo là một yếu tố thường xuyên

quyết định hành động xã hội của các nhân.

Hơn nữa, tôn giáo định hình nhiều thói quenhàng ngày cho tín đồ Vì vậy, tôn giáo cũngảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của cá nhân

Phát hiện quan trọng của bài nghiên cứu là

sự kết nối trực tiếp giữa tôn giáo với ý định

kinh doanh.

Trang 31

Nghiên cứu đã tìm cách khám phá và phân biệt ý định khởi nghiệp của giới trẻ đại học

ở các khu vực Châu Âu khác nhau (Tây Đức;

Đông Đức cũng như là miền Trung Bồ Đào

Nha).

Trọng tâm của bài nghiên cứu là phát hiện các

yếu tố ảnh hưởng có thể giải thích cho chiều

khu vực (Regional dimension) của chủ ý (Intentionality).

Franco và cộng | Ý định kinh doanh của | Kết quả của bài nghiên cứu đã phat hiện ra

sự (2010) giới trẻ: so sánh giữa | sự tồn tại của một chiều khu vực mà không

các khu vực thể được làm rõ bằng các biến độc lập mà

Franco và cộng sự đã phân tích trong mô hình

của họ Các ý định kinh doanh trong số

những người được hỏi từ các trường đại học

trung ương Bồ Đào Nha luôn cao hơn ở hai

khu vực còn lại Có thể đó là tín hiệu của sự

chuyển hướng trong thực tế kinh tế xã hội,được hình thành bởi những niềm tin, giá trị

Trang 32

dưới đây tổng hợp một số bài nghiên cứu về đặc điểm, tích cách cá nhân ảnh hưởng đến ý

Bài nghiên cứu đã thiết lập một số tính năng và hành

vi tính cách liên quan đến sáng tạo và thành công kinhdoanh Sự tương đồng giữa những đặc điểm này và

lòng ái kỷ, một khái niệm có nguồn gốc từ tâm lý học

lâm sàng va tâm thần hoc, đã dan Mathieu và St- Jean

tiến hành nghiên cứu này, trong đó đề xuất đo lường

liệu doanh nhân có đạt điểm trong thang đo độ ái kỷ

cao hơn các nhóm nghề khác Mục tiêu thứ hai của bàinghiên cứu này là để đo lường vai trò của lòng ái kỷđối với ý định khởi nghiệp

Kết quả của nghiên cứu cho thấy các doanh nhân giới trẻđạt điểm cao hơn đáng kể các nhóm nghề khác theo

thang đo lòng ái kỷ Kết quả cũng chỉ ra rằng lòng ái kỷ

có mối tương quan tích cực với sự tự tin vào năng lựccủa bản thân, điểm kiểm soát tâm lý và khuynh hướng

rủi ro.

Trang 33

Tác giả cho rằng điểm kiểm soát nội bộ, nhu cầu thành

tích, khả năng chấp nhận rủi ro và cảnh giác trong kinh

doanh là các khía cạnh của đặc điểm tính cách dẫn dắt

một người phát triển ý định kinh doanh:

Những người có điểm kiểm soát tâm lý nội tại có thể có ý

định khởi nghiệp và chọn trở thành doanh nhân.

Nhu cầu về thành tích là động lực của một người để

trở nên thành công Có nhu cầu cao về thành tích dẫn

đến ý định kinh doanh cao Những người có nhu cầu

cao về thành tích muốn chứng minh bản thân họ là

những doanh nhân thành đạt.

Chấp nhận rủi ro là một đặc điểm chính của các doanh

nhân vì họ phải đối mặt với rủi ro nhiều hơn những

người khác Vì vậy, những người chấp nhận rủi ro cóthể có ý định kinh doanh cao hơn

Theo kết quả nghiên cứu, điểm kiểm soát tâm lý nhucầu thành tích, khả năng chấp nhận rủi ro và sự tỉnhtáo của doanh nhân ảnh hưởng đến ý định khởinghiệp Như vậy đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý

định kinh doanh và đó là những ảnh hưởng tích cực

đến ý định kinh doanh

Trang 34

Bài nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa sự

ou chủ động có thể là một bổ sung hữu ích vào

các biến nhân cách dự đoán của ý định khởi nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Những nghiên cứu về hành vi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

Theo những tư liệu tôi tìm hiểu, các bài nghiên cứu về hành vi ảnh hưởng đến ý

định khởi nghiệp thường có xu hướng tập trung và đo lường ý định khởi nghiệp qua các

biến hành vi dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Ajzen (1991) Bảng 2.3 dưới đây

tổng hợp một số nghiên cứu về hành vi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

Bảng 2.3: Một số nghiên cứu về hành vi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

Tên tác giả Tên bài

Nhận xét

tiêu biểu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này đặt ra để trình bày một cuộc điều

tra thực nghiệm chỉ tiết về ý định khởi nghiệp của

giới trẻ khoa kinh tế Các tác giả sử dụng lý thuyết

Van Gelderen và

cộng sự (2008)

Giải thích ý định khởi nghiệp

bằng lý thuyết

về hành vi có kế

hoạch

hành vi có kế hoạch (TPB) trong đó ý định được coi

là kết quả từ thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và

các chuẩn chủ quan

Kết quả cho thấy hai biến quan trọng nhất để giải thích

cho ý định khởi nghiệp là sự cảnh giác của doanh nhân

và nhu cầu với sự bảo hộ tài chính (Financial

Trang 35

Bài nghiên cứu này điều tra hiệu quả của TPB trong

việc dự đoán hành vi của nhà khởi nghiệp với một

mẫu của 117 cá nhân trong độ tuổi lao động đến từ

Tây Phần Lan

Dự đoán hành | Kết quả cho thấy ý định và khả năng kiểm soát hành

vi kinh doanh: | vi nhận thức là những yếu tố dự đoán quan trọng về

một thử nghiệm | việc một cá nhân sau đó có tham gia vào hành vi kinh

Kautonen và | của lý thuyết về | doanh hay không Kết quả của nghiên cứu này cho

cộng sự (2013) | hành vi có kế | thấy sự dự đoán liên quan của khả năng kiểm soát

hoạch hành vi nhận thức trong bối cảnh khởi nghiệp kinh

doanh gần như phù hợp với kết quả từ các lĩnhvực khác liên quan đến các mục tiêu trung hạn, đòi

Nguồn: Tac giả tổng hợp

2.3 Một số mô hình nghiên cứu tiêu biểu

2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Hiệp và cộng sự (2019) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởinghiệp kinh doanh của giới trẻ khối ngành kinh tế các trường đại học tại thành phố Hồ Chí

Minh Theo mô hình nghiên cứu của Hiệp và cộng sự (2019) được sắp xếp theo trình tự

mức độ quan trọng từ cao xuống thấp bao gồm: Giáo dục kinh doanh (GDKD); Chuẩn chủ

quan (CCQA); Môi trường khởi nghiệp (MTKN); Đặc điểm tính cách (DDTC) và Nhận thức

tính khả thi (NTKT).

Trang 36

Đặc điểm tính cách

Chuan chủ quan

Ý định khởi

nghiệp kinh doanh

của sinh viên

Nhận thức tính kha thi

Môi trường khởi nghiệp

Giáo dục kinh doanh

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả.

Nguồn: Hiệp và cộng sự (2019)

Nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố trong mô hình có ảnh hưởng tích cực đến ý

định khởi nghiệp của giới trẻ khối ngành kinh tế Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến

các yếu tố khác như: các nhân tố cá nhân, sự sẵn sàng của các nguồn lực Ngoài ra, nghiên

cứu mới chỉ dừng lại ở những giới trẻ trong khối ngành kinh doanh mà chưa xem xét đến

sự khác biệt giữa giới tính, khối ngành và kinh nghiệm làm việc.

Nghiên cứu của Thương (2014) trường ĐH Lao động - Xã hội Nghiên cứu chỉ ra các

yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ bao gồm sáu yếu tố: Chuẩn mực xã

hội, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi, cảm nhận môi trường giáo dục đại học,

điều kiện thị trường và tài chính, tính cách cá nhân Tác giả kết luận 06 yếu tố đều có tác

động đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ Tác động cảm nhận sự khát khao được đề cập là

nguyên nhân quan trọng nhất

Trang 37

Cảm nhận môi

trường giáo dục đại

học (MTGDDH)

Ngoài một số mô hình nghiên cứu trên thì, trong thời gian qua các nhà nghiên cứu

trong nước như Thị Thu Loan và cộng sự (2018), Nam (2019), Quang và Cường (2017)

cũng đã đề cập đến một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của cả giới trẻ khối

ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa có nghiên

cứu nào so sánh sự khác biệt giữa giới tính, nhóm ngành và kinh nghiệm đi làm của giới trẻ.

Trang 38

2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Drennan và cộng sự (2005) về ảnh hưởng của trải nghiệm tuổi thơ

đến sự phát triển của ý định khởi nghiệp Nghiên cứu đã sử dụng mô hình khái niệm về ý

định khởi nghiệp với mục đích kiểm tra ảnh hưởng của trải nghiệm tuổi thơ (Những khókhăn trong tuổi thơ, di chuyển nơi ở thường xuyên, cha mẹ sở hữu kinh nghiệm kinhdoanh, và kinh doanh gia đình) trực tiếp về tính mong muốn và tính khả thi của việc khởi

nghiệp Drennan và cộng sự (2005) lập luận rằng mặc dù các nghiên cứu trước đây cho

thấy rằng nền tảng gia đình trong kinh doanh dẫn đến ý định cao hơn để phân tầng mộtdoanh nghiệp nhưng các biến khác đã nhận được rất ít sự chú ý Mô hình này cho thấy, cáckinh nghiệm thời thơ ấu khác cũng ảnh hưởng đến nhận thức về tỉnh thần khởi nghiệp

Bối cảnh kinh doanh

của gia đình

Tính khả thi

Tinh mong muốn

Thường xuyên di chuyền nơi sinh

hoạt

Hình 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của Drennan et al

Trang 39

Tuy nhiên, mô hình trên vẫn có những hạn chế nhất định Sự biến thể được giải

thích bởi các biến trong mô hình còn khá nhỏ, yêu cầu nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu

rõ được tại sao nhiều người trẻ tuổi phát triển sự hứng thú với khởi nghiệp trong khi một

số khác lại lựa chọn đi làm thuê

Nghiên cứu của Hussain và Norashidah (2015) về tác động của giáo dục khởi nghiệp

đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ Pakistan Nghiên cứu chỉ ra rằng, giáo dục cá nhân được

coi là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Mô hình này, từ quan

điểm của các nước phát triển, xem xét vai trò của giáo dục khởi nghiệp trong phát triển ý

định khởi nghiệp để trở thành doanh nhân Mô hình nghiên cứu của Hussain và Norashidah(2015) tiếp tục đề xuất ảnh hưởng đáng kể của giáo dục kinh doanh đối với ý định khởinghiệp của học sinh Trong mô hình, mặt kiến thức lý thuyết (Biết cái gì) và kiến thức pháttriển mạng xã hội (Biết ai) là thành phần quan trọng để truyền đạt giáo dục kinh doanh

Chỉ tiêu chủ

quan

Biết tại sao Kiém soat hanh

vi nhận thức

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Hussain and Norashidah (2015)

Nguồn: Hussain và Norashidah (2015)

Nghiên cứu của Indarti và Krinstiansen (2003) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định

khởi nghiệp: Trường hợp nghiên cứu của giới trẻ Na Uy Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tự

Trang 40

tin vào năng lực bản thân và sự sẵn sàng của các nguồn lực có ảnh hưởng đến ý định khởi

nghiệp của giới trẻ trong khi đó nhu cầu thành tích và điểm kiểm soát tâm lý lại không ảnh

hưởng Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng các yếu tố nhân khẩu học và nền tảng cá nhân

không có sự khác biệt Hạn chế của nghiên cứu là chỉ nghiên cứu đối với giới trẻ ngành

quản trị kinh doanh Ngoài ra, bối cảnh nghiên cứu tai Na Uy nơi có mức lương của người

lao động tương đối cao, bắt đầu với một doanh nghiệp nhỏ ở Na Uy thực sự không liên

quan đến địa vị cao hoặc bất kỳ uy tín cụ thể nào so với vị trí người quản lý trong các doanh

nghiệp hiện tại, do đó nhu cầu khởi nghiệp, ở nước này cũng không lớn, thêm nữa rào cản

gia nhập rất cao ở hầu hết các lĩnh vực và hầu hết các nỗ lực đổi mới và khởi nghiệp đều diễn ra giữa các nhân viên trong các công ty lớn (Indarti và Krinstiansen, 2003).

- Điểm kiểm soát tâm ly — Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP

- 7ự tín vào năng lực bản thân

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Indarti and Krinstiansen (2003)

Nguồn: Indarti và Krinstiansen (2003)

2.4 Mô hình va giả thuyết nghiên cứu

2.4.1 Khoảng trống nghiên cứu

Ngày đăng: 17/01/2025, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w